You are on page 1of 9

ĐẠI CƯƠNG VẬT LÝ TRỊ LIỆU PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

Các tác nhân vật lý thường được áp dụng trong chuyên ngành vật lý trị
liệu - phục hồi chức năng bao gồm:
- Nhiệt trị liêu( Nóng -lạnh)
- Thủy trị liệu
- Điện trị liệu
- Kéo nắn trị liệu
- Vận động, kéo giãn, xoa bóp
Đây là các phương thức điều trị thụ động, tạm thời, không thay thế các
phương thức PHCN chủ động.
1.Nhiệt nóng trị liệu:
Tác dụng :
- Nóng làm giãn mạch tại chỗ hoặc toàn thân qua cơ chế phản xạ .
Giảm quá trình viêm do tăng quá trình thực bào . Tăng quá trình dinh
dưỡng tại chỗ - thúc đẩy quá trình lành vết thương.
- Nóng làm tăng ngưỡng kích thích thần kinh và tăng chuyển hóa : Tác
dụng sinh học của mô cơ thể tùy thuộc vào .Cường độ nóng được áp
dụng 400C- 500C.
- Phương thức ứng dụng : Diện tích vùng trị liệu .
- Thời gian trị liệu từ 3- 30 phút
Chỉ định nóng trị liệu:
- Giảm đau
- Co rút cơ
- Co rút khớp, giảm tầm hoạt động của khớp
- Viêm bán cấp và viêm mãn tính
Chống chỉ định:
- Viêm cấp
- Chấn thương mới
- Chảy máu hoặc nguy cơ chảy máu
- Vùng da mất cảm giác
- Mất nhận thức đau( Hôn mê, suy giảm trí tuệ)
- Mất điều hòa nhiệt
- U các loại
- Cẩn thận với da của người quá già, trẻ con
Phân loại nóng trị liệu:
+ Nhiệt trị liệu nông : Được điều trị ở vùng được che phủ bởi lớp tổ
chức liên kết mỏng, nhiệt tác dụng tối đa ở da và tổ chức mỡ dưới da.
Các phương thức dẫn nhiệt bao gồm: Túi nóng ẩm: túi vải chứa silicat
ngậm nước có nhiệt độ 700c, túi được đặt trong khăn có 6-8 lớp và được đắp
vào vùng điều trị 20-30 phút, Parafin được đun nhiệt độ 47-540c Điều trị co
rút các ngón, xơ cứng bì. Các phương pháp nhiệt đối lưu -Trị liệu bằng chất
lỏng: thổi không khí nóng 380 - 470c vào môi trường. Các phương pháp nhiệt
bức xạ trị liệu: Năng lượng hồng ngoại: khoảng cách từ đầu đèn đến bề mặt
từ 45-60cm, thời gian điệu trị 20-30 phút
+ Nhiệt trị liệu sâu: Nhiệt trị liệu sâu có thể tăng nhiệt độ 45 0C ở vùng
mô từ 3-5cm hoặc hơn, nhưng không làm tăng nhiệt độ da và tổ chức dưới
da, mục địch Điều trị các cấu trúc sâu như dây chằng, cơ, xương, bao khớp.
Các phương thức bao gồm:
+ Siêu âm trị liệu: Chỉ định: -Vết loét da -Sau phẫu thuật nối gân -Gẫy
xương, viêm lồi cầu, sẹo Liều sử dụng thông dụng 0,5-2w/cm2,thời gian 5-
10 phút hàng ngày, liệu trình 6-12 lần, Chống chỉ định: -Không được siêu
âm vào mắt, tinh hoàn, tử cung đang có thai, lòng tủy sống bị cắt cung sau,
vùng sụn tăng trưởng, vùng cơ thể có kim loại
+ Sóng ngắn: Sử dụng sóng điện từ có tần số 27,12MHz biến đổi thành
nhiệt để điều trị *Chỉ định: -Cơ co thắt -Co rút cơ khớp -Viêm gân, viêm bao
hoạt dịch, Chống chỉ định: Vùng cơ thể có kim loại, tình trạng kích thích da-
niêm mạc, có thai, tinh hoàn
+ Vi sóng trị liệu: tăng nhiệt trị liệu sâu : Có tác dụng sinh lý: ( Co mạch
tại chỗ, Giảm chuyển hóa, Giảm tốc độ dẫn truyền xung động trên dây thần
kinh  Giảm dẫn truyền cảm giác, vận động thần kinh, Giảm tính đàn hồi tổ
chức.Chỉ định: ( Giảm co rút, co giật -Chống viêm, chống phù nề sau chấn
thương mới 24-48h. Chống chỉ định: -Mẫn cảm với lạnh như hội chứng
ngứa khi gặp lạnh -Vùng da mất cảm giác -Vùng da vô mạch -Tăng huyết áp
-Người bệnh giảm hoặc mất giao tiếp
2. Tử ngoại trị liệu:
Tia cực tím: có bước sóng 200-400nm 1.Tác dụng sinh lý: Diệt khuẩn, Giãn
mạch, đỏ da, tăng vitamin D, tăng chuyển hóa canxi
Chỉ định: Vết thương hở trên da, Các bệnh da liễu như vảy nến, trứng cá,
viêm lỗ chân lông ( Liều lượng phụ thuộc vào mức độ đỏ da sau chiếu tia tử
ngoại, thường dùng liều đỏ da độ II, tuần 2-3 lần).
Chống chỉ định và thận trọng: Bệnh nhân có dị ứng với ánh sang, Cường
giáp, suy gan thận, viêm da toàn thể, lao tiến triển
3. Tia hồng ngoại:
Tia hồng ngoại: Tác dụng tại chỗ làm giãn mạch  làm tăng tuần hoàn tại
chỗ, gia tăng sự cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng, gia tăng chuyển hóa và
tăng cường sự bài tiết của tuyến mồ hôi.
- Tác dụng kích thích dây thần kinh cảm giác gây ức chế được các cơn
đau vùng chiếu.
- Tác dụng lên mô cơ: gia tăng nhiệt độ làm cơ thư giãn và tăng hiệu
năng co cơ.
- Tác dụng toàn thân: nếu điều trị kéo dài thân nhiệt gia tăng, giãn toàn
thể hệ thống mạch ngoại vi, gia tăng hoạt động của tuyến mồ hôi
Chỉ định điều trị: Nhiễm trùng nông ngoài da, Đau lưng cơ năng, các cơn
đau khớp, đau do viêm dây thần kinh, Sau chấn thương giai đoạn tập phục
hồi chức năng.
Chống chỉ định: Chấn thương mới có thể gây gia tăng phù nề,chảy máu,
Nhiễm trùng sâu, U lành hay u ác tính, Bệnh nhân có khuynh hướng chảy
máu, mất cảm giác nóng, lạnh
4. Laser năng lượng thấp:
-Laser He-Ne: bước sóng 632.8nm, tác dụng trực tiếp 2-5mm, có thể sâu tới
10-15mm
-Laser Ge-As :bước sóng 904nm, tác dụng sâu 1- 5cm 1.Tác dụng sinh học:
-Tạo thuận lợi lành vết thương, vết loét bằng kích thích tạo sợi xơ -Tăng cường
sức chống đỡ của vết thương -Tăng hoạt tính của tế bào lympho T và B -Giảm
phù nề nhờ giảm tiết chất prostaglandin E2 -Tránh nguy cơ hình thành sẹo nhờ
kích thích phát triển biểu bì, tăng cường mô liên kết collagen -Giảm đau nhờ
ổn định vết thương
Chống chỉ định: Không điều trị trực tiếp vào mắt, có thai 3 tháng đầu,Ung thư
5. Điện trị liệu:
- Điện trị liệu là sử dụng năng lượng điện qua bề mặt cơ thể để kích thích thần
kinh, cơ bằng cách sử dụng điện cực trên bề mặt cơ thể
- Tác dụng sinh lý: Co cơ làm tăng tầm hoạt động khớp, tái rèn luyện cơ, phục
hồi cơ teo, tăng sức mạnh cơ, tăng tuần hoàn máu, giảm đau, giảm co rút cơ
- Kích thích điện làm giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh như endorphin,
dopamin, serotonin
Chỉ định: Giảm đau: đau lưng, đau vai cổ, đau cơ, đau thần kinh ngoại vi,
đau khớp, đau chấn thương. Điều trị di chứng do đột quỵ não, di chứng bại
liệt, chấn thương cột sống, chấn thương sọ não... - Một số bệnh thần kinh
vận mạch, loạn dưỡng Sudeck, bệnh Buerger, hội chứng Ray - naud, thần
kinh ngoại vi. - Tổn thương thần kinh trung ương và ngoại vi (đau dây thần
kinh số V, tổn thương thần kinh số VII ngoại vi, tổn thương thần kinh hông
to, thần kinh quay, thần kinh giữa...) - Viêm mạn tính, vết thương lâu lành.
6. 26. 4.Chống chỉ định: -Nhồi máu động, tĩnh mạch -Viêm tắc tĩnh mạch
-Loạn nhịp tim -Có thai -Gãy xương giai đoạn sớm -Sốt, chảy máu
-Bỏng, da mất cảm giác Thời gian kích thích 10-20 phút/lần, ngày 1- 3
lần, liệu trình 10-15 ngày.
7. 27. 1.Định nghĩa: Kéo giãn cột sống là áp dụng lực thích ứng để kéo cột
sống cổ và cột sống thắt lưng 2.Tác dụng sinh lý: -Giảm đau khớp cột
sống -Giải phóng rễ thần kinh, đĩa đệm -Tăng cường tuần hoàn ngoài
màng cứng -Giảm đau, giảm viêm chống co cứng cơ
8. 28. 3.Chỉ định kéo cột sống: Giảm đau trong thoát vị đĩa đệm có hoặc
không có chèn ép thần kinh
9. 29. 4.Chống chỉ định kéo cột sống: -Trượt cột sống, bán trật C1-C2 -U
ác tính -Nhiễm trùng đốt sống -Loãng xương nặng -Tật bẩm sinh cột
sống -Chấn thương cấp phần mềm vùng kéo -Đối với kéo vùng thắt
lưng: phụ nữcó thai, phình động mạch chủ thoát vị bẹn

ĐẠI CƯƠNG VẬT LÝ TRỊ LIỆU PHỤC HỒI CHỨC NĂNG


1.3. Các phương pháp vật lý ứng dụng trong điều trị
1.3.1. Điều trị bằng dòng điện
Tất cả các loại dòng điện: dòng điện một chiều đều, dòng điện tần số thấp, tần số trung,
tần số cao, đều được nghiên cứu và ứng dụng vào điều trị. Các kỹ thuật chính bao gồm:
+ Điều trị bằng dòng điện 1 chiều đều (dòng Galvanic)
- Điều trị bằng dòng điện một chiều đều với điện cực tấm
- Tắm ngâm bằng dòng điện một chiều đều
- Điện di ion thuốc
+ Điều trị bằng dòng điện xung tần số thấp và tần số trung
- Dòng điện xung hình gai nhọn (dòng xung Faradic)
- Dòng điện xung hình chữ nhật (dòng xung Leduc)
- Dòng điện xung hình lưỡi cày (dòng xung Lapic)
- Dòng điện xung hình sin (dòng xung Bernard)
- Dòng xung giao thoa
- Dòng TENS
- Dòng Bust-TENS
- Dòng xung Nga
……………………………
 
+ Điều trị bằng dòng điện và điện trường tần số cao (f > 20KHz)
- Điều trị bằng dòng D’ Arsonval (f: 150Hz-20Kz; U; 4-5KV)
- Điều trị bằng dòng thâu nhiệt (f; 2-3MHz; U: 200-300V; I: 3-4mA)
- Điều trị bằng sóng ngắn (λ: 11m, 22m, 27m)
- Điều trị bằng sóng cực ngắn (λ: 7m)
- Điều trị bằng vi sóng  (λ: <1m; f >30MHz)

1.3.2. Điều trị bằng từ trường


- Từ trường của nam châm vĩnh cửu
- Từ trường của dòng điện (nam châm điện)
- Các dụng cụ từ trong sinh hoạt
1.3.3. Điều trị bằng siêu âm
+ Siêu âm trực tiếp tiếp xúc
+ Siêu âm dẫn thuốc
+ Siêu âm qua nước
1.3.4. Điều trị bằng ánh sang
+ Điều trị bằng hồng ngoại
+ Điều trị bằng tử ngoại
+ Điều trị bằng Laser
1.3.5. Điều trị bằng nhiệt
+ Điều trị bằng nhiệt nóng
+ Điều trị bằng nhiệt lạnh
+ Điều trị bằng nhiệt nóng lạnh xen kẽ
1.3.6. Điều trị bằng nước
+ Tắm ngâm trong nước
+ Điều trị bằng tia nước áp xuất
+ Điều trị bằng suối khoáng nóng
+ Điều trị bằng bùn khoáng
+ Điều trị bằng khí dung
1.3.7. Điều trị bằng oxy cao áp
1.3.8. Điều trị bằng các tác nhân cơ học
+ Điều trị bằng xoa bóp
+ Điều trị bằng kéo giãn cột sống
+ Nắn chỉnh bằng tay
1.3.9. Điều trị bằng vận động
+ Tập vận động thụ động, chủ động
+ Tập theo bài tập
+ Tập có dụng cụ
+ Tập vận động trong nước
1.3.10. Điều trị bằng hoạt động
+ Các hoạt động tự phục vụ
+ Các hoạt động tự di chuyển
+ Các hoạt động thể thao
+ Các hoạt động nghề nghiệp
1.3.11. Điều trị bằng khí hậu, môi trường
Ngoài các phương pháp VLTL-PHCN mà các cơ sở điều dưỡng và phục hồi chức năng
trong và ngoài quân đội triển khai. Hiện nay các cơ sở nghỉ dưỡng dựa trên các vùng địa
lý khí hậu như vùng biển, vùng trung du, vùng núi cao, suối khoáng đang phát triển mạnh
phục vụ cho nghỉ dưỡng và tăng cường sức khỏe.
1.4. Các tác dụng chính trong VLTL
+ Tác dụng nhiệt
+ Tác dụng hóa học
+ Tác dụng cơ học
+ Tác dụng phản xạ thần kinh, thần kinh thể dịch
+ Tác dụng tái rèn luyện
 
PHẦN 2. ĐẠI CƯƠNG PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
 
2.1. Các khái niệm cơ bản
2.1.1. Người khỏe mạnh
Một người được coi là khỏe mạnh khi người đó hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần
và hòa nhập xã hôi, chứ không chỉ là người không có bệnh hay thương tật.
2.1.2. Khiếm khuyết
Khiếm khuyết là sự bất thường, thiếu hụt, mất một phần hay toàn bộ một cấu trúc của
một hay nhiều cơ quan nào đó trong cơ thể do bệnh hay thương tật gây nên.
2.1.3. Giảm chức năng
Là mất hay giảm một phần của một hay nhiều chức năng nào đó của các cơ quan trong cơ
thể do khiếm khuyết gây nên.
2.1.4. Giảm khả năng
Là tình trạng người bệnh không thực hiện được một hay nhiều hoạt động nào đó do
khiếm khuyết và giảm chức năng gây nên.
2.1.5. Tàn tật
Tàn tật là tình trạng người bệnh bị giảm hoặc không thực hiện được vai trò của mình để
tự tồn tại trong xã hội mà phải phụ thuộc một phần hoặc phụ thuộc hoàn toàn vào người
khác để tồn tại.
Phân loại tàn tật
+ Phân loại theo thể chất
- Tàn tật do rối loạn tâm thần (bao gồm cả trẻ em chậm phát triển trí tuệ)
- Tàn tật về thể chất
* Tàn tật vận động
* Tàn tật cảm giác
* Tàn tật nội tạng
- Đa tàn tật (khi có từ 2 tàn tật trở lên)
+ Phân loại theo chức năng (7 nhóm tàn tật)
(1) Người có khó khăn về vận động
(2) Người có khó khăn về nhìn
(3) Người có khó khăn về nghe nói
(4) Người có khó khăn về học
(5) Người mất cảm giác
(6) Người bị động kinh
(7) Người có hành vi xa lạ
Nguyên nhân tàn tật
+ Bệnh, tuổi cao, tai nạn, chiến tranh, tật bẩm sinh
+ Bản than tàn tật gây tổn thương thứ phát dẫn đến tàn tật tiếp theo
+ Thái độ sai của xã hội làm tàn tật nặng them
2.2. Phục hồi chức năng
2.2.1. Định nghĩa
PHCN là một chuyên ngành nghiên cứu và áp dụng các biện pháp y học, kỹ thuật phục
hồi, giáo dục học, xã hội học…nhằm làm cho người tàn tật có thể thực hiện được tối đa
những chức năng đã bị giảm hoặc mất do khiếm khuyết và giảm chức năng gây nên. Làm
cho người tàn tật có cuộc sống độc lập tối đa, càng gần như người bình thường càng tốt.
Đảm bảo cho người tàn tật hội nhập hoặc tái hội nhập xã hội.
2.2.2. mục tiêu của PHCN
+ Ngăn ngừa bệnh tật thứ phát
+ Làm cho người tàn tật thực hiện được tối đa những chức năng đã bị giảm hoặc mất
+ Làm cho người tàn tật có cuộc sống độc lập tối đa
+ Làm cho người tàn tật hòa nhập với xã hội
2.2.3. Nội dung PHCN
+ Sử dụng các kỹ thuật y học
+ Sử dụng các kỹ thuật phục hồi
-   Khám, lượng giá chức năng
-   Sử dụng các phương pháp VLTL
-   Sử dụng các dụng cụ trợ giúp và thay thế
-   Tiến hành các giáo dục đặc biệt : chữ nổi, ký hiệu giao tiếp…
-   Sử dụng hoạt động trị liệu, tái giáo dục nghề nghiệp
+ Thay đổi tích cực thái độ của xã hội với người tàn tật
+ Cải thiện điều kiện sống giúp người tàn tật thích nghi với các di chứng còn lại
+ Tạo công ăn việc làm, giáo dục nghề nghiệp
 
2.2.4. Các hình thức PHCN
+ PHCN tại bệnh viện và các trung tâm PHCN
+ PHCN ngoài bệnh viện
+ PHCN tại cộng đồng

You might also like