You are on page 1of 3

Đấu dây điện lạnh: VRV III

Trong dàn lạnh máy điều hoà VRV của DaiKin lấy ví dụ con FXFQ.
Đường điện động lực đấu vào máy thì không nói rồi, còn mấy chỗ đầu nối điện điều khiển có mấy cái
là: P1;P2;F1;F2;T1;T2.
Đầu P1;P2 nối với điều khiển từ xa.
Đầu F1;f2 nối dây link.
Còn đầu T1;T2 không biết nối với cái gì mà trong catalog không ghi gì cả.

Còn 1 điều nữa kết nối hệ thống i-manager có phải chỉ cần dây link thôi là được không bởi vì bản chất
của dây link là tổng hợp công suất lạnh các dàn lạnh để báo cho dàn nóng còn nhìn sơ đồ dây link mắc
nối tiếp e là chỉ điều khiển từng cụm dàn lạnh chứ không điều khiển được từng con như kiểu của i-
manager

-Đầu P1;P2 nối với điều khiển có dây (connected to wired remote controller)
-Đầu F1;F2 tiếp đểm để nối dây điều khiển giữa các dàn lạnh với dàn nóng (Transmitssion wiring)
-Đầu T1;T2 tiếp đểm để nhận tín hiệu từ 1 yếu tố bên ngaòi gửi đến dùng để tác động on/off dàn lạnh,
cai này có thể ứng dụng trong việc link với khóa cửa của phòng khách sạn, bạn tham khảo thêm ở nhà
cung cấp để rõ hơn vấn đề này
- Kết nối IManager: đúng là chỉ dùng dây link như bạn nói tuy nhien bạn nói chưa rõ lắm, và sơ kết nhu
the nay:
+ Sau khi hoàn tất các hệ thông (hệ thống:1 dàn nóng và nhiều dàn lạnh nối với nhau thông qua tiep
điểm F1,F2), nối các hệ thống nay lại bằng đường dây link (thông qua các tiếp điểm F1,F2(To OUT/D
UNIT) -loại dùng để nối giữa các dàn nóng . Đường dây nối các hệ thống này đấu vào 1 thiết bị gọi là
iPU, từ iPUnày nối vào HUB (bằng dây internet 10Base). Từ HUB hòa vào mạng internet, trên máy
tính cài phần mềm iManager để control.
Thân!

Tính toán một chút nhé:


1Hp = 0.75kW
cosfi = 0.85
Hiệu suất u = 0.8
Với 1 pha U=220VAC thì: I = P/(U*cosfi*u) = 5.01A
Với 3 pha U=380VAC thì: I = P/(sqrt(3)*U*cosfi*u) = 1.67A
Đây chính là 2 dòng điện của các động cơ 1 pha và 3 pha.
Với máy lạnh thì các hãng chỉ ghi dòng danh định theo máy nén có giá trị cũng gần như phép tính này
vậy. Nếu hãng ghi giá trị danh định nhỏ hơn thì mình nghĩ họ làm tiết kiệm về motor hơn mà thôi!
Một máy lạnh 1HP ngoài công suất máy nén còn có công suất quạt giải nhiệt, quạt dàn lạnh và mạch
khiển nữa. Tuy nhiên công suất các quạt và mạch khiển thường được tính bói quạ là 15% công suất
máy nén nên công suất thực sự của máy 1HP là: 0.75*1.15 = 0.86KW.

Mình xin giải thích với mọi người về ECLB và RCCB như sau :
- ELCB là từ viết tắt của Earth leakage circuit breaker (Tức là CB cắt dòng rò)
- RCCB hay là RCB là từ viết tắt của Residual Current Circuit Breaker (Tức là “như trên cắt dòng rò”)
Sực khác nhau giữa ELCB và RCCB về cơ bản là:
1. Nguyên tắc bảo vệ của RCCB là dựa trên việc so sánh dòng điện đi và về trên dây dẫn. Nếu dòng đi
và dòng về bằng nhau, tức là không có bị rò rỉ. Nếu có sự chênh lệch thì có nghĩa là đã có rò rỉ xuất
hiện trong hệ thống (có thể là do bạn chạm tay vào một máy bơm nước bị chạm…). Thì RCCB sẽ cắt
mạch này ra khỏi mạng điện bảo vệ con người và thiết bị.
2. ELCB là thế hệ trước đó của RCCB. Nguyên tắc làm việc của ELCB là dựa trên điện áp. Và việc ứng
dụng của ELCB cũng phức tạp hơn RCCB ở chỗ là (ngoài dây cấp điện ra, còn phải đấu thêm 2 dây
nữa để cấp cho cuộn áp của nó. Hai dây này, 1 sẽ được nối với dây tiếp địa (vậy là trong hệ thống điện
1 pha mình phải đi 3 dây), dây còn lại sẽ được nối với cọc tiếp địa chung của hệ thống). Khi máy bơm
bị chạm vỏ, từ chỗ chạm vỏ đó sẽ hình thành một điện áp. Sự cố càng lớn khi điện áp càng lớn. ELCB
sẽ phát hiện điện áp này và ngắt mạch trước khi hình thành 1 sự cố lớn hơn. ELCB sau này được cải
tiến và biết đến với cái tên RCCB (làm việc dựa trên nguyên tắc so sánh dòng điện). Thông thường các
nhà sản xuất ngày nay thường dùng RCCB và ELCB cho một loại thiết bị với cùng công dụng và
nguyên tắc làm việc.
3. Thông thường, cả 2 thiết bị này ko có chức năng bảo vệ chống ngắn mạch. Nhưng có lẽ vì mục đích
thương mai nên nhà sản xuất cũng chế tạo cả loại có thể chống ngắn mạch. ELCB trong công nghiệp
thường được dùng là loại 3 pha. Lắp tại đầu vào của các tủ điện, ta có thể hiệu chỉnh được khả năng cắt
dòng rò trên ELCB. Còn đối với RCCB, đối với gia đình, cũng được chế tạo với khả năng cắt ngắn
mạch

Tính tiết diện dây

Có rất nhiều cách chọn tiết diện dây dẫn và Attomat.

1.Chon theo diết diện dây do nhà sản xuất đủa ra


2. Chọn theo kinh nghiệm
3. Chọn theo công thức.
Theo kinh nghiệm mà anh thương làm thi anh hay chọn theo công thức tinh
Ví dụ:
Ta biet công thức P=U*I*cos(phi)

---> I=P/U*Cos(phi)
P= công suất thiết bị
U = dien ap

dien 1pha U=220V


dien 3pha
U=380V
Chon Attomat thi Chon at cao hon I tinh toan 1 bậc
Chon tiết diện dâythi lấy I dây = Itinh toan /3
được bao nhiêu thì chọn tiết diện dây lớn hơn 1 bậc
Okies
Cảm ơn canon đã nói như thế!
Hồi nào đến giờ mình vẫn cứ chọn theo quán tính như sau:
1mm2 10A
1.5mm2 16A
2.5mm2 20A
4mm2 25A
6mm2 32A
10mm2 40A
16mm2 50A hay 63A đều được
25mm2 80A
35mm2 100A
50mm2 125A
70mm2 160A
95mm2 200A
Nếu bạn chọn quán tính với các dây nhỏ như trên thì hoàn toàn hợp chuẩn với chiều dài cấp nguồn
khoảng 100m. Nếu chiều sài cấp nguồn lớn hơn, cần tính sụt áp lúc tải điện.
Với dòng điện cấp nguồn lớn hơn, các bạn có thể tính toán cẩn thận hơn. Cần lưu ý là không nên dùng
dây điện lớn hơn 400mm2 vì các sợi dây này rất cứng, khó thi công.

You might also like