You are on page 1of 91

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

LÊ HỒNG ÁNH

NGHIÊN CỨU CHỨC NĂNG THÔNG KHÍ VÒI NHĨ


Ở BỆNH NHÂN VIÊM MŨI XOANG MẠN TÍNH
QUA ĐO NHĨ LƯỢNG VÀ SONOTUBOMETRY

Chuyên ngành : Tai - Mũi - Họng


Mã số : CK 62725301

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

Người hướng dẫn khoa học:


PGS.TS. LƯƠNG HỒNG CHÂU

HÀ NỘI 2018
LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian học tập tại bộ môn Tai Mũi Họng trường Đại Học Y Hà
Nội, được sự giúp đỡ tận tình của nhà trường và bệnh viện, đến nay tôi đã
hoàn thành chương trình học tập. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
- Đảng uỷ, Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học, Bộ môn Tai Mũi
Họng trường ĐH Y Hà Nội
- Đảng uỷ, Ban giám đốc bệnh viện Tai Mũi họng Trung Ương.
Với sự kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin chân thành gửi lời cảm
ơn đến PGS.TS. Lương Hồng Châu - người thầy mẫu mực, đã tận tình chỉ bảo
và truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian qua và trực tiếp hướng dẫn tôi
thực hiện đề tài này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô của Bộ môn Tai Mũi Họng và Bệnh
viện Tai Mũi Họng Trung ương và đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu và truyền
cho tôi những kinh nghiệm trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Cùng toàn thể Các khoa phòng, Các Bác sỹ và cán bộ nhân viên Bệnh
viện Tai Mũi Họng Trung ương, khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Đại học Y Hà
Nội và Khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Bạch Mai đã hỗ trợ tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và trong suốt quá trình
thực hiện luận văn
Cuối cùng tôi xin trân trọng biết ơn tới tất cả những người thân yêu
trong gia đình đã chia sẻ những khó khăn vất vả, động viên tôi trong suốt
quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Hà nội ngày 17 tháng 10 năm 2018

Lê Hồng Ánh
LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Lê Hồng Ánh, học viên lớp bác sỹ chuyên khoa cấp II khóa 30,
Trường Đại học Y Hà Nội, chuyên ngành Tai Mũi Họng, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của PGS.TS. Lương Hồng Châu.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung
thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp nhận của cơ sở nơi nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.

Hà nội, ngày 17 tháng 10năm 2018


Người viết cam đoan

Lê Hồng Ánh
CHỮ VIẾT TẮT

BN : Bệnh nhân

CLVT : Chụp cắt lớp vi tính

ECV : Equivalent Ear Canal Volume

MEP : Middle Ear Pressure

NM : Niêm mạc

PHLN : Phức hợp lỗ ngách

RLCN : Rối loạn chức năng

RLCNVN : Rối loạn chức năng vòi nhĩ

TPP : Tympanometric peak pressure

TW : Tympanogram width

VAS : Visual Analogue Scale

VMX : Viêm mũi xoang

VMXMT : Viêm mũi xoang mạn tính


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN...........................................................................3
1.1. GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ CỦA VÒI NHĨ..........................................3
1.1.1. Phôi thai học....................................................................................3
1.1.2. Đặc điểm chung...............................................................................3
1.1.3. Giải phẫu của vòi nhĩ......................................................................4
1.1.4. Cấu trúc mô học..............................................................................5
1.1.5. Bộ máy vận động vòi nhĩ................................................................5
1.1.6. Chức năng sinh lý của vòi nhĩ: có 3 chức năng cơ bản...................6
1.2. ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG VÒI NHĨ QUA ĐO NHĨ LƯỢNG VÀ
SONOTUBOMETRY...............................................................................7
1.2.1. Đo nhĩ lượng...................................................................................7
1.2.2. Sonotubometry..............................................................................13
1.3. BỆNH HỌC VIÊM MŨI XOANG MẠN TÍNH.................................18
1.3.1.Triệu chứng cơ năng......................................................................18
1.3.2. Triệu chứng thực thể.....................................................................19
1.3.3. Cận lâm sàng.................................................................................20
1.3.4. Chẩn đoán.....................................................................................21
1.3.5. Điều trị..........................................................................................22
1.3.6. Hướng dẫn chẩn đoán VMXMT của EPOS 2012.........................22
1.3.7. Rối loạn chức năng vòi nhĩ trên bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính....23
1.3.8. Các nghiên cứu về rối loạn chức năng thông khí của vòi nhĩ trên
bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính............................................24
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........27
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.............................................................27
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn......................................................................27
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ........................................................................27
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................27
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu.......................................................................27
2.2.2. Các bước tiến hành nghiên cứu.....................................................28
2.2.3. Phương tiện nghiên cứu................................................................28
2.2.4. Địa điểm nghiên cứu.....................................................................29
2.2.5. Các chỉ số nghiên cứu và cách đánh giá.......................................29
2.2.6. Phương pháp xử lý số liệu.............................................................33
2.2.7. Đạo đức nghiên cứu......................................................................33
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................34
3.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, NỘI SOI, KẾT QUẢ ĐO NHĨ LƯỢNG VÀ
SONOTUBOMETRY.............................................................................34
3.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới...............................................................34
3.1.3. Triệu chứng thực thể mũi xoang...................................................35
3.1.4. Nội soi tai......................................................................................39
3.1.5. Mô tả chức năng vòi bằng đo nhĩ lượng.......................................41
3.1.6. Mô tả chức năng vòi bằng Sonotubometry...................................44
3.2. ĐỐI CHIẾU GIÁ TRỊ CỦA NHĨ ĐỒ VÀ SONOTUBOMETRY
TRONG ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG THÔNG KHÍ VÒI NHĨ..............47
3.2.1. Đối chiếu dạng nhĩ đồ với kết quả Sonotubometry.......................47
3.2.2. Đối chiếu kết quả chung đánh giá chức năng vòi nhĩ của nhĩ lượng
với Sonotubometry........................................................................50
3.2.3. Đối chiếu kết quả đo nhĩ lượng và Sonotubometry với viêm mũi
xoang mạn tính..............................................................................51
3.2.4. Đối chiếu kết quả đo nhĩ lượng và Sonotubometry với mức độ quá
phát của polyp ở bệnh nhân viêm mũ xoang mạn tính có polyp. .53
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN............................................................................54
4.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, NỘI SOI, KẾT QUẢ ĐO NHĨ LƯỢNG VÀ
SONOTUBOMETRY.............................................................................54
4.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới:..............................................................54
4.1.2. Đặc điểm các triệu chứng cơ năng................................................55
4.1.3. Hình ảnh nội soi............................................................................56
4.1.4. Kết quả đo nhĩ lượng.....................................................................60
4.1.5. Kết quả đo Sonotubometry............................................................61
4.2. ĐỐI CHIẾU GIÁ TRỊ CỦA NHĨ ĐỒ VÀ SONOTUBOMETRY
TRONG ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG THÔNG KHÍ VÒI NHĨ..............64
4.2.1. Đối chiếu dạng nhĩ đồ với Sonotubometry...................................64
4.2.2. Đối chiếu kết quả chung đánh giá chức năng vòi nhĩ qua nhĩ lượng
và Sonotubometry.........................................................................67
4.2.3. Đối chiếu kết quả nhĩ lượng và sonotubometry với viêm mũi
xoang mạn tính..............................................................................68
4.2.4. Đối chiếu kết quả nhĩ lượng và Sonotubometry với mức độ quá
phát của polyp mũi ở bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính có
polyp mũi :....................................................................................69
KẾT LUẬN ..................................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Phân bố theo tuổi......................................................................34


Bảng 3.2. Tình trạng niêm mạc mũi xoang...............................................36
Bảng 3.3. Tình trạng polyp mũi................................................................37
Bảng 3.4. Hình ảnh nội soi của cuốn giữa, mỏm móc, bóng sàng............38
Bảng 3.5. Các dạng nhĩ đồ tính theo số tai................................................41
Bảng 3.6. Áp lực của tai giữa tổng số tai..................................................42
Bảng 3.7. Kết quả nhĩ đồ đánh giá ở hai tai..............................................43
Bảng 3.8. Đóng mở vòi nhĩ đánh giá theo số tai.......................................44
Bảng 3.9. Biên độ của sóng đóng mở vòi nhĩ...........................................45
Bảng 3.10. Kết quả đo chức năng vòi nhĩ qua Sonotubometry ở hai tai........46
Bảng 3.11. Đối chiếu nhĩ đồ dạng A với Sonotubometry theo số tai..........47
Bảng 3.12. Đối chiếu nhĩ đồ dạng B với Sonotubometry theo số tai..........48
Bảng 3.13. Đối chiếu nhĩ đồ dạng C với Sonotubometry theo số tai..........49
Bảng 3.14. Đối chiếu kết quả của nhĩ lượng và Sonotubometry với tính
chất dịch ở viêm mũi xoang mạn tính.......................................51
Bảng 3.15. Đối chiếu kết quả của nhĩ lượng và Sonotubometry với viêm
mũi xoang mạn tính có polyp và viêm mũi xoang mạn tính
không có polyp.........................................................................52
Bảng 3.16. Đối chiếu kết quả của nhĩ lượng và Sonotubometry với mức độ
quá phát của polyp....................................................................53
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Phân bố theo giới......................................................................34

Biểu đồ 3.2. Triệu chứng cơ năng thường gặp..............................................35

Biểu đồ 3.3. Tình trạng khe và sàn mũi trên nội soi.....................................35

Biểu đồ 3.4. Tình trạng màng nhĩ..................................................................39

Biểu đồ 3.5. Kết quả nhĩ đồ đánh giá ở một bên tai......................................43
DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Giải phẫu của vòi nhĩ ...................................................................3


Hình 1.2. Cấu trúc của vòi nhĩ .....................................................................4
Hình 1.3. Bộ máy vận động của vòi nhĩ .......................................................5
Hình 1.4. Chức năng sinh lý của vòi nhĩ ......................................................6
Hình 1.5. Cấu tạo máy đo nhĩ lượng ............................................................8
Hình 1.6. Kết quả đo nhĩ lượng ....................................................................9
Hình 1.7. Nhĩ đồ dạng A ............................................................................11
Hình 1.8. Nhĩ đồ dạng B ............................................................................11
Hình 1.9. Nhĩ đồ dạng C.............................................................................11
Hình 1.10. Các hình thái nhĩ đồ....................................................................12
Hình 1.11. Cấu tạo máy đo Sonotubometry .................................................14
Hình 1.12. Nguyên lý của Sonotubometry....................................................15
Hình 1.13. Kết quả hiển thị của Sonotubometry ..........................................15
Hình 1.14. Đồ thị sóng của Sonotubometry..................................................16
Hình 1.15. Hình ảnh hẹp tắc vòi nhĩ trên Sonotubometry.............................17
Hình 1.16. Sóng nhiều đỉnh trên Sonotubometry..........................................17
Hình 2.1. Bộ nội soi Karl Storz...................................................................28
Hình 2.2. Máy đo nhĩ lượng MI 34.............................................................29
Hình 2.3. Máy đo chức năng vòi nhĩ JK - 05A...........................................29
Hình 3.1: Hình ảnh nội soi tính chất dịch ở khe và sàn mũi.......................36
Hình 3.2: Hình ảnh nội soi polyp mũi.........................................................37
Hình 3.3: Hình ảnh nội soi tai.....................................................................40
Hình 3.4: Nhĩ đồ dạng A.............................................................................41
Hình 3.5: Nhĩ đồ dạng B.............................................................................42
Hình 3.6: Nhĩ đồ dạng C.............................................................................42
Hình 3.7. Sóng đóng mở vòi nhĩ trên Sonotubometry................................44
Hình 3.8. Không có sóng đóng mở vòi nhĩ trên Sonotubometry................45
Hình 3.9. Đối chiếu kết quả nhĩ đồ dạng A với Sonotubometry.................48
Hình 3.10. Đối chiếu kết quả nhĩ đồ dạng A với Sonotubometry.................48
Hình 3.11. Đối chiếu kết quả nhĩ đồ dạng B với Sonotubometry.................49
Hình 3.12. Đối chiếu kết quả nhĩ đồ dạng C với Sonotubometry.................49
Hình 3.13. Đối chiếu kết quả nhĩ đồ dạng C với Sonotubometry.................50
1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Viêm mũi xoang mạn tính (VXMMT) là tình trạng viêm kéo dài trên 12
tuần xảy ra tại niêm mạc mũi và các xoang cạnh mũi [1]. Là một trong những
bệnh mạn tính phổ biến thường gặp nhất trong chuyên khoa Tai Mũi Họng
[1]. Bệnh thường tiến triển kéo dài không tự khỏi, khó điều trị, dễ tái phát và
có thể gây biến chứng đến các cơ quan lân cận. Bệnh thường hay xuất hiện ở
vùng có khí hậu nóng ẩm, môi trường bị ô nhiễm, nơi điều kiện chăm sóc sức
khỏe ban đầu chưa được quan tâm đúng mức [2], [3]. Ngày nay bệnh có xu
hướng gia tăng do quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá, ô nhiễm môi trường
và biến đổi khí hậu. Viêm mũi xoang nạm tính ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ
và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Mũi xoang liên quan kế cận với vòi nhĩ qua vùng họng mũi nên quá trình
nhiễm trùng từ mũi xoang có thể gây ảnh hưởng đến vòi nhĩ [4]. Tình trạng
rối loạn chức năng vòi nhĩ kéo dài có thể gây ra các bệnh lý về tai như xẹp
nhĩ, viêm tai ứ dịch…[5].
Đối với bệnh sinh của bệnh tai giữa, rối loạn chức năng của vòi nhĩ có
vai trò quan trọng nhất. Các yếu tố khác như di truyền, miễn dịch, nhiễm
trùng, dị ứng và các yếu tố môi trường cũng được nhắc đến.
Trong những năm gần đây, rất nhiều các phương pháp đã được đưa ra để
đánh giá chức năng của vòi nhĩ như tympanometry, sonotubometry, CT -
Scan, MRI … Các phương pháp cổ điển như Valsava, Politzer, Toynbee…
đơn giản, dễ áp dụng nhưng có độ nhạy, độ đặc hiệu không cao [5]. Đo nhĩ
lượng là phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay. Phương pháp này
đánh giá áp lực trong tai giữa, qua đó đánh giá được chức năng thông khí của
vòi nhĩ. Đây là phương pháp khách quan, dễ thực hiện ở cả người lớn và trẻ
2

em với độ nhạy và độ đặc hiệu cao; tuy nhiên, không đánh giá được sự đóng
mở của vòi nhĩ.
Phương pháp Sonotubometry được Politzer giới thiệu lần đầu tiên vào
năm 1869. Đây là một phương pháp khách quan, sinh lý với vòi nhĩ, đánh giá
chức năng thông khí bằng cách đo âm thanh và sự thay đổi cường độ âm
thanh qua sự đóng mở vòi nhĩ thông qua sự thay đổi cường độ âm thanh từ
nguồn phát âm ở mũi thu được ở ống tai ngoài khi vòi nhĩ mở [6]. Theo
Jonathan (1986), phương pháp này có độ nhạy và độ đặc hiệu cao hơn nhĩ
lượng trong đánh giá chức năng thông khí ở người lớn [7]. Ở Việt Nam,
phương pháp này lần đầu tiên được sử dụng từ tháng 6 - năm 2016 ở khoa Tai
Mũi Họng - Bệnh viện Bạch Mai. Ở Việt Nam, hiện chưa có nghiên cứu chức
năng vòi nhĩ bằng phương pháp này ở bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính.
Do vậy chúng tôi thực hiện đề tài nhằm 2 mục tiêu:
1. Mô tả chức năng thông khí của vòi nhĩ trên bệnh nhân viêm mũi xoang
mạn tính bằng đo nhĩ lượng và bằng Sonotubometry.
2. Đối chiếu kết quả của đo nhĩ lượng và Sonotubometry để ứng dụng
trong chẩn đoán rối loạn chức năng thông khí của vời nhĩ.
3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN

1.1. GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ CỦA VÒI NHĨ

Hình 1.1. Giải phẫu của vòi nhĩ [8]


1.1.1. Phôi thai học
Niêm mạc hòm nhĩ có nguồn gốc từ lá thai trong, sau đó ống biểu mô xâm
nhập vào trung bì, tiến về phía mê nhĩ. Sụn loa vòi xuất hiện từ tháng thứ 4.
Phần xương xuất hiện vào tháng thứ 5 từ mầm của xương nhĩ và xương đá [5].
1.1.2. Đặc điểm chung
- Hướng: Ở người lớn, vòi nhĩ chếch vào trong, ra trước và xuống dưới
tạo với mặt phẳng đứng dọc và ngang 1 góc khoảng 30 - 40 o [9]. Do vậy,
miệng vòi ở họng thấp hơn miệng vòi ở hòm nhĩ khoảng 15mm. Ở trẻ em, vòi
nhĩ nằm ngang hơn, tạo với mặt phẳng ngang 1 góc 10o [10].
- Cấu tạo: Vòi nhĩ là sự tiếp nối của 2 hình nón cụt: Phần xương sau -
ngoài phụ thuộc hòm nhĩ, phần xơ - sụn trước trong phụ thuộc vòm họng. Chỗ
tiếp nối là vị trí hẹp nhất, gọi là eo vòi.
- Kích thước: Vòi nhĩ người lớn dài trung bình 36mm, trong đó 1/3 là
đoạn xương, 2/3 là đoạn xơ sụn.
4

- Kích thước của lòng vòi: đoạn xương cao 3 - 4mm, rộng 2mm; eo vòi
cao 2mm, rộng 1mm; lỗ vòi ở họng cao 8mm, rộng 5mm khi mở.
1.1.3. Giải phẫu của vòi nhĩ
Vòi nhĩ - vòi Eustachian là một ống xương sụn, nối liền thành trước
hòm nhĩ với thành bên họng [11]. Vòi nhĩ chia làm 2 phần: 1/3 sau trên là phần
xương , 2/3 trước dưới là phần sụn và màng, chỗ tiếp nối hẹp nhất là eo vòi.
- Phần xương: nằm ngay dưới ống cơ búa, liên tiếp với thành trước của
hòm nhĩ [12]. Cấu tạo gồm 3/4 trên - trong là một rãnh sâu, tạo thành ở mặt
ngoài - trước của xương đá, 1/4 dưới - ngoài là một mảnh từ xương nhĩ.
- Phần sụn: là phần chính thức của vòi nhĩ, hình lòng máng, lõm ở phía
dưới, tạo thành bờ sau trong và trên của vòi. Phần xơ nối liền 2 mép sụn.
Theo trục dọc của vòi có nhiều đường nứt chia sụn thành 4 - 6 mảnh riêng
biệt, nối liền nhau bằng tổ chức xơ và xếp chồng lên nhau như ngói lợp.
+ Lòng vòi: có thể chia làm 3 phần. Tầng trên là vòm, tầng giữa hẹp hơn
là cổ, tầng dưới là đáy có các nếp niêm mạc.
+ Loa vòi: giãn nở được, mở ra ở thành bên của vòm họng.

1. Cơ căng màng nhĩ


2. Vòi nhĩ
3, 5. Phần sụn của vòi nhĩ
4. Mạc quanh vòi
6. Lòng vòi nhĩ
7. Cơ căng màn hầu
8. Cơ nâng màn hầu
9. Phần màng quanh vòi nhĩ
10. Cơ vòi hầu
Hình 1.2. Cấu trúc của vòi nhĩ [5]
1.1.4. Cấu trúc mô học
5

- Phần sụn: được bao phủ bởi niêm mạc đường hô hấp.
+ Biểu mô trụ có lông chuyển chứa nhiều tế bào nhầy hoặc tuyến nhày.
+ Lớp đệm: rất phát triển ở phần họng, chứa nhiều sợi chun, mạch máu
chủ yếu là tĩnh mạch, các ống tuyến nang - ống tiết thanh dịch nhày.
+ Mô lympho ở miệng loa vòi, có khi phát triển thành đám gọi là amidan
vòi hay amidan Gerlach.
- Phần vòi xương: niêm mạc mỏng hơn, biểu mô với các tế bào thấp hơn,
lông chuyển ít hơn, lớp đệm mỏng hơn, tuyến tiết ít hơn, không có mô
lympho là kiểu niêm mạc chuyển tiếp giữa niêm mạc đường hô và niêm mạc
hòm nhĩ.
1.1.5. Bộ máy vận động vòi nhĩ

1. Cơ căng màn hầu


2. Lớp mỡ Ostmann
3. Mạc Troltsch
4. Cơ khít họng trên
5. Hố Rosenmuller
6. Tổ chức liên kết
7. Cơ nâng màn hầu
Hình 1.3. Bộ máy vận động của vòi nhĩ [8]
Khi nghỉ ngơi, vòi nhĩ được đóng lại thụ động. Vòi nhĩ được mở khi
ngáp, nuốt hoặc hắt hơi cho phép cân bằng áp lực giữa tai giữa và áp lực
không khí trong vòm mũi họng. Cơ đóng vai trò quan trọng nhất trong quá
trình này là cơ căng màn hầu [13].
- Cơ căng màn hầu: khi cơ co thì kéo phần trước - ngoài của phần sụn
xuống dưới và ra ngoài làm vòi sụn giãn nở.
6

- Cơ nâng màn hầu: xuất phát từ phần thấp nhất của xương đá, đi qua cơ
xiết họng, bám tận vào khẩu cái mềm [14]. Khi cơ co thì nâng nền vòi, mở
rộng vòi bằng cách kéo tấm giữa, gờ loa vòi ra sau và vào trong.

- Cơ căng màng nhĩ: gắn một phần lên sụn vòi - xương tiếp giáp sụn nên
khi co làm mở vòi nhĩ ở chỗ tiếp nối giữa phần sụn và xương.

- Các thành phần khác

+ Bản lề elastin: phần nối giữa thành giữa và thành bên của sụn vòi rất
giàu sợi elastin tạo thành bản lề, giữ vòi nhĩ đóng khi các cơ giãn ra.
+ Lớp mỡ Ostmann: ở giữa cơ căng màn hầu và vòi nhĩ, giúp sự đóng vòi
nhĩ và bảo vệ tai giữa khỏi sự trào ngược dịch từ mũi họng [11],[15].

1.1.6. Chức năng sinh lý của vòi nhĩ: có 3 chức năng cơ bản.

Hình 1.4. Chức năng sinh lý của vòi nhĩ [10]

- Bảo vệ chống áp lực âm và chất xuất tiết từ mũi họng lên hòm nhĩ.

- Dẫn lưu các chất xuất tiết ở hòm nhĩ vào vòm mũi họng.

- Thông khí giúp cân bằng áp lực không khí giữa tai giữa và bên ngoài,
đổi mới và bù lại lượng oxy đã bị hấp thụ ở tai giữa. Đây là chức năng quan
trọng nhất của vòi nhĩ.
7

1.2. ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG VÒI NHĨ QUA ĐO NHĨ LƯỢNG VÀ
SONOTUBOMETRY
1.2.1. Đo nhĩ lượng
1.2.1.1. Lịch sử
- Lịch sử về đo thâu nạp âm học (acoustic immittance) đã có trên 300 năm.
Thâu nạp âm học gồm hai đại lượng đối nghịch nhau là thuận nạp âm học
(acoustic admtitance) và trở kháng âm học (acoustic impedance). Thuận nạp âm
học biểu thị sự thuận lợi của năng lượng âm học truyền qua một hệ thống. Trở
kháng âm học biểu thị sự đối kháng với sự truyền năng lượng âm học [10].
- Năm 1867, Lucae đã đo trở kháng trên các vật mẫu tai giữa mà độ căng
của màng nhĩ thay đổi được và cũng đo trên tai người. Schuster đã tạo ra cầu
đo trở kháng cơ học sau này để củng cố thêm [16].
- Năm 1946, Metz đã công bố kết quả nghiên cứu cơ bản về đo trở kháng
tai [17]. Sau đó, nhiều loại máy đo trở kháng đã được sáng chế (Zwislocki…),
nhưng các số đo trở kháng tuyệt đối tại màng nhĩ tản mạn nên các kết quả này
sớm bị rơi vào quên lãng.
- Năm 1960, Terkilsen và Nielsen dựa vào nguyên lý cầu điện trở
Wheatstone đã chế tạo ra cầu điện âm học vừa đo trở kháng tuyệt đối vừa đo trở
kháng tương đối. Phần đo trở kháng tuyệt đối được đo ở các máy thế hệ cũ,
không có ứng dụng lâm sàng nên được loại bỏ trong các máy thế hệ mới [18].
- Những năm về sau, các máy thế hệ mới được chế tạo gồm 2 phần là
phần đo nhĩ lượng và phần đo phản xạ cơ bàn đạp. Từ đó, các máy thế hệ mới
này được áp dụng ở nhiều nơi trên thế giới.
8

1.2.1.2. Cấu tạo máy đo

Hình 1.5. Cấu tạo máy đo nhĩ lượng [5]


Bộ phận nút kín ở ống tai ngoài có 3 lỗ thông, bao gồm [10]:
- Bộ phận phát âm: truyền vào tai một âm ở tần số 226Hz được phát ra từ
máy. Tần số này cho phép nghiên cứu tốt nhất yếu tố cứng của xương con và
sự di động của màng nhĩ.
- Bộ phận đo âm phản hồi: Khi tai nghe tốt, năng lượng âm được truyền
đi lớn, âm phản hồi nhỏ. Ngược lại, khi tai nghe kém, năng lượng âm được
truyền đi nhỏ, âm phản hồi lớn. Nhờ một hệ thống phát hiện và biến đổi năng
lượng được biểu hiện trên một Vôn kế cho biết mức độ âm phản hồi này.
- Bộ phận áp kế: được nối với một bơm áp lực khí ở ống tai ngoài, biểu
hiện áp lực bằng mmH2O hoặc daPa (decapascal, 1daPa = 1,02 mmH2O).
1.2.1.3. Nguyên lý
Khi làm thay đổi áp lực khí ở ống tai ngoài tăng lên hoặc giảm xuống sẽ
làm nén hoặc kéo giãn hệ thống màng nhĩ - xương con, tức là làm tăng trở kháng
của tai giữa (giảm độ thuận nạp âm học). Đồ thị của thuận nạp âm học biến đổi
theo áp lực khí của ống tai ngoài gọi là nhĩ đồ. Ở người bình thường, độ thuận
nạp âm học là tối đa, biểu hiện ở đỉnh của nhĩ đồ tức là tai nghe rõ nhất, lúc đó
áp lực khí của hòm nhĩ và ống tai ngoài cân bằng nhau [10].
9

1.2.1.4. Các phương pháp đánh giá chức năng vòi nhĩ bằng đo nhĩ lượng
- Trường hợp màng nhĩ không có lỗ thủng
+ Đo áp suất tai giữa lúc nghỉ (Resting middle - ear pressure).
+ Đo nhĩ lượng với nghiệm pháp Valsava và Toynbee.
+ Đo theo phương pháp Holmquist
+ Nghiệm pháp chín bước (Nine-step test).
- Trường hợp màng nhĩ có lỗ thủng
+ Nghiệm pháp tăng - giảm áp lực (Inflation - deflation test).
+ Thử nghiệm đáp ứng áp lực cưỡng bức (Forced - response test).
1.2.1.5. Thông số cơ bản

Hình 1.6. Kết quả đo nhĩ lượng [19]


- Thể tích ống tai ngoài (ECV - Equivalent Ear Canal Volume): là thể
tích không khí được đo giữa đầu dò âm thanh (đầu nút tai) và màng nhĩ [16].
Đơn vị là milliliter (ml). Bình thường, ở người lớn từ 0,6 -1,5 ml, ở trẻ em là
0,4 - 1,0 ml [20].
- Áp lực của tai giữa (MEP - Middle Ear Pressure) hoặc áp lực đỉnh của
nhĩ đồ (TPP - Tympanometric peak pressure): là áp lực tương ứng với đỉnh
của nhĩ lượng, lúc này áp lực trong hòm tai và trong ống tai ngoài bằng nhau
và độ thông thuận của tai giữa là lớn nhất [16]. Bình thường, áp lực tai giữa
10

dao động quanh 0 daPa, có thể từ -50 hoặc -100 daPa đến +50 daPa. Tùy từng
máy đo, MEP có thể dao động từ -400 đến +200 daPa [21].
- Độ thông thuận (SC - Static Compliance): là độ cao của đỉnh nhĩ đồ,
tương ứng với độ thuận nạp âm học được đo tại mặt phẳng màng nhĩ. Bình
thường từ 0,3 - 1,6 ml, trẻ em từ 3 - 5 tuổi từ 0,2 - 0,9 ml [16],[21].
- Độ rộng của nhĩ đồ (TW - Tympanogram width): là sự khác biệt về áp
lực tại hai điểm của đường cong nhĩ lượng khi độ thông thuận của tai giữa chỉ
bằng ½ đỉnh độ thông thuận. Bình thường, độ rộng của nhĩ đồ từ 50 - 150
daPa ở người lớn, ở trẻ em từ 60 - 150 daPa [16].
- Độ dốc hay độ nghiêng của nhĩ đồ (Grad - Gradient): đơn vị tính là
milliliter (ml), trung bình 0,52ml, nếu Grad = 0,2 - 0,3 ml có nhĩ lượng thấp,
nếu Grad = 0,7 - 0,8 ml có nhĩ lượng đỉnh quá nhọn [16].
1.2.1.6. Kết quả
Theo phân loại của Jerger, nhĩ đồ thu được khi đo ở trạng thái nghỉ chia
ra các dạng A, B, C; trong đó nhĩ đồ dạng B, C thường gợi ý tình trạng rối
loạn chức năng vòi nhĩ [22]. Sau đó, Fiellau-Nikolajsen đã nghiên cứu thêm
các giá trị để bổ sung thêm tiêu chuẩn đánh giá các dạng nhĩ đồ này [23].
- Dạng A: nhĩ đồ bình thường có đỉnh nhọn, cân đối, áp lực tai giữa từ
+50 đến -100 daPa, độ thông thuận bình thường [23],[24].
+ Dạng As: áp lực đỉnh bình thường, độ thông thuận thấp. Có thể gợi
ý có cứng khớp xương con, màng nhĩ xơ dày.
+ Dạng Ad: áp lực đỉnh bình thường, độ thông thuận cao. Gặp ở bệnh
nhân trật/lỏng khớp xương con, màng nhĩ nhẽo.
- Dạng B: nhĩ đồ là đường thẳng. Tùy theo thể tích ống tai (ECV):
+ Nếu ECV bình thường: gợi ý ứ dịch hòm tai.
+ Nếu ECV nhỏ: bít ống tai do ráy tai, do chạm thành ống tai.
+ Nếu ECV lớn: màng nhĩ thủng, đặt ống thông khí.
11

- Dạng C: đỉnh nhọn, áp lực tai giữa âm từ -100 đến -400 daPa. Nhĩ đồ
thể hiện áp lực âm trong hòm tai do rối loạn chức năng vòi, có thể kèm theo ứ
dịch trong hòm tai [24]. Theo Fiellau-Nikolajsen, có thể chia 2 dạng [19]:
+ Dạng C1: áp lực của tai giữa từ - 100 đến -199 daPa .
+ Dạng C2: áp lực của tai giữa từ - 200 đến -400 daPa.

Hình 1.7. Nhĩ đồ dạng A [25]

Hình 1.8. Nhĩ đồ dạng B [25]

Hình 1.9. Nhĩ đồ dạng C [25]


12

Theo Nguyễn Tấn Phong (2003), có thể gặp những dạng nhĩ đồ sau [26]:
- Nhĩ đồ tắc vòi không hoàn toàn: nhĩ đồ có đỉnh nhọn, áp lực đỉnh âm,
độ thông thuận bình thường (dạng 1).
- Nhĩ đồ có dịch keo trong hòm tai
+ Nhĩ đồ hình đồi, áp lực đỉnh âm do có tắc vòi kèm theo (dạng 2).
+ Nhĩ đồ hình đồi, áp lực đỉnh bình thường (dạng 3).
+ Nhĩ đồ hình đồi, áp lực đỉnh dương (dạng 4).
- Nhĩ đồ tắc vòi hoàn toàn: đường thẳng chếch về bên trái (dạng 5).
- Nhĩ đồ dính màng nhĩ: đường thẳng nằm ngang, sát trục hoành (dạng 6).
Ngoài ra, có nhiều các phân loại khác như theo Cantekin (1980), Gates
(1985)... [27],[28]. Tuy nhiên, hệ thống phân loại theo Jerger (1970) là hệ
thống đơn giản, dễ áp dụng và được sử dụng rộng rãi hiện nay trên lâm sàng.

Dạng 1 Dạng 2 Dạng 3

Dạng 4 Dạng 5 Dạng 6


Hình 1.10. Các hình thái nhĩ đồ theo Nguyễn Tấn Phong [26]
1.2.1.7. Giá trị của đo nhĩ lượng
- Ưu điểm
+ Dễ thực hiện ở cả trẻ em và người lớn.
+ Áp dụng trong cả trường hợp màng nhĩ kín và thủng.
+ Thăm dò tai giữa một cách khách quan, cho phép ta đánh giá sự
toàn vẹn của hệ thống truyền âm tai giữa, áp lực trong tai giữa.
13

+ Đánh giá chức năng của vòi nhĩ không xâm lấn dựa trên kết quả về
tình trạng áp lực trong tai giữa.
- Nhược điểm: Không đánh giá được sự đóng mở của vòi nhĩ chủ động,
thụ động.
1.2.2. Sonotubometry (đo bằng âm thanh)
1.2.2.1. Lịch sử
- Năm 1869, Adam Politzer là người đầu tiên mô tả sự dẫn truyền âm
thanh qua vòi nhĩ. Trong nghiên cứu, khi đặt âm thoa ở gần mũi, tác giả đã
nhận thấy sự dẫn truyền âm thanh tăng lên khi nuốt và kết quả này sớm bị
quên lãng [29].
- Đến năm 1932, Gyergyay đã sử dụng các loại âm thanh khác nhau đặt
vào mũi và kết quả thu được đã bổ sung thêm nghiên cứu của Politzer [30].
- Năm 1939, Perlman nghiên cứu dẫn truyền âm thanh qua vòi nhĩ bằng
cách đặt nguồn âm thanh 500Hz ở lỗ mũi và một microphone trong tai.
Nghiên cứu này cho thấy thời gian đóng mở vòi nhĩ nhưng số liệu quá tản
mạn [31].
- Năm 1951, ông tiếp tục sử dụng các âm thanh tần số 100Hz và nhận
thấy rằng cường độ âm tăng lên khoảng 20dB khi nuốt. Đây được coi là dụng
cụ cơ bản để hình thành nên phương pháp Sonotubometry sau này [32].
- Năm 1966, Guillerm đã chế tạo dụng cụ đầu tiên mang tên
“Sonomanometry”. Ông sử dụng nguồn âm thanh có tần số 100 Hz, có thể
thay đổi áp lực trong khoang mũi họng bằng máy bơm không khí và ghi lại sự
dẫn truyền âm thanh qua một ống thông Foley được nút kín ở ống tai ngoài [33].
- Năm 1967 - 1975, nhiều nhà khoa học đã thử các nguồn âm thanh có
tần số khác nhau (không quá 2000 Hz) như Naunton (200 Hz), Eguchi (2000
Hz) [34],[35]. Tuy nhiên, các tần số được chọn vào thời điểm này nhằm mục
14

đích khắc phục những khó khăn trong kỹ thuật đo, chưa quan tâm đến tần số
mà âm thanh sẽ được truyền tối đa khi vòi nhĩ mở [5].
- Năm 1977, Virtanen nhận thấy sự truyền âm qua vòi nhĩ tốt nhất ở 6, 7,
8 kHz và tạp âm sinh lý do nuốt có thể lên đến 5 kHz. Nguồn âm thanh có tần
số 5 kHz là không hợp lệ vì bị ảnh hưởng bởi tạp âm sinh lý khi nuốt [36].
- Năm 1987, nhiều nghiên cứu đưa ra kết luận rằng sử dụng tiếng ồn trắng
có tần số 6 - 8 kHz cho các kết quả đáng tin cậy về chức năng của vòi nhĩ [37].
Từ đó, máy đo âm thanh “Sonotubometry” ra đời được áp dụng như một phương
pháp không xâm lấn để đánh giá sự đóng mở vòi nhĩ ở người [38].
1.2.2.2. Cấu tạo máy đo

Hình 1.11. Cấu tạo máy đo Sonotubometry [39]


- Bộ phận (nguồn) phát âm: phát ra âm thanh (tiếng ồn trắng) được
truyền liên tục vào khoang mũi họng với tần số 7KHz và cường độ 100dB
[40]. Bộ phận này có bộ phận cảm biến, có thể thay đổi cường độ âm thanh
tùy thuộc vào tình trạng vòi nhĩ hẹp tắc hay doãng rộng [41].
- Bộ phận thu âm: thu nhận sóng âm thanh thu được ở ống tai ngoài,
được gắn với một bộ phận khuếch đại âm thanh [39].
- Bộ phận khuếch đại âm thanh : phân tích, tách biệt âm thanh thu được
trong ống tai ngoài với các tạp âm trong khoang mũi họng khi nuốt [41].
15

1.2.2.3. Nguyên lý

Hình 1.12. Nguyên lý của Sonotubometry [39]


(A. Vòi nhĩ đóng, B. Vòi nhĩ mở)
Phương pháp Sonotubometry đánh giá sự truyền tải âm thanh qua vòi
nhĩ. Khi nuốt, vòi nhĩ mở chủ động nên âm thanh từ khoang mũi họng có thể
truyền qua vòi nhĩ, đến tai giữa và thu được ở ống tai ngoài. Phương pháp này
giúp đánh giá đóng mở của vòi nhĩ chủ động khi nuốt [6].
1.2.2.4. Thông số cơ bản

1. Thời gian đóng mở của vòi nhĩ


2. Sóng âm thanh thu được ở ống tai ngoài
3. Sóng tạp âm ở khoang mũi họng
4. Cường độ của nguồn phát âm
Hình 1.13. Kết quả hiển thị của Sonotubometry [42]
- Cường độ của nguồn phát âm (dB): là cường độ âm thanh của nguồn
phát âm đặt ở mũi.
16

- Sóng âm thanh thu được ở ống tai ngoài


+ Số lần đóng/mở của vòi nhĩ: tương ứng với mỗi lần nuốt.
+ Hình dạng sóng: bình thường có dạng hình sin, 1 đỉnh [39].

Hình 1.14. Đồ thị sóng của Sonotubometry [39]


o Đường đi lên (1): là hình ảnh mở vòi nhĩ chủ động khi nuốt. Biên độ
của sóng âm thanh thu ở ống tai ngoài tăng lên khi vòi nhĩ mở.
o Đường đi xuống (2): là hình ảnh đóng thụ động vòi nhĩ. Biên độ của
sóng âm thanh thu ở ống tai ngoài giảm dần khi vòi nhĩ đóng.
+ Biên độ sóng đóng mở vòi nhĩ (dB): là biên độ lớn nhất của sóng âm
thanh thu được ở ống tai ngoài, đơn vị là decibel (dB). Bình thường, biên độ
sóng ≥ 5 dB [40].
+ Thời gian đóng mở vòi nhĩ (ms): tính từ lúc bắt đầu xuất hiện đường
đi lên đến khi kết thúc đường đi xuống, được tính tự động và hiển thị trên
màn hình, đơn vị là milisecond. Bình thường, ở người lớn là 200 - 700 ms,
trẻ em là 200 - 550 ms [43],[44].
1.2.2.5. Kết quả
- Bình thường: có hình ảnh sóng đóng/mở vòi nhĩ tương ứng với mỗi lần
nuốt, có hình dạng, biên độ và thời gian đóng mở vòi nhĩ bình thường.
17

- Hẹp tắc vòi nhĩ


+ Không có sóng âm thanh thu ở ống tai ngoài khi nuốt, mặc dù
nguồn phát âm thanh phát cường độ tối đa (> 105 dB) [45].
+ Sóng âm thanh thu được ở ống tai ngoài có biên độ < 5 dB và thời
gian đóng mở vòi nhĩ giảm [40].

Hình 1.15. Hình ảnh hẹp tắc vòi nhĩ trên Sonotubometry [42]
- Doãng rộng vòi nhĩ
+ Hình dạng sóng: không còn hình dạng sin điển hình 1 đỉnh, biểu hiện
ở các dạng sóng như sóng nhiều đỉnh, sóng giảm dần hoặc không có
sóng với nguồn phát âm có cường độ thấp (< 105 dB) [45].
+ Và thời gian mở vòi nhĩ kéo dài (> 900 ms) [45].

Hình 1.16. Sóng nhiều đỉnh trên Sonotubometry [42]


18

1.2.2.6. Giá trị của phương pháp Sonotubometry

- Ưu điểm

+ Dễ thực hiện ở mọi lứa tuổi.


+ Áp dụng trong cả trường hợp màng nhĩ kín và thủng.
+ Đánh giá chức năng đóng mở chủ động vòi nhĩ.
+ Đánh giá chức năng vòi nhĩ sinh lý, không xâm lấn.
+ Độ nhạy và độ đặc hiệu cao.
+ Phân loại được vòi nhĩ bình thường, hẹp tắc, doãng rộng vòi nhĩ.

- Nhược điểm

+ Không đánh giá đóng mở vòi nhĩ thụ động.


+ Chỉ đánh giá dẫn truyền âm thanh của vòi nhĩ mà không đánh giá
được khả năng cân bằng áp lực của vòi nhĩ và áp lực trong tai giữa.

1.3. BỆNH HỌC VIÊM MŨI XOANG MẠN TÍNH

1.3.1.Triệu chứng cơ năng: Xuất hiện và tiến triển kéo dài hơn 12 tuần.

* Triệu chứng chính:

+ Ngạt tắc mũi: Ngạt một bên hoặc hai bên, thỉnh thoảng hay thường xuyên.

+ Chảy mũi: Chảy một bên hay hai bên. Chảy mũi dịch loãng trong, mủ
nhày, mủ vàng xanh đặc bẩn, hay lẫn máu, có mùi hôi, tanh hoặc không có
mùi. Đôi khi bệnh nhân chỉ cảm thấy có dịch chảy từ cửa mũi sau xuống họng
thành dòng gây nuốt vướng nuốt mắc, ngứa rát họng.
+ Đau nhức mặt: Các điểm đau có thể là ở góc mũi mắt, vùng má, thái
dương, vùng trán hoặc đau sâu trong hố mắt. Đôi khi bệnh nhân thấy đau ê
ẩm tê bì một vùng của mặt tương ứng với vùng xoang viêm.
+ Rối loạn khứu giác: có thể từ nhẹ bệnh nhân thấy giảm ngửi, ngửi kém
đến mất ngửi hoàn toàn.
19

* Triệu chứng phụ:


+ Nhức đầu: cảm giác nặng ở đỉnh đầu, hai thái dương hoặc đau vùng
chẩm - gáy.
+ Ho dai dẳng, khịt khạc có đờm mà không có nguyên nhân ở họng hoặc
ở khí phế quản, ở trẻ em thường có ho đêm.
+ Đau tai, ù tai, nghe kém hoặc có cảm giác đầy, căng nặng trong tai
trong trường hợp bệnh nhân có biến chứng viêm tai giữa ứ dịch.
+ Đau nhức răng hàm trên.
+ Hơi thở hôi.
+ Hắt hơi, ngứa mũi .
+ Rối loạn giấc ngủ, ngủ ngáy: ngạt tắc mũi làm bệnh nhân ngủ không
ngon giấc và ngủ ngáy.
+ Mệt mỏi, uể oải, giảm khả năng làm việc, không tập trung ảnh hưởng
đến sức làm việc trí óc.
1.3.2. Triệu chứng thực thể
- Tình trạng niêm mạc hốc mũi: Màu sắc có thể đỏ do viêm xung huyết,
màu tím do viêm mạn, nhợt nhạt do viêm dị ứng. Hình thái niêm mạc phù nề
mọng thoái hóa tạo thành polip hoặc sần sùi, xơ chắc do thoái hóa.
- Khe mũi giữa: quan sát dịch thấy dịch nhầy trong, dịch mủ nhày, mủ
vàng xanh đặc bẩn chảy ra, có thể thấy polyp ở khe giữa.
Ngoài ra có thể quan sát thấy các thành phần trong khe giữa như:
+ Mỏm móc: bình thường hoặc niêm mạc phù nề xung huyết, quá phát
hoặc đảo chiều gây cản trở dẫn lưu.
+ Bóng sàng: có thể thấy niêm mạc phù nề thoái hóa hoặc quá phát.
- Khe sàng bướm: quan sát thấy mủ chảy xuống khe sàng bướm ra cửa
mũi sau.
20

- Vách ngăn: Bình thường vách ngăn thẳng, trường hợp có dị hình vách
ngăn thì có các hình thái sau: cong, vẹo sang bên, mào và gai vách ngăn.
- Cuốn giữa: niêm mạc nề mọng, xung huyết hoặc có thể thấy thoái hóa
polip, cong ngược đảo chiều chạm vào vách ngăn hoặc quá phát (nghi ngờ
bóng khí) ...
- Cuốn mũi dưới: co hồi kém, quá phát đuôi cuốn gây hẹp lối thông khí ở
cửa mũi sau.
- Soi vòm đánh giá tình trạng vòm mũi họng, cửa mũi sau.
1.3.3. Cận lâm sàng
- Phim X-Quang kinh điển Blondeau, Hirtz:
+ Hình ảnh mờ đều hoặc không đều toàn bộ các xoang
+ Mất vách ngăn giữa các xoang sàng.
+ Hình ảnh mức dịch, mờ dày niêm mạc xoang.
- Chụp cắt lớp vi tính (CLVT) xoang: Tư thế coronal từ thành trước
xoang trán đến thành sau xoang bướm, mỗi lát cắt cách nhau 3- 4 mm, bỏ bớt
phần sọ não và xương hàm dưới. Tư thế Axial từ thành trên xoang trán đến
thành dưới xoang hàm mỗi lớp cắt cách nhau 3- 4 mm.
Mục đích: Xác định tổn thương niêm mạc xoang, vị trí kích thước
polyp, phát hiện bệnh lý, giải phẫu bất thường và xác định mức độ lan rộng
của tổn thương xoang phối hợp.
Đánh giá hình ảnh bệnh lý
+ Mờ các xoang, có thể mờ đều hoặc không đều.
+ Dày niêm mạc xoang, mức dịch trong xoang, polyp trong xoang.
+ Bệnh tích bịt lấp vùng phức hợp lỗ ngách.
+ Các bất thường về cấu trúc giải phẫu của cuốn mũi mỏm móc, vách
ngăn, nền sọ [46],[47],[48].
21

1.3.4. Chẩn đoán.

1.3.4.1. Chẩn đoán xác định

- Triệu chứng cơ năng:

+ Các triệu chứng chính: Ngạt tắc mũi, chảy mũi, đau nhức vùng mặt, rối
loạn khứu giác.

+ Các triệu chứng phụ: Nhức đầu, ho dai dẳng, đau tai, ù tai, đau nhức
răng hàm trên, hơi thở hôi, rối loạn giấc ngủ, ngủ ngáy, mệt mỏi.

- Triệu chứng nội soi: niêm mạc viêm nề, thoái hóa có mủ khe giữa .

- Triệu chứng chẩn đoán hình ảnh: mờ PHLN, mờ các xoang.

1.3.4.2. Chẩn đoán phân biệt

- Viêm mũi xoang cấp: Các triệu chứng tồn tại > 10 ngày và kéo dài < 12 tuần

- Viêm xoang do nấm:

+ Bệnh nhân chảy mủ một bên mũi.


+ Bệnh tích thường khu trú tại một xoang, nhất là xoang hàm.
+ Có hình ảnh nghi ngờ nấm trên phim X- quang hoặc phim CLVT có
hình cản quang đậm, thường ở đáy xoang, tương đối gọn, bờ đều,
xung quanh có hình mờ nhạt do mủ hoặc chất xuất tiết...

- Viêm xoang do răng.

+ Chảy mũi mủ một bên cùng với bên răng bị bệnh (răng 3,4,5 hàm trên).
+ Mủ mùi thối.

- K sàng hàm.

+ Chảy mũi mủ lẫn máu kéo dài.


+ CT Scan mũi xoang có hình ảnh ổ tiêu xương.
+ Sinh thiết để chẩn đoán xác định.
22

1.3.5. Điều trị.


1.3.5.1. Điều trị nội khoa
* Điều trị hỗ trợ
- Xịt rửa mũi: Bằng nước muối sinh lý 0,9% hoặc nước muối biển .
- Xông mũi: Hơi nóng ẩm với các chất tinh dầu...
* Điều trị bằng thuốc
- Kháng sinh
- Corticoid: Corticoid có tác dụng toàn thân. Corticoid có tác dụng tại chỗ.
- Thuốc chống dị ứng kháng Histamin.
- Thuốc co mạch tại chỗ.
- Các thuốc điều trị triệu chứng khác: thuốc giảm đau, giảm ho long
đờm, thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản...
1.3.5.2. Điều trị ngoại khoa
- Phẫu thuật cổ điển:
+ Chọc rửa xoang.
+ Phẫu thuật Caldwell- Luc, Denker, Claoue (ngày nay các kỹ thuật này
ít được dùng).
- Phẫu thuật mới và hiện đại: Phẫu thuật nội soi mũi xoang.
1.3.6. Hướng dẫn chẩn đoán VMXMT của EPOS 2012.
1.3.6.1. Đánh giá mức độ nặng của VMXMT [49]
Dựa vào tác động của các triệu chứng gây khó chịu cho bệnh nhân theo
thước đo VAS (Visual Analogue Scale) điểm 0 -> 10:
Nhẹ = VAS 0-3 : Không gây khó chịu.
Trung bình = VAS 3-7 : Khó chịu vừa.
Nặng = VAS 7-10 : Rất khó chịu.
23

1.3.6.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán.

- Thời gian: Các triệu chứng kéo dài > 12 tuần.

- Cơ năng: 4 triệu chứng

+ Chảy mũi.
+ Ngạt tắc mũi.
+ Đau nhức sọ mặt.
+ Giảm hoặc mất ngửi.

Tiêu chuẩn chẩn đoán:

+ Có ít nhất 2 triệu chứng: trong đó phải có 1 triệu chứng chính là


ngạt tắc mũi hoặc chảy mũi.

+ Có thể có đau nhức sọ mặt hoặc giảm, mất ngửi.

- Thực thể: khe giữa có mủ hoặc/ và polyp hoặc/ và phù nề niêm mạc.

- Và/ hoặc CT Scan mũi xoang có mờ phức hợp lỗ ngách, mờ các xoang.

1.3.7. Rối loạn chức năng vòi nhĩ trên bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính

Tại loa vòi: niêm mạc vùng vòm mũi họng đọng dịch, viêm thứ phát
sau viêm mũi xoang mạn tính gia tăng mô lympho gây chèn ép cơ học ảnh
hưởng đến hoạt động mở vòi nhĩ [50].

Trong lòng vòi nhĩ: RLCNVN có thể xảy ra do nguyên nhân nhiễm
trùng hoặc dị ứng.

- Viêm mũi xoang mạn tính dẫn đến ứ đọng dịch mủ viêm ở vòm mũi
họng, gây viêm nhiễm từ vòm mũi họng vào trong lòng vòi nhĩ gây viêm, bít
tắc vòi nhĩ.

- Trong trường hợp dị ứng, các tế bào ưa acid giải phóng các chất kích thích
quá trình viêm nhiễm và gây ra tắc nghẽn vòi nhĩ.
24

1.3.8. Các nghiên cứu về rối loạn chức năng thông khí của vòi nhĩ trên
bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính
1.3.8.1. Trên thế giới
- Năm 1984, Alhady R. nghiên cứu thông số áp lực tai giữa để đánh giá
chức năng vòi nhĩ và kết luận giảm chức năng vòi gặp ở nhóm viêm xoang và
viêm amidan mạn tính, viêm VA [51].
- Năm 1985, Jonathan và cộng sự đã nghiên cứu trên 51 bệnh nhân (18 -
60 tuổi) so sánh độ nhạy và độ đặc hiệu của Sonotubometry và nhĩ lượng. Kết
quả khẳng định rằng đánh giá chức năng thông khí vòi nhĩ bằng
Sonotubometry có độ nhạy và độ đặc hiệu cao hơn, sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê (p< 0.001) [7].
- Năm 1987, Jin Okubo đã nghiên cứu trên 89 bệnh nhân, kết qủa cho
thấy có 117 tai (61,9%) có sóng đóng mở vòi nhĩ trên Sonotubometry với thời
gian trung bình là 337,7 ± 154,4 ms và áp lực trung bình là 16,3 ± 7,2 dB.
- Năm 2007, Van der Avoort đã nghiên cứu 61 bệnh nhân và kết quả có
82% bệnh nhân có chức năng vòi nhĩ bình thường trên Sonotubometry [41].
- Năm 2010, Toros SZ nghiên cứu trên 95 bệnh nhân cho thấy nhĩ đồ
dạng B 49/190 tai và nhĩ đồ dạng C 62/190 tai [52].
- Năm 2014, Borangiu đã nghiên cứu chức năng vòi nhĩ ở 52 bệnh
nhân bằng Sonotubometry cho thấy sự đóng mở vòi nhĩ bình thường gặp ở
84,61% bệnh nhân và thời gian đóng mở trung bình là 273 ms [53].
- Năm 2014, Osama G và cộng sự nghiên cứu tác động của viêm tắc mũi
xoang với thông khí tai giữa ở 60 bệnh nhân cho thấy 78,4% nhĩ đồ bình
thường [54].

- Năm 2015, Vilma Beleskienne đã đo chức năng thông khí của vòi nhĩ ở
105 người lớn khỏe mạnh cho thấy 98,1% trường hợp có hình thái Sonotubometry
25

bình thường với thời gian đóng mở vòi trung bình là 284±100 msec, biên độ
mở vòi nhĩ trung bình là 13,9 ±6,7 dB [55].

- Năm 2015, Nudrat Parvez Kamal và cộng sự nghiên cứu mối quan hệ
giữa tắc nghẽn mũi xoang và rối loạn chức năng vòi ở 60 bệnh nhân cho thấy
rối loạn chức năng vòi chiếm 56,7% [56].

- Năm 2016, Amal John Jacob nghiên cứu ảnh hưởng của viêm mũi
xoang mạn tính đến chức năng tai giữa ở 40 bệnh nhân, cho thấy có 15/40
bệnh nhân có rối loạn chức năng vòi [57].

- Năm 2017, Teemu Harju và cộng sự nghiên cứu rối loạn chức năng vòi
nhĩ ở bệnh nhân viêm mũi xoang ở 40 bệnh nhân, cho thấy có 4% bệnh nhân
viêm mũi xoang có rối loạn chức năng vòi nhĩ [58].

1.3.8.2. Trong nước

- Năm 2000, Nguyễn Tấn Phong nghiên cứu về 120 nhĩ đồ của 80 BN.
Tác giả đưa ra kết quả về các hình thái nhĩ đồ thường gặp và đưa ra giả thuyết
từ viêm V.A mạn tính ở trẻ em hoặc viêm xoang gây rối loạn chức năng vòi
nhĩ có thể dẫn tới viêm tai keo, co lõm màng nhĩ và hình thành túi co kéo
hoặc xẹp nhĩ, từ đó có thể hình thành cholesteatoma [59].

- Năm 2001, Nguyễn Lệ Thủy nghiên cứu trên 82 tai bị tắc vòi nhĩ cho
thấy: nhĩ đồ dạng bẹt gặp nhiều nhất 45 tai chiếm 54,9%, nhĩ đồ hình đồi và
nhĩ đồ dạng đường thẳng chếch trái về vùng áp lực âm gặp ít hơn (26 tai và 11
tai chiếm 31,7% và 13,4%) [60].

- Năm 2003, Lương Hồng Châu đưa ra kết quả nhĩ đồ của 168 tai được
chẩn đoán viêm tai giữa không thủng màng nhĩ thấy nhĩ đồ dạng bẹt gặp
nhiều nhất chiếm 77,98% (131 tai bệnh), nhĩ đồ dạng đường thẳng chếch gặp
ở 21 tai chiếm 12,5% và nhĩ đồ hình đồi gặp ở 16 tai chiếm 9,5% [10].
26

- Năm 2013, Phan Xuân Hoa và cộng sự nghiên cứu trên 106 bệnh nhân
viêm mũi xoang mạn tính, cho thấy có 60,4% có tắc vòi nhĩ [61].

- Năm 2013, Lâm Hoàng Phương và cộng sự nghiên cứu trên 93 bệnh
nhân viêm mũi xoang mủ, cho thấy nhóm bệnh nhân viêm mũi xoang mủ mạn
tính có tỉ lệ rối loạn chức năng thông khí vòi nhĩ chiếm 54,5% [62].

- Năm 2014, Trần Lệ Thủy nghiên cứu trên 100 bênh nhân viêm mũi
xoang mạn tính cho thấy có 37/100 bệnh nhân có tắc vòi nhĩ [63].

- Hiện nay chưa có nghiên cứu nào liên quan đến Sonotubometry và các
rối loạn chức năng vòi nhĩ trên bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính.
27

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Gồm 71 bệnh nhân được chẩn đoán là viêm mũi xoang mạn tính Bệnh
viện Tai Mũi Họng Trung Ương trong khoảng thời gian từ tháng 9/2017 đến
tháng 7/2018.

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn

- Bệnh nhân được chẩn đoán viêm mũi xoang mạn tính theo tiêu chuẩn
EPOS 2012.

- Được nội soi tai mũi họng đánh giá tình trạng viêm mũi xoang và màng nhĩ.

- Màng nhĩ không thủng

- Được đánh giá chức năng thông khí của vòi nhĩ bằng đo nhĩ lượng và
Sonotubometry.

- Đồng ý tham gia nghiên cứu.

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ

- Màng nhĩ thủng.

- Có các bệnh lý ống tai ngoài: u xương, viêm chít hẹp ống tai ngoài…

- Có các dị tật bẩm sinh vùng mũi họng: khe hở môi - vòm miệng…

- Không được chẩn đoán viêm mũi xoang mạn tính

- Không đồng ý tham gia nghiên cứu.

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu tiến cứu mô tả từng trường hợp có can thiệp với cỡ mẫu tiện lợi.
28

2.2.2. Các bước tiến hành nghiên cứu

- Bước 1: Thiết kế bệnh án mẫu.

- Bước 2: Hỏi bệnh, khám bệnh, nội soi đánh giá tình trạng viêm mũi
xoang và màng nhĩ.

- Bước 3: Đánh giá chức năng thông khí của vòi nhĩ bằng phương pháp
đo nhĩ lượng và Sonotubometry.

- Bước 4: Đối chiếu kết quả đo nhĩ lượng và Sonotubometry.

2.2.3. Phương tiện nghiên cứu

- Bộ nội soi Tai Mũi Họng: nguồn sáng, camera, ống nội soi 0o.

- Máy đo nhĩ lượng của hãng Maico , Đức (MI 34)

- Máy đo chức năng vòi nhĩ của hãng Rion - Nhật Bản (JK - 05A).

Hình 2.1. Bộ nội soi Karl Storz


29

Hình 2.2. Máy đo nhĩ lượng MI 34 (Hãng Maico - Đức)

Hình 2.3. Máy đo chức năng vòi nhĩ JK - 05A (Hãng Rion - Nhật Bản)
2.2.4. Địa điểm nghiên cứu
- Bệnh viên Tai Mũi Họng Trung Ương
- Khoa Tai Mũi Họng, bệnh viện Bạch Mai.
2.2.5. Các chỉ số nghiên cứu và cách đánh giá
2.2.5.1. Thực hiện mục tiêu 1
 Hỏi bệnh khám lâm sàng và nội soi tai mũi họng
- Tuổi, giới.
30

- Triệu chứng cơ năng: thời gian xuất hiện và diễn biến, đặc điểm các
triệu chứng: ngạt mũi, chảy mũi, đau đầu đau nhức sọ mặt, hắt hơi, rối loạn
khứu giác, ù tai, nghe kém.
- Triệu chứng thực thể: nội soi tai đánh giá màng nhĩ, hòm nhĩ; nội soi
mũi họng đánh giá niêm mạc, dịch ở sàn và khe cuốn, polyp, các cấu trúc
trong hốc mũi (khe giữa, cuốn giữa, mỏm móc, bóng sàng, cuốn dưới, vách
ngăn).
+ Màng nhĩ: Bình thường, dày đục, phồng, xẹp, bóng hơi, mức dịch.
+Mức độ quá phát của polyp mũi: 4 độ, dựa theo Theo bảng chia độ của
trường đại học Tổng hợp Munich 1998, Cộng hòa liên bang Đức (University
of Munich Grading Sytem) [47].
o Độ I: Polyp khu trú gọn trong phức hợp lỗ ngách.
o Độ II: Polyp phát triển ra ngách giữa nhưng chưa vượt quá bờ tự do
cuốn giữa.
o Độ III: Polyp phát triển ra ngách giữa đến lưng cuốn dưới.
o Độ IV: Polyp che kín toàn bộ hốc mũi ra tận cửa mũi sau.

Đánh giá chức năng vòi nhĩ bằng đo nhĩ lượng


- Kỹ thuật đo
+ Giải thích cách đo.
+ Làm sạch ống tai.
+ BN ngồi thẳng, không cử động đầu, không nuốt.
+ Chọn núm tai thích hợp vừa với ống tai ngoài, lắp vào đầu dò.
+ Chọn chế độ đo tự động, f = 226 Hz và một bên tai.
+ Đặt núm tai vào tai cần đo. Nếu núm tai không khít thì đèn ở máy đo
có màu đỏ, nếu vừa khít, thì đèn màu xanh và máy sẽ đo tự động.
+ Làm tương tự với tai còn lại.
+ In biểu đồ kết quả.
31

- Các chỉ số nghiên cứu: đánh giá kết quả nhĩ lượng theo Jerger [23],[25].
+ Dạng nhĩ đồ: A, B, C.
o Dạng A: đỉnh nhọn, cân đối, áp lực tai giữa từ -100 đến +50 daPa.
o Dạng B: là đường thẳng.
o Dạng C: đỉnh nhọn/ hình đồi, áp lực tai giữa từ -400 đến -101 daPa.
+ Áp lực của tai giữa (daPa)
o Âm tính: từ - 400 đến -101 daPa.
o Bình thường: -100 đến +50 daPa.
o Dương tính: > +50 daPa.
+ Đánh giá rối loạn chức năng vòi nhĩ: dựa vào dạng của nhĩ đồ
o Không có RLCNVN: Dạng A.
o Có RLCNVN: Dạng B hoặc C.
 Đánh giá chức năng vòi nhĩ bằng phương pháp Sonotubometry
- Kĩ thuật đo
+ Giải thích cách đo.
+ BN ngồi thẳng, mắt nhìn thẳng, không quay cổ, không há miệng.
+ Chọn chế độ đo Sonotubometry.
+ Chọn núm tai phù hợp với lỗ tai ngoài. Đặt nguồn âm thanh kín ở
cửa mũi và microphone vừa khít ở lỗ tai ngoài cùng bên.
+ Yêu cầu bệnh nhân nuốt nước bọt từng lúc (5 lần). Cần quan sát
bệnh nhân có nuốt thực sự không. In biểu đồ kết quả.
+ Làm tương tự với tai còn lại.
+ Nếu bệnh nhân không hợp tác hoặc thực hiện không đúng, sẽ được
hướng dẫn lại và làm lại sau 1 ngày.
- Các chỉ số nghiên cứu
+ Số lượng sóng: là số lần sóng xuất hiện tương ứng với khi nuốt 5 lần [41].
o Có đóng mở vòi nhĩ: số lượng sóng điển hình ≥ 2/5 lần nuốt.
o Không có đóng mở vòi nhĩ: không có sóng hoặc có sóng điển
32

hình < 2/5 lần nuốt.


+ Hình dạng sóng
o Bình thường: sóng hình sin điển hình, 1 đỉnh.
o Bệnh lý: không có sóng hoặc hình dạng sóng bất thường (sóng
nhiều đỉnh, sóng đi xuống)
Sau 5 lần nuốt, sẽ chọn một sóng điển hình nhất ở mỗi tai của bệnh nhân
để đánh giá:
+ Thời gian đóng mở vòi nhĩ (ms)
o Bình thường: 200 - 900 ms [44].
o Bệnh lý: < 200 ms hoặc > 900 ms.
+ Biên độ sóng (dB)
o Bình thường: ≥ 5 dB [41].
o Bệnh lý: < 5dB.
+ Đánh giá có rối loạn chức năng vòi nhĩ [15]
o Không có RLCNVN
 Sóng hình dạng sin, 1 đỉnh điển hình.
 Và các sóng có biên độ và thời gian mở vòi nhĩ bình thường.
 Và số lượng sóng ≥ 2/5 lần nuốt.
o Có RLCNVN
 Không có sóng đóng mở vòi nhĩ.
 Hoặc sóng đóng mở vòi nhĩ với biên độ < 5 dB và/hoặc thời gian mở
vòi nhĩ < 200 ms hoặc > 900 ms.
 Hoặc sóng điển hình với số lượng < 2/5 lần nuốt.
2.2.5.2. Thực hiện mục tiêu 2
- Đối chiếu kết quả đo nhĩ lượng với Sonotubometry:
+ Đối chiếu dạng nhĩ đồ với Sonotubometry.
33

- Đối chiếu kết quả chung đánh giá chức năng vòi nhĩ của nhĩ lượng với
Sonotubometry.
- Đối chiếu kết quả đo nhĩ lượng và Sonotubometry với tính chất dịch ở
mũi xoang.
- Đối chiếu kết quả đo nhĩ lượng và Sonotubometry với viêm mũi xoang
mạn tính có polyp và viêm mũi xoạng mạn tính không có polyp.
2.2.6. Phương pháp xử lý số liệu
- Các số liệu mã hóa và nhập số liệu bằng phần mềm thống kê SPSS 22.0.
- Xử lý số liệu: Các số liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê y học,
qua các thuật toán.
+ Tính tỉ lệ %.
+ Tính trị số trung bình của mẫu nghiên cứu.
+ So sánh 2 tỷ lệ bằng test Chi - square.
- Phân tích, so sánh kết quả thu được với kết quả của các tác giả khác
trong và ngoài nước.
2.2.7. Đạo đức nghiên cứu
- Tất cả bệnh nhân tham gia nghiên cứu đều được giải thích đầy đủ, rõ
ràng về mục đích nghiên cứu, các lợi ích lâu dài do nghiên cứu mang lại.
- Sau mỗi lần kiểm tra phải thông báo kết quả cho bệnh nhân.
- Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu. Tất cả những thông tin liên
quan đến bệnh nhân đều được quản lý và giữ bí mật.
34

CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, NỘI SOI, KẾT QUẢ ĐO NHĨ LƯỢNG
VÀ SONOTUBOMETRY
3.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới
Tuổi
Bảng 3.1. Phân bố theo tuổi
Tuổi Tần số (n) Phần trăm (%)
16-30 22 31,0
31-45 25 35,2
46-60 16 22,5
>60 8 11,3
Tổng số 71 100
Nhận xét:
Tuổi trung bình bệnh nhân là 39,3±16,7. Tuổi nhỏ nhất là 16, lớn nhất là
77. Nhóm tuổi 31-45 chiếm tỉ lệ cao nhất (35,2%), sau đó là nhóm 16-30
(31,0%).
Giới:

Nữ; 43.7
Nam; 56.3

Nam Nữ

Biểu đồ 3.1. Phân bố theo giới


Nhận xét:
- Nam giới có 40/71 BN chiếm 56,3%, nữ giới có 31/71 BN chiếm 43,7%.
- Tỷ lệ BN nam cao hơn tỷ lệ BN nữ. Không có sự khác biệt giữa 2
nhóm này với p>0,05.
3.1.2. Triệu chứng cơ năng thường gặp
35

100
94.4
100
90
80
70 59.2
60
50 38 40.9
40
30 19.7
20
10
0
Chảy mũi Ngạt mũi Đau nhức Giảm/ mất Hắt hơi Ù tai
vùng mặt ngửi

Biểu đồ 3.2. Triệu chứng cơ năng thường gặp


Nhận xét:
- Các triệu chứng cơ năng thường gặp là chảy mũi 71/71(100%); ngạt
mũi 67/71(94,4%); đau nhức vùng mặt 42/71(59,2%); ù tai 29/71(40,9%), hắt
hơi 27/71(38,0%), giảm/ mất ngửi 14/71(19,7%).
3.1.3. Triệu chứng thực thể mũi xoang
3.1.3.1. Tình trạng khe và sàn mũi trên nội soi.

63.4
70
60
50
40 29.6
30
20 7
10 0
0
Sạch Dịch nhày trong Dịch nhày đục Dịch mủ đặc

Biểu đồ 3.3. Tình trạng khe và sàn mũi trên nội soi
Nhận xét:
Khe và sàn mũi trên nội soi chủ yếu là có mủ nhầy đục 45/71(63,4%) và
mủ đặc 21/71(29,6%). Dịch nhầy trong là rất ít 5/71(7%) và không có bệnh
nhân nào có khe giữa sạch (p< 0,001).
36

Dịch nhày trong Dịch nhày đục Dịch mủ đặc

Nguyễn Thị Q., 47T Nguyễn Xuân Đ., 50T Nguyễn Văn Th., 36T

Mã BN: 17211749 Mã BN: 18120520 Mã BN: 18064022


Hình 3.1: Hình ảnh nội soi tính chất dịch ở khe và sàn mũi

3.1.3.2. Tình trạng niêm mạc mũi trên nội soi

Bảng 3.2. Tình trạng niêm mạc mũi xoang

Tình trạng niêm mạc n %


Bình thường 0 0
Nhợt màu 6 8,5
Xung huyết 61 85,9
Thoái hóa 4 5,6
Polyp 27 38,0
Nhận xét:

- Niêm mạc thoái hóa và nhợt màu rất ít gặp tỷ lệ lần lượt là 5,6% và 8,5%.

- Tình trạng niêm mạc mũi trên nội soi chủ yếu là phù nề xung huyết
61/71(85,9%), có sự khác biệt với các nhóm còn lại với mức ý nghĩa p< 0,001.

- Polyp mũi gặp với tỷ lệ 38%.

Không có bệnh nhân nào niêm mạc mũi bình thường.

Bảng 3.3. Tình trạng polyp mũi

Tình trạng polyp mũi Tần số (n) Phần trăm (%)


37

n=27
Số bên bị polyp mũi
1 bên 7 25,9
2 bên 20 74,1
Mức độ
Độ I 0 0
Độ II 13 48,1
Độ III 13 48,1
Độ IV 1 3,8
Nhận xét:
Trong số 27 trường hợp có polyp mũi, có 20 trường hợp là polyp cả hai
bên (74,1%). Theo mức độ polyp, chủ yếu bệnh nhân gặp polyp mức độ II và
III, tỷ lệ 2 loại tương đương nhau: 48,1%.

Polyp mũi phải độ II Polyp mũi trái độ III Polyp mũi T độ IV


Chu Thị Thu H., 37T Vũ Văn K., 56T Nguyễn Quang Q., 53T

Mã BN: 18132162 Mã BN: 18074371 Mã BN: 18037215

Hình 3.2: Hình ảnh nội soi polyp mũi

3.1.3.3. Hình ảnh nội soi của cuốn giữa, mỏm móc, bóng sàng

Bảng 3.4. Hình ảnh nội soi của cuốn giữa, mỏm móc, bóng sàng

Bình Niêm mạc Đảo


Thực thể
Polyp Quá phát Tỷ lệ (%)
thường nề mọng chiều
Vị trí
n % n % n % n % n % n %
Cuốn giữa 7 9,9 33 46, 19 26,8 2 2,8 10 14, 71 100
38

5 0
64, 15,
Mỏm móc 7 9,9 46 4 5,6 3 4,2 11 71 100
8 5
59, 16, 100
Bóng sàng 13 18,3 42 4 5,6 - - 12 71
2 9

Nhận xét:

Phần lớn niêm mạc cuốn giữa nề mọng 33 BN (46,5%). cuốn giữa quá
phát thành polyp 19 BN (26,8%). Các hình ảnh bất thường cuốn giữa: Đảo
chiều 2 BN (2,8%), cuốn giữa quá phát 10 BN (14,1%). Cuốn giữa bình
thường chỉ gặp 7 BN (9,9%). Niêm mạc mỏm móc nề mọng 46BN (64,8%),
mỏm móc quá phát thành polyp 4 BN (5,6%). Đảo chiều mỏm móc 3 BN
(4,2%). Mỏm móc bình thường 7 BN (9,9%).

Đối với hình ảnh bóng sàng, chủ yếu gặp niêm mạc bóng sàng nề mọng
42 BN (59,2%). Thoái hóa thành polyp 4 BN (5,6%).

3.1.4. Nội soi tai

Nghiên cứu gồm 71 bệnh nhân, như vậy có 142 tai được đánh giá.
39

78.9
80

70

60

50

40

30

16.2 14.8
20

10
1.4 1.4

0
Bóng sáng dày đục bóng hơi/ mức co lõm xẹp
dịch

Biểu đồ 3.4. Tình trạng màng nhĩ (dánh giá theo số tai N = 142).

Nhận xét:

- Đa số các trường hợp (112/142) có màng tai bóng sáng bình thường,
chiếm tỷ lệ 78,9%.

- Ít gặp hơn là màng nhĩ có mức dịch (23/142: 16,2%), co lõm (21/142:
14,8%), dày đục (2/142: 2,8%), và xẹp (2/142: 2,8%).
40

Màng nhĩ bình thường Màng nhĩ dày đục Màng nhĩ co lõm có

Nguyễn Thị Th.,34T Bùi Trung Th., 44T dịch trong hòm nhĩ

Mã BN: 17205641 Mã BN: 17227437 Nguyễn Thị H., 77T

Mã BN: 17175516

Màng nhĩ xẹp Màng nhĩ vàng bóng


ứ dịch trong hòm nhĩ
Kiều Thị Nh., 64T Phạm Văn H., 46T
Mã BN: 17182883 Mã BN: 18024766

Hình 3.3: Hình ảnh nội soi tai


41

3.1.5. Mô tả chức năng vòi bằng đo nhĩ lượng

3.1.5.1. Các dạng nhĩ đồ

Bảng 3.5. Các dạng nhĩ đồ tính theo số tai (N=142)

Dạng nhĩ đồ N %
Type A 103 (72,5)
Type B 7 (5,0)
Type C 32 (22,5)
Tổng số 142 142 (100)
Nhận xét:

- Nhĩ đồ dạng A, là nhĩ đồ có đỉnh nhọn ở mức áp lực tai giữa từ -100
đến +50 daPa có 103/142 tai, chiếm tỷ lệ cao nhất (72,5%).

- Dạng B và C có 39/142 tai, trong đó dạng B có 7/142 tai (5,0%) và


dạng C gặp ở 32/142 tai (22,5%).

Hình 3.4: Nhĩ đồ dạng A


(Nguyễn Quang Q., 53T; Mã BN: 18037215)
42

Hình 3.5:Nhĩ đồ dạng B


(Lê Văn B., 41T; Mã BN: 17248930)

Hình 3.6: Nhĩ đồ dạng C


(Vũ Trọng Th., 60T; Mã BN: 17231009)
3.1.5.2. Kết quả đo áp lực của tai giữa
Kết quả đo áp lực của tai giữa
Bảng 3.6. Áp lực của tai giữa tổng số tai (N= 142)
Tần số Phần
Áp lực tai giữa ALTB ± SD Min - Max
(n) trăm (%)
-400- (-
Âm tính (< -100) 39 27,5 -174,3±72,6
102)
Bình thường
103 72,5 -25,8±35,0 -94- (+39)
(-100 đến +50 daPa)
Dương tính (>50) 0 0
Tổng số 142 100 -66,6±82,1 -400-(+39)
43

Nhận xét:
- Áp lực tai giữa trung bình là -66,6±82,1 daPa, lớn nhất là +39 daPa,
nhỏ nhất là -400 daPa.
- Phần lớn các trường hợp có áp lực tai giữa bình thường, từ -100 đến
+50 daPa, chiếm tỷ lệ 72,5% (tai).
- Áp lực tai giữa âm tính gặp ở 39/142 tai, chiếm tỷ lệ 27,5%.
- Không có trường hợp nào có áp lực tai giữa dương tính.
3.1.5.3. Kết quả đánh giá chức năng vòi nhĩ qua nhĩ lượng
Kết quả nhĩ đồ đánh giá ở một bên tai

27.5

72.5 Có RLCNVN
KHÔNG RLCNVCN

Biểu đồ 3.5. Kết quả nhĩ đồ đánh giá ở một bên tai (tính theo số tai- N=142)
Nhận xét:
- RLCNVN gặp ở 39 tai với tỷ lệ là 27,5%.
- Có 103 tai không có RLCNVN, chiếm tỷ lệ 72,5%.
Kết quả nhĩ đồ đánh giá ở hai tai theo số lượng bệnh nhân
Bảng 3.7. Kết quả nhĩ đồ đánh giá ở hai tai ( tính theo bn- N=71)
Chức năng vòi nhĩ Tần số (n) Phần trăm (%)
Một tai 13 18,3
Có rối loạn
Hai tai 13 18,3
Không rối loạn 45 63,4
Tổng số 71 100
Nhận xét:
44

- Phần lớn các BN (45/71) không có RLCNVN, chiếm tỷ lệ 63,4%.


- RLCNVN gặp ở 26/71 BN, chiếm tỷ lệ 36,6%; trong đó tỷ lệ BN có rối
loạn ở hai tai tương đương ở một tai (13/71: 18,3%).

3.1.6. Mô tả chức năng vòi bằng Sonotubometry

3.1.6.1. Đóng mở vòi nhĩ

Bảng 3.8. Đóng mở vòi nhĩ đánh giá theo số tai (N= 142)

Đóng mở vòi nhĩ n %


Có 80 (56,3)
Không 62 (43,7)
Tổng số 142 (100)
Nhận xét:

- Số lần đóng mở vòi nhĩ trung bình là 2 lần (SD = 2).

- Không có sóng đóng mở vòi nhĩ gặp ở 62/142 tai, chiếm tỷ lệ 43,7%.

- Có 80/142 tai (56,3%) có sóng đóng mở vòi nhĩ bình thường.

Hình 3.7. Sóng đóng mở vòi nhĩ trên Sonotubometry


(Trần Thị H., 41T; Mã BN: 18009622)
45

Hình 3.8. Không có sóng đóng mở vòi nhĩ trên Sonotubometry

(Tòng Thị Lan Ph., 46T; Mã BN: 18003990)

3.1.6.2. Biên độ của sóng trong các trường hợp có sóng đóng mở vòi nhĩ

Bảng 3.9. Biên độ của sóng đóng mở vòi nhĩ (N = 80)

Biên độ sóng Tần số Phần trăm


BĐTB ± SD Min - Max
( Db) (n) (%)
5 - 10 22 27,5 7,5±2,1 5-10
11 - 15 16 20,0 13,8±1,4 12-15
> 15 42 52,5 25,9±5,8 16-35
Tổng số 80 100 18,4±9,3 5-35
Nhận xét:

- Biên độ của sóng đóng mở của vòi nhĩ trung bình là 18,4±9,3 dB; lớn
nhất là 35 dB, nhỏ nhất là 5 dB.

- Biên độ sóng > 15 dB là thường gặp nhất (52,5%), chiếm tỷ lệ ít hơn là


nhóm 5 - 10 dB (22/80; chiếm tỷ lệ 27,5%) và nhóm 11 - 15 dB (16/80; chiếm
tỷ lệ 20,0%).
3.1.6.3. Thời gian đóng mở của vòi nhĩ trong các trường hợp có sóng đóng
mở vòi nhĩ (N =80)
46

Thời gian đóng mở vòi nhĩ trung bình: 435,4±204,9 ms


- Lớn nhất là 897 ms, ít nhất là 152.ms.
3.1.6.4. Kết quả đánh giá chức năng vòi nhĩ qua Sonotubometry
Kết quả đánh giá chức năng vòi nhĩ qua Sonotubometry ở một bên tai

43.7
56.3

Có RLCNVN Không RLCNVN

Biểu đồ 3.6. Kết quả đo chức năng vòi nhĩ qua Sonotubometry ở một bên tai (N=142)
Nhận xét:
- Rối loạn chức năng vòi nhĩ gặp ở 62/142 số tai, chiếm tỷ lệ 43,7%.
- Không có rối loạn chức năng vòi nhĩ gặp ở 80/142 số tai, chiếm tỷ lệ 56,3%
- Tỷ lệ có RLCVN ít hơn không có RLCNVN ≈ 1 : 1,3. Sự khác biệt
không có ý nghĩa thống kê với p> 0,05.
Kết quả đo chức năng vòi nhĩ đánh giá qua Sonotubometry ở hai tai
Bảng 3.10. Kết quả đo chức năng vòi nhĩ qua Sonotubometry ở hai tai
( N=71)
Chức năng vòi nhĩ Tần số (n) Phần trăm (%)
Một tai 18 25,4
Có rối loạn
Hai tai 22 30,9
Không rối loạn 31 43,7
Tổng số 71 100
Nhận xét:
- Phần lớn các BN (40/71) có RLCNVN chiếm tỷ lệ 56,3%; trong đó tỷ lệ
BN có RLCNVN ở hai tai (22/71: 30,9%) cao hơn ở một tai (18/71: 25,4%).
- Có 31/71 BN không có RLCNVN, chiếm tỷ lệ 43,7%.

3.2. ĐỐI CHIẾU GIÁ TRỊ CỦA NHĨ ĐỒ VÀ SONOTUBOMETRY


TRONG ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG THÔNG KHÍ VÒI NHĨ
47

3.2.1. Đối chiếu dạng nhĩ đồ với kết quả Sonotubometry

Theo kết quả đo nhĩ lượng của 142 tai, 103 tai có nhĩ đồ dạng A, 7 tai có
nhĩ đồ dạng B và 32 tai có nhĩ đồ dạng C.

Đối chiếu nhĩ đồ dạng A với Sonotubometry

Bảng 3.11. Đối chiếu nhĩ đồ dạng A với Sonotubometry theo số tai

(N=103).

Sonotubometry Có RLCN Không RLCN

n % n %
Nhĩ đồ
A 33 32,0 70 68,0

Nhận xét:

- Có 33/103 tai nhĩ đồ dạng A nhưng không có sóng đóng mở vòi nhĩ
trên Sonotubometry, chiếm tỷ lệ 32%. Đa số các trường hợp này (32/33) đều
có màng nhĩ sáng bóng bình thường và chỉ có 1/33 trường hợp màng nhĩ lõm
có dịch trong hòm nhĩ.

- Không có RLCNVN gặp ở 70/103 trường hợp nhĩ đồ dạng A (68%).


Trong đó, phần lớn các trường hợp (68/70) màng nhĩ sáng bóng bình
thường, 1/70 trường hợp màng nhĩ dày đục, 1/70 màng nhĩ xẹp ở màng căng
(góc sau trên).
48

Nhĩ đồ dạng A Sonotubometry có sóng đóng mở vòi


nhĩ
Hình 3.9. Đối chiếu kết quả nhĩ đồ dạng A với Sonotubometry
(Lương Thị T., 28TMã BN: 18013942)

Nhĩ đồ dạng A Sonotubometry không có sóng đóng mở vòi


nhĩ
Hình 3.10. Đối chiếu kết quả nhĩ đồ dạng A với Sonotubometry
(Nguyễn Năng Ph., 72T; Mã BN: 18013611)
Đối chiếu nhĩ đồ dạng B với Sonotubometry
Bảng 3.12. Đối chiếu nhĩ đồ dạng B với Sonotubometry theo số tai (N=7)

Sonotubometry Có RLCN Không RLCN


Nhĩ đồ n % n %
B 7 100 0 0
Nhận xét:
- 100% tai (7/7 nhĩ đồ dạng B không có sóng đóng mở vòi nhĩ trên kết
quả đo Sonotubometry. Trong đó, có 5/7 tai có màng nhĩ lõm, có mức dịch và
1/7 tai có màng nhĩ dày đục, 1/7 tai có màng nhĩ xẹp.
49

Nhĩ đồ dạng B Sonotubometry không có sóng đóng mở vòi


nhĩ
Hình 3.11. Đối chiếu kết quả nhĩ đồ dạng B với Sonotubometry
(Nguyễn Văn M., 34TMã BN: 18010056)
Đối chiếu nhĩ đồ dạng C với Sonotubometry
Bảng 3.13. Đối chiếu nhĩ đồ dạng C với Sonotubometry theo số tai (N=32)

Sonotubometry Có RLCN Không RLCN


Nhĩ đồ n % n %

C 24 75,0 8 25,0
Nhận xét:
- Có 8/32 tai nhĩ đồ dạng C nhưng có sóng đóng mở vòi nhĩ trên
Sonotubometry, chiếm tỷ lệ 25%. Những trường hợp này đều có áp lực tai
giữa từ -101 đến -200 daPa và có màng nhĩ bình thường.

Nhĩ đồ dạng C Sonotubometry có sóng đóng mở vòi nhĩ


Hình 3.12. Đối chiếu kết quả nhĩ đồ dạng C với Sonotubometry
(Vũ Trọng Th., 60T; Mã BN: 17231009)
50

Nhĩ đồ dạng C Sonotubometry không có sóng đóng


mở vòi nhĩ
Hình 3.13. Đối chiếu kết quả nhĩ đồ dạng C với Sonotubometry

(Nguyễn Quang Q., 53T; Mã BN: 18037215)

3.2.2. Đối chiếu kết quả chung đánh giá chức năng vòi nhĩ của nhĩ lượng
với Sonotubometry

100
90
80
70
60
50
40
30
20
10
0
Nhĩ lượng Sonotubometry

Có RLCNVN Column1

Biểu đồ 3.7. Đối chiếu kết quả chung qua nhĩ lượng và Sonotubometry

Nhận xét:

- Tỷ lệ RLCNVN trên Sonotubometry (40/71: 56,3%) cao hơn trên nhĩ


lượng (26/71: 26,7%), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

3.2.3. Đối chiếu kết quả đo nhĩ lượng và Sonotubometry với viêm mũi
xoang mạn tính

Bảng 3.14. Đối chiếu kết quả của nhĩ lượng và Sonotubometry với tính
chất dịch ở viêm mũi xoang mạn tính
51

Dịch ở khe và sàn mũi Dịch mủ Dịch nhày Dịch nhày


đặc đục trong

(n=21) (n=45) (n=5) N


n % n % n %
Chức năng vòi nhĩ
RLCNVN 8 38,1 17 37,8 1 20 26
Nhĩ đồ Không
13 61,9 28 62,2 4 80 45
RLCNVN
RLCNVN 14 66,7 24 53,3 2 40 40
Sonotubometry Không
7 33,3 21 46,7 3 60 31
RLCNVN
Nhận xét:

Tỷ lệ RLCNVN trên nhĩ đồ ở bệnh nhân có dịch mủ đặc cao nhất - là


38,1%, tiếp đến là ở bệnh nhân có dịch nhày đục (37,8%), và thấp nhất là ở
bệnh nhân có dịch nhày trong (20%).

Tỷ lệ RLCNVN trên Sonotubometry ở bệnh nhân có dịch mủ đặc cao


nhất là 66,7%, tiếp đến là ở bệnh nhân có dịch nhày đục (53,3%), và thấp
nhất là ở bệnh nhân có dịch nhày trong (40%).

Bảng 3.15. Đối chiếu kết quả của nhĩ lượng và Sonotubometry với viêm
mũi xoang mạn tính có polyp và viêm mũi xoang mạn tính không có polyp

Viêm mũi xoang mạn tính Không có Có polyp Tổng số

polyp (n=44) (n=27) (n=71)

n % n % n %
Chức năng vòi nhĩ
52

Có rối loạn 16 36,4 10 37,0 26 36,6


Nhĩ đồ
Không rối loạn 28 63,6 17 63,0 45 63,4
Có rối loạn 27 61,4 13 48,1 40 56,3
Sonotubometry
Không rối loạn 17 38,6 14 51,9 31 43,7

Nhận xét:

- Tỷ lệ RLCNVN trên nhĩ đồ ở bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính có
polyp mũi (10/27: 37,0%) và Tỷ lệ RLCNVN trên nhĩ đồ ở bệnh nhân viêm mũi
xoang mạn tính không có polyp mũi (16/44: 36,4%) sự khác biệt không có ý
nghĩa thống kê (p>0,05).

- Tỷ lệ RLCNVN trên sonotubometry ở bệnh nhân viêm mũi xoang mạn


tính có polyp mũi (13/27: 48,1%) thấp hơn tỷ lệ RLCNVN trên sonotubometry
ở bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính không có polyp mũi (27/44: 61,4%), tuy
nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

3.2.4. Đối chiếu kết quả đo nhĩ lượng và Sonotubometry với mức độ quá
phát của polyp ở bệnh nhân viêm mũ xoang mạn tính có polyp

Bảng 3.16. Đối chiếu kết quả của nhĩ lượng và Sonotubometry với mức độ
quá phát của polyp (N=27)

Độ quá phát polyp Độ 1 Độ 2 Độ 3 Độ 4 Tổng


p
( n=0) (n=13) (n=13) (n=1) n= 27

Chức năng vòi nhĩ n % n % n % n % n %

Nhĩ đồ Có rối loạn 0 4 30,8 5 38,5 1 100 10 37,0 <0,05


53

Không rối loạn 0 9 69,2 8 61,5 0 0 17 63,0


Sonotub Có rối loạn 0 5 38,5 7 53,8 1 100 13 48.1
<0,05
ometry Không rối loạn 0 8 61,5 6 46,2 0 0 14 51,9

Nhận xét:

- Tỷ lệ RLCNVN trên nhĩ lượng có xu hướng tăng dần theo mức độ quá
phát của polyp mũi (độ 2: 30,8%; độ 3: 38,5%; độ 4: (100%). Sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p<0,05).

- Tỷ lệ RLCNVN trên Sonotubometry có xu hướng tăng dần theo mức


độ quá phát polyp mũi (độ 2: 38,5%; độ 3: 53,8%; độ 4: 100%). Sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

CHƯƠNG 4
BÀN LUẬN

4.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, NỘI SOI, KẾT QUẢ ĐO NHĨ LƯỢNG
VÀ SONOTUBOMETRY
4.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới:
4.1.1.1. Tuỏi
Bệnh nhân trong nghiên cứu được chia làm 4 nhóm tuổi, tuổi thấp nhất
là 16 và cao nhất là 77 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở nhóm tuổi 31-45 25/71
(35,2%). Điều này phù hợp với nghiên cứu của Võ Thanh Quang [64] và
nghiên cứu của Đàm Thị Lan [65], lứa tuổi bị bệnh cao nhất là 35-44 tuổi.
54

Nhóm tuổi > 60 có tỷ lệ thấp nhất 8/71(11,3%). Bệnh nhân trong độ tuổi lao
động và học tập 16-60 tuổi là chủ yếu chiếm 63/71(88,7%) Điều này phù hợp
với nghiên cứu của Võ Thanh Quang, Nghiêm Thị Thu Hà, Phạm Kiên Hữu
[64],[66],[67] và cũng tương đương với nghiên cứu của Fokkens năm 2007 tại
Mỹ 85% [68].
Tuổi mắc bệnh trung bình là 39,3±16,7. Kết quả này thấp hơn so với
nghiên cứu của Ling và Kountakis 49,4 tuổi [69].
4.1.1.2. Giới.
Trong số 71 bệnh nhân nghiên cứu thì nữ chiếm 31/71 (43,7%), nam
chiếm 40/71 (56,3%), tỷ lệ nam: nữ là 1,3:1. Điều này cho thấy không khác
biệt về giới trên bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính với p>0,05. Trong phần
lớn các nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước cũng như y văn trên
thế giới đều không nêu lên sự khác nhau về giới. Kết quả này phù hợp với
nghiên cứu của Ling và Kountakis, Đàm Thị Lan, Nguyễn Trọng Tuấn [65],
[69], [70].
4.1.2. Đặc điểm các triệu chứng cơ năng
Chảy mũi, ngạt mũi, đau sọ mặt và rối loạn ngửi là bốn triệu chứng chính
của viêm mũi xoang mạn tính. Trong đó triệu chứng chảy mũi và ngạt tắc mũi
là thường gặp nhất. Đây cũng là hai lý do chính khiến BN đến khám bệnh.
Chảy mũi là triệu chứng rất đặc trưng và gây nhiều khó chịu cho bệnh
nhân VMXMT. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy triệu chứng chảy mũi gặp
nhiều nhất có 71/71 bệnh nhân chiếm 100%. Kết quả này phù hợp với nghiên
cứu của Đàm Thị Lan (90%) [65] Kaliner 93% [71] và Ling và Kountakis
85% [69].
Ngạt, tắc mũi là triệu chứng chủ yếu khiến người bệnh phải đến bệnh
viện. Ngạt, tắc mũi không chỉ gây khó chịu mà còn làm ảnh hưởng đến chất
lượng cuộc sống cũng như làm giảm hiệu quả lao động của BN. Ngoài ra việc
55

giảm thông khí mũi cũng làm tăng tiết dịch nhầy, niêm mạc sớm bị thoái hóa,
quá phát. Việc tắc nghẽn này càng kéo dài càng khó hồi phục, làm suy giảm
khả năng tự làm sạch của mũi, càng làm tăng các triệu chứng khác như chảy
mũi, giảm mất ngửi, ù tai… Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ bệnh nhân
ngạt tắc mũi thấp hơn chảy mũi nhưng tương đối cao 67/71(94,4%), đây là
triệu chứng gây nhiều khó chịu cho bệnh nhân. Kết quả này tương tự với
nghiên cứu của Kennedy và Suh 81% - 95% [72], Nguyễn Trọng Tuấn [70].
Triệu chứng đau nhức vùng xoang có ở 42(59,2%) bệnh nhân. Kết quả
của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của một số tác giả như: Võ Thanh
Quang (52,38%) [64], Ralph (44%) [73]. Đau nhức các vùng xoang có thể là
do sự cản trở, bít tắc đường dẫn lưu xoang, làm ứ đọng dịch tiết trong xoang,
gây tăng áp lực trong xoang.
Rối loạn ngửi trong viêm mũi xoang mạn là do tình trạng phù nề niêm
mạc trong mũi gây nên ngạt tắc mũi, do đó làm giảm sự lưu thông không khí
lên khe khứu, mặt khác quá trình viêm mũi xoang kéo dài gây tổn thương tế
bào thần kinh khứu giác ở khe khứu gây nên rối loạn ngửi. Tùy thuộc vào
mức độ tổn thương của niêm mạc và mức độ ngạt tắc mũi mà bệnh nhân có
thể gặp giảm ngửi hay mất ngửi.
Rối loạn ngửi là triệu chứng cơ năng khó đánh giá, phụ thuộc nhiều vào
chủ quan người bệnh. Trong nghiên cứu của chúng tôi, triệu chứng rối loạn
ngửi chiếm tỷ lệ thấp nhất 14/71 (19,7%), Hầu hết những BN này đều có tình
trạng VMX nặng, polyp mũi độ III hoặc độ IV. Kết qủa này tương đương
nghiên cứu của Kaliner (22%) [71].
Các triệu chứng cơ năng ở tai trên bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính
không gặp thường xuyên, xảy ra do viêm nhiễm ở mũi xoang gây viêm, phù
nề vòi nhĩ dẫn đến mất cân bằng áp lực tai giữa. Trong nghiên cứu của chúng
56

tôi, triệu chứng ù tai gặp ở 29/71 bệnh nhân chiếm 40,9%, kết quả này tương
tự với nghiên cứu của Neville W. Teo (42%) [74].
4.1.3. Hình ảnh nội soi
4.1.3.1. Tình trạng khe mũi trên nội soi.
Khe giữa là vị trí dễ quan sát nhất trên nội soi để đánh giá tình trạng
viêm mũi xoang của bệnh nhân. Trong nghiên cứu này chúng tôi thấy mủ
nhầy đục ở khe giữa có tỷ lệ cao nhất 45/71 (63,4%) (với p <0,001). Mủ lẫn
nhầy màu trắng đục chảy thành dòng ra từ lỗ thông xoang hàm, có nhiều
trường hợp mủ nhiều chảy đầy hết toàn bộ khe giữa tràn ra toàn bộ hốc mũi,
chảy ra cửa mũi trước lẫn cửa mũi sau. Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi
có 21/71 (29,6%) bệnh nhân có mủ đặc ở khe giữa và tình trạng mủ ở hai bên
mũi là như nhau. Dịch nhầy trong ở khe giữa là 5/71(7%). Kết quả này cũng
tương đồng với kết quả nghiên cứu của Đàm Thị Lan [65]. Mức độ dịch mũi
trong mũi luôn đi kèm với các triệu chứng khác như ngạt tắc mũi, đau nhức sọ
mặt, giảm ngửi giúp các nhà lâm sàng định hướng cho điều trị.
4.1.3.2. Tình trạng niêm mạc mũi trên nội soi.
Phần lớn các bệnh nhân trong nghiên cứu đến khám trong tình trạng
niêm mạc mũi phù nề xung huyết và ứ đọng mủ 61/71 (85,9%), có tỷ lệ cao
hơn so với các nhóm còn lại (với p<0,001) kết quả này cũng phù hợp với
nghên cứu của Đàm Thị Lan [65]. Trên nội soi niêm mạc mũi nề mọng xung
huyết, nề mọng và kém hồng che kín một phần hoặc toàn bộ hốc mũi. Trên bề
mặt niêm mạc có nhiều dịch mủ nhầy đục, dịch nhầy mủ bao phủ. Ngoài ra
còn thấy một số bệnh nhân có niêm mạc nhợt màu 6/71(8,5%) và thoái hóa
4/71 (5,6%). Toàn bộ niêm mạc mũi nhợt màu nhưng rõ nhất là cuốn dưới,
đây cũng là nơi có niêm mạc sần xù, thoái hóa, mất khả năng co hồi gặp ở
bệnh nhân có ngạt tắc mũi kéo dài và dùng quá nhiều thuốc co mạch tại chỗ.
57

Ngoài ra vị trí thường hay gặp niêm mạc thoái hóa là khe giữa, do tình trạng
khe giữa viêm phù nề quá lâu gây nên.
Polyp mũi trong viêm mũi xoang mạn tính là tình trạng thoái hóa niêm
mạc mũi xoang do viêm nhiễm kéo dài, phản ánh một phần mức độ viêm mũi
xoang và thời gian mắc bệnh. Trong nghiên cứu của chúng tôi gặp 27/71 bệnh
nhân có polyp mũi chiếm 38%.
Trong nghiên cứu của chúng tôi kích thước chung của khối polyp dựa
theo bảng chia độ của trường đại học tổng hợp Munich, gồm có 4 mức độ từ
độ I đến độ IV [47].
Chủ yếu gặp polyp độ II, III 26/27 bệnh nhân chiếm 96,3% tức là polyp
phát hiện ở ngách giữa nhưng chưa vượt qua bờ tự do của cuốn giữa hoặc đã
vượt quá cuốn giữa phát triển đến lưng cuốn dưới. Bệnh nhân có polyp độ IV
1 bệnh nhân chiếm 3,7%. Polyp độ I không gặp bệnh nhân nào. Kết quả này
cũng phù hợp với nghiên cứu của tác giả Võ Thanh Quang polyp độ III
63,3%, độ II 29,8%, độ IV 6,4% [64].

Điều này chứng tỏ bệnh nhân thường đến khám và điều trị muộn, khi
bệnh đã tương đối nặng, khối polyp phát triển gây ngạt mũi, rối loạn ngửi,
kèm theo các triệu chứng khác của viêm mũi xoang như: chảy mũi, ngạt mũi,
đau nhức các vùng xoang, ù tai… làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc
sống. Tình trạng này có thể do người bệnh chủ quan không đi khám kiểm tra
sức khỏe sớm.

Trong nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu gặp polyp mũi ở cả 2 bên chiếm
74,1%, còn polyp mũi ở một bên chỉ gặp 25,9%. Kết quả này phù hợp với
nghiên cứu của Nguyễn Trọng Tuấn [70].

4.1.3.3. Hình ảnh cuốn giữa, mỏm móc, bóng sàng

* Cuốn giữa: Các bất thường của cuốn giữa đều có thể gây nên sự cản
58

trở dẫn lưu của phức hợp lỗ ngách và dẫn đến viêm mũi xoang.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, khi thăm khám nội soi mũi xoang, tình
trạng hay gặp nhất là niêm mạc cuốn giữa nề mọng 33/71 chiếm 46,5%, polyp
cuốn giữa chiếm 26,8%. Còn hình ảnh cuốn giữa bình thường chỉ gặp 7/71
trường hợp chiếm 9,9%.

Đa số các trường hợp niêm mạc cuốn giữa phù nề chèn ép làm hẹp 1
phần hay hoàn toàn khe giữa và phức hợp lỗ ngách. Theo nghiên cứu của
Stammberger, chỉ cần hai lớp niêm mạc của phức hợp lỗ ngách hay lỗ thông
xoang phù nề áp sát nhau là đã có thể gây ra hiện tượng rối loạn cục bộ quá
trình thanh thải lông - nhầy gây nên rối loạn dẫn lưu [75].

Hai loại dị hình hay gặp là cuốn giữa quá phát (14,0%) và đảo chiều
cuốn giữa (2,8%). Các loại dị hình này đều được coi là những nguyên nhân
gây bít tắc phức hợp lỗ ngách dẫn đến tình trạng viêm mũi xoang mạn tính.
Kết quả này phù hợp với các tác giả Võ Thanh Quang, Nguyễn Trọng Tuấn,
Campos [47],[64],[70].

*Mỏm móc: Là một mảnh xương nhỏ, hình lưỡi liềm gồm phần đứng và
phần ngang. Mỏm móc là cửa sổ của lỗ thông mũi xoang.

Kết quả của chúng tôi cho thấy hình ảnh bệnh lý hay gặp là niêm mạc
mỏm móc nề mọng, chiếm 64,8%. Tiếp đến là hình ảnh mỏm móc quá phát
14,0%, polyp mỏm móc chiếm 5,6%. Trong khi đó mỏm móc bình thường chỉ
gặp 9,9%. Điều này cũng tương đối phù hợp với nghiên cứu của Võ Thanh
Quang, Phạm Kiên Hữu [64],[67],[70].

*Bóng sàng: Là một tế bào sàng trước lớn nhất và luôn tồn tại. Tình
trạng bóng sàng quá phát, quá lồi vào khe giữa có thể gây ảnh hưởng đến dẫn
lưu của vùng phức hợp lỗ ngách [76].
59

Theo kết quả nghiên cứu thì hầu hết các BN đều có biểu hiện bệnh lý của
niêm mạc bóng sàng: Tình trạng viêm dày NM bóng sàng chiếm 59,2%, tuy
nhiên NM bóng sàng viêm dày ảnh hưởng không nhiều đến sự dẫn lưu
của các xoang và vùng phức hợp lỗ ngách [76].

Tình trạng NM bóng sàng thoái hóa thành polyp chiếm 5,6%. Còn hình
ảnh bóng sàng bình thường chiếm 18,3%.

4.1.3.4. Nội soi tai

Đa số các trường hợp (112/142) có màng tai bóng sáng bình thường,
chiếm tỷ lệ 78,9%. Ít gặp hơn là màng nhĩ có mức dịch 23/142 (16,2%), co lõm
21/142 (14,8%), dày đục 2/142 (2,8%), xẹp 2/142 (2,8%). Điều này được giải
thích là ở bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính do tình trạng viêm nhiễm mũi
xoang kéo dài, tái đi tái lại làm viêm nhiễm lan đến vòi nhĩ gây viêm, tắc vòi
nhĩ làm giảm thông khí trong hòm tai và áp lực trong hòm tai có xu hướng hình
thành áp lực âm, làm cho màng nhĩ trở lên co lõm hoặc dày đục, mất bóng,
phản xạ ánh sáng kém hoặc mất. Tình trạng áp lực âm kéo dài trong hòm nhĩ
lâu dài dẫn đến ứ dịch trong hòm nhĩ, màng nhĩ có bóng hơi, mức dịch [57].
4.1.4. Kết quả đo nhĩ lượng
Dạng nhĩ đồ
Nhĩ đồ dạng A, là nhĩ đồ có đỉnh nhọn ở mức áp lực tai giữa từ -100 đến
+50 daPa có 103/142 tai, chiếm tỷ lệ cao nhất (72,5%). Đây là dạng nhĩ đồ
bình thường, thể hiện không có rối loạn chức năng tai giữa. Tỷ lệ nhĩ đồ dạng
B và C gặp với tỷ lệ ít hơn, tương ứng là 5,0% (7/142 tai) và 22,5% (32/142
tai). Kết quả này tương đồng với kết quả của Osama G (dạng A: 78,5%; dạng
B và: C: 21,5%) [54]. Tuy nhiên, kết quả này không tương đồng với kết quả
trong nghiên cứu của Toros SZ (dạng A: 41,6%; dạng B: 25,8%; dạng C:
32,6%) và ML Sassen (dạng A: 10,4%; dạng B: 67,7%; dạng C: 21,9%) [52].
60

Sự khác biệt này có thể do độ tuổi, đối tượng nghiên cứu, đặc điểm của các
khu vực nghiên cứu khác nhau.
Kết quả đo áp lực của tai giữa
Trong nghiên cứu của chúng tôi, áp lực tai giữa trung bình là -66,6 daPa,
lớn nhất là +39 daPa, nhỏ nhất là -400 daPa. Kết quả này thấp hơn kết quả
nghiên cứu của Osama G. (-22 daPa), cao hơn nghiên cứu của Alhady AR (-
85 daPa) [51], [54].
Phần lớn các trường hợp có áp lực tai giữa bình thường, từ - 100 đến +50
daPa, chiếm tỷ lệ 72,5% (103/142 tai). Áp lực tai giữa âm tính gặp ở 39/142
tai, chiếm tỷ lệ 27,5% với trung bình là -174,3 daPa. Kết quả này tương đồng
với kết quả của Teemu Harju [58].
Không có trường hợp nào có áp lực tai giữa dương tính. Kết quả này
tương đồng với kết quả của Osama G [54]. Áp lực tai giữa trên +50 daPa
được gọi là dương tính, thường trong trường hợp viêm tai giữa cấp với màng
nhĩ phồng hoặc có nhiễm trùng kị khí [8]. Điều này hoàn toàn hợp lý vì đối
tượng nghiên cứu của chúng tôi không có trường hợp nào bệnh nhân bị viêm
tai giữa cấp, chủ yếu là viêm mũi xoang mạn tính, có hoặc không có viêm tai
giữa ứ dịch.
Kết quả nhĩ đồ đánh giá ở một bên tai
Theo Jerger, nhĩ đồ dạng A thường gặp trong trường hợp tai bình
thường, dạng B hay gặp trong viêm tai ứ dịch hoặc viêm tai dính; còn
dạng C thường gặp trong các trường hợp có áp lực âm trong tai giữa.
Từ đó, tác giá cho rằng nhĩ đồ dạng A có CNVN bình thường, dạng B
và C thường gợi ý có RLCNVN, gây ra áp lực âm hoặc ứ dịch trong tai
giữa [22]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, không có rối loạn chức
năng vòi nhĩ (dạng A) có 103/142 tai (72,5%), có rối loạn chức năng
vòi nhĩ (dạng B hoặc C) gặp ở 39/142 tai (21,5%). Kết quả này tương
61

đồng với kết quả trong nghiên cứu của Osama G (Không có RLCNVN:
78,4%; có RLCNVN: 21,6%) [54]. Như vậy, đo nhĩ lượng đưa ra các
thông số về hình dạng nhĩ đồ, tình trạng áp lực của tai giữa; từ đó giúp
gợi ý tình trạng chức năng thông khí của vòi nhĩ.
Kết quả nhĩ đồ đánh giá ở hai tai
Phần lớn các bệnh nhân (45/71) không có RLCNVN, chiếm tỷ lệ 63,4%.
RLCNVN gặp ở 26/71 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ 36,6%. Kết quả này cũng tương
đương với nghiên cứu của Lâm Hoàng Phương [62]. Trong đó tỷ lệ BN có rối
loạn ở hai tai tương đương ở một tai (13/71: 18,3%). Như vậy, ở nghiên cứu
của chúng tôi, viêm mũi xoang mạn tính gây hậu quả giảm chức năng vòi nhĩ ở
hai tai là như nhau.
4.1.5. Kết quả đo Sonotubometry
4.1.5.1. Số lần đóng mở của vòi nhĩ

Số lần đóng mở vòi nhĩ trung bình là 2 lần (SD = 2). Có 56,3% tai có
sóng đóng mở vòi nhĩ bình thường. Kết quả này thấp hơn so với kết quả
nghiên cứu của Okubo (n=178 tai; 65%), Jonathal (n=100 tai; 80%) [9],[43]..

4.1.5.2. Biên độ của sóng đóng mở vòi nhĩ

80/142 trường hợp có sóng đóng mở vòi nhĩ điển hình được dùng để
đánh giá biên độ và thời gian của sóng đóng mở vòi nhĩ. Biên độ của sóng
đóng mở của vòi nhĩ trung bình là 18,4 ± 9,3 dB; lớn nhất là 35 dB, nhỏ nhất
là 5 dB. Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Ercole F. (18,64
dB) và cao hơn kết quả nghiên cứu của Vilma B. (13.90 ± 6,74 dB, lớn nhất
38,93 dB; nhỏ nhất 5,01 dB) [55],[77].

4.1.5.3. Thời gian đóng mở của vòi nhĩ (N=80)

Thời gian đóng mở vòi nhĩ trung bình là 435,4±204,9 ms, lớn nhất là 897
ms, ít nhất là 152ms. Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của
62

Ercole F. (468ms) và cao hơn kết quả nghiên cứu của Vilma B. (n=210 tai;
284±100 ms, cao nhất 620ms, thấp nhất là 80ms) [65],[77].

4.1.5.4. Kết quả đánh giá chức năng vòi nhĩ qua Sonotubometry

Kết quả đánh giá chức năng vòi nhĩ qua Sonotubometry ở một bên tai

Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân được hướng dẫn nuốt 5 lần
dựa theo nghiên cứu của Jonalthan. Theo Elner, ngay cả ở những người bình
thường, vòi nhĩ có thể không mở khi nuốt hoặc ngáp ở mọi trường hợp [78].
Vì vậy, không nhất thiết bệnh nhân cần phải có đủ 5 lần có sóng đóng mở vòi
nhĩ điển hình tương ứng với 5 lần nuốt để kết luận chức năng của vòi nhĩ bình
thường. Tương tự như vậy, vòi nhĩ có thể thỉnh thoảng mở ra sau khi nuốt
hoặc ngáp theo Jonalthan nhưng không đủ thường xuyên để được gọi là "bình
thường". Vì vậy, chỉ cần hai hoặc hơn hai lần có sóng có thể khẳng định là
chức năng vòi nhĩ là bình thường [7]. Trong nghiên cứu này, không có
RLCNVN được chẩn đoán khi có sóng hình dạng sin, 1 đỉnh điển hình, có
biên độ, thời gian mở vòi nhĩ bình thường, và số lượng sóng ≥ 2/5 lần nuốt.
Khi không có sóng đóng mở vòi nhĩ, hoặc sóng đóng mở vòi nhĩ với biên độ
< 5 dB và/hoặc thời gian mở vòi nhĩ < 200 ms hoặc > 900 ms; hoặc sóng điển
hình với số lượng < 2/5 lần nuốt được coi là có RLCNVN [7].

Rối loạn chức năng vòi nhĩ gặp ở 62/142 số tai, chiếm tỷ lệ 43,7%. Tỷ lệ
có RLCVN và không có RLCNVN gần ngang nhau ≈ 1,3 : 1. Kết quả này
thấp hơn kết quả nghiên cứu của Jonathan (RLCNVN: 90/126 tai, chiếm
71%) [7]. Điều này có thể giải thích do cỡ mẫu, đặc điểm bệnh lý của mỗi địa
điểm nghiên cứu khác nhau, không có ý nghĩa đại diện cho cộng đồng. Tuy
nhiên, nhiều nghiên cứu đã chứng minh kết quả đo Sonotubometry là đáng tin
cậy. Phương pháp đo dựa trên sự truyền âm thanh qua vòi nhĩ khi nuốt. Trong
đó, tạp âm sinh lý gây ra do nuốt có thể lên đến 5 kHz, được máy phân tích và
63

tách biệt rõ ràng với nguồn âm thanh từ mũi phát ra. Đồng thời, phương pháp
Sonotubometry sử dụng tiếng ồn trắng có tần số 7 kHz (6 - 8 kHz) được ghi
nhận có sự truyền âm qua vòi nhĩ tốt nhất, cho các kết quả đáng tin cậy về
chức năng của vòi nhĩ, không bị lẫn với các tạp âm do nuốt [37]. Đồng thời,
Sonotubometry là phương pháp dễ làm, không gây cảm giác khó chịu trong
tai khi thực hiện [7]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, 100% bệnh nhân đều
hợp tác, dễ dàng thực hiện phép đo này, không phải làm lại nhiều lần.

Kết quả đo chức năng vòi nhĩ đánh giá qua Sonotubometry ở hai tai

Phần lớn các BN (40/71) có RLCNVN chiếm tỷ lệ 56,3%; trong đó tỷ lệ


BN có RLCNVN ở hai tai (22/71: 30,9%) cao hơn ở một tai (18/71: 25,4%).
Có 31/71 bệnh nhân không có RLCNVN, chiếm tỷ lệ 43,7%. Như vậy, theo
phương pháp Sonotubometry, viêm mũi xoang mạn tính có thể gây ra rối loạn
cơ chế đóng mở vòi nhĩ và mức độ ảnh hưởng đến hai tai là khác nhau.

4.2. ĐỐI CHIẾU GIÁ TRỊ CỦA NHĨ ĐỒ VÀ SONOTUBOMETRY


TRONG ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG THÔNG KHÍ VÒI NHĨ
4.2.1. Đối chiếu dạng nhĩ đồ với Sonotubometry
4.2.1.1. Đối chiếu nhĩ đồ dạng A với Sonotubometry
Nhĩ đồ thể hiện sự thay đổi áp lực của tai giữa, sự chuyển động của
màng nhĩ, độ thông thuận của màng nhĩ, hệ thống xương con khi áp lực ống
tai ngoài thay đổi. Nhĩ đồ dạng A thường có hình tháp chuông, có đỉnh nhọn,
cân đối, áp lực tai giữa từ + 50 đến -100 daPa, độ thông thuận bình thường.
Đây là dạng nhĩ đồ thường gặp ở tai bình thường, không có rối loạn chức
năng vòi nhĩ [22].
64

Trong nghiên cứu của chúng tôi, trong 103 tai có nhĩ đồ dạng A có 33 tai
có RLCNVN (không có sóng đóng mở vòi nhĩ) trên Sonotubometry, chiếm tỷ
lệ 32,0%. Đa số các trường hợp này đều có màng nhĩ sáng bóng bình thường,
hòm nhĩ không có dịch. Điều này có thể giải thích rối loạn chức năng vòi là
yếu tố quan trọng nhất trong sự rối loạn thông khí trong hòm nhĩ, dẫn tới
nguyên nhân bệnh sinh của các bệnh lý tai khác. Vòi nhĩ mở ra dưới tác dụng
co cơ của cơ nâng màn hầu khi nuốt, ngáp...Khi vòi nhĩ mở ra một lượng nhỏ
không khí sẽ đi vào và đi ra khỏi hòm nhĩ tạo một sự cân bằng áp suất cho tai
giữa và mũi họng, làm duy trì áp lực áp giữa bình thường. Khi có rối loạn
chức năng vòi nhĩ, vòi nhĩ không mở làm quá trình trao đổi khí này bị rối loạn
sẽ dẫn tới biến đổi thành phần khí oxy và cacbonic trong tai giữa [8]. Thành
phần khí trong tai giữa bị biến đổi dẫn đến giảm áp lực trong tai giữa, là khởi
đầu cho hàng loạt những biến đổi tiếp theo trong tai giữa, lúc này mới có những
thay đổi trên nhĩ lượng [5]. Như vậy, phương pháp Sonotubometry có thể giúp
chẩn đoán sớm các rối loạn chức năng vòi nhĩ khi chưa có những biến đổi trên
nhĩ lượng và trên lâm sàng.
Ngoài ra, hiện tượng “âm tính giả” có thể xảy ra làm sai lệch kết quả
[42]. Bình thường vòi nhĩ chỉ mở trong khoảng thời gian rất ngắn (0,02s),
khoảng 1000 lần trong một ngày. Theo Elner, ngay cả ở những người bình
thường, vòi nhĩ có thể không mở khi nuốt hoặc ngáp ở mọi trường hợp [78].
Theo Jonalthan chỉ cần hai hoặc hơn hai lần có sóng đóng mở vòi nhĩ khi nuốt
năm lần có thể khẳng định là chức năng vòi nhĩ là bình thường [7]. Hiện
tượng “âm tính giả” thường gặp trong trường hợp bệnh nhân không hợp tác
nuốt, nuốt không đúng, nói trong khi nuốt… dẫn đến không có sóng đóng mở
của vòi nhĩ [43]. Để hạn chế hiện tượng này, trong nghiên cứu của chúng tôi,
bệnh nhân được giải thích, hướng dẫn để nuốt đúng. Trong khi bệnh nhân
nuốt, đánh giá xem bệnh nhân có thực hiện đúng bằng cách quan sát động tác
nuốt, sự co của các cơ vùng cổ và quan sát đối chiếu với phần sóng tạp âm
65

trên đồ thị.. Trong nghiên cứu này, 100% bệnh nhân đều hợp tác, dễ dàng
thực hiện phép đo này, không phải làm lần 2.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 1 trường hợp có xẹp nhĩ ở màng
căng (góc sau trên) và 1 trường hợp màng nhĩ dày đục, nhưng kết quả đo nhĩ
lượng và Sonotubometry đều bình thường (nhĩ đồ dạng A, có sóng đóng mở
vòi nhĩ bình thường). Điều này có thể giải thích liên quan đến sự thông khí
khác nhau giữa các cấu trúc của tai giữa (thượng nhĩ thông khí kém hơn trung
nhĩ và hạ nhĩ), sự suy yếu của màng nhĩ. Do đó, những thay đổi rất nhỏ trong
sự thông khí của vòi nhĩ (vòi nhĩ bị bán tắc) cũng có thể ảnh hưởng đến các
cấu trúc tai giữa đặc biệt là những vùng suy yếu của màng nhĩ như màng
trùng. Như vậy, không có tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán rối loạn chức năng
vòi nhĩ mà cần phải kết hợp chặt chẽ giữa lâm sàng, nhĩ lượng và các phương
pháp đánh giá đóng mở của vòi nhĩ như Sonotubometry.
4.2.1.2. Đối chiếu nhĩ đồ dạng B với Sonotubometry
Nhĩ đồ dạng B là nhĩ đồ có dạng đường thẳng, áp lực tai giữa gần như
không thay đổi khi thay đổi áp lực của ống tai ngoài. Dạng nhĩ đồ này đặc
trưng cho viêm tai giữa ứ dịch hoặc viêm tai dính, gợi ý có tình trạng rối loạn
chức năng vòi nhĩ [22].
Trong nghiên cứu của chúng tôi, 100% các trường hợp (7/7) nhĩ đồ dạng B
không có hình ảnh sóng đóng mở vòi nhĩ bình thường trên kết quả đo
Sonotubometry; trong đó có 5/7 tai có màng nhĩ lõm, có mức dịch, 1/7 tai có
màng nhĩ dày đục và 1/7 tai có màng nhĩ xẹp. Điều này hoàn toàn hợp lý với cơ
chế bệnh sinh của viêm tai giữa ứ dịch. Theo Bluestone, rối loạn chức năng vòi
là yếu tố quan trọng nhất trong nguyên nhân bệnh sinh của viêm tai giữa ứ dịch
và các bệnh lý tai khác. Hậu quả gây ra dị sản niêm mạc tai giữa từ đó dẫn đến
tăng tiết dịch trong tai giữa. Dị sản niêm mạc cũng làm biến đổi hoạt động của
các tế bào lông chuyển, làm liệt hệ thống lông chuyển dẫn đến thay đổi độ nhớt
của dịch hòm tai. Mặt khác giảm áp lực trong hòm nhĩ là yếu tố cản trở sự dẫn
66

lưu dịch từ hòm nhĩ vào họng đồng thời hút dịch chứa vi khuẩn từ mũi họng vào
tai giữa. Vòi nhĩ viêm phù nề và bị bít tắc khiến cho quá trình dẫn lưu dịch bị
ngừng trệ, dịch ứ lại trong hòm nhĩ ngày càng nhiều. Đây chính là nguồn gốc
của viêm tai ứ dịch, hậu quả do rối loạn chức năng vòi nhĩ [8]. Như vậy, có sự
tương xứng giữa lâm sàng, kết quả đo Sonotubometry và nhĩ đồ dạng B.
4.2.1.3. Đối chiếu nhĩ đồ dạng C với Sonotubometry
- Có 8/32 tai nhĩ đồ dạng C nhưng có sóng đóng mở vòi nhĩ trên
Sonotubometry, chiếm tỷ lệ 25%. Những trường hợp này đều có áp lực tai
giữa từ -101 đến -200 daPa và có màng nhĩ bình thường.
Nhĩ đồ dạng C là nhĩ đồ có đỉnh nhọn, có áp lực đỉnh tai giữa lệch về
âm, độ thông thuận và thể tích ống tai ngoài bình thường. Dạng nhĩ đồ này
thường gợi ý có rối loạn chức năng vòi nhĩ hoặc có bệnh lý tai giữa [22].
Trong nghiên cứu của chúng tôi, trong 32 tai nhĩ đồ dạng C có 8 tai
(25%) không có RLCNVN, có hình ảnh sóng đóng mở vòi nhĩ bình thường
trên kết quả đo Sonotubometry. Điều này được giải thích do cơ chế hình
thành áp lực âm trong hòm nhĩ. Áp lực của tai giữa phụ thuộc vào nhiều yếu
tố như chức năng vòi nhĩ, tình trạng niêm mạc tai giữa, loại xương chũm, sự
thông khí giữa các thành phần trong tai giữa. Bình thường, trong tai giữa luôn
có sự cân bằng giữa lượng khí bị mất đi do sự trao đổi khí và lượng khí được
bù lại do hoạt động của vòi nhĩ. Sự hình thành áp suất âm ở tai giữa là do sự
mất cân bằng của quá trình này, dẫn đến khí được trao đổi từ tai giữa vào các
mạch máu ở niêm mạc không được bù đắp đủ bởi sự thông khí của vòi nhĩ.
Có hai nguyên nhân chính là rối loạn chức năng của vòi nhĩ và rối loạn chức
năng của niêm mạc tai giữa dẫn đến sự trao đổi khí quá mức [51]. Như vậy,
ngoài nguyên nhân RLCNVN dẫn đến hình thành áp lực âm trong tai giữa,
cần khai thác thêm tiền sử viêm tai giữa, các yếu tố liên quan đến dị ứng …để
67

tìm các nguyên nhân khác gây ra rối loạn chức năng niêm mạc tai giữa ở các
bệnh nhân này trong các nghiên cứu tiếp theo.
4.2.2. Đối chiếu kết quả chung đánh giá chức năng vòi nhĩ qua nhĩ lượng
và Sonotubometry
Tỷ lệ RLCNVN trên kết quả đo Sonotubometry (56,3%) cao hơn trên nhĩ
lượng (26,7%), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Với phương pháp đo nhĩ lượng, chỉ có thể khảo sát áp lực tai giữa
vào một thời điểm nhất định. Tuy nhiên, theo giáo sư tiến sĩ Robert W.
Sweetow thì sự vắng mặt của một áp suất âm trong kết quả nhĩ lượng đồ
không có nghĩa là chức năng thông khí vòi nhĩ bình thường [79]. Điều
này được giải thích có thể là do chức năng thông khí vòi nhĩ mới bị rối
loạn chưa làm áp lực hòm nhĩ thay đổi nhiều. Còn phương pháp đo
Sonotubometry dựa trên sự truyền tải âm thanh qua vòi nhĩ. Khi nuốt, vòi
nhĩ mở chủ động nên âm thanh từ khoang mũi họng có thể truyền qua vòi nhĩ,
đến tai giữa và thu được ở ống tai ngoài. Phương pháp này giúp đánh giá
đóng mở của vòi nhĩ chủ động khi nuốt. Nếu khi bênh nhân làm động tác
nuốt mà không có sóng âm thanh thu ở ống tai ngoài mặc dù nguồn phát âm
thanh phát cường độ tối đa (> 105 dB) hoặc thu được sóng âm ở ống tai ngoài
nhưng sóng không còn hình dạng sin điển hình 1 đỉnh, biểu hiện ở các dạng
sóng như sóng nhiều đỉnh, sóng giảm dần hoặc không có sóng với nguồn phát
âm có cường độ thấp (< 105 dB), thì chứng tỏ chức năng thông khí vòi nhĩ
đã bị rối loạn.

Như vậy, phương pháp Sonotubometry là phương pháp đo có giá trị hơn
đo nhĩ lượng trong đánh giá chức năng thông khí của vòi nhĩ. Đây là phương
pháp không xâm lấn, phù hợp với sinh lý của vòi nhĩ, không sử dụng các áp
lực bên ngoài, thực hiện được cả với màng nhĩ thủng và không thủng [53].
Như vậy, Sonobometry có nhiều ưu điểm hơn các phương pháp khác.
68

4.2.3. Đối chiếu kết quả nhĩ lượng và sonotubometry với viêm mũi xoang
mạn tính

4.2.3.1. Đối chiếu kết quả của nhĩ lượng và Sonotubometry với tính chất
dịch ở viêm mũi xoang mạn tính

Trên kết quả đo nhĩ lượng, tỷ lệ RLCNVN có xu hướng tăng dần theo
tình trạng dịch ở khe và sàn mũi (dịch nhày trong: 20%, dịch nhày đục:
37,8%, dịch mủ đặc: 38,1%). Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của
Alhady AR [51].

Trên kết quả đo Sonotubometry, tỷ lệ RLCNVN có xu hướng tăng dần


theo tình trạng dịch ở khe và sàn mũi (dịch nhày trong: 40%, dịch nhày đục:
53,3%, dịch mủ đặc: 66,7%).

Điều này có thể giải thích do dịch đọng ở khe và sàn mũi tràn ra khỏi hốc
mũi chảy ra cửa mũi sau đến vùng loa vòi gây viêm nhiễm niêm mạc xung
quanh loa vòi, lan rộng qua loa vòi, kết quả gây viêm, phù nề lòng vòi nhĩ, gây
tắc nghẽn trong lòng vòi nhĩ dẫn đến rối loạn chức năng của vòi nhĩ [50].

Như vậy, mức độ viêm nhiễm ở mũi xoang và loa vòi là một trong các
cơ chế gây rối loạn chức năng vòi nhĩ ở BN viêm mũi xoang mạn tính.
4.2.3.2. Đối chiếu kết quả của nhĩ lượng và Sonotubometry với viêm mũi
xoang mạn tính có polyp và viêm mũi xoang mạn tính không có polyp
Tỷ lệ RLCNVN trên nhĩ đồ ở bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính có
polyp mũi là 10/27= 37,0% và tỷ lệ RLCNVN trên nhĩ đồ ở bệnh nhân viêm
mũi xoang mạn tính không có polyp mũi là16/44 = 36,4%, như vậy không có
sự khác biệt giữa có polyp và không có polyp ở bệnh nhân viêm mũi xoang
mạn tính với RLCNVN trên nhĩ đồ. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả
nghiên cứu của Neville W. Teo (54% và 41%) [74].
69

Tỷ lệ RLCNVN trên sonotubometry ở bệnh nhân viêm mũi xoang mạn


tính có polyp mũi (13/27: 48,1%) thấp hơn tỷ lệ RLCNVN trên sonotubometry
ở bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính không có polyp mũi (27/44 : 61,4%),
tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05), điều này cũng phù
hợp với nghiên cứu của Yukiko Iino [80].
Như vậy không có sự liên quan giữa có polyp hay không có polyp ở
bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính với RLCNVN.
4.2.4. Đối chiếu kết quả nhĩ lượng và Sonotubometry với mức độ quá
phát của polyp mũi ở bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính có polyp mũi :
Trên kết quả đo nhĩ lượng, có 4/9 bệnh nhân polyp quá phát độ 2 có
RLCNVN, chiếm tỷ lệ thấp nhất (30,8%), tiếp theo là polyp quá quá độ 3 có
5/7 bệnh nhân (38,5%) và polyp quá phát độ 4 có RLCNVN chiếm tỷ lệ cao
nhất (100%). Như vậy, tỷ lệ RLCNVN trên nhĩ lượng có xu hướng tăng dần
theo mức độ quá phát của polyp mũi.
Trên kết quả đo Sonotubometry, chúng tôi cũng nhận thấy tỷ lệ
RLCNVN có xu hướng tăng dần theo mức độ quá phát của polyp (độ 2:
30,8%; độ 3: 38,5%; độ 4: 100%).
Điều này cho thấy sự quá phát của polyp mũi cũng là một trong những
nguyên nhân gây RLCNVN.
KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu chức năng vòi nhĩ của 71 bệnh nhân viêm mũi xoang
mạn tính chúng tôi rút ra được một số kết luận sau:

1. Mô tả chức năng thông khí của vòi nhĩ qua phương pháp đo nhĩ lượng
và Sonotubometry

1.1. Kết quả đo nhĩ lượng


70

- Có 26/71 BN (36,6%) có RLCNVN, trong đó có 13/71 (18,3%) BN có


RLCNVN ở một bên và 13/71 BN (18,3%) có RLCNVN ở hai bên tai.

1.2. Kết quả đo Sonotubometry

- Có 40/71 BN (56,3%) có RLCNVN, trong đó có 18/71 BN có RLCNVN


ở một bên (25,4%) và 22/71 BN (30,9%) có RLCNVN ở hai bên tai.

2. Đối chiếu giá trị của nhĩ lượng và Sonotubometry trong đánh giá chức
năng thông khí vòi nhĩ

2.1. Dạng nhĩ đồ với Sonotubometry

- Dạng A và C: Không có sự phù hợp về kết quả đánh giá chức năng vòi
nhĩ giữa nhĩ đồ và Sonotubometry.

- Dạng B: Có sự phù hợp về kết quả đánh giá chức năng vòi nhĩ giữa nhĩ
đồ và Sonotubometry.

2.2. Đối chiếu kết quả chung qua đo nhĩ lượng và Sonotubometry

- Tỷ lệ chẩn đoán RLCNVN qua Sonotubometry (40/71BN; 56,3%) cao


hơn nhĩ lượng (26/71BN; 26,7%).

2.3. Đối chiếu kết quả đo nhĩ lượng và Sonotubometry với đặc điểm của
viêm mũi xoang mạn tính

- Có sự liên quan giữa tính chất dịch trong VMXMT với RLCNVN: dịch
càng đặc thì tỷ lệ RLCNVN càng tăng

- Không có sự liên quan giữa có polyp hay không có polyp ở bệnh nhân
viêm mũi xoang mạn tính với RLCNVN.

- Có mối liên quan giữa độ quá phát của polyp mũi với RLCNVN: polyp
mũi càng quá phát thì tỷ lệ RLCNVN càng tăng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Jeffrey D. Suh, Kennedy D W (2011), "Treatment Options for Chronic


Rhinosinusitis",Proceedings of the American Thoracic Society, 8(1),
132-140.
2. Lương Sỹ Cần (1991), Viêm xoang cấp tính và mạn tính, Bách khoa thư
bệnh học, Trung tâm quốc gia biên soạn từ điển Bách khoa Việt Nam, 1,
370-372.
3. Huỳnh Khắc Cường, Nguyễn Đình Bảng, Nguyễn Ngọc Minh, Trần Cao
Khoát (2006), Cập nhật chẩn đoán và điểu trị bệnh lý mũi-xoang, Nhà
xuất bản Y học, TP Hồ Chí Minh.
4. Hong CK, Park DC, Kim SW (2008). Effect of paranasal sinusitis on the
development of otitis media with effusion: influence of eustachian tube
function and adenoid immunity. International Journal of Pediatric
Otorhinolaryngol, 72(11),1609-1618.
5. Bluestone (2003), Eustachian tube: Structure, function, role in otitis
media, B C Decker Inc, New York.
6. Van der Avoort SJ, van Heerbeek N,  Zielhuis GA et al. (2005).
Sonotubometry: eustachian tube ventilatory function test. A state-of the-
art review. Otol Neurotol., 26(3), 538-43.
7. D.A. Jonathan, Chalmers P, Wong K. (1986). Comparison of
sonotubometry with tympanometry to assess Eustachian tube function in
adults. British Journal of Audiology, 20, 231-235.
8. Bluestone (2007), Otitis Media in Infants and Children , BC Decker, New
York.
9. Zöllner F (1942), Anatomie, Physiologie, Pathologie und Klinik der
Ohrtrompete und ihre diagnostisch-therapeutischen Beziehungen zu
allen Nachbarschafterkrankungen, Springer, Berlin
10. Lương Hồng Châu (2003), Nghiên cứu chức năng thông khí của vòi nhĩ
bằng máy đo trở kháng, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà nội.
11. Zöllner F (1942), Ohrenheilkunde der Gegenwart und ihre
Grenzgebiete. Springer, Berlin.
12. John L. Dornhoffer (2014), A Practical Guide to the Eustachian Tube,
Springer, Berlin.
13. Rich AR (1920). A physiological study of the Eustachian tube and its
related muscles. Bull Johns Hopkins Hosp, 31, 3005-10.
14. Yi SQ Shimokawa T, Izumi A, Ru F et al (2004). An anatomical study
of the levator veli palatini and superior constrictor with special reference
to their nerve supply. Surg Radiol Anat, 26, 100-105.
15. Sando I, Takasaki K, Balaban CD et al (2002). Functional anatomy of
the tensor veli palatine muscle and ostmann’s fatty tissue. Ann Otol
Rhinol Laryngol, 111, 1045-1049.
16. R.H., Heller Margolis (1987). Screening tympanometry: Criteria for
medical referral. Audiology, 26, 197-208.
17. Metz O. (1946). The acoustic impedance measured on normal and
pathology ears. Acta Otolar, 63, 101-5.
18. K. Terkildsen (1960). An electroacoustic impedance measuring bridge
for clinical use. Arch Otolaryngol, 72(3), 339-346.
19. Charles D. Bluestone (2003), Evidence - Based Otitis Media, BC Decker
Inc, New York.
20. J.E Shanks, Stelmachowicz PG, Beauchaine KL et al. (1992). Equivalent
ear canal volumes in children pre- and post-tympanostomy tube
insertion. Journal of Speech and Hearing Research, 35, 936-941.
21. Recommended Procedure Tympanometry, British Society of Audiology,
80 Brighton Road, Reading Berkshire, RG6 1PS, United Kingdom.
22. James Jerger (1970). Clinical experience with impedance audiometry.
Arch Otolaryngol, 92, 311-324.
23. Mogens Fiellau-Nikolajsen, Lous J. (1979). Prospective tympanometry
in 3-year-old children. Arch Otolaryngol, 105(8), 461-6.
24. James Jerger (1972). Studies in Impedance Audiometry. Arch
Otolaryngol, 96(6), 513-523.
25. Lous J (2014). Use of tympanometry in general practice in Denmark. Int
J Pediatr Otorhinolaryngol, 78, 124-127.
26. Nguyễn Tấn Phong (2003). Hình thái nhĩ lượng và thính lực đồ ở bệnh nhân
viêm tai dính. Nội san Tai Mũi Họng, Hội nghị Tai Mũi Họng Cần Thơ.
27. Cantekin EI (1980). Identification of otitis media with effusion in
children. Ann Otol Rhinol Laryngol Suppl, 89, 190-5.
28. Gates GA,  Avery C, Cooper JC et al. (1986). Predictive value of
tympanometry in middle ear effusion. Ann Otol Rhinol Laryngol, 95(1),
46-50.
29. Politzer A. (1865). Lehrbuch der Ohrenheilkunde. Auflage Stuttgart, 1,
82-87.
30. Gyergyay A (1932). Neue wege zur erkennung der physiologie und pathologie
der ohrtrompete. Monatsschr Ohrenheilkd Laryngorhinol, 66, 769.
31. Perlman HB. (1939). The Eustachian tube: abnormal patency and normal
physiologic state. Arch Otolaryngol, 30, 212.
32. Perlman HB. (1951). Observations on the Eustachian tube. Arch
Otolaryngol, 53, 370-85.
33. Riu R, Guillerm R, Badre R (1966). Une nouvelle technique
d’exploration fonctionelle de la trompe d’Eustache: la sonomanometrie
tubaire. Ann Otolaryngol Chir Cervicofac, 83, 523-7.
34. Galluser J., Naunton RF. (1967). Measurements of Eustachian tube
function. Ann Otol Rhinol Laryngol, 76, 455-71.
35. Eguchi S. (1975). A new acoustical measurement of tubal opening.
Otologia (Fukuoka), 21, 154-6.
36. Virtanen H. (1977). Eustachian tube sound conduction—sonotubometry,
anaco ustical method for objective measurement of auditory tubal
opening, University of Helsinki, Finland.
37. Virtanen H. (1978). Sonotubometry: an acoustical method for objective
measurement of auditory tubal opening. Acta Otolaryngol, 86, 93-103.
38. Doyle WJ, Leclerc JE (2004). Physiological modulation of Eustachian
tube function. Acta Otolaryngol, 104, 500-10.
39. Miriam S. Teixeira (2014). Eustachian Tube Opening Measured by
Sonotubometry is poorer in Adults with a History of Past Middle Ear
Disease. Int J Pediatr Otorhinolaryngol, 78(4), 593-598.
40. N. Kitajima, Y. Watanabe (2011). Eustachian tube function in patients
with Meniere's disease. Auris Nasus Larynx, 38(2), 215-9.
41. Stijn J.C, Van der Avoort (2007). Reproducibility of sonotubometry as
Eustachian tube ventilatory function test in healthy children.
International Journal of Pediatric Otorhinolaryngology, 71, 291-295.
42. Masahiro M (2007), Hướng dẫn kiểm tra chức năng vòi nhĩ, Ủy ban
kiểm tra chức năng tai, Hiệp hội khoa tai Nhật Bản, Tokyo.
43. Jin Okubo (1987). Sonotubometric measurement of the eustachian tube
function by means of band noise. ORL, 49, 242-252.
44. Shiheto Ohta (2017). Eustachian tube examination and treatment. MB
ENT ONI, 201, 15-22.
45. Daisuke Murakami (2011). Eustachian tube function tests (tubo-
tympano-aerodynamic graphy and sonotubometry) in patients with
patulous eustachian tube. Otology Japan, 3, 233-237.
46. Nghiêm Đức Thuận, Vũ Văn Minh, Nguyễn Phi Long (2010), Nghiên
cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật nội soi mũi
xoang bệnh nhân viêm đa xoang mạn tính, Báo cáo hội nghị khoa học,
Bệnh viện 103, Học viện Quân Y.
47. Alexandre Campos, De’bora Lopes Bunzen (2006). Efficacy of
Functional Endoscopic Sinus Surgery for symptoms in chronic
rhinosinusitis with or without polyposis, Brasilian Journal of
Otorrinolaringol, 72(2), 242-246.
48. Ralph B.M. ( 2005). Sinusitis and Quality of Life, Guide to Healing
Your Sinuses, The Harvard Medical School, 4-11.
49. Fokkens W.J., Lund V.J., Mullol J., Bachert C., et al (2012), European
position paper on rhinosinusitis and nasal polyps 2012, Rhinology,
50(23), 5-216.
50. Seema Patel, Kalpana Dasgupta, Arfath Mustafa, et al (2016). Is Chronic
Rhinosinusitis and Status of Pharyngeal End of Eustachian Tube Link-
Up: All Smoke No Fire?. International Journal of contemporary
Medical Research. 3(6),1682-1684.
51. Alhady AR (1984). Tympanometric findings in patients with adenoid
hyperplasia, chronic sinusitis and tonsillitis. J Laryngol Otol, 98, 671-6.
52. Toros SZ (2010). Does adenoid hypertrophy really have effect on
tympanometry?. Int J Pediatr Otorhinolaryngo, 74(4), 365-8.
53. Borangiu A, CR Popescu, VL Purcarea (2014). Sonotubometry, a useful
tool for the evaluation of the Eustachian tube ventilatory function.
Journal of Medicine and Life, 7, 604 - 610.
54. Osama G. Abdel-Naby Awada, Yehia M. Salamaa, et al (2014). Effect of
nasal obstruction surgery on middle ear ventilation. The Egyptian
Journal of Otolaryngology, 30,191-195.
55. Vilma Beleskiene (2016). Eustachian tube opening measurement by
sonotubometry using perfect sequences for healthy adults. Clinical and
Experimental Otorhinolaryngology, 9, 116-122.
56. Nudrat Parvez Kamal, Vivek Harkare (2015). Nasal obstruction and
Eustachian tube dysfunction: How are they related?. Int J Clin and
Biomed Res, 1(3), 46-50.
57. Amal John Jacob (2016). Influence of chronic rhinosinusitis in middle
ear function. Journal of Dental and Medical Sciences. 15(12 ), 68-72
58. Teemu Harju, Ilkka Kivekäs, Jura Numminen, et al (2017). Eustachian
Tube Dysfunction-Related Symptoms in Chronic Nasal Obstruction
Caused by Inferior Turbinate Enlargement. Ann Otol Rhinol Laryngol,
126(12),798- 803.
59. Nguyễn Tấn Phong (2000). Những hình thái biến động của nhĩ lượng đồ.
Tạp chí thông tin Y Dược, 8, 32 - 34.
60. Nguyễn Lệ Thủy (2001), Nghiên cứu chỉ định và kết quả đặt ống thông
khí trong tắc vòi nhĩ tại Viện Tai Mũi Họng (7/2000 -10/2001),Luận văn
thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
61. Phan Xuân Hoa, Phạm Ngọc Chất (2013). Đáng gía chức năng thông khí
của vòi nhĩ ở bệnh nhân phẫu thuật nội soi mũi xoang. Tạp chí Y Học
TP. Hồ Chí Minh,17 (1), 150- 156.
62. Lâm Hoàng Phương, Trần Anh Tuấn, Phạm Ngọc Chất (2013). Khảo sát
chức năng thông khí vòi nhĩ ở bệnh nhân viêm xoang mủ. Tạp chí Y Học
TP. Hồ Chí Minh ,17(1), 144-149.
63. Trần Lệ Thủy (2014), Mất chức năng vòi nhĩ trong bệnh lý viêm mũi
xoang. Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh ,18(1), 136-141.
64. Võ Thanh Quang (2004), Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị viêm đa
xoang mãn tính qua phẫu thuật nội soi chức năng mũi-xoang, Luận án
Tiến sĩ Y học - Đại học Y Hà Nội.
65. Đàm Thị Lan (2013), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh
giá kết quả điều trị viêm mũi xoang mạn tính người lớn không có polyp mũi
theo epos 2012.Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
66. Nghiêm Thị Thu Hà (2009), Bước đầu đánh giá kết quả điều trị u nhú
mũi xoang bằng phẫu thuật nội soi tại bệnh viện Tai Mũi Họng Trung
Ương, Luận văn bác sĩ chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội.
67. Phạm Kiên Hữu (2000), Phẫu thuật nội soi mũi xoang, Luận án Tiến sĩ
Y học, Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
68. Fokkens W, Lund V, Mullol J (2007). European position paper on
rhinosinusitis and nasal polyps 2007. Rhinology ,1-136.
69. Ling, Kountakis (2007), Important Symptoms of Chronic Rhinosinusitis.
Laryngoscope .117, 1090- 1093.
70. Nguyễn Trọng Tuấn (2015), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm
sàng của viêm mũi xoang mạn tính có polyp ở người lớn và đánh giá kết
quả sau phẫu thuật nội soi mũi xoang. Luận văn thạc sỹ y học, Trường
Đại học Y Hà Nội.
71. Kaliner, M.D. Michael A (2007). Chronic Rhinosinusitis Patterns of Illness.
Chronic Rhinosinusitis:Pathogenesis and Medical Management. 1-16.
72. Kennedy D, Suh D (2011). Treatment Options for Chronic Rhinosinusitis.
Proceedings of the American Thoracic Society, 8(1), 132-140.
73. Ralph B.M. ( 2005), Sinusitis and Quality of Life, Guide to Healing Your
Sinuses. The Harvard Medical School. 4-11.
74. Neville W. Teo, Jess C. Mace Timothy L. Smith et al (2017). Impact of
endoscopic sinus surgery on otologic symptoms associated with chronic
rhinosinusitis. World J Otorhinolaryngol Head Neck Surg, 3(1), 24-31.
75. Stammberger, H.R., D.W. Kennedy (1995), Paranasal sinuses: Anatomic
terminology and nomenclature, Annals of Otology, Rhinology and
Laryngology
76. Davis W.E., Templer J., Parsons D.S (1996). Anatomy of the Paranasal
Sinuses. The Otolatyngologic clinics of North America, 29(1),57-74.
77. Ercole F, Nath V, Telle A et al. (2008). Sonotubometry with perfect
sequences in pathologic ears. Otolaryngology-Head and Neck Surgery,
139, 110-6.
78. Elner (1971). The normal function of the eustachian tube: a study of 102
cases. Journal Acta Oto-Laryngologica, 72, 1-6.
79. Sweetow RW, Bold JM (2002). Eustachian tube dysfunction test.
Indian Journal of Otolaryngology and Head- Neck Surgery.
3(29),125-126.
80. Yukiko Iino, Keiko Kakizaki, Shoji Saruya, et al (2006). Eustachian
Tube Function in Patients With Eosinophilic Otitis Media Associated
With Bronchial Asthma Evaluated by Sonotubometry. Arch Otolaryngol
Head Neck Surg. 132(10),1109-1114.
BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU
Mã bệnh nhân: …………..

I. HÀNH CHÍNH
Họ và tên bệnh nhân:.......................................................................................
Ngày/tháng/năm sinh: .............................................Nam/Nữ: .........................
Địa chỉ: .............................................................................................................
Điện thoại liên lạc: ...........................................................................................
Ngày khám: .................................................................................................
II. HỎI BỆNH:

Triệu chứng cơ năng:

Chảy mũi nhày

Chảy mũi mủ

Ngạt mũi

Giảm /mất ngửi

Hắt hơi

Đau đầu, đau vùng mặt

Ù tai

III. KHÁM BỆNH

Khám mũi:

1. Niêm mạc mũi :

□. Nhợt màu □. Xung huyết □. Phù nề


□. Thoái hóa □. Polyp độ polyp
2. Khe mũi giữa:

□. Sạch □. Dịch nhầy trong


□. Dịch mủ nhầy □. Mủ đặc

3. Cuốn dưới:

Bình thường (BT) □ Quá phát (QP) □

Co hồi kém (CK) □

4. Cuốn giữa:

Bình thường (BT) □ Niêm mạc nề mọng


(NM)□ Thoái hóa polyp (TH) □ Đảo chiều
(ĐC) □

Quá phát □

5.Mỏm móc:

Bình thường (BT) □ Niêm mạc nề mọng (NM) □

Quá phát (QP) □ Đảo chiều (ĐC) □

6.Bóng sàng:

Bình thường (BT) □ Niêm mạc nề mọng (NM) □

7.Khe giữa:

Thông thoáng (TT) □ Niêm mạc nề mọng (NM) □

Polyp (P) □ Mủ nhầy (MN) □

Mủ đặc, bẩn (M) □

Khám vòm:

 Niêm mạc hồng/viêm nề đỏ

 Dịch nhày/ Dịch nhày, mủ

 Nhẵn/ sạch
Khám tai:
Tai phải Tai trái
Hình dạng MN
- Bình thường, bóng sáng
- Dầy đục
- Bóng hơi, mức dịch
- Ứ dịch
- Co lõm
- Xẹp
IV. NHĨ LƯỢNG

VI. Sonotubometry
Tai phải Tai trái
Hình dạng sóng
Biên độ vận tải âm
Thời gian đóng mở vòi

You might also like