You are on page 1of 21

TÓM TẮT ĐỀ TÀI:

Xu hướng du lịch biển đảo phát triển mạnh là cơ hội cho tàu cao tốc phát triển, bên cạnh các
tàu cao tốc sử dụng thiết bị đẩy là chân vịt truyền thống thì tàu cao tốc dùng Waterjet có nhiều
ưu điểm nổi bật hơn như: không gây tiếng ồn, tính linh hoạt tốt, hiệu suất cao, không sợ các vật
cản ngầm và có thể vận hành tốt ở các vùng có mực nước nông.
Nội dung chính của đề tài này là thiết kế hệ thống động lực cho một tàu khách cao tốc sử
dụng Waterjet có sức chở 125 khách, bao gồm: Tính sức cản và chọn công suất máy chính; Chọn
thiết bị đẩy Waterjet, lắp đặt Waterjet và lập các đường đặc tính khai thác; Thiết kế, nghiệm bền
trục; Tính chọn các thiết bị và hệ thống đường ống; Bố trí các thiết bị và hệ thống vào buồng
máy tàu.

1
MỤC LỤC
Chương 1. GIỚI THIỆU 4
1.1 Đặt vấn đề 4
1.2 Mục tiêu Luận văn tốt nghiệp 4
1.3 Phạm vi của Luận văn tốt nghiệp 4
Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 5
2.1 Khái niệm, vấn đề lý thuyết có liên quan
2.1.1 Các nguyên tắc cơ bản cần đáp ứng khi thiết kế, bố trí hệ thống động lực 5
2.1.2 Trình tự cơ bản thiết kế, bố trí hệ thống động lực 5
2.1.3 Phương pháp thiết kế, bố trí hệ thống động lực theo khối module 6
2.1.4 Các yêu cầu bố trí buồng máy và hệ thống thiết bị buồng máy
2.2 Giới thiệu các công cụ phù hợp8
2.3 Cách triển khai các công cụ trong thực tế 8
Chương 3. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 9
3.1 Tổng quan về đối tượng 9
3.2 Xây dựng phương pháp thực hiện
3.2.1 Tính toán sức cản bằng Savitsky 9
3.2.2 Chọn máy chính 12
3.2.3 Chọn Waterjet và lập các đường đặc tính làm việc 13
3.2.4 Thiết kế hệ trục
a) Chọn vật liệu làm trục 14
b) Tính toán các kích thước của hệ trục 14
d) Kiểm bền hệ trục 16
3.2.5 Tính chọn các thiết bị và hệ thống đường ống
a) Hệ thống nhiên liệu16
b) Hệ thống dầu nhờn 17
c) Hệ thống làm mát 17
3.2.6 Bố trí các thiết bọ và buồng máy tàu 20
3.3 Kế hoạch thực hiện 21
Chương 4. KẾT LUẬN 22

2
TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
PHỤ LỤC 24

3
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Hiện nay, xu hướng du lịch biển đảo ở nước ta đang được quan tâm và phát triển mạnh, du
lịch biển đảo không những đem lại nguồn lợi kinh tế lớn mà còn góp phần giữ vững an ninh, chủ
quyền biển đảo của Tổ quốc, điều kiện tự nhiên nước ta rất thuận lợi và giàu tiềm năng như: sở
hữu đường bờ biển dài hơn 3.260 km và hơn 3.000 hòn đảo, với những bờ cát trắng, vịnh biển
hoang sơ, những hòn đảo nhiệt đới quanh năm tươi tốt…, đề án phát triển du lịch biển đảo 2011-
2020 được thông qua, nhiều khu du lịch biển tiềm năng đã được quy hoạch và đầu tư phát triển
như: bãi biển Sầm Sơn (Thanh Hóa); bãi biển Non Nước, Mỹ Khê (Đà Nẵng); vịnh Nha Trang,
vịnh Cam Ranh (Khánh Hòa); bãi biển Mũi Né (Bình Thuận); bãi biển Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng
Tàu) với những cơ sở lưu trú hiện đại 4-5 sao, có thể đón những đoàn khách đến nghỉ dưỡng và
phát triển du lịch MICE (du lịch hội nghị, hội thảo)...., hàng loạt tuyến du lịch bằng tàu cao tốc
được khai trương gần đây như: Rạch Giá-Phú Quốc (2016), Sóc Trăng-Côn Đảo (2017), Sài
Gòn-Vũng Tàu (2018),.. Các yếu tố trên là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển tàu du lịch, đặc
biệt là tàu cao tốc.
Các tàu khách cao tốc ở Việt Nam hiện sử dụng thiết bị đẩy chủ yếu là chân vịt được dẫn
động bởi động cơ diesel hay diesel lai máy phát điện, đối với các ca-nô hay tàu cỡ nhỏ thì sử
dụng Outboard, hoặc dùng Waterjet. Ưu điểm của Waterjet so với các thiết bị đẩy khác là không
tạo ra tiếng ồn, tạo lực đẩy mạnh hơn, hiệu suất cao, có thể hoạt động ở các vùng nước nông,
không sợ những thứ như đá, vật trôi nổi ngầm, không sợ giới hạn về kích thước và có khả năng
điều hướng cao, hạn chế sức nặng cho tàu do không cần phải gắn thêm những thiết bị phụ trợ
dưới nước như trục chân vịt, bánh lái. Giảm bớt các bộ phận dưới nước cũng tạo sự an toàn và
hoạt động hiệu quả khi tàu di chuyển ở những vùng nước nông.
Với những ưu điểm trên, tàu cao tốc sử dụng Waterjet vừa có thể đáp ứng được tốc độ, sự an
toàn, tiện nghi mà lại có thể di chuyển dễ dàng giữa các địa điểm du lịch có mực nước nông. Vì
thế đề tài này hướng đến việc thiết kế hệ thống động lực cho tàu sử dụng Waterjet.
1.2 Mục tiêu của Luận văn tốt nghiệp
Thiết kế hoàn chỉnh hệ thống động lực cho tàu cao tốc sử dụng Waterjet, từ việc tính chọn
máy chính, Waterjet, thiết kế vị trí lắp đặt, lập các đồ thị công tác,… đến tính toán các hệ thống
phụ trợ khác trong buồng máy và bố trí chúng một cách hợp lí, có thể vận hành và khai thác hiệu
quả.
1.3 Phạm vi của Luận văn tốt nghiệp
Thiết kế hệ động lực sử dụng Waterjet cho một tàu khách cao tốc 125 khách thõa mãn QCVN
54:2015/BGTVT.

4
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Khái niệm, vấn đề lý thuyết có liên quan
2.1.1 Các nguyên tắc cơ bản cần đáp ứng khi thiết kế, bố trí hệ thống động lực
 Bảo đầy đủ các tính năng và sự hoạt động tin cậy của hệ thống động lực.
 Bảo đảm thoả mãn yêu cầu về mặt kỹ thuật an toàn của Quy phạm.
 Bảo đảm khả năng chế tạo, lắp ráp và tháo lắp.
 Thích hợp cho vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa.
 Bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh và yêu cầu về mỹ thuật.
2.1.2 Trình tự cơ bản thiết kế, bố trí hệ thống động lực
Bảng 2.1 Trình tự thiết kế HTĐL
(Nguồn [Thiết kế hệ thống động lực tàu thuyền, Bảng 1.13, tr30])
Bướ Hạng mục Điều kiện thực hiện
c
1 1/Tính toán sơ bộ công suất Đã cho biết công dụng, trọng tải hoặc lượng
đẩy (giai đoạn thiết kế sơ bộ); chiếm nước, tốc độ, tầm hoạt động hoặc có sơ
2/ Thử mô hình tàu để xác thảo về kích thước chính, tuyến hình tàu. Đã xác
định công suất đẩy; 3/ Xác định cách truyền động.
định model động cơ chính.
2 Xác định sơ bộ vị trí động cơ Đã có bản vẽ bố trí chung toàn tàu, bảng tính
chính và hệ trục. dung tích két (nhiên liệu, dầu bôi trơn, nước làm
mát...), đã xác định sơ bộ đường kính chân vịt.
3 Xác định vị trí chính thức của Đã xác định chính xác kích thước chính, tuyến
buồng máy, động cơ chính và hình, bản tính dung tích két, bố trí chung toàn tàu,
hệ trục đường kính chân vịt.
4 Xác định chính thức lượng dự Sau vài lần tái kiểm định kích thước chính, các hệ
trữ nhiên liệu số hình dáng, tính năng hàng hải, chân vịt.
5 Bố trí toàn đồ hệ trục Đã xác định phương án ống bao trục (chế tạo
từng chi tiết gat hay mua tổng thành).
6 Thiết kế chi tiết hệ trục Trừ trường hợp mua tổng thành ống bao trục.
7 Bố trí buồng máy chính Đã xác định chính thức các thiết bị buồng máy.
8 Bố trí buồng nồi hơi, buồng Đã xác định chính thức nồi hơi, các thiết bị buồng
máy phụ máy phụ.
9 Bố trí lần lượt các hệ thống Đã xác định chính thức bơm, quạt, máy nén và
ống động lực phụ tùng đường ống.
10 Bố trí lần lượt các hệ thống Đã xác định chính thức bơm, quạt, máy nén và
ống khác phụ tùng đường ống.

5
11 Lập bảng thuyết minh HTĐL Trên cơ sở các bảng vẽ và bảng tính.
2.1.3 Phương pháp thiết kế, bố trí hệ thống động lực theo khối module
Đây là phương pháp hiện đại, hệ thống động lực của tàu có thể gồm một số trong các khối
module sau đây: module động cơ chính, module thiết bị đẩy, module động cơ chính - hộp số - hệ
trục và ống bao trục chân vịt, module nguồn năng lượng điện, module nguồn hơi nước, module
nguồn khí nén, module điều khiển v.v…Mỗi module có thể được thay thế nhanh chóng, ít ảnh
hưởng tới các module và thiết bị khác. Trong quá trình thiết kế, chỉ cần bố trí các module đã thiết
kế hoàn chỉnh vào vị trí, kiểm tra sự ăn khớp hợp lý của từng bản vẽ và toàn bộ hệ thống động
lực.
Đặc biệt phương pháp này càng có lợi thế khi sử dụng CAD.
2.1.4 Các yêu cầu bố trí buồng máy và hệ thống thiết bị buồng máy
a) Động cơ chính và truyền động
Trong phần tính toán sức cản và chọn máy chính, ta đã chọn được loại máy thích hợp với yêu
cầu ban đầu, từ đó ta sẽ có thông số về loại máy đó (thường được lấy từ catalogue máy).
Máy chính và truyền động thông thường được đặt trong khoang máy trên các bệ máy được
gắn với kết cấu của đáy tàu. Các động cơ sơ cấp và máy phát khi truyền động điện được gắn trên
sàn.
Máy chính phải được lắp cố định trên các bệ cứng vững với số lượng căn sống giữa các bệ
máy và chân máy không quá 2 chiếc. Các bulông kẹp chặt máy chính phải được hãm chắc chắn
để ngăn ngừa hiện tượng hư hỏng.
b) Bố trí các két nhiên liệu và đường ống dẫn
Khi bố trí các két nhiên liệu được tiến hành có chú ý đến vấn đề an toàn cháy nổ. Không
được bố trí các két nhiên liệu lên cầu thang, máy chính, ống xả, ống dẫn khói, nồi hơi, thiết bị
điện và trạm điều khiển máy chính.
Các két nhiên liệu dự trữ được bố trí bên trong buồng máy, dọc hai bên mạn hoặc dưới sàn,
dưới đáy đôi. Có thể bố trí các két ngoài buồng máy, phía mũi hay phía lái.
Các tuyến đường ống dẫn trong buồng máy cần được đặt theo đường thẳng dọc tàu, vuông
góc với mặt phẳng cắt dọc giữa và thẳng đứng. Đường ống phải là đường ngắn nhất và đoạn ống
thẳng nhiều nhất có thể. Việc bố trí phụ tùng và mối nối đường ống phải đảm bảo dễ tiếp cận và
có khả năng thực hiện việc sửa chữa mà không phải tháo dỡ các trang bị kế cận.
2.2 Các công cụ phù hợp
Các công cụ tính toán sức cản: công thức Savitski, Excel, Maxsurf.
Các phần mềm vẽ: Auto Cad, Maxsurf, SolidWork,..

6
Các phần mềm mô phỏng: Maxsurf, SolidWork, 3DS Max, Revit…
Các tiêu chuẩn theo Qui phạm tàu cao tốc.
Các catalogue máy được hãng cung cấp.
Các tài liệu, sách vở liên quan đến thiết kế hệ thống động lực và Waterjet.
2.3 Cách triển khai các công cụ trong thực tế
Tính sức cản và chọn công suất máy chính: Công thức Savitski, Excel, và chọn máy chính
theo catalogue của hãng dựa trên sức cản đã tính.
Tính bơm, chọn thiết bị đẩy theo catalogue của hãng Waterjet.
Chọn vị trí, kết cấu lắp đặt máy chính và Waterjet thiết kế dựa trên Qui phạm, catalogue máy,
Auto Cad.
Thiết kế và nghiệm bền trục theo Qui phạm.
Thiết kế các hệ thống đường ống theo Qui phạm.
Bố trí ống và bố trí chung sử dụng Auto Cad, có thể mô phỏng 3D bằng Revit hoặc 3DS
Max.

7
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
3.1 Tổng quan về đối tượng
Tàu khách cao tốc vỏ nhôm, boong chính liên tục, thiết kế 2 tầng tổng sức chở là 125 khách
và 4 thuyền viên, .
Thông số cơ bản:
Chiều dài toàn bộ LOA = 20,08 m
Chiều dài đường nước thiết kế LWL = 48,48 m
Chiều rộng lớn nhất Bmax = 7,01 m
Chiều cao mạn D = 1,99 m
Chiều chìm d = 0,91 m
Lượng chiếm nước W = 53 T
Dung tích GRT = 98 GT
Tốc độ khai thác v = 25 knots
Tốc độ tối đa vmax = 33 knots
3.2 Xây dựng phương pháp thực hiện
3.2.1 Tính toán sức cản bằng Savitsky
Sức cản tàu là tổng hợp tất cả các ngoại lực tác dụng lên tàu làm giảm khả năng chuyển động
của tàu. Ngoại lực tác động lên tàu gồm nhiều thành phần: sức cản ma sát, sức cản tạo sóng, sức
cản áp suất,… Đối với tàu cao tốc chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi sức cản ma sát và sức cản tạo
sóng. Để tàu chuyển động được thì lực đẩy mà thiết bị đẩy tạo ra phải lớn hơn ngoại lực này. Do
đó việc tính toán sức cản tàu rất quan trọng. Có nhiều phương pháp tính toán sức cản tàu, tuy
nhiên mỗi phương pháp chỉ phù hợp với một số loại tàu nhất định. Đối với tàu cao tốc, công thức
Savitsky được sử dụng rộng rãi và tin cậy nhất.
Công thức Savitsky:
RT = R P + R V
Trong đó: RT: Tổng sức cản.

8
RP: Sức cản do lực nâng gây ra.
RV: Sức cản ma sát.
Ta thực hiện tính toán sức cản theo công thức Savitsky như sau:

- Xác định λw.


lcg 1
= 0,75 -
5,21. FnB /λ 2w +2,39
2
λw . B

- Xác định τ.
F Lβ
CLβ =
0,5. ρ . U 2 . B2
CLβ = CL0 – 0,0065.β.C 0,6
L0

1,1 0,5 λ2,5


w
CL0 = τ .(0,012.λ
deg w + 0,0055. 2 )
Fn B

- Xác định LK, LC.


πτ
B= X
tanβ S
XS = LK – LC
(L K + LC )
λw =
2
- Xác định RT, suy ra EHP.
RP = (FLβ).(τ)
1
RV = ρ.U2.S.(CF + ΔCF)
2
S = S 1 + S2

tan 2 β B2
S1 = ( )
sinβ 4.0,5 π . τ
B
S2 = LC
cosβ
0,075
CF =
(log10 Rn−2)2

103ΔCF = 44.[(AHR/L)1/3 – 10.Rn-1/3] + 0,125


9
Với :
CL0 = Hệ số lực nâng tại β = 0o
CLβ = Hệ số lực nâng
FL0 = Lực nâng tại β = 0o
FLβ = Lực nâng
λw = Tỉ số chiều dài ướt-chiều rộng
τdeg = Góc chúi (độ)
τ = Góc chúi (rad)
β = Góc nghiêng ngang (độ)
B = Chiều rộng tàu (m)
FnB = U/(gB)0,5
U = vận tốc tàu (m/s)
lcg = khoảng cách từ đuôi tàu đến trọng tâm tàu

10
Hình 3.1. Hệ toạ độ (x,y,z) và các ký hiệu trong công thức Savitsky
(Nguồn [Hydrodynamics of High Speed Marine Vehicles, Hình 9.9, tr.350])
Lập bảng thống kê và vẽ đồ thị sức cản:
V (knot) V (km/h) RP RV RT
V1 V1 … … …
V2 V2 … … …
… … … … …
Vn Vn … … …
Vẽ đồ thị sức cản dựa trên bảng thống kê:

3.2.2 Chọn máy chính


Công suất kéo cần thiết:
RT . v
EPS =
75
Trong đó:
RT = Tổng sức cản tàu (kG)
v = Vận tốc tàu (m/s)
Công suất máy:
EPS
PE =
ηHS ηT ηV ηP ξ R

Trong đó:
η HS = Hiệu suất hộp số
= 0,95-0,97 đối với hộp số thuỷ lực
= 0,97-0,98 đối với hộp số điện từ
11
ηT = Hiệu suất trục
ηV = Hiệu suất vỏ tàu
ηP = Hiệu suất thiết bị đẩy
ξR = Hiệu suất dòng xoáy
= 1 - 1,025
3.2.3 Chọn Waterjet và lập các đường đặc tính làm việc
Trình tự chọn Waterjet thông thường như sau:
1) Tính chọn IVH – tỉ lệ vận tốc đầu vào hệ thống với vận tốc sau.
2) Xác định vận tốc khai thác của tàu.
3) Chọn công suất máy cần cho bơm, chọn vòng quay của bơm phù hợp để tránh sủi bọt.
4) Chọn kiểu bơm.
5) Tính và chọn đường kính cánh bơm, hệ số dòng và NS.
6) Xác định vòng quay chính thức của bơm, tỉ lệ P/D trên cơ sở hiệu suất bơm đạt cực
đại.
7) Tính toán các tổn thất.
8) Tính hiệu suất động lực và công suất DPH cho hệ thống.
Sau khi có các thông số cần thiết, ta chọn Waterjet từ các hãng theo cách phù hợp nhất với
các thông số đã có.
Lập đồ thị các đường làm việc của Waterjet theo các chế độ làm việc của máy chính:
1) Chế độ moment quay không đổi.

12
2) Chế độ tần suất quay của máy chính không đổi.

3.2.5 Thiết kế hệ trục


a) Chọn vật liệu làm trục
Vật liệu dùng để chế tạo các bộ phận chính của hệ trục và việc thử không phá huỷ chúng phải
tuân theo các yêu cầu theo qui phạm.
b) Tính toán các kích thước hệ trục
Chọn kết cấu hệ trục: căn cứ vào bố trí chung toàn tàu chọn phương án bố trí hệ trục hợp lý,
phần máy nằm ở đuôi tàu, khoảng cách từ máy chính đến Waterjet là 1,6m, bố trí 1 trục các đăng
trung gian.

Hình 3.2 Trục các đăng

13
Trục các đăng ta không tính toán kích thước mà tính Moment xoắn và chọn trục chịu tải được
Moment xoắn này:
TC = K.T
T = 9550.PW/n
hay: T = 7020.PH/.n
Trong đó:
TC = Moment xoắn tính toán (N.m)
T = Moment xoắn danh nghĩa (N.m)
K = Hệ số an toàn
= 2-3 đối với trục truyền động tàu
PW = Công suất đến trục (kW)
PH = Công suất đến trục (HP)
n = Tốc độ vòng quay trục (v/p)

14
Chọn trục các đăng theo hãng với moment xoắn đã tính toán, ví dụ theo catalouge của

Gewes:

c) Tính bền trục các đăng trung gian


- Tính bền khớp then hoa giữa hai đoạn trục, khớp này cho phép trục dài ra hay ngắn
lại.
- Tính bền khớp quay chữ thập.
3.2.5 Tính chọn các thiết bị và hệ thống đường ống
a) Hệ thống nhiên liệu
Két dầu đốt dự trữ tính toán theo bảng sau:

N Hạng mục chính hiệu Đơn vị Công thức tính
1 Công suất định mức máy chính Ne HP Theo catalogue

15
2 Số lượng máy chính z chiếc  
3 Suất tiêu hao nhiên liệu máy chính ge Kg/hp.h Theo catalogue
4 Công suất định mức máy phát Nep1 HP Theo catalogue
5 Số lượng máy phát z1 chiếc  
6 Suất tiêu hao nhiên liệu máy phát gep1 Kg/hp.h Theo catalogue
7 Thời gian hành trình của tàu T h Theo nhiệm vụ thư
8 Thời gian máy phát hoạt động khi tàu đậu bến t h  
9 Tổng thời gian máy phát hoạt động Tp h T+t
1
0 Hệ số dự trữ K1 (2)
1
1 Hệ số dung tích két K2   (2)
1
2 Hệ số sóng gió K3   (2)
1
Kg/m3
3 Khối lượng riêng của nhiên liệu d (2)
1
m3
4 Dung tích cần thiết của két Vdt [z.Ne.ge.T+(z1.Nep1+z2.Nep2).
 
  dầu đốt dự trữ   gep.Tp].K1.K2.K3.gd-1
Két dầu đốt trực nhật tính toán theo bảng sau:

N Hạng mục chính hiệu Đơn vị Công thức tính
1 Chu kỳ cấp dầu lên két trực nhật tcd h chọn
m3
2 Lượng dầu tiêu thụ trong 1 giờ W1g   [z.Ne.ge+z1.Nep1.gep1].gd-1
  của máy chính, và các máy phụ    
3 Dung tích két dầu đốt trực nhật Vdtnc m3 W1g.K2.tcd
         
Bơm vận chuyển dầu đốt tính theo bảng sau:

N Hạng mục chính Ký hiệu Đơn vị Công thức tính


1 Lượng dầu có trong két trực nhật Vdđtn m3 Theo dung tích két 
2 Thời gian bơm đầy két trực nhật t1 ph Chọn
3
3 Lưu lượng bơm vận chuyển dầu đốt Qdd m /h 60.Vddtn /t1
         

b) Hệ thống dầu nhờn


Két dầu nhờn dự trữ được tính theo bảng sau:

16
N Hạng mục chính Ký hiệu Đơn vị Công thức tính
1 Suất tiêu hao dầu nhờn máy chính gm kg/ng.h Theo catalogue
2 Suất tiêu hao dầu nhờn máy phát gmp1 kg/ng.h  nt 
3 Lượng dầu nhờn trong máy chính Vmc m3 nt
3
4 Lượng dầu nhờn trong máy phát Vmp1 m nt
3
5 Tỷ trọng dầu nhờn dn kg/m chọn
6 Hệ số dung tích két K2    chọn

7 Dung tích két dầu nhờn dự trữ cho Vdndt1 m3 z.Ne.gm .T.K2.dn-1+Vmc
  máy chính      

8 Dung tích két dầu nhờn dự trữ cho Vdndt2 m3 zp.(Nepi.gmpi ).Tp.K2.dn-1
  các máy phát     + Vmpi
9 Dung tích két dầu nhờn dự trữ Vdndt m3 Vdndt1 + Vdndt2

c) Hệ thống làm mát


Theo máy chính có sẵn.
3.2.6 Bố trí thiết bị và buồng máy tàu.
Các bảng vẽ bố trí thiết bị và buồng máy tàu ở phần phụ lục.

3.3 Kế hoạch thực hiện


Kế hoạch thực hiện LVTN dự kiến theo đề cương luận văn:
Tuần Nội dung thực hiện Ghi chú
1+2 Viết phần giới thiệu. Tất cả dùng trong
LVTN.
Viết cơ sở lý thuyết.
3 Tính toán sức cản. Lựa chọn công suất máy chính.
Chọn máy chính.
4 Chọn Waterjet. So sánh giữa các

17
Lập các đồ thị khai thác. hãng, dùng thông số
catalogue cung cấp.
5 Thiết kế hệ trục.
6+7 Hệ thống nhiên liệu, bôi trơn, làm mát. Tính toán kích thước
két, bơm, ống.
Hệ thống hút khô, chữa cháy bằng CO2, thông gió.
8 Chuẩn bị các bản vẽ nguyên lí của các hệ thống đường
ống.
9 Bản vẽ bố trí chung hệ động lực; Trục; Bố trí hệ trục.
10 Các bản vẽ thông số, lắp đặt Waterjet.
11 Sắp xếp các module thiết bị và hệ thống ống vào buồng Có thể làm qua tuần
máy thành bố trí chung buồng máy. dự trữ
12 Dự trữ, có thể mô phỏng bố trí chung buồng máy nếu kịp Mô phỏng toàn bộ
thời gian. hoặc riêng hệ động
lực hoặc Waterjet.
13 Viết hoàn chỉnh báo cáo LVTN.
14 Bổ sung chỉnh sửa thiếu sót và nộp LVTN
15 Trình bày LVTN Theo lịch Bộ môn
16 Trình bày LVTN Theo lịch Bộ môn

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ


Kết quả dự kiến của LVTN làm theo đề cương LVTN này là 1 hệ thống động lực hoàn chỉnh
cho tàu khách cao tốc vỏ nhôm chở 125 khách, bao gồm:
- Máy chính.
- Thiết bị đẩy Waterjet.
- Hệ trục.
- Các hệ thống đường ống.
- Bố trí tất cả những phần trên vào buồng máy tàu.
- Các bản vẽ liên quan.

18
CHƯƠNG 5. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. QCVN 54: 2015/BGTVN
2. Trần Văn Phương, Phan Thái Hùng, Nguyễn Quang Sáng, Lê Đình Tuân, Thiết kế hệ thống
động lực tàu thuyền, NXB ĐHQG, 2003.
3. Trần Công Nghị, Sức cản vỏ tàu và thiết bị đẩy, NXB ĐHQG, 2002.
4. Đặng Hộ, Thiết kế trang trí hệ động lực tàu thủy, NXB GTVT, 1985.
5. Trần Công Nghị, Hệ thống tàu, Trường ĐH GTVT, 2002.
6. Nguyễn Văn Võ, Hệ thống tàu thủy, Trường ĐH Hàng Hải, 2006.

19
7. Lê Hoàng Chân, Hoàng Hữu Chung, Hướng dẫn thiết kế trang bị động lực tàu thủy, Bộ Môn
Kỹ Thuật Tàu Thủy, Trường ĐHBK, 2001.
8. Arash Eslamdoost, The Hydrodynamics of Waterjet/Hull Interaction, Chalmers University of
Technology, Sweden, 2014.
9. Odd M.Faaltinsen, Hydrodynamics of High-Speed Marine Vehicle, Norwegian University of
Science and Technology, Cambridge University Press, 2005.
10. Hamilton Jet, Product Manual HJ-362.
11. Gewes, Catalouge, Customized Cardan Shafts
(https://www.gewes.de/fileadmin/inhalte/download/de/kataloge/GEWES_Gelenkwellenkatalog.p
df).
12. Cardan India, Section of Cardan Shaft
(http://www.cardanindia.com/cardanshaft_selection.html).

CHƯƠNG 6. PHỤ LỤC


Danh mục bảng vẽ:
1. Bản vẽ tuyến hình tàu.
2. Bản vẽ BTC toàn tàu.
3. Bản vẽ bố trí hệ trục.
4. Bản vẽ bố trí Waterjet - máy chính.
5. Bản vẽ hệ thống nhiên liệu.
6. Bản vẽ hệ thống bôi trơn.

20
7. Bản vẽ hệ thống làm mát.
8. Bản vẽ bố trí chung buồng máy.

21

You might also like