You are on page 1of 7

Chương 3 (tiếp)

IV. Phương thức biến đổi nghĩa của từ


1. Khái niệm: Là cách dựa vào đó sự chuyển biến ý nghĩa cho từ, tăng thêm
nghĩa mới cho từ được thực hiện
+ Dung lượng nghĩa của từ luôn biến đổi + phát triển
+ Cơ sở cho sự biến đổi nghĩa của từ
+ Hướng biến đổi
2. Hướng phát triển nghĩa của từ
2.1. Mở rộng nghĩa
- Khái niệm: Quá trình phát triển nghĩa từ cụ thể -> trừu tượng, tăng khả năng
biểu đạt của từ ngữ, tăng khả năng sử dụng từ 1 cách chính xác
VD: Muối: Tinh thể chế ra từ nước biển để ăn -> Hợp chất do tác dụng của axit
lên bazo mà thành
Đẹp: Lĩnh vực hình thức -> Lĩnh vực tình cảm, tinh thần, quan hệ
Hích: Dùng khuỷu tay thúc vào người khác -> Xúi 2 người xung đột nhau
2.2. Thu hẹp nghĩa
- Khái niệm: Quá trình phát triển nghĩa từ khái quát, trừu tượng -> cụ thể. Làm
cho nghĩa của từ chuyển từ phạm vi sử dụng này sang phạm vị sử dụng khác với
góc nhìn khác nhau -> chuyên môn hóa nghĩa từ
VD: Meat: thực phẩm -> thịt
Deer: con vật -> con hươu
Mùi: cảm giác do khứu giác thu nhận được -> mùi hôi, thối, khó chịu “thức ăn
đã có mùi”
Operation: Hoạt động -> Hành quân (quân đội); giải phẫu (y học); phép toán
(toán học)
Kiểm tháo:
- Chức quan trong hàn lâm viện xưa, hàm tầng thất phẩm ( Từ điển Thanh
Nghị, 1950)
- Kiểm điểm việc vừa làm để tìm ưu khuyết điểm ( Từ điển tiếng Việt, Văn
Tân chủ biên 1967)
- Kiểm điểm tự kiểm điểm sai lầm, khuyết điểm ( Từ điển tiếng Việt, Hoàng
Phê, 2011)
Nước: Chất lỏng nói chung -> Chất lỏng có thể uống -> Hợp chất giữa hydro
và oxy
Phản động: Hành động ngược lại -> Hành động ngược lại với chính nghĩa
* Lưu ý: Các nghĩa mới của 1 từ đa nghĩa được hình thành theo cả 2 hướng (mở
rộng hoặc thu hẹp)
VD: Thức ăn này có mùi rồi -> Thu hẹp nghĩa
Bài này nghe rất mùi; Biết mùi đời chưa? -> Mở rộng nghĩa
3. Phương thức/ Cơ chế biến đổi nghĩa của từ
3.1. Ẩn dụ
3.2. Hoán dụ
VD: Bom thư, thư rác, tủ cấp đông, hành lang pháp lý, thư điện tử, hiệu ứng
nhà kính, bê tông tươi, vai áo, nách áo, thân áo,...
3.3. So sánh ẩn dụ - hoán dụ

Phương thức/ Đặc


Ẩn dụ Hoán dụ
điểm
Giống - Lấy tên gọi A của sự vật, hiện tượng (x) để gọi tên cho
sự vật (y) [A(x) chỉ y]
- Là một phần của cách suy nghĩ, hành động, nói năng
bình thường trong cuộc sống hàng ngày
Khác - (x)-(y) có thuộc tính giống - (x)-(y) có liên hệ logic
nhau dựa trên sự liên tưởng, (bộ phận - toàn thể;
so sánh nguyên liệu - sản phẩm,
- Nhận thức 1 sv nào đó trên địa điểm - sự kiện diễn ra
cơ sở 1 sv khác, chức năng tại đó...)
chính là để hiểu biết - Sử dụng 1 thực thể để
tượng trưng cho 1 cái
khác, chức năng chính là
quy chiếu

VD: Phương thức/ cơ chế biến đổi nghĩa của từ


Ẩn dụ: + răng người -> răng lược, răng bừa
+ gốc cây -> gốc vấn đề, gốc bệnh
+ mặt người -> mặt đường, mặt ghế
+ căn phòng sáng sủa -> tương lai sáng sủa
+ chanh chua -> giọng nói chua
+ vành tai -> vành mũ, vành khăn...
+ cắt giấy -> cắt lương, cắt thưởng,...
+ cổ người -> cổ chai
+ đầu người -> đầu làng, đầu đường, đầu xe, dẫn đầu
Ẩn dụ ý niệm phạm trù thực vật
(1) An idea for a novel began to germinate in her mind
(2) Don’t be such a weed
(3) His genius flowered early
(4) Three days stubble on his chin
(5) He gave the flower of his age to the country
Hoán dụ: + Vai áo. Nách áo, cổ áo, tay áo -> bộ phận thân thể
+ Suất bún chả đặc biệt đang đợi phiếu tính tiền
+ Mỗi bữa tôi ăn 5 bát
+ Cho tôi 2 đen và 1 nâu
+ Xe chật cứng trên đường cao tốc
+ Đêm biểu diễn
+ Tôi chưa thấy Ngoại thương đâu cả
* Các mô hình hoán dụ thường gặp
1) Bộ phận thay cho toàn bộ
2) Nhà sx thay cho sản phẩm
3) Đồ vật thay cho người dùng
4) Người điều khiển thay cho vật bị điều khiển
5) Tên đơn vị thay cho người có trách nhiệm
6) Nơi chốn thay cho tên đơn vị
7) Nơi chốn thay cho sự kiện

V. Quan hệ ngữ nghĩa trong từ vựng


1. Từ đa nghĩa (polyseme)
1.1. Khái niệm: Từ có hai hoặc nhiều hơn hai ý nghĩa, các nghĩa này có quan hệ
chặt chẽ với nhau
VD: Tay
(1) Bộ phận phía trên của cơ thể người, từ vai đến các ngón dùng để cầm, nắm,
thường được coi là biểu tượng của lao động cụ thể của con người: cánh tay,
nghỉ tay ăn cơm
(2) Tay của con người được coi là biểu tượng của quyền sử dụng, định đoạt:
Chính quyền về tay nhân dân, rơi vào tay bọn cướp
(3) ( dùng trước một số danh từ chỉ công cụ ). Người giỏi về một môn, một nghề
nào đó: Ba tay súng giỏi, tay búa thạo
VD: Chân
(1) Bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật: Chân người, chân gà
(2) Chân của người, coi là biểu tượng của cương vị, phận sự của một người với
tư cách là thành viên của một tổ chức: Anh ấy có một chân trong hội đồng lần
này
(3) Một phần tư con vật có 4 chân khi chung nhau sử dụng hoặc chia nhau thịt:
Đánh dụng một chân lợn
(4) Bộ phận cuối cùng của một số đồ dùng, có tác dụng đỡ cho các bộ phận
khác: chân đèn, chân giường
(5) Phần dưới cùng của một số vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền: chân
núi, chân tường.
1.2. Phân loại: Nghĩa gốc và nghĩa phái sinh
Căn cứ sự hình thành, phát triển, quan hệ tầng bậc giữa các nghĩa:
+ Nghĩa gốc (original meaning): nghĩa cơ bản ban đầu, nội dung khái niệm
nguyên thủy mà từ được dùng để biểu thị.
+ Nghĩa phái sinh ( derivational meaning): nghĩa được mở rộng từ nghĩa gốc;
sau đó lại có thể bổ sung thêm nghĩa khác trên cơ sở nghĩa mở rộng đó
2. Từ đồng âm
2.1. Khái niệm
Những từ giống nhau về hình thức ngữ âm nhưng khác nhau về nghĩa
VD: Tiếng Anh: to - two - too; meat - meet; sole - sole; bank - bank
Tiếng Việt: đường phèn/ đường làng; sao Hôm/ sao lại thế?/ sao vàng hạ
thổ/ sao giấy khai sinh/
- Kiểu tổ chức của từ vựng, bản chất không quan hệ về nghĩa
- Có kích thước vật chất không lớn (cấp độ từ)
- NN ko biến hình: Từ đồng âm luôn đồng âm trong mọi điều kiện
- NN biến hình: Từ đồng âm ở dạng thức này, ko đồng âm ở dạng thức kia
VD: (to) meet - meat; met ≠ meat; saw (cách ngôn ) - saw (dạng quá khứ của
động từ “see”)
* Nguồn gốc từ đồng âm
+ Đa phần là ngẫu nhiên
+ Số còn lại là có lý do thông qua con đường:
(i)Từ vay mượn đồng âm với từ bản ngữ
VD: Sút (bóng) ≠ sút (cân); ca (kíp), (cái) ca ≠ ca (hát)
(ii)Tách biệt nghĩa của từ đa nghĩa
VD: Qùa (món ăn ngoài bữa chính) - quà ( vật tặng cho người khác )
“ Khi các ý nghĩa khác nhau của từ đa nghĩa bị phân hóa xa đến mức không
nhận ra mối liên hệ giữa chúng nữa, tạo ra 2 hoặc hơn 2 từ sống độc lập”
VD: Gạo (1): loại ngũ cốc cần thiết cho con người
Gạo (2): học chăm chỉ, thuộc lòng
+ (iii)Kết quả của biến đổi ngữ âm lịch sử
VD: Hòa -> và (từ nối )≠ và (cơm)
Mấy -> với (từ nối) ≠ với (giơ tay với cái mũ)
(iv)Cách phát âm tiếng địa phương
VD: tre (cây tre) ≠ che (che nắng); ra (ra phố)≠ da (da thịt); sâu (con sâu) ≠
xâu (xâu kim, xâu cá)
2.2. Phân loại: Đồng âm từ vựng với đồng âm từ vựng - ngữ pháp
+ Đồng âm từ vựng. VD: yếu nhân/ ốm yếu; trà đá/ đá bóng; lý lẽ/môn lý ...
+ Đồng âm từ vựng - ngữ pháp VD: chỉ (DT) - chỉ (ĐT); nỗ lực (DT) - nỗ lực
(ĐT); khó khăn (TT) - khó khăn (DT)
3. Từ đồng nghĩa
3.1. Khái niệm
- Là những từ tương đồng với nhau về nghĩa, khác nhau về âm thanh và chữ
viết, có phân biệt với nhau về sắc thái ngữ nghĩa/ sắc thái phong cách hoặc cả
hai
+ Sắc thái ý nghĩa: Đặc điểm ngữ nghĩa của từ nhằm bổ sung hoặc chính xác hóa
cho phần ý nghĩa cơ bản cốt lõi mà từ đó biểu thị
VD: đền = bù (+ trả giá cho thiệt hai do mình gây ra)
Bù = đền (+ cho đủ chỗ thiếu chứ không phải do gây thiệt hại)
3.2. Phân loại: Đồng nghĩa thường trực với đồng nghĩa lâm thời
3.2.1. Đồng nghĩa thường trực: Đồng nghĩa trong nhiều ngữ cảnh
Từ trung tâm của dãy từ đồng nghĩa: Từ mang nghĩa chung, được dùng phổ biến
và trung hòa về phong cách, được lấy làm cơ sở để tập hợp và phân tích so sánh
với các từ khác
VD: Chết - mất - đi xa - từ trần - tạ thế ...; die - pass away - join the great
majority - take the ferry - kick the bucket - go away of all flesh ...
3.2.2. Từ đồng nghĩa lâm thời: Đồng nghĩa trong 1 ngữ cảnh nhất định
VD: Chết - đứt; I must get/ buy some more books at the bookstore
4. Từ trái nghĩa
4.1. Khái niệm
- Những từu có nghĩa trái ngược nhau trong quan hệ tương liên. Chúng khác
nhau về ngữ âm và phản ánh những khái niệm tương phản vê logic
VD: Cao - thấp, béo - gầy, đắt - rẻ, sang - hèn...
4.2. Đặc điểm
- Về HT: Hai từ trái nghĩa trong cặp thường có độ dài vật chất bằng nhau:
chăm - lười; chăm chỉ - lười biếng
- Cùng từ đơn tiết, 2 từ trong cặp trái nghĩa thường kết hợp với nhau -> từ ghép
biểu thị nghĩa khái quát, tổng hợp
VD: trai gái, trẻ già, nam nữ, khuya sớm,...
4.3. Phân loại: Trái nghĩa thang độ với trái nghĩa loại trừ
+ Trái nghĩa thang độ: Giữa từ ở cực này với từ ở cực kia có thể có từ trái nghĩa
VD: Cao, nặng, dài, rộng > vừa < thấp, nhẹ, ngắn, hẹp ...
+ Trái nghĩa loại trừ: Cặp trái nghĩa 2 cực không có khả năng khác
VD: Nam >< nữ; đàn ông >< đàn bà ...
* Lưu ý: 1 từ đa nghĩa có thể tham gia nhiều cặp trái nghĩa khác nhau và có quan
hệ trái nghĩa với nhiều từ trong nhóm đồng nghĩa
VD: mềm >< cứng; mềm >< rắn; sâu >< nông; sâu >< cạn; già >< trẻ; già
>< non,...
5. Trường nghĩa (field)
5.1. Khái niệm
- Là tập hợp các đơn vị từ vựng (từ ngữ) có quan hệ với nhau về nghĩa một cách
hệ thống. Giữa chúng phải có chung 1 nét nghĩa
VD: Trường từ vựng quan hệ thân tộc, màu sắc, thời tiết, nước, lửa, tang ma,
hôn nhân ...
- Được coi như 1 bộ phận của hệ thống từ vựng được xác định bằng 1 khái niệm
chung nào đó
5.2. Phân loại
+ Trường nghĩa biểu vật: Tập hợp các từ ngữ đồng nhất với nhau về nghĩa biểu
vật
VD: Lấy từ “hoa” làm gốc, có các từ đồng nhất về phạm vi biểu vật với “hoa”
- Các loại hoa: hoa hồng, hoa lan, hoa huệ
- Các bộ phận của hoa: cánh, nhụy, đài...
- Tính chất, trạng thái của hoa: nở, tàn, tươi, héo ...
- Màu sắc của hoa: đỏ, cam, trắng, xanh ...
+ Trường nghĩa biểu niệm: Tập hợp các từ ngữ có chung cấu trúc nghĩa biểu
niệm
VD: Cấu trúc biểu niệm Hoạt động A tác động vào X làm X dời chỗ làm gốc, có
thể thu được các từ cùng trường nghĩa biểu niệm:
- Tác động bằng tay: ném, hất, quăng, vất ...
- Tác động bằng chân: đá, quèo, đẩy
- Có sử dụng phương tiện: chở, chuyển, đèo, lai...
+ Trường nghĩa liên tưởng:
-Trường nghĩa của những từ ngữ cùng biểu thị một phạm vi hiện thực (sự vật,
hiện tượng, hoạt động, tính chất,...) có quan hệ liên tưởng với nhau.
VD: Trường từ vựng quan hệ thân tộc: ông, bà, bố, mẹ, anh em, chú bác,...
Trường đồ ăn: cơm, phở, bún, cháo, miến, nấu, chiên, xào, rán, luộc ...
- Mang tính chủ quan cao, phụ thuộc nhiều vào điều kiện môi trường sống, thời
đại sống, kinh nghiệm cá nhân ....
VI. Cụm từ cố định
1. Khái niệm:
- Là đơn vị do một số từ hợp lại; tồn tại với tư cách là một đơn vị có sẵn như từ,
có thành tố cấu tạo và ngữ nghĩa ổn định như từ.
2. Phân loại CTCĐ
2.1. Thành ngữ
- Là CTCĐ, hoàn chỉnh về cấu trúc và ý nghĩa. Nghĩa của chúng có tính hình
tượng hoặc/ và gợi cảm
VD: Tháng đợi năm chờ, trăng tủi hoa sầu, tan cửa nát nhà, mẹ tròn con vuông,
miệng thơn thớt dạ ớt ngâm, chuột sa chĩnh gạo, nước đổ đầu vịt, một vốn bốn
lời, chó có váy lĩnh, ngã vào võng đào, méo miệng đòi ăn xôi vò, ba đầu sáu tay,
áo gấm đi đêm,...
2.1.1. Thành ngữ so sánh
A (như, bằng, tựa, tày,...) B; B mang dấu ấn về đời sống văn hóa, vật chất và
tinh thần của dân tộc
VD: Lạnh như tiền, xấu như ma, đen như bồ hóng, như bóng với hình, dai như
đỉa đói, (to) như bồ tuột cạp,...
2.1.2. Thành ngữ miêu tả ẩn dụ
Miêu tả sự kiện, hiện tượng bằng cụm từ, biểu hiện ý nghĩa một cách ẩn dụ
VD: Nước đổ đầu vịt, chó có váy lĩnh, chuột sa chĩnh gạo, méo miệng đòi ăn xôi
vò, trăng tủi hoa sầu,...
2.2. Ngữ cố định
2.2.1. Quán ngữ
- Là những cụm từ được dùng lặp đi lặp lại trong các loại diễn từ (discourse)
thuộc các phong cách khác nhau. Chức năng đưa đẩy, rào đón, nhấn mạnh hoặc
liên kết trong diễn từ
+ Tính ổn định cấu trúc và tính thành ngữ của quán ngữ không cao bằng TN
+ Trung gian giữa CTTD và CTCĐ
+ Hội thoại, khẩu ngữ: của đáng tội, khí vô phép, chết cái, khốn nỗi, bác tính,
trộm vía, nói bỏ ngoài tai, ấy vậy mà, mới chết chứ, đến nước này thì, âu cũng
là, số là, thì ra, thế ra, đằng nào mà chả,...
+ Viết, diễn giảng: nói tóm lại, có thể nghĩ rằng, như đã nêu trên, như mọi
người đều biết,...
2.2.2. Ngữ cố định định danh
- Là những đơn vị ổn định về cấu trúc và ý nghĩa hơn QN nhiều, nhưng nghĩa
chưa mang tính hình tượng như thành ngữ
+ Một thành tố chính và vài thành tố phụ miêu tả cho thành tố chính
+ Miêu tả bằng con đường so sánh nhưng không có từ so sánh
+ Thành tố chính thường là thành tố gọi tên
+ Thường là tên gọi các bộ phận cơ thể người: lông mày lá liễu, chân chữ bát,
mắt ốc nhồi, tay chuối mắn, lưng cánh phản,...

Phân biệt từ ghép - CTCĐ - CTTD


Thành tố cấu tạo Tính cố định Tính thành ngữ/ Ý
nghĩa
Từ ghép Hình vị Đv có sẵn của hệ Có tính thành ngữ
thống NN cao
VD: hoa hồng,
chân vịt
CTCĐ Từ Đơn vị có sẵn của Có tính thành ngữ
hệ thống NN cao
VD: nước đổ đầu
vịt
CTTD Từ Là sự lấp đầy mô Không có tính
hình NP cho trước thành ngữ
VD: mấy cái
quyển sách cũ này

You might also like