You are on page 1of 11

MỤC LỤC

1. Sự xuất hiện và ảnh hưởng của Fernando Henrique Cardoso:.............................4


1.1. Tình hình trước đây của Brazil:............................................................................4
1.2. Những hành động của Fernando H. Cardoso:......................................................4
1.3. Hiệu quả:..............................................................................................................5
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư vào Brazil:......................................6
2.1. Sự ổn định về kinh tế lẫn chính trị và và việc phát triển nền kinh tế theo hướng tư
nhân hóa, toàn cầu hóa:.................................................................................................6
2.2. Tại sao lại quan trọng khi một quốc gia như Brazil phải có một hệ thống chính
trị ổn định và minh bạch?...............................................................................................6
2.3. Khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của một quốc gia:........................7
3. Tầm quan trọng của toàn cầu hóa:..........................................................................8
4. Tương lai của Brazil:.................................................................................................8
4.1. Những điều mà các quốc gia khác nên học hỏi từ Brazil:.....................................8
4.2. Điều gì sẽ xảy ra với Brazil trong một thập kỷ tới:...............................................9
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................11
PHẦN I. CASE STUDY
Brazil hiện đã trở thành nền kinh tế lớn thứ sáu trên thế giới, một nền năng lượng
khổng lồ với khu vực sản xuất đang bùng nổ và tầng lớp trung lưu đang gia tăng, nói tóm
lại, một cường quốc kinh tế và dân chủ đang trên đà phát triển, và đây rõ ràng không phải
quốc gia mà trước đây Fernando Henrique Cardoso được sinh ra.
Fernando Henrique Cardoso (FHC), cựu Tổng thống Brazil, sinh năm 1931. Vào thời
điểm đó, Brazil chỉ có một tuyến đường trải nhựa nối Rio với một trong các tỉnh. Brazil
khá khác biệt với thế giới. Nó nằm cô lập xa trung tâm, được coi là vùng ngoài rìa nghèo
nàn của thế giới.
Cardoso, hiện 81 tuổi, sẽ trở thành một trong những kiến trúc sư chính cho sự trỗi dậy
của Brazil. Vừa là một học giả - Ông là một nhà tư tưởng hàng đầu về các vấn đề chủng
tộc và sự phát triển, vừa là tác giả hoặc đồng viết hơn 30 cuốn sách - và bên cạnh đó, ông
còn là một nhân vật chính trị giữ chức bộ trưởng tài chính của đất nước và sau đó trở
thành tổng thống trong 2 nhiệm kỳ từ 1995 đến 2002. Ông giám sát việc loại bỏ lạm phát
ác tính, mở cửa thị trường và thiết lập các chương trình xã hội giúp đưa đất nước đi trên
con đường hiện tại.
- FHC: Tại sao chúng ta phải trì trệ như một đất nước kém phát triển? Tôi nghĩ rằng
điều này là không thực tế. Có thể thúc đẩy các chính sách để thực hiện một nền
kinh tế tốt hơn, đưa nền kinh tế Brazil đi lên và trở thành một phần lớn hơn của hệ
thống toàn cầu.
Chính sự kết hợp hiếm có giữa học giả và chính trị gia này mà Thư viện Quốc hội
Hoa Kỳ đã trích dẫn khi trao cho Cardoso giải thưởng Kluge danh giá, được Thư viện ví
như một giải Nobel về Khoa học Xã hội và Nhân văn. Và, thực sự, Cardoso nói rằng ông
khởi đầu là một nhà xã hội học trẻ vào những năm 1960 với những mục tiêu đầy tham
vọng.
- FHC: Tôi muốn thay đổi thế giới, hoặc nếu không phải là thế giới, ít nhất là có thể
cải thiện được tình hình ở Brazil.
Nghiên cứu ban đầu của ông đã giúp làm bùng nổ những lầm tưởng về một chủ đề
hóc búa ở Brazil cũng như ở Mỹ: Chủng tộc.
- FHC: Ý tưởng chính thức là Brazil có thể đủ tiêu chuẩn là một nền dân tộc dân
chủ. Chúng tôi đã từng có định kiến về chủng tộc. Theo luật, chúng tôi chưa bao
giờ có sự phân biệt đối xử. Brazil đã nhập khẩu nô lệ nhiều hơn Mỹ gấp 10 lần, vì
vậy, chúng tôi có một số lượng lớn những người da đen. Nhưng ý tưởng về dân
chủ, dân chủ chủng tộc, đồng thời là một ước mơ và khát vọng. Xã hội Brazil, họ
sẽ có một kiểu quan hệ dân chủ hơn giữa người da đen và người da trắng. Và từng
bước, chúng tôi đang xây dựng một xã hội cởi mở hơn, linh hoạt hơn và hơn thế
nữa – dân chủ hơn với sự tôn trọng liên quan đến các mối quan hệ chủng tộc.
- Jeffrey Brown (JB): Một phần khác của học thuyết khiến ông rất chú ý là thách
thức suy nghĩ rằng Brazil sẽ luôn là một quốc gia phụ thuộc, nó sẽ luôn ở bên
ngoài. Ông đã thấy điều gì khiến ông muốn thách thức suy nghĩ đó?
- FHC: Đối với tôi, rõ ràng có một sự khác biệt rất lớn trong khu vực ngoài rìa. Và
các quốc gia như Brazil, Argentina hoặc Mexico, đã trở nên công nghiệp hóa và
đang thiết lập quan hệ với các thị trường toàn cầu. Đó là những năm 60s và tôi
cũng không biết điều gì đang thực sự xảy ra, quá trình toàn cầu hóa. Chúng tôi
không biết nói gì.
- JB: Vậy vấn đề là làm thế nào để một quốc gia như Brazil tìm đường đi trong thị
trường toàn cầu hóa này?
- FHC: Đúng vậy. Đó là câu hỏi chính. Làm thế nào để tiếp tục dân chủ, tự do hơn,
mọi người tổ chức và tôn trọng hợp đồng, tăng đầu tư, quản trị tốt.
Trên thực tế, sự thiếu dân chủ của Brazil đã dẫn đến bước ngoặt trong cuộc đời
Cardoso. Trước đó chế độ độc tài quân sự buộc ông phải sống lưu vong và sau đó trở về
Brazil để mất học vị. Đến những năm 1970, ông đã hoạt động chính trị nhiều hơn, cuối
cùng trở thành người mà ông thích gọi là "một Tổng thống bất đắc dĩ". Cardoso rời nhiệm
kỳ tổng thống vào năm 2002, bị ngăn cản bởi luật pháp để tiếp tục nhiệm kỳ thứ ba.
Chiến thắng của Luiz Inacio Lula da Silva đã đánh dấu một thời điểm quan trọng đối với
nền dân chủ Brazil, lần đầu tiên trong hơn 40 năm một tổng thống dân sự được bầu
chuyển quyền lực cho một tổng thống dân sự khác. Lula, mặc dù lãnh đạo một đảng đối
lập và cánh tả hơn, vẫn giữ nguyên nhiều chính sách và cải cách của Cardoso, cũng như
người kế nhiệm của ông, tổng thống hiện tại, Dilma Rousseff. Ngày nay, Cardoso nhận
thấy có thêm nhiều thách thức và vấn đề vẫn tiếp diễn đối với đất nước của mình, nhưng
cũng đã có nhiều tiến bộ.
- FHC: Nếu tôi nhìn lại khi mình còn nhỏ ở Rio, trên bãi biển Copacabana, với
những ngọn đồi ở Rio, đó là một đất nước rất lạc hậu. Và bây giờ tôi có thể thấy
xã hội năng động hơn nhiều ở Brazil. Bây giờ chúng tôi có nền dân chủ. Bây giờ
chúng tôi có những người yêu cầu nhiều hơn. Bây giờ chúng tôi có các cuộc biểu
tình. Bây giờ chúng tôi có báo chí tự do. Bây giờ chúng tôi có các trường đại học.
Bây giờ chúng tôi có địa chỉ liên hệ trên toàn cầu. Chúa ơi, đó là một sự tiến bộ
vượt bậc.
PHẦN II. NỘI DUNG
1. Sự xuất hiện và ảnh hưởng của Fernando Henrique Cardoso:
1.1. Tình hình trước đây của Brazil:
- Brazil đã thiết lập được một hệ thống chính trị có tính cạnh tranh từ cuối thế kỷ
XIX, nhưng trong những thập kỉ nằm dưới chế độ chính trị đầu sỏ, đa số người Brazil
không có quyền công dân thực sự. Các giai cấp thấp hơn ở thành thị vẫn bị kiểm soát gắt
gao, còn người lao động ở nông thôn thì không được phép thành lập tổ chức công đoàn,
còn người mù chữ thì không có quyền bầu cử.
- Tháng 4/1964, sự nổi dậy của những người theo cộng sản và nội chiến – Viện
Quốc tế Hỗ trợ Bầu cử và Dân chủ (IDEA) 15 đã phản ứng lại cơn bão chính trị mà hình
thành bởi sự cộng hưởng của nạn lạm phát và cạn kiệt dự trữ ngoại tệ, cùng những đòi
hỏi về cải cách ruộng đất, và sự bất lực quá rõ ràng của các nhà lãnh đạo dân sự cũng như
tình trạng bất ổn gia tăng trong giới lao động và sinh viên – bằng một cuộc đảo chính và
lập ra chế độ độc tài quân sự.
1.2. Những hành động của Fernando H. Cardoso:
- Tháng 1/1995, Fernando Henrique Cardoso nhậm chức tổng thống Brasil sau khi
đánh bại ứng cử viên cánh tả Lula da Silva. Trong suốt những năm chuyển đổi dân chủ,
Fernando Henrique Cardoso là lãnh đạo trí tuệ của phe đối lập và một trong những người
phê phán chế độ quân sự thẳng thắn nhất và có ảnh hưởng nhất.
- Với lập trường đứng giữa phía cực đoan và phía ôn hòa, Cardoso đã giúp ngăn
ngừa tình trạng phân hóa nội bộ trong phe đối lập. Ông hỗ trợ tổ chức các cuộc đình công
và đòi đưa Lula ra khỏi nhà tù, nhưng đồng thời cũng kiềm chế phe đối lập, không để xảy
ra tình trạng nóng vội.
- Nghiên cứu ban đầu của ông đã giúp làm bùng nổ những lầm tưởng về một chủ đề
hóc búa ở Brazil cũng như ở Mỹ: Chủng tộc. “Theo luật, chúng tôi chưa bao giờ có sự
phân biệt đối xử. Brazil đã nhập khẩu nô lệ nhiều hơn Mỹ gấp 10 lần, vì vậy, chúng tôi có
một số lượng lớn những người da đen. Nhưng ý tưởng về dân chủ, dân chủ chủng tộc,
đồng thời là một ước mơ và khát vọng. Xã hội Brazil, họ sẽ có một kiểu quan hệ dân chủ
hơn giữa người da đen và người da trắng. Và từng bước, chúng tôi đang xây dựng một xã
hội cởi mở hơn, linh hoạt hơn và hơn thế nữa – dân chủ hơn với sự tôn trọng liên quan
đến các mối quan hệ chủng tộc.”
- Cardoso đóng vai trò quan trọng trong quá trình soạn thảo bản hiến pháp dân chủ
vào năm 1988 – ông là đại diện của Ủy ban Luật lệ Nội bộ và Ủy ban Hệ thống hóa. Năm
1993, với tư cách bộ trưởng tài chính, ông đã cộng tác với một nhóm các nhà kinh tế học
trong quá trình soạn thảo Kế hoạch Thực tiễn (Real Plan) nhằm kiềm chế lạm phát và sau
đó sử dụng tài năng thuyết phục của mình để làm cho kế hoạch này được chấp nhận, phê
chuẩn và triển khai ngay tại thời điểm, theo như lời ông nói, khi Quốc hội còn yếu. Kế
hoạch Thực tiễn là một gói toàn diện bao gồm các biện pháp thắt lưng buộc bụng nhằm
cắt giảm chi tiêu của chính phủ, thắt chặt thu thuế và thu các khoản nợ mà chính quyền
các bang mắc phải đối với chính phủ liên bang.
1.3. Hiệu quả:
- Cơ cấu xã hội phức tạp của Brazil, mức độ đô thị hóa cao và văn hóa chính trị
được hình thành bởi lịch sử bầu cử của đất nước đã tạo áp lực khiến cho quá trình dân
chủ hóa phải thực hiện từng bước một, thông qua tiến trình bầu cử mới trở nên hoàn toàn
khả thi.
- Phe đối lập dân chủ chấp nhận luật lệ và nhịp độ do chế độ quân sự đưa ra và đã
có vô số thỏa hiệp trên suốt lộ trình chuyển đổi. Quân đội đã nằm dưới quyền quản trị
dân sự, các quy định về an sinh xã hội đã được mở rộng đáng kể, đã đạt được tăng trưởng
kinh tế công bằng hơn, và hiện nay Brazil đã có chế độ dân chủ đầy sức sống, sáng tạo và
đã bám rễ rất vững chắc.
- Trong vai trò Bộ trưởng Tài chính, bắt đầu từ năm 1993, Fernando đã cộng tác với
một nhóm các nhà kinh tế học để lập ra bản Kế hoạch Thực tiễn nhằm kiềm chế lạm phát
và giành được sự ủng hộ của công chúng bằng cách trình bày cách tiếp cận mới về các
vấn đề kinh tế với nhiều thành phần trong xã hội. Sự thành công của Kế hoạch Thực tiễn
là nguồn trợ giúp đắc lực, giúp ông thắng cử trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1994.
- Trong hai nhiệm kỳ tổng thống của mình, ông giám sát quá trình cải cách kinh tế
nhằm mở cửa thị trường và thúc đẩy nền ngoại giao quốc tế năng động, và sau đó lãnh
đạo quá trình chuyển giao quyền lực êm thấm cho Luizinacio (Lula) da Silva, một người
cánh tả đã lãnh đạo phong trào lao động suốt Viện Quốc tế Hỗ trợ Bầu cử và Dân chủ
(IDEA) 21 nhiều năm liền. Luizinacio (Lula) da Silva được bầu làm tổng thống năm 2002
và đã tiếp tục duy trì và mở rộng nhiều chính sách kinh tế và xã hội của Cardoso.
- Fernando H. Cardoso đã góp công lớn trong việc giúp Brazil từ một quốc gia nằm
ở khu vực ngoại vi nghèo nàn trở thành nền kinh tế lớn thứ sáu trên thế giới, một nền
năng lượng khổng lồ với khu vực sản xuất đang bùng nổ và tầng lớp trung lưu đang gia
tăng.
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư vào Brazil:
2.1. Sự ổn định về kinh tế lẫn chính trị và và việc phát triển nền kinh tế theo hướng
tư nhân hóa, toàn cầu hóa:
- Trong nhiệm kỳ tổng thống của Tổng thống Brazil-Fernando Henrique Cardoso,
Brazil đã tư nhân hóa các lĩnh vực trước đây do nhà nước thống trị như ngành viễn thông
hoặc đường sắt, nhằm tăng tính cạnh tranh và hiệu quả. Nhưng trái ngược hẳn với
Argentina hay Chile, Cardoso nói, chính phủ của ông cũng tạo ra các cơ quan quản lý
mạnh mẽ, đồng thời tìm cách tăng năng suất, tăng cường quy định, phá vỡ độc quyền và
giảm tham nhũng.
- Bên cạnh đó, Brazil cung cấp vốn tài chính cho các doanh nhân Brazil, giúp họ
cạnh tranh trong các lĩnh vực mới được tư nhân hóa, trái ngược với các ví dụ lân cận, nơi
vốn nước ngoài thường chi phối các quá trình tư nhân hóa. Trong các lĩnh vực công
nghiệp chủ chốt như thép, khai thác mỏ và năng lượng, vốn Brazil chiếm khoảng một nửa
tổng vốn đầu tư nhờ chương trình nhà nước cung cấp lãi suất ưu đãi cho các công ty địa
phương.
- Ngoài ra, một chính sách tiền tệ thận trọng, hạn chế và độc lập được giám sát bởi
các cựu chủ ngân hàng quốc tế theo trường phái tân tự do và “neo” vào đồng đô la Mỹ
bằng lãi suất thực tế cao đã cho phép các quy tắc kinh tế ở Brazil trở nên lâu dài và dễ
đoán hơn. Theo Giáo sư Albert Fishlow của Đại học Columbia, các ngành nông nghiệp,
khai khoáng và dầu khí đã gia tăng xuất khẩu trong khi nhiều ngành công nghiệp quốc
doanh và nhiều cơ sở hạ tầng thuộc sở hữu nhà nước được bán cho các doanh nhân tư
nhân có thể quản lý chúng hiệu quả hơn. Kết quả là khu vực công nghiệp được hồi sinh,
tăng khả năng tiếp cận tín dụng tư nhân, xử lý phá sản hiệu quả hơn và một cơ chế quản
lý hiệu quả hơn. Trong khi đó nền kinh tế và chính trị của Brazil trở nên “ổn định hơn”.
2.2. Tại sao lại quan trọng khi một quốc gia như Brazil phải có một hệ thống chính
trị ổn định và minh bạch?
Định nghĩa tiêu chuẩn về bất ổn chính trị là xu hướng sụp đổ của chính phủ do xung
đột hoặc cạnh tranh tràn lan giữa các đảng phái chính trị khác nhau. Ngoài ra, sự thay đổi
của chính phủ làm tăng khả năng xảy ra các thay đổi tiếp theo. Tăng trưởng kinh tế và ổn
định chính trị có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Một mặt, sự không chắc chắn kết hợp với
môi trường chính trị không ổn định có thể làm giảm đầu tư và tốc độ phát triển kinh tế.
Mặt khác, hoạt động kinh tế kém có thể dẫn đến sự sụp đổ của chính phủ và bất ổn chính
trị.
Cũng như trường hợp của Brazil, mặc dù đã trở lại chế độ dân chủ, nhưng quá trình
chuyển đổi rất khó khăn. Chủ nghĩa thân hữu và tham nhũng lan tràn đã thống trị xã hội
và chính trị Brazil trong suốt lịch sử đã được củng cố bởi nhiệm kỳ tổng thống thảm khốc
và cuộc luận tội của Collor – vị tổng thống thứ hai của Brazil. Thông qua thay đổi kinh tế
và xã hội triệt để nhằm mục đích kiểm soát nền kinh tế đang biến động dữ dội, Cardoso
đã khắc phục tình hình kinh tế lẫn sự bất ổn chính trị của Brazil. Tương tự, với tư cách là
một nhà xã hội học, Cardoso nhấn mạnh rằng nhà nước nên được xem như một đấu
trường đấu tranh, thay vì chỉ đơn giản là một công cụ thống trị giai cấp.
Việc kiểm tra chặt chẽ các bước ông ấy đã thực hiện để giảm bất bình đẳng xã hội
chứng tỏ cam kết tối đa của ông đối với nền dân chủ và Cardoso đã thay đổi hoàn toàn
Brazil, giúp nó trở thành cường quốc thế giới mới nổi như ngày nay. Điều đó đã chứng
minh được việc có một hệ thống chính trị ổn định và minh bạch rất quan trọng đối với
một quốc gia như Brazil.
2.3. Điều này ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của một
quốc gia như thế nào?
- Đầu tiên, sự không minh bạch khiến doanh nghiệp phát sinh thêm chi phí. Các chi
phí bổ sung này phát sinh do các công ty phải giải quyết việc thiếu thông tin mà lẽ ra bộ
phận thích hợp của chính phủ phải cung cấp trong việc thực hiện các chính sách của mình
và trong hoạt động của các tổ chức chính phủ. Ở nhiều nước, hối lộ là bất hợp pháp. Do
đó, hối lộ làm tăng rủi ro và chi phí cho việc không tuân thủ, và các công ty sẽ chỉ chấp
nhận rủi ro nếu tiền thưởng đủ cao. Tham nhũng thực sự có thể gây tốn kém cho các công
ty. Hơn nữa, phần lớn các công ty tuân thủ luật pháp thường sẽ tránh kinh doanh ở các
quốc gia mà hối lộ là một phần không thể tách rời trong hoạt động kinh doanh của họ.
Nói tóm lại, sự tồn tại của các quy định pháp luật mạnh mẽ chống hối lộ và việc thực thi
hiệu quả của các quy định này sẽ giúp thúc đẩy dòng vốn FDI.
- Thứ hai, các chính sách kinh tế minh bạch lại quan trọng đối với FDI là vì chúng
tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua bán và sáp nhập xuyên biên giới. Khi các công ty
quyết định mua lại các công ty ở nước ngoài, họ thường sẽ phải được Ủy ban Độc quyền
hoặc cơ quan tương đương phê duyệt ở nước chủ nhà (tức là tiếp nhận đầu tư nước
ngoài). Tuy nhiên, các hoạt động của ủy ban cạnh tranh này thường khác nhau giữa các
quốc gia và giữa các khu vực. Ví dụ, Neven, Papandroupulos và Seabright (1998) lập
luận trong nghiên cứu của họ về chính sách cạnh tranh của Châu Âu rằng Ủy ban Cạnh
tranh của Liên minh Châu Âu được toàn quyền quyết định với rất ít sự minh bạch.
- Thứ ba, các chính sách kinh tế minh bạch ảnh hưởng tích cực đến thái độ kinh
doanh. Hầu như tất cả các cuộc khảo sát về thái độ kinh doanh đều cho thấy các công ty
quyết định đầu tư ra nước ngoài dựa trên nhận thức của họ về điều mà các nhà kinh tế
học gọi là "các nguyên tắc cơ bản". Chúng thường cũng sẽ bao gồm các yếu tố như lực
lượng lao động dồi dào và tương đối có kỹ năng, khả năng tiếp cận tài nguyên thiên
nhiên, cơ sở hạ tầng hiệu quả. Vì thế, các nhà đầu tư thường tìm kiếm các chính sách kinh
tế rõ ràng, cởi mở và có thể dự đoán được để giảm thiểu rủi ro những bất ngờ khó chịu và
tốn kém. Các chế độ thương mại và đầu tư mở là công cụ đặc biệt mạnh mẽ để thu hút
đầu tư nói chung và đầu tư nước ngoài nói riêng. Rõ ràng, tính minh bạch của các chính
sách kinh tế và thể chế chính phủ luôn hiện hữu trong tâm trí các doanh nhân và trong các
cuộc họp của hội đồng quản trị của các công ty đa quốc gia.
3. Tầm quan trọng của toàn cầu hóa:
Toàn cầu hóa là sự di chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ và con người trên toàn thế
giới một cách liền mạch và tích hợp. Nói cách khác, khi các quốc gia mà trước đến nay
đóng cửa với thương mại và đầu tư nước ngoài bắt đầu mở cửa nền kinh tế của họ và
vươn ra toàn cầu, sự liên kết và hội nhập của các nền kinh tế trên thế giới sẽ ngày càng
tăng cao. Ngày nay, với tư cách là một xã hội toàn cầu, chúng ta đang được hưởng lợi rất
nhiều từ Toàn cầu hóa không chỉ về phương tiện kinh tế, mà còn về chế độ xã hội, văn
hóa, chính trị và môi trường. Không thể nói hết được tầm quan trọng của hiện tượng kinh
tế này; toàn cầu hóa được cho là yếu tố đóng góp quan trọng nhất vào việc tăng GDP
(mức sống) của một quốc gia là đầu tư trực tiếp nước ngoài - tức là các công ty nước
ngoài đầu tư vào quốc gia của bạn.
Đây cũng là suy nghĩ của Fernando Henrique Cardoso khi ông cho rằng sự phát triển
của một quốc gia phụ thuộc vào sự đầu tư, chuyển giao công nghệ và tiếp cận thị trường
do các quốc gia tiên tiến nhất cung cấp cho các nước đang phát triển, bao gồm cả Brazil.
Brazil có cơ sở hạ tầng Internet không đầy đủ và mức độ kết nối tương đối thấp. Kết
nối Internet nhanh chỉ có ở vùng Đông Nam dân cư đông đúc của đất nước. Nhờ có quá
trình Toàn cầu hóa, một số chuyển giao công nghệ đã được đưa đến Brazil và góp phần
đáp ứng các yêu cầu và điều kiện về vật chất để Brazil có thể tiếp cận và bắt kịp với
thông tin trên toàn thế giới.
Bên cạnh đó, Brazil là nước có thị trường xuất khẩu mạnh, xuất khẩu chiếm 1/3 GDP
của nước này. Brazil là nước xuất khẩu đường, quặng sắt, thép, đậu nành, cà phê và thịt
bò hàng đầu. Trên thực tế, nó là nhà xuất khẩu lớn thứ hai thế giới về đậu nành và lớn thứ
tư về thịt lợn. Brazil có một tập hợp đa dạng các đối tác thương mại trên toàn cầu, bao
gồm cả Iran và Trung Quốc. Trung Quốc là đối tác thương mại và thị trường xuất khẩu
lớn nhất của Brazil. Nếu không nhờ có Toàn cầu hóa, dẫn đến mối quan hệ đối với các
nước nhập khẩu như đã kể, thì các mặt hàng của Brazil không thể nào được đưa ra đến
với thế giới và giúp Brazil có được vị thế như ngày hôm nay trong số các nước xuất khẩu.
4. Tương lai của Brazil:
4.1. Những điều mà các quốc gia khác nên học hỏi từ Brazil:
- Phải cố gắng thay đổi và phát triển đất nước theo xu hướng toàn cầu hóa:
“Tại sao chúng ta phải trì trệ như một đất nước kém phát triển?” Thực vậy, một đất
nước muốn phát triển thì phải có tư duy của sự cố gắng và mong muốn cải thiện hơn từng
này. Để thực hiện một nền kinh tế tốt hơn, chúng ta có thể thúc đẩy các chính sách về
kinh tế kết hợp với chính trị, việc ổn định nền kinh tế bằng cách ngăn chặn lạm phát, cải
thiện những thiếu sót, đưa nền kinh tế đi lên và trở thành một phần lớn hơn của hệ thống
toàn cầu. Trường hợp của Brazil, theo cách riêng của mình - và chịu rủi ro - đã đưa ra Kế
hoạch Thực tiễn vào năm 1994 để tạo ra một loại tiền tệ mới và thực hiện một số thay đổi
cơ cấu khác đối với nền kinh tế của họ. Cuối cùng, kế hoạch Thực tiễn đã thành công mà
không hạn chế nghiêm trọng tăng trưởng kinh tế.
- Xây dựng một xã hội dân chủ, bình đẳng và hệ thống chính trị minh bạch, ổn định:
Trái ngược với khuynh hướng tinh hoa trong văn hóa chính trị Brazil trước đây,
Cardoso tìm cách tăng cường sự tham gia của các phong trào xã hội và các tổ chức phi
chính phủ trong các cuộc thảo luận chính sách. Trong suốt quá trình điều hành của mình,
ông đã tạo ra các kênh mới cho tiếng nói từ phong trào môi trường, phong trào da đỏ,
phong trào da đen, phong trào phụ nữ, cũng như hầu như loại bỏ lao động trẻ em và mở
rộng đáng kể dịch vụ chăm sóc y tế. Cardoso đã thực hiện một số biện pháp tập trung vào
giảm bất bình đẳng và cung cấp các dịch vụ xã hội, chẳng hạn như mở rộng giáo dục tiểu
học, tổ chức hệ thống truyền hình để đào tạo giáo viên, giáo dục cha mẹ trong việc chăm
sóc trẻ em để giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và thực hiện các chương trình cải thiện điều
kiện vệ sinh. Và từng bước, Brazil đã xây dựng một xã hội cởi mở hơn, linh hoạt hơn về
các mối quan hệ chủng tộc.
4.2. Điều gì sẽ xảy ra với Brazil trong một thập kỷ tới:
Brazil là một đất nước của khả năng vô hạn. Nó đã đạt được những thành tựu đáng
kinh ngạc so với thế hệ trước – đưa hàng chục triệu người thoát khỏi đói nghèo. Nhưng
những cải tiến này rất mong manh. Như chúng ta đã thấy ở những nơi khác trên thế giới,
khi các xã hội và mức sống bắt đầu lùi lại, phản kháng và bất ổn xã hội sẽ không còn xa
nữa. Vì vậy sẽ có những thử thách mà Brazil phải đối mặt trong tương lai như sau:
- Bất bình đẳng và tình trạng nghèo đói vẫn còn tiếp diễn:
Tỷ lệ nghèo đói một phần là do bất bình đẳng kinh tế của đất nước. Brazil xếp hạng
trong số các quốc gia cao nhất thế giới trong chỉ số đánh giá bất bình đẳng hệ số Gini.
Một nghiên cứu về chủ đề này cho thấy phân khúc người nghèo chiếm khoảng một phần
ba dân số, và người cực kỳ nghèo chiếm 13% (số liệu năm 2005). Tuy nhiên, nghiên cứu
tương tự cho thấy mức tăng thu nhập của người nghèo chiếm 20% phân khúc dân số,
trong khi 10% giàu nhất đang trì trệ.
Bất bình đẳng xã hội và kinh tế sâu sắc hơn trong các quốc gia về cơ bản đang định
hình lại nền chính trị trong nước và quốc tế. Trong những năm gần đây, thu nhập bình
quân đầu người sụt giảm và khoảng cách giàu nghèo bắt đầu tăng lên, xóa sạch nhiều lợi
ích xã hội của ba thập kỷ trước đó. Ngày nay, thu nhập trung bình hàng tháng của một
phần trăm giàu có nhất gấp hơn 33 lần thu nhập của 50% người nghèo nhất. Bất bình
đẳng không chỉ cản trở tăng trưởng kinh tế mà còn thúc đẩy sự phân cực và chủ nghĩa
dân túy.
- Tỉ lệ tội phạm, bạo lực ngày càng tăng:
Brazil có vấn đề nghiêm trọng về tội phạm. Với khoảng 23,8 vụ giết người trên
100.000 cư dân, các vụ trộm, cướp, bắt cóc và bạo lực băng đảng là phổ biến. Cải cách
cảnh sát và các sáng kiến chống bạo lực ở Rio de Janeiro và Pernambuco đã giảm được
tới 50% tỷ lệ giết người, nhưng chỉ là tạm thời. Ở những nơi này, tình trạng giết người
đang gia tăng. Tăng trưởng kinh tế trong thập niên 2000 giúp cải thiện mức sống người
dân ngay cả ở những vùng nghèo nhất của Brazil. Nhưng cơ hội vẫn còn rất hạn chế đối
với những người trẻ tuổi và nhiều trẻ em bỏ học vào khoảng 15 tuổi. Astolfi nhận định:
"Do đó, phạm tội là lựa chọn ưu tiên của cộng đồng thanh niên ở ngoại vi thành phố".
Trong quá trình ăn mòn này, tội phạm có tổ chức đã tăng gấp đôi, tham nhũng tăng
lên gấp bội, và sự bất ổn và nguy hiểm đã làm biến dạng nền chính trị của quốc gia. Để
cứu lấy nền dân chủ của mình, Brazil cần khẩn cấp tìm ra một giải pháp mới cho sự an
toàn công cộng. Nếu không, nỗi sợ hãi, tội phạm và giết người sẽ chiến thắng.
- Áp lực tài khóa:
Liên quan đến mức độ can thiệp của chính phủ, là vị thế tài khóa đang xấu đi. Phần
lớn chi tiêu của chính phủ hướng vào lợi ích xã hội hơn là đầu tư, điều này một mặt đã
giúp đưa rất nhiều người thoát khỏi đói nghèo, nhưng mặt khác có nghĩa là chi tiêu của
chính phủ góp phần vào sự bùng nổ tiêu dùng nhưng không ảnh hưởng đến tăng trưởng
kinh tế dài hạn. Thâm hụt ngân sách là 3,3% trong năm 2013, cao hơn mức trung bình
của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển. Sự thâm hụt này cũng phải được nhìn
nhận trong bối cảnh Brazil nổi tiếng về thuế cao (được trích dẫn trong Báo cáo Cạnh
tranh Toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới) là yếu tố thứ ba gây khó khăn cho hoạt
động kinh doanh. Mặc dù thuế suất cao, Chính phủ Brazil vẫn đang chi tiêu vượt quá khả
năng của mình. Thâm hụt làm hạn chế khả năng điều hành chính sách của chính phủ -
một vấn đề đặc biệt trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng chậm và lạm phát cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Mônica Dias Martins and Laurence Hallewell (2002). Globalization and Development
in Brazil. Latin American Perspectives, Vol. 29, No. 6, pp. 94-99.
2) Zdenek Drabek and Warren Payne (2002). The Impact of Transparency on Foreign
Direct Investment. Journal of Economic Integration, Vol. 17, 777-810
3) https://www.choices.edu/video/what-are-the-biggest-challenges-facing-brazil-today/
4) https://library.brown.edu/create/fivecenturiesofchange/chapters/chapter-8/cardoso/
5) https://www.asanet.org/sites/default/files/savvy/footnotes/mar04/indexone.html
6) https://blog.euromonitor.com/brazils-5-big-challenges/
7) https://theconversation.com/brazils-biggest-problem-isnt-corruption-its-murder-78014
8) http://cstc.cand.com.vn/Ho-so-interpol-cstc/Toi-pham-bao-luc-lan-tran-o-Brazil-
538676/
9) https://medium.com/the-global-millennial/understanding-the-importance-of-
globalization-d7438a62a989
10)https://www.heritage.org/americas/report/brazil-restoring-economic-growth-through-
economic-freedom
11)https://blogs.worldbank.org/endpovertyinsouthasia/can-political-stability-hurt-
economic-growth
12) https://www.globalization101.org/what-brazil-thinks-about-globalization-2/

You might also like