You are on page 1of 5

PART 1

Thầy giáo làm tuyên truyền viên nơi chợ quê


TTO - Kể từ ngày Chính phủ kêu gọi người dân chủ động phòng chống dịch, cứ 5h30
sáng, thầy giáo ấy lại mang khẩu trang và xà phòng cùng thông điệp "Cần làm gì
phòng dịch COVID-19?" tặng người cao tuổi, người buôn bán nhỏ…

Cả nhà rất ủng hộ tôi. Mỗi tối, vợ tôi và hai con gái còn giúp tôi chuẩn bị từng phần
quà. Tôi chỉ đi tuyên truyền, gửi giúp phần quà thôi, những người thầm lặng phía sau
chung tay đóng góp mới thật trân quý.
Thầy Ngô Khắc Vũ
Đó là cách thầy Ngô Khắc Vũ, giáo viên Trường THPT Mộ Đức 2 (huyện Mộ Đức,
Quảng Ngãi), chung tay chống dịch cùng cộng đồng.

PART 2
Quà tặng sức khỏe cho người già
"Khẩu trang đây, cụ đeo vào! Nghe "Cô vít" chưa mà đi chợ không đeo khẩu trang
vậy cụ?" - thầy Vũ vừa nói vừa trao chiếc túi nhỏ, bên trong có mấy chiếc khẩu trang
y tế, một cục xà phòng và một tờ giấy in thông tin LEAFLET "Cần làm gì phòng dịch
COVID-19?" cho một cụ bà. Thầy Vũ tìm những thông tin phòng dịch từ Bộ Y tế rồi
in ra bỏ kèm vào phần quà bé nhỏ tặng bà con mùa dịch. "Nhà tôi có máy photocopy
nên sẵn tiện in ra cho bà con đọc, dễ nắm bắt chủ động bảo vệ mình và cộng đồng" -
thầy Vũ nói.

Nói về chuyện đi phát khẩu trang, thầy Vũ kể, 10 ngày trước khi dịch bệnh bùng phát
mạnh, ra chợ buổi sáng thấy các cô chú lớn tuổi không đeo khẩu trang. Đây là những
người dễ mắc bệnh nhất, nhưng lại thờ ơ nhất. Thầy Vũ nghĩ phải tuyên truyền bằng
cách nói đi đôi với làm, thiết thực nhất là mua khẩu trang, xà phòng tặng họ.

Những bịch khẩu trang y tế, cục xà phòng đầu tiên thầy Vũ tặng từ tiền học trò cũ
mừng tuổi dịp tết và hỗ trợ thầy đổ xăng đi khảo sát, tặng quà cho học sinh khó khăn
và người già neo đơn. Thầy Vũ có trao đổi với học trò lấy số tiền đó mua khẩu trang,
xà phòng cùng cả nước chống dịch và tất cả đồng ý.

Vậy là mỗi buổi sáng, thầy Vũ đi phát tặng khẩu trang ở các chợ xã Đức Chánh, Đức
Nhuận, Đức Hiệp, Đức Thắng, Đức Lợi. Thầy Vũ chia sẻ câu chuyện lên trang
Facebook cá nhân cốt để tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng. Thấy việc làm ý
nghĩa, nhiều bình luận, tin nhắn đến FLOOD IN, mong được góp khẩu trang y tế,
tiền... chung tay với thầy Vũ.

PART 3
Góp sức lúc "nước sôi lửa bỏng"

Khi có nguồn khẩu trang, tiền hỗ trợ lớn hơn, thầy Vũ quyết định mua khẩu trang
kháng khuẩn bằng vải sử dụng nhiều lần tặng cho những người buôn bán nhỏ ở các
chợ. Mỗi ngày tiếp xúc gần và tiếp xúc trực tiếp với rất nhiều người nhưng họ không
mang khẩu trang hoặc hiếm người mang khẩu trang y tế. "Khi tặng quà, tôi dặn các
chị phải đọc kỹ tờ giấy hướng dẫn cách sử dụng khẩu trang lẫn rửa tay bằng xà phòng,
hướng dẫn khai báo y tế..." - thầy Vũ tâm sự.

Sau 10 ngày, thầy Vũ đã tặng khoảng 3.500 khẩu trang y tế và khẩu trang kháng
khuẩn. Và mỗi sáng đi đến các chợ, thầy Vũ vui khi khẩu trang y tế hiện diện ngày
một nhiều hơn. Bà Ba Phương (76 tuổi, xã Đức Chánh) sau khi được thầy Vũ tặng
khẩu trang nay đã yêu cầu con cháu mua khẩu trang y tế, đi ra ngoài phải đeo khẩu
trang. "Tôi thấy thầy Vũ tặng khẩu trang, rồi thấy ai đi chợ, đi ra đường cũng đeo,
mình không đeo là không đúng. Mấy đứa cháu tôi đi là đeo khẩu trang, về là rửa tay
sạch mới được vào nhà" - bà Ba Phương tâm tình.

PART 4
Ngoài chợ, thầy cũng đến với phòng một cửa ở UBND xã và trạm y tế năm xã để tặng
khẩu trang. Bởi phòng một cửa là nơi tiếp nhận và giải quyết công việc nhiều nhất cho
người dân mỗi ngày, còn trạm y tế là nơi chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng. Thầy Vũ
muốn tiếp sức cho những người phục vụ dân trong đợt dịch COVID-19 này.

Ông Lê Minh Việt, chủ tịch UBND xã Đức Lợi, nói thầy Vũ là người có tấm lòng,
trong thời điểm dịch bệnh thầy sẵn sàng chia sẻ với cộng đồng góp phần nâng cao ý
thức của bà con nhân dân. "Khẩu trang và nước rửa tay HAND SANITIZER thầy Vũ
tặng UBND xã, chúng tôi không sử dụng mà để ở trụ sở UBND xã cho bà con sau này
đến làm việc, ai cần thì lấy dùng" - ông Việt nói.

Hiện thầy Vũ cũng đã đặt một đơn vị ở TP Đà Nẵng may khẩu trang vải kháng khuẩn
sử dụng nhiều lần. Sắp tới đây, khi số khẩu trang này về, thầy Vũ sẽ đem tặng bệnh
nhân và người nhà nuôi bệnh ở Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi. "Giữa lúc nước sôi
lửa bỏng, tôi muốn góp chút công sức nhỏ. Mỗi người có ý thức thì dịch sẽ được dập
tắt nhanh chóng" - thầy Vũ tin tưởng.

PART 5
Cơm có thịt, cá cho lao động nghèo
Mấy ngày nay, cứ tầm 17h chiều, phía bên trong con hẻm 108 Hậu Giang (Q.6,
TP.HCM), nhiều người thấy hình ảnh một thanh niên trẻ vui vẻ, trao tận tay những
phần cơm mặn (cơm với thịt, cá, trứng...) miễn phí cho nhiều người nghèo trong hẻm
cũng như nhiều người nghèo mưu sinh qua đường.
Chàng trai trẻ này là Trương Nhật Hoàng Quân (28 tuổi). Những ngày "cách ly xã
hội", thấy trong khu phố có nhiều người nghèo thuê trọ, thường ngày làm đủ thứ nghề
như bán vé số dạo, mua bán ve chai... chật vật hơn nên Quân đã bàn với gia đình giúp
họ.

150 suất cơm mặn nghĩa tình, miễn phí đã bắt đầu từ ngày 3-4. Chi phí ban đầu để có
những suất cơm này là đóng góp của rất nhiều người trong gia đình cùng nhiều người
thân quen, bạn bè của Quân. "Giúp đỡ người nghèo khó lúc này mới thật sự ý nghĩa.
Tôi mong có nhiều hơn nữa những suất cơm mặn miễn phí để có thể gửi đến bà con
đều đặn hơn mỗi ngày" - anh Quân nói.

PART 6
NHỮNG CẢNH ĐẸP THIÊN NHIÊN HÙNG VĨ VÀ HOANG DẠI CỦA
HUYỆN LAK

Cách thị xã Buôn Ma Thuột 50km, nằm trên quốc lộ 27, huyện Lak được thiên nhiên
ưu đãi cho những cảnh quan dễ làm say đắm lòng người: những cảnh quan tự nhiên,
hoang sơ giữa núi rừng bao la. Mấy năm qua nhiều đoàn du khách các nước trên thế
giới như Pháp, Thụy Sĩ, Đan Mạch, Cananda, Nhật, Hongkong… đã đến thăm Lak và
thưởng thức những đêm rượu cần với lễ hội cồng chiêng, được nhảy múa, nghe kể
‘Khan’ cùng đồng bào dân tộc thiểu số bên ánh lửa rừng.

Du khách có thể dùng thuyền độc mộc dạo quanh hồ đến những bãi nổi tràn sen hoặc
xuôi dòng Krong Ana tới Eo Đờn, một thắng cảnh ngoạn mục với chim muông và cá
sấu. Du khách còn cò thể đến thăm những cảnh hoang dã như: hồ Ea Nuoi, rừng Sa
Le, suối Dak Ro Heo, núi Chu Yang Sin…, thăm nhà nghỉ mùa hè của Vua Bảo Đại,
ông vua cuối cùng của chế độ phong kiến VN.
PART 7
Du khách có thể đến thăm buôn làng của đồng bào dân tộc thiểu số với những sinh
hoạt văn hóa truyền thống đặc sắc và những đàn voi đã được thuần dưỡng. Các già
làng sẽ kể cho du khách nghe về những truyền thuyết lịch sử hồ Lak, các con sông
Krong Ana, Krong No, nguồn gốc dân tộc M’Nông, đặc biệt là cách thuần dưỡng voi
rừng, kỹ thuật đục thuyền…
Trong chương trình phát triển du lịch, trước mắt tỉnh Daklak gọi vốn đầu tư dự án xây
dựng khu du lịch Hồ Lak, cụm nhà nghỉ 200-300 phòng theo kiểu nhà sàn dân tộc với
đầy đủ tiện nghi, một nhà hàng nổi trên mặt hồ từ 300-500 ghế, các điểm bơi thuyền,
trùng tu nhà nghỉ mùa hè của Vua Bảo Đại. Các dự án này cần tổng số vốn đầu tư là
6,500,000 đô la Mỹ. Thực hiện các dự án này sẽ tạo điều kiện thu hút thêm du khách,
nâng cao đời sống kinh tế- văn hóa cho nhân dân trong vùng, thúc đẩy các ngành dịch
vụ phát triển và mang lại lợi ích kinh tế lâu dài cho các nhà đầu tư.

PART 8
Ở Việt Nam trong những năm gần đây với sự cố gắng của mình, ngành du lịch đã dần
trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, có đóng góp to lớn không chỉ trong lĩnh vực
kinh tế mà còn cả trong lĩnh vực chính trị, xã hội. Chính du lịch đã đem lại nhiều vận
hội mới cho Việt Nam trên con đường phát triển. Hiện nay, du lịch được coi như “con
gà đẻ trứng vàng” của nền kinh tế Việt trong thời kỳ mở cửa. Với biểu tượng “Việt
Nam - Vẻ đẹp tiềm ẩn” cho chiến dịch du lịch quốc gia 2006 - 2010 Việt Nam đã thu
hút được sự quan tâm của rất nhiều du khách trên thế giới. Trong đó thị trường tiềm
năng nhất của Việt Nam gồm có Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước
trong khối ASEAN.

Cùng với sự phát triển ngày càng mạnh của du lịch quốc tế, các sản phẩm du lịch của
Việt Nam cũng ngày càng đa dạng và phong phú để có thể đáp ứng tốt được nhu cầu
của khách du lịch. Việt Nam được khách du lịch quốc tế biết đến với các di sản thế
giới được UNESCO công nhận như Vịnh Hạ Long, cố đô Huế, phố cổ Hội An ...,
những bãi biển đẹp của miền Trung, những làng nghề truyền thống hay những bản
làng dân tộc với những nét đặc sắc riêng. Và vì vậy, thế mạnh của du lịch Việt Nam
từ khi ra đời cho đến nay lẽ tất nhiên thuộc về du lịch văn hóa.

PART 9
Du lịch văn hóa đã trở thành điểm nhấn cho ngành du lịch Việt Nam. Nhìn vào danh
sách các tour du lịch được bán ra cho khách hiện nay có thể thấy: đầu năm là mùa du
lịch lễ hội với các tour phục vụ đối tượng khách đi du xuân, vãn cảnh và đi lễ chùa,
giữa năm là mùa du lịch biển với hầu hết các tour đều hướng ra biển và cuối năm là
thời điểm khách du lịch nước ngoài vào nhiều với các tour thăm bản làng dân tộc,
làng nghề, di sản, di tích ...

Du lịch văn hóa và du lịch biển đã và đang chiếm vai trò và vị trí chính cho thị trường
du lịch Việt. Và dường như phần lớn các công ty du lịch chỉ cố gắng nhằm thị trường
của mình vào loại hình du lịch này mà không nhắc tới một loại hình du lịch cũng đang
rất hút khách nội địa và khách quốc tế, đó là du lịch mạo hiểm. Việt Nam ta có “rừng
vàng biển bạc” đó là một tiềm năng vô cùng to lớn để phát triển kinh tế. Hiện nay
rừng và biển không chỉ là nơi khai thác tài nguyên có sẵn của thiên nhiên như trước
nữa bởi những tài nguyên này đang
dần bị cạn kiệt.

PART 10
Nhưng rừng và biển ngày nay lại có thể giúp cho ngành du
lịch phát triển được loại hình du lịch mới - du lịch mạo hiểm. Với ba phần tư địa hình
là đồi núi, hệ thống sông ngòi chằng chịt, có các dãy núi đá vôi, nhiều hang động đẹp,
nhiều khu rừng nguyên sinh nhiệt đới, các khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia
rộng lớn và hơn 3000 km bờ biển, Việt Nam có điều kiện thuận lợi để phát triển các
loại hình du lịch thể thao mạo hiểm như đi bộ, leo núi, đua ô tô, mô tô, xe đạp, lặn
biển, bè mảng, đua thuyền, lướt ván, nhảy dù, dù lượn, khinh khí cầu ...

Với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp, nguyên sơ và bản sắc văn hóa độc đáo
của đồng bào các dân tộc, khu vực miền núi Đông Bắc, Tây Bắc, miền Trung, Tây
Nguyên là những địa chỉ tuyệt vời cho việc tổ chức các tuyến du lịch mạo hiểm ở Việt
Nam. Tài nguyên và điều kiện để phát triển thì lớn như vậy nhưng loại hình du lịch
mạo hiểm ở nước ta đã phát triển được đến đâu?

PART 11
Thị trấn Sapa, một thị trấn nhỏ của một tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam nhưng lại là
nơi được xem như “thủ đô mùa hè của miền Bắc”. Sapa được người Pháp phát hiện ra
từ rất sớm và trở thành nơi nghỉ mát lý tưởng cho quan chức Pháp. Ngày nay Sapa
được biết đến là một điểm du lịch nổi tiếng ở miền Bắc hàng năm thu hút một lượng
lớn khách nội địa và quốc tế tới thăm quan, nghỉ dưỡng. Sapa là địa bàn cư trú của sáu
trong số 54 dân tộc là Mông, Dao đỏ, Tày, Giáy, Xá Phó và Kinh. Hiện nay trekking
tour tới các bản dân tộc (Cát Cát, Lao Chải, Tả Van, Bản Hồ ... ) là loại hình du lịch
chiếm được sự quan tâm và giành được nhiều ưu ái nhất từ du khách khi tới với Sapa.

Ở Sapa còn có một địa điểm khiến du khách phải quan tâm, đó
là đỉnh Phansipan thuộc dãy Hoàng Liên Sơn. Phansipan được coi là
nóc nhà của Đông Dương với chiều cao 3.143m rất thích hợp cho những du khách ưa
mạo hiểm và muốn khám phá nét khác biệt khi đến với Sapa.

E-V TRANSLATION

PART 12
The Wuhan coronavirus is Chinese President Xi Jinping's ultimate test. Will he
pass?
(CNN)- Unlike in the United States and elsewhere, it's unusual for a Chinese leader to
personally proclaim his involvement in countrywide matters. Not only is it considered
self-evident, but he also doesn't need to -- state-run media produces fawning coverage
of his every move on a daily basis.
But on Tuesday, that's precisely what Chinese President Xi Jinping did, telling the
visiting head of the World Health Organization he had "always been personally in
command" and always "personally organizing deployments" in China's effort to
contain the deadly Wuhan coronavirus outbreak.

PART 13
Since the coronavirus epidemic turned into a national crisis on January 20, when a
government adviser confirmed the possibility on live television of human-to-human
transmission, Xi has maintained something of a low profile, rarely appearing in
newscasts connected to the outbreak.

Many were caught off guard the next day when Premier Li Keqiang, officially the No.
2 leader but seen as sidelined under Xi by many analysts, was made the head of a
super commission in charge of combating the epidemic.
Although all state media reports stressed that Li was "entrusted by Xi" to visit Wuhan,
the absence of China's most powerful leader in decades from the epicenter has
generated a swirl of reactions -- often in coded words -- on the country's tightly
monitored and censored social media platforms.

PART 14
A political Waterloo?
"Having concentrated so much power in his hands, Xi's been heading countless
commissions and groups -- except this one," noted Pin Ho, the founder of Mirror
Group, an influential Chinese-language media company based in New York that
publishes books and websites on Chinese politics.
"And this one is dealing with the most important national, or even global, issue of the
day -- about life and death," he added. "This mistake may become his political
Waterloo."
Some now worry the situation may push Xi to centralize power even more, as he faces
perhaps his biggest political challenge to date.

Unlike the Hong Kong protest movement or the trade war with the US, analysts say
he can't easily blame hostile foreign forces for a homegrown epidemic -- ostensibly
exacerbated by initial mishandling in Wuhan.
"Strongmen often rely on the halo of being national heroes, being brave and
adventurous," said Ho. "If Xi takes the risk to go to Wuhan now, his political
reputation would bounce back -- but of course there is the risk of infection due to the
uncertainty of the virus."

You might also like