You are on page 1of 80

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU TRƯỜNG NHIỆT ĐỘ VÀ ĐỘ ẨM CỦA


KHÔNG KHÍ QUA THIẾT BỊ BAY HƠI KÊNH MINI
DÙNG MÔI CHẤT LẠNH CO2

SVTH: LÊ TRUNG HẬU MSSV: 15147086


NGUYỄN NGỌC KHÔI MSSV: 15147102
HUỲNH MINH THUẬN MSSV: 15147129

GVHD: PGS. TS ĐẶNG THÀNH TRUNG

TP Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Công nghệ Kỹ thuật nhiệt

Tên đề tài

NGHIÊN CỨU TRƯỜNG NHIỆT ĐỘ VÀ ĐỘ ẨM CỦA


KHÔNG KHÍ QUA THIẾT BỊ BAY HƠI KÊNH MINI
DÙNG MÔI CHẤT LẠNH CO2

SVTH: LÊ TRUNG HẬU MSSV: 15147086


NGUYỄN NGỌC KHÔI MSSV: 15147102
HUỲNH MINH THUẬN MSSV: 15147129

GVHD: PGS. TS ĐẶNG THÀNH TRUNG

TP Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2019


TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TP. HỒ CHÍ MINH Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

TP. Hồ Chí Minh, ngày ….. tháng ..… năm ……

NHIEÄM VUÏ ÑOÀ AÙN TOÁT NGHIEÄP

Họ tên sinh viên: 1. Lê Trung Hậu MSSV: 15147086


2. Nguyễn Ngọc Khôi MSSV: 15147102
3. Huỳnh Minh Thuận MSSV: 15147129
Ngành: Công nghệ kỹ thuật Nhiệt
Khóa: 2015 – 2019 Lớp: 15147

1. Tên đề tài
Nghiên cứu trường nhiệt độ và độ ẩm của không khí qua thiết bị bay hơi kênh mini
dùng môi chất lạnh CO2
2. Nhiệm vụ đề tài
------------------------------------------ ------------------------------------------------------

------------------------------------------ ------------------------------------------------------

------------------------------------------ ------------------------------------------------------

------------------------------------------ ------------------------------------------------------

------------------------------------------ ------------------------------------------------------

------------------------------------------ ------------------------------------------------------

------------------------------------------ ------------------------------------------------------

3. Sản phẩm của đề tài


------------------------------------------ -----------------------------------------------------

------------------------------------------ ------------------------------------------------------

4. Ngày giao nhiệm vụ đề tài: - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -


5. Ngày hoàn thành nhiệm vụ: - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
TRƯỞNG BỘ MÔN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC Độc lập - Tự do – Hạnh phúc

Bộ môn Công Nghệ Kỹ Thuật Nhiệt

PHIẾU NHẬN XÉT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


(Dành cho giảng viên hướng dẫn)
Họ và tên sinh viên: Lê Trung Hậu MSSV: 15147086
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Ngọc Khôi MSSV: 15147102
Họ và tên sinh viên: Huỳnh Minh Thuận MSSV: 15147129
Tên đề tài: Nghiên cứu trường nhiệt độ và độ ẩm của không khí qua thiết bị bay hơi kênh mini dùng
môi chất lạnh CO2
Ngành đào tạo: Công nghệ kỹ thuật nhiệt
Họ và tên GV hướng dẫn: PGS. TS Đặng Thành Trung
Ý KIẾN NHẬN XÉT

1. Nhận xét về tinh thần, thái độ làm việc của sinh viên (không đánh máy)
...................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................

2. Nhận xét về kết quả thực hiện của ĐATN(không đánh máy)
2.1.Kết cấu, cách thức trình bày ĐATN:
...................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................

2.2 Nội dung đồ án:


(Cơ sở lý luận, tính thực tiễn và khả năng ứng dụng của đồ án, các hướng nghiên cứu có thể tiếp tục phát triển)
...................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................

2.3.Kết quả đạt được:


...................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................

2.4. Những tồn tại (nếu có):


...................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................

3. Đánh giá:
Điểm Điểm đạt
TT Mục đánh giá
tối đa được
1. Hình thức và kết cấu ĐATN 30
Đúng format với đầy đủ cả hình thức và nội dung của các mục 10
Mục tiêu, nhiệm vụ, tổng quan của đề tài 10
Tính cấp thiết của đề tài 10
2. Nội dung ĐATN 50
Khả năng ứng dụng kiến thức toán học, khoa học và kỹ thuật, khoa 5
học xã hội…
Khả năng thực hiện/phân tích/tổng hợp/đánh giá 10
Khả năng thiết kế chế tạo một hệ thống, thành phần, hoặc quy trình 15
đáp ứng yêu cầu đưa ra với những ràng buộc thực tế.
Khả năng cải tiến và phát triển 15
Khả năng sử dụng công cụ kỹ thuật, phần mềm chuyên ngành… 5
3. Đánh giá về khả năng ứng dụng của đề tài 10
4. Sản phẩm cụ thể của ĐATN 10
Tổng điểm 100

4. Kết luận:
 Được phép bảo vệ
 Không được phép bảo vệ

TP.HCM, ngày tháng 07 năm 2019


Giảng viên hướng dẫn
((Ký, ghi rõ họ tên)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC Độc lập - Tự do – Hạnh phúc

Bộ môn Công Nghệ Kỹ Thuật Nhiệt

PHIẾU NHẬN XÉT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


(Dành cho giảng viên phản biện)
Họ và tên sinh viên: Lê Trung Hậu MSSV: 15147086 Hội đồng:…………
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Ngọc Khôi MSSV: 15147102 Hội đồng:…………
Họ và tên sinh viên: Huỳnh Minh Thuận MSSV: 15147129 Hội đồng:…………
Tên đề tài: Nghiên cứu trường nhiệt độ và độ ẩm của không khí qua thiết bị bay hơi kênh mini dùng
môi chất lạnh CO2
Ngành đào tạo: Công nghệ kỹ thuật nhiệt
Họ và tên GV phản biện: (Mã GV) ..................................................................................................
Ý KIẾN NHẬN XÉT
1. Kết cấu, cách thức trình bày ĐATN:
...................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................
2. Nội dung đồ án:
(Cơ sở lý luận, tính thực tiễn và khả năng ứng dụng của đồ án, các hướng nghiên cứu có thể tiếp tục phát triển)
...................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................

3. Kết quả đạt được:


...................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................

4. Những thiếu sót và tồn tại của ĐATN:


...................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................

5. Câu hỏi:
..................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................

6. Đánh giá:

Điểm Điểm đạt


TT Mục đánh giá
tối đa được
1. Hình thức và kết cấu ĐATN 30
Đúng format với đầy đủ cả hình thức và nội dung của các mục 10
Mục tiêu, nhiệm vụ, tổng quan của đề tài 10
Tính cấp thiết của đề tài 10
2. Nội dung ĐATN 50
Khả năng ứng dụng kiến thức toán học, khoa học và kỹ thuật, khoa 5
học xã hội…
Khả năng thực hiện/phân tích/tổng hợp/đánh giá 10
Khả năng thiết kế, chế tạo một hệ thống, thành phần, hoặc quy trình 15
đáp ứng yêu cầu đưa ra với những ràng buộc thực tế.
Khả năng cải tiến và phát triển 15
Khả năng sử dụng công cụ kỹ thuật, phần mềm chuyên ngành… 5
3. Đánh giá về khả năng ứng dụng của đề tài 10
4. Sản phẩm cụ thể của ĐATN 10
Tổng điểm 100

7. Kết luận:
 Được phép bảo vệ
 Không được phép bảo vệ

TP.HCM, ngày tháng 07 năm 2019


Giảng viên phản biện
((Ký, ghi rõ họ tên)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

Bộ môn Công Nghệ Kỹ Thuật Nhiệt

XÁC NHẬN HOÀN THÀNH ĐỒ ÁN

Tên đề tài: Nghiên cứu trường nhiệt độ và độ ẩm của không khí qua thiết bị bay hơi kênh mini
dùng môi chất lạnh CO2

Họ và tên Sinh viên: Lê Trung Hậu MSSV: 15147086

Huỳnh Minh Thuận MSSV: 15147129

Nguyễn Ngọc Khôi MSSV: 15147102

Ngành: Công nghệ Kỹ thuật Nhiệt

Sau khi tiếp thu và điều chỉnh theo góp ý của Giảng viên hướng dẫn, Giảng viên phản biện
và các thành viên trong Hội đồng bảo về. Đồ án tốt nghiệp đã được hoàn chỉnh đúng theo
yêu cầu về nội dung và hình thức.

Chủ tịch Hội đồng: __________________________________ _______________

Giảng viên hướng dẫn: _______________________________ _______________

Giảng viên phản biện: ________________________________ _______________

Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng 7 năm 2019


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS. TS ĐẶNG THÀNH TRUNG

MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH .................................................................................. iii
DANH MỤC BẢNG.............................................................................................. v
CÁC KÍ HIỆU CHỦ YẾU ..................................................................................vi
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ................................................................................2
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................2
1.2. Mục đích chọn đề tài..............................................................................3
1.3. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ........................................................3
1.4. Tình hình nghiên cứu trong nước ........................................................9
1.5. Phương pháp thực hiện đề tài ............................................................. 11
1.6. Giới hạn đề tài ......................................................................................11
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..................................................................12
2.1. Cơ sở truyền nhiệt................................................................................12
2.1.1. Dẫn nhiệt .........................................................................................12
2.1.2. Trao đổi nhiệt đối lưu ....................................................................12
2.1.3. Trao đổi nhiệt bức xạ .....................................................................13
2.2. Cơ sở điều hòa không khí ....................................................................13
2.2.1. Nhiệt ẩn ...........................................................................................14
2.2.2. Nhiệt hiện ........................................................................................14
2.3. Các tính chất của môi chất R744 (CO2) .............................................14
2.3.1. Tính chất của CO2 ..........................................................................14
2.3.2. Ưu nhược điểm của môi chất CO2 ................................................15
2.4. Cơ sở thực nghiệm ...............................................................................16
2.5. Các công thức tính toán liên quan......................................................16
CHƯƠNG 3: THIẾT LẬP HỆ THỐNG THỰC NGHIỆM ...........................19
3.1. Sơ đồ nguyên lý ....................................................................................19
3.2. Các thiết bị chính của hệ thống ..........................................................20
3.2.1. Máy nén gas CO2 ............................................................................20
3.2.2. Thiết bị làm mát gas CO2 ống đồng cánh nhôm ..........................20
3.2.3. Van tiết lưu tay ...............................................................................21
3.2.4. Thiết bị bay hơi ống nhôm kênh mini ..........................................21
3.3. Các thiết bị đo ......................................................................................22
3.3.1. Đồng hồ đo áp suất .........................................................................22
3.3.2. Thiết bị đo áp suất kỹ thuật số ......................................................23
i
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS. TS ĐẶNG THÀNH TRUNG
3.3.3. Bộ đo nhiệt độ micro ......................................................................24
3.3.4. Thiết bị đo độ ẩm ............................................................................25
3.3.5. Thiết bị đo nhiệt độ và độ ẩm để bàn ...........................................25
3.3.6. Thiết bị đo nhiệt độ và độ ẩm treo tường .....................................26
3.3.7. Thiết bị đo vận tốc gió ....................................................................26
3.4. Quy trình thực nghiệm ........................................................................27
CHƯƠNG 4: CÁC KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM ............................................28
4.1. Trường nhiệt độ ...................................................................................28
4.1.1. Hệ thống vận hành ở chế độ van tiết lưu 1.....................................28
4.1.2. Hệ thống vận hành ở chế độ van tiết lưu 2.....................................41
4.1.3. So sánh giữa hai trường hợp khi dùng van tiết lưu 1 và van tiết lưu
2 ..........................................................................................................48
4.2. Trường độ ẩm.......................................................................................50
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................58
5.1. Kết luận .................................................................................................58
5.2. Kiến nghị ............................................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................60
PHỤ LỤC.............................................................................................................64

ii
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS. TS ĐẶNG THÀNH TRUNG

DANH MỤC HÌNH ẢNH


Hình 2.1: Đồ thị lgp-h của môi chất R744 .................................................................... 15
Hình 2.2: Đồ thị T-s môi chất R744 .............................................................................. 15
Hình 3.1: Sơ đồ nguyên lí quá trình thực nghiệm ......................................................... 19
Hình 3.2: Máy nén gas CO2 ........................................................................................... 20
Hình 3.3: Thiết bị làm mát ống đồng cánh nhôm .......................................................... 21
Hình 3.4: Van tiết lưu tay .............................................................................................. 21
Hình 3.5: Thiết bị bay hơi ống nhôm kênh mini ........................................................... 22
Hình 3.6: Các thông số kênh mini ................................................................................. 22
Hình 3.7: Đồng hồ đo áp suất ........................................................................................ 23
Hình 3.8: Đầu cảm biến tín hiệu áp suất kỹ thuật số ..................................................... 23
Hình 3.9: Thiết bị đo áp suấts kỹ thuật số ..................................................................... 24
Hình 3.10: Bộ đo nhiệt độ micro ................................................................................... 24
Hình 3.11: Máy đo độ ẩm .............................................................................................. 25
Hình 3.12: Thiết bị đo nhiệt độ - độ ẩm để bàn............................................................. 25
Hình 3.13: Thiết bị đo nhiệt độ - độ ẩm treo tường ...................................................... 26
Hình 3.14: Thiết bị đo vận tốc gió ................................................................................. 26
Hình 4.1: Ảnh hưởng của áp suất Pk và Po và nhiệt độ môi chất vào dàn lạnh ............. 29
Hình 4.2: Đồ thị lgp – h của quá trình thực nghiệm khi Pk = 75 bar ............................. 32
Hình 4.3: Sự ảnh hưởng của áp suất Pk và Po đến chỉ số COP ...................................... 35
Hình 4.4: Sơ đồ trao đổi nhiệt lưu động của không khí và CO2.................................... 37
Hình 4.5: Sự ảnh hưởng của áp suất Pk và Po đến sự thay đổi của hệ số tỏa nhiệt đối lưu
của CO2 .......................................................................................................................... 41
Hình 4.6: Ảnh hưởng của áp suất Pk và Po và nhiệt độ môi chất vào dàn lạnh (2) ....... 42
Hình 4.7: Sự ảnh hưởng của áp suất Pk và Po đến chỉ số COP (2) ................................ 46
Hình 4.8: Sự ảnh hưởng của áp suất Pk và Po dến sự thay đổi của hệ số tỏa nhiệt đối lưu
của CO2 (2) .................................................................................................................... 48
Hình 4.9: Chỉ số COP khi hệ thống vận hành ở chế độ VTL 1 so với khi ở chế độ VTL
2 ..................................................................................................................................... 49
Hình 4.10: αCO2 khi hệ thống vận hành ở chế độ VTL 1 so với khi ở chế độ VTL 2 ... 49
Hình 4.11: Sự thay đổi ∆t và nhiệt hiện phía dàn lạnh Reetech .................................... 54
Hình 4.12: Sự thay đổi ∆t và nhiệt hiện phía thiết bị bay hơi kênh mini khi dùng VTL 1.
....................................................................................................................................... 55
Hình 4.13: Sự thay đổi ∆t và nhiệt hiện phía thiết bị bay hơi kênh mini khi dùng VTL 2
....................................................................................................................................... 56
iii
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS. TS ĐẶNG THÀNH TRUNG
Hình 4.14: So sánh năng suất lạnh tổng phía không khí từ ba nguồn dữ liệu ............... 56
Hình 4.15: So sánh lượng nhiệt ẩn của ba nguồn dữ liệu .............................................. 57
Hình 4.16: So sánh chỉ số COP của ba nguồn dữ liệu................................................... 57

iv
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS. TS ĐẶNG THÀNH TRUNG

DANH MỤC BẢNG


Bảng 4.1: Bảng thông số thực nghiệm .......................................................................... 28
Bảng 4.2: Sự thay đổi của áp suât Po sau tiết lưu sau khi đi qua dàn lạnh và đến đầu hút
méy nén.......................................................................................................................... 30
Bảng 4.3: Điểm nút quá trình Pk = 75 bar ..................................................................... 31
Bảng 4.4: Thông số các điểm nút .................................................................................. 32
Bảng 4.5: Thông số nhiệt động các điểm nút ................................................................ 33
Bảng 4.6: Bảng giá trị năng suất lạnh và COP của các trường hợp .............................. 34
Bảng 4.7: Các kết quả mật độ dòng nhiệt thu được sau tính toán ................................. 37
Bảng 4.8: Thông số nhiệt độ của không khí và môi chất CO2 khi Pk = 75 bar ............. 38
Bảng 4.9: Các giá trị về độ chênh nhiệt độ ở các trạng thái còn lại .............................. 39
Bảng 4.10: Các giá trị 𝛼𝐶𝑂2 thu được sau tính toán thu được ở các trạng thái Pk ........ 40
Bảng 4.11: Bảng thông số thực nghiệm (2) ................................................................... 41
Bảng 4.12: Sự thay đổi của áp suât P0 sau tiết lưu sau khi đi qua dàn lạnh và đến đầu
hút méy nén (2) .............................................................................................................. 42
Bảng 4.13: Thông số các điểm nút (2) .......................................................................... 43
Bảng 4.14: Thông số nhiệt động các điểm nút chính (2) .............................................. 44
Bảng 4.15: Bảng giá trị năng suất lạnh và COP của các trường hợp (2) ...................... 45
Bảng 4.16: Các kết quả mật độ dòng nhiệt thu được sau tính toán (2) ......................... 46
Bảng 4.17: Các giá trị về độ chênh nhiệt độ ở các trạng thái khi ở chế độ VTL 2 ....... 47
Bảng 4.18: Các giá trị αCO2 thu được sau tính toán thu được ở các trạng thái Pk (2) ... 47
Bảng 4.19: Thông số thực nghiệm về nhiệt độ không khí trước và sau dàn lạnh Reetech
RT9 – BD....................................................................................................................... 50
Bảng 4.20: Thông số thực nghiệm về nhiệt độ của không khí đi qua thiết bị bay hơi kênh
mini dùng van tiết lưu 1 ................................................................................................. 51
Bảng 4.21: Thông số thực nghiệm về nhiệt độ của không khí đi qua thiết bị bay hơi kênh
mini dùng van tiết lưu 2 ................................................................................................. 51
Bảng 4.22: Các giá trị nhiệt ẩn, nhiệt hiện và nhiệt tổng sau tính toán phía dàn lạnh
Reetech .......................................................................................................................... 53
Bảng 4.23: Các giá trị nhiệt ẩn, nhiệt hiện và nhiệt tổng sau tính toán phía thiết bị bay
hơi kênh mini khi dùng van tiết lưu 1 ........................................................................... 53
Bảng 4.24: Các giá trị nhiệt ẩn, nhiệt hiện và nhiệt tổng sau tính toán phía thiết bị bay
hơi kênh mini khi dùng van tiết lưu 2 ........................................................................... 54

v
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS. TS ĐẶNG THÀNH TRUNG

CÁC KÍ HIỆU CHỦ YẾU


Chữ Latinh

a: Hệ số khuếch tán nhiệt

A: Hệ số hấp thụ

B: Chiều rộng, m

c: Nhiệt dung riêng khối lượng [J/kg.K]

cp: Nhiệt dung riêng khối lượng đẳng áp [J/kg.K]

C: Hệ số bức xạ

dng: Đường kính ngoài của ống, [m]

dtr : Đường kính trong của ống, [m]

D: Hệ số xuyên qua

E: Khả năng bức xạ bán cầu

E: Khả năng bức xạ đơn sắt

F: Diện tích bề mặt trao đổi nhiệt, [m2]

f: Diện tích tiết diện ngang, [m2]

k: Hệ số truyền nhiệt

lc: Chiều dài của cánh, [m]

G: Lưu lượng khối lượng, [kg/s] (hoặc khối lượng, [kg])

p: Áp suất, [bar]

q: Mật độ dòng nhiệt, [W/m2]

Q: Dòng truyền nhiệt, [W]

Ql: Nhiệt ẩn, [kW]

Qs: Nhiệt hiện, [kW]

r: Nhiệt ẩn hóa hơi, [kJ/kg]

t: Nhiệt độ bách phân [oC]


vi
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS. TS ĐẶNG THÀNH TRUNG
T: Nhiệt độ Kelvin [K]

v: Thể tích riêng [m3]

V: Lưu lượng thể tích [m3/s]

Chữ Hy Lạp

α: Cường độ tỏa nhiệt đối lưu

β: Hệ số làm lạnh, hệ số giãn nở nhiệt

: độ nhớt động học của không khí, [m2/s]

δ: Độ dày cánh, [m]

ε: Độ đen

η: Hiệu suất, [%]

∆𝑡: Chênh lệch nhiệt độ, [oC]

𝜌: Khối lượng riêng, [kg/m3]

𝜇: Độ nhớt động lực học, [kg/ms]

𝜔: tốc độ dòng, [m/s]

𝜆: Hệ số dẫn nhiệt, [W/m2.K]

Quy ước ký hiệu quốc tế

GWP: Chỉ số làm trái đất nóng lên toàn cầu.

HFC: Được xem là môi chất lạnh thế hệ thứ 3. Với các môi chất lạnh gốc điển
hình như HFC134A (R134a), HFC410A (R410A).

COP: (Coeffcient Of Performance) Hệ số hiệu quả năng lượng

Chữ viết tắt

VTL: van tiết lưu

vii
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS. TS ĐẶNG THÀNH TRUNG

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình hoàn thành nghiên cứu, nhóm chúng em đã nhận được rất nhiều
sự hỗ trợ, giúp đỡ từ quý thầy cô. Nhóm chúng em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
nhất đến quý thầy cô đã tận tình hướng dẫn về mặt kiến thức cũng như tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho chúng em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Bên cạnh đó, chúng em xin
được cảm ơn các anh chị sinh viên khóa trước và các bạn sinh viên cùng khóa đã hỗ trợ
và góp ý trong suốt quá trình nghiên cứu.

Chúng em xin được gửi lời cảm ơn đến thầy PGS. TS Đặng Thành Trung và thầy
NCS. Đoàn Minh Hùng và đã trực tiếp hướng dẫn chúng em trong suốt quá trình làm
nghiên cứu. Trong quá trình làm nghiên cứu nhóm chúng em đã tiếp thu thêm được rất
nhiều kiến thức và kỹ năng bổ ích. Nhờ nhận được sự quan tâm, dạy dỗ của quý thầy
cô, nay nhóm chúng em đã hoàn thành tốt đề tài đồ án tốt nghiệp này

Còn là sinh viên tham gia nghiên cứu sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót cũng
như kinh nghiệm còn hạn chế. Vì vậy, nhóm chúng em rất mong nhận được sự chỉ bảo,
đóng góp ý kiến từ các thầy cô để chúng em có điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thức
của mình.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

1
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS. TS ĐẶNG THÀNH TRUNG

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN


1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Năng lượng là một trong những yếu tố thiết yếu cho sự tồn tại và phát triển của xã
hội ngày nay cũng như duy trì mọi sự sống trên trái đất. Trong nhiều thập kỷ qua việc
tiêu thụ năng lượng trên thế giới tăng lên cùng với sự phát triển kinh tế trong đó nhiên
liệu hóa thạch như dầu thô, than đá và khí tự nhiên chiếm phần lớn năng lượng tiêu thụ
vì vậy những nguồn năng lượng này sẽ bị cạn kiệt sớm hay muộn trong tương lai do đó
vấn đề tiết kiệm và sử dụng hiểu quả năng lượng có ý nghĩa vô cùng quan trọng và cần
thiết.

Trong giai đoạn công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước như ngày nay, tiết kiệm
năng lượng và bảo vệ môi trường là những vấn đề cấp thiết của xã hội. Tiết kiệm năng
lượng giúp cắt giảm một lượng nhiên liệu đồng thời giảm đi một lượng chất thải có tác
động xấu đến môi trường. Trong đó, ngành công nghiệp nhiệt lạnh có tiềm năng tiết
kiệm năng lượng cao nhất gồm hệ thống lạnh công nghiệp và lạnh dân dụng.

Thiết bị trao đổi nhiệt cũng được xem là thành phần chính trong hệ thống lạnh,
điều hòa không khí của các tòa nhà, khu chung cư, trường học, trung tâm thương mại,
cũng như trong các nhà máy, xí nghiệp phục vụ cho nhu cầu đông lạnh, trữ đông hải
sản,… Với những hệ thống lạnh như hiện nay, hầu hết môi chất lạnh sử dụng chủ yếu là
CFC, HCFC hay HFC có sự tác động không nhỏ đến tầng Ozon gây ra hiệu ứng nhà
kính, biến đổi khí hậu toàn cầu. Thêm vào đó thiết bị trao đổi nhiệt hiện này thường
được chế tạo chủ yếu là loại ống đồng cánh nhôm, thông số kích thước tùy thuộc vào
công suất dẫn đến hiệu suất không cao và kết cấu khá cồng kềnh, từ đó những yêu cầu
về kích thước, thẩm mỹ, năng suất, giá thành được đặt ra.

Nắm bắt được những xu hướng và khuyết điểm đó các nhà khoa học đã không
ngừng nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao hiệu suất cũng như chất lượng của thiết
bị trao đổi nhiệt. Trong số đó có một hướng nghiên cứu mới là sử dụng thiết bị làm mát
ống mini và sử dụng CO2 làm môi chất lạnh thay thế cho các môi chất lạnh hiện nay.
Việc nghiên cứu và sử dụng thiết bị làm mát ống mini đã thu nhỏ được kích thước thiết
bị mà vẫn có hiệu quả tốt, mật độ truyền nhiệt cao, chi phí chế tạo, lắp đặt hợp lí. Đồng
thời, khi CO2 được sử dụng phổ biến trong hệ thống lạnh thay có các môi chất lạnh hiện

2
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS. TS ĐẶNG THÀNH TRUNG
nay thì lượng Flourocarbon sẽ giảm và lượng CO2 bên ngoài môi trường cũng sẽ giảm
đi.

Nhằm góp phần cho những giải pháp này, nhóm chúng em quyết định chọn đề tài
“Nghiên cứu trường nhiệt độ và độ ẩm của không khí qua thiết bị bay hơi kênh mini
dùng môi chất lạnh CO2”.

1.2. Mục đích chọn đề tài

Tìm hiểu và nghiên cứu về môi chất lạnh CO2 và bộ trao đổi nhiệt kích thước mini,
cùng sự thay đổi các đặc tính vật lí của các trường vật chất (không khí) đi qua thiết bị
bay hơi kênh mini.

1.3. Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Rao và các cộng sự [1] đã tiến hành nghiên cứu về đặc tính dòng chảy và hệ số
truyền nhiệt của môi chất CO2 trong các kênh khác nhau. Mục đích chính của bài viết
này là cung cấp một tổng quan về công bố các nghiên cứu có liên quan đến dòng chảy
và đặc tính truyền nhiệt của CO2. Dựa trên các công trình thực tế các yếu tố kích thước
ống, lưu lượng môi chất, nhiệt độ và áp suất đầu vào và đầu ra của CO2 sẽ ảnh hưởng
đến hệ số truyền nhiệt của CO2. Khi áp suất đầu vào tăng lên, mật dộ và độ nhớt tăng
lên làm cho nhiệt độ cao hơn nhiệt độ tới hạn và ngược lại.

Jadhav và các cộng sự [2] tiến hành nghiên cứu các đặc tính dòng chảy của các
ống mao đối lưu cho chất làm lạnh R744. Lấy kết quả của mười sáu mô hình có hệ số
ma sát khác nhau so sánh với các kết quả sẵn có. Ta lập được biểu đồ dự đoán tốc độ
dòng chảy của môi chất lạnh R744. Kết quả này được so sánh với kết quả của Wang và
cộng sự dựa trên sai số trung bình, được tính cho các trạng thái khác nhau. Người ta
nhận thấy sai số bình quân trung bình nằm trong khoảng giới hạn chấp nhận được, phù
hợp nhất cho dự báo tốc độ khối lượng của ống mao với các điều kiện hoạt động đã chọn
cho môi chất R744. Mô hình hiện tại có thể được sử dụng để thiết kế các ống mao làm
việc với chất làm lạnh CO2.

Austin và Sumathy [3] đã tiến hành nghiên cứu về hiệu năng và lợi ích của việc sử
dụng bơm nhiệt có áp suất làm việc cao hơn áp suất làm việc của CO2 dẫn đến nhiệt độ
tới hạn của CO2 nhỏ hơn nhiệt độ tới hạn của bơm nhiệt, hệ thống không còn bị giới hạn
phạm vi nhiệt độ hoạt động, gọi là bơm nhiệt liên tục hoặc là bơm nhiệt không giới hạn,
3
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS. TS ĐẶNG THÀNH TRUNG
chu trình bơm nhiệt liên tục sử dụng carbon dioxide bắt đầu vào đầu những năm 1990.
Nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm, cũng như phát triển hệ thống thương mại, đã tăng
cường hiệu suất tới hạn hệ thống tới mức gần bằng các hệ thống bơm nhiệt thông thường.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các máy bơm nhiệt CO2 có thể vận hành tốt đối với các
ứng dụng làm nóng nước và không khí.

Gullo và cộng sự [4] đã tiến hành nghiên cứu hiệu suất môi chất R744 bằng cách
tiến hành thực nghiệm về sử dụng môi chất R744 cho các hệ thống lạnh tại các cửa hàng
bán lẻ thực phẩm với quy mô trung bình ở nhiều vùng có khí hậu khác nhau ở châu Âu.
So sánh giữa môi chất R404A được sử dụng rộng rãi hiện nay với môi chất R774 đang
trong quá trình nghiên cứu thì các kết quả cho thấy so với hệ thống sử dụng môi chất
R404A thì hệ thống lạnh sử dụng môi chất lạnh R744 trên cùng một công suất sẽ tiết
kiệm năng lượng hơn từ 3% đến 37,1% trên khắp châu Âu. Cũng trong cuộc điều tra
này cho thấy rằng việc kết nối song song máy phun với đầu phun hơi và đầu phun chất
lỏng sẽ cho kết quả tối ưu nhất ở bất kỳ chế độ vận hành nào là công nghệ hiệu quả cao
nhất và thân thiện với khí hậu đối với ngành bán lẻ thực phẩm châu Âu.

Bansal [5] đã tiến hành nghiên cứu về các nguyên tắc cơ bản và ứng dụng môi chất
lạnh CO2 trong các hệ thống làm lạnh sâu, cùng với một số thảo luận về tính chất an
toàn của nó, phân tích nhiệt động lực học, những thách thức, nhu cầu về cơ bản đối với
nghiên cứu và thiết kế các hệ thống mới theo những ưu thế hiện có của nó trong ngành
công nghiệp điện lạnh. Đặc biệt trong ngành công nghiệp thực phẩm vì tính chất an toàn
của nó là thân thiện với môi trường và cạnh tranh về chi phí. Hệ thống tăng cường tới
hạn trong điều kiện khí hậu lạnh hơn và những tiềm năng của CO2 hệ thống lạnh phân
tầng với một hydrocarbon (hoặc một HFC) điều kiện khí hậu ấm hơn, dường như là sự
lựa chọn phổ biến. Gần đây các nghiên cứu trên hệ thống phân tầng cho thấy rằng những
hệ thống sử dụng CO2 làm môi chất, cho thấy CO2 là môi chất lạnh có hiệu suất tốt hơn
60% so với hệ thống lạnh một cấp thông thường sử dụng R404A tại nhiệt độ thấp.

Santosa và các cộng sự [6] đã tiến hành khảo sát các hệ số truyền nhiệt và môi chất
làm lạnh thông thường trong các ống xoắn bằng cách sử dụng mô hình động lực học tính
toán (Computational Fluid Dynamics - CFD). Kết quả từ mô hình đã được so sánh với
các phép đo thực nghiệm cho thấy một khe ngang trên vây giữa hàng đầu và hàng thứ
hai của ống dẫn có thể làm tăng tỷ lệ nhiệt thải của thiết bị ngưng tụ từ 6% đến 8%. Điều

4
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS. TS ĐẶNG THÀNH TRUNG
này có thể dẫn đến diện tích truyền nhiệt, diện tích trao đổi nhiệt nhỏ dẫn đến một lượng
nhiệt thải nhất định hoặc là thấp hơn với phía áp suất cao và hiệu quả cao hơn cho hệ
thống làm lạnh. Kết quả của quá trình truyền nhiệt là nguồn tài liệu quý giá cho các nhà
nghiên cứu và sản xuất CO2 hoặc các dàn trao đổi nhiệt.

Chien [7] và các đồng nghiệp đã tiến hành thực nghiệm nghiên cứu hệ số trao đổi
nhiệt bay hơi dòng 2 pha của 3 chất làm lạnh R32 (difluoromethane), CO2 (carbon
dioxide) và R290 (propane) trong kênh mini có đường kính trong là 1,5 mm và chiều
dài của kênh trong khoảng từ 500 mm đến 2000 mm. Các dữ liệu thực nghiệm được thu
thập trong điều kiện mật độ dòng khối từ 150 đến 500 kg/m2, mật độ dòng nhiệt từ 5 đến
20 kW/ m2, nhiệt độ bão hòa là 100C và độ khô từ 0,1. Kết quả cho thấy hệ số trao đổi
nhiệt của R290, CO2 và R32 tăng khi mật độ dòng nhiệt tăng. Điều đó có nghĩa là sự sôi
bọt là cơ chế truyền nhiệt chiếm ưu thế. Hơn nữa, lưu lượng khối lượng có ảnh hưởng
lớn đến hệ số trao đổi nhiệt của CO2.

Yang cùng các cộng sự [8] đã nghiên cứu thiết bị làm mát ống xoắn trong hệ thống
bơm nước nóng sử dụng mối chất CO2 bằng cách tiến hành đo thí nghiệm và phân tích
lý thuyết hoạt động của hai bộ làm mát không khí dạng ống xoắn áp dụng trong một
máy bơm nhiệt sử dụng môi chất CO2. Sử dụng môi chất CO2 để gia nhiệt cho nước. Bài
báo cáo trên đã đưa ra những kết luận chính: Bộ làm mát ống xoắn sử dụng nhiều ống
trong hơn sẽ cải thiện nhiệt độ đầu ra của nước hơn và khi tăng áp suất của CO2 vào
thiết bị thì nhiệt độ nước sẽ tăng lên. Áp suất CO2 sẽ giảm khi tăng số lượng ống bên
trong thiết bị làm mát khí. Nhiệt độ nước ra của bộ làm mát khí có thể tăng lên bằng
cách tăng tốc độ làm lạnh, nhiệt độ đầu vào của nước và làm giảm tốc độ dòng nước làm
mát.

Jin và các cộng sự [9] tiến hành nghiện cứu phát triển mô hình thiết bị hay hơi sử
dụng môi chất CO2 trong hệ thống điều hòa không khí. Báo cáo này trình bày mô hình
phân tích của máy tính để dự đoán hiệu suất thiết bị bay hơi sử dụng môi chất CO2 trong
một hệ thống điều hòa không khí di động. Mô hình phát triển dựa trên cơ sở của phương
trình bảo toàn năng lượng và khối lượng, truyền nhiệt của môi chất lạnh, đặc tính giảm
áp suất, hơn nữa tổn thất áp suất đầu ra và vào của kênh micro cũng được xem xét,…Từ
đó mô hình có thể dự đoán chính xác hiệu suất của thiết bị bay hơi.

5
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS. TS ĐẶNG THÀNH TRUNG
Fadil Ayad cùng các cộng sự [10] của mình đã nghiên cứu và thiết kê hệ thống dàn
bay hơi cho môi chất CO2 dùng cho hệ thống điều hoàn không khí của ô tô. Trong bài
báo này, nhóm đã nghiên cứu về sự bay hơi CO2 trong cả hai ống thông thường cũng
như trong các kênh mini được trình bày. Một cơ sở dữ liệu thực nghiệm về truyền nhiệt
sôi CO2 trong kênh mini đã được thực hiện và một mô hình dự đoán về hệ số truyền
nhiệt của hơi hóa CO2 trong kênh mini đã được phát triển. Mô hình này được xác nhận
bằng cách sử dụng cơ sở dữ liệu thử nghiệm được xây dựng cho dòng chảy ngang và
bao gồm các điều kiện hoạt động của thiết bị bay hơi CO2 điều hòa không khí ô tô.

Lee Jae Seung và nhóm cộng sự [11] đã nghiên cứu về hiệu suất của hệ thống điều
hòa không khí CO2 sử dụng thiết bị phun (ejector) đóng vai trò như một thiết bị tiết lưu
cho hệ thống. Hệ thống điều hòa không khí CO2 tạo ra một chu kỳ chuyển tiếp cho thấy
hiệu suất giảm nhẹ so với hệ thống thông thường. Để khắc phục nhược điểm này, một
chu trình áp dụng một máy phun được đề xuất. Những chỉ số COP của một hệ thống
điều hòa không khí sử dụng đầu phun và hệ thống thông thường đã được tính toán và so
sánh dựa trên áp suất và nhiệt độ của các thí nghiệm. Khả năng làm mát và COP trong
hệ thống điều hòa không khí sử dụng bộ phun cao hơn so với công suất trong hệ thống
thông thường với tỷ lệ kèm theo lớn hơn 0,76.

Zhang cùng nhóm cộng sự [12] đã tiến hành một số nghiên cứu vể một loại vòng
xi-phông nhiệt (thermosyphon) CO2 trong một hệ thống điều hòa không khí tích hợp để
làm mát các trung tâm dữ liệu. Một mô hình tham số phân tán của vòng xi-phông nhiệt
CO2 trong một hệ thống điều hòa không khí tích hợp để làm mát miễn phí được xây
dựng và xác nhận. Hiệu suất được so sánh với các môi chất truyền thống và ảnh hưởng
của một số thông số hình học quan trọng được đánh giá. Kết quả cho thấy tỷ lệ lấp đầy
tối ưu cho CO2, R22 và R134a lần lượt là 120%, 100% và 90%.

Zhang và các cộng sự [13] đã tiến hành thiết kê mô hình động lực học lưu chất của
máy làm mát CO2 dạng ống có cánh cho hệ thống lạnh. Bộ làm mát khí CO2 dạng ống
có vai trò quan trọng đối với sự hoàn hảo của hệ thống và do đó cần phải được nghiên
cứu kỹ lưỡng. Để đạt được điều này, các điều kiện vận hành khác nhau được dự đoán
và phân tích bằng phương pháp mô hình hóa và mô phỏng tính toán động lực học
(Computational Fluid Dynamics, viết tắt là CFD). Đáng chú ý là mô hình CFD có thể
thu được chính xác các hệ số truyền nhiệt cục bộ của không khí và môi chất lạnh.

6
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS. TS ĐẶNG THÀNH TRUNG
Cheng [14] cùng nhóm cộng tác viên đã tiến hành nghiên cứu và phân tích việc
làm mát CO2 trên tới hạn trong kênh macro và kênh micro. Một phân tích toàn diện về
truyền nhiệt và giảm áp suất dữ liệu thực nghiệm và mối tương quan để làm mát CO2
siêu tới hạn trong các kênh macro và micro được trình bày trong bài báo này. Đầu tiên
tính chất vật lý và lưu động của CO2 ở điều kiện siêu tới hạn sẽ được thảo luận và ảnh
hưởng của chúng đối với sự truyền nhiệt và giảm áp suất. Tiếp theo, một đánh giá của
các nghiên cứu thực nghiệm về truyền nhiệt và giảm áp suất làm mát CO2 siêu tới hạn
được đưa ra và so sánh chi tiết và phân tích liên quan đến truyền nhiệt và kết hợp giảm
áp suất để làm mát CO2 siêu tới hạn nếu có thể.Theo phân tích, nhóm nghiên cứu khuyến
nghị nên nỗ lực hơn nữa để phát triển các phương pháp truyền nhiệt tốt để làm mát CO2
siêu tới hạn dựa trên cơ sở dữ liệu chính xác trong tương lai.

Wang cùng các cộng sự [15] đã tiến hành những cuộc thí nghiệm nhằm phân tích
ảnh hưởng của chất bôi trơn đến hiệu suất truyền nhiệt đối với chất làm lạnh thông
thường và chất làm lạnh tự nhiên R-744. Các thông số khác nhau ảnh hưởng đến hệ số
truyền nhiệt chịu chất bôi trơn, như nồng độ dầu, thông lượng nhiệt, thông lượng khối
lượng, lượng hơi, cấu hình hình học, nhiệt độ bão hòa, nhiệt động lực và tính chất chuyển
động đều được nghiên cứu trong thí nghiệm của nhóm. Nhóm nghiên cứu cố gắng tóm
tắt xu hướng chung của chất bôi trơn trên hệ số truyền nhiệt và cũng để xây dựng sự
khác biệt của một số nghiên cứu không nhất quán. Chất bôi trơn có thể tăng hoặc giảm
hiệu suất truyền nhiệt tùy thuộc vào nồng độ dầu, sức căng bề mặt, hình học bề mặt.

Mastrowski và các cộng sự [16] đã cùng nghiên cứu thực nghiệm về vấn đề truyền
nhiệt trong các thiết bị tiết lưu trong hệ thống lạnh CO2. Hai thiết bị tiết lưu được thiết
kế cho các hệ thống làm lạnh CO2 là ống mao dẫn và đầu phun cố định đã được thử
nghiệm trong phòng thí nghiệm SINTEF/NTNU ở Trondheim, Na Uy để xác định ảnh
hưởng của điều kiện môi trường đến hiệu suất của chúng. Điểm mới của nghiên cứu này
là kiểm tra ảnh hưởng của sự truyền nhiệt giữa thành thiết bị tiết lưu và môi trường xung
quanh đối với R744 bên trong. Để đạt được mục tiêu này, cả hai thiết bị tiết lưu nói trên
đã được thử nghiệm với các bức tường cách nhiệt và không cách nhiệt. Để đo nhiệt độ
thành bên trong bằng cách sử dụng cặp nhiệt điện, một kiểu mẫu đầu phun R744 với các
kênh khoan đã được chuẩn bị.

7
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS. TS ĐẶNG THÀNH TRUNG
Yang và nhóm cộng sự [17] đã thiết kế một bộ điều khiển đa biến tối ưu dùng cho
chu trình làm lạnh bằng CO2 trên tới hạn với đầu phun ejector có thể điều chỉnh được.
Do đó, một loại đầu phun mà chúng có thể điều chỉnh được sẽ rất hữu ích. Trong bài
báo này, một bộ điều khiển đa biến tối ưu dựa trên mô hình động được đề xuất để cải
thiện chu trình làm lạnh CO2 trên tới hạn với một đầu phun có thể điều chỉnh. Bộ điều
khiển cuối cùng được áp dụng trên bộ máy thí nghiệm và độ hoàn hảo được xác minh.
Hơn nữa, bằng bộ cảm biến, áp suất làm mát khí tối ưu cho công suất làm lạnh không
đổi thực sự gần như đạt được trên thiết bị thí nghiệm với thời gian duy trì khoảng 700
giây.

Llopis cùng nhóm cộng sự [18] của ông đã nghiên cứu phương pháp quá lạnh cho
chu trình làm lạnh sử dụng môi chất CO2. Việc làm qua lạnh khí CO2 đã tạo ra một
phương pháp để nâng cấp hiệu suất của các nhà máy làm lạnh CO2 trong những năm
gần đây, với sự cải thiện tổng thể lên tới 12% với các bộ trao đổi nhiệt bên trong, 22%
với các bộ tiết kiệm, 25,6% với các hệ thống nhiệt điện và 30,3% với các phương pháp
làm mát chuyên dụng. Nghiên này đánh giá toàn diện các nghiên cứu gần đây coi việc
quá lạnh là một cách để nâng cấp hiệu suất của chu trình làm lạnh CO2. Việc xem xét
được giới hạn trong các chu trình làm lạnh CO2 với bình chứa cho mục đích thương mại
và không xem xét điều hòa không khí. Việc này được thực hiện như sau: Thứ nhất, các
khía cạnh nhiệt động của quá trình làm quá lạnh trong chu trình làm lạnh CO2 được mô
tả và thảo luận; thứ hai, các kết quả và kết luận chính của các cuộc điều tra gần đây được
phân tích bên trong hai nhóm lớn: phương thức quá lạnh bên trong và phương thức quá
lạnh bên ngoài.

Bellos và Tzivanidis [19] đã tiến hành một nghiên cứu so sánh các hệ thống làm
lạnh CO2. Mục tiêu của công việc này là so sánh các hệ thống làm lạnh CO2 lý thuyết
khác nhau và xác định các cấu hình tốt nhất. Một hệ thống điển hình (thiết bị bay hơi,
máy nén, bộ làm mát gas, van tiết lưu) là hệ thống tham chiếu và nó được so sánh với
một hệ thống có bộ trao đổi nhiệt bên trong, hệ thống nén song song, hệ thống nén 2 cấp
và hệ thống với bộ quá lạnh cơ sau bộ thu gas. Cụ thể hơn, nhiệt độ làm lạnh được kiểm
tra từ -35oC đến 5oC, trong khi nhiệt độ ngưng tụ (hoặc nhiệt độ đầu ra của bộ làm mát
gas) từ 35oC đến 50oC. Theo kết quả, tất cả các hệ thống đã được kiểm tra trong tất cả
trường hợp đều làm việc hiệu quả hơn hệ thống tham chiếu. Hệ thống với bộ quá lạnh

8
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS. TS ĐẶNG THÀNH TRUNG
cơ học và hệ thống nén hai cấp được thấy là sự lựa chọn hiệu quả nhất với hệ số nâng
cao hiệu suất trung bình lần lượt là 75,8% và 49,8%.

Liu cùng các cộng sự [20] đã tiến hành phân tích nhiệt động lực học của chu trình
làm lạnh CO2 trên tới hạn tích hợp với bộ quá lạnh điện nhiệt và đầu phun ejector. Bộ
quá lạnh điện nhiệt được lắp đặt sau bộ làm mát gas trong chu trình làm lạnh CO2 lý
thuyết với một ejector. Việc so sánh được thực hiện với chu trình làm lạnh CO2 lý thuyết
thông thường (BASE), chu trình CO2 với bộ quá lạnh nhiệt điện (TES) và chu trình CO2
với ejector (EJE). Hệ số hiệu suất làm mát tối đa (COPc) thu được cho chu trình TES +
EJE mới với tối ưu hóa đồng thời nhiệt độ làm mát và áp suất đẩy. Chu trình mới có
COPc cao hơn và áp suất đẩy thấp hơn so với ba chu trình còn lại. So với chu trình thông
thường (BASE), COPc tối đa của chu trình TES + EJE tăng 39,34% và áp suất đẩy tối
ưu tương ứng giảm 8,01% trong điều kiện hoạt động nhất định với nhiệt độ bay hơi 5°C
và nhiệt độ đầu ra của khí làm mát khí là 40°C.

1.4. Tình hình nghiên cứu trong nước

ThS. Nguyễn Trọng Hiếu cùng các cộng sự [21] đã tiến hành thí nghiệm về một
hệ thống điều hòa không khí CO2 với các bộ trao đổi nhiệt bằng đồng. Trong nghiên cứu
này, máy nén và bộ làm mát đã được thử nghiệm với phương pháp thủy lực để xác định
nhiệt độ bị biến dạng và bị phá hỏng. Kết quả cho thấy máy nén thông thường không
phù hợp để sử dụng áp suất cao, do COP của chu kỳ rất thấp (chỉ 0,5). Với máy nén
CO2, chu kỳ có thể đạt được COP của 3,07 ở nhiệt độ bay hơi 10°C. Tương đương với
COP của hệ thống điều hòa không khí thương mại trên thị trường hiện nay.

PGS.TS Đặng Thành Trung và nhóm cộng sự [22] đã tiến hình thực nghiệm về hệ
thống điều hòa không khí CO2 với thiết bị bay hơi kênh mini sử dụng quá trình quá lạnh.
Kết quả cho thấy hiệu suất của hệ thống khi có quá trình quá lạnh sẽ cao hơn so với hệ
thống không có quá trình quá lạnh. Với quá trình quá lạnh, COP của hệ thống thu được
là 4,97 khi hệ thống ở áp suất 77 bar và nhiệt độ bay hơi là 15ºC. Còn khi không có quá
trình quá lạnh, thì COP cho trường hợp này chỉ thu được là gần 1,59 (thấp hơn cả hệ
thống điều hòa không khí thông thường). Từ đó, nhóm để xuất rằng hệ thống điều hòa
không khí CO2 nên được vận hành với áp suất dao động từ 74-77 bar và nhiệt độ bay
hơi dao động từ 10-15ºC ở chế độ siêu tới hạn, điều này sẽ cho hiệu quả và độ an toàn
cao hơn.
9
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS. TS ĐẶNG THÀNH TRUNG
ThS. Nguyễn Trọng Hiếu cùng các thành viên nhóm cộng sự [23] đã nghiên cứu
về môi chất CO2 được sử dụng trong thiết bị bay hơi kênh micro và đặc tính truyền nhiệt
của thiết bị bay hơi này được xác định bằng phương pháp mô phỏng số. Một số kết quả
về trường nhiệt độ, trường vận tốc và áp suất đã được thể hiện. Nhiệt độ đầu ra của CO2
trong trường hợp 1,6 g/s cao hơn giá trị thu được trong trường hợp 3,2g/s. Bên cạnh đó,
tổn thất áp suất qua thiết bị bay hơi kênh micro là không đáng kể, từ 38,164 bar xuống
38 bar. Các kết quả này đồng thuận với các nghiên cứu liên quan.

Hồ Đặng Trí cùng đồng nghiệp [24] thực hiện một cuộc so sánh thử nghiệm giữa
một máy làm mát kênh micro và hai bộ làm mát thông thường sử dụng môi chất CO2.
Hai bộ làm máy này được thiết kế với cùng một công suất nhiệt, tuy nhiên, thể tích của
bộ làm mát của kênh micro nhỏ hơn bộ làm mát thông thường. Các kết quả chỉ ra rằng
hiệu suất truyền nhiệt của bộ làm mát kênh micro cao hơn so với bộ làm mát thông
thường. Tuy nhiên, đã có một kết quả là bộ làm mát kênh mirco chỉ được sử dụng ở áp
suất lạnh dưới 75 bar. Bởi vì khi áp suất hơn 100 bar, bộ làm mát kênh micro bị vỡ.
Ngoài ra, chu kỳ được thực hiện ở nhiệt độ bay hơi 9ºC, chỉ số COP tính toán được là
6,6. COP của nghiên cứu hiện tại cao hơn so với các nghiên cứu khác.

PGS.TS. Đặng Thành Trung cùng các cộng sự [25] đã so sánh tốc độ trao đổi nhiệt
giữa một bộ trao đổi nhiệt thông thường và một bao đổi nhiệt kênh mini. Kích thước bộ
trao đổi nhiệt kênh micro bằng 64% so với kích thước trao đổi nhiệt thông thường từ
nhà sản xuất. Kết quả cho thấy, tốc độ truyền nhiệt của bộ trao đổi nhiệt kênh mini là
145W cao hơn, gần bằng với bộ tản nhiệt scooter. Ngoải ra, trong quá trình thí nghiệm
đã cho thấy việc sử dụng nước làm môi chất đã cho hiệu suất truyền nhiệt cao hơn so
với việc sử dụng dung dịch etylen. Các kết quả khá giống so với các nghiên cứu liên
quan.

Từ tổng quan các bài nghiên cứu trong và ngoài nước có thể thấy rằng việc nghiên
cứu môi chất lạnh CO2 hiện đang rất phổ biến và trở thành vấn đề cần thiết trong nghiên
cứu hiện nay. Bên cạnh đó việc đẩy mạnh nghiên cứu môi chất lạnh CO2 cũng cho thấy
tiềm năng khá lớn và những lợi ích đáng kể.

10
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS. TS ĐẶNG THÀNH TRUNG
1.5. Phương pháp thực hiện đề tài

Phương pháp tổng quan: Tổng hợp các công trình nghiên cứu có liên quan, từ đó
đưa ra hướng nghiên cứu của đề tài và mục tiêu sẽ đạt được sau nghiên cứu. Từ đó xác
định chính xác đối tượng và phạm vi thực hiện.

Phương pháp thực nghiệm: Thu thập số liệu, phân tích, kiểm tra, so sánh thông số
chạy thực nghiệm dàn lạnh CO2 kênh mini từ xưởng Nhiệt.

Phương pháp phân tích dữ liệu: Tính toán và phân tích các quá trình nhiệt động và
truyển nhiệt và cơ sở điều hòa không khí dựa vào thông số thực nghiệm thu được.

1.6. Giới hạn đề tài

Đối tượng tính toán thiết kế: Dựa vào các nghiên cứu trước, các thông số của hệ
thống thí nghiệm được chọn: máy nén lạnh CO2 có công suất điện 470W, thiết bị làm
mát ống đồng cánh nhôm giải nhiệt bằng không khí, dàn lạnh compact dùng ống dẹp
chứa các kênh mini có năng suất lạnh khoảng 2700W, điều kiện nhiệt độ môi trường tại
TP. Hồ Chí Minh.

11
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS. TS ĐẶNG THÀNH TRUNG

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Cơ sở truyền nhiệt

Từ định luật bảo toàn năng lượng, năng lượng chỉ chuyển từ dạng này sang dạng
khác. Sự nghiên cứu truyền nhiệt là nghiên cứu khoa học liên quan đến các dạng năng
lượng và sự biến đổi của chúng trong quá trình truyền nhiệt năng xảy ra giữa những vật
có nhiệt độ khác nhau. Khoa học truyền nhiệt giúp chúng ta có thể giải thích những
nguyên nhân tạo ra quá trình này, bên cạnh đó cũng tạo căn cứ để dự đoán mức độ trao
đổi nhiệt sẽ xảy ra cùng với các điều kiện liên quan. Các dòng nhiệt chính là dạng năng
lượng đặc trưng xuất hiện trong quá trình truyền nhiệt nhưng chúng không thể đo lượng
trực tiếp được. Do đó phải tiến hành đo đạc thông qua một đại lượng vật lý khác đó là
nhiệt độ. Sự chênh lệch nhiệt độ trong hệ chính là biểu hiện của các dòng nhiệt được
truyền giữa các vật trong hệ và chúng luôn luôn truyền từ vùng có nhiệt độ cao đến vùng
có nhiệt độ thấp, nghĩa là dòng nhiệt xảy ra khi tồn tại một Gradient nhiệt độ trong hệ.
Cũng chính vì vậy, việc nghiên cứu về sự phân bố nhiệt độ trong hệ là yếu tố quan trọng
trong vấn đề truyền nhiệt, là điều kiện thiết yếu để tính toán kiểm tra và thiết kế. Từ
những quy luật tìm ra trong quá trình nghiên cứu truyền nhiệt có thể giúp chúng ta điều
chỉnh sự trao đổi nhiệt giữa các vật tùy theo yêu cầu trong thực tiễn. Truyền nhiệt là một
quá trình phức tạp xảy ra đồng thời ba dạng trao đổi nhiệt cơ bản là: Trao đổi nhiệt là
dẫn nhiệt, trao đổi nhiệt đối lưu và trao đổi nhiệt bức xạ.

2.1.1. Dẫn nhiệt

Dẫn nhiệt là một dạng truyền nhiệt năng từ vùng có nhiệt độ cao đến vùng có nhiệt
độ thấp do sự truyền động năng hoặc va chạm các phần tử và nguyên tử.

Dẫn nhiệt xảy ra bên trong vật thể hoặc giữa các vật thể tiếp xúc với nhau khi có
sự chênh lệch nhiệt độ ngay tại những điểm tiếp xúc.

Dẫn nhiệt không chỉ có mặt trong các vật thể rắn, mà còn có mặt trong cả chất lỏng
và cả chất khí.

2.1.2. Trao đổi nhiệt đối lưu

Trao đổi nhiệt đối lưu là một phương thức trao đổi nhiệt xảy ra khi chất lỏng có
nhiệt độ tf chảy qua bề mặt vật có nhiệt độ tw, giữa chất lỏng tiếp xúc bề mặt vật rắn sẽ
xuất hiện quá trình trao đổi nhiệt. Sự truyền nhiệt trong trường hợp này là do hệ quả của
12
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS. TS ĐẶNG THÀNH TRUNG
sự chuyển dịch tương đối giữa bề mặt chất lỏng đồng thời với sự chênh lệnh nhiệt độ.
Khi đó nhiệt độ của lớp chất lỏng sẽ khiến cho mật độ của chất lỏng thay đổi. Sự chênh
lệch mật độ chất lỏng sẽ làm xuất hiện những chuyển động tạo thành một dòng đối lưu,
đồng thời dòng đối lưu này sẽ mang đi một lượng nhiệt.

Đối lưu có hai loại:

- Đối lưu tự nhiên: Là quá trình trình chuyển động của chất lỏng khi nhiệt độ
giữa các vùng chất lỏng khác nhau nên bởi sự chênh lệch khối lượng riêng (do
sự chênh lệch nhiệt độ gây nên) hình thành lực nâng tự nhiên.
- Đối lưu cưỡng bức: Quá trình chuyển động của chất lỏng do các tác nhân cơ
học bên ngoài như là máy nén, bơm, quạt, … Cũng có thể nói rằng trong đối
lưu cưỡng bức luôn có đối lưu tự nhiên.
2.1.3. Trao đổi nhiệt bức xạ

Trao đổi nhiệt bức xạ là quá trình trao đổi nhiệt giữa các vật dưới dạng các sóng
điện từ. Khi sự truyền nhiệt trong môi trường hoàn toàn chân không và hai vật đặt cách
xa nhau đảm bảo rằng yếu tố dẫn nhiệt và trao đổi nhiệt đối lưu hoàn tòa không thể xảy
ra thì sự truyền nhiệt xuất hiện giữa các vật trong môi trường đó chính là bức xạ.

Nguồn gốc bức xạ là bên trong vật và được phát ra thông qua bề mặt vật và ngược
lại bức xạ đến bề mặt ngoài sẽ xâm nhập sâu vào vật và yếu dần. Do đó sự bức xạ và
hấp thụ năng lượng bức xạ được coi là sự xếp chồng. Bên cạnh đó, tùy vào tính chất vật
liệu cấu tạo nên vật, bề mặt và độ sáng ảnh hưởng đến sự hấp thụ và phản xạ các sóng
điện từ lại môi trường xung quanh vật nhiều hay ít.

2.2. Cơ sở điều hòa không khí

Vai trò của việc điều hòa không khí trong cuộc sống là rất quan trọng. Nói về các
nhà sản xuất các thiết bị này, người ta luôn tính đến các điều kiện nhằm tạo ra môi
trường điều hòa nằm trong vùng mà con người cảm thấy thoải mái dễ chịu nhất. Bởi nếu
con người được đặt trong những điều kiện không khí điều hòa thích hợp sẽ không chỉ
giúp bảo vệ sức khỏe lâu dài mà còn nâng cao năng suất làm việc và học tập.

Trong các việc tính toán và thiết kế các hệ thống và thiết bị điều hòa không khí,
những yêu cầu cốt lõi nhất là việc xác định được đa dạng các quá trình đang được diễn
ra trong không khí. Một khi đã xác định được, các quá trình này sẽ được phân tích rõ

13
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS. TS ĐẶNG THÀNH TRUNG
hơn bằng việc áp dụng các định luật về bảo toàn khối lượng và năng lượng. Tất cả các
quá trình này đều có thể được biểu diễn rõ ràng trên đồ thị không khí ẩm. Việc này sẽ
giúp cho chúng ta có thể nhanh chóng hình dung cũng như xác định được nhũng sự thay
đổi của không khí thông qua các thông số quan trọng như nhiệt độ, độ ẩm tưởng đối,
hàm ẩm của không khí, entalpy,…Thông thường, các quá trình tính toán trong điều hòa
không khí luôn hướng đến việc kiểm tra và xác định nhiệt ẩn và nhiệt hiện của môi
trường cần điều hòa, từ đó đưa ra các giải pháp hợp lí nhất để ứng dụng.

2.2.1. Nhiệt ẩn

Nhiệt ẩn là lượng nhiệt cần thiết để chuyển đổi một khối lượng đơn vị vật chất từ
lỏng sang khí hoặc ngược lại mà không làm thay đổi nhiệt độ trong suốt quá trình. Trong
điều hòa không khí, nhiệt ẩn được hiểu là lượng nhiệt làm lượng hơi nước trong không
khí ngưng tụ lại thành lỏng. Chính điều này làm thay đổi hàm lượng độ ẩm (hơi ẩm)
trong không khí.

2.2.2. Nhiệt hiện

Nhiệt hiện là lượng nhiệt gắn liền với sự thay đổi nhiệt độ của một vật chất. Trong
điều hòa không khí, sự thay đổi nhiệt độ của không khí chính là yếu tố đặc trưng biểu
thị cho nhiệt hiện trong quá trình không khí trao đổi nhiệt với dàn lạnh

2.3. Các tính chất của môi chất R744 (CO2)


2.3.1. Tính chất của CO2

Các tính chất cũng như đặc tính của môi chất lạnh R744 (CO2) được biết là rất
khác so với các môi chất lạnh thông thường. CO2 là môi chất làm lạnh tự nhiên, không
cháy, không có tiềm năng suy giảm Ozon (ODP = 0) và có hệ số nóng lên toàn cầu thấp
(GWP = 1). Áp suất hơi của nó cao hơn và có công suất làm lạnh (22,545 KJ/m3 ở 0℃)
lớn hơn gấp 3-10 lần khi so với các môi chất CFC, HCGC. Khi nhìn vào sơ đồ vùng
chuyển pha của môi chất R744. Ta thấy nhiệt độ và áp suất tới hạn của môi chất R744
là 73,8 bar và 30,9℃. Còn nhiệt độ và áp suất cho điểm ba thể là -57℃ và 4,2 bar. Tương
ứng, với áp suất bão hòa ở 0℃ là 35 bar. Chênh lệch áp suất ở 0℃ đối với CO2 là 0,47
[26] cao hơn nhiều so với áp suất của chất lỏng thông thường. Hình 2.1 và Hình 2.2 thể
hiện biểu đồ áp suất – enthalpy và nhiệt độ - entropy của môi chất R744.

14
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS. TS ĐẶNG THÀNH TRUNG

Hình 2.1: Đồ thị lgp-h của môi chất R744

Hình 2.2: Đồ thị T-s môi chất R744


2.3.2. Ưu nhược điểm của môi chất CO2
• Ưu điểm:
- Không màu, không mùi, có sẵn trong tự nhiên nên giá thành thấp.
- Công suất làm lạnh cao.
- Có khả năng tương thích và kết hợp tốt với các loại dầu bôi trơn.
- Có độ chênh áp thấp trong đường ống làm việc và trên thiết bị trao đổi nhiệt.
Ví dụ sự tác động của đường hút dài và đường lỏng rất nhỏ.
- Ít độc và không bắt lửa.
- Không gây ăn mòn với tất cả các loại vật liệu.
15
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS. TS ĐẶNG THÀNH TRUNG

• Nhược điểm:
- Hệ thống có nguy cơ rò rỉ cao. Do đó thiết kế của các hệ thống R744 có cấu tạo
phức tạp dẫn đến giá thành khá cao.
- Các thiết bị trong hệ thống cần được kiểm định an toàn thường xuyên do chúng
phải làm việc ở áp lực cao.
2.4. Cơ sở thực nghiệm

Thực nghiệm là một phương pháp thu thập dữ liệu từ đối tượng khảo sát và môi
trường xung quanh đối tượng khảo sát có mục đích hướng đến rõ ràng. Dữ liệu thu thập
được thông qua các biến đổi từ các trường vật lý có thể quan sát và đo đạt được bằng
những thiết bị hỗ trợ. Phương pháp này được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong các
nghiên cứu kỹ thuật, y học và một số lĩnh vực nghiên cứu khoa học khác.

Trong thực nghiệm, các đối tượng nghiên cứu có thể được tác động một các có chủ
động nhằm can thiệp vào quá trình thay đổi tự nhiên của đối tượng nghiên cứu nhằm
hướng kết quả theo mong muốn của người nghiên cứu. Việc tác động mang tính chủ
động nhằm hướng đối tượng đi theo mục đích của người nghiên cứu nhằm tạo ra các giá
trị mới đầy tính sáng tạo và có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nghiên cứu.

2.5. Các công thức tính toán liên quan

Sự tương quan giữa lưu lượng gió và tốc độ gió:

Lưu lượng thể tích:

V = v.F ( m3/s)
Lưu lượng khối lượng:

G = .V ( kg/s)

Trong đó: F: diện tích mặt cắt ngang của quạt: F = r2, [m2]

: khối lượng riêng của môi chất, [kg/m3]

v: tốc độ quạt, [m/s]

Trong quá trình thực nghiệm này tất các các thông số như F,  và v đều giữ nguyên
nên xem như lưu lượng trong quá trình thực nghiệm là hoàn toàn không đổi.

16
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS. TS ĐẶNG THÀNH TRUNG
Công thức nhiệt động học:
Công nén đoạn nhiệt để nén G kg môi chất lạnh từ trạng thái 1 đến trạng thái 2:
N = G.(i2 - i1)
Năng suất giải nhiệt cho G kg môi chất lạnh tại thiết bị làm mát:
Q2-3= G.(i2 – i3)
Năng suất lạnh của G kg môi chất lạnh tại thiết bị bay hơi:
Qo,r = G.(i1 – i4)

Hệ số truyền nhiệt

1
k=
1 δ 1
+ ∑ni=1 i +
α1 λ i α2

Trong đó: α1 – hệ số tỏa nhiệt phía chất nóng

α2 – hệ số tỏa nhiệt phía chất lạnh

δi – chiều dày lớp thứ i

λi – hệ số dẫn nhiệt lớp thứ i

1/α – nhiệt trở tỏa nhiệt, m2độ/W

δ/λ – nhiệt trở dẫn nhiệt

n – số lớp vách

Độ chênh nhiệt độ trung bình

∆t max − ∆t min
̅̅̅̅̅̅
∆t ng = ∆t
ln max
∆t min

Trong đó: ̅̅̅̅̅̅


∆t ng – độ chênh nhiệt độ trung bình logarit trong dạng lưu động

ngược chiều

∆tmax – đầu có ∆t lớn

∆tmin – đầu có ∆t nhỏ

Mật độ dòng nhiệt:

Q0
q= ̅̅̅̅̅
= k. ∆t ft
F

17
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS. TS ĐẶNG THÀNH TRUNG
Trong đó: F – diện tích bề mặt trao đổi nhiệt

k – hệ số truyền nhiệt

̅̅̅̅̅
∆t ̅̅̅̅̅̅
ft = ε∆t . ∆t ng – độ chênh lệch nhiệt độ trung bình logarit trong dạng lưu động phức

tạp

Với ε∆t = f(P, R) – hệ số hiệu chỉnh

Công thức tính toán điều hòa không khí (theo tài liệu [27])

Tính nhiệt tổng

Qo,air = Ql + Qs = ms.(ii – io)

Trong đó: Q – Tổng nhiệt lượng không khí trao đổi với dàn lạnh (kW)

ms – lưu lượng khối lượng không khí (kg/m3)

ii – Entalpy không khí trước khi vào dàn (kJ/kg)

io – Entalpy không khí sau khi ra dàn (kJ/kg)

Nhiệt ẩn của không khí đi qua dàn:

Ql = ms.hfg.(W1 – W2)

Trong đó: Ql – Nhiệt ẩn (kW)

hfg – Nhiệt ẩn hóa hơi của hơi nước trong không khí

hfg = 2501 kJ/kg

W1 – dung ẩm của không khí trước khi vào dàn (kg/kgkkk)

W2 – dung ẩm không khí sau khi ra dàn (kg/kgkkk)

Nhiệt hiện của không khí đi qua dàn:

Qs = ms.Cpkk.∆t

Trong đó: Qs – nhiệt hiện (kW)

Cpkk – nhiệt dung riêng đẳng áp của không khí (kJ/kg.độ)

Cpkk ≈ 1,021 kJ/kg.độ (theo tài liệu [27])

∆t – độ chênh nhiệt độ của không khí trước và sau dàn.

18
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS. TS ĐẶNG THÀNH TRUNG

CHƯƠNG 3: THIẾT LẬP HỆ THỐNG THỰC NGHIỆM


3.1. Sơ đồ nguyên lý

Mô hình thực nghiệm là một hệ thống làm lạnh không khí sử dụng môi chất CO2
được vận hành thực tế và đo lường số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu hệ số tỏa nhiệt
đối lưu của gas CO2. CO2 hiện đang là môi chất lạnh đang được các nhà nghiên cứu trên
thế giới dành nhiều sự quan tâm với sứ mạng thay thế các loại gas khác.

Hệ thống trong nghiên cứu này sử dụng thiết bị làm mát ống đồng thông thường
và thiết bị bay hơi kênh mini. Kết quả thực nghiệm được đo bằng nhiều loại thiết bị:
Cảm biến nhiệt độ loại thường, cảm biến nhiệt độ micro, thiết bị đo nhiệt độ extech,
thiết bị đo nhiệt độ - độ ẩm để bàn, treo tường. Sơ đồ nguyên lí của quá trình thực nghiệm
được thể hiện ở hình 3.1.

Hình 3.1: Sơ đồ nguyên lí quá trình thực nghiệm


Theo sơ đồ hình 3.1, môi chất lạnh CO2 được nén đẳng entropy từ điểm 1 ở trạng
thái hơi bão hòa khô đến điểm 2 ở trạng thái hơi quá nhiệt. Sau đó được hạ nhiệt độ tại
thiết bị làm mát và đạt trạng thái tại điểm 3. Môi chất sau đó đi qua van tiết lưu và đạt
trạng thái hơi bão hòa ẩm ở điểm 4 trước khi vào dàn lạnh để làm lạnh không khí đạt
trạng thái điểm 1, kết thúc một vòng tuần hoàn môi chất lạnh.

19
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS. TS ĐẶNG THÀNH TRUNG
3.2. Các thiết bị chính của hệ thống
3.2.1. Máy nén gas CO2

Máy nén được ví như 1 “quả tim” của hệ thống lạnh nén hơi, có vai trò đẩy môi
chất lạnh tuần hoàn khắp hệ thống. Nhiệm vụ của máy nén là: nén môi chất lên áp cao
để thuận tiện cho quá trình chuyển pha của môi chất, tạo đủ áp lực để đẩy môi chất tuần
hoàn xuyên suốt hệ thống lạnh. Hình ảnh máy nén lạnh CO2 được thể hiện ở hình 3.2.

Hình 3.2: Máy nén gas CO2


3.2.2. Thiết bị làm mát gas CO2 ống đồng cánh nhôm

Thiết bị trao đổi nhiệt này có vai trò làm mát môi chất CO2 nhằm thúc đẩy nhanh
chóng quá trình chuyển pha của môi chất từ thể hơi quá nhiệt thành thể lỏng bão hòa.
Thiết bị làm mát đóng vai trò quyết định đến áp suất phía cao Pk, từ đó quyết định hiệu
quả làm lạnh và độ an toàn của hệ thống. Hình 3.3 thể hiện thiết bị làm mát ống đồng
cánh nhôm.

20
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS. TS ĐẶNG THÀNH TRUNG

Hình 3.3: Thiết bị làm mát ống đồng cánh nhôm


3.2.3. Van tiết lưu tay

Van tiết lưu tay có thể thay đổi tiết diện bằng cách xoay núm vặn. Công dụng của
van tiết lưu là làm giảm áp suất 1 cách đột ngột, từ đó làm giảm nhiệt độ môi chất lạnh
phục vụ cho việc làm mát khí ở thiết bị bay hơi. Hình 3.4 là hình ảnh của van tiết lưu từ
hệ thống.

Hình 3.4: Van tiết lưu tay


3.2.4. Thiết bị bay hơi ống nhôm kênh mini

Môi chất lạnh CO2 có nhiệt độ thấp, áp suất thấp sẽ hấp thụ nhiệt của không khí
thổi qua trong thiết bị bay hơi, từ đó làm giảm nhiệt độ không khí cần làm mát và chuyển
pha môi chất lạnh CO2 từ hơi bão hòa ẩm sang hơi quá nhiệt để tiếp tục quay về máy
nén. Hình 3.5 và 3.6 là hình của thiết bị bay kênh mini.

21
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS. TS ĐẶNG THÀNH TRUNG

Hình 3.5: Thiết bị bay hơi ống nhôm kênh mini

Hình 3.6: Các thông số kênh mini [32]


3.3. Các thiết bị đo
3.3.1. Đồng hồ đo áp suất

Hiển thị áp suất của môi chất trong hệ thống lạnh. Hệ thống trong nghiên cứu này
sử dụng 1 đồng hồ đo áp suất được nối vào đầu đẩy máy nén và được thể hiện ở hình
3.7.

22
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS. TS ĐẶNG THÀNH TRUNG

Hình 3.7: Đồng hồ đo áp suất


3.3.2. Thiết bị đo áp suất kỹ thuật số

Hiển thị áp suất của môi chất trong hệ thống lạnh tại các điểm cần đo. Hệ thống
trong nghiên cứu này sử dụng thiết bị đo áp suất điện tử, kết nối tín hiệu tại đầu hút máy
nén, sau tiết lưu và sau ngưng tụ. Hình 3.8 và 3.9 thể hiện đầu cảm biến tín hiệu và bộ
đo áp suất kỹ thuật số.

Hình 3.8: Đầu cảm biến tín hiệu áp suất kỹ thuật số

23
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS. TS ĐẶNG THÀNH TRUNG

Hình 3.9: Thiết bị đo áp suất kỹ thuật số


3.3.3. Bộ đo nhiệt độ micro

Hiển thị nhiệt độ tại điểm cần đo với độ chính xác rất cao. Bộ đo nhiệt độ này được
kết nối vào đầu đẩy máy nén, sau dàn làm mát, sau tiết lưu, trước dàn bay hơi mini, sau
dàn bay hơi và môi trường làm mát trong thí nghiệm này. Bộ thiết bị này được thể hiện
ở hình 3.10.

Hình 3.10: Bộ đo nhiệt độ micro

24
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS. TS ĐẶNG THÀNH TRUNG
3.3.4. Thiết bị đo độ ẩm

Hiển thị độ ẩm tại điểm cần đo, với độ chính xác cao. Trong hệ thống này, thiết bị
đo độ ẩm được dùng để đo nhiệt độ không khí tại đầu vào và đầu ra của thiết bị bay hơi
kênh mini. Hình 3.11 là hình ảnh của thiết bị.

Hình 3.11: Máy đo độ ẩm


3.3.5. Thiết bị đo nhiệt độ và độ ẩm để bàn

Hiển thị nhiệt độ và độ ẩm tại vùng cần đo với số liệu tương đối chính xác. Trong
hệ thống này, thiết bị đo nhiệt độ và độ ẩm được dùng để đo nhiệt độ và độ ẩm của
không khí tại đầu vào của thiết bị bay hơi kênh mini. Hình 3.12 là hình ảnh của thiết bị
đo nhiệt độ và độ ẩm để bàn

Hình 3.12: Thiết bị đo nhiệt độ - độ ẩm để bàn

25
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS. TS ĐẶNG THÀNH TRUNG
3.3.6. Thiết bị đo nhiệt độ và độ ẩm treo tường

Hiển thị nhiệt độ và độ ẩm tại vùng cần đo. Trong hệ thống này, thiết bị đo nhiệt
độ và độ ẩm được dùng để đo nhiệt độ và độ ẩm của không khí trong phòng thí nghiệm.
Hình 3.13 là ảnh của thiết bị đo nhiệt độ và độ ẩm treo tường.

Hình 3.13: Thiết bị đo nhiệt độ - độ ẩm treo tường


3.3.7. Thiết bị đo vận tốc gió

Dùng để xác định vận tốc gió ra khỏi thiết bị bay hơi kênh mini. Trong nghiên cứu
này, thiết bị đo vận tốc gió dùng để đảm bảo tốc độ gió ra khỏi dàn bay hơi mini bằng 3
m/s. Hình 3.14 là hình thiết bị đo vận tốc gió thực tế.

Hình 3.14: Thiết bị đo vận tốc gió

26
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS. TS ĐẶNG THÀNH TRUNG
3.4. Quy trình thực nghiệm
Các bước tiến hành thực nghiệm:
Bước 1: Kiểm tra các vị trí lấy tín hiệu, ghi lại các giá trị áp suất và nhiệt độ ban
đầu của đồng hồ đo và bộ cảm biến điện tử.
Bước 2: Kiểm tra van tiết lưu, các van chặn.
Bước 3: Kiểm tra nguồn điện cấp cho máy nén, quạt dàn làm mát, quạt dàn bay
hơi, nguồn điện cấp cho bộ cảm biến nhiệt độ và bộ cảm biến áp suất.
Tiến hành thực nghiệm:
Bước 1: Cho hệ thống chạy các quạt làm mát và quạt dàn bay hơi trước, sau đó
mới bắt đầu cho máy nén chạy, vận hành hệ thống.
Bước 2: Chờ hệ thống vận hành ổn định, điều chỉnh van tiết lưu sao đồng hồ áp
suất đầu đẩy đạt giá trị thích hợp để lấy số liệu (thường bắt đầu ở áp suất dư là 74 bar).
Bước 3: Đợi hệ thống ổn định ở giá trị áp suất mong muốn, tiến hành lấy thông số
rồi điều chỉnh van tiết lưu sao cho áp suất đầu đẩy tăng lên giá trị tiếp theo cần lấy. Mỗi
bước tăng là 1 bar.
Bước 4: Tiếp tục lặp lại như bước 3, lấy thông số của hệ thống tại các giá trị áp
suất đầu đẩy 75 > 76 > 77 > 78 > 79 > 80 bar.
Lưu ý: trong quá trình thực nghiệm phải thường xuyên theo dõi hệ thống nhằm
đảm bảo các yếu tố an toàn trong suốt quá trình vận hành, đặc biệt là thận trọng với
trường hợp áp tăng cao bất thường vượt ngưỡng an toàn thì cần phải dừng ngay lập tức
và khắc phục triệt để nguyên nhân.
Kết thúc thực nghiệm:
- Tắt máy nén
- Sau 10 -15 phút, tắt các quạt ở dàn bay hơi và dàn làm mát
- Tắt các bộ cảm biến nhiệt độ và áp suất
- Ngắt nguồn điện cấp cho hệ thống
- Kiểm tra lại các van chặn, van tiết lưu
- Vệ sinh và dọn dẹp ngăn nắp khu vực thí nghiệm

27
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS. TS ĐẶNG THÀNH TRUNG

CHƯƠNG 4: CÁC KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM


4.1. Trường nhiệt độ
4.1.1. Hệ thống vận hành ở chế độ van tiết lưu 1
• Thông số thực nghiệm thu được

Kết quả thực nghiệm được lấy từ ngày 4/3/2019 đến ngày 25/4/2019. Với nhiệt độ
môi trường dao động trong khoảng 300C. Một kết quả thực nghiệm điển hình được trình
bày dưới Bảng 4.1 và bảng 4.2 bên dưới.

Bảng 4.1: Bảng thông số thực nghiệm

t t t gió t gió t
trước trước t sau t môi t đầu
Thời Pk Po vào ra
tiết DL DL trường đẩy hút
gian (bar) (bar) DL DL
lưu (0C) (0C) (0C) (0C)
0 (0C) (0C)
(0C) ( C)

7h45 75 42,5 31,3 12,8 17,4 28,2 19,4 29,4 69,2 25,1

8h00 76 42,3 31,5 12,4 15,9 28 19 29,6 71,1 25,2

8h15 77 42,1 31,3 11,8 14,4 27,9 18,7 29,9 71,9 25,5

8h30 78 42,1 32 11,4 14 27,9 18,4 30,4 73 25,7

8h45 79 42,1 33 11 14,2 27,3 18,5 30,7 74,8 25,9

9h00 80 41,9 33,3 10,6 14,6 26,9 18,9 31 75,5 25,3

Từ bảng số liệu trên có thể nhận thấy việc điều chỉnh áp suất đầu đẩy thông qua
việc điều chỉnh van tiết lưu đã làm ảnh hưởng đến một vài thông số nhiệt động của hệ
thống trong quá trình vận hành. Khi áp suất Pk tăng dần thì nhìn chung làm cho áp suất
P0 có xu hướng giảm, từ 75 lên đến 77 bar thì áp suất P0 cũng giảm từ 42,5 xuống 42,1
bar. Sau đó giá trị vẫn giữ nguyên ở các Pk = 77 và 78 bar. Hình 4.1 đã thể hiện được
sự ảnh hưởng của áp suất Pk và Po đến nhiệt độ của môi chất lạnh sau khi qua tiết lưu
vào dàn lạnh. Cho đến khi áp Pk tăng lên 79 bar thì áp suất P0 mới tiếp tục giảm. Điều
này được thể hiện ở hình 4.1.

28
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS. TS ĐẶNG THÀNH TRUNG

Hình 4.1: Ảnh hưởng của áp suất Pk và Po và nhiệt độ môi chất vào dàn lạnh
Bên cạnh đó, trong quá trình thực nghiệm cũng ghi nhận được trường hợp áp suất
sau tiết lưu đến đầu hút máy nén có sự tổn thất áp suất khoảng 0,8 – 1 bar. Sự tổn thất
này có thể là do trong quá trình môi chất lưu chuyển trong ống đi qua các đoạn chuyển
hướng và khi đi qua thiết bị bay hơi kênh mini. Sự thay đổi áp suất sau tiết lưu này được
thể hiện ở bảng 4.2.

Bảng 4.2: Sự thay đổi của áp suất P0 sau tiết lưu sau khi đi qua dàn lạnh và đến
đầu hút méy nén

P sau dàn lạnh


Pk (bar) P sau tiết lưu (bar) P hút (bar)
(bar)

75 43,4 42,8 42,5

76 43,2 42,6 42,3

77 42,9 42,3 42,1

78 42,9 42,3 42,1

79 43,1 42,4 42,1

80 42,9 42,2 41,9

29
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS. TS ĐẶNG THÀNH TRUNG

• Quy trình tính toán

Quá trình thực nghiệm cũng như tính toán của nhóm bao gồm 4 bước được trình
bày cụ thể như sau:

Bước 1: Xác định điểm nút của chu trình:

+ Điểm 1: Điểm cắt của p1 và đường nhiệt độ t1 (Trạng thái hơi hút vào máy nén).

+ Điểm 2: Từ điểm 1 kẻ đường song song s1 = s2 = const. Điểm cắt của đường p2
với s1 = s2 chính là 2 (Trạng thái hơi quá nhiệt ra khỏi máy nén).

+ Điểm 3: Điểm cắt của p2 và t3 ( trạng thái thoát hơi ra khỏi thiết bị làm mát).

+ Điểm 4: Từ 3 kẻ đường thằng h3 = h4 = const. Điểm cắt của p4 = p1 và đường h4


chính là điểm 4 (Trạng thái thoát hơi ẩm của môi chất sau khi qua van tiết lưu).

Bước 2: Xây dựng đồ thị từ các điểm nút của chu trình thu được từ bước 1.

Bước 3: Lập bảng thông số các điểm nút của chu trình.

Bước 4: Tính toán các thông số nhiệt động học của chu trình bao gồm: Công nén
đoạn nhiệt, công suất nhiệt, năng suất lạnh và hệ số COP của chu trình.

Bước 5: Từ năng suất lạnh đã có ta suy ra mật độ dòng nhiệt q.

Bước 6: Từ các thông số đã có, ta tính được độ chênh nhiệt độ trung bình logarit
của hệ. Kết hợp với mật độ dòng nhiệt q đã tính ở trên, ta sẽ tìm ra được hệ số truyền
nhiệt k.

Bước 7: Khi có k và một vài dữ liệu khác từ nguồn tham khảo sẽ tìm ra được hệ
số tỏa nhiệt đối lưu của CO2.

• Tính toán nhiệt

Từ các thông số thu được trong quá trình chạy thực nghiệm, ta vẽ được đồ thị lgp
– h của CO2 ở trường hợp Pk = 75 bar điển hình nhờ các điểm nút ở bảng 4.3 và đồ thị
ở hình 4.2 bên dưới.

30
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS. TS ĐẶNG THÀNH TRUNG

Bảng 4.3: Điểm nút quá trình Pk = 75 bar

Điểm P (bar) t(oC)

1’ 42,8 17,4

1 42,5 25,1
Pk = 75 bar
2 75 69,2

3 75 31,1

4 43,4 12,8

Hình 4.2: Đồ thị lgp – h của quá trình thực nghiệm khi Pk = 75 bar

31
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS. TS ĐẶNG THÀNH TRUNG
Tương tự ta có các điểm nút của các trạng thái Pk còn lại từ 76 – 80 bar, bảng 4.4
bên dưới thể hiện các giá trị nhiệt độ và áp suất của từng điểm nút tại các giá trị áp suất
đầu đẩu Pk.

Bảng 4.4: Thông số các điểm nút

Pk (bar) Điểm P (bar) t (oC)

1’ 42,6 15,9

1 42,3 25,2

76 2 76 71,1

3 76 31,5

4 43,2 12,4

1’ 42,3 14,4

1 42,1 25,5

77 2 77 71,9

3 77 31,3

4 42,9 11,8

1’ 42,3 14

1 42,1 25,7

78 2 78 73

3 78 32

4 42,9 11,4

1’ 42,4 14,2

1 42,1 25,9

79 2 79 74,8

3 79 33

4 43,1 11

32
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS. TS ĐẶNG THÀNH TRUNG

1’ 42,2 14,6

1 41,9 25,3

80 2 80 75,5

3 80 33,3

4 42,9 10,6

Dựa vào các đồ thị và bảng tra thông số, ta tính được thông số nhiệt động Entalpy
và Entropy của các điểm nút chính trong từng chu trình. Bảng 4.5 bên dưới thể hiện cụ
thể các giá trị nêu trên.

Bảng 4.5: Thông số nhiệt động các điểm nút chính

Pk (bar)
75 76 77 78 79 80
Thông số
1’ 42,8 42,6 42,3 42,3 42,4 42,2

1 42,5 42,3 42,1 42,1 42,1 41,9

P (bar) 2 75 76 77 78 79 80

3 75 76 77 78 79 80

4 43 42,9 42,6 42,5 42,6 42,3

1’ 17,4 15,9 14,4 14 14,2 14,6

1 25,1 25,2 25,5 25,7 25,9 25,3

t (oC) 2 69,2 71,1 71,9 73 74,8 75,5

3 31,1 31,5 31,3 33.5 33.7 33.7

4 12.8 12,4 11,8 11,4 11,1 10,5

1’ 442,268 439,9 437,846 437,103 437,215 428,474

1 455,684 456,199 457,016 457,32 457,623 457,072

h (kJ/Kg) 2 480,125 482,015 482,15 482,774 484,525 485,617

3 347,08 340,57 328,994 326,368 328,182 323,264

4 347,08 340,57 328,994 326,368 328,182 323,264

33
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS. TS ĐẶNG THÀNH TRUNG

1’ 1,8597 1,8521 1,8458 1,8432 1,8433 1,8483

1 1,898 1,902 1,903 1,904 1,905 1,904

S (kJ/Kg.K) 2 1,898 1,902 1,903 1,904 1,905 1,904

3 1,449 1,428 1,388 1,434 1,415 1,406

4 1,8893 1,8887 1,8858 1,8812 1,8766 1,872

Tính toán chu trình:


Lưu lượng môi chất chạy qua máy nén theo phần mềm “Dorin Software”
G = 70 kg/h = 70/3600 = 0,019444 (kg/s)
Công nén đoạn nhiệt để nén G kg môi chất lạnh từ trạng thái (1) đến trạng thái (2):
N = G.(i2 – i1) = 0,019444 x (480,125 – 455,684) = 0,47524 (kW)
Năng suất giải nhiệt cho G kg môi chất lạnh tại thiết bị làm mát::
Qk = G.(i2 – i3) = 0,019444 x (480,125 - 347,08) = 2,58699 (kW)
Năng suất lạnh của G kg môi chất lạnh tại thiết bị bay hơi:
Qo = G.(i1 – i4) = 0,019444 x (455,684 – 347,08) = 2,11174 (kW)
Hệ số COP của chu trình lạnh:
Q 0 G. (i1 − i4 ) 2,11174
COP = = = = 4,44
N G. (i2 − i1 ) 0,47524

Với quá trình tính toán tương tự ta thu được các nhiệt động hiển thị trong bảng 4.6:
Bảng 4.6: Bảng giá trị năng suất lạnh và COP của các trường hợp

Pk (bar) G (kg/s) N (kW) Qk (kW) Q0 (kW) COP

75 0,019444 0,475242 2,586986 2,111744 4,44

76 0,019444 0,501978 2,750319 2,248342 4,48

77 0,019444 0,488717 2,978033 2,489317 5,09

78 0,019444 0,494939 3,041228 2,546289 5,15

79 0,019444 0,523094 3,040003 2,516908 4,81

80 0,019444 0,555042 3,156864 2,601822 4,69

34
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS. TS ĐẶNG THÀNH TRUNG
Từ bảng số liệu trên, ta có thể thấy mối tương quan giữa áp suất đầu đẩy so với chỉ
số COP. Khi áp suất đầu đẩy tăng từ 75 đến 78 bar thì COP của chu trình tăng từ 4,44
đến 5,15 và đạt giá trị cao nhất tại đây. Sau đó khi Pk tăng từ 78 lên 80 bar thì COP có
xu hướng giảm xuống 4,81 tại 79 bar và 4,69 tại 80 bar. COP tăng ở đây có thể hiểu là
do khi tăng áp suất đầu đẩy lên thì Qo và N đều tăng nhưng lượng tăng của Qo nhiều hơn
so với công nén N nên giúp cho chỉ số COP tăng lên. Điều này được thể hiện ở hình 4.3.

Hình 4.3: Sự ảnh hưởng của áp suất Pk và Po đến chỉ số COP

Theo tài liệu tham khảo [30], ta có diện tích trao đổi nhiệt F của thiết bị bay hơi
kênh mini là 2,5 m2. Bên cạnh đó, ta có:

Qo
q= ̅̅̅̅̅
= k. ∆t 2
ft (W/m )
F
Trong đó: q – mật độ dòng nhiệt (W/m2)

F – diện tích trao đổi nhiệt của thiết bị bay hơi kênh mini, với F = 2,5 m2

̅̅̅̅̅
∆t ft – độ chênh nhiệt độ trung bình logarit trong trao đổi nhiệt phức tạp

Độ chênh nhiệt độ trung bình logarit

̅̅̅̅̅
∆t ̅̅̅̅̅̅
ft = ε∆t . ∆t ng

Trong đó: ε∆t – hệ số hiệu chỉnh, là hàm của thông số P và R, ε∆t = f(P, R)

̅̅̅̅̅̅
∆t ng – độ chênh nhiệt độ trung bình logarit khi lưu chất trao đổi nhiệt

ngược chiều
35
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS. TS ĐẶNG THÀNH TRUNG

∆t max − ∆t min
̅̅̅̅̅̅
∆t ng = ∆t
ln max
∆t min

t "2 − t ′2 t1′ − t1"


P= ; R =
t1′ − t ′2 t "2 − t ′2

Hình 4.4: Sơ đồ trao đổi nhiệt lưu động của không khí và CO2
Trong đó: t1’ – nhiệt độ không khí vào dàn lạnh

t1” – nhiệt độ không khí ra dàn lạnh

t2’ – nhiệt độ môi chất vào dàn lạnh

t2” – nhiệt độ môi chất ra dàn lạnh

Hệ số truyền nhiệt k:

Công thức tính hệ số truyền nhiệt của chu trình:

1
k= (W/m2 . K)
1 δ 1
+ +
αair λAl αCO2

Trong đó: αair – hệ số tỏa nhiệt đối lưu của không khí

δ – độ dày của phần vách nhôm trao đổi nhiệt

36
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS. TS ĐẶNG THÀNH TRUNG
λAl – hệ số dẫn nhiệt của nhôm

δCO2 – hệ số tỏa nhiệt đối lưu của CO2

Từ nguồn tài liệu [28], ta chọn αair = 106 W/m2K

Dàn bay hơi kênh mini có chiều dày δ = 400 μm = 0,4 mm = 0,0004 m, vật liệu chế tạo
dàn là nhôm có hệ số dẫn nhiệt λAl = 237 W/mK (theo tài liệu tham khảo [28] và [33])

Thay các đại lượng vào công thức, ta được:

1 1
k= =
1 δ 1 1 0,0004 1
+ + + +
αair λAl αCO2 106 237 αCO2

1
⇒ αCO2 =
1 1 0,0004
− −
k 106 237

Với các giá trị Qo đã tính ở trên, ta tìm được các giá trị mật độ dòng nhiệt q. Bảng
4.7 bên dưới thể hiện các giá trị mật độ dòng nhiệt tương ứng với các giá trị Pk từ 75 -
80 bar.

Bảng 4.7: Các kết quả mật độ dòng nhiệt thu được sau tính toán

Pk (bar) F (m2) Qo (W) q (W/m2)

75 2,5 2111,74 844,7

76 2,5 2248,34 899,34

77 2,5 2489,32 995,73

78 2,5 2546,29 1018,52

79 2,5 2516,91 1006,76

80 2,5 2601,82 1040,73

Tiến hành tính toán ở Pk = 75 bar làm phép tính điển hình;
Từ thực nghiệm, chọn thông số ở mốc Pk = 75 bar với các giá trị nhiệt độ cần thiết để
tính toán, ta có các thông số ở bảng 4.7 sau.

37
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS. TS ĐẶNG THÀNH TRUNG
Bảng 4.8: Thông số nhiệt độ của không khí và môi chất CO2 khi Pk = 75 bar
t1’ t1” t2’ t2”
Pk = 75 bar
28,2 19,4 12,8 17,4
Tính toán dữ liệu:

Từ bảng số liệu và sơ đồ hình trên, suy ra:

∆tmax = t1’ – t2” = 28,2 – 17,4 = 10,8

∆tmin = t1” – t2’ = 19,4 – 12,8 = 6,6

∆t max − ∆t min 10,8 − 6,6


̅̅̅̅̅̅
∆t ng = = = 8,528
∆t max 10,8
ln ln
∆t min 6,6

Để tìm ε∆t ta cẩn tính giá trị P và R

t "2 − t ′2 17,4 − 12,8


P= ′ = = 0,3
t1 − t ′2 28,2 − 12,8

t1′ − t1" 28,2 − 19,4


R= " = = 1,9
t 2 − t "2 17,4 − 12,8

𝑃 = 0,2987
Từ { → Tra đồ thị hình 14.11, tài liệu [30], trang 390, tìm được ε∆t = 0,94
𝑅 = 1,913

̅̅̅̅̅
∆t ̅̅̅̅̅̅
ft = ε∆t x ∆t ng = 0,94 𝑥 8,52833 = 8,017

Tương tự, tiến hành tính toán với các thông số đã có và thu được các kết quả về
độ chênh nhiệt độ trung bình logarit, cũng như là hệ số trao đổi nhiệt phức tạp và độ
chênh nhiệt độ trung bình logarit trong trao đổi nhiệt phức tạp. Bảng 4.9 bên dưới thể
hiện các giá trị nêu trên.

38
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS. TS ĐẶNG THÀNH TRUNG
Bảng 4.9: Các giá trị về độ chênh nhiệt độ ở các trạng thái còn lại

Pk ̅̅̅̅̅̅ ̅̅̅̅̅
t1’ t1 ” t2’ t2” P R ε∆t ∆t ng ∆t ft
(bar)

75 28,2 19,4 12,8 17,4 0,3 1,9 0,94 8,528 8,017

76 28 19 12,4 15,9 0,2 2,6 0,94 9,074 8,529

77 27,9 18,7 11,8 14,4 0,2 3,5 0,96 9,834 9,440

78 27,9 18,4 11,4 14 0,2 3,7 0,96 10,059 9,656

79 27,3 18,5 11 14,2 0,2 2,8 0,95 10,041 9,539

80 26,9 18,9 10,6 14,6 0,2 2 0,97 10,169 9,864

𝑞 844,698
𝑘= = = 105,368
̅̅̅̅̅
∆t ft 8,01663

1 1
⇒ αCO2 = = = 18222,8 (W/m2 K)
1 1 0,0004 1 1 0,0004
− − − −
k 106 237 105,368 106 237

Đối với các dữ liệu đã có còn lại, ta thực hiện các phép tính toán tương tự như
trên, ta được các giá trị αCO2 ở các điều kiện Pk còn lại. Bảng 4.10 thể hiện các giá trị
của αCO2 ở các trạng thái Pk.

39
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS. TS ĐẶNG THÀNH TRUNG
Bảng 4.10: Các giá trị 𝜶𝑪𝑶𝟐 thu được sau tính toán thu được ở các trạng thái Pk

Pk (bar) q (W/m2) k (W/m2.K) αCO2

75 844,7 105,37 18222,84

76 899,34 105,44 20619,58

77 995,73 105,48 22163,13

78 1018,52 105,48 22180,07

79 1006,76 105,54 25452,39

80 1040,73 105,51 23550,14

Nhìn chung khi Pk tăng từ 75 lên 79 bar thì hệ số tỏa nhiệt đối lưu của CO2 cũng
tăng từ 18222,835 lên 25452,386 W/m2.K và đạt cực đại tại đây. Sau đó khi Pk lên 80
bar hệ số tỏa nhiệt đối lưu giảm xuống còn 23550,145 W/m2.K. Sự thay đổi này được
thể hiện ở hình 4.5.

Hình 4.5: Sự ảnh hưởng của áp suất Pk và Po đến sự thay đổi của
hệ số tỏa nhiệt đối lưu của CO2

40
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS. TS ĐẶNG THÀNH TRUNG
4.1.2. Hệ thống vận hành ở chế độ van tiết lưu 2

Kết quả thực nghiệm được lấy từ ngày 9/7/2019 đến ngày 12/7/2019. Với nhiệt độ
môi trường dao động trong khoảng 30 – 32 0C. Một kết quả thực nghiệm điển hình được
trình bày dưới Bảng 4.11 và bảng 4.12 bên dưới.

Bảng 4.11: Bảng thông số thực nghiệm (2)

t t t gió t gió t
trước trước t sau t môi t đầu
Thời Pk Po vào ra
tiết DL DL trường đẩy hút
gian (bar) (bar) DL DL
lưu (0C) (0C) (0C) (0C)
0 (0C) (0C)
(0C) ( C)

7h45 75 42,7 31,6 13,5 17,8 29,2 19,5 30,3 69,3 25,3

8h00 76 42,6 31,6 12,5 17 28,9 19,3 30,1 70,4 25,4

8h15 77 42,6 31,7 11,7 16,2 28,7 19 30,3 71,6 25,4

8h30 78 42,5 32,2 11 15,4 28,6 18,6 30,8 72,3 25,5

8h45 79 42,3 32,5 10,4 15,8 28,9 18,9 31,5 73,5 25,8

9h00 80 42,2 33,1 9,9 16,1 28,9 19,1 32 75,2 25,5

Từ bảng số liệu trên có thể nhận thấy việc điều chỉnh áp suất đầu đẩy thông qua
việc điều chỉnh van tiết lưu đã làm ảnh hưởng đến một vài thông số nhiệt động của hệ
thống trong quá trình vận hành. Khi áp suất Pk tăng dần thì nhìn chung làm cho áp suất
P0 có xu hướng giảm, từ 75 lên đến 77 bar thì áp suất P0 cũng giảm từ 42,7 xuống 42,2
bar. Sau đó giá trị vẫn giữ nguyên ở các Pk = 77 và 78 bar. Hình 4.6 đã thể hiện được
sự ảnh hưởng của áp suất Pk và Po đến nhiệt độ của môi chất lạnh sau khi qua tiết lưu
vào dàn lạnh.

41
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS. TS ĐẶNG THÀNH TRUNG

Hình 4.6: Ảnh hưởng của áp suất Pk và Po và nhiệt độ môi chất vào dàn lạnh (2)
Bên cạnh đó, trong quá trình thực nghiệm cũng ghi nhận được trường hợp áp suất
sau tiết lưu đến đầu hút máy nén có sự tổn thất áp suất khoảng 0,6 – 0,9 bar. Sự tổn thất
này có thể là do trong quá trình môi chất lưu chuyển trong ống đi qua các đoạn chuyển
hướng và khi đi qua thiết bị bay hơi kênh mini. Sự thay đổi áp suất sau tiết lưu này được
thể hiện ở bảng 4.12.

Bảng 4.12: Sự thay đổi của áp suât P0 sau tiết lưu sau khi đi qua dàn lạnh và đến
đầu hút máy nén (2)

P sau dàn lạnh


Pk (bar) P sau tiết lưu (bar) P hút (bar)
(bar)

75 43,5 42,9 42,7

76 43,4 42,8 42,6

77 43,3 42,8 42,6

78 43,2 42,7 42,5

79 42,9 42,4 42,3

80 42,8 42,4 42,2

42
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS. TS ĐẶNG THÀNH TRUNG

• Tính toán nhiệt

Ta có các điểm nút của các trạng thái Pk còn lại từ 75 – 80 bar, bảng 4.13 bên dưới
thể hiện các giá trị nhiệt độ và áp suất của từng điểm nút tại các giá trị áp suất Pk.

Bảng 4.13: Thông số các điểm nút (2)

Pk (bar) Điểm Po (bar) t (oC)

1’ 42,9 17,8

1 42,7 25,3

75 2 75 69,3

3 75 31,6

4 43,5 13,5

1’ 42,8 17
1 42,6 25,4

76 2 76 70,4

3 76 31,6

4 43,4 12,5

1’ 42,8 16,2

1 42,6 25,4

77 2 77 71,6

3 77 31,7

4 43,3 11,7

1’ 42,7 15,4

1 42,5 25,5

78 2 78 72,3

3 78 32,2

4 43,2 11

43
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS. TS ĐẶNG THÀNH TRUNG

1’ 42,4 15,8

1 42,3 25,8

79 2 79 73,5

3 79 32,5

4 42,9 10,4

1’ 42,4 16,1

1 42,22 25,5

80 2 80 75,1

3 80 33,1

4 42,8 9,9

Dựa vào các đồ thị và bảng tra thông số, ta tính được thông số nhiệt động Entalpy
và Entropy của các điểm nút chính trong từng chu trình. Bảng 4.14 bên dưới thể hiện cụ
thể các giá trị nêu trên.

Bảng 4.14: Thông số nhiệt động các điểm nút chính (2)

Pk (bar)
75 76 77 78 79 80
Thông số
1’ 42,9 42,8 42,8 42,7 42,4 42,4

1 42,7 42,6 42,6 42,5 42,3 42,2

P (bar) 2 75 76 77 78 79 80

3 75 76 77 78 79 80

4 43,5 43,4 43,3 43,2 42,9 42,8

1’ 17,8 17 16,2 15,4 15,8 16,1

1 25,3 25,4 25,4 25,5 25,8 25,5

t (oC) 2 69,3 70,4 71,6 72,3 73,5 75,4

3 31,6 31,6 31,7 32,2 32,5 33,1

4 13,5 12,5 11,7 11 10,4 9,9

44
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS. TS ĐẶNG THÀNH TRUNG

1’ 442,803 441,507 439,983 438,709 440,202 441,322

1 455,631 455,966 455,966 456,299 456,761 456,837

h (kJ/Kg) 2 480,291 480,955 481,692 481,693 482,496 484,283

3 350,245 340,57 332,795 328,427 322,636 320,887

4 350,245 340,57 332,795 328,427 322,636 320,887

1’ 1,861 1,8571 1,852 1,847659 1,854 1,858

1 1,905 1,907 1,907 1,908 1,912 1,911

S (kJ/Kg.K) 2 1,905 1,907 1,907 1,908 1,912 1,911

3 1,495 1,463 1,434 1,418 1,398 1,399

4 1,826 1,82 1,816 1,812 1,812 1,810

Tính toán chu trình:


Với quá trình tính toán tương tự như khi tính ở phần 4.1.1, ta thu được các nhiệt động
hiển thị trong bảng 4.15:
Bảng 4.15: Bảng giá trị năng suất lạnh và COP của các trường hợp (2)

Pk (bar) G (kg/s) N (kW) Qk (kW) Q0 (kW) COP

75 0,019444 0,479499 2,528672 2,049173 4,27

76 0,019444 0,485906 2,729717 2,243811 4,62

77 0,019444 0,500222 2,895209 2,394987 4,79

78 0,019444 0,493768 2,980165 2,486397 5,04

79 0,019444 0,500414 3,108402 2,607987 5,21

80 0,019444 0,533674 3,177148 2,643474 4,95

Từ bảng số liệu trên, ta có thể thấy mối tương quan giữa áp suất đầu đẩy so với chỉ
số COP. Khi áp suất đầu đẩy tăng từ 75 đến 79 bar thì COP của chu trình tăng từ 4,27
đến 5,21 và đạt giá trị cao nhất tại đây. Sau đó khi Pk lên 80 bar thì COP có xu hướng
giảm xuống 4,95. COP tăng ở đây có thể hiểu là do khi tăng áp suất đầu đẩy lên thì Qo
và N đều tăng nhưng lượng tăng của Qo nhiều hơn so với công nén N nên giúp cho chỉ
số COP tăng lên. Điều này được thể hiện ở hình 4.7.

45
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS. TS ĐẶNG THÀNH TRUNG

Hình 4.7: Sự ảnh hưởng của áp suất Pk và Po đến chỉ số COP (2)
Với các giá trị Qo đã tính ở trên, ta tìm được các giá trị mật độ dòng nhiệt q. Bảng
4.16 bên dưới thể hiện các giá trị mật độ dòng nhiệt tương ứng với các giá trị Pk từ 75 -
80 bar.

Bảng 4.16: Các kết quả mật độ dòng nhiệt thu được sau tính toán (2)

Pk (bar) F (m2) Qo (W) q (W/m2)

75 2,5 2049,173 890,945

76 2,5 2243,811 975,57

77 2,5 2394,987 1041,299

78 2,5 2486,397 1081,042

79 2,5 2607,987 1133,907

80 2,5 2643,474 1149,337

Và cũng tương tự, tiến hành tính toán với các thông số đã có và thu được các kết
quả về độ chênh nhiệt độ trung bình logarit, cũng như là hệ số trao đổi nhiệt phức tạp
và độ chênh nhiệt độ trung bình logarit trong trao đổi nhiệt phức tạp. Bảng 4.17 bên
dưới thể hiện các giá trị nêu trên.

46
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS. TS ĐẶNG THÀNH TRUNG
Bảng 4.17: Các giá trị về độ chênh nhiệt độ ở các trạng thái khi ở chế độ VTL 2

Pk ̅̅̅̅̅̅ ̅̅̅̅̅
t1’ t1 ” t2’ t2” P R ε∆t ∆t ng ∆t ft
(bar)

75 29,2 19,5 13,5 17,8 0,27 2,26 0,925 8,413 7,782

76 28,9 19,3 12,5 17 0,27 2,13 0,935 9,113 8,521

77 28,7 19 11,7 16,2 0,26 2,16 0,94 9,668 9,088

78 28,6 18,6 11 15,4 0,25 2,27 0,93 10,144 9,434

79 28,9 18,9 10,4 15,8 0,29 1,85 0,93 10,635 9,89

80 28,9 19,1 9,9 16,1 0,33 1,58 0,92 10,901 10,029

Đối với các dữ liệu đã có còn lại, ta thực hiện các phép tính toán tương tự như đã
tính ở phần 4.1.1, ta được các giá trị αCO2 ở các điều kiện Pk còn lại. Bảng 4.18 thể hiện
các giá trị của αCO2 ở các trạng thái Pk.

Bảng 4.18: Các giá trị 𝜶𝑪𝑶𝟐 thu được sau tính toán thu được ở các trạng thái Pk (2)

Pk (bar) q (W/m2) k (W/m2.K) αCO2

75 890,945 105,327 17064,61

76 975,57 105,331 17161,66

77 1041,299 105,414 19687,45

78 1081,042 105,427 20173,01

79 1133,907 105,477 22169,84

80 1149,337 105,433 20389,43

47
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS. TS ĐẶNG THÀNH TRUNG
Nhìn chung khi Pk tăng từ 75 lên 79 bar thì hệ số tỏa nhiệt đối lưu của CO2 cũng
tăng từ 17064,61 lên 22169,84 W/m2.K và đạt cực đại tại đây. Sau đó khi Pk lên 80 bar
hệ số tỏa nhiệt đối lưu giảm xuống còn 20389,43 W/m2.K. Sự thay đổi này được thể
hiện ở hình 4.8.

Hình 4.8: Sự ảnh hưởng của áp suất Pk và Po dến sự thay đổi của
hệ số tỏa nhiệt đối lưu của CO2 (2)
4.1.3. So sánh giữa hai trường hợp khi dùng van tiết lưu 1 và van tiết lưu 2

Khi hệ thống vận hành bằng van tiết lưu 1 thì COP đạt chỉ số cực đại là 5,15 tại Pk
bằng 78 bar, còn khi dùng van tiết lưu 2 thì COP đạt cực đại là 5,21 tại Pk = 79 bar. COP
đều nhỏ nhất khi vận hành ở Pk = 75 bar. Điều này được thể hiện ở hình 4.9.

48
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS. TS ĐẶNG THÀNH TRUNG

Hình 4.9: Chỉ số COP khi hệ thống vận hành ở chế độ VTL 1 so với
khi ở chế độ VTL 2
Bên cạnh đó, chỉ số αCO2 khi vận hành ở chế độ van tiết lưu 1 và khi ở chế độ van
tiết lưu 2 cũng có sự khác biệt. Cả hai đều đạt giá trị cực đại ở cùng điều kiện khi hệ
thống vận hành ở áp suất Pk = 79 bar. Nhưng ở chế độ van tiết lưu 1 thì giá trị αCO2 cao
hơn so với chế độ van tiết lưu 2. Điều này được thể hiện ở hình 4.10.

Hình 4.10: 𝜶𝑪𝑶𝟐 khi hệ thống vận hành ở chế độ VTL 1 so với
khi ở chế độ VTL 2

49
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS. TS ĐẶNG THÀNH TRUNG
4.2. Trường độ ẩm

Trong phần này, nhóm chúng em sẽ tiến hành lấy dữ liệu thực hiện từ ba nguồn.
Nguồn thứ nhất là máy điều hòa Reetech (Series: RT9 – BD) có công suất lạnh 9000
Btu/h. Nguồn thứ hai và thứ ba là hệ thống lạnh dùng môi chất CO2 có thiết bị bay hơi
kênh mini khi vận hành ở chế độ van tiết lưu 1 và chế độ van tiết lưu 2. Mục đích của
nhóm là tiến hành xử lý dữ liệu thực nghiệm thu được của ba nguồn. Từ đó so sánh kết
quả và đưa ra nhận xét.

• Thông số thực nghiệm thu được

Kết quá thực nghiệm được lấy từ ngày 4/3/2019 đến ngày 25/4/2019. Một kết quả
thực nghiệm điển hình từ dàn lạnh Reetech và thiết bị bay hơi kênh mini khi ở chế độ
VTL 1 được trình bày bảng 4.19 và 4.20. Khi vận hành ở chế độ VTL 2 thì kết quả thực
nghiệm được lấy từ ngày 9/7/2019 đến ngày 12/7/2019

Bảng 4.19: Thông số thực nghiệm về nhiệt độ không khí trước và sau dàn
lạnh Reetech RT9 - BD

Dàn lạnh Reetech

Nhiệt độ trước dàn Nhiệt độ sau dàn


(oC) (oC)

29 16,4

28,8 15,8

28,5 15,3

28,3 15

28,2 14,4

27,6 14,4

27,2 14,1

50
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS. TS ĐẶNG THÀNH TRUNG
Bảng 4.20: Thông số thực nghiệm về nhiệt độ của không khí đi qua thiết bị
bay hơi kênh mini dùng van tiết lưu 1

Thiết bị bay hơi kênh mini

Nhiệt độ trước dàn Nhiệt độ sau dàn


(oC) (oC)

29,6 20

29,1 19,6

28,7 19,3

28,5 19,1

28,2 19

27,9 18,9

27,8 18,7

Bảng 4.21: Thông số thực nghiệm về nhiệt độ của không khí đi qua thiết bị
bay hơi kênh mini dùng van tiết lưu 2

Thiết bị bay hơi kênh mini

Nhiệt độ trước dàn Nhiệt độ sau dàn


(oC) (oC)

29,9 20,1

29,7 20,1

29,4 19,7

29,3 19,7

29,2 19,8

29 19,6

28,9 19,4

Tiến hành tính toán:

Lượng nước ngưng sau 1 giờ thực nghiệm lấy số liệu ở dàn lạnh Reetech là 1,25
lít/h ở điều kiện nhiệt độ phòng là 29oC, RH% = 80%.

51
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS. TS ĐẶNG THÀNH TRUNG
Đối với thiết bị bay hơi kênh mini khi dùng van tiết lưu 1 với điều kiện nhiệt độ
phòng 29,6oC và RH% = 83% thì lượng nước ngưng thu được là 530 ml/h = 0,53 lít/h.
Khi ở chế độ van tiết lưu 2 với điều kiện nhiệt độ phòng 29,9oC và RH% = 77% thì thu
được lượng nước ngưng là 0,5 lít/h
Lượng nhiệt ẩn mà các dàn lạnh Reetech và thiết bị bay hơi kênh mini phải cấp
cho quá trình ngưng tụ của hơi nước trong không khí.
1,25 x 10−3
Q l(Reetech) = V1 x ρnước x hfg = x 998,5 x 2501 = 0,8671 (kW)
3600
0,53 x 10−3
Q l(mini,vtl1) = V2 x ρnước x hfg = x 998,5 x 2501 = 0,3676 (kW)
3600
0,5 x 10−3
Q l(mini,vtl2) = V2 x ρnước x hfg = x 998,5 x 2501 = 0,3468 (kW)
3600
Nhiệt hiện của không khí khi đi qua dàn:
Tiến hành tính Dàn lạnh Reetech (Model RT9 – BD) có lưu lượng không khí thổi
theo catalogue nhà sản xuất là 5,1 m3/phút = 0,085 m3/s.
Thiết bị bay hơi kênh mini có diện tích miệng gió là 0,05027 m2, vận tốc gió 3m/s.
Suy ra lưu lượng thể tích không khí đi qua thiết bị bay hơi kênh mini:
mv, mini = 3 x 0,05027 = 0,1508 m3/s
Khối lượng riêng của không khí ρkk = 1,2 kg/m3. Chọn trường hợp đầu tiên phía
dàn lạnh Reetech để làm phép tính toán nhiệt hiện điển hình.
Lưu lượng khối lượng không khí đi qua dàn lạnh Reetech
m = mv,Reetech x ρkk = 0,085 x 1,2 = 0,102 (kg/s)
Nhiệt hiện trao đổi giữa dàn và không khí:
Q S = ms x Cpm x (t1 − t 2 ) = 0,102 x 1,021 x (29 − 16,4) = 1,3122 (kW)
Xem như sự thay đổi của nhiệt ẩn trong suốt quá trình là không đáng kể và như
sau trong suốt quá trình thực nghiệm. Tổng nhiệt lượng trao đổi giữa dàn và không khí:
Qtotal = Qs + Ql = 1,3122 + 0,8684 = 2,1806 (kW)
Thực hiện các phép tính tương tự đối với các trường hợp còn lại với cả ba nguồn
là dàn lạnh Reetech và thiết bị bay hơi kênh mini vận hành ở hai chế độ, ta thu được các
kết quả sau tính toán và được trình bày ở bảng 4.22, 4.23 và 4.24.

52
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS. TS ĐẶNG THÀNH TRUNG
Bảng 4.22: Các giá trị nhiệt ẩn, nhiệt hiện và nhiệt tổng sau tính toán phía dàn
lạnh Reetech

Dàn lạnh Reetech

Nhiệt độ Nhiệt độ
Thời sau dàn ∆t Ql Qs Qtotal
trước
gian (oC)
dàn (oC)
8h30 29 16,4 12,6 0,8671 1,3122 2,1793

8h40 28,8 15,8 13 0,8671 1,3538 2,2209

8h50 28,5 15,3 13,2 0,8671 1,3747 2,2418

9h00 28,3 15 13,3 0,8671 1,3851 2,2518

9h10 28,2 14,4 13,8 0,8671 1,4372 2,3043

9h20 27,6 14,4 13,2 0,8671 1,3747 2,2418

9h30 27,2 14,1 13,1 0,8671 1,3643 2,2314

Bảng 4.23: Các giá trị nhiệt ẩn, nhiệt hiện và nhiệt tổng sau tính toán phía thiết bị
bay hơi kênh mini khi dùng van tiết lưu 1

Thiết bị bay hơi kênh mini

Nhiệt độ Nhiệt độ
Thời sau dàn ∆t Ql Qs Qtotal
trước
gian (oC)
dàn (oC)
8h30 29,7 20 9,7 0,3676 1,7921 2,1597

8h40 29,1 19,6 9,5 0,3676 1,7552 2,1228

8h50 28,7 19,3 9,6 0,3676 1,7737 2,1413

9h00 28,5 19,1 9,4 0,3676 1,7367 2,1043

9h10 28,2 19 9,2 0,3676 1,6998 2,0674

9h20 27,9 18,9 9 0,3676 1,6628 2,0304

9h30 27,8 18,7 9,1 0,3676 1,6813 2,0489

53
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS. TS ĐẶNG THÀNH TRUNG
Bảng 4.24: Các giá trị nhiệt ẩn, nhiệt hiện và nhiệt tổng sau tính toán phía thiết bị
bay hơi kênh mini khi dùng van tiết lưu 2

Thiết bị bay hơi kênh mini

Nhiệt độ Nhiệt độ
Thời sau dàn ∆t Ql Qs Qtotal
trước
gian (oC)
dàn (oC)
8h30 29,9 20,1 9,8 0,3468 1,8106 2,1574

8h40 29,7 20 9,7 0,3468 1,7921 2,1389

8h50 29,4 19,7 9,7 0,3468 1,7921 2,1389

9h00 29,3 19,7 9,6 0,3468 1,7737 2,1205

9h10 29,2 19,7 9,5 0,3468 1,7552 2,1020

9h20 29 19,4 9,6 0,3468 1,7737 2,1205

9h30 28,9 19,3 9,6 0,3468 1,7737 2,1205

Từ bảng giá trị 4.11 bên trên ở phía dàn lạnh Reetech. Vì nhiệt ẩn xem như không
đổi trong suốt quá trình thực nghiệm nên có thể thấy sự thay đổi của nhiệt hiện cũng
đồng thời là sự thay đổi của độ chênh nhiệt độ của không khí trong quá trình đo thực
nghiệm. So với năng suất lạnh tổng thì nhiệt ẩn chiếm khoảng 37,6% - 39,8%, và nhiệt
hiện chiếm khoảng 60,2% - 62,4%. Sự thay đổi đó được thể hiện ở hình 4.11 bên dưới.

Hình 4.11: Sự thay đổi ∆t và nhiệt hiện phía dàn lạnh Reetech
54
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS. TS ĐẶNG THÀNH TRUNG
Tương tự đối với thiết bị bay hơi kênh mini ở chế độ van tiết lưu 1, nhiệt ẩn chiếm
khoảng 17% - 18,1%, nhiệt hiện chiếm khoảng 81,9% - 83% so với năng suất lạnh tổng.
Xem như không có sự thay đổi nhiệt ẩn trong suốt quá trình đo thực nghiệm nên sự thay
đổi của độ chênh nhiệt độ không khí trước và sau dàn lạnh làm ảnh hưởng đến sự thay
đổi của nhiệt hiện của không khí đi qua dàn lạnh mini. Điều này được thể hiện ở hình
4.12

Hình 4.12: : Sự thay đổi ∆t và nhiệt hiện phía thiết bị bay hơi kênh mini khi
dùng VTL 1

Về phía thiết bị bay hơi kênh mini ở chế độ van tiết lưu 2. nhiệt ẩn chiếm khoảng
16% - 16,6%, nhiệt hiện chiếm khoảng 83,4% - 84% so với năng suất lạnh tổng. Điều
này được thể hiện ở hình 4.13.

55
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS. TS ĐẶNG THÀNH TRUNG

Hình 4.13: : Sự thay đổi ∆t và nhiệt hiện phía thiết bị bay hơi kênh mini
khi dùng VTL 2
 Nhận xét:

Nhìn chung năng suất lạnh tổng phía không khí của dàn lạnh Reetech cao nhất, kế
đó là thiết bị bay hơi kênh mini khi ở chế độ VTL 2 và sau cùng là khi ở chế độ VTL 1.
Điều này được thể hiện ở hình 4.14

Hình 4.14: So sánh năng suất lạnh tổng phía không khí từ ba nguồn dữ liệu

56
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS. TS ĐẶNG THÀNH TRUNG
Bên cạnh đó, có thể thấy được sự khác biệt đến từ nhiệt ẩn thông qua lượng nước
ngưng thu được từ ba nguồn dữ liệu. Lượng nước ngưng thu được từ dàn lạnh Reetech
trong 1 giờ là 1,25 lít. Đối với thiết bị bay hơi kênh mini khi ở chế độ VTL 1 và VTL 2
thì lượng nước ngưng thu được trong 1 giờ lần lượt là 0,53 lít và 0,5 lít. Sự khác biệt về
nhiệt ẩn từ ba nguồn được thể hiện ở hình 4.15.

Hình 4.15: So sánh lượng nhiệt ẩn của ba nguồn dữ liệu


Từ các dữ liệu về năng suất lạnh tổng của ba nguồn, ta tìm được chỉ số COP của
các hệ thống lạnh, có thể thấy rằng khi hệ thống lạnh CO2 vận hành ở chế độ VTL 2 thì
có chỉ số COP cao hơn khi ở chế độ VTL 1, chỉ số COP dao động trong khoảng 4,26 -
4,37.Dàn lạnh Reetech có chỉ số COP thấp nhất trong ba nguồn, chỉ số COP dao động
trong khoảng 2,93 – 3,09. Điều này được thể hiện ở hình 4.16.

Hình 4.16: So sánh chỉ số COP của ba nguồn dữ liệu

57
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS. TS ĐẶNG THÀNH TRUNG
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận

Quá trình nghiên cứu này đã thực nghiệm sự ảnh hưởng áp suất đầu đẩy Pk thông
qua việc điều chỉnh van tiết lưu đến năng suất điều hòa không khí của hệ thống lạnh
dùng môi chất CO2 và thiết bị bay hơi kênh mini. Mô hình thực tế bao gồm các thiết bị
như dàn lạnh kênh mini và máy nén môi chất CO2. Nhóm nghiên cứu đưa ra những kết
quả cụ thể như:

- Chế độ VTL 1: Khi điều chỉnh van tiết lưu sao cho áp suất đầu đẩy của thiết bị
đạt ở mức 77 và 78 bar thì năng suất lạnh của hệ thống đạt mức cao nhất. Áp
suất Po có thay đổi từ 42,5 bar xuống 41,9 bar. Nhiệt độ gió vào dàn lạnh (nhiệt
độ phòng) cũng thay đổi từ 28,20C xuống 26,90C. Mật độ dòng nhiệt tăng dần
từ 844,698 W/m2 ở trạng thái Pk = 75 bar lên 1040,73 W/m2 ở Pk = 80 bar. Bên
cạnh đó, trong suốt quá trình chạy thực nghiệm khi cho áp suất Pk thay đổi từ
75 – 80 bar thì có thể thấy hệ số tỏa nhiệt đối lưu của CO2 tăng dần từ 18222,8
W/m2.K và đạt giá trị cực đại là 25452,4 W/m2.K khi Pk = 79 bar, sau đó khi
điều chỉnh Pk lên 80 bar thì hệ số tỏa nhiệt đối lưu của CO2 giảm còn 23550,1
W/m2.K.
- Chế độ VTL 2: Khi điều chỉnh van tiết lưu sao cho áp suất đầu đẩy của thiết bị
đạt ở mức 78 và 79 bar thì năng suất lạnh của hệ thống đạt mức cao nhất. Áp
suất Po có thay đổi từ 42,7 bar xuống 42,2 bar. Nhiệt độ gió vào dàn lạnh (nhiệt
độ phòng) cũng thay đổi từ 29,20C xuống 28,90C. Mật độ dòng nhiệt tăng dần
từ 819,699 W/m2 ở trạng thái Pk = 75 bar lên 1057,39 W/m2 ở Pk = 80 bar. Bên
cạnh đó, trong suốt quá trình chạy thực nghiệm khi cho áp suất Pk thay đổi từ
75 – 80 bar thì có thể thấy hệ số tỏa nhiệt đối lưu của CO2 tăng dần từ 17064,6
W/m2.K và đạt giá trị cực đại là 22169,8 W/m2.K khi Pk = 79 bar, sau đó khi
điều chỉnh Pk lên 80 bar thì hệ số tỏa nhiệt đối lưu của CO2 giảm còn 20389,4
W/m2.K

Về phía trường độ ẩm, từ kết quả thực nghiệm so sánh khi đo nhiệt hiện và nhiệt
ẩn của hai dàn lạnh kênh mini và Reetech. Khi cho cả hai hệ thống vận hành ở điều kiện
môi trường có nhiệt độ và độ ẩm tương đối giống nhau, có thể thấy lượng nước ngưng
thu được sau khi chạy thực nghiệm của thiết bị bay hơi kênh mini khi vận hành ở chế

58
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS. TS ĐẶNG THÀNH TRUNG
độ VTL 1 và chế độ VTL 2 lần lượt là 0,53 lít và 0,5 lít, ít gấp hơn 2 lần so với lượng
nước ngưng thu được phía dàn lạnh Reeteech là 1,25 lít, đồng nghĩa lượng nhiệt ẩn cấp
cho việc ngưng nước của dàn lạnh Reetech nhiều gấp hơn 2 lần so với giá trị nhiệt ẩn
phía kênh mini. Các số liệu thu được cũng cho thấy nhiệt ẩn của không khí đi qua thiết
bị bay hơi kênh mini chiếm khoảng 17 – 18,1% ở chế độ VTL 1 và 16 – 16,6% khi ở
chế độ VTL 2 so với nhiệt tổng. Phía dàn lạnh Reetech thì con số này trong khoảng 37,6
– 39,8%. Khi so sánh hai giá trị nhiệt ẩn của hai dàn với nhau thì nhiệt ẩn của không khí
phía kênh mini nhỏ hơn khoảng 2,4 lần giá trị nhiệt ẩn phía dàn lạnh Reetech. Nhìn
chung, nhiệt tổng của dàn lạnh Reetech khi vận hành cao hơn so hệ thống lạnh CO2 dùng
dàn lạnh kênh mini.

5.2. Kiến nghị

Qua bài báo cáo, nhóm chúng em xin đề xuất lựa chọn áp suất đầu đẩy là 78 bar
khi vận hành hệ thống thực nghiệm này ở chế độ và tiết lưu 1 và áp suất đầu đẩy là 79
bar khi ở chế độ van tiết lưu 2 thì hệ thống sẽ làm việc hiệu quả vì chỉ số COP đạt giá
trị cao nhất khi tại đây.Bên cạnh đó, có thể tiến hành mô phỏng các thiết bị trao đổi nhiệt
như thiết bị bay hơi kênh mini hoặc thiết bị làm mát ở cùng điều kiện để có thêm nguồn
dữ liệu để so sánh kết quả. Ngoài ra, có thể thay thế máy nén môi chất CO2 có công suất
cao hơn để đạt được hiệu quả tốt hơn và đáp ứng cho những nghiên cứu khác có liên
quan đến môi chất lạnh CO2. Góp phần làm phong phú thêm nguồn dữ liệu tham khảo
sau này.

Kết quả thực nghiệm của nhóm tạo tiền đề cho các nghiên cứu sau có liên quan
đến hệ số tỏa nhiệt đối lưu của CO2 hoặc dàn lạnh kênh mini cũng sử dụng môi chất
lạnh CO2 cho hệ thống điều hòa không khí. Tuy nhiên do khả năng của nhóm cũng như
điều kiện thời gian có hạn, nhóm chưa thể mô phỏng để so sánh độ chênh lệch giữa lý
thuyết với thực nghiệm. Nhóm cũng đề xuất thực hiện việc mô phỏng đối với đề tài này
với cùng điều kiện thực nghiệm nhằm tạo nguồn dữ liệu để so sánh kết quả của nhóm.

59
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS. TS ĐẶNG THÀNH TRUNG

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] N. Thiwaan Rao A.N. Oumer U.K. Jamaludin. State-of-the-Art on Flow and heat
transfer characteristics of supercritical CO2 in various channels. The Journal of
Supercritical Fluids (30-5-2016), 132-147
[2] Pravin Jadhav, Neeraj Agrawal, Omprakash Patil. Flow characteristics of helical
capillary tube for transcritical CO2 refrigerant flow. international Conference on Recent
Advancement in Air Conditioning and Refrigeration, RAAR 2016, 10-12 November
2016, Bhubaneswar, India. Energy Procedia 109 (2017) 431 – 438.

[3] Brian T. Austin, K. Sumathy. Transcritical carbon dioxide heat pump systems.
Elsevier (2011), 4013-4029.

[4] Paride Gullo, Konstantinos Tsamos, Armin Hafner, Yunting Ge, Savvas A. Tassou.
International Conference on Sustainable Energy and Resource Use in Food Chains,
ICSEF 2017, 19-20 April 2017, Berkshire, UK.

[5] Pradeep Bansal, A review e Status of CO2 as a low temperature refrigerant:


Fundamentals and R&D opportunities. Department of Mechanical Engineering, The
University of Auckland, Private Bag, 92019 Auckland, New Zealand. Applied Thermal
Engineering 41 (2012) 18-29.

[6] IDewa M.C. Santosa, Baboo L. Gowreesunker a, Savvas A. Tassou a, Konstantinos


M. Tsamos, Yunting Ge. Investigations into air and refrigerant side heat transfer
coefficients of finned-tube CO2 gas coolers. International Journal of Heat and Mass
Transfer 107 (2017) 168–180

[7] Nguyen B. Chien, Pham Q. Vu, Kwang-Il Choi, Jong-Taek Oh. Boiling Heat
Transfer of R32, CO2 and R290 inside Horizontal Minichannel. The 8th International
Conference on Applied Energy. Energy Procedia 105 (2017) 4822 – 4827.

[8] Yang Yingying, Li Minxia, Wang Kaiyang, Ma Yitai. Study of multi-twisted-tube


gas cooler for CO2 heat pump water heaters. Applied Thermal Engineering 102 (2016)
204–212

[9] Jifeng Jin, Jiangping Chen, Zhijiu Chen. Development and validation of a
microchannel evaporator model for a CO2 air-conditioning system. Applied Thermal
Engineering 31 (2011) 137-146.
60
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS. TS ĐẶNG THÀNH TRUNG
[10] Fadil Ayad, Riad Benelmir, Ali Souayed. CO2 evaporators design for vehicle
HVAC operation. Applied Thermal Engineering 36 (2012) 330-344

[11] Jae Seung Lee, Mo Se Kim, Min Soo Kim. Studies on the performance of a CO2
air conditioning system using an ejector as an expansion device. International Journal
of Refrigeration 38 (2014) 140-152

[12] Hainan Zhanga,, Shuangquan Shao, Tingxiang Jin, Changqing Tian. Numerical
investigation of a CO2 loop thermosyphon in an integrated air conditioning system for
free cooling of data centers. Applied Thermal Engineering (2017) 1134-1140

[13] Xinyu Zhang, Yunting Ge, Jining Sun, Liang Li, Savvas A. Tassou. CFD Modelling
of Finned-tube CO2 Gas Cooler for Refrigeration Systems. Energy Procedia 161 (2019)
275–282

[14] Lixin Cheng, Gherhardt Ribatski, John R. Thome. Analysis of supercritical CO2
cooling in macro- and micro-channels. International Journal of Refrigeration 31 (2008)
1301-1316.

[15] Chi-Chuan Wang, Armin Hafner, Cheng-Shu Kuo, Wen-Der Hsieh. An overview
of the effect of lubricant on the heat transfer performance on conventional refrigerants
and natural refrigerant R744. Renewable and Sustainable Energy Review 16 (2012)
5071-5086.

[16] Mikolaj Mastrowskia, Jacek Smolka, Armin Hafner, Michal Haida, Michal Palacz,
Krzysztof Banasiak. Experimental study of the heat transfer problem in expansion
devices in CO2 refrigeration systems. Elsevier (2019) 586-597.

[17] He Yang, Deng Jianqiang, Yang Fusheng, Zhang Zaoxiao. An optimal


multivariable controller for transcritical CO2 refrigeration cycle with an adjustable
ejector. Energy Conversion and Management 142 (2017), 466-476.

[18] Rodrigo Llopis, Laura Nebot-Andrés, Daniel Sánchez, Jesús Catalán-Gil, Ramón
Cabello. Subcooling methods for CO2 refrigeration cycles. International Journal of
Refrigeration (2018), 85-107.

[19] Evangelos Bellos, Christos Tzivanidis. A comparative study of CO2 refrigeration


systems. Energy Conversion and Management: X, Volume 1, January 2019, 100002.

61
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS. TS ĐẶNG THÀNH TRUNG
[20] Xi Liu, Ruansong Fu, Zhiqiang Wang, Li Lin, Zhixin Sun, Xuelai Li.
Thermodynamic analysis of transcritical CO2 refrigeration cycle integrated with
thermoelectric subcooler and ejector. Energy Conversion and Management 188 (2019)
354-365.

[21] Tankhuong Nguyen, Tronghieu Nguyen, Minhhung Doan, Thanhtrung Dang, An


Experiment on a CO2 Air Conditioning System with Copper Heat Exchangers,
International Journal of Advanced Engineering, Management and Science Vol 03 Issue-
12, 2016.

[22] Thanhtrung Dang, Chihiep Le, Hieu Nguyen, Mmse Editor. A Study on the COP
of CO2 Air Conditioning System with Minichannel Evaporator Using Subcooling
Process. Researchgate. March 2017.

[23] ThS. Nguyễn Trọng Hiếu, PGS.TS. Đặng Thành Trung, ThS. Lê Bá Tân, NCS.
Đoàn Minh Hùng, KS. Nguyễn Hoàng Tuấn, Nghiên cứu các đặc tính truyền nhiệt trong
thiết bị bay hơi kênh micro dùng môi chất CO2 bằng phương pháp mô phỏng số, Kỷ yếu
hội nghị khoa học và công nghệ toàn quốc về cơ khí – Lần thứ IV.

[24] Dangtri Ho, Thanhtrung Dang, Chihiep Le, Hieu Nguyen. An experimental
comparison between a micro channel cooler and conventional coolers of a CO2 air
conditioning cycle. international conference on system science and engineering. Jul
2017.

[25] Thanhtrung Dang, Minh Daly, Nao, Jyh-Tong Teng. A Novel Design for a Scooter
Radiator Using Minichannel. International Journal of Computational Engineering
Science 03, June 2013.

[26] Man-Hoe Kim, Jostein Pettersenb, Clark W. Bullard. Fundamental process and
system design issues in CO2 vapor compression systems. Progress in Energy and
Combustion Science 30 (2004) 119–174.
[27] EE IIT, Kharagpur, India, Refrigeration & Air Conditioning, 2008
[28] PGS. TS Đặng Thành Trung, Nghiên cứu chế tạo hệ thống điều hòa không khí dùng
thiết bị bay hơi kênh mini và môi chất lạnh CO2 nhằm tiết kiệm năng lượng và bảo vệ
môi trường (Đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp bộ), 03/2018.

62
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS. TS ĐẶNG THÀNH TRUNG
[30] Hoàng Đình Tín, Cơ sở truyền nhiệt và thiết kế thiết bị trao đổi nhiệt, Nhà xuất bản
Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2013.
[31] Hoàng Đình Tín, Bùi Hải, Bài tập Nhiệt động học kỹ thuật và truyền nhiệt, Nhà
xuất bản Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2015.
[32] Thanhtrung Dang, Chihiep Le, Tronghieu Nguyen, Minhhung Doan, A Study on
the COP of CO2 Air Conditioning System with Minichannel Evaporator Using
Subcooling Process, Mechanics, Material Science & Engineering , May 2017 - ISSN
2412 – 5954.
[33] T. Dang, K. Vo, C. Le, T. Nguyen, an experimental study on subcooling process of
a transcritical co2 air conditioning cycle working with microchannel evaporator, Journal
of Thermal Engineering, Vol. 3, No. 5, pp. 1505-1514 October, 2017.

63
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS. TS ĐẶNG THÀNH TRUNG

PHỤ LỤC

64
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS. TS ĐẶNG THÀNH TRUNG

65

You might also like