You are on page 1of 10

1.1.1.

Nguyên liệu dầu dừa


1.1.1.1. Phân tích thị trường dầu dừa (APCC) [34].
Do sản lượng dầu dừa toàn cầu giảm thấp nên lượng xuất khẩu dầu dừa của thế
giới trong năm 2014 cũng giảm theo. Mặt khác, sự sụt giảm này đã có những ảnh hưởng
tích cực đến giá dầu dừa và tạo ra một thị trường lạc quan cho dầu dừa trên thị trường
thương mại quốc tế.
Lượng dầu dừa xuất khẩu từ Philippines, nước xuất khẩu dầu dừa hàng đầu, giảm
thấp trong năm 2014. Theo số liệu thống kê mới nhất cho thấy: từ tháng 01 – 12/2014,
Philippines xuất khẩu được 0,91 triệu tấn, giảm khoảng 17.2% so với số lượng xuất khẩu
1,1 triệu tấn trong năm 2013. Sự sụt giảm này đã được dự đoán trước do sản lượng sản
xuất bị thiếu hụt do tác động của những cơn bão gây ra làm thiệt hại hàng triệu cây dừa.
Sự sụt giảm sản lượng cũng tồi tệ hơn do sâu hại dừa tấn công. Hoạt động trồng lại cũng
diễn ra chậm hơn so với dự kiến và sau khi trồng thì những cây dừa mới sẽ mất từ 06 đến
08 năm mới đạt được tiềm năng sản xuất. Do đó, theo nguồn tin từ tổ chức Oil World,
một nhà nghiên cứu ngành công nghiệp dầu hạt tại Hamburg thì sản lượng dầu dừa của
Philippines được dự kiến sẽ giảm từ 1,492 triệu tấn trong năm 2013 xuống còn 1,168
triệu tấn trong năm 2014.
Không giống như Philippines, lượng xuất khẩu dầu dừa từ Indonesia dự kiến tăng
cao trong năm 2014 sau khi thị trường dầu dừa bị trì trệ trong năm 2013. Số liệu mới nhất
khẳng định dự đoán này và cho thấy rằng trong giai đoạn từ tháng 01 – 12/2014 thì lượng
xuất khẩu dầu dừa của quốc gia này đạt 0,77 triệu tấn, tăng 22% so với tổng lượng xuất
khẩu của cả nước trong năm 2013 đạt 0,63 triệu tấn. Indonesia, quốc gia xuất khẩu dầu
dừa lớn thứ hai, thu được nhiều lợi ích từ sự thiếu hụt nguồn cung dầu dừa ở Philippines.
Việc đồng rupi yếu hơn so với đồng USD cũng là một động cơ cho các nhà xuất khẩu dầu
dừa. Dầu dừa của Indonesia chủ yếu được xuất khẩu sang Hà Lan, Malaysia, Mỹ, Trung
Quốc và Hàn Quốc và đây được xem là những thị trường truyền thống đối với dầu dừa từ
Indonesia. Hà Lan là thị trường nhập khẩu dầu dừa lớn nhất từ Indonesia trong nhiều năm
qua. Từ tháng 01 – 12/2014, lượng dầu dừa được xuất khẩu từ Indonesia sang Hà Lan đạt
37,49%. Trong khi đó, lượng xuất khẩu dầu dừa từ quốc gia này sang Malaysia, Mỹ và
Trung Quốc đạt tương ứng 27,74%, 20,79% và 7,05%.
Thực tế, do Philippines là nước xuất khẩu dầu dừa hàng đầu nên việc sản lượng
xuất khẩu dầu dừa của nước này giảm thấp được dự kiến kéo theo lượng xuất khẩu dầu
dừa của thế giới trong năm 2014 cũng sẽ giảm theo. Tổ chức Oil World báo cáo: lượng
xuất khẩu dầu dừa trên toàn cầu trong năm 2014 đạt 1,85 triệu tấn, giảm 8,9% so với
lượng xuất khẩu năm 2013 là 2,031 triệu tấn. Tuy nhiên, lượng xuất khẩu dầu dừa của thế
giới được dự kiến sẽ sớm khôi phục trở lại. Tổ chức Oil World dự tính rằng: lượng xuất
khẩu dầu dừa sẽ tăng cao vào năm 2015; sản lượng xuất khẩu hàng hóa này sẽ sớm được
hồi phục bởi vì ngành dầu dừa của Philippines chấp nhận nhập khẩu nguyên liệu thô và
dầu dừa thô từ các nước chế biến và xuất khẩu dầu dừa khác. Liên quan đến sự sụt giảm
nguồn cung dầu dừa, tổ chức Oil World cũng dự báo sản lượng cơm dừa sẽ giảm thấp,
ước đạt 4,98 triệu tấn trong năm 2014 (năm 2013 đạt 5,37 triệu tấn). Sản lượng cơm dừa
giảm thấp chủ yếu do điều kiện thời tiết và khí hậu khắc nghiệt; bao gồm cả việc ảnh
hưởng lâu dài của nhiều cơn bão tại Philippines. Sự tấn công gần đây của côn trùng hại
dừa Cocolisap tại các khu vực của Calabarzon (Cavita, Laguna, Batangas, Rizal và
Quezon) cũng gây thêm nhiều áp lực lên nguồn cung cơm dừa.
Rõ ràng do sản lượng dầu dừa toàn cầu giảm thấp nên lượng xuất khẩu dầu dừa
của thế giới trong năm 2014 cũng giảm theo. Mặt khác, sự sụt giảm này đã có những ảnh
hưởng tích cực đến giá dầu dừa và tạo ra một thị trường lạc quan cho dầu dừa trên thị
trường thương mại quốc tế.Từ quý 4/2013, giá dầu dừa đã có xu hướng tăng cao sau khi
giảm thấp trong thời gian dài kể từ quý 4/2012.Từ tháng 4/2013 – 3/2014, giá bình quân
dầu dừa tăng khoảng 6% mỗi tháng. Giá dầu dừa tăng cao nhất được ghi nhận vào tháng
12/2013, tăng 25,7%. Giá dầu dừa có xu hướng đảo ngược vào tháng 5/2014, đạt 1.370
USD/tấn, sau đó giảm xuống còn 1.120 USD/tấn trong tháng 10/2014, tỷ lệ bình quân đạt
4%/tháng. Trong quý 1/2015, mặc dù xu hướng giá dầu dừa có chiều hướng giảm thấp
nhưng sự sụt giảm này sẽ không đủ mạnh để ngăn chặn sự sụt giảm hơn nữa đối với giá
dầu dừa. Xu hướng giảm từ quý 2/2014 đến quý 1/2015 chủ yếu do nhu cầu tiêu thụ dầu
cơm cọ trên toàn cầu (PKO) bởi vì giá dầu dừa cao hơn nhiều so với giá dầu cơm cọ. Tuy
nhiên, giá của 02 mặt hàng này đang dần hẹp lại, giá dầu dừa được dự kiến sẽ khôi
phục.Điều đáng chú ý là mức giá cao nhất của dầu dừa vẫn chưa được ghi nhận và trong
04 năm qua giá dầu dừa, CIF Rotterdam được ghi nhận đạt cao trong tháng 02/2011 là
2.285 USD/tấn.
Theo dự tính thì mặc dù thị trường dầu dừa có xu hướng tụt dốc vào quý 1/2015
nhưng giá dầu dừa sẽ không giảm thấp trong thời gian quá dài. Thị trường dầu dừa sẽ
phát triển trong quý 2/2015 và sẽ tăng khoảng 5% đến 10% từ mức giá hiện tại không chỉ
do nhu cầu tiêu thụ trên toàn cầu mà còn do sự thiếu hụt nguồn cung trên toàn cầu. Ngoài
ra, kế hoạch tăng hỗn hợp pha trộn nhiên liệu sinh học điêxen từ 2.5% lên 5% của một
vài nước sản xuất CNO, đặc biệt là Philippines cũng giúp cải thiện giá CNO trên toàn
cầu. Do nhiều nước quyết định giảm sự lệ thuộc và nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch nên
hỗn hợp pha trộn này mới tăng gấp đôi như thế. Năm 2012, Philippines có khoảng
140.000 – 150.000 tấn dầu dừa được sử dụng để sản xuất nhiên liệu sinh học điêxen và
sản lượng này dự kiến sẽ tăng khoảng 350.000 tấn khi quyết định tăng hỗn hợp pha trộn
được thực hiện. Sự thay đổi như thế sẽ làm giảm lượng xuất khẩu CNO của Philippines
và nguồn cung CNO trên thị trường toàn cầu. Mặc dù Indonesia, nước sản xuất dầu dừa
lớn thứ hai trên thế giới, đã sử dụng dầu cọ để thay thế cho dầu dừa trong hỗn hợp pha
trộn nhiên liệu sinh học điêxen, nhưng việc tăng hỗn hợp này từ 5% lên 10% sẽ ảnh
hưởng đến nguồn dầu cơm cọ của nước này khi được sử dụng để thay thế cho dầu dừa.
1.1.1.2. Định nghĩa dầu dừa
Dầu dừa nguyên chất (VCO) là một sản phẩm được thu nhận thông qua quá trình
sấy lạnh thịt dừa tươi (thu từ các nhân tươi của dừa trưởng thành (Cocos nucifera L)), sau
đó đem đi ép lạnh, tinh dầu sẽ được qua một máy lọc để loại bỏ tạp chất và sẽ cho ra sản
phẩm cuối cùng. Phương pháp này cho phép sản xuất hàng loạt dễ dàng hơn của dầu dừa
tinh khiết. [16]

1.1.1.3. Thành phần dầu dừa[33]


Theo báo cáo nghiên cứu của Haji Ibrahim Haji Abd. Rahmancho biết, dầu Dừa
có 8 nhóm thành phần, bao gồm: Triacylglycerols, Fatty acids, Phospholipids,
Tocopherols, Tracemetals, Sterols, Volatiles và Mono- and -acylglycerols.
Triacylglycerols
Là chất béo bão hòa, trước đây bị xem là nguyên nhân gây ra các vấn đề về tim
mạch. Nhưng theo thông tin từ Ds Nguyễn Bá Huy Cường (Khoa dược ĐH Murdoch,
Úc) cho biết thì không phải tất cả chất béo bão hòa đều gây hại cho sức khỏe. Một số chất
béo bão hòa được tạo thành từ chuỗi dài triglycerides (LCTs) vốn là chất không tan trong
nước. LCTs sẽ được giữ lại trong cơ thể dưới dạng mỡ và sẽ bám vào hệ thống mạch
máu, bụng và đùi.
Chất béo bão hòa hiện diện trong dầu dừa không phải là LCTs mà được tạo thành
từ chuỗi trung bình triglycerids (MCTs) vốn tan từng phần trong nước. Vì vậy, chúng sẽ
được vận chuyển tới gan và được chuyển hóa một cách khá hiệu quả, giúp tạo ra năng
lượng cho cơ thể. MCTs hỗ trợ các chức năng cơ thể, thậm chí tim mạch và chống lại sự
tăng cân, và còn một điểm hay khác là không tạo ra những gốc tự do trong quá trình tiêu
hóa và đồng hóa.
Nhóm Fatty acids:
Nhóm axit béo có trong dầu dừa gồm 9 loại: Caproic, Caprylic, Capric, Lauric,
Myristic, Palmitic, Stearic, Oleic, Linoleic.
Thành phần của acid béo trong dầu dừa:
Caproic               0,5%                     Palmiteleic                    0,2%
Caprilic               8,0%                     Oleic                              6,0%
Capric                 7,0%                     Linoleic                          2,3%
Lauric                48,0%                     Palmitic                       90.0%
Myrictic             17,0%                     Stearic                          2,0%.
Đây là 9 loại axit béo khác nhau nhưng hầu hết chúng đều sở hữu đặc tính kháng
sinh. Từng loại có đặc tính riêng và tác động tới vi sinh vật cách khác nhau. Axit béo loại
này rất hữu hiệu trong việc tiêu diệt những loại vi khuẩn nào đó, trong khi acid béo loại
khác thì hữu hiệu hơn trong việc diệt virus hay những loại vi khuẩn khác. Tất cả những
loại axit béo hợp lại hoạt động cùng một lúc sẽ cho hiệu quả toàn diện lớn nhất không
ngờ được.Cần lưu ý là hoạt động tổng hợp cùng một lúc này hữu hiệu hơn là tổng số từng
hoạt động của axit béo riêng lẻ cộng lại.
Axit hexanoic (axit caproic):
Là một loại axit cacboxylic có công thức phân tử C5H11COOH.  Đây là axit
no được tìm thấy nhiều trong mỡ động vật và dầu thực vật, và là một trong những hóa
chất được điều chế từ vỏ của cây bạch quả với mùi đặc trưng cực kì khó chịu. Axit này
cũng là một trong những thành phần chính của vani.Tác dụng chủ yếu của axit hexanoic
là điều chế este có hương vị nhân tạo, và điều chế dẫn xuất của hexan, ví dụ
như hexylphenol.
Muối và este của axit này được gọi tên là hexanoate hoặc caproate.
Hai axit đồng phân khác: axit caprylic (C8) và axit capric (C10). Cùng với axit
hexanoic, các axit này chiếm tổng cộng 15% thành phần của sữa dê béo.
Axit caproic, axit caprylic và axit capric không chỉ được dùng để điều chế este, mà
còn được sản xuất thành chất béo nguyên chất có trong: bơ, sữa, kem, bánh mỳ, bia và
nhiều loại gia vị.
Axit dodecanoic (axit lauric):
Là một axit béo bão hòa với một chuỗi nguyên tử 12-carbon, thuộc các axit béo
chuỗi trung bình , là một màu trắng, bột rắn với một mùi thoang thoảng của dầu vịnh
hoặc xà phòng, chiếm khoảng một nửa hàm lượng axit béo trong dầu dừa.
Trong các thí nghiệm phòng thí nghiệm đã cho thấy rằng một số axit béo gồm axit
lauric có thể là một thành phần có ích trong điều trị mụn trứng cá, nhưng không có
nghiên cứu lâm sàng nào được tiến hành để đánh giá lợi ích tiềm năng này ở con người
[20, 32].
Axit lauric làm tăng tổng lượng cholesterol trong huyết thanh hơn nhiều axit béo
khác. Nhưng hầu hết là do sự gia tăng lipoprotein mật độ cao (HDL). Kết quả là, axit
lauric có đặc điểm "tác dụng thuận lợi hơn trên tổng số cholesterol HDL hơn bất kỳ axit
béo bão hòa hay không bão hòa khác" (Mensink RP 2003). Nói chung, tổng lượng
cholesterol huyết thanh thấp hơn HDL tương quan tỷ lệ với việc giảm nguy cơ xơ vữa
động mạch[30]. Tuy nhiên, một phân tích tổng hợp chuyên sâu về các loại thực phẩm bị
ảnh hưởng bởi tỷ số cholesterol / LDL huyết thanh được tìm thấy vào năm 2003 chứng
minh rằng những tác động của axit lauric về kết quả bệnh động mạch vành vẫn chưa chắc
chắn [17].
Nhóm Phospholipids:
Cũng là một nhóm axit béo nhưng có tính chất phức tạp. Phospholipids trong dầu
Dừa có chứa Phosphatidylcholine – là một thành phần quan trọng của màng tế bào và hỗ
trợ chức năng các tế bào thần kinh. Một dưỡng chất được công nhận với những lợi ích
giúp duy trì sức khỏe của gan và các chức năng của não bộ, phosphatidylcholine cũng
giúp điều hòa lượng cholesterol trong cơ thể, đảm bảo cho bạn có một hệ tuần hoàn khỏe
mạnh.
Tocopherols:
Là một chất có tính năng Vitamin E trong dinh dưỡng cùng với Tocotrienol.
Vitamin E có tác dụng chống oxy hoá (ngăn cản oxy hoá các thành phần thiết yếu trong
tế bào, ngăn cản tạo thành các sản phẩm oxy hoá độc hại ), bảo vệ màng tế bào khỏi sự
tấn công của các gốc tự do, nhờ đó bảo vệ được tính toàn vẹn của màng tế bào. Vitamin E
có tác dụng hiệp đồng với vitamin C, selen, Vitamin A và các caroten.Đặc biệt vitamin E
bảo vệ vitamin A khỏi bị oxy hoá, làm bền vững vitamin A.
Tracemetals:
Đây là những nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể. Nguyên tố vi lượng, là
những nguyên tố hóa học cần thiết cho cơ thể ở lượng rất nhỏ, cần dùng trong các chức
năng trao đổi chất quan trọng cho cuộc sống. Chúng phải đượccung cấp cho cơ thể đều
đặn.
Các chất nói chung được công nhận là vi lượng tố không thể thiếu (cần thiết cho
cuộc sống) là: asen, crôm, sắt, flo, iốt, côbal, đồng, mangan, molypđen, selen, vanađi,
kẽm và thiếc.
Sterols:
Sterol và stanol thực vật hay còn được gọi là “phytosterol”, là các chất tồn tại tự
nhiên trong các loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như trái cây, rau củ, dầu thực
vật, quả hạnh và các loại hạt. Sterol và stanol thực vật có cấu trúc hóa học giống với
cholesterol.
Các loại sterol và stanol thực vật giúp làm giảm lượng LDL-cholesterol
(cholesterol xấu), thành phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Việc đảm bảo chế độ
ăn giàu sterol và stanol thực vật để giảm lượng chất béo dạng trans, chất béo no, tăng
lượng chất xơ không chỉ giúp giảm cholesterol trong máu mà còn góp phần duy trì một
trái tim khỏe mạnh.

1.1.1.4. Đặc điểm dầu dừa (VCO) (APCC STANDARDS FOR VIRGIN COCONUT
OIL)
Bảng 1.1. Đặc điểm dầu dừa
Nhân tố xác định Tiêu chuẩn APCC
Mật độ tương đối 0.915 – 0.920
Chỉ số khúc xạ ở 400C 1.4480 – 1.4492
Độ ẩm % Wt. max. 0.1 - 0.5
Tạp chất không tan (% khối lượng tối đa) 0.05
Trị số xà phòng hóa 250 - 260 phút
Trị số lodine 4.1 - 11.00
Mốc không xà phòng hóa (% khối lượng tối đa). 0.2 – 0.5
Khối lượng riêng ở 30 deg./ 30 DEG. C 0.915 – 0.920
Trị số axit tối đa 0.5
Thành phần cid béo (%)
Caproic acid (C 6:0) 0.4 – 0.6
Caprylic acid (C 8:0) 5.0 – 10.0
Capric acid (C 10:0) 4.5 – 8.0
Lauric acid (C 12:0) 43.0 – 53.0
Myristic acid (C 14:0) 16.0 – 21.0
Palmitic acid (C 16:0) 7.5 – 10.0
Stearic acid (C 18:0) 2.0 - 4.0
Oleic acid (C 18:1) 5.0 – 10.0
Linoleic aicd (C 18: 2) 1.0 – 2.5
C 18:3 -C24:1 < 0.5
Đặc tính chất lượng
Màu Trong như nước
Axit béo tự do 0.5%
Trị số peroxit 3meq/kg dầu
Chỉ tiêu vi sinh < 10cfu
Mùi vị Không mùi vị lạ và ôi
Chất gây ô nhiễm
Chất dễ bay hơi ở 1050C 0.2%
Sắt 5 mg/kg
Đồng 0.4 mg/kg
Chì 0.1 mg/kg
Asen 0.1 mg/kg
1.1.1.5. Tác dụng của dầu dừa[34]
Dầu dừa có thể được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau chẳng hạn như nấu
ăn, chăm sóc sức khỏe và làm đẹp.Loại dầu tự nhiên này đi kèm với hàm lượng cao chất
béo bão hòa và nhiều thành phần chất chống khuẩn, chống nấm phong phú.Dầu dừa bên
cạnh đó cũng nổi danh là một loại axit béo có thể giúp thúc đẩy quá hình trao đổi chất và
tạo ra năng lượng.Dầu dừa hiện nay được sử dụng thường xuyên trong mỹ phẩm như một
loại kem dưỡng ẩm thoa ngoài da.Tác dụng của dầu dừa trên da và tóc sau khi uống thuốc
chưa được nghiên cứu.
Dầu dừa có nhiệt độ sôi cao thường được dùng trong nấu nướng
Có thể sử dụng dầu dừa trong chiên, nấu ở nhiệt độ cao. Một điều đáng chú ý là
dầu không bị ôxy hóa và phá vỡ liên kết cho tới khi bị đun sôi đến 450 độ F hoặc 252 độ
C. Theo đây, hãy sử dụng dầu dừa để thay thế cho các loại dầu thực vật và áp dụng chúng
trong những công thức nấu ăn đa dạng hằng ngày.
Dưỡng ẩm
Có thể bôi dầu dừa lên khắp mặt và cơ thể để tạm biệt làn da khô, bong tróc.Dầu
dừa nổi tiếng là một chất dưỡng ẩm tự nhiên giúp da thêm mềm mịn.Nó sẽ giúp đẩy
mạnh quá trình sản xuất collagen trong tế bào và làm giảm nếp nhăn.
Thúc đẩy quá trình chuyển hóa và giảm cân
Dầu dừa chứa hàm lượng axit béo chuỗi trung bình MCFA cao – cũng được biết
đến như là một triglyceride ( MCT). Đây là một thể chất béo lành mạnh.Những axit béo
này sẽ di chuyển lập tức đến các tế bào gan nhằm giải phóng nhiều năng lượng và tham
gia quá trình trao đổi chất. Do dầu dừa có khả năng tăng tỷ lệ trao đổi chất và tốc độ trao
đổi chất mà tại đó chất béo được chia nhỏ để giải phóng axit béo, một quá trình được gọi
là phân giải lipid. Hiệu ứng này xảy ra khi dầu dừa lần đầu được bổ sung vào chế độ ăn
uống và biến mất sau hai tuần. Dầu dừa cũng tạo ra nhiều cơ quan xeton hơn axit béo
chuỗi dài khi nó bị phân chia.Một nghiên cứu đã chứng tỏ rằng cơ chế này tác động dầu
dừa để cung cấp cho những người béo phì một năng lượng dự trữ hiệu quả trong một giới
hạn calo.Hiệu ứng không được lặp lại ở người gầy.
Thêm dầu dừa vào một chế độ ăn uống là không gây ra tác dụng giảm mỡ đáng
chú ý, nhưng nó có thể thay thế các axit béo chế độ ăn uống khác để tinh chỉnh một kế
hoạch chế độ ăn uống [36].
Kem đánh răng
Do tính chất kháng khuẩn và chống nấm của dầu dừa, có thể dễ dàng trộn dầu dừa
với baking soda rồi cho lên bàn chải để sử dụng như một loại kem đánh răng. Lưu trữ hỗn
hợp vừa pha chế được ở một nơi mát mẻ bởi lẽ dầu dừa sẽ bị chảy ở nhiệt độ 74 độ F và
23 độ Celsius.
Dưỡng tóc
Nếu chúng ta thường sử dụng dầu dừa để chăm sóc, nuôi dưỡng độ ẩm cho cơ thể,
vì vậy cũng nên thử nghiệm nó với tóc.Có thể bôi dầu dừa lên tóc rồi để qua đêm hoặc ít
nhất là 15 phút nhằm được một mái tóc bong mượt, khỏe đẹp. Sau đó, gội lại đầu với dầu
gội và tạo kiểu theo ý thích.
Thúc đẩy quá trình hàn gắn thương tổn và cháy nắng
Với tư cách là một chất dưỡng ẩm tự nhiên, dầu dừa cùng với 1, 2 giọt dầu hoa oải
hương sẽ có thể giúp hàn gắn các hư tổn trên da. Hãy sử dụng hỗn hợp dầu này mỗi ngày
và nó sẽ giúp trả lại làn da hoàn hảo sau một thời gian ngắn. Dầu dừa theo đó cũng sẽ
thúc đẩy quá trình sản xuất collagen và hàn gắn tế bào da.
Tăng cường lượng sữa cho các bà mẹ đang cho con bú
Phụ nữ đang cho con bú thì hẳn biết rằng, sữa mẹ là yếu tố quan trọng trong sự
phát triển của trẻ nhỏ. Sử dụng dầu dừa sẽ giúp tăng lượng sữa cung cấp bởi lẽ các chất
béo lành mạnh là thành phần chính trong việc sản xuất hormone giúp thúc đẩy quá trình
hình thành sữa mẹ.
Chất khử mùi tự nhiên
Bôi dầu dừa lên da để loại bỏ mùi hôi. Các axit lauric trong dầu dừa sẽ giúp tiêu
diệt các vi khuẩn gây mùi.
Kết hợp với café
Hãy tăng lượng dầu dừa hấp thụ bằng cách thay thế các loại kem trong café với
dầu dừa. Nhờ đây, bạn sẽ có được một thứ đồ uống ngon miệng, giàu dinh dưỡng. Uống
những cốc cà phê pha đầu dừa sẽ giúp bổ sung các vitamin và dưỡng chất có lợi cho cơ
thể cũng như những chất béo lành mạnh cần thiết.
Tẩy tế bào chết
Dầu dừa tẩy bỏ các tế bào chết trên da thật đơn giản. Có thể trộn một lượng tương
đương dầu dừa và đường lại với nhau. Sau đó sử dụng hỗn hợp trong việc tắm gội để có
một làn da mềm mịn.

Tài liệu tham khảo

Mansor, T. S. T., Che Man, Y. B., Shuhaimi ,M, Abdul Afiq ,M. J. and Ku Nurul, F. K.
M, “Physicochemical properties of virgin coconut oil extracted from different processing
methods”, International Food Research Journal 19 (3): 837-845 (2012).

Mensink RP, Zock PL, Kester AD, Katan MB,” Effects of dietary fatty acids and


carbohydrates on the ratio of serum total to HDL cholesterol and on serum lipids and
apolipoproteins: a meta-analysis of 60 controlled trials”, American Journal of Clinical
Nutrition77, 2003.

Nakatsuji, T; Kao, MC; Fang, JY; Zouboulis, CC; Zhang, L; Gallo, RL; Huang, CM
(2009). "Antimicrobial Property of Lauric Acid Against Propionibacterium acnes: Its
Therapeutic Potential for Inflammatory Acne Vulgaris". The Journal of Investigative
Dermatology, 2009.

Thijssen, M.A. and R.P. Mensink. Fatty Acids and Atherosclerotic Risk. In Arnold von
Eckardstein (Ed.) Atherosclerosis: Diet and Drugs, (2005) Springer. pp. 171–172. 

Yang, D; Pornpattananangkul, D; Nakatsuji, T; Chan, M; Carson, D; Huang, CM; Zhang,


L, "The Antimicrobial Activity of Liposomal Lauric Acids Against Propionibacterium
acnes". Biomaterials 30, 2009.
http://duaviet.info/dua-viet-nam/composition-of-coconut-oil/

http://hiephoiduavietnam.org/

You might also like