You are on page 1of 4

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ PHÂN LOẠI SẢN PHẨM

THEO MÀU SẮC VÀ CHIỀU CAO


1.1 Đặt vấn đề
Ngày nay cùng với sự phát triển của các ngành khoa học kỹ
thuật, kỹ thuật điện tử mà trong đó điều khiển tự động đóng
vai trò hết sức quan trọng trong mọi lĩnh vực khoa học kỹ
thuật, quản lí, công nghiệp tự động hóa, cung cấp thông
tin…. do đó chúng ta phải nắm bắt và vận dụng nó một cách
có hiệu quả nhằm góp phần vào sự phát triển nền khoa học
kỹ thuật thế giới nói chung và trong sự phát triển kỹ thuật
điều khiển tự động nước ta nói riêng.
Xuất phát từ những lần đi tham quan các doanh nghiệp sản
xuất, chúng em đã được thấy nhiều khâu được tự động hóa
trong quá trình sản xuất. Một trong những khâu tự động để
lại cho em nhiều ấn tượng nhất đó là dây chuyền sản xuất tự
động hóa vì số lượng sản phẩm sản xuất ra sẽ được các băng
tải vận chuyển và sử dụng hệ thống nâng gắp phân loại sản
phẩm.
Điều này đã đem đến cho các doanh nghiệp rất nhiều lợi ích
như: giảm được nhân công tăng hiệu suất lao động, chất
lượng sản phẩm cũng được đảm bảo chính xác hơn và thời
gian thực hiện rất nhanh so với phương pháp phân loại thủ
công được áp dụng trước kia. Có thế nói phương pháp phân
loại sản phẩm ứng dụng công nghệ khoa học kỹ thuật đã trở
nên chủ đạo thay thế tất cả phương pháp phân loại truyền
thống trươc đó.
1.2 Các phương pháp được sử dụng để phân loại sản
phẩm hiện nay
Qua tìm hiểu thì chúng em được biết hiện nay trên thị trường
có các loại hệ thống băng tải phân loại sản phẩm quy mô lớn
như:
+ Dùng cảm biến(cảm biến loadcell, cảm biến màu
TCS3200,cảm biến vật cản hồng ngoại ..)
+ Dùng cánh tay robot (IOT)
+ Dùng vi điều khiển kết hợp với cảm biến để đếm phân loại
sản phẩm
+ Dùng PLC kết hợp với xử lý ảnh qua webcam camera để
phân loại sản phẩm.
Tuy nhiên đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ thì việc
tự động hóa hoàn toàn chưa được áp dụng trong những khâu
phân loại, đóng gói bao bì mà vẫn còn sử dụng nhân công,
chính vì vậy nhiều khi cho ra năng suất thấp hiệu quả không
cao. Từ những điều đã được nhìn thấy trong thực tế cuộc
sống và những kiến thức mà em đã học được ở trường muốn
tạo ra băng tải thân thiện với người dùng khả năng tùy biến
cao giá thành phải chăng, hiệu suất lao động tăng lên gấp
nhiều lần mà vẫn đảm bảo được độ chính xác cao về kích
thước và màu sắc. Nên nhóm em đã quyết định “Thiết kế và
thi công một mô hình sử dụng băng chuyền để phân loại sản
phẩm theo màu sắc và chiều cao sử dụng PLC“vì nó rất gần
gũi với thực tế,vì trong thực tế có nhiều sản phẩm đựợc sản
xuất ra đòi hỏi phải có kích thước và màu sắc phải chính xác
.Điều đó thật sự rất có ý nghĩa đối với chúng em, góp phần
làm cho xã hội ngày càng phát triển mạnh hơn, để xứng tầm
với sự phát triển của thế giới.
1.3 Ưu điểm của phương pháp sử dụng PLC kết hợp với
hệ thống cảm biến để phân lạo sản phẩm
+ PLC gọn nhẹ hoạt động ổn đinh,khả năng chống nhiễu
cao
+ Ngôn ngữ lập trình đơn giãn, dễ hiểu dễ sử dụng
+ Cho phép chúng ta dễ dàng thay đổi nâng cấp chương
trình chương trình mà không cần phải thay đổi toàn bộ hệ
thống kết nối.
+ Có nhiều kết nối vào ra đồng thời cho phép ta mở rộng
các kết nối vào ra
+ PLC có tích hợp cổng truyền thông giao tiếp cho phép ta
giao tiếp với máy tính và màn hình cảm ứng HMI thông qua
giao diện WINCC.
+ Cho phép giao tiếp với các thiết bị ngoại vi khác
+ PLC có them chức năng bảo mật bảo vệ chống sao chép
code
1.4 Nhược điểm
+ Gía thành cao
+ Người vận hành PLC phải có trình độ chuyên môn cao

1.2 Mục tiêu


Với đề tài này thì mục tiêu nhóm chúng em đề ra là sẽ tìm
hiểu và nghiên cứu sâu về cách thức hoạt động PLC S7
1200. Bên cạnh đó sẽ luyện tập và nâng cao kỹ năng tư duy
về thuật toán, viết chương trình trên phần mềm
TIAPORTAL,WINCC đồng thời nắm rõ nguyên lý hoạt động
của cảm biến màu ,cảm biến vật cản hồng ngoại và các ứng
dụng thực tế của đề tài trong cuộc sống sản xuất.
1.3 Ứng dụng thực tế
Từ đó thiết kế và thi công mô hình phân loại sản phẩm theo
chiều cao và màu sắc hoặc khối lượng ta có thể đưa hệ thống
đó vào để:
+ phân loại nước sơn chứa đựng trong thùng trước khi đóng
nắp và qua đó cũng phân loại kích cỡ của thùng sơn.
+ phân loại sản phẩm theo màu sắc trong nông sản như cà
chua ,ớt chuông ,hay những chi tiết máy đò hỏi có cùng kích
thước.
+ phân loại nông sản theo khối lượng như các loại trái cây
cam ,xoài…

You might also like