You are on page 1of 35

Mùa xuân 2004 VITEC

Kỳ thi Kỹ sư Thiết kế và Phát triển phần mềm


(Buổi sáng)

Các câu hỏi phải được trả lời theo quy định sau:
Câu hỏi số Q1-Q80
Lựa chọn câu hỏi Phải trả lời mọi câu hỏi
Thời gian thi 9:00-11:30 (150 phút)
Chỉ dẫn:
1. Dùng bút chì HB. Nếu bạn muốn thay đổi câu trả lời, hãy xoá hoàn toàn câu trả lời trước một
cách sạch sẽ. Phủi hết các vụn tẩy đi.
2. Đánh dấu thông tin dự thi và các câu trả lời của bạn theo hướng dẫn dưới đây. Bài thi sẽ không
được chấm điểm nếu không đánh dấu đúng. Không đánh dấu hoặc viết gì ngoài những chỗ đã
được qui định trên phiếu trả lời.
(1) Số báo danh
Hãy viết số báo danh của bạn vào chỗ đã cho, và đánh dấu chỗ thích hợp dưới mỗi chữ số.
(2) Ngày sinh
Hãy viết ngày sinh của bạn (bằng số) chính xác như được in trong phiếu dự thi, và
đánh dấu chỗ thích hợp dưới mỗi chữ số. .
(3) Các câu trả lời
Chọn một câu trả lời (từ a tới d) cho mỗi câu hỏi.
Đánh dấu câu trả lời của bạn như trong câu hỏi mẫu dưới đây.

[Câu hỏi Mẫu]


Kỳ thi Kỹ sư Thiết kế và Phát triển Phần mềm được tổ chức vào tháng mấy?
a) Tháng Ba b) Tháng Tư c) Tháng Năm d) Tháng Sáu

Vì câu trả lời đúng là “b” (Tháng Tư), hãy đánh dấu trên phiếu trả lời của bạn như sau:
[Câu trả lời Mẫu]
a ウ c d

3. Sau khi kết thúc bài thi, bạn có thể mang tập câu hỏi này về nhà..

Không mở đề thi trước khi được phép.


Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm về câu hỏi.

1
Các tên công ty và tên sản phẩm xuất hiện trong các câu hỏi thi là thương hiệu hoặc thương hiệu đã đăng ký của các
công ty tương ứng. Để ý là các dấu ® và ™ không đi kèm theo.

2
Q1. Bệnh viện A có 500 phòng bệnh nhân, mỗi phòng được đánh số bằng một số có 3 chữ số
bắt đầu từ 001. Tuy nhiên, các chữ số 4 và 9 không được dùng ở bất kỳ đâu trong bất kỳ số
phòng nào. Vậy số phòng của phòng thứ 125 là bao nhiêu?

a) 150 b) 166 c) 175 d) 186

Q2. Số nào dưới đây là biểu diễn của số thập phân −5.265 dưới dạng nhị phân 8 bit dấu phẩy
cố định (fixed-point)? Trong câu hỏi này, vị trí của dấu phẩy thập phân (decimal point) là
ở giữa bit thứ 4 và bit thứ 5, và cách biểu diễn theo kiểu phần bù 2 được sử dụng đối với
các số âm.

8 7 6 5 4 3 2 1

D ecim a l p o in t p o sitio n

a) 01001100 b) 10100101 c) 10100110 d) 11010011

Q3. Hàm Random(n) là một hàm trả lại một số nguyên giữa 0 và n-1 với xác suất đều. Khi thực
hiện một loạt thao tác sau đối với các biến kiểu số nguyên A, B và C, xác suất để C là 0
bằng bao nhiêu?

A = Random(10);
B = Random(10);
C = A–B

1 1 1
a) 100 b) 20 c) 10 d) 1

3
Q4. X NAND Y là phủ định tích logic của X và Y và được định nghĩa như NOT (X AND Y).
Vậy công thức logic X OR Y là gì nếu chỉ dùng NAND?

a) ((X NAND Y) NAND X) NAND Y


b) (X NAND X) NAND (Y NAND Y)
c) (X NAND Y) NAND (X NAND Y)
d) X NAND (Y NAND (X NAND Y))

Q5. Tập nào dưới đây tương đương với tập hiệu S-T? Trong câu hỏi này, ∪ biểu diễn “tổng”,
∩ biểu diễn “tích”, và C biểu diễn “bù”.

a) S∪ (S∩T) b) S∪T C c) S∩ (S∪T) d) S∩T C

Q6. Trong các phương pháp được dùng để kiểm soát lỗi bộ nhớ chính trong máy tính, phương
pháp nào có thể hiệu chỉnh các lỗi 1 bit và phát hiện các lỗi 2 bit?

a) Phương pháp parity lẻ (Odd parity method)


b) Phương pháp parity theo chiều dọc (Longitudinal parity method)
c) Phương pháp kiểm tra chữ số (Check digit method)
d) Phương pháp mã Hamming (Hamming code method)

4
Q7. Dưới đây là một phần cú pháp BNF (Backus Normal Form) của một ngôn ngữ lập trình.
Câu trả lời nào dưới đây là đúng đối với <parameter specification>?

<parameter specification> ::= <parameter> | (<parameter specification>, <parameter>)


<parameter> ::= <alphabetic character> | <parameter> <alphabetic character>
<alphabetic character> ::= a⏐b⏐c⏐…⏐x⏐y⏐z

a) ((abc, def)) b) ((abc, def), ghi)


c) (abc) d) (abc, (def))

Q8. Khi sử dụng cách viết hậu tố (ký hiệu Ba lan ngược), biểu thức X = (A − B) × C được thể
hiện thành XAB − C×=.
Câu trả lời nào dưới đây là biểu diễn đúng trong cách viết hậu tố của biểu thức sau?

X = (A + B) × (C − D ÷E)

a) XAB + CDE÷ − ×= b) XAB + C−DE ÷ ×=


c) XAB + EDC÷ − ×= d) XBA + CD−E ÷ ×=

Q9. Mô tả nào dưới đây về cấu trúc dữ liệu là mô tả đúng về cây B (cây cân bằng)?

a) Cấu trúc này lưu giữ các bản ghi bằng cách tìm địa chỉ lưu giữ vật lý từ giá trị khoá
của bản ghi theo một giải thuật cụ thể.
b) Cấu trúc này định vị lại một cách động từng nút trong chỉ mục bằng cách xem giá trị
khoá của nút này như giá trị giữa, số các bản ghi ở mức thấp hơn có các giá trị khoá
nhỏ hơn và số các bản ghi ở mức thấp hơn có các giá trị khoá lớn hơn được cân bằng
trong phạm vi cho phép đã định.
c) Cấu trúc này kết hợp và lưu giữ các bản ghi bằng cách sử dụng các con trỏ để liên kết
các bản ghi một cách logic, không phụ thuộc vào vị trí vật lý của chúng.
d) Cấu trúc này lưu giữ các bản ghi thành các đơn vị truy nhập (các trang) kiểu như các
rãnh (tracks) theo thứ tự tăng dần của các giá trị khoá, và tạo một chỉ mục chứa giá trị
khoá lớn nhất trong từng trang và địa chỉ của trang đó.

5
Q10. Xét danh sách một chiều như đã cho trong hình dưới đây. “Tokyo” ở đầu của danh sách
và giá trị của con trỏ đi kèm là địa chỉ của dữ liệu sau đó. “Milan” ở cuối danh sách và
giá trị của con trỏ đi kèm là 0.
Câu trả lời nào dưới đây là thủ tục đúng để đổi “London” và “Paris”?

Con trỏ cho dữ


liệu ở đầu danh
sách Địa chỉ Dữ liệu Con trỏ
120 100 Vienna 160
120 Tokyo 180
140 Paris 999
160 Milan 0
180 London 100

a) Đặt giá trị của con trỏ đi kèm Paris bằng “100”, và đặt giá trị của con trỏ đi kèm
Tokyo bằng “140”.
b) Đặt giá trị của con trỏ đi kèm Paris bằng “100”, và đặt giá trị của con trỏ đi kèm
London bằng “140”.
c) Đặt giá trị của con trỏ đi kèm Paris bằng “180”, và đặt giá trị của con trỏ đi kèm
Tokyo bằng “140”.
d) Đặt giá trị của con trỏ đi kèm Paris bằng “180”, và đặt giá trị của con trỏ đi kèm
London bằng “140”.

Q11. Thuật toán nào là đúng đắn để tìm kiếm một mảnh dữ liệu từ nhiều mảnh dữ liệu được sắp
xếp ngẫu nhiên?

a) Tìm kiếm nhị phân b) Tìm kiếm tuyến tính


c) Phương pháp hàm băm d) Phương pháp Monte Carlo

6
Q12. Hàm số fact(n) trả về n! là giai thừa của số nguyên không âm n. Đâu là định nghĩa đệ quy
của fact(n)?

a) nếu n = 0 thì trả về 0 nếu không trả về n * fact(n − 1);


b) nếu n = 0 thì trả về 0 nếu không trả về n * fact(n + 1);
c) nếu n = 0 thì trả về 1 nếu không trả về n * fact(n − 1);
d) nếu n = 0 thì trả về 1 nếu không trả về n * fact(n + 1);

Q13. Trong lưu đồ sau, số lần mà các bước S1, S2, S3 và S4 được thực hiện trước khi được kết
quả “Yes” ở bước S4 lần lượt là n1, n2, n3 và n4. Biểu thức nào thể hiện quan hệ giữa n4 và
n1, n2 và n3?

No
S1
Yes

S2

No S3
Yes

No
S4
Yes

a) n4 = n1 + n2 + n3 b) n4 = n1 + n2 − n3
c) n4 = n1 − n2 + n3 d) n4 = −n1 + n2 + n3

7
Q14. Một phép tìm kiếm được thực hiện trên chuỗi ký tự bao gồm các chữ cái và một dấu “.”
được dùng như dấu phân cách. Nếu dấu “*” được dùng để biểu diễn chuỗi bất kỳ gồm từ 0
ký tự trở lên và dấu “?” dùng để chỉ một ký tự bất kỳ thì câu nào trong các câu trả lời phù
hợp với biểu thức sau đây?

A?B*A.?AB*

a) AABA . BABBB b) AABBAB . ABAB


c) ABABA . BABA d) ABBBA . BAABB

Q15. Khi các thuật toán được mô tả bằng hai lưu đồ dưới đây được thi hành đối với số nguyên
M, ta muốn có cùng kết quả x như nhau trong cả hai trường hợp. Điều kiện nào phải được
đưa vào ô a để đạt được kết quả đó?

Sta r t Sta r t

1→ x
1→ x
Đặc tả lặp ở đầu loop
Th e rep etitio n sp ecifica tio n a t th e to p 1→ n
O p er a tio n
như sau:
o f th e lo o p is a s fo llo w s:
n : M , - 1, 1 VaTên
ria bbiến:
le n a mgiá
e: In trị đầu,
itia liz a tiođộ
n v agia
lu e,
intăng,
crem en giá trị cuối
t, term in a tio n v a lu e x ×n→ x

x×n → x n +1→ n

No
a
O p er a tio n
Yes

Sto p Sto p

a) n>M b) n>M + 1 c) n>M − 1 d) n<M

8
Q16. Khi việc xử lý được mô tả trong lưu đồ sau được thực hiện một vài lần, chuỗi thi hành nào
dưới đây thực sự xảy ra trong khi xử lý? Trong câu hỏi này, dòng kẻ kép biểu diễn sự đồng
bộ trong xử lý song song.

A X

B Y

a) B A B A b) B X A Y
c) X B A Y d) Y X B A

Q17. Trong các mô tả dưới đây về sự so sánh giữa một bộ xử lý CMOS và một bộ xử lý lưỡng
cực, mô tả nào là đúng?

a) Nó có khả năng xử lý nhanh hơn.


b) Nó cho phép tích hợp ở mức cao hơn.
c) Nó có mức độ dung sai tĩnh điện cao hơn.
d) Nó dễ bị nhiễu bởi nguồn điện hơn.

Q18. Trong vai trò một kỹ thuật để tăng tốc độ bộ xử lý, phương pháp nào dưới đây nhằm vào
việc giảm số CPI (số chu kỳ cho một lệnh) bằng cách gộp các thao tác có thể được thực
hiện đồng thời thành một lệnh đơn trong khi biên dịch?

a) MIMD b) RISC c) SCSI d) VLIW

9
Q19. Câu nào dưới đây là mô tả thích hợp về các chức năng của CISC?

a) Chúng bao gồm các tập lệnh cho cả các phép toán dấu phẩy tĩnh, số học thập phân, v.v.
b) Việc thực thi có dùng “wired logic” thì tương đối dễ hơn vì tập lệnh được đơn giản hóa.
c) Lô-gic dùng để giải mã lệnh là đơn giản vì độ dài của lệnh cố định.
d) Chỉ những lệnh tham chiếu bộ nhớ dùng được là các lệnh nạp và lưu trữ.

Q20. Câu nào dưới đây là mô tả thích hợp về tần số đồng hồ của máy PC?

a) Tần số đồng hồ của CPU không cần có giá trị bằng tần số đồng hồ của bus hệ thống
nối vào bộ nhớ chính.
b) Nghịch đảo của tần số đồng hồ CPU biểu thị số lệnh có thể được thực hiện trong một
giây.
c) Nếu tần số đồng hồ của CPU được tăng lên 2, 3, 4, …. lần thì tốc độ chung của hệ
thống cũng tăng tỷ lệ thuận 2, 3, 4, … lần.
d) Nếu hai PC có CPU cùng loại và cùng tần số đồng hồ, ta có thể kết luận chắc chắn
rằng chúng có cùng hiệu năng khi thực hiện chương trình trên hai PC đó.

Q21. RAID5 là một trong các công nghệ RAID (Redundant Array of Inexpensive Disks). Câu
nào dưới đây là mô tả thích hợp về RAID5?

a) Nó ghi dữ liệu theo đơn vị từng bit vào các đĩa từ phân tán sau đó ghi bit chẵn lẻ lên
trên một đĩa từ.
b) Nó ghi dữ liệu theo đơn vị từng khối vào các đĩa từ phân tán, sau đó ghi các khối chẵn
lẻ tập trung vào một đĩa từ.
c) Nó ghi dữ liệu theo đơn vị từng khối vào các đĩa từ phân tán, sau đó ghi các khối chẵn
lẻ vào nhiều hơn một đĩa từ phân tán.
d) Nó nói tới các đĩa từ được soi gương.

10
Q22. Câu nào dưới đây là mô tả thích hợp về các chức năng và các ứng dụng của ổ đĩa quang?

a) Cho phép truy nhập và truyền dữ liệu tương đối nhanh, chúng được sử dụng rộng rãi
trên nhiều loại thiết bị từ mainframe tới PC để thực hiện lưu trữ ảo.
b) Có các loại chỉ đọc, ghi một lần, và xóa được, chúng được dùng để lưu trữ các khối dữ
liệu lớn, như dữ liệu ảnh.
c) Chúng được dùng để lưu trữ dữ liệu cỡ từ 1 MB, đáng kể vì sự gọn nhẹ và giá rẻ, do
đó có thể dễ dàng được thay thế.
d) Được dùng sớm trong vai trò bộ nhớ phụ trợ, chúng được dùng để trao đổi thông tin
và lưu trữ tệp. Hiện nay, các loại chính là kiểu có vỏ cứng chứ không còn là kiểu cuộn
hở nữa.

Q23. Đâu là mô tả thích hợp nhất về xử lý I/O do điều khiển DMA thực hiện?

a) CPU điều khiển trực tiếp các thiết bị I/O và thực hiện chuyển dữ liệu.
b) Dữ liệu được chuyển giữa các thiết bị I/O và bộ nhớ chính không thông qua CPU.
c) Dữ liệu được chuyển giữa các thiết bị I/O và bộ nhớ chính qua các kết nối kênh.
d) Chuyển dữ liệu được thực hiện bởi một bộ xử lý chuyên dùng cho điều khiển I/O.

Q24. Thiết bị hiển thị mỏng nào dưới đây dùng các tế bào phát quang bằng phóng điện như
trong ống nê-on, và có độ tương phản cao cùng với vùng nhìn rộng?

a) CRT b) Màn hình DSTN tinh thể lỏng


c) TFT tinh thể lỏng d) Màn hình Plasma

11
Q25. Câu nào trong các mô tả sau về công việc xếp lịch tác vụ bởi hệ điều hành là đúng?

a) Phương pháp đa hàng đợi (multiple queuing method) trước hết cấp các khoảng thời
gian CPU dài và ưu tiên thấp cho tác vụ yêu cầu cấp phát, sau đó tăng độ ưu tiên và
giảm dần thời gian CPU cho nó.
b) Phương pháp đến trước được phục vụ trước (FCFS – First Come First Served) cấp thời
gian CPU cho các tác vụ với mức độ ưu tiên theo thứ tự các tác vụ được tạo ra. Điều
này nhằm cho các tác vụ bắt đầu trước được mức độ ưu tiên cao hơn và cho chúng kết
thúc sớm.
c) Phương pháp ưu tiên thời gian ước lượng xử lý ngắn nhất (SEPT – Shortest Expected
Processing Time) cải thiện hiệu quả chung của xử lý hệ thống bằng cách tăng độ ưu
tiên của các tác vụ dùng ít thời gian CPU và giảm độ ưu tiên của các tác vụ dùng
nhiều thời gian CPU.
d) Phương pháp vòng tròn cấp thời gian CPU cho các tác vụ theo thứ tự được yêu cầu và
đặt tác vụ đã dùng hết thời gian CPU được cấp xuống cuối hàng.

Q26. Câu nào dưới đây là mô tả thích hợp nhất về quyền được thực hiện trước trong trường hợp
hệ điều hành thời gian thực?

a) Tác vụ đang được thực hiện bị dừng lại sau một quãng thời gian nhất định và một tác
vụ sẵn sàng khác được thực hiện.
b) Khi một tác vụ đang thực hiện chấm dứt hay chuyển sang trạng thái chờ, một tác vụ
sẵn sàng khác được thực hiện.
c) Nếu một tác vụ với mức ưu tiên cao hơn tác vụ đang thực hiện chuyển sang trạng thái
sẵn sàng, tác vụ sau này bị dừng lại và tác vụ ưu tiên cao được thực hiện.
d) Nếu một tác vụ ưu tiên cao đang phải chờ một tác vụ ưu tiên thấp kết thúc, mức độ ưu
tiên của tác vụ ưu tiên thấp được tạm tăng lên để cho nó có thể được thực hiện.

12
Q27. Đâu là tổ hợp đúng của các hàm từ A qua C khi mô tả kiểm soát vào-ra?

Hàm Mô tả
Thực hiện xử lý I/O phụ thuộc vào thiết bị, được cung cấp cho từng loại
A thiết bị, và kiểm soát một hay nhiều thiết bị. Khi có yêu cầu I/O đọc hay
viết, thiết bị đó được vận hành và quản lý trực tiếp.
Một tiến trình dành riêng xử lý các thao tác I/O mà tốc độ không cần lắm,
B ví dụ như đưa file ra máy in, hay truyền file qua đường nối tiếp, cho phép
các thao tác I/O và thực hiện chương trình diễn ra song song.
Hiệu quả được cải thiện bằng cách tăng các tác vụ song song cho I/O và xử
lý chương trình. Để đạt được điều này, một vài vùng trong bộ nhớ chính
C
được cấp phát để thực hiện I/O, và các vùng bộ nhớ này được vài chương
trình dùng chung.

A B C
Bộ điều khiển
a) Spooling Bộ chứa đệm
thiết bị
Bộ điều khiển
b) Spooling Bộ chứa đệm
thiết bị
Bộ điều khiển
c) Spooling Bộ chứa đệm
thiết bị
Bộ điều khiển
d) Bộ chứa đệm Spooling
thiết bị

Q28. “Rò bộ nhớ” là một nguyên nhân gây ra sự cố hệ thống. Câu nào dưới đây là mô tả thích
hợp về “rò bộ nhớ”?

a) Phần của chương trình trong bộ nhớ bị tùy tiện đánh trang sai.
b) Một tiến trình ghi kết quả của nó ra ngoài phần bộ nhớ dành riêng cho nó và phá huỷ
phần bộ nhớ dành cho tiến trình khác.
c) Khi nhiều tiến trình được bắt đầu và kết thúc lặp lại nhiều lần, nhiều vùng bộ nhớ
không dùng đến được tạo ra đây đó, khiến tính hiệu quả sử dụng bộ nhớ bị giảm sút.
d) Phần bộ nhớ dành cho các tiến trình không được giải phóng ngay cả khi không dùng
đến nữa, vì vậy làm giảm dần lượng bộ nhớ hệ thống có thể sử dụng.

13
Q29. Đâu là tổ hợp đúng của các hàm từ A qua C khi mô tả kiểm soát bộ nhớ?

Hàm Mô tả
Một chương trình được cắt ra làm nhiều phần, được lưu trữ trong bộ nhớ
A phụ trợ và tráo đổi vào và ra khỏi bộ nhớ chính như được chương trình này
xác định.
Bộ nhớ chính và các chương trình được chia thành các đơn vị có chiều dài
B cố định để quản lý bộ nhớ có hiệu quả. Điều này giúp có thể xử lý một
chương trình lớn khi chỉ có một lượng bộ nhớ chính nhỏ.
Các chương trình được tạm dừng, và nội dung của bộ nhớ chính đang dùng
được lưu vào bộ nhớ phụ trợ. Khi chương trình tiếp tục chạy, nội dung đã
C
được lưu trữ được nạp lại vào bộ nhớ chính và trạng thái lúc đầu được phục
hồi.

A B C
a) Chèn lấp Phân trang Tráo đổi
b) Tráo đổi Chèn lấp Phân trang
c) Tráo đổi Phân trang Chèn lấp
d) Phân trang Chèn lấp Tráo đổi

Q30. Điều nào dưới đây đòi hỏi các vùng ngăn xếp riêng biệt trong một hệ thống thời gian thực?

a) Một tác vụ đã cho và một tác vụ khác


b) Một tiến trình ngắt đã cho và một tiến trình ngắt khác
c) Một tiến trình ngắt và một lời gọi hệ thống (system call)
d) Một tiến trình ngắt và một tác vụ

14
Q31. Trong đồ thị dưới đây, đường cong nào biểu diễn các đặc trưng của thời gian tìm kiếm đối
với phép tìm kiếm bảng băm? Trong câu hỏi này, giả sử không có trường hợp đồng nghĩa.

Sea r ch tim e
p er d a ta elem en t
a) b)

c)

d)
N u m b er o f d a ta
0 elem en ts in th e ta b le

Q32. Mô tả nào là thích hợp cho một hệ thống đôi?

a) Hai hệ thống, cùng thực hiện quá trình xử lý giống nhau, được cài đặt, và độ chính xác
trong xử lý được kiểm tra bằng cách soát lại kết quả xử lý trên cả hai hệ thống. Nếu
một trong hai hệ thống bị hỏng, việc xử lý được tiếp tục trong chế độ xuống cấp với
chỉ một hệ thống còn lại.
b) Một hệ thống chính thực hiện xử lý trực tuyến và một hệ thống dự phòng (xử lý các
tiến trình theo lô v.v. trong khi nó ở chế độ dự phòng) được cài đặt. Nếu hệ thống
chính hỏng, xử lý trực tuyến được tái khởi động bằng cách chuyển sang hệ thống dự
phòng sau khi nạp lại các chương trình trực tuyến.
c) Các chương trình xử lý trực tuyến của hệ thống chính được nạp vào hệ thống dự
phòng trước khi nó bắt đầu thực hiện. Nếu hệ thống chính hỏng, việc chuyển sang hệ
thống dự phòng được thực hiện tức thời và quá trình xử lý được tiếp tục.
d) Một máy tính duy nhất được trang bị từng cặp các bộ xử lý, bộ nhớ, kênh, nguồn, v.v.
để cho việc xử lý có thể tiếp tục ngay cả khi một thiết bị thuộc bất kỳ cặp nào bị hỏng.

15
Q33. Cấu hình nào của hệ thống máy tính với khả năng xử lý lớn với nhiều bộ xử lý cùng loại
cùng chia nhau bộ nhớ chính?

a) Bộ xử lý tăng tốc (Overdrive processor) b) Bộ đồng xử lý (co-processor)


c) Bộ đa xử lý ghép lỏng d) Bộ đa xử lý ghép chặt

Q34. Câu nào dưới đây về xử lý công việc mô tả xử lý thời gian thực?

a) Mặc dầu một máy tính được đồng thời dùng chung bởi nhiều người, việc xử lý được
thực hiện sao cho mỗi người sử dụng cảm thấy như đang dùng máy của riêng mình.
b) Xử lý được thực hiện vào thời điểm dữ liệu được sinh ra. Do các ràng buộc về thời
gian đáp ứng là khắt khe, các chương trình được làm để thường trú trong bộ nhớ chính
sao cho chúng có thể được thực hiện ngay lập tức.
c) Thủ tục xử lý từ khi nhập dữ liệu đến khi thu thập kết quả được xác định trước, và các
tiến trình được thực hiện tự động theo một tập các mô tả do máy tính thực hiện.
d) Nhiều máy PC và máy in được nối trên một mạng LAN sao cho dữ liệu có thể được
chia sẻ và trao đổi giữa chúng, và sao cho máy in có thể dùng chung.

Q35. Mô tả nào dưới đây về thiết kế hệ thống phân tán là đúng?

a) Vì việc nâng cao hiệu quả xử lý không phải là mục tiêu, cho nên nhấn mạnh vào việc
nâng cao tính hoạt động và độ tin cậy.
b) Khi nghiên cứu về phân tán dữ liệu, các bước đầu tiên là chỉ rõ nơi cần phải thực hiện
việc xử lý cập nhật dữ liệu và xác định nơi đặt dữ liệu chính (master data).
c) Trong trường hợp xảy ra trục trặc khi việc xử lý được thực hiện song song, thì chương
trình xử lý đang xét được đặt lên một máy khách.
d) Vị trí của các quá trình xử lý được xác định tự động tuỳ theo người dùng đang ở đâu
và dữ liệu được đặt ở đâu.

16
Q36. Ba công việc, từ A tới C, được khởi động cùng lúc theo các phương pháp xếp lịch sau đây.
Hỏi bao nhiêu phút sẽ trôi qua trước khi công việc B kết thúc?

[Các công việc]


Khoảng thời gian xử lý độc lập cho các công việc này như sau: A mất 5 phút, B mất 10
phút, và C mất 15 phút. Các khoảng thời gian xử lý này đều là thời gian CPU.

[Các phương pháp xếp lịch]


(1) Các công việc được thực hiện theo thứ tự chúng được đưa vào trong hàng đợi.
(2) Nếu xử lý không xong trong một khoảng thời gian cố định (gọi là “lượng tử thời
gian”), xử lý sẽ tạm dừng và công việc này được đưa xuống cuối hàng đợi.
(3) Lượng tử thời gian được đặt đủ nhỏ so với thời gian xử lý công việc và thời gian
dùng để chuyển giữa các công việc có thể bỏ qua.

a) 15 b) 20 c) 25 d) 30

Q37. Cho một hệ thống trực tuyến, số lệnh CPU cần phải thi hành để có thể xử lý một giao dịch
đơn là 80000 với thời gian xử lý trung bình là một microgiây cho mỗi lệnh. Nếu hệ thống
này được nâng cấp, tốc độ xử lý của CPU phải tăng lên bao nhiêu lần để có thể xử lý được
30 giao dịch mỗi giây? Trong câu hỏi này, giả sử giới hạn sử dụng của CPU là 80% và
hiệu năng xử lý không phụ thuộc vào I/O và chỉ được xác định bởi CPU. (Các dấu chấm
dưới đây được hiểu theo nghĩa của dấu phẩy thập phân)

a) 2.0 b) 2.4 c) 3.0 d) 12.0

17
Q38. Đâu là mô tả thích hợp của thông lượng?

a) Thông lượng là chỉ số hiệu năng của CPU không bao gồm thời gian chờ cho các thao
tác I/O.
b) Thông lượng là tổng thời gian trôi qua từ khi một công việc vào trong hệ thống cho tới
khi thu được kết quả. Nó bị ảnh hưởng bởi tốc độ I/O và thời gian không tính toán.
c) Thông lượng chỉ thời gian xử lý cho mỗi công việc. Nó bị ảnh hưởng bởi thời gian
thao tác của người thao tác giữa quá trình xử lý của các công việc.
d) Thông lượng chỉ số lượng tiến trình công việc được xử lý trong một đơn vị thời gian.
Spooling rất có ích trong cải thiện thông lượng.

Q39. Câu nào dưới đâu mô tả đúng về đánh giá hiệu năng của một hệ thống máy tính?

a) Vì chương trình kiểm thử chuẩn dùng để đo hiệu năng CPU bao gồm một dải rộng các
ứng dụng, nó có thể được dùng rộng rãi từ cài đặt máy tính tới thiết kế mở rộng hệ
thống.
b) Khi lập kế hoạch mở rộng tài nguyên hệ thống để xử lý khối lượng tăng tải trên một hệ
thống máy tính, một mô hình thử nghiệm dựa trên khối lượng đoán trước là không
hiệu quả.
c) Một trình giám sát phần mềm và mô hình sắp hàng là có hiệu quả trong dự đoán hiệu
năng của máy tính vào thời điểm hệ thống chưa chạy thực sự.
d) Với các hệ thống đang vận hành, có thể tìm được các vấn đề liên quan đến hiệu năng
bằng cách thu thập thông tin, số liệu thống kê và dữ liệu chất tải (charging) bằng một
phần mềm giám sát rồi phân tích thông tin đó.

18
Q40. Xét một hệ thống trong đó thời gian trung bình giữa các lần hỏng (MTBF) là x và thời gian
trung bình để sửa (MTTR) là y. Do các thay đổi trong điều kiện sử dụng, cả MTBF và
MTBF đều tăng lên gấp 1,5 lần. Câu nào dưới đây là mô tả đúng tỷ lệ sẵn sàng trong
những điều kiện sử dụng mới?

a) Mặc dù thay đổi phụ thuộc vào giá trị của x và y, tỷ lệ sẵn sàng có giá trị cao hơn là độ
sẵn sàng trước đây.
b) Tỷ lệ sẵn sàng vẫn là tỷ lệ sẵn sàng trước đây.
c) Tỷ lệ sẵn sàng bằng 1,5 lần tỷ lệ sẵn sàng trước đây.
d) Tỷ lệ sẵn sàng bằng 2/3 lần tỷ lệ sẵn sàng trước đây.

Q41. Đâu là mô tả thích hợp về khai thác dữ liệu (data mining)?

a) Nó là một phương pháp truy nhập song song dùng để tìm nhanh qua một lượng dữ liệu
lớn.
b) Nó là một công nghệ dùng để phân tích thống kê và toán học một khối lượng lớn dữ
liệu, từ đó rút ra các quy luật và các quan hệ nhân quả.
c) Nó là một phương pháp lưu trữ dữ liệu trong cơ sở dữ liệu dùng để lưu trữ khối lượng
lớn dữ liệu theo thời gian ví dụ như thông tin năng suất bán hàng.
d) Nó là một công nghệ tạo cơ sở dữ liệu cho các phòng ban khác nhau trong một tổ chức
tùy theo nhu cầu sử dụng dự định của những người dùng đang được nói đến.

Q42. Câu nào sau đây là mô tả thích hợp về dịch vụ cơ sở dữ liệu thương mại?

a) Thông tin thu thập được về một lĩnh vực hay chủ đề nhất định được cung cấp cho
người dùng để thu lợi nhuận.
b) Dữ liệu thu được chỉ trong lĩnh vực kinh doanh được công bố cho người dùng miễn
phí dưới dạng cơ sở dữ liệu.
c) Nó cho các lời khuyên chuyên môn về các vấn đề khác nhau phát sinh khi thiết kế và
xây dựng một cơ sở dữ liệu.
d) Dịch vụ này thực hiện cho người dùng việc quản trị các cơ sở dữ liệu mà họ tạo ra.

19
Q43. Để thực hiện xử lý đệ quy, cần phải lưu trạng thái trong quá trình thực hiện. Đâu là phương
pháp quản lý bộ nhớ thích hợp để làm việc này?

a) FIFO b) LFU c) LIFO d) LRU

Q44. Hình dưới thể hiện lưu đồ của các tiến trình do một chương trình biên dịch thực hiện. Các
thuật ngữ nào phù hợp với các ô từ A tới D?

A B C D Object cod e generated

A B C D
a) Phân tích cú pháp Phân tích từ vựng Phân tích ngữ nghĩa Tối ưu hóa
b) Phân tích cú pháp Phân tích từ vựng Tối ưu hóa Phân tích ngữ nghĩa
c) Phân tích từ vựng Phân tích cú pháp Phân tích ngữ nghĩa Tối ưu hóa
d) Phân tích từ vựng Phân tích cú pháp Tối ưu hóa Phân tích ngữ nghĩa

20
Q45. Xét thủ tục “add” sau. Tham số hình thức X là ‘gọi theo giá trị’, trong khi tham số hình
thức Y là ‘gọi theo tham chiếu’. Sau khi chương trình chính đã chạy xong, giá trị của các
biến X và Y trong chương trình chính là gì?

Chương trình chính Thủ tục “add” (X, Y)


X:=2; X:=X+Y;
Y:=2; Y:=X+Y;
add (X, Y); return;

X Y
a) 2 2
b) 2 6
c) 4 2
d) 4 6

Q46. Mô tả nào dưới đây về SGML là đúng?

a) Được dùng để thể hiện cấu trúc của các tài liệu tiếng Anh, SGML không phù hợp cho
các văn bản tiếng Nhật.
b) Trong số các mục chuẩn của SGML có cả các mã điều khiển in, cho phép chuẩn hóa
thiết bị phần cứng máy in.
c) SGML là một trong các ngôn ngữ dùng để mô tả cấu trúc của các tài liệu. Nó thể hiện
cấu trúc của tài liệu thông qua các thẻ như <title>.
d) SGML là một ngôn ngữ dùng để chuẩn hóa các thuộc tính dàn trang tài liệu, ví dụ như
kích thước kiểu chữ (fonts) và số cột.

21
Q47. Đâu là mô tả thích hợp về mục tiêu của việc kỹ nghệ ngược (reverse engineering) phần
mềm?

a) Để giúp đỡ việc chỉnh sửa và/hoặc tái phát triển phần mềm đang xét bằng cách rút ra
các chỉ tiêu thiết kế của phần mềm đã được thực hiện xong rồi.
b) Để chứng minh tính đúng đắn của các chức năng phần mềm bằng cách dùng các hệ
thống toán học như lý thuyết tập hợp làm cơ sở.
c) Để giảm thời gian phát triển bằng cách thực hiện đồng thời và song song các loại công
việc khác nhau phát sinh trong vòng đời phát triển phần mềm.
d) Để thu được các thông tin thiết kế cần thiết cho thực hiện bằng cách tạo mẫu các phần
khó xây dựng được thiết kế phần mềm.

Q48. Đâu là mô tả phù hợp về sơ đồ chuyển trạng thái?

a) Nó mô tả cấu trúc đại cương của chương trình trong một cấu trúc phân cấp.
b) Nó mô tả các thao tác thông qua thời gian trôi qua và các thay đổi trong trạng thái.
c) Nó mô tả các hàm hệ thống theo từng bước từ tổng quan đại cương xuống tới các chi
tiết.
d) Nó mô tả sự lưu chuyển của dữ liệu trong quá trình xử lý dùng bốn ký hiệu: dòng dữ
liệu, tiến trình, lưu dữ liệu và nguồn vào/nơi chứa (source/sink).

22
Q49. Trong các mô tả sau về phân tích yêu cầu cho phần mềm, đâu là mô tả phù hợp về phân
tích đáp ứng sự kiện?

a) Phương pháp phân tích này phân tích một loạt các thao tác theo đó hệ thống đáp ứng
với các sự kiện bên ngoài xảy ra theo thời gian.
b) Trong trường hợp như khi nghiên cứu đề xuất cho các cải tiến hệ thống, phương pháp
này thu thập các ý tưởng liên quan đến một sự kiện nào đó thành các hình ảnh để giúp
các thành viên đưa ra được các khái niệm mới từ các quan điểm khác nhau khi họ xem
các hình ảnh này.
c) Một phương pháp phân tích dùng để làm rõ các chức năng hệ thống từ cả hai mặt của
dữ liệu đầu vào và dữ liệu đầu ra và để định nghĩa quan hệ ràng buộc giữa bốn yếu tố
(dữ liệu, thông tin, chức năng, và điều kiện).
d) Phương pháp này phân tích cấu trúc của một hệ thống thông qua các thực thể và các
quan hệ khi mô hình hoá một hệ thống đích.

Q50. Mệnh đề nào dưới đây về đóng gói (encapsulation) trong phương pháp thiết kế hướng dữ
liệu là đúng?

a) Người sử dụng gói và người cung cấp gói có thể được phân biệt rõ ràng vì dữ liệu và
các thao tác dữ liệu được bao gồm bên trong các gói.
b) Có thể tăng sự độc lập của các hệ thống con vì dữ liệu và các thao tác dữ liệu có thể
được xử lý độc lập.
c) An ninh dữ liệu được tăng cường vì không thể truy nhập nếu không biết cấu trúc chi
tiết của dữ liệu.
d) Sự thuần nhất của các cấu trúc dữ liệu có thể được đảm bảo ngay cả khi các thủ tục
kiểm soát dữ liệu không thể được định nghĩa đơn nhất.

23
Q51. Một mức độ bền của mô-đun là bền thông tin. Ví dụ nào dưới đây là thích hợp về một mô-
đun có độ bền thông tin?

a) Một mô-đun trong đó nhiều hàm liên quan được gộp lại, và hàm được gọi được xác
định qua giá trị của các tham số tại thời điểm mô-đun được gọi.
b) Một mô-đun trong đó các hàm xử lý một loại cấu trúc dữ liệu nhất định được gộp lại.
c) Một mô-đun trong đó nhiều hàm ít liên quan với nhau được gộp lại.
d) Một mô-đun trong đó nhiều hàm liên tiếp nhau được gộp lại.

Q52. Mệnh đề nào dưới đây là mô tả thích hợp về tạo dữ liệu kiểm thử cho kiểm thử hộp trắng?

a) Dữ liệu kiểm thử được tạo ra bằng cách phân tích dữ liệu đầu vào dựa trên phân chia
tương đương.
b) Dữ liệu kiểm thử được tạo ra dựa trên cấu trúc bên trong của chương trình như thuật
toán sử dụng trong đó.
c) Dữ liệu kiểm thử được tạo ra dựa trên các chức năng của chương trình.
d) Dữ liệu kiểm thử được tạo ra dựa trên quan hệ giữa đầu vào và đầu ra của chương
trình.

Q53. Thuật ngữ nào thích hợp để biểu thị nguyên tắc thiết kế chương trình từ quan điểm an toàn
và tin cậy như mô tả dưới đây?

“Một số lớn các hàm kiểm tra dữ liệu được đưa vào trong chương trình, chương trình này
được dùng bởi nhiều người không chỉ định rõ so với chương trình chỉ có một người dùng.
Thêm vào việc tư liệu hóa các điều kiện tiên quyết để dùng chương trình, nó còn được mã
hóa sao cho khi một dữ liệu bất kỳ không thỏa mãn các điều kiện tiên quyết được đưa vào
thì các thông báo sai được đưa ra màn hình”.

a) Chống lỗi từ người dùng b) Làm an toàn lỗi


c) Làm nhẹ lỗi d) Dung sai lỗi

24
Q54. Mô thức lập trình nào dưới đây làm cho việc phát triển các hệ thống chuyên gia dễ dàng
hơn bằng nguyên lý quyết định (resolution principle) bao gồm trong bộ xử lý ngôn ngữ nếu
các “dữ kiện” và “quy tắc” được mô tả trong các chương trình nguồn.

a) Lập trình hướng đối tượng


b) Lập trình chức năng
c) Lập trình thủ tục
d) Lập trình logic

Q55. Hai nhóm kiểm thử độc lập A và B kiểm thử song song một hệ thống trong một khoảng
thời gian, và mỗi nhóm phát hiện ra tương ứng là NA và NB lỗi. Trong đó, NAB là số lỗi
chung. Giả sử khả năng và hiệu suất tìm lỗi của nhóm A bằng nhóm B. Công thức nào
được dùng để dự tính số lỗi trong hệ thống này?
Trong câu hỏi này, giả thiết NA > 0, NB > 0, và NAB > 0.

a) N = NA + NB − NAB b) N = NAB × NA × NB
c) N = (NA + NB ) / NAB d) N = (NA × NB) / NAB

25
Q56. Hình dưới thể hiện các quy trình làm việc (A đến I) và ngày công cho một dự án. Hỏi số
ngày ít nhất mà dự án có thể được hoàn thành là bao nhiêu?

F
14
E
5
A B C D I
3 6 8 6 5
Start Stop
G
11
H
15

a) 27 b) 28 c) 31 d) 32

Q57. Dòng nào trong bảng dưới đây mô tả các ưu điểm và nhược điểm của phương pháp điểm
chức năng?

Lợi thế Khiếm khuyết


Có thể đưa ra các ước lượng với độ chính Khó phân chia thành các đơn vị công việc
xác cao cho các hệ thống cỡ nhỏ. khi dự án mới bắt đầu.
a)
Cần phải thu thập và đánh giá dữ liệu thật
để đưa ra các giá trị cơ sở hợp lý.
Vì nỗ lực và thời gian công việc được ước Khó ứng dụng vào thời gian đầu của dự án.
lượng dựa trên quy mô của phần mềm, nó Không thể ước lượng quy mô của phát triển.
b)
không bị ảnh hưởng nhiều bởi mức độ kinh
nghiệm của người phụ trách.
Có thể ước lượng một cách hiệu quả chi phí Dễ dẫn đến đánh giá quá thấp các vấn đề kỹ
tích hợp, quản lý, v.v. liên quan đến toàn bộ thuật riêng lẻ.
c)
dự án từ quan điểm tính chất tổng hợp của
phần mềm.
Có thể bắt đầu áp dụng khá sớm trong dự Cần phải thu thập và đánh giá dữ liệu thật
án. để đưa ra các giá trị cơ sở hợp lý.
d)
Dễ đạt được sự đồng ý với những người
dùng.

26
Q58. Trong phát triển hệ thống, thủ tục hiệu quả là chia toàn bộ thời gian thành vài quá trình
phát triển, và định nghĩa rõ ràng điểm bắt đầu và kết thúc của từng quá trình. Thời điểm
khi ra quyết định được gọi là cột mốc. Điều nào dưới đây là mô tả thích hợp nhất cho một
cột mốc?

a) Thời điểm kết thúc việc tạo ra bản thảo thiết kế cơ bản.
b) Thời điểm hoàn thành 50% mã lệnh cho các mô-đun.
c) Thời điểm các đặc tả cho mô-đun đã được duyệt.
d) Thời điểm hoàn thành phỏng vấn cho các mục bắt buộc.

Q59. Trong trường hợp công ty A, có bộ phận phát triển, đặt một công ty khác phát triển hệ
thống bằng cách dùng một gói phần mềm mà công ty A không có kinh nghiệm về gói phần
mềm này, thì loại hợp đồng nào dưới đây là ít rủi ro nhất?

a) Một hợp đồng khoán ngoài với bên bán gói phần mềm kể trên.
b) Coi trọng giá hơn kinh nghiệm trong phát triển hệ thống với gói phần mềm kể trên và
ký hợp đồng với nhà cung cấp có giá phát triển thấp nhất.
c) Một thỏa thuận tích hợp hệ thống với một nhà cung cấp phần mềm đã có kinh nghiệm
phát triển hệ thống dùng gói phần mềm kể trên.
d) Một thỏa thuận tiền hoa hồng với bên bán gói phần mềm kể trên, người bán chỉ bán
hàng và tư vấn.

27
Q60. Cái nào là hệ thống thích hợp cho quản lý các thao tác hệ thống bởi phòng hệ thống thông
tin mô tả trong đoạn dưới đây?

“Ngoài việc làm cho phòng người dùng có ý thức về các chi phí liên quan đến vận hành hệ
thống, hệ thống này còn là phương tiện để kiểm soát chi phí có khuynh hướng tăng lên và
đảm bảo tính trung thực của việc phân phối chi phí cho các phòng người dùng”.

a) Tính toán theo hoa hồng (Computation-on-commission)


b) Hệ thống hoa hồng ngoài (External commissioning system)
c) Hệ thống tính tiền
d) Hệ thống giá gốc chuẩn

Q61. Đâu là mô tả thích hợp về việc bảo trì các hệ thống được triển khai trên toàn quốc?

a) MTBF của hệ thống trở nên dài hơn bằng cách dùng bảo trì từ xa.
b) MTBF của hệ thống trở nên dài hơn bằng cách bảo trì thăm dò khi hỏng hóc xảy ra.
c) MTTR của hệ thống trở nên ngắn hơn bằng cách chuyển từ trung tâm bảo trì tại một
địa điểm chính thành các trung tâm phân tán.
d) MTTR của hệ thống trở nên ngắn hơn bằng cách dùng bảo trì ngăn ngừa.

Q62. Giao thức nào được dùng để gửi và nhận email giữa các máy chủ trên Internet?

a) HTTP b) POP c) SMTP d) SNMP

Q63. Giao thức nào tương ứng với lớp vật lý và lớp liên kết dữ liệu trong Mô hình Tham chiếu
Cơ bản OSI?

a) CSMA/CD b) MHS c) RS-232C d) X.25

28
Q64. Đâu là mô tả phù hợp về truyền dữ liệu văn bản và truyền dữ liệu nhị phân? Trong câu
hỏi này, giả sử dữ liệu văn bản chỉ gồm các mã ký tự.

a) Dữ liệu nhị phân có thể được gửi bằng một thủ tục truyền dữ liệu văn bản bằng cách
chuyển đổi dữ liệu đích thành các chuỗi ký tự dữ liệu văn bản.
b) Trong truyền dữ liệu văn bản mã ký tự gồm 7 bit dữ liệu cộng một bit chẵn lẻ được sử
dụng, trong khi với truyền dữ liệu nhị phân các mã ký tự 8 bit được sử dụng.
c) Phi thủ tục được dùng trong truyền dữ liệu văn bản, trong khi thủ tục kiểm soát chế độ
cơ bản được dùng khi truyền dữ liệu nhị phân.
d) Không thể dùng giao thức kiểm soát truyền dữ liệu nào ngoài giao thức HDLC cho
truyền dữ liệu nhị phân.

Q65. Một máy chủ và nhiều máy trạm nối vào một LAN 100Mbps. Vào lúc cao điểm của các
hoạt động kinh doanh, mỗi phút có 600KB dữ liệu được nạp về từ máy chủ cho mỗi máy
trạm. Hỏi số máy trạm có thể hoạt động đồng thời mà không chịu một ảnh hưởng đối địch
nào trong xử lý tại lúc cao điểm là bao nhiêu? Trong câu hỏi này, giả sử hiệu suất truyền
dữ liệu của LAN là 50%, thời gian xử lý nội bộ của máy chủ và các máy trạm có thể bỏ
qua, 1 Mbps = 106 bit/s, và 1 KB = 1024 byte.

a) 10 b) 610 c) 1220 d) 4880

Q66. Đâu là mô tả phù hợp về giao thức ISDN cơ bản?

a) Kênh B được dùng để chuyển mạch nhưng không thể dùng để chuyển gói.
b) Mặc dầu kênh D được dùng để kiểm soát, nó cũng có thể được dùng để truyền dữ liệu
gói..
c) Cáp quang được sử dụng không dùng các đường dây điện thoại đã có sẵn.
d) Phải có hai đơn vị DSU để sử dụng đồng thời hai kênh B.

29
Q67. Phương pháp nào được dùng để phát hiện lỗi truyền khung khi dùng thủ tục HDLC?

a) Phương pháp CRC b) Phương pháp kiểm tra nhóm


c) Kiểm tra dư thừa dọc d) Kiểm tra dư thừa ngang

Q68. Xét thiết bị dùng để liên kết nhiều LAN. Thiết bị nào chuyển dữ liệu dựa trên giao thức tồn
tại trên và dưới lớp liên kết dữ liệu?

a) Cổng nối (gateway) b) Cầu nối


c) Bộ lặp d) Bộ định tuyến

Q69. Câu nào dưới đây là mô tả phù hợp về DSU?

a) Nó chuyển đổi định dạng tín hiệu giữa các đường truyền dữ liệu số và thiết bị đầu cuối.
b) Nó biến điệu các tín hiệu số thành tín hiệu tương tự trong lúc truyền dữ liệu, và hoàn
điệu theo chiều ngược lại.
c) Nó thực hiện chuyển đổi giao thức để nối thiết bị đầu cuối phi-IDSN với IDSN.
d) Hệ thống truyền dữ liệu dùng máy chủ thực hiện chuyển đổi nối tiếp và song song
chuỗi các bít dữ liệu và kiểm soát lỗi.

Q70. Có ba mô hình dữ liệu: phân cấp, mạng, và quan hệ. Mô tả nào về mô hình phân cấp là
đúng?

a) Dữ liệu có thể được biểu diễn bằng vài bảng hai chiều.
b) Một bản ghi đơn có thể có số bản ghi mẹ nhiều hơn một.
c) Một biểu diễn dư thừa xảy ra khi thể hiện một đối tượng có cấu trúc mạng.
d) Vì quan hệ giữa các bản ghi không cần phải thiết kế trước, chúng có thể được thiết lập
động trong khi thao tác dữ liệu.

30
Q71. Câu nào là mô tả thích hợp về khóa của cơ sở dữ liệu quan hệ?

a) Cột hoặc tập hợp cột có gán chỉ mục luôn luôn là ứng viên khóa (candidate key).
b) Ứng viên khóa là một cột hoặc một tập hợp cột xác định duy nhất một hàng trong bảng
và chỉ có một trong mỗi bảng.
c) Luôn phải gán chỉ mục cho ứng viên khóa.
d) Một bảng chỉ có một khóa chính và để đảm bảo tính duy nhất, các giá trị NULL không
được phép.

Q72. Khi các ràng buộc chức năng từ c tới i xuất hiện như các thuộc tính của quan hệ
“order,” sau đây, tập hợp thuộc tính đúng cho khóa chính là gì? Trong câu hỏi này, ký
hiệu (A, B) biểu thị cặp thuộc tính A và B. Thêm nữa, ký hiệu A C biểu thị cho sự ràng
buộc chức năng của C vào A.

Quan hệ “order”
(order_number, order_date, customer_number, customer_name, product_number,
product_name, quantity, price)

Các ràng buộc chức năng


c order_number order_date d order_number customer_number
e order_number customer_name f customer_number customer_name
g (order_number, product_number) quantity
h (order_number, product_number) price
i product_number product_name

a) (order_number)
b) (order_number, customer_number)
c) (order_number, customer_number, product_number)
d) (order_number, product_number)

31
Q73. Câu nào mô tả phù hợp về mục đích của sự chuẩn hóa?

a) Để tăng hiệu quả truy cập cơ sở dữ liệu bằng cách loại bỏ trùng lặp dữ liệu cho mọi
loại mô hình dữ liệu.
b) Sự ràng buộc giữa các thuộc tính được xác định như các ràng buộc chức năng hoặc/và
các ràng buộc đa trị, để cho số lượng thao tác I/O vật lý được giảm thiểu..
c) Bằng cách thực hiện chuẩn hóa tới dạng chuẩn thứ ba, sẽ đạt được cùng các bảng như
nhau bất kể ai là người tạo bảng, do đó loại bỏ được sự phụ thuộc cá nhân.
d) Sự trùng lặp dữ liệu được loại bỏ, và do đó ngăn ngừa được các quá trình cập nhật
trùng lặp và sự thiếu nhất quán có thể xảy ra khi thực hiện các thao tác cơ sở dữ liệu.

Q74. Lệnh nào trong các câu lệnh SQL bên dưới khi thực hiện trên hai bảng “PRODUCT” và
“STOCK” sẽ cho kết quả giống câu lệnh này?

SELECT PRODUCT_NO FROM PRODUCT


WHERE PRODUCT_NO NOT IN (SELECT PRODUCT_NO FROM STOCK)

PRODUCT STOCK

PRODUCT_NO PRODUCT_NAME UNIT_PRICE STOCK_NO PRODUCT_NO STOCK_QTY

a) SELECT PRODUCT_NO FROM STOCK


WHERE EXISTS (SELECT PRODUCT_NO FROM PRODUCT)
b) SELECT PRODUCT_NO FROM STOCK
WHERE NOT EXISTS (SELECT PRODUCT_NO FROM PRODUCT)
c) SELECT PRODUCT_NO FROM PRODUCT
WHERE EXISTS (SELECT PRODUCT_NO FROM STOCK
WHERE PRODUCT.PRODUCT_NO = STOCK.PRODUCT_NO)
d) SELECT PRODUCT_NO FROM PRODUCT
WHERE NOT EXISTS (SELECT PRODUCT_NO FROM STOCK
WHERE PRODUCT.PRODUCT_NO = STOCK.PRODUCT_NO)

32
Q75. Mô tả nào là phù hợp về hiệu suất truy nhập cho một cơ sở dữ liệu quan hệ?

a) Nếu một đường dẫn truy nhập tối ưu được chuẩn bị từ đầu thì hiệu suất sẽ không giảm
ngay cả khi khối lượng dữ liệu tăng lên.
b) Khi truy nhập đọc, hiệu suất luôn cao hơn đối với các đường dẫn truy nhập có dùng
chỉ mục.
c) Nếu dữ liệu trên một cột thường xuyên được cập nhật, hiệu suất sẽ cao hơn nếu không
gắn chỉ mục cho nó.
d) Ngay cả khi nhiều giao dịch được thực hiện đồng thời, có thể xử lý chúng mà không bị
giảm hiệu suất bằng cách dùng các hàm kiểm soát loại trừ.

Q76. Xác thực thông điệp (message authentication) có hiệu quả đối với những loại nào trong
bốn loại điểm yếu và tấn công sau?

A. (Wire tapping) B. (Address spoofing)


D a ta α Data α D a ta α

U ser A N etw o rk U ser B U ser A N etw o rk U ser B

D a ta α D a ta α

M a licio u s th ird p a rty M a licio u s th ird p a rty

C. (Falsification) D. (Theft)
D a ta α D a ta β D a ta α

U ser A N etw o rk U ser B U ser A N etw o rk U ser B

D a ta α D a ta β D a ta α

M a licio u s th ird p a rty M a licio u s th ird p a rty

a) A và B b) B và C c) Chỉ có C d) C và D

33
Q77. Với vai trò là phương tiện thiết lập an ninh truyền thông, phương pháp nào được dùng để
đăng ký trước địa chỉ của các trạm đầu cuối được phép kết nối và chỉ cho phép liên kết lẫn
nhau giữa các trạm đã đăng ký địa chỉ?

a) SVC (Switched Virtual Connection – Liên kết Ảo có Chuyển)


b) Hiển thị số
c) Liên kết đóng trong khu vực (Closed area connection)
d) Liên kết dành riêng

Q78. Câu nào dưới đây là mô tả đúng đắn về các biện pháp an ninh của một hệ thống thông tin?

a) Để phòng virus thâm nhập, chương trình và dữ liệu được tải về từng máy trạm.
b) Nhiệm vụ của quản trị an ninh bao gồm huấn luyện và giác ngộ người dùng để nâng
cao hiểu biết về các vấn đề an ninh.
c) Người chịu trách nhiệm của phòng điều hành đặt và thay đổi mật khẩu trên cơ sở
những ứng dụng do người dùng đưa ra.
d) Sử dụng một hệ thống gọi lại để xác nhận là một người dùng nào đó đúng là người đó
thật.

Q79. Mệnh đề nào dưới đây về phương pháp áp dụng SLCP (ISO/IEC 12207) là đúng?

a) Các yêu cầu cải tiến và các mục mới cho các quy trình trong SLCP cần phải được đưa
ra một cách đồng nhất bất kể tình huống cụ thể của từng công ty hay phòng ban phụ
thuộc.
b) Vì SLCP định nghĩa các quy tắc chung cho giao dịch giữa hai bên, mọi mục đều phải
đươc tôn trọng và thi hành.
c) Vì sự đồng đều không thể đạt được nếu thông tin được thu từ những người liên quan
như nhân sự thao tác kinh doanh, nhân sự hỗ trợ, và nhân sự chịu trách nhiệm hợp
đồng, chỉ có đơn vị hợp đồng nên tham gia.
d) Các quy trình và hoạt động được chọn và kết hợp lại để phù hợp với môi trường dự án,
các thuộc tính, các mô hình và kỹ thuật phát triển.

34
Q80. Mô tả nào dưới đây về Unicode (UCS-2) là đúng?

a) Nó là bộ mã 8 bit được IBM cho ra đời cùng với hệ thống System/360, và có khả năng
biểu diễn 256 loại ký tự.
b) Nó được áp dụng như là BMP (Basic Multilingual Plane – Mặt phẳng Đa ngữ Cơ bản)
của ISO/IEC 10646, và là một bộ mã hai byte có khả năng biểu diễn các ký tự của
nhiều ngôn ngữ trên khắp thế giới.
c) Nó là chuẩn mã Hán tự được định rõ bởi JIS X 0208, trong đó mã được dùng lấy hai
byte cho một ký tự đơn. Chuẩn này được chia thành Mức 1 và Mức 2 dựa theo tần số
sự dụng của các ký tự Hán tự.
d) Vì nó là phiên bản đã sửa đổi của bộ mã Hán tự nguyên thuỷ, nó có thể được nhận biết
ngay cả khi dùng lẫn với các mã chữ-số/chữ cái Nhật. Bảng mã ký tự này được dùng
rộng rãi trên các máy tính cá nhân, v.v.

35

You might also like