You are on page 1of 13

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

KHOA CƠ KHÍ

BÀI TẬP LỚN

Môn học: DUNG SAI VÀ KỸ THUẬT ĐO

Đề tài: CÁC LOẠI MÁY DÒ BỨC XẠ ION HÓA

Giảng viên: Trần Hải Nam

Nhóm thực hiện: 8

Danh sách thành viên:

1. Trần Long Phú 1813546


2. Nguyễn Hồng Phúc 1810443
3. Nguyễn Vũ Hoàng Phúc 1710243
4. Nguyễn Văn Phước 1810454

TPHCM, ngày 13 tháng 08 năm 2019


Mục lục
1. Giới thiệu.....................................................................................................1

1.1. Bức xạ là gì............................................................................................1

1.2. Bức xạ ion hóa......................................................................................1

1.3. Ứng dụng bức xạ ion hóa.....................................................................3

2. Các cơ chế để ghi đo bức xạ........................................................................7

i
Danh sách hình và bảng:
Hình 1.1. Các loại tia bức xạ
Hình 1.2.1. Có bốn loại bức xạ ion hóa cơ bản - alpha, beta, gamma và neutron -
và mỗi loại có những đặc tính riêng biệt.
Hình 1.2.2. Hình ảnh của bức xạ ion hóa trong phổ điện từ
Hình 1.3.1. Bức xạ ion hóa trong khử trùng dụng cụ y tế
Hình 1.3.2. Bức xạ ion hóa trong chiếu xạ thực phẩm
Hình 1.3.3. Bức xạ ion hóa trong chấn đoán và điều trị
Hình 1.3.4. Bức xạ ion hóa trong sơn tĩnh điện
Hình 1.3.5. Bức xạ ion hóa trong gây đột biến cây
Hình 2.1. Sự ion hóa
Hình 2.2. Sơ đồ ống đếm nhấp nháy
Hình 2.3. Hiệu ứng quang điện

ii
1. Giới thiệu
1.1. Bức xạ là gì

Bức xạ là các tia không nhìn thấy được và chỉ nhận biết qua các thiết bị đo. Bức
xạ được hiểu là bức xạ ion hóa, gồm các chùm hạt vi mô và sóng điện từ có khả năng
ion hóa khi đi qua vật chất, trừ các sóng điện từ có bước sóng dài hơn 100 nm
(nanomet).

Hình 1.1. Các loại tia bức xạ

1.2. Bức xạ ion hóa

Bức xạ ion hóa là kiểu phóng xạ bao gồm các hạt mang đủ động năng riêng để
giải phóng electron từ một nguyên tử hoặc phân tử, để ion hóa nó. Phóng xạ ion hóa
được tạo ra trong các phản ứng hạt nhân, hoặc bằng phương pháp tự nhiên hay nhân
tạo, ở nhiệt độ rất cao (như thải plasma hoặc vành nhật hoa của Mặt Trời), qua việc
sản sinh ra các hạt năng lượng rất cao trong các máy gia tốc hạt, hoặc do sự gia tốc của
các hạt tích điện bằng các trường điện từ bởi các quá trình tự nhiên, từ sét đến các vụ
nổ siêu tân tinh.

1
Hình 1.2.1. Có bốn loại bức xạ ion hóa cơ bản - alpha, beta, gamma và neutron -
và mỗi loại có những đặc tính riêng biệt

Bức xạ ion hóa luôn hiện hữu trong môi trường tự nhiên. Các nguồn bức xạ ion
hóa thường được tìm thấy trong nước, không khí, đất hoặc các thiết bị nhân tạo. Tuy
nhiên, bức xạ ion hóa nằm trong phổ điện từ bên ngoài vùng cảm nhận của mắt người -
vùng nhìn thấy - và nó không có mùi. Do đó, nó không thể được phát hiện bằng các
giác quan của con người. Vì bức xạ ion hóa không dễ dàng được phát hiện và nó cũng
mang năng lượng ion hóa và độ xuyên thấu cao, nên nó có thể gây nguy hiểm đối với
sức khỏe con người khi nó nằm ngoài giới hạn chấp nhận được. Các tác động có hại
của bức xạ ion hóa đối với sức khỏe con người cần được theo dõi một cách có hệ
thống để ngăn ngừa các thiệt hại, phơi nhiễm quá mức hoặc thậm chí tử vong. Khả
năng xác định nguồn bức xạ, đồng vị phóng xạ cụ thể và đo lượng bức xạ là rất quan
trọng đối với việc giám sát môi trường, bảo vệ sức khỏe con người khỏi bức xạ nguy
hiểm và phát triển các chương trình giám sát an ninh.

2
Hình 1.2.2. Hình ảnh của bức xạ ion hóa trong phổ điện từ.

Bức xạ ion hóa không thể đo trực tiếp. Việc phát hiện được thực hiện gián tiếp
bằng cách sử dụng vật liệu nhạy cảm với bức xạ ion hóa, là cơ sở khi phát triển cảm
biến hoặc máy dò bức xạ. Tuy nhiên, không có một máy dò bức xạ nào có thể đo tất cả
các loại bức xạ một cách hiệu quả. Tương tác của bức xạ với vật chất phụ thuộc vào
bản chất của bức xạ: bức xạ điện từ, các hạt mang điện nhẹ, nơtron, hoặc các hạt mang
điện nặng. Do đó, một máy dò đo hiệu quả một loại bức xạ cụ thể có thể hoàn toàn
không phù hợp với những máy khác. Bản chất của phản ứng của vật liệu nhạy cảm với
bức xạ ion hóa và phạm vi năng lượng cần đo của nó sẽ xác định loại máy dò.

1.3. Ứng dụng bức xạ ion hóa

Khử trùng dụng cụ y tế:

Các loại dụng cụ y tế có thể khử trùng bằng chiếu xạ như bơm tiêm nhựa, dây
truyền dịch, găng tay, băng gạc, que khám, vật liệu cấy ghép, chỉ khâu, dao mổ, vỏ
chai thuốc nhỏ mắt, tăm giấy nha khoa, kit thử, đĩa petri, băng dính, núm vú, mặt nạ…
Liều khử trùng bức xạ thường từ 15-35 kGy.

3
Hình 1.3.1. Bức xạ ion hóa trong khử trùng dụng cụ y tế

Chiếu xạ thực phẩm: Là quá trình sản phẩm được chiếu xạ bằng tia gamma, tia X
hay chùm tia điện tử.

Hình 1.3.2. Bức xạ ion hóa trong chiếu xạ thực phẩm

Chiếu xạ nhằm làm cho thực phẩm an toàn hơn, giảm các nguy cơ gây bệnh nhờ
gây bất hoạt các loại vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm hay côn trùng gây bệnh. Mặc khác,
chiếu xạ thực phẩm có thể giảm sự hư hỏng sản phẩm, kéo dài thời gian bảo quản các
sản phẩm dễ hỏng sau thu hoạch.

Xử lý nước, khí thải bằng bức xạ ion hóa:

Chiếu xạ nước tạo ra các chất có hoạt tính oxy hóa hay khử rất cao nhằm phân
hủy các chất gây bẩn trong nước, giúp cải thiện các chỉ số của nước thải như BOD
(Biochemical Oxygen Demand - nhu cầu oxy sinh hóa), COD (Chemical Oxygen
Demand - nhu cầu oxy hóa học) tốt hơn.

4
Các nhà máy nhiệt điện thường tạo ra các khí độc như SOx, NOx là nguyên nhân
tạo ra các trận mưa axít làm hư hại mùa màng, vì thế trên thế giới có nhiều nhà máy
nhiệt điện đã lắp đặt các máy gia tốc điện tử để xử lý các khí thải nhờ BXIOH và kết
hợp nước amôniắc để tạo ra sản phẩm phụ là phân bón, ví dụ như Indianapolis (Hoa
Kỳ), Karlsruhe (Badenwerk, Đức), Nagoya (Nhật Bản), Kaweczyn (Ba Lan),
Chengdu, Beijing (Trung Quốc),…

Chẩn đoán và điều trị trong y học: Áp dụng bức xạ ion hóa trong chẩn đoán điều
trị ung thư.

Hình 1.3.3. Bức xạ ion hóa trong chấn đoán và điều trị

Sơn tĩnh điện: Theo đó, lớp sơn dạng bột được tích điện dương (+), sẽ bị hút bởi
các hạt mang điện tích (-) trên vật sơn. Rồi di chuyển tự do tạo thành các liên kết ion
chắc chắn, bám chắc bề mặt vật sơn và mang lại hiệu quả che phủ toàn diện.

Hình 1.3.4. Bức xạ ion hóa trong sơn tĩnh điện

5
Gây đột biến một số giống cây:

Hình 1.3.5. Bức xạ ion hóa trong gây đột biến cây

6
2. Các cơ chế để ghi đo bức xạ
 Các đầu dò bức xạ hoạt động bằng cách ghi đo sự thay đổi trong môi trường
hấp thụ gây bởi sự truyền năng lượng từ bức xạ ion hoá tới môi trường này.
 Có 6 cơ chế được sử dụng để ghi đo bức xạ:
 Sự ion hoá.
 Sự nhấp nháy.
 Nhiệt phát quang.
 Các cơ chế hoá học.
 Sự đốt nóng.
 Các cơ chế sinh học.
a. Sự ion hóa

Sự ion hoá được gây ra trực tiếp bởi bức xạ alpha, beta và gián tiếp bởi các tia-X,
gamma, nơtron.

Thông qua ion hóa một nguyên tử hay phân tử tích một điện tích âm hay dương
bằng cách nhận thêm hay mất đi electron để tạo thành các ion, thường đi kèm các thay
đổi hóa học khác.

Ion dương được tạo thành khi chúng hấp thụ đủ năng lượng (năng lượng này phải
lớn hơn hoặc bằng thế năng tương tác của electron trong nguyên tử) để giải phóng
electron, những electron được giải phóng này được gọi là những electron tự do. Ion âm
được tạo thành khi một electron tự do nào đó đập vào một nguyên tử mang điện trung
hòa ngay lập tức bị tóm và thiết lập hàng rào thế năng với nguyên tử này, vì nó không
còn đủ năng lượng để thoát khỏi nguyên tử này nữa nên hình thành ion âm.

7
Hình 2.1. Sự ion hóa

Các cặp ion được tạo ra có thể được thu nhận và số cặp ion được thu nhận tỷ lệ
với lượng bức xạ gây ra sự ion hoá.

b. Sự nhấp nháy
 Sự nhấp nháy là quá trình tạo ra ánh sáng sau khi các electron chuyển động từ
các quỹ đạo có mức năng lượng cao xuống các mức năng lượng thấp trong một chất
hấp thụ.
 Các electron được dịch chuyển lên các quỹ đạo có mức năng lượng cao hơn bởi
quá trình kích thích.
 Ánh sáng được giải phóng có thể bị biến đổi thành một tín hiệu điện. Kích
thước của một tín hiệu điện phụ thuộc số electron dịch chuyển đến các quỹ đạo có mức
năng lượng cao hơn và do đó có thể gắn liền với lượng bức xạ gây ra sự nhấp nháy.
 Sự nhấp nháy là kỹ thuật ghi đo rất quan trọng để kiểm tra bức xạ và các đầu dò
sử dụng kỹ thuật này được gọi là các các dầu dò nhấp nháy.

8
Hình 2.2. Sơ đồ ống đếm nhấp nháy

c. Nhiệt phát quang


 Khi các electron trong các chất nhất định hấp thụ năng lượng thì chúng sẽ dịch
chuyển đến các mức năng lượng cao hơn hoặc ‘các vùng cấm’. Chúng được giữ lại
trong các vùng này cho đến khi các chất này được đốt nóng đến một nhiệt độ nhất
định.
 Năng lượng đốt nóng giải phóng các electron và các chất này phát ra ánh sáng
khi các electron ở trên dịch chuyển về mức năng lượng ban đầu của chúng, ánh sáng bị
biến đổi thành tín hiệu điện liên hệ với lượng bức xạ tới.
 Các chất nhiệt phát quang được sử dụng để kiểm tra liều lượng cá nhân.

Hình 2.3. Hiệu ứng quang điện


9
d. Các cơ chế hóa học
 Bức xạ ion hoá có thể gây ra các thay đổi hoá học. Hiệu ứng này được ứng
dụng trong phim ảnh ghi đo liều cá nhân, tia X trong y tế và kỹ thuật chụp X-quang.
 Trong một vài trường hợp, tốc độ các phản ứng hoá học tăng lên khi lượng bức
xạ ion hoá tăng.
 Kỹ thuật này có thể được sử dụng để đo các liều lượng cao (liều kế ceric-
cerous).
e. Sự đốt nóng
 Bức xạ ion hoá có thể làm tăng nhiệt độ của môi trường hấp thụ và đo cẩn thận
sự tăng này có thể đưa ra một phép đo liều lượng bức xạ.
 Kỹ thuật này (được gọi là phép đo nhiệt lượng) không thích hợp đối với thiết bị
đo thông thường trong bảo vệ an toàn bức xạ vì các liều lượng cao đòi hỏi cần phải
nâng nhiệt độ nhỏ lên cao.
 Kỹ thuật này được sử dụng như một chuẩn sơ cấp để chuẩn thiết bị.
f. Các cơ chế sinh học
 Các liều cao của bức xạ có thể gây ra các thay đổi sinh học trong các tế bào
sống.
 Các thay đổi sinh học chỉ được sử dụng để đánh giá liều lượng trong các tình
huống cuối cùng ở đó con người nửa tin nửa ngờ sẽ có rủi ro bị thu nhận một liều
lượng cao.

10

You might also like