You are on page 1of 16

Dạy tiếng Anh Cambridge, ai hưởng lợi ?

24/06/2013 03:15
Có lẽ chưa một chương trình tiếng Anh nào triển khai trong trường phổ thông tại
TP.HCM lại nhận nhiều ý kiến nhưchương trình Cambridge. Sự không rõ ràng,
Chênh lệch học phí gấp 3 lần ?
độc quyền trong khi vận hành khiến dư luận đặt vấn đề chương trình này có thật
Theo hiệu trưởng một trường tiểu học tham
sự vì quyền lợi của học sinh?
gia chương trình tiếng Anh Cambridge, học
Thêm một chương trình mang tính quốc tế để học sinh lựa chọn là điều cần làm,
phí chương trình từ lớp 1-3: 150 USD/tháng,
nhưng trước hết phải vì lợi ích của người học. Cách thức mà chương trình tiếng lớp 4-5: 200 USD/tháng. Trên website của
Anh Cambrigde đang thực hiện ở nhiều trường phổ thông của TP.HCM đặt ra nhiều EMG, mức học phí quy định 180
câu hỏi. USD/tháng. Trong khi đó, theo tìm hiểu của
chúng tôi, lãnh đạo một trường học ở
Tất cả đều quy về một công ty !? TP.HCM làm việc với đại diện CIE tại Đông
Chương trình Cambrigde trong trường phổ thông được giảng dạy thí điểm tại TP.HCM
Nam Á vào tháng 10.2011 thì chi phí tính ra
từ năm 2010 ở bậc tiểu học, năm 2011 bậc THCS, đều thông qua Tập đoàn giáo dục khoảng 50 USD/học sinh/tháng.
EMG, đơn vị được xem là được ủy quyền của Hội đồng Khảo thí quốc tế ĐH
Cambridge (CIE).

Thực hiện đề án phát triển hệ thống trường chuyên và đề án dạy ngoại ngữ các trường trung học của Bộ GD-ĐT, từ năm 2011 một số
trường THPT tại TP.HCM dạy các môn toán, khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh. Lúc bấy giờ mỗi trường lựa chọn chương trình và
cách thức thực hiện, đánh giá khác nhau. Tại hội thảo dạy toán và các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh do Sở GD-ĐT TP.HCM
tổ chức vào cuối năm 2012, EMG được trình bày gần 40 phút trước đại diện các trường về chương trình này. Việc Sở GD-ĐT đi đến
thống nhất về nội dung và cách đánh giá chương trình là điều cần làm. Thế nhưng nhiều người cho rằng tại sao không có nhiều (hay ít
ra là 2 - 3) mà chỉ có một đại diện nên không thể có lựa chọn khác. Ngay lúc ấy, lãnh đạo nhiều trường tham dự cho rằng đã “nhìn
thấy” chương trình nào sẽ được áp dụng thống nhất, chính thức trong việc dạy các môn toán, khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh. Vì
thế, không có gì ngạc nhiên khi ngày 8.1.2013, Sở GD-ĐT TP.HCM có văn bản hướng dẫn các trường thực hiện thí điểm dạy toán và
các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh sử dụng chương trình của ĐH Cambridge ủy nhiệm cho EMG thực hiện tại VN. Có 2
phương thức triển khai: Hợp đồng với EMG thực hiện toàn bộ chương trình; sử dụng lực lượng giáo viên sẵn có hoặc do trường tự
hợp đồng. Tài liệu dạy và học cả 2 phương thức sẽ do EMG cung cấp theo mức giá thỏa thuận. Chuẩn đầu ra sẽ dựa trên chuẩn của
ĐH Cambridge, học sinh sẽ dự các kỳ thi của ĐH Cambridge do EMG thực hiện tại VN.

Như vậy, có thể thấy các chương trình tiếng Anh Cambridge tại TP.HCM từ cấp tiểu học đến THCS đều chỉ do một công ty thực hiện.

Tận dụng cơ sở vật chất trường công !

Chương trình tiếng Anh Cambridge do EMG thực hiện tại TP.HCM phần lớn đều diễn ra ở các trường công lập lớn, có sức hút phụ
huynh học sinh và sẵn cơ sở vật chất tốt.

Theo bà C., một phụ huynh có con học tại Trường tiểu học Lê Ngọc Hân (Q.1), phòng học của học sinh khi học chương trình này đã
có sẵn. Thậm chí, các phương tiện được trang bị trong phòng như máy chiếu, bảng điện tử... đều do phụ huynh đóng góp để mua từ
trước đó. Phụ huynh Y. có 2 con đang học lớp 1 và 6 tại 2 trường triển khai chương trình Cambridge cho rằng từ máy chiếu, màn
hình... đều là tiền của phụ huynh góp để mua, những thứ khác thì trường công lập đã được nhà nước đầu tư sẵn.

Khi thực hiện ở các trường, những lớp học dạy chương trình này được ưu tiên về sĩ số, phòng ốc, giáo viên... Một giáo viên dạy tại
trường có triển khai chương trình này cho biết các trường phải xáo trộn học sinh, dồn lớp để có được sĩ số đẹp từ 25 - 30 học sinh/lớp
cho chương trình Cambridge, trong khi đó các lớp khác phải “nhét” 45 - 47 em. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dành cho chương trình
này cũng thuộc hàng tốt nhất của trường.

Rất nhiều phụ huynh đã lên tiếng phản bác hiện trạng này vì không thể chấp nhận trong cùng một trường mà có
sự phân biệt đối xử về lớp học, cơ sở vật chất giữa học sinh có/không theo chương trình Cambridge. Ông L.,
một phụ huynh học sinh Trường tiểu học Minh Đạo (Q.5), lập luận: “Chủ trương của nhà nước là vào trường
công lập do nhà nước đầu tư thì phải học giống nhau, cách đối xử giống nhau, không có sự phân biệt học sinh
giàu và nghèo. Đằng này, có khoảng cách giữa học sinh học chương trình Cambridge và học sinh không học”.
Học sinh lớp 2 Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm tham gia chương trình
tiếng Anh Cambridge - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Độc quyền giáo trình giá cao

Nhiều phụ huynh phản ánh, học sinh theo chương trình này phải mua giáo trình, tài liệu với giá cao.

Theo bà Y., giáo trình rất đắt đỏ. Tiền sách dao động tùy theo học kỳ, có thời điểm riêng tiền giáo trình đã hơn 4 triệu đồng. Trung
bình, một bộ sách bao gồm sách tiếng Anh, toán, khoa học khoảng 2,2 triệu đồng. Mặt khác, phụ huynh cũng không được thông báo
trước về tên giáo trình, chỉ đến khi có thông báo đóng tiền của Công ty EMG mới được biết.

Có phụ huynh còn phản ánh giá tiền giáo trình mà EMG thông báo cao hơn so với trên web bán hàng trực tuyếnwww.amazon.com.
Chẳng hạn, sách Science Success Pupil Book 2, EMG thông báo giá 36 USD, trong khi giá trên trang Amazon chỉ là 9,78 bảng Anh
(khoảng 14,97 USD). Hay sách tiếng Anh Companion 2 giá 450.000 đồng, giá trên Amazon là 11,40 bảng (khoảng 365.000 đồng).
Sách tiếng Anh Pupil’s Book 2 thông báo giá 400.000 đồng, giá trên Amazon là 10 bảng (khoảng 320.000 đồng). Trong khi đó, liên lạc
với dịch vụ tư vấn khách hàng (Customer Services Advisor) của CIE, có phụ huynh được bà Sarah Moss, người phụ trách bộ phận
này cho biết có thể đặt mua giáo trình ở bất cứ nơi nào thuận tiện nhất. Phụ huynh này cho biết mình có nhiều người quen hay từ Anh
về Việt Nam nên muốn mua trên Amazon hoặc mua trực tiếp tại ĐH Cambridge nhờ mang về. Nhưng vì quy định của EMG nên không
thực hiện được ý định này.

Trước thực tế này, có ý kiến cho rằng không hiểu sao Sở GD-ĐT TP.HCM lại đồng ý “bắt tay” với một công ty
để triển khai chương trình tiếng Anh Cambridge trong khi Sở hoàn toàn có thể lấy tư cách pháp nhân của mình
để tìm hiểu cũng như làm việc trực tiếp với CIE? Thậm chí, nếu EMG độc quyền triển khai chương trình
Cambridge tại VN, Sở vẫn có thể làm việc với các đối tác giáo dục có uy tín khác trên thế giới để tìm một
chương trình phù hợp.

Các trường tham gia chương trình

Trường tiểu học: Chu Văn An, Minh Đạo, Lương Thế Vinh, Hòa Bình, Nguyễn Bỉnh
Khiêm, Kỳ Đồng, Hồng Hà, Lê Ngọc Hân, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Thái Sơn.

Trường THCS: Ngô Tất Tố, Lê Quý Đôn, Nguyễn Du, Nguyễn Gia Thiều, Lê Văn Tám,
Trần Đại Nghĩa, Võ Trường Toản, Lương Thế Vinh, Trần Văn Ơn.

Đang triển khai tại 10 trường THPT: chuyên Lê Hồng Phong, chuyên Trần Đại Nghĩa,
Lê Quý Đôn, Bùi Thị Xuân, Lương Thế Vinh, Gia Định, Nguyễn Thị Minh Khai, Hùng
Vương, Nguyễn Thượng Hiền, Mạc Đĩnh Chi.
Chưa thực hiện đúng cam kết

Tại Trường tiểu học Kỳ Đồng (Q.3), nhiều phụ huynh có con theo học chương trình này đã
từng khiếu nại nhà trường và EMG không thực hiện đúng cam kết. Chẳng hạn: Học sinh
không được tổ chức thành một lớp riêng, phòng học không được trang bị theo tiêu chuẩn
“quốc tế”, không có tủ đựng sách vở, không có màn hình - máy chiếu, không có các thiết bị
phục vụ dạy học các môn khoa học… Ngoài ra, giờ học Cambridge bị xếp trùng với giờ
tiếng Anh tăng cường khiến không ít học sinh bị mất 4 tiết tiếng Anh tăng cường mỗi tuần.
Bà M., phụ huynh một học sinh lớp 6, từng gửi thắc mắc đến nhà trường cũng như EMG.
Bà nói: “Theo tiêu chuẩn của một lớp học Cambridge và cũng theo như các lớp học tiếng
Anh khác, một lớp không quá 25 học sinh. Điều này chính EMG đã cam kết trước khi tôi
cho con theo học nhưng lớp của con tôi hiện trên 35 học sinh”.

Nhiều phụ huynh cũng tỏ vẻ không hài lòng về chất lượng chương trình này. Bà M., phụ
huynh có con học chương trình tại một trường tiểu học và trường THCS, cho biết những
người thực hiện chương trình cam kết giáo viên sẽ kiểm tra thường xuyên để biết khả năng,
trình độ tiếp thu của học sinh nhằm bồi dưỡng thêm các kỹ năng còn yếu kém hòng theo
kịp chương trình. Nhưng theo bà  M., con bà vẫn còn nhiều bài dường như không hiểu,
không biết cách làm bài tập dù đã học ở lớp. Còn ông K., một phụ huynh khác, khẳng định
con ông không nắm gì về tiếng Anh qua gần 6 tháng học chương trình tiểu học Cambridge
lớp 1!

Rất nhiều phụ huynh khác đặt câu hỏi về nguồn giáo viên của chương trình. Số giáo viên
này được tuyển, hợp đồng từ nguồn nào mà phụ huynh không rõ. Phụ huynh cũng không
biết ai đứng ra cam kết đảm bảo chất lượng của các giáo viên này.

Đăng Nguyên

BẠN ĐỌC PHẢN HỒI - COMMENT (22)


Tada
Việc vào lớp Cambridge hay không cũng do phụ huynh cả thôi. Trường mở lớp, phụ huynh nào cảm thấy đủ sức đóng tiền thì ráng
chạy cho con em vào. Gia đình có điều kiện thì con em mình có thêm nhiều sự lựa chọn, kể cả trường công hay tư cũng vậy. Còn nếu
không thì cứ chấp nhận những tiêu chuẩn cơ bản nhất thôi: trường cũ, phòng chật, sỉ số đông, học tiếng Anh ê a như bao năm nay,
đừng mơ đến những thứ cao xa như bảng điện tử, máy chiếu, v.v... làm gì.
lê văn toàn
Bất kể là ai mà kinh doanh ngành giáo dục đều có ưu thế và rất có lãi, đã là kinh doanh thì phải rõ ràng, lấy tiền cao thì phải được
hàng tốt và cũng như các hình thức kinh doanh khác có thể phải tổ chức đấu thầu. Vậy nên Sở GD-ĐT nên xem xét lại !
Andy Dzuc
Cháu tôi cũng đang bị HÀNH tại trường Hồng Hà > Tất cả những bức bối nêu trong bài báo này là hoàn toàn đúng . Nhiều Phụ huynh
xin rút khỏi lớp này nhưng bị TỪ CHỐI , với lý do : ĐÃ VÀO LỚP NÀY LÀ PHẢI THEO , KO ĐƯỢC RÚT . Đ/n Bộ Giáo dục nên ngó
mắt xem kỹ bài này và xin đừng NGÓ LƠ .
Tức lắm
EMG còn là đơn vị được Sở GD-ĐT HCM giao cho trọng trách bồi dưỡng năng lực toàn bộ giáo viên trung học phổ thông không đạt
chuẩn C1 (theo khung châu Âu) trên địa bàn thành phố. Khi tham gia lớp học bồi dưỡng do EMG tổ chức này, tôi cũng không rõ nguồn
giáo viên nước ngoài đứng lớp dạy chúng tôi được tuyển theo tiêu chí nào, đã có đạt chuẩn C1 châu Âu chưa mà khi sửa bài ngữ
pháp, giáo viên cũng không chắc đúng hay sai, phải hẹn lại với lớp lần sau sẽ trả lời. Người nước ngoài dạy chúng tôi còn chưa đạt
chuẩn C1 châu Âu thì tại sao lại buộc giáo viên Việt Nam chúng tôi đạt chuẩn chứ?
Tran Minh Quyen
Trẻ con đang được học để đạt được những mục tiêu, lợi ích của người lớn. Thiếu tầm nhìn, không thể hoạch định một chính sách tăng
cường ngoại ngữ hiệu quả, người ta đang áp dụng mô hình của nước này, nước kia một cách khập khiễng. Chỉ tội cho học sinh và
các bậc phụ huynh phải lao vào cuộc ganh đua mà không chắc người thắng được gì!
truc
Nghe nói năm nay lại đổi sách tiếng Anh tăng cường của lớp 1 nữa . Tội nghiệp mấy bé học sinh quá cứ bị đem ra làm thí nghiệm
hoài. Mà giá sách đâu có rẻ, hơn một trăm ngàn đồng một cuốn.
nguoila
Rất không đồng tình với chương trình khi hè bắt học sinh đi học vào đầu tháng 7. Tại sao khi bắt đầu không nói rõ là hè có thu tiền và
bắt học sinh đi học.
Binh
Không hiểu sao ngành giáo dục lại bắt học sinh tiểu học phải gánh thêm sức học ngoại ngữ trong khi đó học sinh lớp 1 chưa biết chữ
tiếng Việt, đây là đều quá nghịch lý . Tôi Mong Bộ Giáo dục phải vào cuộc để giảm tải cho các em càng sớm càng tốt. và tạo mọi điều
kiện công bằng với các em học sinh bình thường không phân biệt đối xử như hiện nay.
khoa hoc
Chúng tôi có con cháu học tại trường Lê Quí Đôn cũng có ý kiến bức xúc như trên. Đề nghị Sở, Bộ GD&ĐT điều tra làm rõ tránh thiệt
hại cho học trò, phụ huynh, nhà trường.
Võ Duy Sinh
Vụ việc lớn thế này sao Thanh tra Sở GD-ĐT Tp HCM không vào cuộc kiểm tra, tiền của dân chảy vào túi ai?
Nguyễn Mậu Dao
Nếu cứ sợ phân biệt giàu, nghèo và phải “cào bằng” thì các trường công lập sẽ mất thị phần cho các trường ngoài công lập (Trường
Quốc tế chẳng hạn), lúc đó phần lợi nhuận và ngoại tệ sẽ chảy ra nước ngoài. Nói là không phân biệt, nhưng hiện tại đang tồn tại
trường công lập; trường ngoài công lập (trong nước, nước ngoài…). Theo tôi, cứ cho đa dạng hoá (có kiểm soát của nhà nước) thì
mới phù hợp với xu hướng chung: “có cạnh tranh mới có phát triển”.
Trương Nam
Những trang giấy trắng mới viết những dòng đầu tiên đã phải tiếp xúc với việc "viết bằng bút đẹp - bút xấu". Viết đầy lên rồi trang giấy
có còn đẹp?
Tao Lao
Tập đoàn EMG là ai ? Tập đoàn Giáo dục mà khiển được các trường công lập (tuyển sinh, tổ chức khảo sát, xếp lớp, thu học phí, dọn
dẹp, trang bị phòng học,....) ? Lợi nhuận có đóng thuế không ? Đóng bằng cách nào ? Chương trình dạy được thẩm định chưa ? GV
dạy gì trường có biết không ? Ai dự giờ để biết họ dạy thế nào ?
Lê Văn
Phản ánh của báo Thanh Niên là chính xác . Tôi có một con gái học ở trường Lê Ngọc Hân Quận 1. Lớp của con tôi là lớp thường sĩ
số 48-49 học sinh. Trong khi các lớp chương trình Cambridge chỉ khoảng 30 học sinh. Các lớp thường học ở cơ sở Nguyễn Trung
Trực với phòng ốc nhỏ hẹp , thiếu các điều kiện về công nghệ thông tin, phụ huynh học sinh phải tự đóng tiền quỹ hội cha mẹ học sinh
1.000.000/học kỳ (bóp bụng mà đóng!) để trang trải nhiều khoản cho lớp. Trong khi các lớp chương trình Cambridge cùng khối với con
tôi thì được học ở cơ sở khác rộng rãi, thoáng mát, đầy đủ tiện nghi . Các cháu học ở lớp thường không được quan tâm nhiều như
các lớp chương trình Cambridge. Sao Nhà nước và Sở Giáo dục lại để tình trạng bất công xảy ra trong các trường công lập vậy ?
Lan Chi
Tôi có đứa cháu đang theo học chương trình này. Thực tế đúng như phản ánh của báo. Cháu học ở trường ko theo kịp phải mướn gia
sư kèm thêm để giảng lại những gì thầy nói trên lớp. GV dạy cũng không có trình độ đồng đều, có lớp được học GV tốt, có lớp GV chỉ
thao thao đứng nói chẳng màng học sinh có hiểu gì không. Giáo trình của chương trình là dành cho học sinh bản xứ với vốn ngôn ngữ
có sẵn, còn hs Việt Nam vừa phải học thêm một ngoại ngữ nữa, vẫn còn chưa dùng quen, viết thạo cũng phải gồng mình lên học theo
chương trình của họ là điều quá sức với các em. Tôi chỉ mong các PH khác đừng cho con em theo học chương trình này vì những
điều họ quảng cáo chẳng tương xứng với đồng tiền mình bỏ ra, tội cho con trẻ phải học chương trình không vừa sức.
Son Tung
Có gì khó hiểu đâu mà thắc mắc nhỉ. Đó là sự bắt tay giữa công ty và giám đốc sở giáo dục thôi mà.
Mai Vân
Nhà tôi không có điều kiện nên không cho cháu theo được chương trình Cambridge. Vô hình chung các cháu được học với chi phí
bằng cả tháng lương của một công nhân thành "con nhà giàu", các con chúng tôi thành "con nhà nghèo". Quả là bất công và tội
nghiệp cho các cháu.
Kha
Việc làm này cũng đã xảy ra nhiều năm và với nhiều Công ty khác rồi, báo Thanh Niên cũng có thể điều tra thêm việc trường tư nhân
núp bóng và liên kết để đưa các chương trình đào tạo tiếng Anh và cả giáo viên từ Cadana qua dạy tiếng Anh, chủ yếu là 'tiêu' ngân
sách giáo dục, kêt quả không thấy tốt đẹp đâu cho học sinh và nhà trường.
cuong
Đã xuất hiện hình thức lợi ích nhóm trong giáo dục, đề nghị các cơ quan chức năng Việt nam vào cuộc, nếu có sự tiếp tay của ca
nhân thì hãy xử nghiêm .
Nguyễn Mậu Dao
Nếu cứ sợ phân biệt giàu, nghèo và phải “cào bằng” thì các trường công lập sẽ mất thị phần cho các trường ngoài công lập (Trường
Quốc tế chẳng hạn), lúc đó phần lợi nhuận và ngoại tệ sẽ chảy ra nước ngoài. Nói là không phân biệt, nhưng hiện tại đang tồn tại
trường công lập; trường ngoài công lập (trong nước, nước ngoài…). Theo tôi cứ cho đa dạng hoá (có kiểm soát của nhà nước) thì mới
phù hợp với xu hướng chung là: “có cạnh tranh mới có phát triển”.
Binh phuoc
Nghe mùi tiền !
Chu Kim Long
Nếu EMG ngon thì lập trường riêng để tuyển sinh đi! ai đủ điều kiện thì vào học, sao lại kí sinh vào các trường công lập làm xáo trộn
sự học và sự quản lí tổng thể của nhà trường. Chính các bậc phụ huynh cũng cần ý thức giảm tải cho con em mình, đừng biến các em
thành nạn nhân của nhửng trò quảng bá và mộng mơ ảo ảnh chưa có cơ sở kiểm định.

Dạy tiếng Anh Cambridge, ai hưởng lợi? - Kỳ 2: Không nói được bao nhiêu chi phí
là vừa phải!
25/06/2013 03:40

Qua nhiều lần liên lạc, đến giữa tháng 6, chúng tôi có cuộc trao đổi
với bà Nguyễn Phương Lan, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn
giáo dục EMG.
 
Giáo viên nước ngoài tham gia giảng dạy chương trình tiếng Anh Cambridge
tại một trường tiểu học ở TP.HCM - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Mức thu có cao?

* Có đơn vị từng làm việc với CIE (Cambridge International English) khu vực Đông Nam Á, nhận định nếu đưa chương trình này về
giảng dạy, học phí chỉ cần là 50 USD/học sinh/tháng trong khi học phí hiện tại EMG áp dụng là 150 USD/học sinh/tháng. Bà nghĩ gì về
sự chênh lệch này?

- CIE trên toàn thế giới không có một chiến lược chỉ đạo gì về chi phí mà chi phí thực hiện tùy vào đối tác là ai và ở quốc gia nào. Phí
hằng năm CIE dành cho các trường ở Việt Nam đặc biệt là trường công tương đối ưu đãi. Không một đơn vị nào có thể nói được bao
nhiêu chi phí là vừa phải, lý do là có những ẩn số như giáo viên, chất lượng... Một trường quốc tế ở Bangkok (Thái Lan) cũng dạy
chương trình này chi phí khoảng 20.000 - 25.000 USD/năm. Không thể nói 50 USD hay 20.000 USD sẽ là con số đúng... Hiện nay nếu
đơn vị đó chưa được Cambridge cho phép thì cũng chỉ là một giả thuyết. Nếu người ta chưa làm mà chỉ hình dung thì con số có thể
không đúng với thực tế.

* Như vậy phí 150 USD/học sinh/tháng mà EMG đang áp dụng bao gồm những khoản nào?

- Phí của EMG theo tiền Việt Nam là 131.000 đồng/giờ không thay đổi từ ngày đầu đến giờ. Phí này bao gồm: giáo viên, người hỗ trợ
học sinh trong lớp, phí vận hành chương trình Cambridge...

* Dư luận cho rằng mặc dù chi phí khá cao nhưng chương trình do EMG thực hiện không đầu tư cơ sở vật chất cho học sinh tham gia
mà tận dụng cơ sở vật chất sẵn có của các trường.

- Không chỉ riêng chương trình Cambridge, hiện nay còn chương trình tiếng Anh tăng cường, tiếng Anh tự chọn... đều cùng chung
mục đích phục vụ nhu cầu tự chọn của phụ huynh và cùng chia sẻ chung cơ sở vật chất. EMG đang có tâm huyết trang bị dần dần góc
thư viện cung cấp sách cho học sinh. Còn các trang thiết bị dạy và học khác, các trường ở Hà Nội và TP.HCM đều có cả dù có hay
không chương trình Cambridge. Các chương trình tiếng Anh là công cụ để thực hiện đề án ngoại ngữ của Bộ GD-ĐT đều sử dụng cơ
sở vật chất của trường công, không nên tách rời chương trình Cambridge ra các chương trình khác.

Giáo trình... rất phức tập

* Còn về giáo trình, tại sao phụ huynh chỉ phải đăng ký qua EMG mà không thể mua được từ nguồn khác? Nhiều phụ huynh còn cho
biết mua giáo trình trên mạng rẻ hơn đăng ký tại EMG.

- Chương trình Cambridge có rất nhiều bộ sách giáo khoa trong đó có những bộ đã được CIE thẩm định về chất lượng và xác định
gần gũi với tiêu chí đầu ra và bắt buộc phải sử dụng giáo trình gốc, có bản quyền. Sách của chương trình có nhiều version (tạm dịch:
phiên bản - PV) khác nhau, nhiều lần xuất bản khác nhau và có nhiều chỉnh sửa. Nếu trong một buổi học về chủ đề nào đó mà sách
của học sinh có nhiều phiên bản thì rất khổ cho giáo viên.

Sách giáo khoa của chương trình có giá rất vừa phải vì càng có đông học sinh thì giá mua càng giảm. Bằng việc mua cùng lúc thì
chúng ta đã tự tiết kiệm rồi.
Mỗi năm hội đồng khoa học sẽ xem Cambridge cho những bộ sách gì và sách nào chuẩn nhất trong chương trình. Hội đồng khoa học
sẽ đánh giá lại kết quả năm học trước để xem năm sau chọn sách gì là chuẩn nhất, đưa ra quyết định, trao đổi qua lại với Cambridge
để đưa ra bộ sách tốt nhất cho học sinh Việt Nam. Chúng tôi cũng chọn đúng thời điểm học vụ để mua sách. Nếu mỗi phụ huynh mua
khác nhau, chúng tôi phải thẩm định lại từng phiên bản, lần xuất bản... thì rất phức tạp.

* Tại sao Hội đồng khoa học của EMG không đưa trước danh sách giáo trình mà học sinh sẽ học cho phụ huynh biết để nếu thích, phụ
huynh có thể mua ở nơi nào miễn sao đúng loại giáo trình và thời điểm theo yêu cầu của EMG?

- Những yêu cầu đặt ra là sách phải đúng thời điểm, rẻ nhất và đúng bản quyền, cái mà EMG và Cambridge thấy tốt nhất cho học sinh
Việt Nam. Tuy nhiên, nếu phụ huynh còn có ý kiến, chúng tôi sẽ xem xét đưa ra phương án tiếp theo về vấn đề này.

* Bà có thể cho biết quy trình tuyển chọn giáo viên của chương trình như thế nào? Điều gì đảm bảo những giáo viên này đạt chất
lượng theo yêu cầu?

- Quy định của ĐH Cambridge không phân biệt quốc tịch giáo viên tuy nhiên do yêu cầu đề án ngoại ngữ của Bộ GD-ĐT tiếng Anh là
thế mạnh của người Việt nên EMG đã chọn chuẩn giáo viên cao nhất của Cambridge là người bản ngữ. Nghĩa là giáo viên phải xuất
thân từ những nước mà tiếng Anh là ngôn ngữ thứ nhất. Những người này phải có thân nhân tốt, có đủ bằng cấp giảng dạy, khả năng
sư phạm và nhất là kinh nghiệm làm việc trong môi trường mà ngôn ngữ chính không phải là tiếng Anh. Việc tuyển lựa trải qua các
vòng: sơ khảo, giảng bài thử, thể hiện văn hóa ứng xử, trình độ sử dụng công nghệ thông tin, thiết bị học tập...

* Sở GD-ĐT có quản lý về chất lượng chương trình và giáo viên không, thưa bà?

- Thỉnh thoảng Sở có dự giờ, có ghi hình lại trên lớp và trao đổi với chúng tôi về chuyên môn. Định kỳ Sở cũng có đánh giá về chương
trình. Danh sách giáo viên, bằng cấp, chất lượng giáo viên thì quận và Sở có yêu cầu lúc nào EMG cũng cung cấp.

* Có dư luận cho rằng EMG “chiết khấu” cho Sở, phòng giáo dục và các trường có giảng dạy chương trình Cambridge, cũng như
thường xuyên tổ chức cho lãnh đạo Sở và các trường tham quan châu Âu?

- Phía EMG đã, đang và sẽ luôn luôn quan tâm cùng Cambridge, Đại sứ quán Việt Nam tạo điều kiện cho các
đoàn nếu có nhu cầu muốn tham quan nhằm mục đích tạo cho những người làm giáo dục Việt Nam chia sẻ kinh
nghiệm với các bạn nước ngoài. Còn vấn đề này (chiết khấu - PV), xin gửi câu hỏi đến Sở vì liên quan đến
phòng giáo dục và Sở.

CIE chi nhánh châu Á -Thái Bình Dương: 


Không có trách nhiệm theo dõi và quản lý chất lượng

Phóng viên văn phòng Báo Thanh Niên tại Singapore đã liên lạc chi nhánh châu Á - Thái
Bình Dương của CIE. Giám đốc chi nhánh là tiến sĩ Ben Schmidt và người phụ trách thị
trường Việt Nam là ông Melvyn Lim. Ông Schmidt gửi đến Thanh Niên một “thông cáo”
ngắn nói rằng CIE đưa chương trình của mình vào Việt Nam thông qua EMG vì đây là “đối
tác tin cậy của chính phủ”.

Về những câu hỏi liên quan đến trách nhiệm, CIE đã khẳng định họ không có trách nhiệm
theo dõi và quản lý chất lượng giáo viên, cơ sở vật chất cũng như kết quả giảng dạy các
chương trình CIE. “Cambridge làm việc với EMG. Công ty này có trách nhiệm quản lý các
trường công ở TP.HCM và trả lời mọi thắc mắc của học viên, phụ huynh và giáo viên”,
thông cáo của CIE nêu rõ.

CIE cũng bỏ qua, không trả lời câu hỏi về sách giáo khoa và giá sách mà phụ huynh than
phiền là không minh bạch và đắt một cách vô lý.

Thục Minh
 (Văn phòng Singapore)

CIE (Anh quốc)


Không nhất thiết phải thông qua đại diện CIE

Ông Adele Williams, Giám đốc quan hệ quốc tế của CIE (Anh quốc), cho biết bất kỳ
trường nào có nhu cầu giảng dạy theo chương trình của CIE đều có thể liên hệ trực tiếp với
CIE, không nhất thiết phải thông qua cơ quan đại diện được CIE chấp thuận. Để trở thành
trường giảng dạy theo CIE, trường đó phải trải qua khoảng thời gian giám định xem có đáp
ứng yêu cầu của CIE hay không. Theo ông Williams, nếu trường nào không đáp ứng được
quy trình thì CIE sẽ hỗ trợ và hướng dẫn tiếp cho đến khi hội đủ điều kiện. Khi chấp thuận,
CIE cũng sẽ hỗ trợ trường đào tạo giáo viên theo tiêu chuẩn của chương trình. Chi phí để
một trường được đánh giá và công nhận theo tiêu chuẩn của CIE áp dụng chung nhất.

Minh Quang 
(Văn phòng Thái Lan)

Đăng Nguyên 

zuysinh, Bình Thạnh, TP.HCM


Chuyện chiết khấu hay lót tay cho Sở hay Phòng thì không còn hy vọng gì rồi! Thanh tra Thành phố hay Thanh tra Bộ GD ĐT sao
không vào cuộc vì một nền giáo dục...
tran thanh, 283 Lac Long Quan, Q.11
cám ơn báo Thanh niên rất nhiều đã thông tin đầy đủ chính xác, mọi người hiểu rõ mà chọn lựa cách học cho con mình.
Bạn đọc
Bộ GD-ĐT đã ký kết hợp đồng với EMG rồi. Trong buổi ký kết này có Thứ trưởng Bộ GD và các quan chức của Sở GD TPHCM. Từ đó
suy ra Bộ đã thổi còi thì làm sao Sở dám qua mặt. 
Nhân đây tôi đề nghị quí báo tìm hiểu luôn việc EMG chịu trách nhiệm bồi dưỡng năng lực cho giáo viên THPT chưa đạt chuẩn C1
(khung châu Âu) trên toàn thành phố. Các GV nước ngoài trực tiếp giảng dạy các lớp này được tuyển chọn theo tiêu chí nào? (Tôi
thấy những GV này còn không biết thi FCE là như thế nào, nội dung gồm những gì?) Tại sao lại chọn giáo trình New Total English để
dạy mặc dù giáo trình này không sâu sát với dạng đề thi FCE (để đạt chuẩn C1) mà chúng tôi sẽ phải thi lại lần nữa? Và chi phí bồi
dưỡng lại cho mỗi GV chưa đạt chuẩn là bao nhiêu?
Nguyễn Long, Ninh Thuâ ̣n
Tại vì "chiết khấu" cả! Chẳng có gì khó hiểu, tất cả chì vì chiết khấu hay "trích phần trăm" cả. Kinh phí cho các vị lãnh đạo Sở, Phòng
đi học hỏi kinh nghiệm ai cũng biết được từ đâu ra mà. Nhà kinh doanh nào chẳng muốn kiếm lãi nhiều, chi phí ít, cho nên chi phí đó
buộc phải cộng dồn vào giá thành sản phẩm để người tiêu dùng phải chịu. Vì vậy mới có chuyện chênh lệch giá thành. Chuyện này
cũng tương tự như xây nhà vệ sinh "giá khủng" mà phải xách nước dội ở Quảng Ngãi mà thôi!
Nguyễn Đăng Khôi, Quận 7, TP.HCM
Đọc nội dung các câu trả lời phỏng vấn trong bài 2 này của báo Thanh Niên về việc giảng dạy chương trình Cambridge hiện nay tại
TP.HCM, tôi thấy thật đau lòng cho thực trạng giáo dục hiện nay của con em mình ! 
Hóa ra toàn bộ chất lượng của việc giảng dạy tiếng Anh trong trường công lập hiện nay tại TP.HCM là do một công ty tư nhân như
EMG chịu trách nhiệm hoàn toàn hay sao ? Vai trò quản lý, giám sát của Bộ Giáo dục-Đào tạo ở đâu khi để cho Sở Giáo dục - Đào tạo
TP.HCM cùng "hợp tác" với một tổ chức tư nhân triển khai chương trình này trong suốt mấy năm qua ? Thật là phẫn nộ khi con em
chúng tôi bị đem ra làm công cụ để phục vụ lợi ích cá nhân của một nhóm người nhân danh là lo toan cho sự nghiệp giáo dục. 
Tôi đồng ý với ý kiến rằng EMG có ngon thì sao không bỏ tiền đầu tư xây trường để dạy chương trình Cambridge đi mà lại tìm con
đường sống ký sinh, hưởng lợi từ hệ thống trường công lập theo cách như vậy ? Đáng nói ở đây là những người lãnh đạo ngành giáo
dục TP.Hồ Chí Minh đã nhắm mắt làm ngơ, bắt tay với EMG để cố nhồi nhét chương trình này cho học sinh theo kiểu "sống chết mặc
bay, tiền thầy bỏ túi". 
Tôi đề nghị Chính phủ, Bộ Giáo dục-Đào tạo phải tiến hành thanh tra toàn diện vụ việc này để làm rõ trách nhiệm của Sở Giáo dục-
Đào tạo TP.HCM trong việc cấu kết với EMG để cùng nhau hưởng lợi trên mồ hôi nước mắt của cha mẹ học sinh và công khai, minh
bạch việc xử lý những người có liên quan. 
Cảm ơn báo Thanh Niên đã có một loạt bài điều tra rất sắc bén, "gãi đúng chỗ ngứa" của hàng triệu phụ huynh chúng tôi ! 
Kính chúc Quý báo và các phóng viên luôn mạnh khỏe để ngày càng cung cấp nhiều hơn cho bạn đọc những bài điều tra "đã" như thế
này, xứng đáng là tờ báo hàng đầu của cả nước ! 
Trân trọng.
Phương Trịnh, Quận 3, TP. HCM
Trước khi cho con vào lớp 1, tôi có nghiên cứu trước các chương trình tiếng Anh bổ trợ cho con thì nhận thấy các chương trình theo
định hướng đại trà của Bộ đều khá "lép vế" so với Cambridge. Học sinh học Cambridge được ưu tiên quá nhiều lợi thế mà ai cũng
biết, dẫn đến tâm lý phụ huynh muốn con mình được học trong điều kiện tốt nhất, chen chân vào lớp Cambridge cho bằng được dù
học phí khá cao, sức học của con em cũng chưa chắc theo nổi. 
Việc EMG được triển khai độc quyền chương trình Cambridge có dấu hiệu của lợi ích nhóm, vì như quý báo đã đề cập, nhiều tổ chức
giáo dục đều có thể triển khai hoặc đưa giá đấu thầu một cách công khai, giá nào hợp lý nhất cho học sinh và phụ huynh thì đơn vị đó
được chọn. Trong khi đó, tại sân chơi này, chỉ có mỗi mình EMG.
Cùng làm trong ngành giáo dục nhiều năm, đi nhiều nước, qua bạn bè, tôi có thắc mắc vì sao EMG được quá nhiều đặc quyền như
vậy. Tại sao trên thế giới cũng có nhiều chương trình phổ thông quốc tế, chẳng lẽ các tổ chức uy tín đó không đủ sức triển khai tại thị
trường Việt Nam sao? Nếu bảo họ triển khai giá cao, thì cao cỡ nào? Câu trả lời bạn bè tôi đưa ra khá ngạc nhiên: "EMG được một
quan chức của Sở chống lưng rồi! Các chương trình khác chờ đến tết Congo thì may ra được giới thiệu, chứ đừng nói được triển
khai!" Như vậy có công bằng cho phụ huynh và học sinh không?
Hiền, Bình thạnh
Tôi cũng có con học chương trình này. Ở đây tôi chỉ đề cập đến kết quả học tập của cháu. Cháu thuộc lớp đầu tiên của trường theo
học CT này nên lúc đầu tôi cũng rất phân vân. Hiện nay cháu đã hết năm thứ 2 và tôi thấy hài lòng với KQ của cháu. 
Tôi có 2 cháu, cháu đầu học TCTA và học thêm ở ILA. Vì đến năm lớp 3 tôi mới cho cháu học thêm ở ILA nên phát âm của cháu
không chuẩn, mặc dù kỹ năng nghe và viết khá ổn. Còn cháu thứ 2 học theo CT Cambrige ngay từ đầu nên cháu phát âm rất chuẩn và
khả năng nghe cũng tốt. Ngay cả bản thân anh cháu cũng thừa nhận điều đó. 
Tôi chỉ có không hài lòng là tài liệu học giá quá cao. Một đĩa CD 350.000 đ mà giáo viên không yêu cầu các cháu về nhà nghe. Các
cháu còn nhỏ chỉ làm theo yêu cầu của GV. Ba mẹ nhắc nhở thì cháu nói là cô giáo không nhắc phải nghe. Tôi đã phản ánh tình trạng
này 2 lần mà cũng không thấy cải thiện. Còn về học phí thì tôi thấy cũng ngang bằng ILA, vì các cháu học ở ILA 1 khóa 64 tiết cũng 12
triệu. Còn Cambrige 6 tiết/tuần trong 3 tháng học phí là 9,5 triệu (Chưa tính tiền giáo trình). Học ở đây thì không phải đưa đón cháu đi
học thêm cháu được nghỉ T7& CN nên cũng tiện.
MINH Y
Việc CIE thông qua công ty EMG mà không liên hệ trực tiếp với cơ quan giáo dục VN điều này cũng dễ hiểu thôi - Bất đồng ngôn ngữ
- Bất đồng trong cách làm việc, .... Tôi nghĩ cách làm của CEI cũng khá phổ biến cho những công ty nước ngoài nếu muốn vào thị
trường VN họ đều phải thông qua 1 distributor (nhà phân phối). Số tiền mà CEI nhận cũng là hợp lý, xem như là phí công cán của họ.
Điều đáng nói là cơ quan giáo dục nước nhà đã đòi hỏi nhiều với phía CEI nên buộc lòng họ phải quay ra "gõ" vào PHHS. Cuối cùng
thì người hưởng lợi nhiều nhất là cơ quan giáo dục Việt Nam vì không cần làm gì, chỉ cần nhắm mắt đóng dấu, ký tên thế là có tiền bỏ
túi và cuối năm được vi vu Châu Âu. Tội nhất vẫn là các em học sinh và phụ huynh. 
PH thì lo cày lo bừa để kiếm tiền đóng học phí, các em thì học tiếng Anh đấy nhưng đến cuối vẫn dốt tiếng Anh. Một vòng lẩn quẩn.
Tại sao Việt Nam không biên soạn 1 chương trình tiếng Anh phù hợp với các em rồi đưa vào dạy chính khóa cớ sao lại có chương
trình tiếng anh tăng cường nọ kia. Chẳng phải đang làm tiền PHHS sao?
Nguyễn Thu Cúc, Quận Tân Bình
Cám ơn Báo Thanh niên đã lên tiếng về chương trình này. Tôi là phụ huynh đã quyết định cho con ngưng học chương trình
Cambridge từ năm ngoái. Tôi nhận thấy chương trình học bình thường đã nhiều rồi, thêm Cambridge làm áp lực cho con nhiều quá.
Bộ giáo trình không thể hấp thu hết mặc dù con tôi là học sinh giỏi, rất thông minh. Học ở lớp thì vui nhưng về nhà là quên hết. 
Các phụ huynh nên cân nhắc mục tiêu học Cambridge là gì ? Nếu là giấy chứng nhận thì không cần thiết bởi vì nếu các cháu đu du
học cũng không cần, còn học tiếp ở Việt Nam cũng không ai yêu cầu phải có chứng chỉ này cả. Học phí như vậy thà cho con qua học
hẳn trường Song ngữ còn hơn. Hỏi phần trăm chia cho Sở GD là bao nhiêu tôi biết chắc không ai dám nói ra đâu nhưng chắc chắn là
nhiều rồi. Cám ơn quý báo nhiều!
Trần Lan Hương, Quận 1 - TP HCM
Tôi là phụ huynh có con học chương trình này. Tôi thấy báo phản ánh quá đúng sự thực: Mới đầu nghe phổ biến chương trình, học
phí... phụ huynh chúng tôi ai cũng muốn cho con học để nâng cao kiến thức ngoại ngữ. Sau này thấy chương trình học Cambridge đã
không đúng như ban đầu. 
Về học phí, chương trình cắt xén của các cháu tiếng Anh thông thường trong chương trình cũ, sách giáo trình, sỹ số... Nhất là các
khoản báo đề cập: có sự ăn chia lợi ích nhóm là công ty EMG và sở giáo dục, phòng giáo dục, trường... Với tổng số lớp, số học sinh
theo học quá lớn như vậy thử hỏi một tháng hàng trăm ngàn USD của học sinh nộp sẽ đi về đâu khi mà học sinh thực sự được hưởng
chẳng là bao. Các đoàn du lịch của SGD, các phòng, các trường EMG tổ chức phải chăng từ học phí mà ra. Còn phần trăm trích lại sở
giáo dục, trường là bao nhiêu cần cụ thể cho phụ huynh biết. 
Bản thân tôi cũng đã chán chương trình này rồi, gia đình đang tính năm tới không cho con học chương trình này nữa. Các vị phụ
huynh có con học lên suy nghĩ lại có nên tiếp tục cho các cháu học nữa hay không? Nếu học tiếng Anh tăng cường bình thường và
cho con học thêm tiếng Anh ở các trung tâm ngoại ngữ khác học phí sẽ rẻ hơn nhiều; đồng thời kết quả ngoại ngữ của các cháu đâu
có thua kém, thậm chí còn hơn nữa là khác. Xin hỏi trách nhiệm của sở giáo dục trong vấn đề này đến đâu? Giám đốc sở hãy trả lời
cho phụ huynh biết. Xin chân thành cám ơn quý báo.
thaotrinh, Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
Xin hoan nghênh Báo Thanh Niên. Bài viết thật chính xác. 
Với tư cách là một phụ huynh, đề nghị báo chuyển cho Lãnh đạo Sở Giáo dục các câu hỏi sau đây:
1- Tại sao Sở Giáo dục không làm việc trực tiếp với CIE để tổ chức triển khai chương trình Cambridge ở TP.HCM mà phải qua "cò" là
EMG, có lợi ích cá nhân hoặc nhóm ở đây không? 
2- Học phí mà EMG thu của học sinh 150USD/ tháng/học sinh ( học chỉ 4-6 tiết học/tuần) cao hay thấp? có hợp lý không? Tại sao
BGĐ Sở GD không có bất kỳ nghiên cứu nào, Thực ra việc này đơn giản, chỉ cần một lá thư cho CIE để hỏi về chi phí chuyển giao
chương trình, sau đó cộng thêm thù lao giáo viên giảng dạy và một vài chi phí khác là đã biết được " giá thành" . Tôi dám chắc, học
phí mà một đơn vị nào đó nói là 50USD/học sinh/tháng là đủ. 
3- Các chuyến đi Anh, đi Tây Ban Nha của hàng chục lãnh đạo Sở để "nghiên cứu" cái gì? ai trả tiền và hết bao nhiêu tiền? 
4- Xin trả lời thẳng thắn cho phụ huynh là Sở Giáo dục và các phòng giáo dục nhận chiết khấu bao nhiêu phần trăm?

Dạy tiếng Anh Cambridge, ai hưởng lợi ? - Kỳ 3: “Có chương trình nào nữa mà không độc
quyền?”
26/06/2013 03:20
Lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM đóng vai trò quan trọng trong việc cho
phép Công ty EMG triển khai chương trình tiếng Anh Cambridge tại
thành phố. Chúng tôi đã trao đổi với ông Nguyễn Hoài Chương, Phó
giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, về những vấn đề dư luận đang quan
tâm.
Học sinh Trường Tiểu học Lê Ngọc Hân (Q.1,
TP.HCM) tham gia chương trình tiếng Anh
Cambridge - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Ông Chương cho biết: “Đề án 2020 của Chính phủ về chương trình ngoại ngữ nói
chung, đặc biệt là tiếng Anh, mong muốn nâng cao chất lượng dạy ngoại ngữ trong
các trường học. Riêng TP.HCM có đề án phổ cập và nâng cao năng lực tiếng Anh
với mục tiêu rõ ràng là muốn 5-10 năm tới lực lượng lao động có thế mạnh về ngoại
ngữ. Trong đề án 2020 cũng có một nhánh là việc dạy toán và khoa học bằng tiếng
Anh cho học sinh (HS). TP.HCM thực sự đã làm điều này trước chương trình
Cambridge. Cách đây 3 năm, Bộ có đề nghị xem xét cho thí điểm chương trình
Cambridge tại TP.HCM, anh Minh (Huỳnh Công Minh - nguyên Giám đốc Sở GD-ĐT  
TP.HCM - PV) đưa về làm thí điểm với mong muốn là HS học tiếng Anh tự nhiên
hơn, như một song ngữ dạy từ lớp 1”.
Trường đang làm thí điểm
Bộ GD-ĐT cho đối tác đó làm chương trình Cambridge
cũng tự triển khai được
Theo ông, có những lợi ích gì khi áp dụng chương trình Cambridge?
nhưng xin phép Bộ vì Bộ
Ở TP.HCM hiện nay có rất nhiều trường quốc tế dạy chương trình nước ngoài với cho đối tác đó làm
học phí rất cao. Đứng về mặt quản lý, các chương trình này có rất nhiều bất cập. Ví
dụ, HS học trên lãnh thổ Việt Nam nhưng không biết gì về văn hóa Việt, thậm chí
không biết quốc ca, chào cờ. Chúng tôi rất lo chuyện quản lý về mặt tư tưởng, đạo NGUYỄN HOÀI CHƯƠNG Phó giám
đức. Chương trình Cambridge đáp ứng yêu cầu của một bộ phận phụ huynh muốn đốc Sở GD-ĐT TP.HCM
con em học tiếng Anh theo chương trình nước ngoài. Tuy nhiên, ý đồ của Sở là
không mong muốn mở rộng nhiều, chỉ đáp ứng yêu cầu của một bộ phận người dân
có điều kiện. Học phí tuy không cao bằng chương trình quốc tế nhưng cũng thuộc
loại cao, một tháng thêm 150 USD thì cũng nhiều.

Đây là chương trình của ĐH Cambridge thực hiện hàng trăm năm, có uy tín trên thế giới nên mình yên tâm về chất lượng.

Sở có khảo sát các chương trình khác trước khi áp dụng chương trình Cambrigde không, thưa ông?

Chúng tôi có khảo sát nhiều và thấy Trường ĐH Cambridge đã nghiên cứu áp dụng việc giảng dạy trong trường phổ thông từ lâu và
nghiên cứu kỹ thuật đánh giá rất kỹ. Vì vậy chương trình Cambridge rất phù hợp.

Vậy tại sao Sở GD-ĐT lại chỉ để một mình Công ty EMG thực hiện chương trình, thưa ông?

Tôi cũng nhận một vài email nói chương trình Cambridge đang độc quyền. Hiện nay có chương trình nào nữa mà không độc quyền?
Vừa rồi có chương trình iSmart của Ấn Độ với giá rẻ, tôi cũng cho làm liền (giới thiệu hội thảo - PV) mặc dù chưa có ý kiến của Bộ.
Nếu nói độc quyền, chương trình nào thích nghi thì làm đi. Xin ý kiến của Bộ, Sở cho làm hết. Chương trình Cambridge là HS chọn
lựa, đâu có ép phải học.

Như vậy nếu một đơn vị muốn triển khai chương trình Cambridge hoặc chương trình tiếng Anh khác tại TP.HCM có được không? Một
trường THPT muốn áp dụng chương trình Cambridge dạy toán và các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh nhưng không qua EMG
mà làm việc thẳng với ĐH Cambridge có được không?

Trường muốn tự làm cũng được. Ví dụ như 10 trường dạy toán, khoa học bằng tiếng Mô hình ở Long An: Đấu thầu để chọn
Anh, họ (EMG - PV) giúp giáo trình... khi nào mình thuê, hợp đồng tổ chức lớp, dạy, đối tác
kiểm tra đánh giá HS mới đóng tiền. Còn trường đang làm thí điểm chương trình
Cambridge cũng tự triển khai được nhưng xin phép Bộ vì Bộ cho đối tác đó làm. UBND tỉnh Long An vừa phê duyệt đề án
“Dạy và học ngoại ngữ trong các trường
Thưa ông, nhiều ý kiến cho rằng Sở GD-ĐT TP.HCM hoàn toàn có thể trực tiếp liên
công lập trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013 -
hệ với ĐH Cambridge để thực hiện chương trình sao lại phải dựa vào EMG?
2020” với chi phí 437 tỉ đồng. Mục đích của
Mình làm gì có giáo viên dạy, Sở GD-ĐT không có đủ khả năng làm. Tất cả phải qua đề án là để giúp HS nói được tiếng Anh và
một đối tác. Làm việc với Cambridge thì dễ nhưng để thực hiện chương trình thì tiến tới học các môn tự nhiên bằng tiếng
mình không làm được. Anh.

Giá chỉ là thỏa thuận thôi !?   Theo ông Trần Hoàng Nhân, Giám đốc Sở
GD-ĐT tỉnh Long An, để thực hiện đề án
Theo một đơn vị từng làm việc với Cambridge, mức học phí chương trình này chỉ
này, quan trọng nhất là vấn đề giáo viên.
khoảng 50 USD/HS/tháng trong khi EMG thực hiện 150 USD/HS/tháng. Ông có biết
Trong thời gian thí điểm vừa qua, đã có một
thông tin này?
số giáo viên đạt chuẩn tốt nhất. Sở vẫn sẽ
Làm gì có giá nào của CIE Đông Nam Á mà biết để tham khảo. Giá chỉ là thỏa thuận khảo sát trình độ của giáo viên và có lộ trình
thôi. Không có giá nào có sẵn, chỉ khi mình mua sách, tài liệu… của họ mới có giá đưa đi đào tạo, tu nghiệp nước ngoài. Ông
thôi. Học phí hiện nay (mà EMG đang áp dụng - PV) là chi phí dạy học ví dụ với lớp Nhân cũng cho biết sẽ có đối tác thực hiện
có 20 - 30 HS, rồi điện, nước, chi phí trả cho nhân viên… Trong quá trình làm, họ một số công việc của đề án nhưng đối tác
(EMG - PV) mới ngồi tính toán với trường. Đương nhiên công ty nào làm cũng có lợi. này được chọn lựa qua hình thức đấu thầu.
Không có công ty nào làm không.

Hiện nay có một số phản ánh trái chiều về chất lượng của chương trình Cambridge.
Đến nay Sở đã có đánh giá về điều này chưa, thưa ông ?

Chúng tôi mới chỉ căn cứ đánh giá báo cáo của từng trường có áp dụng chương trình để sắp tới sơ kết đánh giá. Sau chu kỳ 5 năm
mới có thể đánh giá cụ thể được. Tất nhiên một chương trình có thể tốt với người này và không tốt với người kia. Đây là sự chọn lựa,
nếu phụ huynh thấy không phù hợp với con em mình thì không chọn. Ngay cả chương trình học tiếng Việt, cũng có em đạt, có em
không đạt đấy thôi.

Sở có biết được chất lượng giáo viên mà EMG tuyển chọn hay không, thưa ông?

Giáo viên của chương trình phải tuyển chọn từ người bản ngữ, đúng tiêu chuẩn, có trình độ quy định. Mình cũng có kiểm soát nhưng
nói thật là chỉ có mức độ thôi, cũng chỉ yêu cầu người ta báo cáo đội ngũ giáo viên bằng cấp thế nào. Gần như họ (EMG - PV) phải tự
chịu trách nhiệm.

Sở không ký bất kỳ một hợp đồng nào

Dư luận cho rằng có lợi ích chung giữa Sở GD-ĐT, lãnh đạo phòng giáo dục quận, huyện, các trường có triển khai chương trình
Cambridge với EMG. Các cấp lãnh đạo Sở, phòng, trường được chiết khấu từ tiền học phí, mời đi nước ngoài…

Các anh cứ hay nghĩ xấu cho người khác. Cần phải hiểu một nguyên tắc là Sở không ký bất kỳ một hợp đồng nào với EMG mà các
trường sẽ ký trực tiếp. Theo tôi biết là mức thỏa thuận chiết khấu mà các trường ký với EMG là 15%.

Còn chuyện đi nước ngoài thì tôi có thể khẳng định là có một lần. Vào năm ngoái có một đoàn đi Tây Ban Nha, nước sử dụng chương
trình Cambridge rất nhiều và phổ biến. Họ muốn mình đến để học tập, xem chương trình triển khai như thế nào. Đoàn đi lần đó có hiệu
trưởng các trường đang triển khai chương trình, 2-3 trưởng phòng giáo dục, lãnh đạo phòng, ban của Sở và tôi. Nhưng chúng tôi phải
xin ý kiến của Ủy ban Nhân dân TP.HCM.

Đăng Nguyên

Trần Thanh Phong


Lãnh đạo sở trả lời không thoả đáng! Thứ nhất ông bảo trường cứ xin phép của Bộ thì sẽ được thí điểm. Giả sử trường làm công văn
gửi Bộ, Bộ cũng sẽ xác minh xem Sở đã biết thông tin này chưa, cứ đổ qua đổ lại hết Bộ đến Sở thì hết ngày hết giờ, bao giờ mới
được xem xét, chứ đừng nói là cấp phép thí điểm. Hiệu trưởng nhà trường, dù có điều kiện, tâm huyết, phụ huynh ủng hộ đi chăng
nữa, cũng thấy rõ “khó khăn” khi xin cấp phép mà chán nản, chi bằng “mời” EMG vào cho rồi. Ông Chương bảo “nếu có đối tác nào
khác” thì sẽ “cho làm liền” nhưng hiện nay, thời điểm tuyển sinh năm học mới cận kề, nhưng con em chúng tôi có lựa chọn nào khác
đâu? Ông bảo giới thiệu mà không cho làm thì cũng bằng thừa, cứ như “cưỡi ngựa xem hoa” mà thôi. Vậy không phải độc quyền chứ
là gì? Ông bảo Sở GD-ĐT không có khả năng tự triển khai chương trình Cambridge, không có giáo viên, thế cách đây mấy tháng Sở
đề xuất tuyển cả ngàn giáo viên ngoại để làm gì? Họ không đạt chuẩn ư? Vậy EMG có khả năng nào hơn Sở khi triển khai chương
trình Cambridge, khả năng tuyển giáo viên giỏi hơn hay mua sách giá cao hơn?
Hà Thu
Tôi là một người đang công tác ngay trong ngành giáo dục TP.HCM, vì thế, đọc bài trả lời phỏng vấn báo Thanh Niên của ông Phó
Giám đốc Sở GD-ĐT nêu trên, tôi thấy thật hổ thẹn cho ngành giáo dục của thành phố lớn nhất nước, vì sự quanh co, dối trá mà
người đứng đầu ngành giáo dục ở đây đã thể hiện. Theo những thông tin tôi được biết và hiểu rất rõ về những điều "nhám nhúa" xung
quanh "vụ Cambridge" này, tôi xin được "đặt hàng" với báo Thanh Niên để Quý báo có thể cử phóng viên đi tìm hiểu thêm các vấn đề
sau: 
- Cứ theo trả lời của ông Phó Giám đốc Nguyễn Hoài Chương thì chương trình Cambridge hiện đang cung cấp cho học sinh các
trường công lập một cơ hội học chương trình quốc tế với chi phí rẻ hơn học phí các trường quốc tế. Xin phóng viên Đăng Nguyên chỉ
cần làm bài tính đơn giản là lấy số tiền học phí hàng tháng của mỗi học sinh chia cho số tiết học (vì học sinh học chương trình
Cambridge chỉ được học 2 buổi/tuần) và so sánh với đơn giá mỗi tiết học của một vài trường quốc tế (là các trường dạy 100% thời
lượng chương trình của nước ngoài, với giáo viên nước ngoài toàn bộ) thì sẽ biết rằng học phí của Cambridge có đúng là rẻ hay
không ? Đó là chưa kể các chi phí mua sách, thi cử... Trong khi các trường quốc tế thì phải đầu tư cơ sở vật chất và đủ thứ trang thiết
bị để xứng với cái tiếng là "trường quốc tế" thì EMG không cần phải đầu tư một cắc bạc nào mà được hưởng lợi với mức doanh thu
khổng lồ còn hơn cả các trường quốc tế ! Ông Phó Giám đốc đã không hiểu (hay cố tình không hiểu) rằng hệ thống trường công lập
tại TP.HCM đang được tận dụng để làm giàu cho một công ty tư nhân với những điều kiện ưu đãi đến mức khó hiểu (mà thực ra thì ai
cũng có thể hiểu được nguyên nhân khó hiểu ấy !). Cũng xin lưu ý rằng theo danh sách các trường đang giảng dạy chương trình
Cambridge mà báo Thanh Niên đã nêu, tất cả đều là những trường "điểm", thuộc loại "danh giá" của TP.HCM. Ô hô ! Hóa ra hệ thống
trường học công lập của TP.HCM với những cơ sở tốt nhất, ưu việt nhất lại đang trở thành những cỗ máy làm tiền cho một công ty tư
nhân như EMG! Ông Phó Giám đốc Sở đã cố tình không thừa nhận điều này mà còn lập lờ bằng việc lên án chất lượng của các
trường quốc tế ! Mà ông cứ làm như các trường quốc tế là của ai quản lý ấy chứ cũng phải là trách nhiệm của ông ! - Nếu ông
Chương đổ lỗi cho Bộ GD-ĐT và ông Huỳnh Công Minh (nguyên Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM) đã quyết định chọn lựa và cho phép
EMG triển khai chương trình Cambridge theo kiểu này thỉ đề nghị Quý báo nên tiếp tục phỏng vấn người đứng đầu Bộ GD-ĐT và cá
nhân ông Huỳnh Công Minh để làm rõ việc này, bởi vì hiện nay dư luân đã đồn thổi nhiều về việc có lãnh đạo Sở và Bộ "chống lưng"
cho EMG, vậy thì những người đó là ai ? Báo Thanh Niên có thể làm sáng tỏ không hay cần phải có một cuộc thanh tra độc lập từ các
cấp cao hơn để làm rõ ? - Cũng cần làm rõ hơn nữa là có đúng Cambridge đang được chọn là chương trình độc quyền tại TP.HCM
hay không ? Theo tôi được biết, ông Nguyễn Hoài Chương chưa bao giờ chấp nhận chương trình iSmart mà đơn vị này mới chỉ tổ
chức được một buổi hội thảo ! - Ông Chương nói HS không bị ép học Cambridge là không chính xác ! Thực tế, học sinh ở một số
trường "điểm" mà phụ huynh phải xếp hàng chờ được vô như Lê Ngọc Hân, Trần Đại Nghĩa... thì gần như phụ huynh buộc phải chấp
nhận cho con theo học Cambridge thì mới được nhận vô trường ! Tôi biết có một số phụ huynh của trường Lê Ngọc Hân đã từng gửi
thư tố cáo đến một số cơ quan báo chí về việc trường này đã bị biến thành "trường Cambridge" với 100% học sinh phải theo học
chương trình này. Đề nghị Quý báo nên điều tra thêm. 
- Ông Chương nói chỉ có đi Tây Ban Nha một lần là hoàn toàn dối trá ! Bản thân ông Chương đã từng được Cambridge mời đi Anh
bao nhiêu lần, xin Quý báo chỉ cần cử phóng viên tới tìm hiểu ở bộ phận quản lý xuất nhập cảnh là rõ ! Còn các hiệu trưởng và một số
trưởng phòng giáo dục quận, huyện triển khai chương trình Cambridge được EMG mời đi Anh bao nhiêu lần, thiết nghĩ Quý báo cũng
có thể tìm ra manh mối rất dễ dàng ! Chuyến đi Tây Ban Nha vừa rồi chẳng qua là do đi Anh quá nhiều lần nên các vị ấy đề nghị đi
thăm thú thêm một nơi mới lạ mà thôi ! Còn lý do đi khảo sát, học tập kinh nghiệm thì bao giờ cũng là lý do dễ phát ngôn nhất, dễ nhất
để ghi trên thư mời nhằm xin phép cấp trên ! - Một điều lạ lùng là trong khi chính ông Chương cũng xác nhận rằng không nắm rõ chất
lượng giáo viên của EMG, nhưng ông lại biết chính xác tỷ lệ chiết khấu cho trường là 15% ? Còn gì nữa không đằng sau cái 15% này
và rồi các khoản tiền này vào túi ai ? Đề nghị Quý báo cần làm rõ. - Một sở giáo dục của thành phố lớn nhất nước mà lại không đủ khả
năng tìm kiếm được giáo viên bản ngữ để dạy tiếng Anh, phải giao cho tư nhân như EMG "giúp đỡ" ? Điều này thật khó tin ! Quý báo
cũng nên điều tra thêm vể chương trình thuê giáo viên Phillipines hiện nay đang bị dư luận đặt nhiều dấu hỏi vì cũng được Sở giao
cho một công ty tư nhân làm dịch vụ này ! Trân trọng cảm ơn.
Binh Minh
Ông Nguyên Hoài Chương đã trả lời rất không thuyết phục. 
1- Có thể quá dễ dàng để nhận được thong tin về chi phí trọn gói từ CIE cho một trường bao gồm chi phí chuyển giao, chi phí đào tạo,
chi phí giám sát.... 
2- Ông Chương cũng đã nói lên sự yếu kém không hiểu nổi của một Sở GD lớn: không thể tuyển dung được GV bản ngữ. Chả lẽ một
Sở GD lại kém hơn một công ty ngay trong lĩnh vực mà mình quản lý. Tôi xin mách cho Ông: Ông chỉ cần đăng tuyển giáo viên trên
trang WEB của Sở hoặc một số trang WEB tuyển dung của các hội chợ giáo dục quốc tế là sẽ có hang tram ứng viên, tha hồ cho Sở
phỏng vấn. 
3- Ông nói học phí 150USD/tháng là thấp hơn nhiều so với học phí các trường quốc tế là Ông lập lờ và không làm toan rối. Xin tính
dùm cho Ông là, học phí 150USD/ tháng tương đương với 10USD/tiết/học sinh. Mỗi tháng ở trường quốc tế, học sinh tiểu học sẽ học
5 ngày, mỗi ngày 8 tiết, Như vậy mỗi tháng tử 135 tiết - 140 tiết. Nếu nhân với 10USD/tiết thì học phí "Cambridge" của quý Ông sẽ là
13,000USD đến 14,000USD/tháng cao hơn học phí của một số trường quốc tế đấy, Trong khi các trường quốc tế phải đầu tư đủ thứ.
Ngành giáo dục đang để EMG làm giàu trên lưng của hệ thong giáo dục công lập, cũa ngành GD và của phụ Huynh với những điều
kiện ưu đãi chư từng thấy. Nếu có một cuộc thanh tra nghiêm túc, tôi sẽ cung cấp cho Báo Thanh niên những tài lieu để chứng minh
mọi điều tôi nói là chính xác. Trân trọng.
Minh Anh
Đây chỉ là một Dự án trong rất nhiều Dự án nằm trong Đề án 20 - thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia. Nếu có thể, nhóm PV báo
Thanh niên hãy thâm nhập, tìm hiểu về các Dự án còn lại của Đề án 20 này sẽ thấy mỗi dự án có một công ty như EMG này.Bởi vì
tiền ngân sách chi cho Chương trình mục tiêu chưa khi nào là thiếu và luôn được thanh toán nhanh bất ngờ. Tất nhiên là ko thể thiếu ý
kiến của Bộ-Sở mặc dù Bộ-Sở chẳng bao giờ ký hợp đồng trực tiếp cả.

Dạy tiếng Anh Cambridge, ai hưởng lợi ? - Kỳ 4: Những vấn đề cần minh bạch
27/06/2013 02:59
Có quá nhiều điều vô lý trong quá trình vận hành chương trình tiếng Anh Cambridge tại TP.HCM cần những người có trách
nhiệm phải giải thích rõ ràng.

Kiếm tiền trên hệ thống trường công

Cơ sở vật chất, thiết bị học tập phục vụ cho các trường hiện nay bên cạnh kinh phí của nhà nước phần lớn đều dựa vào sự hỗ trợ của
phụ huynh. Với những trường công lập lớn mà Công ty EMG đang triển khai chương trình Cambridge, nhà nước và hội phụ huynh đã
đổ rất nhiều kinh phí để có đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho nhu cầu học tập nói chung, việc học ngoại ngữ nói riêng của học sinh
(HS). Mọi thứ đã có sẵn và EMG đưa chương trình Cambridge vào mà không phải tốn kinh phí đầu tư gì.

Khi Báo Thanh Niên đặt vấn đề này, bà Nguyễn Phương Lan, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị EMG, lấp lửng cho rằng: “Không chỉ riêng
chương trình Cambridge, hiện nay còn chương trình tiếng Anh tăng cường, tiếng Anh tự chọn… đều cùng chung mục đích phục vụ
nhu cầu tự chọn của phụ huynh và cùng chia sẻ chung cơ sở vật chất”. Khó có thể so sánh được như vậy khi chương trình tiếng Anh
tăng cường đã hoạt động hơn 10 năm nay, trang thiết bị được nhà trường và phụ huynh đầu tư, xây dựng qua từng năm. Cũng như
vậy, chương trình tiếng Anh tự chọn của Bộ GD-ĐT cũng dành cho tất cả HS, phụ huynh và nhà trường cùng chung tay đóng góp. 

Trong khi đó, chương trình Cambridge mà EMG đưa vào các trường chỉ dành cho một bộ phận HS nhưng lại dùng cơ sở vật chất mà
lẽ ra mọi HS đều được thụ hưởng. Theo nhiều giáo viên, để có được sĩ số đẹp 25-30 HS/lớp theo đúng yêu cầu của chương trình này,
các lớp khác phải ép số HS có khi lên đến gần 50 em và nhường những phòng tốt cho HS của chương trình.

Điều đáng nói là trong khi các chương trình tiếng Anh khác muốn thực hiện ở các trường đều phải ít nhiều
trang bị các thiết bị phục vụ cho việc học tập của HS.

Phụ huynh xem thông báo về chương trình tiếng Anh Cambridge tại Trường
THCS Lê Quý Đôn (Q.3, TP.HCM) ngày 24.6 - Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Ai quyết định chọn EMG ?

Tiếng Anh Cambridge là một chương trình có uy tín trên thế giới và nếu HS Việt Nam được tiếp cận sẽ có nhiều ích lợi. Điều này ai
cũng phải thừa nhận nhưng vấn đề đặt ra ở đây là tại sao chương trình này khi đưa vào Việt Nam, đặc biệt  tại TP.HCM, các trường
chỉ phải thực hiện thông qua EMG?

Theo điều tra của Thanh Niên, một số trường học muốn được thực hiện trực tiếp với Hội đồng Khảo thí quốc tế ĐH Cambridge (CIE)
đều rất khó thực hiện mặc dù chi phí thấp hơn. Phóng viên Thanh Niên cũng trao đổi với CIE ngay tại chính quốc, ông Adele Williams,
Giám đốc quan hệ quốc tế của CIE (Anh quốc) cũng khẳng định bất kỳ trường nào có nhu cầu giảng dạy theo chương trình của CIE
đều có thể liên hệ trực tiếp với CIE, không nhất thiết phải thông qua đại diện của CIE.

Trả lời phỏng vấn Báo Thanh Niên, ông Nguyễn Hoài Chương, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho rằng: “Trường đang làm thí
điểm chương trình Cambridge cũng xin tự triển khai được nhưng xin phép Bộ vì Bộ cho đối tác đó làm”. Thế nhưng ở Việt Nam, đến
nay các trường khi thực hiện chương trình này đều phải  qua EMG. Như vậy phải chăng EMG được Bộ và Sở GD-ĐT TP.HCM ủng hộ
hoàn toàn?

Đó là chưa kể hầu như những sự kiện nào mà EMG tổ chức cũng có sự xuất hiện của đại diện Bộ GD-ĐT. Thắc mắc này cần phải
được giải đáp và chúng tôi đã đặt vấn đề này với Bộ GD-ĐT nhưng chưa nhận được câu trả lời. 

Chi phí và chất lượng thật sự

Loạt bài của Báo Thanh Niên cũng đặt ra vấn đề chênh lệch học phí. Cùng một chương trình nhưng các trường khi liên hệ trực tiếp
với CIE khu vực Đông Nam Á lại có giá 50 USD/HS/tháng trong khi của EMG là 150 USD. Lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM cho rằng chi
phí này cao nhưng không cao bằng các trường quốc tế. Tuy nhiên, theo phân tích của những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực
này, nếu tính kỹ chi phí hiện nay của chương trình Cambridge đắt hơn. HS chương trình Cambridge học 6 tiết/tuần bằng tiếng Anh,
tính ra có 24 tiết tiếng Anh/tháng. Trong khi đó, nếu chỉ tính riêng bậc tiểu học, HS trường quốc tế  sẽ học 5 ngày, mỗi ngày 8 tiết, mỗi
tháng từ 135 tiết - 140 tiết hoàn toàn bằng tiếng Anh. Đó là chưa kể ngoài học phí, HS chương trình Cambridge còn phải trả tiền mua
giáo trình với chi phí không rẻ.

Không phủ nhận chương trình tiếng Anh Cambridge có chất lượng trên toàn thế giới thế nhưng vẫn có thể đặt câu hỏi về vấn đề này
khi chương trình áp dụng ở Việt Nam. Có chuyên gia cho rằng do CIE không ký kết gì với phía Việt Nam nên việc CIE tuyên bố không
có trách nhiệm giám sát, quản lý chất lượng Cambridge ở Việt Nam (Như Thanh Niên thông tin) cũng là điều hợp lý. Trong khi đó,
chính ông Nguyễn Hoài Chương cũng thừa nhận: “Mình cũng có kiểm soát nhưng nói thật là chỉ có mức độ thôi, cũng chỉ yêu cầu
người ta báo cáo đội ngũ giáo viên bằng cấp thế nào. Gần như họ (EMG) phải tự chịu trách nhiệm”. Như vậy, ai dám chắc chắn hoàn
toàn chương trình Cambridge ở Việt Nam không “dị bản”?

Một chương  trình diễn ra rộng khắp ở các trường được xem là danh giá nhất của TP.HCM mà lãnh đạo ngành
giáo dục cũng mơ hồ về chất lượng thì phụ huynh có tin tưởng?

Phớt lờ các chương trình khác

Theo tìm hiểu của chúng tôi, trong thời gian thí điểm chương trình tiếng Anh Cambridge
cho đến nay, ngoài EMG, có nhiều đơn vị khác đã xin phép Sở GD-ĐT TP.HCM triển khai
một số chương trình tiếng Anh nhưng bị phớt lờ.

Theo một nhà đầu tư trường tư thục tại TP.HCM, ông đã xin phép Sở giảng dạy chương
trình trung học quốc tế IGCSE cho Trường THCS và THPT V. Đây là chương trình tương
đồng với tiếng Anh Cambridge hiện nay, hơn nữa hệ thống trường V. đã là thành viên
chính thức của CIE từ năm 2003.

 Năm 2011, lãnh đạo trường này đã gửi hồ sơ xin phép triển khai giảng dạy chương trình
này đến lãnh đạo Sở GD-ĐT. Kèm theo đó là thư giới thiệu của bà Stefanie Leong, Trưởng
CIE khu vực châu Á - Thái Bình Dương thời điểm đó lên Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM.
Tuy nhiên, theo nhà đầu tư này, lãnh đạo Sở

GD-ĐT từ chối hồ sơ này kèm theo 2 hướng gợi ý hoặc làm việc với EMG để triển khai
chương trình hoặc xin phép Bộ GD-ĐT. Vì học phí mà EMG thu của HS quá cao nên lãnh
đạo Trường V. từ chối làm việc với đơn vị này và gửi hồ sơ xin phép lên Bộ GD-ĐT.
Nhưng từ đó đến nay, trường vẫn chưa nhận được bất kỳ thông tin phản hồi chính thức nào
của Bộ GD-ĐT.

Tiến sĩ Nguyễn Quốc Toàn, Tổng giám đốc Công ty CP giáo dục ISMART, cho biết cũng
muốn triển khai thí điểm chương trình tiểu học quốc tế các môn tiếng Anh, toán, khoa học
bằng tiếng Anh song song với chương trình chuẩn của Bộ GD-ĐT. Giáo trình của chương
trình là Edexcel International (Anh quốc) và CBSE (Ấn Độ), sử dụng công nghệ bài giảng
số DigiClass. Đơn vị thực hiện chương trình ISMART còn cam kết sẽ đầu tư miễn phí toàn
bộ trang thiết bị theo công nghệ bài giảng số cho các trường tham gia chương trình, miễn
phí toàn bộ giáo trình học cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 3, giúp chuyển giao công nghệ và
phương pháp giảng dạy qua việc đào tạo giáo viên của trường trong nước và nước ngoài.
Đầu ra của chương trình là chứng chỉ tiểu học quốc tế Edexcel International (Anh quốc), có
giá trị tương đương với chứng chỉ của Cambridge. Ông Toàn cho biết: “Từ ngày 3.1 đến
24.5.2013, chúng tôi đã gửi 5 công văn đề nghị Sở GD-ĐT TP.HCM cho thí điểm. Vào
ngày 24.5.2013, Sở có cho phép chúng tôi tổ chức hội thảo giới thiệu. Tuy nhiên cho đến
nay, chúng tôi vẫn chưa có một văn bản nào chính thức từ Sở GD-ĐT TP.HCM cho áp
dụng thí điểm”.

Điểm chung của các chương trình này là học phí đều không cao như EMG đang áp dụng.
Học phí của chương trình ISMART là 300.000 - 1,1 triệu đồng/tháng cho 6-10 tiết học
tiếng Anh/tuần.

Đăng Nguyên

Thùy Ngân

DÒNG SỰ KIỆN
Dạy tiếng Anh Cambridge, ai hưởng lợi? - Kỳ 5: EMG không thực hiện đúng tinh thần Cambridge
Dạy tiếng Anh Cambridge, ai hưởng lợi ? - Kỳ 4: Những vấn đề cần minh bạch
Dạy tiếng Anh Cambridge, ai hưởng lợi? - Kỳ 2: Không nói được bao nhiêu chi phí là vừa phải!
Dạy tiếng Anh Cambridge, ai hưởng lợi ?
Từ khóa
Dạy tiếng Anh,
Cambridge,
Dạy tiếng Anh Cambridge,
minh bạch,
cần minh bạch,
chương trình tiếng Anh Cambridge,
vô lý,
Công ty EMG,
chương trình Cambridge

BẠN ĐỌC PHẢN HỒI - COMMENT (5)


nguyễn tấn khoa
Qua xem loạt bài , tôi nhận thấy : 1 PV có trách nhiệm cao , viết rõ , nhiều tư liệu gần như "thâm cung bí sử"- người đọc mới biết lần
đầu. Mong lãnh đạo ĐẢNG, Nhà nước chỉ đạo xử lý theo tinh thần NQTW5.
Pham Hang
Cám ơn báo Thanh Niên đã đăng một loạt bài về chương trình Cambridge được tổ chức tại các trường tiểu học và trung học có tiếng
của TPHCM. Các bài viết đã phản ánh đúng thực chất về bề nổi của chương trình và cũng cho chúng tôi thấy rõ mặt chìm của nó. Tôi
có 2 con đang học tại trường Nguyễn Du và Lê Ngọc Hân. Cháu lớn từng theo học chương trình này 2 năm và phải bỏ vì không hiệu
quả so với chi phí mình đã bỏ ra. Còn cháu nhỏ đang theo học nhưng tôi cũng rất hồi hộp vì không biết có hiệu quả hay không. Có một
học kỳ cháu nằng nặc đòi nghỉ vì gặp phải giáo viên không có khả năng sư phạm (không biết có đúng là giáo viên hay Tây ba lô do
trung tâm EMG đưa vào vì thiếu giáo viên). Do sự tin tưởng vào Sở giáo dục, vào Ban giám hiệu nhà trường, nhiều phụ huynh đã cho
con em theo học chương trình này mặc dù học phí và giá sách rất cao (một cách bất hợp lý). Cho nên chúng tôi cũng rất mong muốn
Báo Thanh Niên cho biết thêm nhiều thông tin hơn nữa. Với sự giúp sức của Báo làm cho trung tâm EMG hoạt động minh bạch rõ
ràng hơn, và các phụ huynh có con em theo học chương trình này yên tâm. Xin cám ơn.
Anh Đức
Mong Thanh Niên tiếp tục làm rõ những khuất tất của EMG với Bộ và Sở GDĐT để trả lại môi trường giáo dục trong sạch cho Việt
Nam. Nước ta còn nghèo nhưng đầu tư vào giáo dục cho con em mình luôn được các bậc phụ huynh ưu tiên. Thế nhưng sẽ là không
chấp nhận được nếu tiền mồ hôi nước mắt của dân chảy vào túi một nhóm cá nhân nào đó từ những công trình nhà vệ sinh 600 triệu,
hay những chương trình học ép buộc với học phí gấp 3 lần bình thường như vậy.
Hung, 35 Hùng Vương
Mình có tham khảo CIE Cambridge. Chương trình này hoàn toàn không có độc quyền ở Việt Nam. EMG chỉ đóng phí định kỳ và khi
nào học sinh thi chứng chỉ checkpoint thì CIE mới lấy phí.
Tao Lao, Tp HCM
Cảm ơn Báo TN đã mạnh dạn có loạt bài viết rất có giá trị. 
Tôi xin đề nghị quí báo tìm hiểu thêm tính pháp lý của chương trình thí điểm Cambridge mà EMG đã thực hiện trong thời gian qua. 
Cụ thể : 
1/. Văn bản nào của Bộ GD&ĐT cho phép các tỉnh thành thực hiện thí điểm ? Thời điểm ban hành văn bản ? Các nội dung cho phép
thực hiện và ràng buộc trách nhiệm các bên ? Trong văn bản có yêu cầu trách nhiệm của Sở GD&ĐT , Phòng GD&ĐT hay không ? 
2/. Các họp đồng giữa EMG và các trường đã có chưa ? Qui định trách nhiệm của từng bên ? Việc giới thiệu, chiêu sinh, thu tiền,
trang bị, quyền lợi của trường ? 
3/. Việc giảng dạy một chương trình (ngoại khóa hay ngoại khóa) đều phải được kiểm tra, giám sát chặt chẽ (để tránh tình trạng bản
đồ VN không có các huyện đảo trong tài liệu... ), việc dự giờ thăm lớp là quyền của nhà trường, vậy trường đã " được" dự bao nhiêu
tiết từ lúc triển khai đến thời điểm hiện tại ? 
4/. Các HS tham gia chương trình ( tự nguyện) đều được khảo sát đạt yêu cầu thường học từ chương trình Tăng cường tiếng Anh,
bây giờ không có điều kiện (kinh tế hoặc năng lực) có được rút ra khỏi CT không ? Trường có thu xếp để HS này học các lớp có trình
độ tương đương không ? 
5/. Các chuyến đi Anh, Tây Ban Nha của các Thầy Cô có tác dụng gì không hay chỉ là một hình thức khen thưởng?
BẠN ĐỌC PHẢN HỒI - COMMENT (11)
Kha
Bài viết nói đúng sự thật đang diễn ra, nhưng cũng phải mở rộng với các tổ chức giáo dục khác cũng đang triển khai với qui mô nhỏ và
âm thầm hơn để tránh hiện tượng 'hạ bệ' tổ chức này để chức chức khác được lợi.
rose
EMG cũng được. Nhưng cần có cách để kiểm tra trình độ giáo viên, cần giảm học phí chứ bộ sách của lớp 1 bán kiểu gì có vài cuốn
sách mà hơn 2 triệu đồng! - họ rất khôn khi mời phụ huynh đi họp cuối năm - mỗi phụ huynh gặp riêng giáo viên nói được 5-3 phút gì
đó... mà giáo viên thì cứ đưa ra nhận xét chung chung - trong khi các em học sinh thì mỗi em mỗi khác... còn rất nhiều vấn đề khác ... .
Vì tôi cũng là 1 phụ huynh có con học EMG. Rất mong quý ban ngành vào cuộc để chọn giải pháp cho con em chúng ta - Năm học
mới sắp đến rồi. Trân trọng cảm ơn!
Thụy Khanh
Tôi thấy loạt bài này của báo Thanh Niên phản ánh đúng thực trạng dạy tiếng Anh Cambridge tại các trường phổ thông trên địa bàn
thành phố hiện nay. Về thực tế, không ít phụ huynh lầm tưởng học tiếng Anh Cambridge cũng là 1 chương trình tiếng Anh khác,
nhưng cao cấp hơn, do sách vở, giáo viên đều gắn mác tây, cho nên bấm bụng trả phí cao, hầu mong con mình nhận được những
dịch vụ tốt nhất. Tuy nhiên, thực chất, chương trình Cambridge là chương trình phổ thông quốc tế. Nếu được áp dụng trong mô hình
giáo dục hiện tại, thì rất tốt cho con em chúng ta, hiệu quả hơn rất nhiều lần với dạy tiếng Anh đơn thuần chỉ là "mổ xẻ" tiếng Anh với
từ vựng, ngữ pháp, cách viết câu sao cho đừng sai văn phạm. Trên thế giới, những chương trình, hệ thống giáo dục phổ thông tương
tự như Cambridge rất nhiều, họ đều dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ khi giảng dạy các môn. Điều này là đúng hướng, vì nó giúp học
sinh có được một môi trường tiếng Anh đúng nghĩa để phát huy, cải thiện năng lực sử dụng tiếng Anh. Các em thấy rõ được học tiếng
Anh trong đời sống ra sao, sử dụng tiếng Anh như thế nào là hợp lý. Do đó, việc triển khai các chương trình phổ thông quốc tế nói
chung và chương trình Cambridge nói riêng là hoàn toàn hợp lý và nên làm. 
Tuy nhiên, vấn đề đáng quan tâm ở đây nhất là chỉ có EMG được phép triển khai chương trình Cambridge tại các trường công. Chính
sự độc quyền này đã kéo theo rất nhiều khuất tất trong quá trình giảng dạy. Bởi thế, để giải quyết vấn đề, cần có một cái nhìn toàn
diện và sáng suốt hơn, đánh giá đúng thực chất và chất lượng của các chương trình phổ thông quốc tế thông qua việc cho phép nhiều
chương trình phổ thông quốc tế khác để phụ huynh và học sinh có quyền lựa chọn những hình thức phù hợp với nhu cầu và khả năng
chi trả của mình. Còn với hình thức vừa đá bóng vừa thổi còi thì nếu có thay đổi dưới hình thức nào đi chăng nữa, người thiệt thòi vẫn
mãi là phụ huynh và học sinh.
Nguyen Minh
Rất thích câu kết của PV "phụ huynh và HS đang chịu những đợt “thương mại hóa” việc dạy và học tiếng Anh rất lộn xộn trong sự thờ
ơ lẩn tránh trách nhiệm của lãnh đạo ngành giáo dục". Rõ ràng Lãnh đạo Ngành giáo dục phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về các bất
cập được nêu ra. Cám ơn thông tin bài viết rất hữu ích của PV và tòa soạn.
Lâm Bội Hoàng
Do tiền mà ra cả !!!!
Nam Anh
Các bác chê chương trình này vậy các bác có con hay người thân học ở đó chưa ah? Các bác có test thử trình độ tiếng Anh và khả
năng phát âm của những đứa trẻ đang học ở đấy chưa? Có ai so sánh với những đứa hàng tuần phải vào các TT ngoại ngữ chưa
vậy? Con voi nó có đầy đủ các bộ phận chứ không phải chỉ như cái quạt đâu nhé. Thân
TÔN THẤT HÒA
Các bậc phụ huynh cứ suy nghĩ đơn giản thế này: Học tiếng Anh theo đúng chương trình của Cambridge vào thời điểm này và ở môi
trường Việt Nam là điều rất bất hợp lý. 
Thứ nhất, chương trình học tiếng Việt đã quá nặng và là đề tài gây tranh cãi từ nhiều năm nay. Các nhà giáo dục cấp tiến đang tìm
cách giảm tải chương trình học, trong khi đó các sở giáo dục và các trường lại áp dụng mô hình Cambridge vào cho học sinh nữa. Vậy
có phải chúng ta đang bóc lột con em mình hay không? 
Thứ hai, vì sao phải học theo mô hình của Cambridge (tất cả các môn học đều được dạy bằng tiếng Anh) trong khi chúng ta không hề
biết chắc và chưa định hướng rõ ràng về tương lai của con em mình. Phụ huynh phải biết nếu theo học chương trình Cambridge từ
bây giờ thì sau này con em mình phải đi tiếp chương trình đại học của nước ngoài hoặc sẽ du học ở Anh, Úc, Mỹ,... Nói chung, phần
lớn phụ huynh không nắm rõ về nội dung, chương trình học cụ thể của hệ thống giáo dục Việt Nam và quốc tế nên mới có hệ quả của
hôm nay. 
Thêm một ý nữa, cho dù định hướng cho con em du học đi nữa thì không nhất thiết phải bỏ tiền bạc, nhất là trong thời kì kinh tế bấp
bênh như hiện nay và thời gian một cách không đáng. Tôi phân tích thêm, nếu học theo chương trình Cambridge đúng nghĩa thì mỗi
ngày cha mẹ không gặp mặt được con cái mình vài tiếng mỗi ngày vì các em sẽ trải qua phần lớn thời gian ở trường và học bài làm
bài ở nhà, dẫn đến hệ quả là mối quan và giá hệ gia đình bị ảnh hưởng trầm trọng. 
Theo kinh nghiệm của mình với tư cách là giáo viên ngoại ngữ và định hướng du học thì những gì các trường phổ thông, cao đẳng và
đại học ở nước ngoài đòi hỏi ở sinh viên quốc tế là khả năng ngôn ngữ, còn những môn học khác học sinh Việt Nam (nếu học lực từ
trung bình khá trở lên theo chuẩn Việt Nam) có thể theo kịp học sinh bản xứ không mấy khó khăn. Vì vậy, thay vì cho học chương
trình Cambrdige (mang thương hiệu Việt Nam hay EMG gì đó), các bậc phụ huynh nên dành tiền bạc và thời gian cho con em mình
học thêm về ngoại ngữ, hướng cho các em đến với tư duy giáo dục tiên tiến thì sau này muốn du học cũng chẳng phải là vấn đề lớn.
Khi xã hội còn tối sáng lẫn lộn kiểu như bây giờ, việc ngồi lại suy nghĩ, tìm hiểu, tham vấn chuyên gia là việc rất nên làm, thay vì tối
ngày cứ nghe sở này, bộ nọ nói là làm theo một cách mù mờ.
Nguyễn Long
Ai hưởng lợi? Ai chịu trách nhiệm? Báo Thanh Niên cần làm rõ ai được hưởng lợi từ việc giảng dạy chương trình Cambridge này và ai
phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra sai phạm, thiệt hại cho người dân như thế này. Tôi nghĩ quý báo cần làm rõ: 
1. Bộ GD-ĐT có chỉ định hay cho phép công ty EMG tổ chức giảng dạy chương trình Cambridge hay không? Nếu có, cho phép làm
những nội dung gì? 
2. Sở GD-ĐT TP.HCM đã thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về giáo dục do pháp luật quy định chưa? Đã thẩm
định trình độ, năng lực đội ngũ giáo viên giảng dạy chương trình Cambridge do EMG cung cấp không, đánh giá theo chí, tiêu chuẩn
nào, của Việt Nam hay của Cambridge? Có theo dõi đánh giá hiệu quả của chương trình này trong thời gian qua không? 
3. Các hiệu trưởng các trường có giảng dạy chương trình này có nhận định đánh giá về chương trình này thế nào? Có hiệu quả so với
chi phí mà PHHS bỏ ra không? Ý kiến của các GV đang giảng dạy tại các trường này thế nào? Ý kiến của các HS ra sao? 
4. Các vị lãnh đạo sau khi được mời tham quan học tập ở nước ngoài về đã có ai đề xuất sáng kiến hay kinh nghiệm gì có ích cho việc
nâng cao hiệu quả giảng dạy chương trình Cambridge tại TP.HCM chưa ? 
Phải làm rõ và phải có người chịu trách nhiệm đến nơi đến chốn làm gương cho các địa phương khác nữa.
Giao duc
Loạt bài viết rất hay và kịp thời. Đề nghị lãnh đạo ngành giáo dục làm rõ trách nhiệm và có sự đổi mới kịp thời. Chân thành cám ơn
báo Thanh Niên!
Lan Chi
Theo dõi toàn bộ các kỳ của loạt bài này, tôi thấy không cần bàn cãi gì thêm về vấn đề EMG có đủ điều kiện tổ chức dạy học chương
trình Cambridge hay không nữa. Phụ huynh nên tránh xa chương trình này ra để khỏi tốn tiền, tốn công vô ích. Nếu muốn có chất
lượng đào tạo thì nguồn GV phải ổn định và có kĩ năng sư phạm, hiểu đc mục đích của giáo trình. Tuy nhiên, GV của EMG theo tôi
thấy không đáp ứng được những điều này. PV thử tìm hiểu quy trình tuyển dụng của họ để thấy họ tuyển như thế nào, có người
chuyên trách đứng ra đánh giá chất lượng GV hay không hay chỉ thấy GV đó biết nói TIếng Anh thì cho vào dạy. 
Cháu tôi học lớp 2 luôn ám ảnh về một GV nói gì bé chẳng hiểu nổi, đến khi làm bài không được thì GV lại nổi nóng và mắng lớp xối
xả làm tâm lý các em hoang mang. Tôi thực sự thất vọng về cách làm việc như vậy.
Hung Nguyen
Mình thấy chương trình này hay nhưng bị EMG lạm dụng để lấy tiền học sinh quá mức. Xót xa lắm

You might also like