You are on page 1of 13

BÀI 34: CHẤT RẮN KẾT TINH

CHẤT RẮN VÔ ĐỊNH HÌNH

I. Chất rắn kết tinh


1. Cấu trúc tinh thể
 Cấu trúc tinh thể (tinh thể) là cấu trúc tạo bởi các hạt (nguyên tử, phân tử,
ion) liên kết chặt với nhau bằng những lực tương tác và sắp xếp theo một
trật tự hình học không gian xác định gọi là mạng tinh thể, trong đó mỗi
hạt luôn dao động nhiệt quanh vị trí cân bằng của nó.
 Chất rắn có cấu trúc tinh thể được gọi là chất rắn kết tinh (chất rắn tinh
thể).
 Kích thước tinh thể của một chất có thể thay đổi tùy thuộc quá trình hình
thành tinh thể diễn biến nhanh hay chậm: tốc độ kết tinh càng nhỏ, tinh
thể có kích thước càng lớn.

C1: Tinh thể của một chất được hình thành trong quá trình nóng chảy hay đông
đặc của chất đó?
 Tinh thể của một chất được hình thành trong quá trình đông đặc của chất
đó.
C2: Tại sao chất rắn đơn tinh thể có tính dị hướng, còn chất rắn đa tinh thể lại
có tính đẳng hướng?
 Chất rắn đơn tinh thể có tính dị hướng do được cấu tạo từ một tinh thể, tất
cả các hạt được sắp xếp trong cùng một mạng tinh thể chung nên các tính
chất vật lí của nó không giống nhau theo các hướng khác nhau trong tinh
thể.
 Chất rắn đa tinh thể có tính đẳng hướng do được cấu tạo từ vô số tinh thể
rất nhỏ liên kết hỗn độn với nhau nên tính dị hướng của mỗi tinh thể con
sẽ bù trừ lẫn nhau, làm cho vật trở nên có tính đẳng hướng.

1. Các đặc tính của chất rắn kết tinh


 Các chất rắn kết tinh được cấu tạo từ cùng một loại hạt, nhưng cấu trúc
tinh thể không giống nhau thì những tính chất vật lí của chúng cũng rất
khác nhau.
Ví dụ: Kim cương và than chì,...
 Mỗi chất rắn kết tinh (ứng với một cấu trúc tinh thể) có một nhiệt độ
nóng chảy xác định không đổi ở mỗi áp suất cho trước.
Ví dụ: Nước đá nóng chảy ở 0℃, thiếc nóng chảy ở 232℃,...
 Các chất rắn kết tinh có thể là chất đơn tinh thể hoặc chất đa tinh thể.
 Chất đơn tinh thể: được cấu tạo từ một tinh thể
 Có tính dị hướng: các tính chất vật lí của nó (độ nở dài, độ bền,...) không
giống nhau theo các hướng khác nhau trong tinh thể.
Ví dụ: muối, thạch anh, kim cương,...
 Chất đa tinh thể: được cấu tạo từ vô số tinh thể rất nhỏ liên kết hỗn độn
với nhau.
 Có tính đẳng hướng: những tính chất vật lí của nó đều giống nhau theo
mọi hướng trong tinh thể.
Ví dụ: sắt, đồng,...
2. Ứng dụng của chất rắn kết tinh
Các chất đơn tinh thể có nhiều ứng dụng trong đời sống và khoa học công
nghệ:
 Kim cương- chất rắn đơn tinh thể rắn nhất hiện thường được dùng
làm mũi khoan địa chất, đá mài, dao điện giúp cắt các vật liệu như:
kính, đá cẩm thạch,…
 Các chất đơn tinh khiết gemani và silic dùng cho chế tạo linh kiện bán
dẫn có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc chế tạo linh kiện điện điện
tử hiện đại.
 Một lượng nhỏ chất rắn tinh thể được sử dụng làm trang sức.

II. Chất rắn vô định hình


1. Định nghĩa: Chất rắn vô định hình là các chất không có cấu trúc tinh thể và
do đó không có dạng hình học xác định
2. Tính chất
 Các chất rắn vô định hình có tính đẳng hướng: nghĩa là chúng có cùng
tính chất theo mọi phương hướng, khác với chất rắn kết tinh.
 Những chất này không có nhiệt độ nóng chảy hoặc đông đặc xác định,
nhiệt độ nóng chảy và đông đặc của chúng chịu ảnh hưởng của áp suất.
VD:Ở áp suất chuẩn (1 amt) nhiệt độ sôi của nước là 100 độ C và ở 2
atm thì lên thành sấp sỉ 119 độ C
 Một số chất rắn như lưu huỳnh, đường,… có thể tồn tại ở cả trạng thái
kết tinh và trngj thái vô dịnh hình
VD: Ở nhiệt độ phù hợp đường chuyển sang trạng thái vô định hình và
nhờ đó có thể được làm thành kẹo; khi đổ lưu huỳnh vào nước lạnh thì
lưu huỳnh nguội nhanh nên không đông đặc lại thành tinh thể mà
chuyển sang dạng dẻo vô định hình,…
 Các chất rắn vô định hình có tính dẻo, dễ định hình, không bị ăn mòn,
gỉ sét và có giá thành rẻ nên được ứng dụng nhiều trong các ngành sản
xuất để chế tạo các loại vỏ máy, vật dụng gia đình,...

 Quiz
Câu 1: Kim cương có tính chất vâ ̣t lí khác nhau với than chì vì?
A. Cấu trúc tinh thể không giống nhau.
B. Bản chất các hạt tạo thành tinh thể không giống nhau.
C. Loại liên kết giữa các hạt trong tinh thể khác nhau.
D. Kích thước tinh thể không giống nhau.
Giải thích: Do liên kết C trong kim cương là liên kết tứ diện rất chặt chẽ, trong
khi C ở than chì là các lớp C chồng lên nhau bởi liên kết yếu Van der Waals.

Câu 2: Chất kết tinh có nhiê ̣t đô ̣ nóng chảy xác định là?
A. Thủy tinh.
B. Đồng.
C. Cao su.
D. Nến (sáp).
Giải thích: Đồng có cấu trúc tinh thể xác định

Câu 3: Tính chất chỉ có ở chất rắn đơn tinh thể là?
A. Có nhiê ̣t đô ̣ nóng chảy không xác định.
B. Có nhiê ̣t đô ̣ nóng chảy xác định.
C. Tính dị hướng.
D. Có cấu trúc tinh thể.
Giải thích: Vì chất rắn đơn tinh thể có cấu trúc hình học không gian xác định,
ví dụ như cấu trúc tinh thể của kim cương khác nhau theo các hướng

Câu 4: Trong tinh thể, các hạt (nguyên tử, phân tử, ion)?
A. Dao đô ̣ng nhiê ̣t xung quanh vị trí cân bằng.
B. Đứng yên tại những vị trí xác định.
C. Chuyển đô ̣ng hỗn đô ̣n không ngừng.
D. Chuyển đô ̣ng trên quỹ đạo tròn xung quanh mô ̣t vị trí xác định.

BÀI 35: BIẾN DẠNG CƠ BẢN CỦA VẬT RẮN

I. Biến dạng đàn hồi


a. Thí nghiệm
 Lấy một thanh thép AB đồng chất, hình trụ có độ dài ban đầu l0 và tiết
diện ngang S. Kẹp chặt đầu A và tác dụng vào đầu B một lực kéo F dọc
trục của thanh. Tăng dần độ lớn F của lực kéo, ta thấy thanh thép AB bị
dãn ra và có độ dài l lớn hơn l0, đồng thời tiết diện ở phần giữa thanh hơi
bị co nhỏ lại.
Mức độ biến dạng của thanh rắn (bị kéo hoặc nén) xác định bởi độ biến
dạng tỉ đối:
ε =l -l0l0 = Δll0
 Sự thay đổi kích thước và hình dạng của vật rắn do tác dụng của ngoại
lực gọi là biến dạng cơ. Nếu vật rắn lấy lại được kích thước và hình dạng
ban đầu khi ngoại lực ngừng tác dụng, thì biến dạng của vật rắn là biến
dạng đàn hồi và vật rắn đó có tính đàn hồi.
b. Giới hạn đàn hồi
 Vật rắn khi chịu tác dụng của lực quá lớn sẽ bị biến dạng mạnh, không
thể lấy lại kích thước và hình dạng ban đầu. Trường hợp này, vật rắn bị
mất tính đàn hồi và biến dạng của nó là biến dạng không đàn hồi (biến
dạng dẻo).
 Giới hạn trong đó vật rắn còn giữ được tính đàn hồi của nó gọi là giới
hạn đàn hồi.

II. Biến dạng đàn hồi

o Ứng suất:
F |△ l|
 Thương số σ = S = E l 0 gọi là ứng suất lực tác dụng vào thanh rắn.
 Trong đó:
o F: lực nén hoặc lực kéo (N)
o S: Tiết diện của vật rắn hình trụ đồng nhất (m2)
o σ (Đọc là sigma): ứng suất của vật rắn (N/m2 hoặc Pa)

o Định luật Húc về biến dạng cơ của vật rắn:


 Trong giới hạn lực đàn hồi, độ biến dạng tỉ đối của vật rắn hình trụ
đồng chất tỉ lệ thuận với ứng suất tác dụng vào vật đó.

Với α là hệ số tỉ lê phụ thuộc chất liệu của vật rắn.


 Lực đàn hồi: Độ lớn của lực đàn hồi trong vật rắn tỉ lệ thuận với độ
biến dạng của vật rắn.
S
Fđh = E l0 |△ l| = k|△ l|
S
Với k = E l0
o Hệ số k gọi là độ cứng (hệ số đàn hồi) (N/m)
1
o E = α gọi là suất đàn hồi hay suất Young đặc trưng cho tính đàn
hồi của vật rắn (đơn vị Pa)

 Quiz
Câu 1 : Mức độ biến dạng của thanh rắn (bị kéo hoặc nén) phụ thuộc yếu tố nào
dưới đây?
A. Độ lớn của lực tác dụng.
B. Độ dài ban đầu của thanh.
C. Tiết diện ngang của thanh.
D. Độ lớn của lực tác dụng và tiết diện ngang của thanh.

Câu 2 : Trong giới hạn đàn hồi, độ biến dạng tỉ đối của thanh rắn tỉ lệ thuận với
đại lượng nào dưới đây?
A. Tiết diện ngang của thanh
B. Ứng suất tác dụng vào thanh
C. Độ dài ban đầu của thanh
D. Cả ứng suất và độ dài ban đầu của thanh.
Giải thích: Theo định luật Hulk

Câu 3 : Độ cứng (hay hệ số đàn hồi) của vật rắn (hình trụ đồng chất) phụ thuộc
những yếu tố nào dưới đây?
A. Chất liệu của vật rắn
B. Tiết diện của vật rắn
C. Độ dài ban đầu của vật rắn
D. Cả ba yếu tố trên.

Câu 4: Một sợi dây thép đường kính 1,5 mm có độ dài ban đầu là 5,2 m. Tính hệ
số đàn hồi của sợi dây thép, biết suất đàn hồi của thép là E = 2.1011 Pa.
A. 68.103 N/m
B. 57.103 N/m
C. 69.103 N/m
D. 58.103 N/m
Giải thích: Áp dụng công thức k = ESlo
BÀI 36: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA VẬT RẮN
I. Sự nở dài
1. Thí nghiệm

a) Dụng cụ:
 Nhiệt kế
 Đồng hồ micromet
 Thanh đồng
 Nước nóng
 Bình chứa nước kín

b) Thực hành thí nghiệm (H36.2):


 Xét một thanh đồng chất, tiết diện đều, đặt vào trong bình nước. 
o Ở nhiệt độ t0 ban đầu: Thanh đồng có độ dài ban đầu l 0.
o Ở nhiệt độ t tăng: Thanh đồng có độ dài l tăng.
 |∆ l∨¿ l−l 0
∆ t=t−t 0
 Kết quả của thí nghiệm trên cho thấy hệ số α có giá trị không đổi nên ta
có thể viết: ∆ l=αl0 (t -t 0). Trong đó: l và l 0 là độ dài của thanh đồng ở
nhiệt độ cuối t và nhiệt độ đầu t 0.
 Công thức trên có thể viết dưới dạng tương tự công thức:
∆l
ε= =α ∆ t
l0
∆l
Trong đó: ε = l0 là độ nở dài tỉ đối và ∆ l=t−t 0 là độ tăng nhiệt độ của thanh đồ,
1
α là hệ số nở dài phụ thuộc vào bản chất của vật rắn, đơn vị là
k
hay k -1.

 Làm thí nghiệm với các vật rắn có độ dài và chất liệu khác nhau (nhôm,
sắt, thuỷ tinh,...), người ta thu được kết quả, nhưng hệ số α có giá trị thay
đổi phụ thuộc chất liệu của vật rắn.

C1:
Nhiệt độ ban đầu: t0 = 20℃
Độ dài ban đầu: l0 = 500mm
∆ t (℃ ) ∆ l( mm) ∆l
ε=
l0 ∆ t
30 0,25 1,67.10-5
40 0,33 1,65.10-5
50 0,41 1,64.10-5
60 0,49 1,63.10-5
70 0,58 1,66.10-5

Giá trị trung bình của α :

α 1+α 2+ α 3+α 4+ α 5
α=
5
( 1,67+1,65+1,64+1,63+ 1,66 )
 α= . 10-5
5

 α =1,65.10-5 = 1,65.10-6 . K-1

Với sai số 5%, hệ số α coi như không thay đổi và được viết dưới
dạng:

** Hệ số nở dài của một số chất rắn:


Chất α (K-1)
liệu
Nhôm 24.10-6
Đồng 17.10-6
đỏ
Sắt, 11.10-6
thép
Inva 0,9.10-6
(Ni-
Fe)
Thuỷ 9.10-6
tinh
Thạch 0,6.10-6
anh

2. Kết luận
 Đ/n: Sự tăng độ dài của vật rắn khi nhiệt độ tăng gọi là sự nở dài (vì
nhiệt).
 Độ nở dài ∆ l của vật rắn (hình trụ đồng chất) tỉ lệ với độ tăng nhiệt độ ∆ t
và độ dài ban đầu l 0 của vật đó.
∆ l=l−l 0=α ∆ t
Công thức này được gọi là công thức nở dài.

∆l
C2: l0 gọi là độ dãn tỉ đối của thanh rắn khi nhiệt độ tăng. Từ
∆l
công thức ta thấy khi ∆ t=1 ℃ thì α = l 0 , tức hệ số nở dài có trị số
bằng độ dãn tỉ đối khi nhiệt độ tăng 1 độ.

II. Sự nở khối
1. Thí nghiệm

a) Dụng cụ

 Một quả cầu sắt


 Một khuyên sắt với đường kính trong hơi lớn hơn đường kính quả
cầu
 Đèn ga

b) Thực hành

 Bước 1: Đưa quả cầu qua vành khuyên (Ở nhiệt độ thường)


 Bước 2: Nung nóng quả cầu bằng đèn ga
 Bước 3: Đưa quả cầu qua vành khuyên (Sau khi nung nóng)

c) Nhận xét

 Ở nhiệt độ thường, quả cầu đi qua vành khuyên dễ dàng


 Sau khi nung nóng, quả cầu kim loại không thể đi qua vành khuyên
ð Thể tích quả cầu đã tăng lên vì nhiệt

2. Khái niệm

Sự nở khối: Sự tăng thể tích của vật rắn khi nhiệt độ tăng

3. Công thức

ΔV = V - V0 = β.V0.Δt

 V0: Thể tích ban đầu của vật


 V: Thể tích sau khi giãn nở của vật
 β : Hệ số nở khối (1/K)
 Δt = t1 – t2: Độ tăng nhiệt độ của vật rắn
 ΔV: Độ nở khối của vật rắn

III. Ứng dụng


1. Xây dựng
VD: Một dãy nhà phải xây tách ra thành nhiều phần riêng, cách nhau một khe
hở
- Khi thời tiết thay đổi thì nhiệt độ của tường nhà cũng thay đổi theo và tất
nhiên cũng có sự co dãn vì nhiệt. Trong khi đó chân móng nhà ở sâu dưới đất ít
bị co dãn vì nhiệt. Nhà càng dài thì sự chênh lệch vì co dãn của tường và chân
móng càng nhiều.
Do đó có thể làm cho tường bị nứt vỡ, thậm chí có thể gây đổ nhà. Nếu nhà dài
được xây tách ra thành từng đoạn, thì sự chênh lệch về độ co dãn giữa chân
móng và tường của mỗi đoạn không nhiều, nên không đủ làm cho tường bị nứt
vỡ.
2. Kỹ thuật
VD: Ứng dụng dùng làm rơle nhiệt để đóng ngắt các mạch điện khi nhiệt độ
thay đổi
- Bộ phận chính của rơ le là một băng kép. Cấu tạo: Hai thanh kim loại có bản
chất khác nhau được tán chặt (gắn chặt bằng chốt) với nhau sẽ tạo thành băng
kép.
- Đặc điểm: Băng kép dều bị cong khi bị làm lạnh hay bị đốt nóng. Khi bị đốt
nóng: Băng kép cong về phía kim loại giãn nở vì nhiệt ít hơn.
- Khi bị làm lạnh: Băng kép cong về phía kim loại giãn nở vì nhiệt nhiều hơn .
Khi có dòng quá tải đi qua, phiến lưỡng kim loại được đốt nóng uốn cong về
phía kim loại có hệ số giãn nở bé, đẩy cần gạt làm lò xo co lại và chuyển đổi hệ
thống tiếp điểm phụ, mạch được ngắt.
 Quiz
Câu 1: Mô ̣t vâ ̣t rắn hình trụ có chiều dài ban đầu lo, hê ̣ số nở dài α. Gọi Δt là đô ̣
tăng nhiê ̣t đô ̣ của thanh, đô ̣ tăng chiều dài của vâ ̣t được tính bằng công thức? B

Câu 2: Mô ̣t thanh thép hình trụ có hê ̣ số nở dài α=11.10-6.K-1, ban đầu có chiều
dài 100 m. Để chiều dài của nó là 100,11 m thì đô ̣ tăng nhiê ̣t đô ̣ bằng?
A. 170oC.
B. 125oC.
C. 150oC.
D. 100oC.

Câu 3: Mô ̣t vâ ̣t rắn hình trụ ban đầu có chiều dài 100m. Tăng nhiê ̣t đô ̣ của vâ ̣t
thêm 50oC thì chiều dài của vâ ̣t là 100,12 m. Hê ̣ số nở dài cảu vâ ̣t bằng?
A. 18.10-6.K-1.
B. 24.10-6.K-1.
C. 11.10-6.K-1.
D. 20.10-6.K-1.

Câu 4: Mô ̣t quả cầu đồng chất có hê ̣ số nở khối β=33.10-6.K-1. Ban đầu so thể
tích VO = 100 cm3. Khi đô ̣ tăng nhiê ̣t đô ̣ Δt=100oC thì thể tích của quả cầu
tăng thêm?
A. 0,10 cm3.
B. 0,11 cm3.
C. 0,30 cm3.
D. 0,33 cm3.
Giải thích: Sử dụng công thức độ nở khối

TỔNG KẾT
Vậy là qua ba bài học 34-35-36, chúng mình đã trình bày cho cô và các bạn biết
về những kiến thức liên quan đến chất rắn như sau:

 Bài 34: Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình
Phân loại chất rắn, tìm hiểu về cấu trúc, các đặc tính và ứng dụng của chất rắn
kết tinh và chất rắn vô định hình.

 Bài 35: Biến dạng cơ của vật rắn


o Trình bày thí nghiệm về biến dạng đàn hồi , xác định “độ biến dạng tỉ
đối”, phân biệt trong “biến dạng cơ” có “biến dạng đàn hồi” và “biến
dạng dẻo” (biến dạng không đàn hồi) qua đó rút ra kết luận về giới hạn
đàn hồi.
o Tìm hiểu về định luật Húc : ứng suất, đơn vị ứng suất; định luật Húc về
biến dạng cơ của vật, những công thức liên quan đến lực đàn hồi và các
đơn vị 

 Bài 36: Sự nở nhiệt của vật rắn


o Trình bày thí nghiệm về sự nở dài, sử dụng kết quả thí nghiệm để rút ra
kết luận về sự nở dài và công thức; tương tự với sự nở khối: định nghĩa,
công thức
o Tìm hiểu ứng dụng của sự nở nhiệt của vật rắn: trong kỹ thuật chế tạo và
các ví dụ

You might also like