You are on page 1of 7

Sau khi tham quan hình ảnh hiện vật và mô hình nhà tù côn đảo phú quốc tại

bảo tàng ctct em hãy trình bày nhận thức bản thân về quyền con người nói
chung và quyền tù nhân nói riêng trong chiến tranh trước đây ở việt nam.

Chiến tranh, hai ngữ đơn giản nhưng chất chứa trong nó là những nỗi đau, sự
chia ly, giày vò và đầy ám ảnh về một thời đau thương của dân tộc. Không chỉ có
những nỗi đau tồn tại ở làng mạc, phố xá mà chiến tranh thể hiện một sức mạnh bi
thương ở chính nơi gọi là “Nhà tù công lý”, nơi những chiến sĩ cách mạng, những
người cộng sản đã bị giày vò, tra tấn. Và tại bảo tàng “CTCT” nơi đã dựng lại mô
hình nhà tù Côn đảo Phú quốc đã cho bản thân tội nhận thấy về những tội ác mà
chiến tranh đem đến và đồng thời, cũng giúp bản thân nhận thức sâu sắc về quyền
con người nói chung và quyền tù nhân nói riêng trong chiến tranh trước đây ở Việt
Nam.
Bảo tàng chứng tích chiến tranh ra đời năm 1975 để lưu giữ những vật chứng
của chiến tranh nhân dân Việt Nam, tọa lạc tại số 28 Võ Văn Tần quận 3, thành phố
Hồ Chí Minh, thông qua những gì trưng bày, du khách tham quan có thể phần nào
thấy được sự ác liệt của chiến tranh cũng như sự can trường của người dân Việt Nam.
Chúng ta, giới trẻ hiện nay, chúng ta được sinh ra và lớn lên khi nước nhà hòa
bình. Không tiếng súng, không tiếng bom, không những giọt nước mắt xót xa của
chiến tranh và hơn thế, chúng ta được sống trong sự bình đẳng, trong quyền con
người. Bảo tàng chiến tranh đã cho tôi thấy những đau đớn, bạo lực mà những tù
nhân phải bị dày vò mỗi ngày. Họ bị mất đi quyền con người cơ bản, mất đi tiếng
nói, mất đi quyền được đấu tranh quyền được bảo vệ sức khỏe, tính mạng của bản
thân.
Bảo tàng có 8 chuyên đề trưng bày:
1. Những sự thật lịch sử : Âm mưu và quá trình các thế lực thù địch tiến hành chiến tranh
xâm lược Việt Nam
2. Bộ sưu tập ảnh phóng sự "Hồi Niệm" của 134 phóng viên thuộc 11 quốc tịch đã chết
trong khi làm nhiệm vụ trên chiến trường Đông Dương
3. Chứng tích tội ác và hậu quả chiến tranh xâm lược (về mặt quân sự, kinh tế, văn hoá,
xã hội, hậu quả với con người, thiên nhiên và môi trường)
4. Chế độ lao tù trong chiến tranh xâm lược với hệ thống các nhà tù,trại tập trung tiêu
biểu,các phương thức tra tấn,hành hạ,huỷ diệt tù chính trị về thể xác lẫn tinh thần
5. Bộ sưu tập ảnh phóng sự của phóng viên Nhật Ishikawa Bunyo và Nakamura Goro
"Việt Nam-Chiến tranh và Hoà Bình"
6. Nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam kháng chiến
7. Tranh thiếu nhi " Chiến tranh và hoà bình "
8. Các loại vũ khí, phương tiện chiến tranh xâm lược VN
Đây là hình ảnh chúng tôi chụp được khi tham quan bảo tàng, “một số hình
thức tra tấn tù nhân” và tôi xin nhấn mạnh đây chỉ là một trong những số ít biện pháp
tra tấn dã man của chúng.
Con người nói chung hay nói chính xác là các tù nhân đã bị tước đi quyền làm
người của chính họ. Ở thời đại mà tiếng súng và bạo lực làm chủ, con người phải
đoàn kết và đấu tranh cho chính quyền làm người của chính họ. Nhưng chiến tranh
vốn dĩ là tội ác, tại nhà tù Côn Đảo hàng trăm, hàng ngàn người đã thiệt mạng trước
sự hành hung tàn bạo. Có những người vốn dĩ chỉ là một người nông dân bình
thường, nhưng dưới ngòi súng chiến tranh và sự nghi ngờ về “Việt cộng”, họ bị tước
đi tiếng nói, sự bảo vệ của pháp luật. Họ bị dò xét, điều tra, tra hỏi mỗi ngày, mỗi
giờ. Sống với sự lo sợ mình phải sống khép nép để không bị nghi ngờ là “Việt cộng”
nếu không sẽ bị bắt vào tù, bị tra khảo, hành hạ. Thời kỳ này, tình hình nhân quyền ở
miền Nam xuống cấp nghiêm trọng. Trong thời kỳ Tổng thống Ngô Đình Diệm,
chính quyền Việt Nam Cộng hòa thực hiện “Tố Cộng Diệt Cộng”. Với Luật 10/59,
chế độ Ngô Đình Diệm đã tổ chức các chiến dịch “Tố Cộng, diệt Cộng”, tiến hành
càn quét khắp miền Nam, giết hại hàng loạt những người kháng chiến của “Việt
Minh”. Hàng chục vạn người dân thường cũng bị bắt giữ vì tình nghi có liên quan tới
Việt Minh, hàng ngàn làng mạc đã bị đốt phá, gây ra sự căm phẫn cho rất nhiều
người dân miền Nam

Chỉ một bức ảnh nhưng đã cho ta thấy được ánh mắt vô hồn và nỗi sợ sâu
trong người nông dân khi bị bắt. Họ đoán được tương lai của họ sẽ như thế nào, sẽ bị
hành hạ ra sao. Và lúc này, tôi nhận ra, ở đây, lúc này, quyền làm người thật mong
manh, cơ hồ như là vô hình, không có.
Ngay lúc này, tôi tự hỏi thế nào là nhân quyền, thế nào là pháp luật trong khi
con người bị đày đọa một cách dã man và thú tính như thế này. Kể cả phụ nữ và trẻ
em và thậm chí người già, những người thuộc phái yếu, đáng lý cần sự che chở và
bảo vệ của xã hội thì trong chiến tranh ở Việt Nam họ hoàn toàn bị mất hết đi sự bảo
vệ đó.

Để tăng tính uy hiếp, Việt Nam Cộng hòa sử dụng cả máy chém để hành quyết
phạm nhân. Nhiều vụ xử chém của Việt Nam Cộng hòa được diễn ra công khai trước
dân chúng, đầu phạm nhân được đem bêu để cảnh cáo. Báo The Straits
Times (Singapore) ngày 24 tháng 7 năm 1959 có bài viết tường thuật cảnh 1.000
người dân xem xử chém ở Sài Gòn[49] Báo Buổi sáng (Sài Gòn) ngày 15-10-1959 có
viết: “Theo một phán quyết của phiên xử vắng mặt của Tòa án Quân sự Đặc biệt
ngày 02 tháng 10, Nguyễn Văn Lép, tức Tư Út Lép, một Việt Cộng, đã bị tuyên án tử
hình. Cách đây một tuần, Lép đã bị sa vào lưới của Cảnh sát trong một khu rừng ở
Tây Ninh. Bản án tử hình đã được thi hành … Hiện đầu và gan của tên tử tù đã được
Hội đồng xã Hào Đước cho đem bêu trước dân chúng”[50].
Trong thời gian từ 1955 đến 1960, theo số liệu của Việt Nam Cộng hoà, đã có
48.250 người bị tống giam,[51]. Theo một nguồn khác từ Mỹ, đã có khoảng 24.000
người bị thương, 80.000 bị hành quyết hay bị ám sát, 275.000 người bị cầm tù, thẩm
vấn hoặc với tra tấn hoặc không, và khoảng 500.000 bị đưa đi các trại tập trung.
[52] Điều này đã làm biến dạng mô hình xã hội, suy giảm niềm tin của dân chúng
vào chính phủ Ngô Đình Diệm và đẩy những người kháng chiến (Việt Minh) vào
rừng lập chiến khu. Tình trạng binh lính Việt Nam Cộng hòa giết hại tù nhân trong
trại thường xuyên xảy ra. Để che mắt dư luận, chính quyền Ngô Đình Diệm thường
bố trí một sân tập bắn ngay cạnh khu trại giam. Chế độ trong trại cho người bị giam
rất kham khổ với điều kiện sống không đảm bảo, với dịch bệnh thường xuyên.
[53] Dư luận chỉ biết tới tình trạng này khi Ngô Đình Diệm bị đảo chính.

Những gì mà tôi đã chứng kiến có lẽ chỉ là 1 phần rất nhỏ đối với những
mất mát đau thương của dân tộc tôi. Nhưng nó cũng đã một lần nữa nhắc nhở tôi
không thể, và không bao giờ được lãng quên quá khứ.

Tham quan khu vực các phòng trưng ở bên ngoài tòa nhà chính của Bảo
Tàng. Hiện vật gây ấn tượng nhiều nhất đối với chúng tôi là chiếc máy chém được
trưng bày ở đây. Chiếc máy chém này từng gây kinh hoàng cho không biết bao
người dân miền Nam dưới ách thống trị với chiến dịch “Lê máy chém đi khắp
miền Nam ”. Chiếc máy chém đầu tiên được hoạt động tại Pháp năm 1792, sau đó
thực dân Pháp đưa sang để đàn áp phong trào nông dân của Việt Nam năm 1911.
Sau đó không lâu chiếc máy chém thứ hai cũng được đưa sang.
Nơi đây còn trưng bày mô hình nhà tù Côn Đảo mà nói đúng
hơn là một “Địa Ngục Trần Gian”
được gọi là
“chuồng cọp”,
thật rùng
rợn, chúng
khắc họa
lại hình ảnh
tra tấn tù
binh thật dã
man,
không còn tình người , người xem còn cảm nhận được sự ghê rợn đến buốt xương
mặc dù đó chỉ là mô hình được dựng lại. Các hình ảnh những người lính với nét
mặt bình thản trước hiểm nguy đang rình rập, họ bình thản trước những thủ đoạn
hết sức tàn ác của bọn ác ôn, chúng rắc vôi sống lên cơ thể người tù, tạt nước bẩn
lên họ. Chân họ bị cột vào còng sắt, ăn uống, tắm giặt, tiểu tiện đều trên một phạm
vi hết sức nhỏ bé. Chỉ cần một tiếng thở dài, ho hoặc đập muỗi là đủ để bọn ác ôn
trút vôi xuống để người tù ngạt thở, lở da.

Bên ngoài trưng bày là những bức hình, những cách tra tấn tù nhân chỉ đọc
thôi mà cảm thấy rùng mình kinh sợ, những đòn tra tấn dã man này ngỡ chỉ có
trong thời Trung cổ: dội nước sôi, dùng que sắt nung đỏ xuyên qua da thịt, đổ xà
phòng sôi vào miệng, đóng đinh vào chân, tay, cưa chân, tay, chôn sống… ngày
ngày diễn ra tại nơi “địa ngục trần gian” người hứng chịu là những chiến sĩ Giải
phóng tuổi ngoài đôi mươi, sa vào tay giặc. Nếm đủ những đòn tra tấn dã man
nhưng ý chí kiên trung của họ thì không đòn roi nào khuất phục được. Càng đi,
càng nhìn và càng nghe những lời kể của hướng dẫn viên, các thành viên trong
đoàn càng cảm thấy thấm thía, tất cả dường như đều cảm thấy mình nhỏ bé trước
sự hy sinh, mất mát to lớn của dân tộc ta trong những năm tháng chiến tranh ác
liệt. Nhưng hình như, cho tới mãi hôm nay, khi chứng kiến những bức ảnh xung
quanh mình, tôi mới phần nào đó thấu hiểu thực sự được những đớn đau, những
mất mát lớn lao mà cha ông chúng ta đã từng phải gánh chịu trong cuộc chiến
tranh tàn khốc ấy.

Về cơ bản hầu như thời bấy giờ không hề có quan niệm về quyền con
người, quyền công dân. Quân lính có thể tùy tiện bắt bớ, áp dụng những hình thức
tra từ đánh đập cho đến các thủ đoạn tra tấn dã man nhất, gây tổn thương triệt để
vĩnh viễn đến sức khỏe, tinh thần chưa kể đến những chiến sĩ cách mạng hi sinh
bởi chúng. Quyền con người khi ấy chỉ là cụm từ dành cho tầng lớp thống trị,
thành phần chiếm thiểu số. Phần còn lại của xã hội, họ có cuộc sống mà cùng cực
đến mức không thể diễn tả qua lời nói. Họ không có quyền lựa chọn, xây dựng
cuộc sống cho mình. Không có những quyền con người cơ bản nhất, trong chiến
tranh, tất cả người dân đều bị quy là loại dân đen hèn mọn, không đủ sức chống trả
lại sự đàn áp của ách thống trị khi mà bọn chúng không xem đối phương là con
người. Lịch sử Việt Nam từ thời Bắc thuộc đến lần kháng chiến chống thực dân
Pháp và Đế quốc Mĩ đều là đấu tranh để giành lấy Nhân quyền, đoạt lấy quyền
công dân được sống trong một xã hội tốt đẹp.

*Bài viết có tham khảo hình ảnh và tư liệu lịch sử, wikipedia, và bài viết trên
Internet.

You might also like