You are on page 1of 26

Dự án Lịch sử

Mục Lục

Lời nói đầu - trang 1

Những mặt tích cực của chiến tranh - trang …

Những mặt tiêu cực của chiến tranh - trang …

Những bức thư của Von Stroheim - trang …

Tư duy trong thời đại mới - trang …

Lời nói đầu

Độc giả thân mến,

Chiến tranh là sự bất lực của ngôn ngữ, khi sự tham vọng vượt lên trên sự thương xót và thấu

hiểu đồng loại. Chiến tranh là tàn độc và đau thương, khi kết cục của những trận chiến thuần tuý

vì tư lợi và thù địch chỉ còn mùi máu tanh nồng và những xác người lạnh ngắt. Ai cũng có quyền

sống, quyền được hạnh phúc như nhau, và chẳng một ai có quyền huỷ bỏ quyền con người hiển

nhiên ấy. Vậy mà ở đâu đó trên thế giới, từng giây từng phút, vẫn có những người bỏ mạng vì

chiến tranh, nhiều khi không vì bản thân họ mà vì nghĩa vụ quốc gia. 

Chiến tranh thật phi nghĩa...hay chưa hẳn là vậy?

Dù xấu xa và đáng sợ, ẩn sâu trong mỗi trận chiến là những ý nghĩa riêng, dù khó thấy nhưng

đáng tìm kiếm, để ta một phần an ủi những người đã xuống suối vàng. Không thể phủ nhận chiến
tranh thúc đẩy thế giới phát triển và- lạ thay- khiến người ta càng trân trọng mạng sống hơn. Sau

chiến tranh, con người cũng tích luỹ cho mình những bài học đắt giá mãi khắc ghi trong trái tim

nhân loại, học cách vượt qua sự ích kỉ của mình, lắng nghe và hợp tác nhiều hơn, từ đó tạo nên

thời kì mà ta đang sống- một thời kì hoà bình nhất từ trước đến nay.

Thế giới chúng ta đang sống được ghép lại từ những mảnh vỡ chiến tranh, mỗi bước chân ta đi

đều giẫm lên những con đường do xác người bồi đắp lên. Chẳng thể tránh được, cũng chẳng đau

buồn làm gì nữa. Tất cả những gì ta có thể làm chỉ là biết ơn những người đã hy sinh, và mang

theo những bài học quá khứ ấy mở ra tương lai tươi sáng và tràn ngập sự sống. Qua quyển tạp

chí này, bọn mình muốn dẫn bạn trở về thời điểm khi chiến tranh tàn khốc nhất, đem đến cho bạn

những cảm xúc và góc nhìn của riêng mình không chút áp đặt. 

Hãy cùng thưởng thức nó cùng với một ly nước yêu thích của bản thân trong thời đại hoà bình

đáng trân trọng này nhé!

Thân gửi,

Ban biên tập 11AD

Những mặt tích cực về chiến tranh

Chiến tranh thường để lại những đau thương mất mát nhưng nhìn về phía tích cực nó cũng

phần nào đó giúp thay đổi đường lối phát triển của một số đất nước theo hướng tích cực.

Ví Dụ: Một số lợi ích sau cuộc chiến tranh Pháp với Việt Nam
1. Về kinh tế:

- Đa dạng hóa các cây nông nghiệp cũng như công nghiệp, mở rồng đất đai canh thác.

- Tiến bộ hóa cách làm việc theo xu hướng sản xuất hàng hóa.

2. Về thủ công công nghiệp

- Sự mở rộng của các đô thị giúp tăng nhu cầu nên sản xuất công nghiệp ở Việt Nam

được phát triển.

- Tầng lớp tư sản ở Việt Nam xuất hiện.

3. Giao thông

- Nhiều tuyến đường đường mở rộng khai thác.

- Phương tiện di chuyển mới như tàu hỏa.

4. Kiến trúc

- Xây thêm nhiều công trình như bảo tang chiến tranh, đài tưởng niệm,… thu hút thêm

khách du lịch.

- Đem lại lợi nhuận.

- Là biểu tượng cho quốc gia.

Quan trọng nhất, chiến tranh đem lại những bài học quý giá sau này.

- Qua những tàn khốc của chiến tranh, nhân loại đã bắt đầu tôn trọng hòa bình và biết

gìn giữ nó hơn.

- Thế giới bước vào giai đoạn toàn cầu hóa, lợi ích quốc gia và quốc tế được xây dựng

trên nền tảng các mối quan hệ đa phương, đa dạng với mong muốn cùng tồn tại hoà

bình và phát triển.


Theo đa số, chiến tranh là thứ gì đó rất vô nghĩa, tiêu tốn nhiều nhân lực của cải, tước đi

những sinh mạng vô tội để phục vụ cho những tranh chấp chính trị. Nói đến chiến tranh người ta

thường nhắc đến giết chóc, vú khí hủy diệt hàng loạt, xác chết nằm la liệt trên mặt đất và sự vô

nghĩa của nó. Nhưng có mấy ai biết rằng qua những cuộc xung đột này lại là chất kích thích cho

sự phát triển của loài người,

Một trong nhưng tác động đáng chú ý sau cuộc chiến tranh Pháp – Việt chính là ngành

nông nghiệp. Là một ngành chiếm tỉ trọng lớn ở Việt Nam, Nông nghiệp đã được đạ dạng hóa do

người pháp mang nhiều những giống cây mới tới. Ngoài ra có nhiều sự tiến bộ và phát triển

trong nghành như diện tích dất canh tác tăng, và nhiều công cụ từ phương tây được giới thiệu tới

Việt Nam như cuốc xẻng, xà beng. Bên cạnh đó năng suất canh tác tăng mạnh, đánh dấu cho sự

chuyển đổi từ “tự cung tự cấp” sang “đẩy mạnh sản xuất”.

Ngoài Nông nghiệp, Công nghiệp ở Việt Nam cũng phát triển. Nhằm mục đích hỗ trợ bóc

lột, Pháp đã mở hàng loạt những nhà máy, xí nghiệp. Ngoài khai thác mỏ, các công nghiệp nhẹ

và công nghiệp chế biến ở Việt Nam cũng phát triển. Nhiều cơ sở sản xuất ngói, thủy tinh, in ấn

ở nước ta được đầu tư và phát triển. Công nghiệp chế biến nông sản được mở rộng như, cơ sở

làm đường mía, ép dầu. Do đó chúng ta có thể thấy được trong khi bóc lột Việt Nam, nước Pháp

đồng thời đã đưa đất nước ta tiếp cận với nhiều loại Công Nghiệp mới và khác nhau. Điều đó

đồng thời cũng cải thiện và nâng cao nền kinh tế của Việt Nam.

Không riêng gì kinh tế mà những thứ khác như giao thông vận tải. Chúng ta có thể thấy

trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai, các nước phe Trục và phe Liên Minh đã chế

tạo và sử dụng máy bay, tàu thuyền, tàu hỏa để di chuyển đến các quốc gia khác nhau. Hay trong

cuộc xâm lược Việt Nam, Pháp đã sử dụng xe lửa để vận chuyển hàng hóa từ các tỉnh thành khác

nhau mà quãng đường khá xa. Hay trong chiến tranh Việt Nam, Liên Xô đã trợ cấp cho Việt
Nam rất nhiều máy bay Mic-21, Mic-23 để giúp Việt Nam có hỏa lực để đối phó lại với Mỹ. Nhờ

đó, bây giờ, Việt Nam được sử dụng cả máy bay lẫn tàu hỏa tối tân nhất. Cũng như các nước

hiện tại bây giờ sử dụng rất nhiều máy bay, và máy bay là phương tiện đi lại cho các chuyến du

lịch, họp ngoại giao, đi thi đấu…

Các công trình kiến trúc tưởng niệm sau mỗi cuộc chiến cũng đem lại một lợi nhuận

không nhỏ. Nhiều nước trên thế giới đều có những bảo tàng chiến tranh, đài tưởng niệm hay

những nhà tù đã được phục chế để trở thành địa điểm tham quan cho khách du lịch. Ở Mỹ, ngoài

những đài tưởng niệm như đài tưởng niệm 11/9, còn có thêm đài tưởng niệm chiến tranh Việt

Nam, tri ân các lính Mỹ đã hy sinh. Hay tại đất nước ta, bảo tàng Điện Biên Phủ tại Hà Nội là

nơi trưng bày những loại vũ khí, xe tăng hay máy bay có từ chiến tranh Việt Nam. Những bảo

tàng chiến tranh vừa giúp chúng ta nhớ lại cuộc chiến tranh trong quá khứ, đồng thời tìm hiểu

thêm về những loại vũ khí cũ hay đã từng được sử dụng.

Cuối cùng chính là sự phát triển trong tâm trí con người. Chính chiến tranh đã làm con

người dần ghét bỏ nó. Chính chiến tranh làm chúng ta tôn trọng hòa bình và dần yêu thương lẫn

nhau hơn. Nó làm con người ta tự do hơn, thoải mái hơn. Cuộc sống của con người cũng không

còn sự chèn ép ro các nhà trính trị gia, sự thân mật giữa các nước cũng dần lớn lên. Và đó chính

là sự phát triển của tâm trí con người. Ai cũng muốn mình sống trong một xã hội vân minh, hiện

đại không còn có sự đấu đá, không còn chiến tranh và một cuộc sống êm đềm. Chính lí tưởng

sống đó đã dẫn con người ta tới “Thời đại mới”.

Vậy ta có thể thấy đằng sau những tội ác gây mà các đế quốc thực dân đã gây ra, dù vô

tình hay hữu ý, những cuộc khai thác thuộc địa và xâm lâm lược của họ cũng đã có tích cực lên

nền kinh tể của nước ta. Sự xâm lăng của nhưng nước như Pháp, không chỉ đơn thuần đánh rồi

cướp, nó còn là sự phát triển, thay đổi, đổi mới con người, đát nước, chính sách, gần như tất cả
mọi thứ tích cực hơn vời đời sống con người. Chiến tranh lại cho những nước chậm phát triển sự

tiến bộ vượt bậc như vậy. Không những vậy nó còn dạy cho con, cách trân trọng hòa bình và vẻ

đẹp trong sự yên bình của thế giới này.

Những mặt tiêu cực của chiến tranh

“Tôi muốn thế hệ tiếp theo biết những gì chúng tôi đã trải qua. Khi chính phủ công nhận

tôi là người sống sót qua 2 cuộc ném bom hạt nhân của Mỹ, tôi phải có trách nhiệm đưa sự thật

tới tất cả người dân thế giới. Không ai được phép quên sự tàn phá của 2 quả bom – vũ khí

nguyên tử duy nhất được sử dụng trong chiến tranh” – Yamauchi Tsutomu

Tsutomu Yamaguchi là người được chính phủ Nhật Bản công nhận may mắn sống sót sau

khi trải qua 2 thảm họa hạt nhân kinh hoàng của Mỹ giáng xuống thành phố Hiroshima và

Nagasaki vào cuối Thế chiến II. Cả 2 lần, ông đều ở gần tâm vụ nổ, chỉ cách có 3km. Tuy sống

sót khỏi 2 thảm hoạ nhưng Yamaguchi vẫn phải chịu những hậu quả nặng nề và trở thành

Hibakusha (thuật ngữ phổ biến ở Nhật để gọi những người chịu ảnh hưởng bởi vụ nổ bom hạt

nhân), theo Daily Mail.

Khi được phỏng vấn về kí ức của ông vào khoảng thời gian kinh hoàng ấy, ông nghẹn ngào trả

lời:

“Tôi nhớ rõ hôm đó (6/8/1945) thời tiết ở Hiroshima rất đẹp, không có gì bất thường. Khi

đang đi bộ về nhà máy, tôi nghe tiếng phi cơ trên đầu và phát hiện máy bay ném bom B-

29 cùng hai cái dù nhỏ. Tiếp đó, một ánh chớp sáng lóa trên bầu trời. Tôi bị thổi bay. Tôi

không biết chuyện gì xảy ra và ngất đi một lúc. Khi mở mắt, mọi thứ tối đen và tôi tưởng
mình đã chết. Lát sau, tôi dần thấy rõ khung cảnh xung quanh và chứng kiến cột khói lửa

hình nấm khổng lồ trên bầu trời. Tiếng ồn đã lắng xuống. Tôi nghĩ mình phải chạy khỏi

đây nếu không sẽ chết. Tôi thấy những người may mắn sống sót. Họ không khóc hay gào

thét. Tóc của họ cháy hết và hoàn toàn khỏa thân. Thi thể người nằm la liệt hoặc nổi trên

mặt sông. Cả thành phố chìm trong biển lửa. Đến sáng hôm sau, tôi tìm cách để trở về

nhà của tôi ở Nagasaki và đến bệnh viện để chữa trị. Tưởng rằng tôi đã thoát khỏi cơn ác

mộng ấy thì chỉ hai hôm sau, mọi thứ lại lặp lại. Lúc đó tôi đang giải thích cho sếp tôi

làm sao mà tôi suýt chết tại Hiroshima, ổng không tin một quả bom có thể xoá sổ 1 thành

phố, thì bỗng căn phòng rực sáng lên. Tôi tưởng rằng đám mây nấm ấy đã theo tôi từ tận

Hiroshima về đến đây cơ chứ! Khi thấy luồng sáng mạnh, tôi biết điều gì đang xảy ra nên

nhanh chóng nhảy xuống nước. Vì vậy, ở vụ nổ lần thứ hai, tôi may mắn an toàn...”

Hiroshima là thành phố đầu tiên ở Nhật Bản bị đánh bom nguyên tử vào năm 1945. Quả bom

“Little Boy” đã cướp đi 90,000-140,000 sinh mạng ở Hiroshima và phá huỷ 90% nhà cửa ở

thành phố này. Nhiều người may mắn sống sót thì bị thương nặng hoặc chết vì mắc phải ung thư

do phơi nhiễm phóng xạ.


Hình ảnh của thành phố Hiroshima trước (trái) và sau (phải) khi phải hứng chịu sự tàn phá của

bom nguyên tử. Nguồn: Internet.

Trong lần đánh bom thứ hai tại Nagasaki, tuy sức công phá của quả bom “Fat Man” lớn hơn

“Little Boy” rất nhiều nhưng thiệt hại của nó gây ra lại nhỏ hơn, nguyên do vì Nagasaki là một

thành phố bé hơn Hiroshima. Tuy nhiên, lần đánh bom ấy cũng dẫn đến sự đầu hàng của Nhật và

đặt dấu chấm hết cho Thế Chiến II.

Những bức thư của Von Stroheim

Giới thiệu: Đây là những bức thư viễn tưởng của một vị chỉ huy quân đội Wehrmacht gửi đến

cho vị hôn thê của ông ở Đức Quốc Xã. Người viết những bức thư này có tên là Rudol von

Stroheim. Ông lớn lên trong một gia đình nghèo đói ở miền Tây Berlin của nước Đức. Lúc còn

nhỏ, Stroheim đã phải làm việc ngày đêm để giúp đỡ gia đình của ông. Tuy nhiên, trong lòng

ông căm hận tình cảnh nghèo đói và tang lớp thấp kém của gia đình mình nên ông đã bỏ nhà ra
đi và tìm đến thủ đô Đức để kiếm việc sống qua ngày. Sau khi bị cuộc chiến tranh thế giới đầu

tiên tàn phá, nước Đức chịu thiệt hại lớn về kinh tế lẫn đất đai và nhân dân phải chịu khổ. Trong

tình cảnh éo le đó, Stroheim đã tìm thấy Adolf Hitler và khi nghe được ý tưởng về chủ nghĩa

phát-xít, ông đã nguyện đi theo Hitler để tạo ra bộ máy này. Lần đầu tiên trong cuộc đời của

mình, Stroheim cảm thấy tự hào về bản thân và dân tộc của mình. Ông từ bỏ cái tên Rudol- cái

tên đối với ông biểu tượng cho tầng lớp thấp kém của ông. Sau một vài năm lãnh đạo, ông đã

được Hitler tin cậy và giao cho ông vị trí chỉ huy trận Stalingrad.

17/7/1942

Kính gửi Lisa thân mến,

Cuối cùng ngày này cũng đã đến. Đến lúc quân đội hùng mạnh của đế quốc Đức bắt đầu

cuộc xâm chiếm lãnh địa của lũ người Liên Xô ghê rợn này. Thành phố của chúng được che đậy

bằng băng đá và như một lũ hèn nhát, bọn Liên Xô trốn tránh quân đội của ta. Lực lượng đánh

bom Luftwaffe của ta đã chuẩn bị sẵn sàng và chúng ta sẽ bắt đầu cuộc đánh bom đầu tiên. Nếu

tất cả đi theo tính toán thì quân đội Nazi hùng mạnh này của ta sẽ chiếm đóng được Stalingrad

chỉ trong vài tháng. Lũ người Liên Xô sẽ phải chìm trong biển lửa và Von Stroheim này sẽ được

thăng chức và nhận được nhiều bổng lộc từ nhà lãnh đạo của đất nước hùng mạnh này.

Lisa của ta, giờ nàng đang làm gì nhỉ? Vị hôn thê của ta sẽ được hưởng phú quý khi tên

chỉ huy quèn này mang lại được chiến thắng cho nước Đức. Sau trận chiến này, ta sẽ quay lại và

kết hôn với nàng. Ôi Lisa của ta. Nàng hãy yên lòng đợi chờ trong khi ta hủy diệt lũ nhát gan

này.

Thân mến,

Von Stroheim
13/9/1942

Kính gửi Lisa thân mến,

Cuối cùng cũng đến lúc để đè bẹp bọn Liên Xô này rồi. Quân đội của ta đã đặt chân vào

thành phố tệ hại này của chúng. Nhìn hình ảnh chúng cố gắng chống trả thật hài hước. Nếu như

chúng chịu đầu hàng sớm thì có lẽ ta đã tha cho chúng rồi. Thắng lợi đã đến gần nhưng ta vẫn

còn day dứt trong lòng. Cái lạnh chết người ở cái chốn lạnh lẽo này đã khiến cho nhiều binh lính

của ta ngã khụy. Nhưng cái lạnh này không là gì cả khi ta đã có trong tay những vũ khí tối tân

bậc nhất thế giới. Hitler đã ra lệnh cho chúng ta bước lên và ta sẽ không dừng lại khi đã gần đạt

đến đích. Chiến thắng sẽ nằm trong tay của chúng ta.

Thân mến,

Von Stroheim

20/9/1942

Kính gửi Lisa thân mến,

Xin lỗi vì đã không gửi thư thường xuyên cho nàng. Quân đội của chúng ta đã quét sạch

được đợt lính đầu tiên của lũ cộng sản khốn kiếp. Tuy không thể tránh được thiệt hại nhưng quân

đội của ta đã chiếm được một phần nhỏ của Stalingrad. Dù cho ngoài trời có lạnh giá đến bao

nhiêu, tình yêu của nàng vẫn đang sưởi ấm con tim ta và giúp ta tiến bước. Ngoài ra, một điều kỳ

lạ đã xảy ra hôm nay. Trong lúc quân đội ta chiếm lấy thực phẩm và súng đạn của chúng, có một

tên nhóc người Liên Xô đến cướp một ổ bánh mỳ và chạy mất. Một vài tên lính đã bắt quả tang
thằng nhóc đó và tìm ra nơi trú ẩn của nó. Một lũ mọn rợ gầy trơ xương, quần áo rách tả tơi,

người run cầm cập bò đến chân ta và chắp tay cầu xin ta. Dù ta không hiểu bọn chúng nói gì

nhưng bọn chúng nhìn rất đói khát. Một vài tên lính của ta muốn giết bọn chúng nhưng ta đã bảo

rằng giết bọn này chỉ tốn súng đạn. Tuy nhiên tên nhóc đó tận dụng cơ hội để cướp lấy súng của

ta và dùng nó để đe dọa ta. Nó thật là một thằng ngu khi còn chưa tháo chốt an toàn mà đã cả gan

chĩa súng vào đối thủ. Binh lính của ta lập tức bắn chết tất cả bọn chúng và thằng nhóc chết ngay

tức khắc. Tuy nhiên, đến bây giờ, cái nhìn của nó lúc đó vẫn còn làm cho ta khó ngủ. Thật không

thể hiểu nổi sao thắng oắt con lại có nhiều dũng khí đến thể nhỉ ? Tại sao lũ mọi rợ này lại có thể

chết một cách anh dũng như vậy chứ ? Bọn chúng thì biết gì về tình yêu ? Bọn chúng thì biết gì

về danh dự ?

Thân mến,

Von Stroheim

11/11/1942

Kính gửi Lisa thân mến,

Tất cả công sức mà ta dồn vào cuộc chiến này bấy lâu nay giờ đã đi về đau rồi ? Lực

lượng của chúng ta áp đảo bọn nhát gan đó mà. Vậy tại sao thiệt hại của quân ta lại lớn đến như

vậy. Cái lạnh này đã làm quân ta đuối sức còn bọn Liên Xô hèn hạ đã sử dụng lợi thế này để

đánh úp quân ta. Thật là một lũ ăn hại. Ta nên làm gì đây hả Lisa của ta? Ngài Hitler đã chỉ dẫn

rằng việc chiếm lấy Stalingrad là vô cùng thất yếu trong việc đánh chiếm lấy Liên Xô và cả Châu

Âu. Ta không thể thất bại ở đây được. Vì niềm tin của nàng và danh dự của đất nước, ta sẽ không

từ bỏ. Lisa thân mến của ta, xin nàng chờ thêm một ít lâu nữa. Ta sẽ mang chiến thắng về cho
nàng. Tuy nhiên, thất bại lần này của ta lại gợi lại cho ta về ánh mắt ấy. Nếu chủng tộc của chúng

ta vượt qua tất cả các chủng tộc khác trên thế giới thì tại sao ta có thể thất bại được chứ ?

Thân mến,

Von Stroheim

12/12/1942

Kính gửi Lisa thân mến,

Tổn thất của quân đội ta đang ngày một nặng hơn. Ta thật sự đã đi vào chốn đường cùng.

Ta muốn được là ngườu đưa tin về chiến thắng lừng lẫy của ta cho nàng nhưng có lẽ một kẻ thất

bại như ta không xứng đáng với tình yêu của nàng. Thứ bổng lộc mà ta đã hứa hẹn đã không còn

nữa rồi. Giờ quân đội của ta phải rút lui để bảo toàn lực lượng ít ỏi này. Ta thật không thể tin nổi,

dù thắng bại đã rõ nhưng binh lính của ta vẫn không nản chí và chúng nguyện sẽ sát cánh bên ta

cho đến hết chặng đượng. Có lẽ ta đã quá nặng lời khi nói chúng là một lũ vô dụng và vô tích

sự ? Chúng cũng chỉ là một lũ thanh niên vừa trạc tuổi 19. Chúng cũng có gia đình đang chờ đợi

ở nhà giống như nàng vậy. Một lũ nhóc con còn chưa nếm trải sự đời đã phải chết trong cái biển

lửa này. Giờ đây, bọn ta đang chốn thui chốn thui là như lũ người Liên Xô mà ta từng kể với

nàng. Thật là châm biếm làm sao.

Thân mến,

Von Stroheim

23/12/1942
Kính gửi Lisa thân mến của ta,

Đây sẽ là bức thư cuối cùng mà nàng sẽ nhận được từ ta. Chiến lực của ta đã mất gần hết.

Chắc chỉ còn vài phút nữa thôi là bọn Liên Xô sẽ phá vỡ phòng ngự và bắt giữ ta về tra khảo. Tại

sao ta có thể mù quáng đến như vậy nhỉ? Tại sao chúng ta lại có cuộc chiến này nhỉ? Tất cả các

binh sĩ, những người trẻ tuổi của đế quốc Đức hùng mạnh, tại sao họ phải đến đây để chết chứ?

Còn ta thì sao? Thứ bổng lộc từ cái chết của kẻ thù và đồng đội là thứ mà ta muốn ư? Không. Ta

đã quá mù quáng với tiền bạc và địa vị và quên đi lí do mà ta xuất trận. Ta luôn là một con người

nghèo khổ và khi có cơ hội đổi đời như thế này, ta đã không thể từ chối được. Ta đã nghĩ rằng

việc ta đang làm là đúng và thế giới này đầy rẫy những kẻ xấu xa mà ta cần loại bỏ. Tuy nhiên,

khi nghĩ lại về ánh nhìn của tên nhóc đó, ta đã nhận ra rằng ta không khác gì bọn chúng cả. Một

người bạn cũ của ta đã từng mất một cánh tay trong cuộc chiến này. Anh ấy từ bỏ tất cả địa vị để

quay về với vợ và mẹ của anh ấy. Đáng lẽ ra, ta đã có thể ở bên cạnh nàng từ lâu rồi. Tuy nhiên

bây giờ thì việc đó đã quá muộn rồi. Nếu quân Liên Xô có được thông tin từ ta thì đất nước của

chúng ta sẽ một lần nữa lầm vào cảnh nghèo khó. Mạng sống của ta đánh đổi với sự an toàn của

đất nước. Xin lỗi Lisa nhưng có vẻ như câu truyện của ta sẽ kết thúc ở đây rồi.

Mãi yêu nàng,

Rudol Von Stroheim

Lê Minh Hiếu
Nhật kí của Shunsuke Kobayashi

Giới thiệu: Đây là một câu chuyện viễn tưởng về một đứa trẻ 16 tuổi tên là Shunsuke Kobayashi.

Cậu bé lớn lên tại một làng nhỏ tên là Mihara với bố mẹ và ông bà ngoại, cùng với đứa em trai

Takeru kém cậu 4 tuổi. Từ nhỏ, ông bà ngoại của Shunsuke rất yêu quý hai đứa cháu và hay đưa

hai anh em đi chơi. Khi lên 10 tuổi, ông ngoại của Shunsuke đã qua đời do căn bệnh đậu mùa.

Trước khi mất, ông đã để lại cho Shunsuke một quyển nhật kí nhỏ mà ông hay viết khi sinh thời.

Shunsuke từ đó đã có thói quen viết nhật kí của bản thân vào những tờ giấy trắng còn lại để tiếp

nối những câu chuyện dang dở của ông ngoại, và cũng để tưởng nhớ tới người ông quá cố nữa.

Phần tiếp theo đây là một phần nhật kí còn sót lại của Shunsuke Kobayashi vào thời điểm phe

Mỹ thả 2 quả bom nguyên tử xuống đất nước Nhật Bản.

1/8/1945 :

Hôm nay chính phủ đã yêu cầu toàn bộ những cư dân trong khu vực Mihara phải di tản sang hầm

trú ẩn ở Hiroshima, sau khi nơi này đã trở thành chiến trường của thế chiến.

Chúng tôi từng người từng người một leo lên những chiếc xe tải màu xanh lá chật ních để đi về

Hiroshima. Khi leo lên xe, mẹ tôi đã nói với tôi rằng là mọi chuyện đều sẽ ổn thôi, tuy nhiên đến

mẹ tôi cũng không biết cuộc chiến này sẽ dài bao lâu nữa. Nghĩ lại thì, khi nói về cuộc chiến này,

bố mẹ tôi hay những người lớn khác đều gọi cuộc chiến này là “Chiến tranh thế giới thứ hai”.

Thực sự thì nó nghe thật kì cục và nhàm chán...

Chúng tôi đã đi suốt cũng ngót nghét được 3 ngày không dừng. Trên đường đi tôi thấy xác và

máu của vô số những người lính Nhật quả cảm đã ngã xuống để bảo vệ đất nước này. Một số thì

xác còn nguyên vẹn, còn một số khác thì nát bươm rồi, người còn mất tay, chân hay nguyên phần
thân dưới nữa. Thật khủng khiếp! Tuy tôi cảm thấy tội nghiệp cho họ nhưng một đứa con nít 12

tuổi như tôi đây thì biết làm gì hơn cơ chứ? Trong lúc đang mơ tưởng về những thứ trên đường

đi thì tôi đã ngủ say trên đùi mẹ tôi từ lúc nào không hay...

5/8/1945

“Chúng ta đến nơi rồi Shunsuke! Tỉnh lại đi con!”

Tự dưng tôi nghe thấy tiếng gọi của ai đó văng vẳng quanh tai. Khi mở mắt thì tôi mới nhận ra

đó là giọng nói quen thuộc của mẹ tôi. Tôi bèn bật dậy rồi nhảy xuống xe, rồi đưa ba đứa em nhỏ

của tôi xuống nữa. Những chiến sĩ ở đây bắt đầu ra lệnh cho chúng tôi vào các khoang riêng, mỗi

nhà một khoang. Khoang thì tôi thấy bé và chật chội lắm nhưng đây là thời chiến, có gì dùng nấy

thôi. Tôi cũng chả phàn nàn gì và giúp bố tôi đưa đồ dùng cá nhân vào.

Sau đó mẹ tôi có bày ra mấy trò chơi để giết thời gian nhưng trái với sự hứng thú của 3 đứa em,

tôi không quan tâm lắm. Trong đó thì có 1 cái kendama màu nâu làm bằng gỗ, một cái yo-yo bé

xíu màu xanh lá mà trông như dây sắp đứt đến nơi, có cái den-den daiko tôi không dám dùng vì

sợ làm ồn, và vài viên xúc xắc. Cả nhà tôi chơi mấy trò chơi vô vị đó cho tới khi có tiếng leng

keng báo hiệu giờ đi ngủ.

6/8/1945

Sáng. 8:30. Bom rơi. Phe Mỹ đã thả một quả bom hạt nhân xuống thành phố Hiroshima này, đất

nước Nhật Bản tươi đẹp này. Hoảng loạn. Một sự hoảng loạn tột độ của mọi người sống ở quanh
khu vực Hiroshima sau khi chính phủ đưa ra thông báo khẩn cấp là một quả bom nguyên tử có

sức công phá khủng khiếp đã được thả xuống

Người dậy đầu tiên có lẽ là mẹ tôi. Bà sau đó đã gào khản cổ để gọi những người còn lại dậy,

trong đó có tôi, vì mọi việc đang cực kì nguy cấp và có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Nói trắng

ra là tất cả có thể chết ngay đây. Chưa kịp mặc quần áo tử tế, lệnh sơ tán đã được thực thi. Tất cả

mọi người trong hầm đều lao ra và chạy thục mạng, bán sống bán chết xa quả bom nhất có thể.

Ừm, nhà tôi tuy nghe lệnh như thế nhưng vẫn ở lại và mang theo vài đồ dùng để phòng thân.

Trong giờ phút nguy cấp thế mà bố mẹ tôi vẫn cố chấp như vậy được, thật là không thể tin nổi.

Điều đáng buồn là quả bom đã tới quá gần rồi, và vì tuổi cao sức yếu nên bố mẹ tôi không chạy

nổi nữa.

Tôi có quay lại để giúp nhưng họ bảo tôi cứ đi đi, đừng ở lại không là chết chung đấy. Còn ba

đứa em tôi thì cũng có 2 đứa cũng không chạy được nữa rồi... Bố mẹ tôi chắc cũng biết ngày đó

là ngày cuối của họ rồi, còn tôi thì sẽ phải tự xoay xở thôi. Một mình giữa cuộc chiến tranh khốc

liệt giữa các quốc gia, rồi sẽ phải xoay xở giữa cái xã hội hậu chiến tranh.

Thế là, tôi quay lại, gửi lời chào tới bố mẹ tôi lần cuối, và dẫn đứa em trai lớn nhất làTakeru

chạy thục mạng. Sau đó chúng tôi đã chạy mãi... Tôi đã chạy cho tới khi kiệt sức và gục xuống

lúc nào không hay.

12/8/1945

“Bùm!!!!!”
Tôi giật mình và mở mắt, rồi bật ngay dậy xem có chuyện gì đang xảy ra. Liệu có phải là một

quả bom thứ hai không? Tôi chợt hồi tưởng lại những gì đã xảy ra.

Mật một lúc để tôi nhận thức được những gì đang ở xung quanh tôi. Thứ nhất, vụ việc chúng tôi

chạy khỏi quả bom ở Hiroshima đã là việc của 6 ngày trước rồi, và hôm nay là ngày 12/8. Thứ

hai, nhân vật vừa tạo ra thứ tiếng chói tai mà đã đánh thức tôi chính là Takeru chứ không ai khác

chắc là để gọi tôi dậy. Thứ ba, tôi đang ở bệnh viện dã chiến Akihakita, nơi mà đang cứu chữa

cho những người bị thương trong chiến tranh. Tôi đã đến đây vào quá trưa ngày 6/8 trong trạng

thái bất tỉnh với rất nhiều vết trầy xước quanh người. Cô y tá kia cũng có nói là nếu như tôi

không bất tỉnh ngay trước bệnh viện thì chắc là tôi cũng chầu trời rồi. Giờ tôi cũng mới nhận ra

là tôi đang bị băng bó toàn thân nên việc cử động cũng gặp khó khăn. Và một thông tin cuối

cùng mà mấy anh lính bị thương nằm cạnh nhau nói cho tôi biết, đó là vào trưa ngày 9/8 thì

Nagasaki cũng đã bị dính một quả bom nguyên tử khác.

“Thế là hết... tầm này chắc số người Nhật phải bỏ mạng cũng phải lên tới hàng chục nghìn

mất...” tôi nói với hai anh lính kia.

“Hàng trăm nghìn chứ. Chẳng lẽ chú đánh giá thấp bom nguyên tử thế à?” Anh chàng cao to hơn

đáp lại.

Khi tôi định thử vươn vai một chút và đứng dậy thì một tiếng “Crắc” vang lên, liền theo đó là

tiếng kêu “Áaaaaa” của tôi.

“Với tình trạng này thì chắc chỉ còn cách nằm im một chỗ thôi... “ Tôi tự nhủ. Tôi đã trùm chăn

lên và định đi ngủ.

...
2/9/1945

Phù, mãi mới được xuất viện. Cũng lâu lắm rồi tôi mới được giải phóng khỏi nơi bệnh viện ngột

ngạt kia.

Trước khi xuất viên, tôi đã đi vòng bệnh viện và cảm ơn các vị bác sĩ và y tá đã cứu chữa cho tôi

trong suốt quá trình vừa qua. Thú thực là khi tôi ngất đi, nếu như không có sự giúp đỡ của họ thì

chắc toang quá.

Ra đến cửa, tôi nhìn thấy những chiếc cờ trắng đang tung bay. Xa hơn nữa, những chú bồ câu

đang bay vút lên trời.

Cuốn sổ của ông ngoại cho tôi cũng đã viết tới trang cuối cùng. Từ giờ cuộc sống mới của tôi sẽ

bắt đầu.

Dương Mạc Gia Khánh

Lời cảnh tỉnh (Một câu chuyện viễn tưởng)

Cuộc chiến làm hơn mười triệu người chết và hàng chục triệu người khác bị tàn phế, các thành

phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá hủy. Số tiền các nước tham chiến chi phí cho

chiến tranh lên tới khoảng 85 tỉ đôla. Ngoài sức mạnh tàn phá nhân mạng, kinh tế, vật chất, nó

còn gây hãi hùng lâu dài về tâm lý cho cả châu Âu gây ra một thế hệ bị mất mát của châu Âu.

Chính cuộc chiến này làm cho châu Âu tụt hậu và mất đi vai trò lãnh đạo văn minh nhân loại mà

nó đã đảm đương trong hơn 300 năm qua. Khi đọc những dòng thống kê của chiến tranh thế giới

thứ nhất, tôi tự vấn: “đây là loài người ư, loài người mà lại điên rồ, dã man, và vô nhân tính vậy

ư?” Nhưng hôm nay, tại đây, tôi sẽ cho các người một cơ hội để tỉnh ngộ-một lời cảnh tỉnh.
Quá đủ! Đã có quá nhiều cuộc chiến tranh xảy ra xuyên suốt lịch sử thế giới từ La Mã cổ đại, các

thời kỳ phân tranh của các triều đại Trung Quốc, rồi đến những cuộc chiến của vũ khí tân tiến

bằng súng, đạn, bom hạt nhân. Đã quá đủ đau thương, đã quá đủ mất mát và đã quá đủ tàn khốc

cho những sinh mạng đã ngã xuống, những người ở lại, và những nhân chứng lịch sử.

Tôi là ai ư? Tôi là một người chết, một hồn ma bị đày đọa ở một thế giới loài người tàn bạo,

tham lam, và đáng khinh bỉ. Tôi đã chết thế nào ư? Bị bắn chết? Bị tra tấn tới chết? Bị cắt tay, cắt

chân, xẻ thịt tới chết? Hay chết do vũ khí hóa học? Không, các bạn ạ! Tôi chết vì ám ảnh, vì suy

tư tới nỗi quên ăn, quên ngủ, xác thịt thối rữa ra mà chết. Tôi ám ảnh với những gì xảy ra trong

cuộc chiến, bởi những cảnh tượng tan hoang của thiên nhiên chìm trong khói lửa, bởi những xác

người chết la liệt trên chiến trường. Ở đó, có những đồng đội của tôi, người chỉ vài giờ trước còn

nói kể tôi nghe về đứa con sắp chào đời ở quê nhà, người thì ba hoa rằng là sắp có vợ, số khác thì

phấn khởi tin vào những lời hứa hẹn của những bọn cầm quyền khốn nạn: “Lần này nữa thôi, các

anh sẽ không bao giờ phải ra chiến trận nữa, nước ta sẽ thái bình”. Ở đó, cũng cỏ cả những kẻ

thù của tôi, những kẻ mà tôi được dạy phải thù, phải hận, phải giết. Và đó cũng là những lời mà

bọn cầm quyền reo giắc lên đầu chúng tôi đêm ngày, ở khắp mọi nơi, mọi thời điểm. Quả thật

cách đó rất hiệu quả, tôi như trở nên mông mị, mờ lối, trong lòng tự sinh căm hận, ghét bỏ, và

nung nấu ý định để “giết chết quân thù”. Nhưng… cớ sao khi tôi nhìn vào những khuôn mặt

biến dạng, đầy máu trong bộ quân phục của kẻ thù, tôi lại chẳng cảm thấy căm ghét họ nữa. Họ

cũng là người mà! Họ cũng có gia đình, có hoài bão, có tình thương yêu mà! Nhưng điều mà tôi

thấu cảm với họ nhất là họ cũng như tôi: chúng ta đều chỉ là những sinh mạng rác rưởi dưới con

mắt những kẻ thống trị, chúng ta bị lừa, bị ép buộc làm quân cờ cho những ván cờ chính trị thối

tha, và đầy rẫy những âm mưu bẩn thỉu.


Có điều tôi ghen tỵ với những người đồng đội và kẻ thù đã chết đó của tôi. Sao họ được chết, còn

tôi thì không? Trời, Chúa, hay Phật muốn hành hạ tôi ư? Tôi chỉ muốn được chết phắt đi, chết

càng đau những càng nhanh càng tốt! Tôi muốn cắn nát quả lựu đạn cho nổ tung não tôi, nổ tung

cái đầu điên loạn bởi sự ám ảnh này, và chỉ có thế mới là hạnh phúc, giải thoát cho cuộc đời tôi.

Nhưng điều gì khiến chân tay tôi bủn rủn, khiến con tim trở nên hèn nhát, khối óc tê liệt khi

chuẩn bị rút chốt vài quả lưu đạn mà tôi luôn mang bên người? Chẳng lẽ là những sợi tóc hy

vọng về một ngày tôi được giải ngũ để về bên gia đình, hay một phép nhiệm màu nào đó khiến

những ám ảnh của tôi qua đi? Tôi chẳng biết nữa và cũng chẳng biết có nên hy vọng không nữa.

Thân xác tôi nằm dưới mồ chôn với hàng triệu bộ xương khác, chảy qua giữa chúng tôi là những

mạch máu ngầm. Hồn tôi phảng phất trong mùi hôi tanh nồng của máu trong gió, tôi khi lang

thang trên chiến trường, khi ngồi lại vào chiếc ghế và chiếc bàn mốc meo, cũ kỹ, hướng ra cửa sổ

nơi mà vài tên lính tay sai của bọn cầm quyền phát hiện ra có lẽ án tử hình chúng mang tới cho

một tên đào ngũ giờ chẳng còn tác dụng gì. Đau đớn thay, một linh hồn ai oán không có trái tim,

không tư duy, mà cũng không có lý tính vẫn thấy ám ảnh đến tột cùng. Ám ảnh vì ân hận, có lẽ

cha mẹ tôi sẽ không bị treo cổ nếu không phải vì tôi đào ngũ. Nhưng tôi ám ảnh hơn cả khi biết

rằng những cuộc chiến tranh này có lẽ sẽ chẳng bao giờ dừng lại. Để rồi xác người xếp thành núi

non, máu người tuôn chảy thành sông, còn không khí mà con người hít thở rồi cũng nhuốm vị ô

uế, khai tanh của máu và sắt.

Lũ người man rợ các người hãy cứ đợi đó, ta sẽ trở lại, hồi sinh và trỗi dậy vào đúng ngày đó,

năm 1939, để hủy diệt các người. Ta có thể thất bại, ta có thể thành công, nhưng một điều mà ta

chắc chắn: các ngươi sẽ nhận ra chân giá trị của hòa bình sau cuộc chiến này.

Đặng Hà Khoa
Tư duy trong thời đại mới

Chiến tranh là phương tiện giải quyết các tranh chấp, xung đột bằng bạo lực giữa các phe

phái trong một nước hoặc giữa các nước hay liên minh các nước với nhau. Với nhân loại, chiến

tranh là những ký ức đáng quên bởi những mất mát, đau buồn mà nó gây ra. Chiến tranh đã lấy

đi sinh mạng của bao nhiêu con người, phá hoại hạnh phúc của bao nhiêu gia đình.

Trong thời chiến, con người phải chịu đựng một xã hội đầy tranh chấp, bị mục nát, thối

rữa. Kinh tế đổ dồn vào chiến tranh, nhân loại phải chịu đói khổ, mất mát. Mọi thứ bắt đầu chỉ

phục vụ cho chiến tranh, vì vậy các ngành kinh tế đều bị trì trệ rồi sụp đổ. Tiền bắt đầu mất giá

với tốc độ chóng mặt, mất giá đến mức tiền chỉ còn là giấy, vàng chỉ còn là kim loại. Ruộng

nương đều phải trồng những loại cây phục vụ cho chiến tranh như cao su, bông, đai. Và quan

trọng nhất, tất cả mọi người, từ trẻ em cho đến người già, ai cũng phải làm việc không công,

phục vụ cho chiến tranh. Có thể nói tàn dư mà chiến tranh để lại ta chẳng thể đếm hết được bằng

những con số. Chung quy, chiến tranh bùng nổ cũng bởi sự ích kỉ của con người, ham mê lợi ích

trước mắt mà đem lầm than gieo vào đầu người dân vô tội.

Có hai loại chiến tranh trong toàn bộ lịch sử nhân loại, có những cuộc chiến phi nghĩa và

có những cuộc chiến chính nghĩa. Nếu chiến tranh vì bảo vệ chính nghĩa, những điều đúng đắn

được cả thế giới ủng hộ nhằm giành hòa bình thì ta có thể chấp nhận đánh đổi. Nhưng cũng có

những cuộc chiến tranh phi nghĩa chỉ vì tranh giành đất đai, quyền lực mà xem rẻ tính mạng của

nhân dân. Những cuộc chiến như vậy cần được lên án và ngăn chặn sớm nhất có thể. Cuối thế kỷ

20, đầu thế kỷ 21, chiến tranh đã phần nào được giới hạn vì quyền con người, cũng như sự lan

truyền thông tin trở nên quan trọng hơn so với phần còn lại của lịch sử. Thêm vào đó, nhiều tổ

chức chính trị hay liên minh quốc gia đã được thành lập để giảm thiểu nguy cơ chiến tranh và
bảo vệ quyền lợi người dân các nước. Mặc dù vậy, một số cuộc chiến tranh vẫn xảy ra nhưng

cũng vì những lý do chính đáng hơn. Có thể lấy ví dụ như cuộc chiến của Mỹ ở Somalia. Với

nhiều bang nhóm nổi loạn, chính phủ Somalia bị lật đổ nhưng không có ai lên nắm quyền, lãnh

đạo đất nước. Các bang nhóm này tranh dành quyền lực làm ảnh hưởng lớn đến cuộc sống nơi

đây. Vì vậy, Mỹ cúng như các nước đồng minh đã gửi quân đến đây với hiệu “những người

mang lại hòa bình”.

- Trần Nguyên Tùng –

Chiến tranh, bạo lực, thảm sát có cần thiết không? Đó là những điều chúng ta thường

nghĩ đến về chiến tranh, những thứ mà làm con người ta nhớ rất lâu vì đó là những cụm từ mạnh

gây ảnh hưởng tới chúng ta bởi những hình ảnh liên quan đến Chiến tranh. Vâ ̣y, chiến tranh có

lợi hay có hại, vì vâ ̣y hôm nay con sẽ nói về chủ đề điểm tốt và xấu của chiến tranh dưới góc

nhìn của con.

Chiến tranh là mô ̣t điều kinh khủng mà mỗi con người chúng ta không muốn chứng kiến

chỉ mô ̣t lần trong đời. Những hình ảnh máu me, cảnh các người lính bị bắn, bị bom nổ banh xác

và những trâ ̣n dô ̣i bom là điều kinh khủng mà chúng ta không muốn chứng kiến và chải nghiê ̣m.

Chiến tranh làm con người ta có những ký ức ám ảnh, những sự chia ly và mất mát và cũng như

ảnh hưởng đến cuô ̣c sống và tinh thần lẫn thể xác của chúng ta. Ví dụ như trong thế chiến thứ 2,

người Do Thái bị thảm sát bởi Phát Xít Đức. Trẻ nhỏ, phụ nữ, người già, đàn ông, không mô ̣t ai

có thể sống xót qua được đợt thảm sát đó. Những người may mắn thoát được khỏi sự truy lùng

của Phát Xít Đức thì cũng phải trải qua những ký ức về hành trình lẩn trốn, thấy đồng bào, người

dân của mình bị giết mô ̣t cách công khai trước công chúng.
Bên cạnh các mă ̣t tiêu cực mà chiến tranh mang lại, nó cũng mang lại những điều có lợi.

Chiến tranh là mô ̣t hiê ̣n tượng chính trị khi xung đô ̣t xảy, mục đích và lợi ích của 2 phe khác

nhau từ đó tạo nên mâu thuẫn và cuối cùng là chiến tranh. Thế Chiến Thứ II được coi là cần thiết

vì khi phe thua cuô ̣c không nhâ ̣n được bất cứ lợi ích gì và bị đàn áp, từ đó tạo ra sự mâu thuẫn.

Thế Chiến thứ II được tạo ra do sự thảm sát của Phát Xít Đức đối với Người Do Thái và cũng

như sự phát triển của nền chế đô ̣ Cô ̣ng Sản thì sẽ không có chiến tranh. Chiến tranh khiến con

người rơi vào tô ̣t cùng của đau thương nhưng từ đó, con người chúng ta sẽ nhâ ̣n ra được giá trị

của hòa bình, sự tự do. Ngoài ra, đó cũng sẽ là mô ̣t cuô ̣c cải cách cho những quốc gia có những

nền văn hóa, chế đô ̣ lê ̣ch lạc. Ví dụ như là chế đô ̣ quân chủ lâ ̣p hiến mà rất nhiều quốc gia bên

phía phe Trục. Vì vâ ̣y, bên cạnh những điều kinh khủng mà chiến tranh mang lại thì chiến tranh

cũng có rất nhiều điểm lợi khác nữa.

Tuy nhiên, để đánh đổi được những quyền lợi đấy là đánh đổi bằng máu và sự mất mát vì

vâ ̣y, nhân loại sẽ chắc chắn trả lời là Không. Để đánh đổi mạng sống để được những lợi ích trên

là điều không thể. Hiê ̣n nay, các quốc gia trên thế giới đang giải quyết các xung đô ̣t thông qua

các hiê ̣p ước và hiê ̣p định vì vâ ̣y, giải quyết theo hướng hòa bình luôn là điều tốt nhất. Ví dụ như

viê ̣c vào năm 2014 khi Trung Quốc cho 1 giàn khoan dầu mỏ vào vùng biển Viê ̣t Nam, nếu như

chúng ta cứ vẫn 1 cái suy nghĩ là phải đánh đuổi “quân xâm lược”, mô ̣t ý nghĩ mà mô ̣t số ít

người Viê ̣t nghĩ đến thì viê ̣c tạo chiến tranh là điều không thể. Thứ nhất, Trung Quốc là cường

quốc và với họ, Viê ̣t Nam mình chả là gì vì kinh tế họ mạnh hơn, sự đầu tư về quân sự của họ

chắc chắn sẽ tốt hơn chúng ta vì vâ ̣y, tạo ra cuô ̣c chiến chỉ có 1 sự kết thúc đó là chúng ta thua và

là mô ̣t cuô ̣c chiến phi nghĩa. Vì vâ ̣y, Viê ̣t Nam ta đã kêu gọi sự trợ giúp của nước ngoài và cũng

như tôn trọng các quy ước và hiê ̣p định Biển quốc tế đã được thống nhất và từ đó yêu cầu Trung

Quốc rút dàn khoan ra khỏi Viê ̣t Nam. Tóm lại, để đạt được lợi ích đó là sự thỏa thuâ ̣n của 2 biên
thì viê ̣c thương thuyết và đối thoại sẽ quan trọng gấp nhiều lần so với viê ̣c chiến tranh phi nghĩa

và phải đánh đổi bằng mạng sống của người dân.

Chiến tranh có hai mă ̣t, xấu và tốt nhưng viê ̣c sử dụng hàng loạt các loại vũ khí để đạt

được mô ̣t thứ và chúng ta có thể thương thảo là điều khi nghĩa. Vì vâ ̣y, giải quyết mọi thứ trong

hòa bình là điều tốt nhất mà các quốc gia có thể làm không thì WWIII diễn ra hay không chỉ là

vấn đề thời gian mà thôi :D

- Nguyễn Bảo Khang –

Chiến tranh là một hiện tượng chính trị xã hội mang theo tính chất lịch sử. Đặc trưng của

chiến tranh là đấu tranh bằng bạo lực, vũ trang giữa các tập đoàn xã hội trong một quốc gia hoặc

giữa các nước và liên minh các nước. Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thường là do mâu thuẫn

trong xã hội, mẫu thuẫn ý thức giữa các tư tưởng khác nhau. Đối với thế giới, chiến tranh là nỗi

ám ảnh ghê sợ, nhiều đau thương, mất mát và còn là thứ cướp đi mạng sống của rất nhiều người.

Trước khi chiến tranh xảy ra, xã hội đã phải sống trong sự tranh chấp, phân biệt. Khi chiến tranh

xảy ra, nền kinh tế bắt đầu bị trì trệ và sụp đổ vì phải phục vụ cho chiến tranh. Người nông dân

phải đi phục vụ, làm việc không công, trẻ em, người già, những người có thể làm việc được đều

phải phục vụ cho chiến tranh.

Trong lịch sử, chúng ta đã phải trải qua những cuộc chiến đẫm máu như là Chiến tranh

Thế giới thứ nhất, Chiến tranh Thế giới thứ hai. Dù đã nhiều thập kỷ trôi qua nhưng những tàn

dư của các cuộc chiến tranh vẫn còn lại. Hai cuộc thả bom nguyên tử ở Nhật Bản tại thành phố

Hiroshima và Nagasaki đã cướp đi sinh mạng của hơn một trăm ngàn người và khoảng hơn một

triệu người bị thương. Nhật Bản đã phải mất nhiều năm để xây dựng lại đất nước, những nước
thua cuộc trong các cuộc chiến tranh lâm vào khủng hoảng. Hàng triệu người không có nơi ở,

không người than, sống trong đau khổ.

Việt Nam cũng vậy, chúng ta đã phải trải qua rất nhiều cuộc chiến đẫm máu để có được

ngày độc lập như hôm nay. Nếu những cuộc chiến tranh xảy ra để bảo vệ chính nghĩa, bảo vệ

người dân, được mọi người ủng hộ thì sẽ chấp nhận phải đánh đổi. Nhưng nếu chiến tranh chỉ để

tranh giành quyền lực, đất đai, đánh đổi tính mạng của nhân dân thì đáng bị lên án và ngăn chặn.

Hậu quả thảm khốc sau chiến tranh là cướp đi sinh mạng của hàng triệu người, đẩy người dân

vào cảnh sống bệnh tật, thiếu thốn và lo sợ. Vì thế, chúng ta cần phải ngăn chặn mọi cuộc chiến

tranh và bảo vệ hòa bình của toàn thế giới.

Điều đầu tiên để giữ được hòa bình và ngăn các cuộc chiến tranh đó là giải quyết các

xung đột, mâu thuẫn giữa các dân tộc, tôn giáo, và cần có ý thức bảo vệ hòa bình, tuyên truyền,

ngăn chặn những âm mưu gây chiến tranh của các thế lực thù địch. Khi còn là học sinh, chúng ta

cũng có thể thể hiện lòng yêu hòa bình bằng cách cư xử với mọi người xung quanh một cách

thân thiện, đoàn kết, cũng như tôn trọng những nét đặc trưng văn hóa của các dân tộc và quốc gia

trên thế giới. Ngoài ra, chúng ta có thể tham gia các diễn đàn vì hòa bình, chống chiến tranh do

trường hoặc địa phương tổ chức.

- Trần Minh Châm –

Chiến tranh có thể là những nỗi đau tột cùng với những ai đã trải nghiệm, nhưng xét về

một phương diện khác, thắng lợi từ trong một cuộc chiến tranh chính nghĩa sẽ đem đến niềm tự

hào cho những người lính tham chiến và hơn thế, đó còn là bài học cảm xúc cho những thế hệ về

sau. Có lẽ cảm xúc lớn lao nhất của tôi là lòng biết ơn vô hạn đến từng con người nhỏ bé dù trên
chiến tuyến nào cũng kiên cường chống chọi với khó khăn gian khổ, bom đạn, hi sinh, dành cả

cuộc đời mình để bảo vệ quê hương khỏi gót giày của kẻ thù. Như chiến thắng 30/4/1975, đó là

một mốc son chói lọi trong lịch sử Việt Nam. Đây là ngày chiến tranh chấm dứt, đất nước không

còn bóng quân xâm lược, ngày đoàn tụ Bắc-Nam liền một dải, hòa bình trở lại trên toàn cõi Việt

Nam sau 30 năm oanh liệt chiến đấu chống lại các đế quốc hùng mạnh như Nhật, Pháp, Mĩ. Thế

hệ chúng tôi chưa từng trải qua cuộc cách mạng nào, cũng chưa từng được chứng kiến tận mắt

cuộc đấu tranh tàn khốc nào, nhưng cuộc sống hòa bình chúng tôi có được hôm nay, nền hòa

bình đã phải trả bằng xương máu của bao nhiêu thế hệ cha anh ngày trước, luôn nhắc nhở chúng

tôi rằng phải luôn góp phần bảo vệ và phát triển đất nước.

Bên cạnh đó, sự hy sinh lớn lao của các anh hùng ngày trước cũng là tấm gương để tôi

học tập, học tính kiên trì, học trí thông minh, học cả tinh thần yêu nước, “quyết tử cho tổ quốc

quyết sinh”. Tôi yêu những trận chiến tranh lịch sử, yêu những cuộc khởi nghĩa đấu tranh, đơn

giản vì tôi yêu cái sự dân dã “Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì

dùng cuốc, thuổng, gậy gộc” hăng hái chạy giữa bom đạn xối xả của người dân Việt Nam. Chính

vì vậy, tôi luôn nhắc nhở mình phải cố gắng hết mình, cố gắng học tập, rèn luyện từng ngày vì

với tôi, giúp được đất nước là trách nhiệm cũng như thể hiện lòng yêu nước của mình. Nếu ngày

xưa các thế hệ trước đã cùng nhau bảo vệ đất nước thì ngày nay, lớp trẻ chúng tôi sẽ cùng nhau

phát triển đất nước, thực hiện ước nguyện của những người đi trước bằng tất cả sức lực của

mình.

- Nghiêm Lê Trà Linh -

You might also like