You are on page 1of 9

MỞ ĐẦU

Luật đầu tư 2020 được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 13 thông qua, cụ
thể là vào ngày 17 tháng 6 năm 2020. Đây là một sự kiện quan trọng đánh dấu
những đổi mới rất trọng yếu liên quan đến các nhà đầu tư. luật đầu tư năm 2020
vừa tiếp tục kế thừa những quy định phù hợp đã và đang đi vào đời sống của
Luật đầu tư năm 2014, đồng thời sửa đổi, bổ sung nhiều quy định nhằm khắc
phục những hạn chế, bất cập của Luật cũ, tiếp tục tạo lập môi trường kinh doanh
thuận lợi, phù hợp với thông lệ quốc tế. Những đổi mới này có ý nghĩa rất quan
trọng, vì vậy, bài làm lần này em xin chọn đề tài số 07: “Phân tích các điểm mới
của Luật đầu tư năm 2020 so với Luật đầu tư năm 2014 (tối thiểu 5 điểm mới)”
làm bài tập lớn học kỳ. Với trình độ kiến thức còn hạn hẹp, nên trong bài làm
không thể tránh khỏi sai sót. Mong thầy cô đánh giá cũng như sửa chữa để em
có thể phát triển hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
NỘI DUNG
I. Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh
Bổ sung: Dịch vụ đòi nợ thuê
- ​Các quan hệ kinh doanh, mua bán, vay mượn ngày càng nhiều làm phát sinh
các khoản nợ, các kiểu tranh chấp, nhiều khoản nợ khó thu hồi. Dù chủ nợ có
thể khởi kiện nhưng không phải các tranh chấp về nợ đều được giải quyết dễ
dàng ở tòa án.
- Hoạt động đòi nợ thuê đang biến tướng với các kiểu cưỡng đoạt tài sản, cho
vay nặng lãi, gây áp lực lên con nợ dẫn tới nhiều hệ lụy.
- Ngoài ra, đòi nợ thuê có liên hệ với cho vay nặng lãi, là kinh doanh bạo lực, là
sự "nhờ vả" bạo lực để đòi nợ gây mất an ninh trật tự xã hội.
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng trong phiên họp Ủy ban Thường vụ
Quốc hội thứ 43 ngày 23-3 đã nêu thực tế 217 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
này tại Hà Nội và TP.HCM (đã được cấp phép) hoạt động không lành mạnh có
liên quan việc đòi nợ kiểu xã hội đen.

II. Đối tượng hưởng ưu đãi đầu tư.


- Về đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư, Luật Đầu tư năm 2020 quy định đã có
sự rõ ràng, thu hẹp và làm rõ phạm vi đối tượng được hưởng ưu đãi. Từ đó
chính sách ưu đãi đầu tư được hiệu quả hơn khi xác định được đối tượng hưởng
phù hợp, xứng đáng. Những thay đổi cụ thể của Luật Đầu tư năm 2020 về đối
tượng được hưởng ưu đãi đầu tư là:

● Bổ sung thêm tiêu chí có tổng doanh thu tối thiểu đạt 10.000 tỷ
đồng mỗi năm trong thời gian chậm nhất sau 03 năm kể từ năm có
doanh thu hoặc sử dụng trên 3.000 lao động đối với đối tượng là
dự án đầu tư có quy mô vốn từ 6.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện
giải ngân tối thiểu 6.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày
được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc chấp thuận chủ
trương đầu tư.
● Bổ sung mới các đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư:

+ Dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; dự án đầu tư tại vùng nông thôn sử dụng
từ 500 lao động trở lên; dự án đầu tư sử dụng lao động là người khuyết tật theo
quy định của pháp luật về người khuyết tật (điểm d khoản 2 Điều 15 Luật Đầu
tư năm 2020).

+ Dự án có chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ khuyến khích
chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ; cơ sở ươm
tạo công nghệ, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ theo quy
định của pháp luật về công nghệ cao, pháp luật về khoa học và công nghệ;
doanh nghiệp sản xuất, cung cấp công nghệ, thiết bị, sản phẩm và dịch vụ phục
vụ các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi
trường (điểm đ khoản 2 Điều 15 Luật Đầu tư năm 2020).

+ Dự án đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm
nghiên cứu và phát triển (điểm e khoản 2 Điều 15 Luật Đầu tư năm 2020).

● Nhà nước khuyến khích và có các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ để tạo
môi trường nghiên cứu và phát triển, đầu tư kinh doanh thuận lợi tối đa
tại Trung tâm nhằm thu hút nhân tài, chuyên gia trong và ngoài nước, các
tập đoàn, doanh nghiệp công nghệ lớn trong nước và từ các nước có trình
độ công nghệ phát triển để thực hiện ý tưởng trên cơ sở khai thác tài sản
trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và có khả năng tăng trưởng
nhanh.
● Hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp: ​Trung tâm được hưởng các cơ
chế, chính sách ưu đãi cao nhất và các thủ tục hành chính thuận lợi nhất
theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện hỗ trợ phát triển hệ sinh thái
khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng
trên nền tảng phát triển khoa học và công nghệ.
+ Đầu tư kinh doanh chuỗi phân phối sản phẩm của doanh nghiệp nhỏ và vừa;
đầu tư kinh doanh cơ sở kỹ thuật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, cơ sở ươm
tạo doanh nghiệp nhỏ và vừa; đầu tư kinh doanh khu làm việc chung hỗ trợ
doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về
hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (điểm g khoản 2 Điều 15 Luật Đầu tư năm
2020).

Bên cạnh đó, Luật Đầu tư năm 2020 còn bổ sung thêm dự án không được hưởng
ưu đãi đầu tư quy định tại điểm b, c, d khoản 2 Điều 15 là dự án đầu tư xây
dựng nhà ở thương mại theo quy định của pháp luật về nhà ở.

Đồng thời Luật Đầu tư năm 2020 còn đặt ra các nguyên tắc và điều kiện để nhà
đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư cụ thể quy định tại khoản 6, khoản 7 Điều 15:

● Ưu đãi đầu tư được áp dụng có thời hạn và trên cơ sở kết quả thực
hiện dự án của nhà đầu tư. Nhà đầu tư phải đáp ứng điều kiện
hưởng ưu đãi theo quy định của pháp luật trong thời gian hưởng
ưu đãi đầu tư.
● Dự án đầu tư đáp ứng điều kiện hưởng các mức ưu đãi đầu tư khác
nhau, bao gồm cả ưu đãi đầu tư theo quy định tại Điều 20 của Luật
Đầu tư năm 2020 thì được áp dụng mức ưu đãi đầu tư cao nhất.

Qua đó có thể thấy, sự đổi mới của Luật Đầu tư năm 2020 về đối tượng được
hưởng ưu đãi đầu tư theo hướng tập trung hơn về doanh nghiệp công nghệ cao,
dự án khởi nghiệp sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển, sản xuất vật liệu
mới, năng lượng mới, năng lượng sạch, sản phẩm công nghệ thông tin, phần
mềm, nội dung số…
III. Hình thức ưu đãi đầu tư.
Với xu hướng mở rộng hội nhập quốc tế, Nhà nước luôn tạo điều kiện cho các
nhà đầu tư nước ngoài có cơ hội phát triển tại thị trường Việt Nam. Với mong
muốn mang đến những điều kiện thuận lợi nhất cho nhà đầu tư mà kể từ
01/01/2021, khi Luật đầu tư 2020 có hiệu lực thì, nhà đầu tư nước ngoài được
gia tăng thêm các hình thức ưu đãi đầu tư hơn trước. Sự ưu đãi này được thể
hiện thông qua việc so sánh khoản 1 Điều 15 Luật đầu tư 2014 và khoản 1 Điều
15 Luật đầu tư 2020 như sau:
“Điều 15. Hình thức và đối tượng áp dụng ưu đãi đầu tư
1. Hình thức áp dụng ưu đãi đầu tư:
a) Áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất
thông thường có thời hạn hoặc toàn bộ thời gian thực hiện dự án đầu tư; miễn,
giảm thuế thu nhập doanh nghiệp;
b) Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định;
nguyên liệu, vật tư, linh kiện để thực hiện dự án đầu tư;
c) Miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất”.
“Điều 15. Hình thức và đối tượng áp dụng ưu đãi đầu tư
1. Hình thức ưu đãi đầu tư bao gồm:
a) Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, bao gồm áp dụng mức thuế suất thuế thu
nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường có thời hạn hoặc toàn
bộ thời gian thực hiện dự án đầu tư; miễn thuế, giảm thuế và các ưu đãi khác
theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp;
b) Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định;
nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất theo quy định của pháp luật
về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
c) Miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất;
d) Khấu hao nhanh, tăng mức chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế”
Như vậy, so với Luật đầu tư hiện hành thì kể từ ngày 01/01/2021 khi Luật
đầu tư 2020 có hiệu lực thì nhà đầu tư nước ngoài được tăng thêm một hình
thức ưu đãi đầu tư. Đó là khấu hao nhanh, tăng mức chi phí được trừ khi tính
thu nhập chịu thuế.

IV. Ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đặc biệt.


Đây là điểm mới nổi bật về ưu đãi đầu tư của Luật Đầu tư năm 2020 khi cho
phép Thủ tướng Chính phủ áp dụng ưu đãi đặc biệt để tạo cơ chế, chính sách đủ
sức hấp dẫn, kịp thời thu hút dòng vốn FDI đang dịch chuyển nhanh chóng
trong bối cảnh hiện nay. Mặt khác, Chính phủ có thể trình Quốc hội quyết định
áp dụng các ưu đãi đầu tư khác với ưu đãi đầu tư được quy định tại Luật này và
các luật khác trong trường hợp cần khuyến khích phát triển một dự án đầu tư
đặc biệt quan trọng hoặc đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.

Theo đó, Chính phủ quyết định việc áp dụng ưu đãi đầu tư đặc biệt nhằm
khuyến khích phát triển một số dự án đầu tư có tác động lớn đến phát triển kinh
tế – xã hội. Bao gồm:

● Dự án đầu tư thành lập mới (bao gồm cả việc mở rộng dự án thành


lập mới đó) các trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm nghiên cứu
và phát triển có tổng vốn đầu tư từ 3.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện
giải ngân tối thiểu 1.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày
được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc chấp thuận chủ
trương đầu tư; trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia được thành lập
theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
● Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư có quy mô
vốn đầu tư từ 30.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu
10.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy
chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư.
Bên cạnh đó, ưu đãi đầu tư đặc biệt không áp dụng đối với:
● Dự án đầu tư đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng
nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư trước ngày
Luật Đầu tư năm 2020 có hiệu lực thi hành.
● Dự án đầu tư quy định tại khoản 5 Điều 15 của Luật Đầu tư năm
2020.
Mức ưu đãi và thời hạn áp dụng ưu đãi đặc biệt thực hiện theo quy định của
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật về đất đai. Theo đó sẽ không còn
quy định mức trần của chính sách ưu đãi đầu tư mà áp dụng ưu đãi đầu tư đặc
biệt theo thời hạn được hưởng, hưởng theo kết quả đầu tư. Ưu đãi, hỗ trợ đầu tư
đặc biệt quy định tại Điều 20 Luật Đầu tư năm 2020 chỉ áp dụng đối với các dự
án đầu tư mới, không áp dụng đối với các dự án đầu tư đã được cấp Giấy chứng
nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu
tư trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

V. Thời hạn thực hiện dự án đầu tư.


Quy định mới 2 nhóm đối tượng KHÔNG được phép gia hạn thực hiện dự án
đầu tư, cụ thể như sau:
- Dự án đầu tư sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi
trường, thâm dụng tài nguyên.
- Dự án đầu tư thuộc trường hợp nhà đầu tư phải chuyển giao không bồi hoàn tài
sản cho Nhà nước Việt Nam hoặc bên Việt Nam.
KẾT LUẬN
Nhà nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội trong bối
cảnh quốc tế có những biến đổi to lớn và sâu sắc. Trong đó, phát triển kinh tế
mang hình thái chủ nghĩa xã hội được Nhà nước đặt lên hàng đầu. Chính vì thế,
việc ban hành Luật nói chung và Luật Đầu tư nói riêng giúp thúc đẩy quá trình
phát triển kinh tế, mời gọi các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài đầu
tư trong và ngoài nước.
Việc ban hành Luật Đầu tư cho phù hợp với hội nhập kinh tế là cần thiết,
chính vì vậy Luật Đầu tư 2020 ra đời với sự chuyển biến,đổi mới toàn diện và
đột phá về thể chế, mở ra môi trường đầu tư thông thoáng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật đầu tư 2020
2. Luật đầu tư 2014
3. ​https://plo.vn/thoi-su/dich-vu-doi-no-thue-gay-bat-an-cho-xa-hoi-914998.html
4.​https://khoinghiep.thuvienphapluat.vn/bai-viet/diem-moi-cua-luat-dau-tu-sua-d
oi-904.html
5.​https://phamlaw.com/diem-moi-ve-uu-dai-dau-tu-theo-luat-dau-tu-nam-2020.ht
ml

You might also like