You are on page 1of 3

Kiểm tra khả năng chịu lực của tiết diện Cột theo TCXDVN 356-2005 sử dụng phương

pháp lập BĐTT

Kiểm tra khả năng chịu lực của tiết diện cột theo tiêu chuẩn TCXDVN 356-
2005 sử dụng phương pháp lập biểu đồ tương tác

I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1. Quy định về ứng suất của Bê tông và Cốt thép


Ứng suất của bê tông và cốt thép được quy định trong tiêu chuẩn TCXDVN 356-2005, xác
định như sau:
· Ứng suất của bê tông trong vùng nén là R b, quy định trong mục 6.1.1.2 của tiêu chuẩn
· Ứng suất của cốt thép phụ thuộc vào vị trí tương đối giữa các thanh cốt thép và đường
giới hạn vùng nén, được xác định bằng công thức (67) nêu trong mục 6.2.2.19 của tiêu
chuẩn, cụ thể như sau:
s sc,u æw ö
s si = çç - 1÷÷ + s spi
w è xi ø
1-
1,1
Ý nghĩa các thông số xin theo dõi tiêu chuẩn TCXDVN 356-2005

1.2. Kiểm tra khả năng chịu lực của tiết diện thông qua Biểu đồ tương tác
Phương pháp xây dựng biểu đồ tương tác được trình bày
trong mục II.
Khả năng chịu lực của tiết diện được đánh giá thông qua hệ
số an toàn là tỉ số giữa khả năng và nội lực của tiết diện.
Như hình minh họa dưới đây, hệ số an toàn là tỉ số OB/OA
trên biểu đồ. Trong đó điểm B là điểm biểu thị khả năng,
điểm A là điểm biểu thị nội lực của tiết diện.

II. PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG BIỂU ĐỒ TƯƠNG TÁC


Đối với tiết diện có bố trí sẵn cốt thép, thuật toán xây dựng biểu đồ tương tác tuân theo các
bước sau đây
Bước 1: Chia nhỏ tiết diện thành các phần có kích thước dA và dB. Mỗi phần Bê tông được
xác định bằng diện tích dS = dA.dB, có tọa độ trọng tâm là Xbi, Y bi. Mỗi thanh cốt thép có tọa
độ trọng tâm là Xsi, Y si.

Biên soạn: Hồ Việt Hùng. Page 1


Kiểm tra khả năng chịu lực của tiết diện Cột theo TCXDVN 356-2005 sử dụng phương pháp lập BĐTT

Bước 2. Theo phương hợp với trục OX một góc a, phương trình của đường giới hạn vùng
nén là y = a.x + bi
Hệ số a của phương trình được xác định thông
qua góc a
Hệ số bi thỏa mãn b1 > bi > b 2, với b1 và b2 được
xác định bằng cách giải phương trình khi cho
đường giới hạn vùng nén đi các biên của tiết diện
(xem hình vẽ)
Bước 3. Cho b i thay đổi từ b1 đến b2, ứng với mỗi
giá trị bi là một trường hợp của đường giới hạn
vùng nén, tương ứng là một trạng thái ứng suất
của tiết diện. Xác định ứng suất của các phần tử
Bê tông và Cốt thép theo các quy tắc sau:
· Ứng suất của bê tông trong vùng nén là R b.
Trong vùng kéo bằng 0
· Ứng suất của cốt thép được xác định thông qua công thức (67) nêu trong mục 6.2.2.19
của tiêu chuẩn TCXDVN 356-2005. Ứng suất của cốt thép không vượt quá Rs
Bước 4. Xác định các thành phần lực dọc và mô men đóng góp của các phần tử bê tông và
cốt thép.
Phần lực dọc và mô men của các phần tử Bê tông được xác định như sau (chỉ xét đến các
phần tử trong vùng nén):
= ∗
= .
= .
Phần lực dọc và mô men của các phần tử Cốt thép được xác định như sau:
= ∗
= .
= .
Bước 5. Xác định khả năng chịu lực của tiết diện
Khả năng chịu lực của tiết diện ứng với mỗi vị trí của đường giới hạn vùng nén được xác định
như sau:

= +

Biên soạn: Hồ Việt Hùng. Page 2


Kiểm tra khả năng chịu lực của tiết diện Cột theo TCXDVN 356-2005 sử dụng phương pháp lập BĐTT

= +

= +

Bước 6. Xây dựng mặt cắt dọc của biểu đồ tương tác
Ứng với mỗi giá trị bi, tính toán được 1 bộ giá trị (Ni, MXi, MYi) biểu hiện khả năng chịu lực của
tiết diện. Cho góc a thay đổi từ 0 đến 90°, cho bi thay đổi từ b1 đến b2, tập hợp các giá trị (Ni,
MXi, MYi) xây dựng nên mặt cầu biểu thị khả năng chịu lực của tiết diện - biểu đồ tương tác của
tiết diện.
Mặt cắt dọc của biểu đồ tương tác là tập hợp các giá trị thể hiện khả năng chịu lực của tiết
diện theo một phương nào đó, ở đây chính là phương chứa điểm thể hiện Nội lực của tiết diện
(NF, MXF, MYF), ký hiệu là phương aF. Các giá trị xây dựng lên mặt cắt dọc của biểu đồ tương
tác được xác định bằng cách nội suy các điểm đã tính toán được trong bước 5.
Bước 7. Kiểm tra khả năng chịu lực
Ứng với mỗi cặp nội lực (phương tính toán được xác định thông qua Mx, My) tiến hành dựng
mặt cắt dọc của biểu đồ tương tác và kiểm tra khả năng chịu lực của tiết diện thông qua quy
tắc đã nêu trong mục I.

Biên soạn: Hồ Việt Hùng. Page 3

You might also like