You are on page 1of 7

1.

BHTNVA: Cướp giật tận nhà


Làm ăn thua lỗ mất, đang ko biết làm cách nào kiếm được tiền thì Phan Tấn
Thành (SN 1991, trú đường Mai Hoa Thôn, P.2, TP. Đà Lạt) được đối tượng Đinh
Mạnh Tài (SN 1992, trú đường Thi Sách, P.6, TP Đà Lạt) rủ rê đi cướp nên đồng ý
tham gia. Ngày 15/8/2019, hai đối tượng Tài và Thành thuê 1 xe máy với mục đích
làm phương tiện đi cướp giật tài sản. Cả hai chở nhau di chuyển qua nhiều tuyến
đường tìm người sơ hở để ra tay.
Khoảng 16h cùng ngày, phát hiện chị V.T.N.T. ôm túi đi ra từ ngân hàng sau
đó cho vào cốp xe máy. Đoán bên trong có tiền, 2 đối tượng lập tức điều khiển xe
máy bám theo chị T. về nhà. Khi chị T. chạy xe vào hiên nhà, dừng xe, mở cốp xe
lấy túi tiền ra, đối tượng Thành điều khiển xe nổ máy đứng ngoài, còn Tài lao vào
giật túi đựng tiền rồi ra xe đồng bọn, chở nhau bỏ chạy.
Vụ án là bài học cho người dân, cần nâng cao tinh thần cảnh giác, cẩn trọng
khi đi rút tiền ngân hàng. Thấy có người theo dõi, phải tìm cách chạy vào những
nơi an toàn; không mang tài sản hớ hênh để phòng ngừa tội phạm.
Câu hỏi:
1. Khi được bạn bè rủ đi cướp, tại sao đối tượng Thành lại dễ dành nhận
lời?
2. Nạn nhân mà các đối tượng hướng tới là những ai ?
3. Tại sao 2 đối tượng lại cho rằng chị T là người có tiền ?
4. Lý do gì khiến 2 đối tượng liều lĩnh chạy vào tận nhà chị T để giật túi
tiền ?
Bài học
1. Thành nên tu trí làm ăn để trả nợ
2. Khi được bạn bè rủ đi cướp, Thành nên từ chối, đồng thời khuyên nhủ
bạn không nên đi cướp.

1
3. Khi đi giao dịch ở ngân hàng, chị T cần cần thận, cảnh giác, khi phát hiện
các đối tượng khả nghi bám theo xe, chị T cần bình tĩnh đi đến chỗ đông
người hoặc đến chỗ người quen để tránh bị các đối tượng cướp giật ra
tay.
4. Khi bị cướp giật, người bị hại không nên tự ý 1 mình đuổi theo tên cướp,
mà nên hô hoán để mọi người xung quanh giúp đỡ, đồng thời nhanh
chóng báo với cơ quan chức năng để kịp thời xử lý, nhanh chóng nhìn
đặc điểm nhận dạng của đối tượng để khai baó với cơ quan công an.
5. Chị T nên đi cùng người nhà khi đi rút nhiều tiền ở ngân hàng để đảm
bảo an toàn.
2. BHTNVA: Say rượu xách dao truy sát người
Đối tượng: Nguyễn Văn Sang trú tại ấp Thái Hòa,  xã An Thái Đông, huyện
Cái Bề, tỉnh Tiền Giang)
Khoảng 16 giờ 30 ngày 14-9-2017, anh Bùi Văn H (trú tại ấp Thái Hòa,  xã
An Thái Đông, huyện Cái Bề, tỉnh Tiền Giang) điều khiển xe mô tô lưu thông trên
đường về nhà, thì gặp Nguyễn Văn Sang (ngụ cùng ấp) đang chạy xe phía trước
trong tình trạng say xỉn. Anh H chạy đến ngang hàng với Sang, khuyên Sang nên
về nhà nghỉ ngơi vì say xỉn ra đường không tốt. Nghĩ anh H dạy đời mình nên
Sang kiếm chuyện dẫn đến cự cải. Thấy Sang đã có uống rượu, không làm chủ
được lời nói nên anh H lên xe bỏ đi. Sang vẫn còn ấm ức nên chạy về nhà lấy hung
khí đứng ở trên đường gần nhà anh H để chờ gặp anh H giải quyết mâu thuẫn.
Thấy H đang trên đường về nhà, Sang chạy ra cầm dao chặn đường, H bỏ chạy vào
nhà anh T ở gần đấy.
Anh T thấy Sang cầm dao đuổi theo chém H nên đến can ngăn nhưng bị
Sang chém gục tại chỗ. Anh T được người dân đưa đi cấp cứu nhưng do vết
thương quá nặng  Hành vi của bị cáo Nguyễn Văn Sang là đặc biệt nghiêm trọng…
Hành vi của bị cáo hết sức nguy hiểm cho xã hội cần phải xử lý nghiêm để đảm
2
bảo tính răn đe và phòng ngừa chung vì vậy TAND tỉnh Tiền Giang đã tuyên phạt
bị cáo Nguyễn Văn Sang mức án 20 năm tù.
Câu hỏi:
1. Tại sao anh H lại nhắc nhở Sang ?
2. Khi được nhắc nhở, tại sao Sang không nghe lời khuyên mà lại cho rằng
anh H đang dạy đời mình ?
3. Nguyên nhân gì khiến Sang có ý định tìm anh H giải quyết mâu thuẫn ?
4. Tại sao Sang lại cầm theo hung khí khi đi tìm anh H ?
5. Tại sao Sang cầm dao chém anh T ?
Bài học:
1. Đã uống rượu bia thì không tham gia giao thông. Người thân, gia đình
và bạn bè nên khuyên nhủ Sang không nên say rượu rồi mà vẫn tham
gia giao thông
2. Khi được anh H nhắc nhở, Sang nên tiếp thu ý kiến, không nên có thái
độ cự cãi lại
3. Sang không nên cầm theo vũ khí đi giải quyết mâu thuẫn, rất dễ gây
nguy hiểm cho bản thân và người khác
4. Người nhà nên khuyên nhủ Sang bình tĩnh, không nên có những hành
động quá khích trong lúc say rượu.
5. Khi được khuyên can, Sang nên dừng lại, không giận cá chém thớt
làm ảnh hưởng đến người khác
6. Khi thấy xảy ra mâu thuẫn, xô xát, lại mang theo vũ khí thì người dân
không nên tự ý can ngăn mà nên báo ngay cho cơ quan công an nơi
gần nhất
3. BHTNVA: Giận quá mất khôn

3
Đối tượng: Nguyễn Hải Nam (SN 1986, huyện Tiền Hải, Thái Bình), Nguyễn
Viết Thắng (SN 1991, huyện Tiền Hải, Thái Bình) và Trần Thị Dịu (SN 1989, ở
Hoàng Mai, Hà Nội) 
Qua quan hệ mua bán chó cảnh trên Facebook, Nguyễn Hải Nam (SN 1986,
huyện Tiền Hải, Thái Bình)  quen biết anh Trần Mạnh T (sống ở quận Nam Từ
Liêm, Hà Nội). Nam đã chuyển khoản cho anh T số tiền 35 triệu đồng để đặt cọc
mua 10 con chó Poodle và 5 con chó Pug, số còn lại 28 triệu đồng sẽ thanh toán
sau khi nhận chó. Tuy nhiên, đến hẹn, anh T không giao chó cho Nam. Nhiều lần
gọi điện, đòi tiền không được, Nam đã nhờ bạn là Trần Thị Dịu (SN 1989, ở
Hoàng Mai, Hà Nội) dẫn tới nhà đối phương để đòi nợ. Ngày 9/5/2018, Nam gặp
Dịu rồi gọi thêm cho em ruột là Nguyễn Viết Thắng (SN 1991, huyện Tiền Hải,
Thái Bình) tới đi cùng đến nhà anh T.
Khi đến nơi, Nam xông vào chửi bới anh T, đồng thời cùng Thắng dùng
chân tay đấm đá vào người anh T. Thấy vậy, người nhà anh T đứng ra dậy can
ngăn nhưng không được. Nam yêu cầu anh T phải trả ngay 35 triệu đồng cho mình.
Anh T xin Nam cho mình thêm thời gian nhưng không được đối phương đồng ý.
Trong khi đó, Dịu lại được Nam nhờ quay lại clip hộ.
Đánh đấm, dọa nạt nhưng vẫn không đòi được tiền nên Nam bèn nghĩ tới lấy
xe máy của anh T để gán nợ. Anh T xin Nam cho viết giấy nhận nợ nhưng Nam
không đồng ý, đòi anh T phải đưa chìa khóa xe máy cho mình.Anh T không đồng ý
thì bị Thắng cầm dao lấy trong nhà anh T đe dọa. Tiếp đến, Nam đi tìm chìa khóa
xe trong nhà và sau đó cùng đồng bọn lấy chiếc xe máy của anh T mang đi. Sau
đó, anh T đã nhanh chóng trình báo sự việc với cơ quan công an. TAND quận Nam
Từ Liêm xử sơ thẩm tuyên phạt Nguyễn Hải Nam 8 năm tù, Thắng 7 năm 6 tháng tù
cùng về tội cướp tài sản. 2 đồng phạm còn lại của Nam bị tuyên 6 năm đến 6 năm 6
tháng tù.

4
Vụ án là lời cảnh tỉnh cho những người nóng vội, mất bình tĩnh. Chỉ vì tức
giận, không làm chủ được bản thân mà Nam và đồng bọn đã có những hành động
phạm tội, gây nguy hiểm cho người khác và xã hội. Ngoài ra, vụ án còn là bài học
trong việc giao dịch mua bán cần phải có giấy tờ, văn bản cụ thể và đặc biệt là phải
gặp mặt trực tiếp bàn bạc chứ không nên trao đổi qua mạng.
 Câu hỏi:
- Mua bán với một số tiền lớn nhưng tại sao anh Nam lại không gặp mặt
trực tiếp mà lại giao dịch qua mạng xã hội và điện thoại ?
- Tại sao vừa đến nhà anh T, Nam không nói năng gì đã xông vào đánh
anh T?
- Vì sao Nam không cho anh T khất tiền, viết giấy nợ mà bắt anh T gán
xe
- Tại sao Thắng lại chạy vào bếp lấy dao ra đe dọa anh T ?
- Tại sao Nam lại nhờ Dịu quay clip quá trình đòi tiền ?
- Tại sao biết Nam có hành động quá khích nhưng cả Thắng và Dịu đều
không căn ngăn mà còn hùa vào ?
 Bài học:
- Nam nên đến tận nơi bán chó để mua, không nên giao dịch qua mạng
- Khi đến gặp anh T, Nam nên bình tĩnh hỏi rõ mọi chuyện, không nên có
hành vi đánh mắng anh T.
- Nếu anh T có ý định lừa gạt không trả tiền thì Nam nên báo với cơ quan
Công an chứ không nên tự ý lấy tài sản của anh T để gán nợ,
- Thắng và Dịu nên căn ngăn, khuyên bảo Nam chứ không nên a dua, hùa
vào theo những hành động và việc làm sai trái của Nam.
4. BHTNVA: Mỹ nhân kế đòi nợ
Đối tượng: Nguyễn Văn Hảo (SN 1989, quê tỉnh Nghệ An)

5
Nguyễn Hữu P (SN 1988, quê huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) làm chủ thầu
xây dựng công trình ở TP Hội An (Quảng Nam). Giữa năm 2018, từ mối quan hệ
quen biết, P giao cho Nguyễn Văn Hảo (SN 1989, quê tỉnh Nghệ An) đưa công
nhân đi làm công trình cùng mình. Kết thúc công trình, Hảo đòi công nợ 200 triệu
đồng tiền lương công nhân và hoa hồng, nhưng P không những không trả mà còn
chặn số điện thoại Hảo. Hảo kể chuyện P xù tiền công thợ cho người đẹp Lê Thị
Ánh T (ngụ tại P, Q.Sơn Trà, TP Đà Nằng) và nhờ T làm quen với P để dùng
chiêu mỹ nhân kế dụ P ra mặt.
T rà trên mạng Zalo thấy tài khoản của P nên kết bạn làm quen rồi nhắn tin
qua lại. Chiều 16.9, T đang uống cà phê với Hảo, thì P gọi điện qua Zalo rủ T đi
chơi, uống nước. Hảo nháy với T là bảo đồng ý, để mình dễ bề gặp mặt đòi nợ. Sau
đó Hảo gọi thêm mấy người nữa đi cùng. Khi P lái xe đến đón T thì nhóm của Hảo
bám theo sau. Đến đoạn đường vắng thì bị nhóm Hảo chặn xe bắt cóc. P tri hô
nhưng bị cả nhóm của Hảo khống chế đưa lên xe, chở đi ép viết giấy nhận nợ 150
triệu đồng. Trong khi Hảo cùng đồng bọn bắt ép P viết giấy nợ thì người dân phát
hiện đã báo công an. Ngày 28.9, Công an quận Sơn Trà (TP.Đà Nẵng) khởi
tố Nguyễn Văn Hảo và đồng bọn về tội bắt giữ người trái pháp luật.
 Câu hỏi:
- Vì sao sau khi kết thúc công việc anh P không trả tiền cho Hảo ?
 Ko có giấy tờ, hợp đồng chứng minh nên dễ bị quỵt. Có thể ăn
chia hoa hồng không đều.
- Vì sao Hảo lại có ý định nhờ chị T dùng “mỹ nhân kế” để dụ P ra mặt?
 Tìm mọi cách mà ko gặp được, ko gọi đc. Anh P đã chặn hết số
điện thoại cũng như tìm mọi cách trốn không gặp Hảo. Giờ phải
tình cách nao để dụ P ra mặt. Chị T là bạn, lại ưa nhìn, nên nảy
sinh dùng sắc đẹp lừa P.
- Tại sao chị T lại nhận lời đồng ý giúp Hảo dụ anh P ra để đòi nợ?
6
 Nghĩ đơn giản giúp bạn bè. Làm ăn quỵt nợ không trả thì cũng
chẳng phải là người đàng hoàng gì, với lại mình cũng chẳng mất
gì, chỉ là một cuôc hẹn. Mọi chuyện để hai bên tự giải quyết
- Tại sao Hảo lại gọi thêm đồng bọn để bắt cóc anh P ?
 Đi đông người thì đảm bảo hơn, ko lo đối phương giở trò hay trốn
mất. Đi nhiều người có khí thế, tạo được uy hiếp để đối phương
phải sợ hãi, dễ bề dọa nát, bắt Đối phương trả tiền.
- Tại sao đối tượng Hảo lại chọn hình thức: bắt giữ để đe dọa buộc con
nợ viết giấy nhận nợ?
 Trốn không trả nợ thì phải xiết nợ. Bảo P tự nguyện viết giấy nợ
thì không có khả năng, tốt nhất là bắt cóc rồi bắt viết giấy nhận
nợ. Sau này có cơ sở đòi nợ P hoặc mang thẳng đến nhà P để đòi
tiền người nhà anh P
 Bài học:
- Trong giao dịch, hợp tác làm ăn cần phải có hơp đồng và giấy tờ
chứng minh để đảm bảo không bị đối tác lừa, quỵt tiền.
- Chị T không nên nghe một phía mà giúp đỡ Hảo, rất dễ vô ý gây nguy
hiểm cho người khác
- Khi không đòi được nợ thì có thể nhờ pháp luật vào cuộc, tránh tình
trạng nôn nóng ‘đòi nợ’ bằng mọi hình thức để vướng vào pháp luật. 
- Mọi hình thức thúc ép hay chiếm đoạt tài sản, tiền bạc để gán nợ của
chủ nợ đều là phạm pháp khi không có sự tự nguyện của người vay nợ
- Cần tìm hiểu pháp luật để tránh có những hành động đòi nợ, xiết nợ
trái pháp luật

You might also like