You are on page 1of 2

Câu 50: Sự phân hoá sông ngòi là kết quả tác động tổng hợp của nhiều nhân

tố: cấu trúc địa chất -


địa hình, khí hậu, thực vật và hồ đầm

a)Cấu trúc địa chất - địa hình

- Địa chất: tính chất thấm nước của nham thạch, của lớp vỏ phong hóa, tính chất dễ hòa tan của đá
vôi có ảnh hưởng đến hình thái lưu vực và đặc điểm thủy chế của sông

+ Sông chảy qua vùng đá diệp thạch thường có thung lũng rộng, thoải và đối xứng còn khi qua vòng
đá kết tinh thì thung lũng hẹp, sâu. Sông tại vùng đá vôi có sườn cao, vách đứng

+ Sông chảy qua vùng đá rắn thường lắm thác ghềnh (ví dụ Thác Bà trên sông Chảy, thác Pông Gua
trên sông Đa Nhim)

+ Ở vùng đá vôi, mật độ sông ngòi thấp nhất dưới 0,5 km/km vuông, đồng thời lượng dòng chảy mặt
giảm rõ rệt. Vùng đá badan có lớp vỏ phong hóa dày, khả năng thấm nước lớn làm giảm dòng chảy
mặt, mật độ sông suối cũng thưa (dưới 0,5 km/km vuông)

-Địa hình ảnh hưởng đến sông ngòi thông qua các nhân tố như hướng, độ dốc, đặc điểm hình thái

+ Địa hình đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ nên sông ngòi phần lớn chảy qua địa hình miền núi

+ Theo hướng cấu trúc địa hình, sông ngòi nước ta có hướng chính là tây bắc - đông nam và hướng
vòng cung

-Địa hình nước ta là địa hình già được trẻ lại nên cùng một dòng sông có khúc chảy êm đềm, có khúc
thác ghềnh sông đào lòng dữ dội (ví dụ các sông chảy trên cao nguyên xếp tầng như sông Đa Dung và
Đa Nhim). Trong vùng núi, có cả các sông trẻ đang đào lòng dữ dội, thung lũng hẹp đồng thời có cả
các thung lũng già có bãi bồi, thềm đất

-Địa hình có sự tương phản giữa đồng bằng và miền núi nên dòng chảy sông ngòi có sự thay đổi đột
ngột khi chảy từ thượng lưu xuống hạ lưu

b) Khí hậu: ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ nước sông

- Do nguồn cung cấp nước của sông ngòi nước ta chủ yếu là nước mưa nên chế độ nước phụ thuộc
hoàn toàn vào sự phân bố mưa trong năm

- Nhìn chung sông có lũ lớn vào mùa mưa và cạn vào mùa khô, nhưng do mùa mưa ở các vùng khác
nhau nên thời gian ở các sông cũng không giống nhau

- Đồng thời do sự phân hóa sâu sắc giữa mùa mưa và mùa khô nên có sự chênh lệch lượng nước
trong mùa lũ và mùa cạn, tháng lũ và tháng kiệt

- Ví dụ:

+ Sông Hồng thuộc miền thủy văn Bắc Bộ có lũ từ tháng 6 – 10, lưu lượng trung bình đạt 4.770m/s,
tháng đỉnh lũ là tháng 8 (lưu lượng trung bình đạt 6.666,0m/s). Mùa cạn diễn ra từ tháng 11 - 4 với
lưu lượng trung bình chỉ đạt 1.231,29 m/s, tháng kiệt nhất là tháng 3 (lưu lượng trung bình chỉ đạt
765m/s)

+ Sông Đà Rằng thuộc miền thủy văn Trung Bộ có lũ từ tháng 9 - 12, lưu lượng trung bình đạt
2.565m/s, tháng đỉnh lũ là tháng 11 (lưu lượng trung bình đạt 8.550m/s). Mùa cạn diễn ra từ tháng 1
- 8 với lưu lượng trung bình chỉ đạt 119 m/s, tháng kiệt nhất là tháng 4 (lưu lượng trung bình chỉ đạt
45m/s)
+ Sông Cửu Long thuộc miền thủy văn Nam Bộ có lũ từ tháng 7 - 12, lưu lượng trung bình đạt
29.255m/s, chiếm gần 80% lưu lượng cả năm, tháng đỉnh lũ là tháng 10 (lưu lượng trung bình đạt
29.000m/s). Mùa cạn diễn ra từ tháng 1 - 6 với lưu lượng trung bình chỉ bằng 20% lưu lượng nước cả
năm. Tháng kiệt nhất là tháng 3 (lưu lượng trung bình chỉ đạt 1.570m/s)

c) Các nhân tố khác như thực vật, hồ đầm có tác dụng điều hòa dòng chảy

Ví dụ: Thủy chế sông Cửu Long điều hòa hơn Sông Hồng do tác dụng điều hòa dòng chảy của Biển Hồ
tại Campuchia

You might also like