You are on page 1of 213

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG CAO ĐẲNG GIAO THÔNG VẬN TẢI


NGÀNH SỬA CHỮA MÁY TÍNH

ùbài nộp cuối khóaù

dịch từ E-book tiếng Anh "LCD Monitor Repair" của Jestine Yong

(cảm ơn thầy Võ Phú Cường đã gợi ý)


Người dịch: Bùi Nam Minh Anh
E-mail:manganh@gmail.com
Môn: Màn Hình Máy Tính
Lớp: VT1-07A (k chiều)
Khóa: 2007-2009

ùhè 2009ù

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Bạn đang đọc E-book tiếng Việt “Sửa Màn Hình LCD” dịch từ E-book tiếng Anh

“LCD Monitor Repair” download miễn phí trên lqv77 (cảm ơn anhVinh đã chia sẻ).

Từ trang 2 tới 180 là dịch theo Jestine Yong (308 hình minh họa), mọi chữ in

nghiêng và các trang còn lại là tìm hiểu của người dịch. Việc dịch sai một số từ

chuyên môn là không thể tránh khỏi: cùng một từ “power” nhưng lúc nó là công suất

(power cap, power IC) lúc nó là nguồn (power FET). Sách dịch có đôi chỗ khó hiểu

và có thể bạn sẽ “không biết mình đang đọc gì” mong bạn thông cảm cho.

quá trình dịch sang tiếng Việt có tham khảo

lý thuyết Màn Hình Máy Tính ngành Sửa Chữa Máy Tính hệ TH 2 năm

trường CĐ Giao Thông Vận Tải (trường TH Giao Thông Công Chính cũ)

các website

kỹ thuật viên

LE QUANG VINH

học nghề trực tuyến

các website dịch tự động trực tuyến miễn phí của

LẠC VIỆT: http://www.vietgle.vn/dich/Default.aspx?tab=dtt&tabc=mt&type=

VDICT: http://vdict.com/?autotranslation (có sẵn GOOGLE TRANSLATE)

và các thành viên nhiệt tình của box hỏi - đáp thuộc BAMBOO TRA TỪ

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Sửa Màn Hình LCD

Tác giả: Jestine Yong

http://www.ElectronicRepairGuide.com

http://www.TestingElectronicComponents.com

http://www.FindBurntResistorValue.com

http://www.JestineYong.com

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Bạn không thể cho miễn phí E-book này.
Bạn không được quyền phân phối lại E-book này.

Quyền tác giả@mọi tác quyền đều được bảo lưu

Cảnh báo! Đây là tài liệu có bản quyền; không nội dung nào trong đây được sao
chép hoặc phát tán dưới bất cứ hình thức nào, bao gồm hình ảnh, bài vở, hoặc
phát tán bằng thiết bị lưu trữ mà không có sự cho phép kèm ngày tháng và chữ ký
của tác giả. Bạn không thể chỉnh sửa, thay đổi, hoặc làm mới lại tài liệu này dưới
bất cứ cách thức nào.
Jestine Yong có đầy đủ quyền trước luật bảo vệ sở hữu trí tuệ bao gồm nội dung, ý
tưởng trong tài liệu này. Hãy ý thức rằng Ebay tích cực hợp tác trong việc khóa tài
khoản người vi phạm bản quyền và hỗ trợ truy bắt hợp pháp việc vi phạm.

Những điều cần biết về pháp lý

Bạn đọc được cảnh báo rõ để cân nhắc và tiếp nhận và để tránh các nguy cơ có
thể. E-book này chỉ dành cho mục đích thông tin và tác giả không có bất cứ trách
nhiệm và nghĩa vụ nào với giá trị của thông tin này. Mọi cố gắng đã được thực hiện
để kiểm chứng thông tin được cung cấp ở đây, tác giả không chịu bất cứ trách
nhiệm nào về chịu đựng mất mát, tổn hại, lỗi, không chính xác, thiếu sót hoặc phiền
phức xảy ra do thông tin này bởi bất cứ ai. Phần lớn các thủ thuật và bí quyết đã
trình bày chỉ nên được thực hiện bởi các kỹ sư/kỹ thuật viên điện tử có đủ khả năng
thích hợp. Hãy cẩn thận bởi thiết bị điện tử có thể nguy hiểm khi tháo ra. Bất cứ sự
coi thường được hiểu nào$ về chính sách, con người hoặc tổ chức cụ thể đều
không có chủ ý.

Nếu bạn có thông tin liên quan tới việc bán lại hoặc sao chép E-book này bất hợp
pháp, vui lòng báo cho jestineyong@electronicrepairguide.com.

$
tức là nếu có bất cứ sự coi thường nào trong từ ngữ thì đó là ngoài chủ ý của tác giả

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Lời đề tặng

Quyển sách này xin được đề tặng vợ Michelle cùng các con Noah và Hannah
yêu quý của tôi, đồng sự William Hor, vợ xinh của anh ấy Stephanie và con gái họ Naomi

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Nội dung
1. Thông hiểu công nghệ hiển thị tinh thể lỏng (LCD) --------------------------------------- 7

2. Tổng quan các mạch màn hình LCD ----------------------------------------------------------17

3. Sơ đồ khối màn hình LCD--------------------------------------------------------------------------19

4. Thông hiểu bo cấp nguồn --------------------------------------------------------------------------20

5. Thông hiểu mainboard/bo AD --------------------------------------------------------------------26

6. Thông hiểu bo cao áp --------------------------------------------------------------------------------30

7. Thông hiểu mạch khởi động-----------------------------------------------------------------------40

8. Thông hiểu backlight (đèn)-------------------------------------------------------------------------44

9. Thông hiểu bảng LCD--------------------------------------------------------------------------------53

10. Chế độ bảo trì hãng màn hình LCD ------------------------------------------------------------57

11. Khác biệt giữa plasma và LCD -------------------------------------------------------------------60

12. Dụng cụ và thiết bị đo --------------------------------------------------------------------------------62

13. Bí quyết mở nắp màn hình LCD -----------------------------------------------------------------66

14. Thông hiểu mã điện trở dán và kiểm tra -----------------------------------------------------70

15. Thông hiểu mã tụ dán và kiểm tra --------------------------------------------------------------75

16. Thông hiểu mã transistor và diode dán và kiểm tra -------------------------------------80

17. Mã IC điển hình màn hình LCD ------------------------------------------------------------------84

18. Ứng dụng chỉnh lưu diode Schottky và kiểm tra ------------------------------------------87

19. Điểm ảnh tắc và chết ở màn hình LCD -------------------------------------------------------93

20. Bảng LCD bị nứt ---------------------------------------------------------------------------------------96

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


21. Điểm đo điện áp chuẩn màn hình LCD -------------------------------------------------------99

22. Điểm đo dạng sóng chuẩn màn hình LCD ------------------------------------------------ 110

23. Trục trặc màu ở màn hình LCD ---------------------------------------------------------------- 119

24. Vấn đề hình trắng ở màn hình LCD ---------------------------------------------------------- 124

25. Một lằn sáng dọc màn hình LCD Philips 170C ------------------------------------------ 127

26. Một lằn sáng ngang màn hình LCD ---------------------------------------------------------- 131

27. Cách sửa adapter nguồn màn hình LCD -------------------------------------------------- 133

28. Cách sửa vấn đề mất nguồn màn hình LCD Dell E151FP ------------------------- 141

29. Cách sửa vấn đề mất hình màn hình LCD Dell E152Fpb--------------------------- 146

30. Cách sửa vấn đề tự tắt màn hình LCD Dell E153Fpc -------------------------------- 150

31. Cách sửa vấn đề nhịp nguồn màn hình LCD Dell E173FPB ---------------------- 153

32. Cách sửa vấn đề mất nguồn chập chờn máy Acer AL511 ------------------------- 157

33. Cách sửa vấn đề mất hình màn hình LCD Acer FP558 ----------------------------- 159

34. Cách sửa vấn đề sọc ngang trắng đen màn hình LCD Samsung 151V ------ 163

35. Cách sửa vấn đề hình mờ màn hình LCD Samsung 153V------------------------- 166

36. Cách sửa vấn đề mất nguồn màn hình LCD Samsung 153V --------------------- 170

37. Cách sửa vấn đề mất nguồn màn hình LCD Samsung 510BN------------------- 173

38. Cách sửa vấn đề OSD màn hình LCD Samsung 713N------------------------------ 176

39. Nguồn đề nghị ----------------------------------------------------------------------------------------- 179

40. Phần kết ---------------------------------------------------------------------------------------180

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Thông hiểu công nghệ
hiển thị tinh thể lỏng (LCD)

Màn hình LCD

Giới thiệu

LCD hay màn hình vi tính bảng phẳng là cống hiến to lớn nhất và gần đây nhất
trong công nghiệp máy tính để bàn. Chúng được dùng trên thị trường máy xách tay
từ nhiều năm, nhưng sự phát triển gần đây đã tăng hiệu suất và kích cỡ cùng lúc
với cắt giảm chi phí đã giúp chúng tồn tại được trên thị trường máy để bàn. Màn
hình LCD nhẹ ký, siêu mỏng và ít hao điện hơn màn hình CRT.

Tinh thể lỏng là gì và nó hoạt động như thế nào?

Tinh thể lỏng được phát hiện bởi nhà sinh vật học Fredreich Rheinizer người Áo
năm 1888. Tinh thể lỏng là vật chất hữu cơ lạ thường bởi nó không phải chất rắn
cũng không là chất lỏng. Điều đó có nghĩa dù ở trạng thái là chất lỏng, tinh thể lỏng
lại mang cấu trúc của phân tử tinh thể tương tự chất rắn. Tinh thể lỏng là các phân
tử hình que mà chúng có thể được sắp thành hàng một cách chính xác khi vào
vùng điện trường. Do là chất lỏng, chúng có thể chảy theo quanh các khía rãnh nhỏ
và có thể thay đổi vị trí của chúng tùy theo điện áp đặt vào. Khi đã sắp thành hàng
hợp lý, tinh thể lỏng cho phép ánh sáng đi qua tạo thành ảnh mong muốn.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Các phân tử sắp Khi tiếp xúc với bề Các phân tử sắp
xếp theo kiểu cách mặt có khe đẹp hàng song song
có trật tự lỏng lẻo (lớp thẳng hàng) dọc theo các khe

Các phân tử tinh thể ở trạng thái tự nhiên

Màn hình LCD gồm sáu lớp: ánh sáng nền (backlight), kính phân cực (polarizer),
kính TFT (TFT glass), dung dịch tinh thể lỏng (liquid crystal solution), kính lọc
màu/bộ lọc màu (colour filter/colour filter glass) và kính phân cực thứ hai.

Ảnh nguồn thuộc Điện Tử Samsung

Nguồn sáng huỳnh quang, còn gọi là backlight, tạo thành lát cắt sau cuối (hình).
Ánh sáng được chiếu từ phía sau các bảng. Ánh sáng này xuyên qua kính phân
cực thứ nhất. Ánh sáng được phân cực sau đó xuyên qua lớp chứa hàng ngàn giọt
tinh thể lỏng được dàn hàng trong một chỗ chứa nhỏ xíu gọi là ô. Các ô, lần lượt,
được dàn thành hàng khắp màn ảnh, ba ô tạo thành một điểm ảnh$ (pixel, điểm
nhỏ nhất có thể nhìn rõ trên màn hình), Điện dẫn quanh lề LCD tạo ra điện trường
làm phân tử tinh thể xoắn lại, phân tử tinh thể sắp ánh sáng thành hàng bằng kính
lọc phân cực thứ hai và cho phép ánh sáng xuyên qua. Mỗi tinh thể hoặc cho phép
ánh sáng xuyên qua hoặc chặn ánh sáng. Sự định hình các tinh thể tạo thành ảnh.

$
Mỗi điểm ảnh rộng khoảng 300µm trong đó có ba điểm màu, mỗi điểm màu có một transistor điều khiển.
Dữ liệu ảnh sẽ được đưa lần lượt vào cực G (cực cổng - gate) điều khiển cho các transistor này dẫn tạo ra
từ trường làm đổi hướng các tinh thể lỏng. /*lý thuyết Màn Hình Máy Tính*/

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Phân loại LCD

Màn hình màu LCD có hai loại cơ bản: ma trận thụ động và ma trận tích cực.

điểm ảnh điểm (ô) điểm (ô) lỗi điểm ảnh lỗi

màn ảnh LCD

Với bảng LCD màu, mỗi điểm ảnh tạo ra bởi ba ô tinh thể lỏng. Các điểm ảnh thực
sự không sinh màu mà bạn thấy. Đó là ánh sáng trắng (backlight) xuyên qua mỗi
điểm ảnh được lọc để tạo thành màu mong muốn. Kính phía trước mỗi điểm (ô)
màu đỏ, xanh lá và xanh dương thì được phủ chất lọc màu. Ánh sáng xuyên qua
các ô đã lọc màu tạo ra màu như bạn thấy trên LCD.
Mỗi ô hay điểm ảnh con có thể được chỉ định địa chỉ một cách riêng lẻ bằng một
điện áp điều khiển. Ví dụ, màn ảnh của màn hình LCD 15” có độ phân giải 1024 x
768 sẽ có 2.359.296 điểm ảnh con (1024 x 768 x 3). Thỉnh thoảng cơ chế gửi dòng
điện đến một hay nhiều điểm ảnh gặp thất bại. Trường hợp đó bạn sẽ thấy một ô tối
hẳn (ô lỗi) hay điểm ảnh lỗi. Đọc thêm về điểm ảnh lỗi ở chương “Điểm ảnh tắc và
chết ở màn hình LCD”.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


LCD ma trận thụ động

nối đất tại đây


cột

IC lái LCD
điện áp dương
đặt tại đây

hàng và cột giao


nhau tại điểm
ảnhđược chỉ định
ánh sáng xuyên
qua và xuất hiện
màu xanh

hàng cách thức một LCD


ma trận thụ động làm việc

Màn hình LCD ma trận thụ động sử dụng lưới điện$ đơn giản để cấp cho một điểm
ảnh cụ thể trên màn hình. Tạo ra lưới điện là cả một quá trình! Nó bắt đầu với hai
lớp kính gọi là nền, một cho cột và một cho hàng, được làm từ chất liệu truyền dẫn
trong suốt. Hàng hay cột được nối vào các mạch tích hợp điều khiển khi điện tích
được gửi tới một cột hay hàng cụ thể. Chất tinh thể lỏng được kẹp giữa hai nền
kính và một màng phân cực được thêm vào phía ngoài mỗi nền. Để bật một điểm
ảnh, mạch tích hợp gửi điện tích tới cột đúng của một nền và điểm nối đất được
kích hoạt trên hàng đúng của nền kia. Hàng và cột giao nhau tại điểm ảnh được chỉ
định và nó cung cấp điện áp để duỗi tinh thể lỏng tại điểm ảnh đó.
Ví dụ, nếu điểm ở hàng 0, cột 0 là màu đỏ, thì các điểm màu xanh lá và xanh
dương phải “bật” tại điểm ảnh đó để chặn ánh sáng trắng xuyên qua trừ bộ lọc màu
đỏ. Ánh sáng trắng hành trình xuyên qua bộ lọc màu đỏ trong kính phía trước nơi
ánh sáng hiện màu đỏ. Khi các điểm màu đỏ, xanh lá và xanh dương đều bật, mọi
ánh sáng bị chặn và điểm ảnh xuất hiện màu đen. Nếu cả ba điểm đều “tắt”, mọi
ánh sáng xuyên qua và điểm ảnh xuất hiện màu trắng.
Cũng có những bất tiện dù tính đơn giản của hệ thống ma trận thụ động thì tốt. Thứ
nhất, thời gian đáp ứng chậm. Thời gian đáp ứng liên quan tới khả năng làm tươi
(refresh rate) ảnh đã hiển thị của LCD. Cách dễ nhất để quan sát thời gian đáp ứng
chậm với LCD ma trận thụ động là cho con trỏ chuột di chuyển nhanh từ cạnh này
sang cạnh khác trên màn ảnh. Bạn sẽ nhận thấy một loạt “bóng ma” theo sau con
trỏ. Thời gian cập nhật chậm như thế khiến màn hình thụ động trở thành sự lựa
chọn nghèo nàn đối với các thao tác đồ họa nhanh (như game), hoạt ảnh và video
động. Thứ hai, hệ số tương phản thấp thường cho kết quả là ảnh bay màu hoặc
sương mờ. Thứ ba, góc nhìn đối với LCD ma trận thụ động màu cũng không rộng,
vào khoảng 45 độ. Điều đó có nghĩa tầm nhìn rõ nhất của màn hình là phải nhìn
thẳng vào.

$
Các cột điện cực màu đỏ, xanh lá và xanh dương cho mỗi điểm ảnh được đặt ở kính phía trước còn kính
phía sau sẽ đặt một hàng điện cực do đó chúng ta có thể thấy số lượng cột điện cực nhiều gấp ba lần số
lượng hàng điện cực. /*lý thuyết Màn Hình Máy Tính*/

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Công nghệ ma trận tích cực hay TFT (Thin Film Transistor)

cột

điểm ảnh

hàng

một điểm
(ô)

transistor màng mỏng

cách thức LCD ma trận tích cực làm việc

TFT viết tắt của transistor màng mỏng (cũng là ma trận tích cực) cho ảnh màu nét
như màn hình CRT truyền thống. Về cơ bản, TFT là các transistor và tụ ngắt/mở
nhỏ xíu. Ba phần tử cấp nguồn sáng màu đỏ, xanh lá và xanh dương cho mỗi điểm
ảnh mà mắt bạn quan sát được. Chúng được sắp trong một ma trận trên một nền
kính. Để đến một điểm ảnh cụ thể, hàng thích hợp được bật, và sau đó một điện
tích được gửi xuống cột đúng. Bởi mọi hàng khác mà cột giao với chúng đã được
tắt, chỉ có tụ tại điểm ảnh được chỉ định mới nhận điện tích. Tụ điện có thể giữ
được điện tích cho tới chu kỳ làm mới kế tiếp. Và nếu chúng ta cẩn thận kiểm soát
mức điện áp đặt vào tinh thể, chúng ta có thể duỗi chúng ra chỉ đủ cho phép một số
ánh sáng xuyên qua. Điều này có nghĩa là đảo mạch xảy ra ngay lúc ô đang bật
hoặc tắt ánh sáng trắng và kết quả là thời gian đáp ứng nhanh hơn, và ít nhiễu
xuyên âm$giữa các ô hơn.
Khi các phần tử màu đỏ, xanh lá và xanh dương đều tắt, ánh sáng trắng chiếu
xuyên ba phần tử và điểm ảnh xuất hiện màu trắng. Nếu các phần tử màu đỏ, xanh
lá và xanh dương đều bật, mọi ánh sáng bị chặn, và điểm ảnh xuất hiện màu đen.

$
Nhiễu sinh ra bởi các đường cáp truyền đặt quá gần nhau. Đôi khi bạn nghe được các xuyên âm trên điện
thoại. Khi liên lạc điện thoại đường dài, việc nghe thấy xen lẫn các tiếng nói khác hoặc toàn bộ cuộc nói
chuyện khác trên nền cuộc nói chuyện của bạn, không phải là hiếm gặp. Nhiễu xuyên âm gây cản trở cho
những quá trình truyền dữ liệu không lỗi. /*từ điển tin học LẠC VIỆT 2002*/

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


màn ảnh LCD ma trận tích cực

bước điểm ảnh

điểm ảnh

điểm (ô)

transistor

bước điểm (ô)

Thời gian đáp ứng của LCD ma trận tích cực rất nhanh - xấp xỉ 16ms và còn nhanh
hơn. Thời gian đáp ứng nhanh như thế sẽ cho hiệu suất tuyệt vời đối với ứng dụng
đồ họa hoặc hoạt ảnh. Màn ảnh ma trận tích cực cũng cho góc nhìn thoải mái khi
xem ở 90 độ hoặc cao hơn. Ngoài ra, các tín hiệu lái cao hơn có thể được dùng vào
việc tạo ảnh có độ tương phản cao và sáng hơn nhiều. Các bất lợi của LCD ma trận
tích cực là giá còn cao bởi chi phí xây dựng xưởng TFT cao và công nghệ đắt đỏ
dùng vào việc chế tạo transistor nhỏ xíu (FET) lên trên bản kính.
Gần như mọi LCD màu hiện đại - ở màn hình máy xách tay và máy để bàn đều sử
dụng LCD ma trận tích cực (TFT).

Kích thước màn ảnh

Khi bạn mua một màn hình CRT 17”, thì thường là 16,1” hoặc hơn vùng xem một
chút, tùy hãng và nhà sản xuất CRT riêng biệt. Sự khác biệt giữa “kích thước màn
hình” và “vùng xem” là bởi khung cồng kềnh và to của CRT. Không như màn hình
CRT, màn hình LCD được tiếp thị bằng kích thước màn ảnh thực tế. Điều đó có
nghĩa nếu bạn mua một màn hình LCD, bạn thực sự được vùng xem đầy đủ 17”,
hoặc rất gần bằng với 17”. Đây là phép đo của vùng hiển thị được trên màn ảnh
tính từ góc thấp hơn tới góc đối diện cao hơn của màn hình. Dưới đây là chỉ dẫn
gần đúng cho kích thước màn ảnh:
17” CRT = 15” TFT
19” CRT = 17” - 18,4” TFT
21” CRT = 19” - 20” TFT
Rõ ràng điều này không phải lúc nào cũng chính xác, nhưng nó là chỉ dẫn gần đúng
cho kích thước. Ví dụ một CRT 21” có thể cho vùng xem được chỉ hơn 20”. Ngày
nay, màn hình LCD 15” và 17” sẽ ít thấy trên thị trường bởi các nhà sản xuất tập
trung vào mô-đen 19” và cao hơn và họ cũng đang chuyển sang sản xuất màn hình
dạng màn ảnh rộng.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Đường chéo (kích thước màn ảnh) màn hình LCD màn ảnh rộng

Thời gian đáp ứng là gì?

Thời gian đáp ứng là đặc điểm kỹ thuật mà được nhiều người, đặc biệt là game thủ,
quan tâm hàng đầu. Nó chuyển đổi khoảng thời gian phải mất để một ô (điểm ảnh)
tinh thể lỏng từ trạng thái hoạt động (màu đen) sang không hoạt động (màu trắng)
và lại hoạt động (màu đen). Trong thuật ngữ chuyên ngành, nó nói tới tốc độ các
điểm ảnh và chúng có thể thay đổi từ màu này sang màu khác nhanh thế nào, và
do đó ảnh có thể được kéo lại nhanh thế đó. Sự chuyển đổi này có thể thay đổi
cành nhanh càng tốt. Điều này giúp giảm bớt hiệu ứng bóng ma/mờ trong game và
phim mà có thể nhìn thấy nếu thời gian đáp ứng quá chậm.
Thời gian đáp ứng tính bằng mi-li giây (ms). Con số càng nhỏ có nghĩa thời gian
chuyển đổi càng nhanh (ví dụ 16ms nhanh hơn 25ms). Nếu bạn ghé một đại lý máy
tính bất kỳ và nhận bảng giá từ họ bạn sẽ thấy có chữ nhỏ (ms) được in kế giá của
màn hình LCD. Điều này cho biết là màn hình LCD cụ thể thì chạy với mi-li giây
nào. Nói chung mi-li giây (thời gian đáp ứng) càng thấp thì giá của màn hình LCD
càng cao.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Độ phân giải tự nhiên

Cấu trúc vật lý của một số loại màn hình, bao gồm màn hình LCD, TV LCD và bảng
plasma, cho định nghĩa có bao nhiêu điểm ảnh hiển thị được cùng một lúc. Màn
hình cho ảnh sắc nét nhất khi được dùng ở độ phân giải tự nhiên của nó. Về mặt
vật lý đây là số điểm ảnh ngang và dọc tạo ra ma trận màn hình LCD.
Việc thiết lập màn hình máy tính ở độ phân giải thấp hơn độ phân giải tự nhiên
hoặc sẽ làm vùng nhìn thấy được của màn ảnh bị cắt giảm hoặc màn hình sẽ phải
thực hiện phép ngoại suy. Phép ngoại suy này cố gắng pha trộn nhiều điểm ảnh với
nhau để cho ảnh tương tự với những gì bạn thấy nhưng nó có thể gây ra ảnh mờ
nếu màn hình phải hiển thị ở độ phân giải thấp hơn độ phân giải tự nhiên.
Dưới đây là một số độ phân giải thông thường ở màn hình LCD:
14 -15”: 1024 x 768 (XGA, cũng là EGA, viết tắt của Extended Graphics Array$)
17 - 19”: 1280 x 1024 (SXGA, Super XGA)
20”+: 1600 x 1200 (UXGA, Ultra XGA)
19” (màn ảnh rộng): 1440 x 900 (WXGA+, Wide XGA+)
20” (màn ảnh rộng): 1680 x 1050 (WSXGA+, Wide Super XGA+)
24” (màn ảnh rộng): 1920 x 1200 (WUXGA, Wide Ultra XGA)
30” (màn ảnh rộng): 2560 x 1600

Hệ số tương phản

Hệ số tương phản là công cụ tiếp thị quan trọng theo các nhà sản xuất và không dễ
dàng để người tiêu dùng nắm được. Hệ số tương phản liên quan tới sự khác biệt
so sánh của hiển thị giữa nguyên lý màu trắng sáng nhất với nguyên lý màu đen tối
nhất. Như một quy ước, hệ số tương phản càng cao càng tốt. Hệ số tương phản
cao hơn sẽ cho màu thật hơn ít bị “bay màu” hơn. Chuẩn đề xuất cho mô-đen đời
cuối thấp hơn thường là 700:1. Nhiều chuyên gia khuyên dùng hệ số tương phản
1000:1 hoặc hơn.
Dù gì cũng thận trọng những lời phát ngôn trong kinh doanh, bởi đôi khi chúng có
thể được phóng đại. Một số công nghệ khoe khoang khả năng kiểm soát độ tương
phản linh hoạt và cung cấp hệ số tương phản 3000:1 và cao hơn!

Độ sáng

Độ sáng là thước đo màu trắng sáng nhất màn hình LCD có thể hiển thị được. Các
màn hình LCD điển hình lại quá sáng để yên tâm sử dụng, và hiển thị màn ảnh (On
Screen Display - OSD) dùng để điều chỉnh độ sáng. Độ sáng cao hơn mới tốt bởi
nó cho hệ số tương phản tốt hơn và có thể có ích cho những cảnh tối trong
game/phim mà người ta khó phân biệt giữa các sắc thái của màu xám.

$
Chuẩn hiển thị video của IBM được dự định thay thế cho chuẩn cũ của nó là chuẩn 8514 /A, và mang độ
phân giải 1024 x 768 đến cho các màn hình video tương thích IBM PC. Một board XGA được trang bị cùng
với bộ nhớ đủ lớn (1 M) sẽ có thể hiển thị được 65.536 màu ở chế độ phân giải thấp (640 x 480), và 256 màu
ở chế độ phân giải cao (1024 x 768). Để tương thích lùi với các phần mềm soạn thảo theo các chuẩn cũ, các
board XGA cũng phù hợp với chuẩn VGA. Chuẩn XGA này đang gặp sự cạnh tranh quyết liệt của các nhà
sản xuất các bộ điều hợp VGA phát triển (Super VGA phân giải cao). /* từ điển tin học LẠC VIỆT 2002*/

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Góc nhìn

Một màn hình CRT có thể được nhìn từ hầu hết mọi góc độ, nhưng với một LCD
điều này luôn là vần đề. Góc nhìn là một xem xét đặc biệt quan trọng nếu bạn dự
định cho nhiều người xem màn hình LCD ở thời điểm bất kỳ. Khi bạn dùng một
LCD, tầm nhìn của bạn thay đổi khi bạn di chuyển góc độ khác nhau và khoảng
cách từ màn hình. Ở một số góc lẻ, bạn có thể nhận ra ảnh bị mờ đi (bay màu), và
nhìn như thể nó sẽ biến mất khỏi mắt. Lý do là bởi LCD sinh ảnh nhờ một màng mà
khi dòng điện chạy qua điểm ảnh, nó bật sắc thái đó của màu. Vấn đề với màng
LCD là màu này có thể chỉ được mô tả chính xác khi nhìn thẳng vào.
Màn hình LCD nói chung được đánh giá dựa trên góc nhìn rõ của chúng cả chiều
ngang và dọc mà dựa vào góc độ bạn có thể tách từ tâm điểm chết trước khi ảnh
bắt đầu bay màu. Góc nhìn 180 độ trên lý thuyết có nghĩa là nó hoàn toàn nhìn rõ
được từ góc bất kỳ trước màn ảnh. Nhiều đề nghị một góc nhìn tối thiểu là 140 độ
ngang và 120 độ dọc. Góc nhìn càng rộng càng tốt. Thông thường mức độ tương
phản cao thì góc nhìn cũng rộng hơn.

Kết nối số và tương tự

Màn hình LCD là thiết bị số và do đó phải chuyển đổi tín hiệu tương tự (Video
Graphics Array$ - VGA) trước khi chúng có thể được hiển thị. Một card đồ họa với
giao diện video số (Digital Visual Interface - DVI) có thể gửi tín hiệu ở dạng số
thẳng tới màn hình mà không bắt buộc chuyển đổi. Nhiều màn hình LCD đi kèm với
cổng vào tương tự (có một đầu nối hình chữ D mà có 15 chân sắp làm ba hàng, đôi
khi gọi là D-Sub), một số đi kèm cả hai, và chỉ số ít đi kèm chỉ một cổng vào số.
Đây là một giao diện số mà được hỗ trợ cho phép ảnh dễ nhìn hơn và sáng hơn so
với đầu nối chuẩn VGA. Tuy nhiên, về điểm này, nhiều màn hình LCD làm rất tốt
công việc chuyển đổi tín hiệu mà kết nối số không còn quan trọng như nó đã từng.

Cổng vào số (DVI) Cổng vào tương tự (D-Sub)

$
Một tiêu chuẩn hiển thị đồ họa màu ánh xạ bit, được IBM giới thiệu vào năm 1987 cùng với loạt máy tính
PS/ 2 của họ. Bộ điều hợp VGA và màn hình loại tương tự có khả năng hiển thị 256 màu biến đổi liên tục
cùng một lúc, với độ phân giải 640 pixel chiều ngang và 480 pixel chiều dọc. Mạch VGA tương thích lùi với
tất cả các chuẩn hiển thị trước, bao gồm CGA, MDA và EGA cao hơn EGA không những chỉ vì độ phân giải
cao, mà còn vì công nghệ VGA luôn giữ vững tỷ lệ co dãn của các hình đồ họa trên màn hình. Chuẩn VGA
cũng dùng công nghệ tín hiệu lối vào dạng tương tự để tạo ra một số lượng không hạn chế các màu sắc biến
đổi theo một dãi liên tục; còn EGA dùng công nghệ màn hình số nên bị giới hạn về số lượng các mức cường
độ màu. Chuẩn VGA của IBM đã được các cửa hàng thuộc nhóm ba nâng lên cao hơn, họ đưa ra các bộ
điều hợp VGA có khả năng hiển thị thêm hai chế độ đồ họa bổ sung. Đó là chế độ Super VGA nâng cao có
độ phân giải 1024 x 786. Các chế độ này đều có 256 màu được hiển thị đồng thời. /*từ điển tin học LẠC
VIỆT 2002*/

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Chế độ đứng/nằm

Một số màn hình LCD xoay được sao cho lề dài hơn có thể đi ngang (chế độ nằm)
hoặc đi dọc (chế độ đứng). Chức năng này có thể rất có ích cho kỹ thuật chế bản
điện tử (trong nghề xuất bản). Lướt web, và xem bảng biểu lớn, nhưng chớ có trả
thêm tiền nếu bạn không phải dùng đến nó.

Chế độ đứng Chế độ nằm

Tuổi thọ màn hình LCD

Tuổi thọ, điển hình là thời gian (số giờ xem) cho backlight thuộc loại trung bình mờ
đi 50% độ sáng nguyên thủy của nó. Nói chung, màn hình LCD dùng được lâu hơn
CRT. Tuổi thọ LCD thường là 50.000 giờ sử dụng so với 15.000 tới 25.000 đối với
CRT. Tuổi thọ màn hình càng lâu thì càng có lợi.

Ứng dụng LCD

Bảng LCD được dùng trong các ứng dụng khác nhau từ thiết bị điện tử xách tay
nhỏ cho tới máy định vị cố định lớn. Các ứng dụng như thiết bị hiển thị dành cho
đồng hồ số, máy tính bỏ túi, màn hình LCD và TV LCD, laptop và notebook, máy
chơi game arcade, hệ thống chỉ đường cho xe hơi, máy móc công nghiệp, phim và
máy quay số.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Tổng quan các mạch màn hình LCD
Hầu hết màn hình LCD có thể hỏng ở sáu mạch chủ yếu. Mỗi mạch có chức năng
riêng của nó và ở trang này tôi sẽ chỉ giải thích ngắn gọn tổng quan màn hình LCD
và việc giải thích cặn kẽ hơn chức năng từng mạch sẽ được giải thích rõ trong
những chương sau.

Mạch cấp nguồn

Như tên gọi của nó, vai trò của cấp nguồn là cấp điện cho các mạch còn lại trong
màn hình LCD. Thông thường điện áp ngõ ra là 12V và 5V và mức 5V lại được hạ
xuống còn 3,3V và 2,5V nhờ IC ổn áp. Tuy nhiên ở một số thiết kế màn hình LCD,
điện áp ngõ ra có thể khác giá trị tôi đề cập ở trên. Bạn phải kiểm tra nó bằng đồng
hồ số vạn năng.

Mạch cao áp

Cấp điện áp cao và dòng điện cần có cho backlight. Cao áp phát từ 600 cho tới trên
1000VAC từ một, hai hoặc thậm chí bốn biến thế cao áp tùy vào có bao nhiêu
backlight được dùng.

bo điều khiển
LCD

bo cao áp bo nguồn

mainboard

bo bảng điều khiển

Bên trong màn hình LCD

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Backlight

Phát ra nguồn ánh sáng thích hợp không đổi. Ánh sáng phát ra từ backlight được
tập trung vào LCD.

backlight màn hình LCD

Mainboard/bo AD

Đổi tín hiệu tương tự RGB thành tín hiệu số và chuyển nó tới bo điều khiển LCD.

Bo điều khiển LCD

Nhận thông tin hiển thị bổ sung từ mainboard và điều khiển các transistor trong
bảng LCD.

Bảng LCD

Kiểm soát ánh sáng toàn diện sử dụng vật chất tinh thể lỏng.

bảng LCD

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Sơ đồ khối màn hình LCD

backlight

tiền khuếch đại


(Preamp), chuyển
IC điều khiển màn ảnh LCD
đổi tương tự-số
(ADC), vòng khóa định giờ
pha (PLL), hiển thị
màn ảnh (OSD),
tự chỉnh (Auto
ADJ), tín hiệu vi
sai điện áp thấp
(LVDS), mạch
đếm gộp (Scaler)

thạch anh
backlight
EEPROM
DDC 24LC21 mạch khuếch loa
đại âm thanh mạch điều khiển
hồi tiếp

IC EEPROM
24LC16 tụ
chấn lưu
vi điều khiển
điều khiển
độ sáng

mạch
Buck
thạch anh Royer biến thế
hay cao áp
nút bấm mạch lái
bảng điều khiển
LED
trực tiếp

mạch khởi động

Sơ đồ khối của một màn hình LCD hiện đại

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Thông hiểu bo cấp nguồn

lọc nhiễu Rush chỉnh lưu biến thế diode


điện từ Prevention cấp nguồn chỉnh lưu
chế độ và lọc
ngắt/mở
(biến thế
SMPS)
ổn áp
điện trở
mồi

5V tới
mainboard
mạch ngắt/mở mạch
điều khiển hồi tiếp
IC và mosfet
điều khiển điều biên
độ rộng xung

Sơ đồ khối cấp nguồn màn hình LCD thông thường

Cấp nguồn chế độ ngắt/mở dùng cho cấp điện màn hình LCD có thể là kiểu ngoài
hoặc trong. Chức năng của cấp nguồn là đổi dòng 230VAC chính thành điện áp ngõ
ra DC cấp cho các bo cần thiết trong màn hình LCD.

cầu tụ biến thế diode tụ lọc


chỉnh lưu lọc SMPS Schottky ngõ ra

bộ ghép quang
cầu chì IC công suất

bo cấp nguồn trong của


màn hình LCD

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Cấp nguồn kiểu trong

Nguồn 230VAC vào cấp nguồn và tới chân xoay chiều cầu chỉnh lưu (thường là
chân thứ hai và thứ ba). Dòng AC sau đó được đổi thành điện áp ngõ ra DC
(khoảng 300VDC - khoảng 155VDC ở Mỹ) nơi mà tụ lọc lớn lọc hết nhiễu nhờ thế
mà cấp nguồn sẽ có hằng số điện áp DC đẹp. Dòng DC điện áp cao này sau đó
được đưa tới transistor FET nguồn ngắt/mở. Mạch transistor FET ngắt/mở này ngắt
mở với tốc độ cực nhanh nhờ một mạch điều khiển (IC công suất) mà phát ra các
xung sóng vuông có tần số rất cao.

linh kiện nguồn


IC ổn áp mạch rẽ chính xác
máy Dell E152Fpb điều chỉnh được - TL431

bộ ghép quang

FET 2N7000
điện trở cảm
biến dòng điện

FET nguồn

MCR 100-6
SCR

IC WPM UC3842B

FET nguồn và IC công suất (UC3842B) riêng biệt

Mạch transistor FETngắt/mở ngắt mở điện áp cao DC nhận được ở cùng tần số
cao và cho ngõ ra là các xung sóng vuông. Các xung sóng vuông này sau đó được
đưa tới cuộn sơ biến thế nguồn chế độ ngắt/mở. Các xung này cảm sinh điện ở
cuộn sơ biến thế sẽ sinh ra điện áp tại cuộn thứ. Điện áp này ở cuộn thứ sau đó
được nắn và lọc cho ngõ ra cần thiết.
Thông thường cấp nguồn có ngõ ra 12V và 5V với 12V đồng thời vào IC cao áp và
IC khuếch đại công suất âm thanh. 5V sẽ qua một hoặc hai IC ổn áp điện để lấy
3,3V và 2,5V cấp cho IC scalar, vi điều khiển, EEPROM và bo điều khiển LCD.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


hai ngõ ra cung cấp điện tụ lọc
áp cho các mạch khác

biến thế
SMPS

IC công suất cầu chì


bo cấp nguồn
màn hình LCD Samsung

Transistor FET nguồn được tích hợp sẵn vào trong IC công suất

Lưu ý là thiết kế cấp nguồn màn hình LCD nhiều kiểu gần đây nhất có transistor
FET nguồn ngắt/mở được tích hợp sẵn vào trong IC công suất do đó bạn sẽ không
tìm ra FET nguồn trong bo cấp nguồn.

Cấp nguồn kiểu ngoài

LED

ngõ vào AC

jack cắm ngõ ra

adapter nguồn màn hình LCD

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


adapter nguồn màn hình
LCD loại 12VDC 3A

Thông số adapter nguồn màn hình LCD

Thông thường ngõ ra từ cấp nguồn ngoài là 12V, 14V hoặc 18V với cường độ giới
hạn từ 2A tới 4A. Nếu bạn muốn thay mới cho adapter nguồn, chắc chắn rằng bạn
hiểu được thông số là nó phải giống hoặc cao hơn adapter cũ về cường độ chứ
không phải điện áp. Điện áp thì phải như nhau! Một khi điện áp vào màn hình LCD,
điện áp sẽ qua một vài IC ổn áp thành 5V, 3,3V và 2,5V cấp cho bo điều khiển LCD.

jack cắm ngõ vào


cấp nguồn ngoài

mainboard màn hình LCD

Gắn jack cắm ngõ vào của cấp nguồn ngoài cho mainboard màn hình LCD

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Kiểm tra cấp nguồn ngoài

Nếu bạn muốn kiểm tra liệu cấp nguồn ngoài tốt hay không, bạn cần gắn nó vào
nguồn AC và quan sát đèn LED. Nếu đèn không sáng rõ ràng là adapter xấu nhưng
đầu tiên bạn phải chắc chắn là điện áp dòng xoay chiều đã vào adapter.
Dù là đèn LED sáng bạn vẫn cần đo lại bằng đồng hồ vạn năng xem điện áp ngõ ra
có đúng với thông số không. Đôi khi một tụ lọc xấu trong mạch adapter nguồn có
thể gây sụt vài Vôn và bạn có thể nghĩ rằng điện áp ngõ ra là tốt bởi đèn LED đã
sáng.

mọi adapter nguồn đều có sai


số mà không cần tải, 12VDC
có thể lên thành trên 12V! (đọc
là 12,32VDC như hình)

kểm tra điện áp ngõ ra adapter


nguồn màn hình LCD

Cách đúng để kiểm tra điện áp adapter

Tôi đã gặp adapter nguồn được kiểm tra tốt (điện áp ngõ ra đúng với thông số)
bằng đồng hồ vạn năng nhưng thất bại khi cắm vào màn hình LCD. Adapter nguồn
bị lỗi làm màn hình LCD bị nhịp nguồn hoặc thậm chí tự tắt sau vài giây. Câu hỏi
đặt ra là “làm sao biết adapter nguồn bị lỗi hay màn hình monitor có vấn đề?” Rất
đơn giản để phán đoán - dùng bóng đèn sau xe hơi 24V và mắc vào jack cắm ngõ
ra adapter nguồn.
Bóng đèn phải sáng liền không sụt chút điện áp nào khi kiểm với đồng hồ số. Nếu
có sụt điện áp một chút hoặc LED nhấp nháy một lần lúc mắc bóng đèn vào, chúng
ta có thể cho rằng adapter nguồn có vấn đề. Hầu hết là bởi giá trị điện trở trong cao
ở tụ lọc ngõ ra nơi nó không thể duy trì điện áp ngõ ra khi có tải (bóng đèn) mắc
vào.
Bạn có hai chọn lựa - mua adapter nguồn mới hoặc hỏi khách hàng của bạn có cho
phép tháo adapter nguồn ra không. Hầu hết adapter nguồn được hàn kín và bạn
cần một cái cưa nhỏ để xén. Cũng để khách hàng của bạn biết rằng một khi sửa

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


adapter nguồn, có thể để lại một vài vết cong nhẹ. Nếu khách hàng của bạn tán
thành yêu cầu thì có thể tháo ngay và thực hiện việc sửa chữa. Kiểm mọi tụ điện
đầu tiên trước khi bàn tới linh kiện khác trừ khi adapter nguồn đã bị hỏng bởi sét
đánh, v.v. Một khi xong việc sửa chữa, hãy bịt kín nó bằng nhựa dính (bạn có thể
dễ dàng mua nó ở cửa tiệm phần cứng bất kỳ). Nếu adapter nguồn có nhiều linh
kiện bị cháy ở trong thì hãy tính chuyện mua mới bởi không sửa được!

Dùng bóng đèn xe hơi để kiểm tra điện adapter nguồn

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Thông hiểu mainboard/bo AD
DDC EEPROM

vi điều khiển

IC ổn áp

IC scalar

IC LVDS

EEPROM

thạch anh

maninboard màn hình


LCD Samsung

Một số kỹ thuật viên gọi nó là mainboard, số khác là bo AD và số khác nữa gọi nó là


bo logic hoặc bo scalar. Mục đích của bo này là đổi tín hiệu tương tự RGB thành tín
hiệu số và gửi nó tới mạch điều khiển và lái LCD và sau cùng là ra màn ảnh LCD.
Bo này gồm IC scalar, vi điều khiển, EEPROM, thạch anh, IC ổn áp và linh kiện dán
chung quanh khác. Bo này thường được cấp 2,5V, 3,3V và 5V. Trong một số thiết
kế như Samsung, mainboard có nhiều vấn đề như mất hình, mất hình chập chờn,
OSD lỗi chế độ tối ưu, v.v. trong khi với một số thiết kế như Dell, thì rất mạnh.
Sau đây là chức năng từng IC trong mainboard:

IC scalar - nó gồm tiền khuếch đại (Pre-Amp), chuyển đổi tương tự sang số
(Analogue to Digital Converter - ADC), vòng khóa pha (Phase Locked Loop - PLL),
hiển thị màn ảnh (On Screen Display - OSD), bộ phát tín hiệu vi sai điện áp thấp
(Low Voltage Differential Signalling - LVDS) kênh đôi và IC chia tỷ lệ trong nó. IC
chia tỷ lệ bên trong IC scalar sẽ đổi tín hiệu ngõ vào tương tự của màu đỏ, xanh lá
và xanh dương thành tín hiệu số có 8 hoặc 16 bit (tùy vi điều khiển được dùng) của
màu đỏ, xanh lá và xanh dương mà IC điều khiển trong bảng LCD nhận biết được.
Chức năng tự chỉnh cung cấp tần số tự động, pha, vị trí H/V và cân bằng trắng điều
chỉnh ở điều kiện màn ảnh bất kỳ. Với màn hình LCD xưa hơn thì ADC, OSD và bộ
phát LVDS không được tích hợp vào trong IC scalar.

Vi điều khiển (MicroController Unit - MCU) - vi điều khiển là một máy tính con
đựng trong một IC và được lập trình cho một nhóm các công việc riêng biệt. Vi điều
khiển gồm CPU, SRAM, DAC, chuyển đổi tương tự/số (A/D Converter) và chương
trình bên trong 64KB gọi là Flash ROM. Nó cải thiện hiệu suất ghi/xóa và khả năng
ghi nhớ dữ liệu cho Flash (cho phép người dùng định nghĩa chương trình được yêu
thích hơn của riêng họ), lập trình nhanh hơn và số lần xóa của bộ nhớ Flash và
Flash có thể dùng để sao EEPROM.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


thạch anh

IC EEPROM
24C16

sơ đồ vi điều khiển

Sơ đồ mạch vi điều khiển của màn hình LCD

thạch anh
27MH
IC EEPROM
24C02

IC scalar

EEPROM
24C16

vi điều khiển

mainboard
màn hình LCD

IC EEPROM - EEPROM là viết tắt của bộ nhớ chỉ đọc được lập trình và xóa bằng
điện (Electrical Erasable Programmable Read Only Memory) và cũng được gọi là
E2PROM. Như tên gọi, EEPROM có thể vừa được xóa vừa được lập trình nhờ
xung điện. Bởi nó có thể vừa được ghi bằng điện vừa được xóa bằng điện,

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


EEPROM có thể được lập trình và xóa nhanh chóng trong mạch cho việc lập trình
lại mà không cần loại bỏ chúng ra khỏi bo mạch.
EEPROM cũng được gọi là bộ nhớ không đổi bởi khi ngắt điện thì dữ liệu giữ trong
EEPROM sẽ còn nguyên vẹn không bị xóa. EEPROM mới không có dữ liệu trong
nó và phải lập trình bằng máy lập trình trước khi có thể dùng được. Thông tin trong
bộ nhớ loại này có thể được giữ tiếp tục trong nhiều năm mà không cần cấp nguồn
đều đặn.

Chức năng của EEPROM là gì?


EEPROM dùng để giữ thông tin lập trình được của người dùng.
EEPROM trong màn hình LCD thực hiện hai chức năng:
* Khi một màn hình LCD được bật nó sẽ copy mọi dữ liệu hoặc thông tin từ
EEPROM tời vi điều khiển. Ví dụ, EEPROM sẽ cho vi điều khiển biết tần số mà màn
hình sắp vận hành.
* EEPROM dùng để giữ các thiết lập hiện thời của màn hình LCD. Các thiết lập của
màn hình sẽ không bị xóa ngay cả khi tắt màn hình. Khi có thay đổi bất kỳ trong các
thiết lập màn hình thì vi điều khiển sẽ cập nhật thiết lập trong EEPROM. Khi màn
hình bật lại, các thiết lập đã giữ dùng để thiết lập cho việc vận hành màn hình.

Các triệu chứng khi dữ liệu EEPROM màn hình LCD bị sai hoặc hỏng?
* Mất hình.
* Có lằn sáng ngang hoặc dọc.
* Không thể lưu (giữ) thiết lập hiện thời.
* Các chức năng điều khiển nào đó như điều khiển âm thanh, độ sáng và tương
phản không chạy.
* Hiển thị màn ảnh (On Screen Display - OSD) không chạy hoặc sẽ hiển thị sai.

gắn vào cổng máy lập trình EEPROM


nối tiếp máy tính

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Máy lập trình hay máy copy EEPROM là gì?
EEPROM ít khi hư, chúng chỉ mất hoặc bộ nhớ (dữ liệu) của chúng bị sai. Một khi
được lập trình lại chúng tốt như mới. Như đã đề cập từ trước, EEPROM mới chưa
có gì và cần thông tin hoặc dữ liệu để nạp cho nó chạy. Công việc sao dữ liệu vào
trong EEPROM được thực hiện bằng máy lập trình hay máy copy. Sau đây là vài
EEPROM phổ biến cùng nhóm tìm thấy trong màn hình LCD.

24C02 hoặc 24C21 - EEPROM này gồm (giữ) dữ liệu DDC$ (Display Data
Channel - kênh dữ liệu hiển thị) và giao tiếp máy tính thông qua cáp tín hiệu. Các
chuẩn DDC này hỗ trợ tính năng Plug and Play. Chuẩn DDC đơn giản hóa việc cài
đặt màn hình cho người dùng. Công nghệ DDC cung cấp cơ chế cho chương trình
cơ sở (firmware) phân hệ video và hệ điều hành để tự động xác định các khả năng
của màn hình gắn liền, và sau đó cấu hình các thông số vận hành phù hợp của màn
hình.

24C04, 24C08 hoặc 24C16 - EEPROM này giữ các thiết lập hiện thời của màn hình
LCD. Nếu có thay đổi trong việc thiết lập màn hình (ví dụ thiết lập độ tương phản
lên hết cỡ), vi điều khiển sẽ cập nhật các thiết lập trong IC EEPROM. Do đó khi
màn hình LCD bật lại, thiết lập đã giữ (độ tương phản tối đa) dùng để thiết lập cho
việc vận hành màn hình.

Thạch anh - Chức năng là giữ tần số xung clock khỏi bị lệch. Nếu tín hiệu từ xung
clock này ngừng cấp tần số, hoặc bị yếu, hoặc các xung bắt đầu biến thiên hoặc
thay đổi, màn hình LCD có thể lộ ra các vấn đề chập chờn hoặc có thể tắt hẳn. Hãy
chắc chắn có sóng hình sin khi kiểm tra bằng máy hiện sóng.

IC ổn áp - cấp dòng 2,5V, 3,3V và 5V không đổi tới mọi IC trong mainboard và bo
điều khiển. Dòng thấp hoặc mất một trong các mức điện áp có thể gây mất hình và
đèn LED cũng không sáng.

$
DDC EEPROM là chíp nhớ giao tiếp với máy tính giúp máy tính nhận biết mô-đen trong quá trình cài đặt và
tải trình điều khiển màn hình.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Thông hiểu bo cao áp

bo cao áp bo nguồn

Với thiết kế màn hình LCD mới hơn, bo cao áp nằm cùng với bo nguồn như hình
trên. Màn hinh LCD xưa hơn có bo cao áp riêng biệt với bo nguồn như hình dưới

bo
cấp nguồn

backlight IC 74HC02 TTL ở thiết kế backlight


màn hình LCD đời cũ hoạt cầu chì dưới
trên động như IC cao áp

thiết kế màn hình LCD xưa


hơn có bo cao áp riêng biệt với
tụ bo cấp nguồn biến thế cao áp
chấn lưu

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Có bốn kiểu thiết kế cao áp được dùng trong màn hình LCD

1. Cao áp Buck Royer$

2. Cao áp đẩy kéo (lái trực tiếp)

3. Cao áp nửa cầu (lái trực tiếp)

4. Cao áp toàn cầu (lái trực tiếp)

Số 2, 3 và 4 được gọi là lái trực tiếp nhờ bỏ đi sự cần thiết có cuộn cảm (cuộn
Buck) và các tụ điện cộng hưởng thấy bằng máy hiện sóng Royer thường. Nói cách
khác, kiến trúc lái trực tiếp giảm bớt tổng số linh kiện, chi phí sản xuất thấp hơn và
quan trọng hơn hết là cải thiện thiết kế biến thế mà tối ưu hóa hiệu suất.

1. Cao áp Buck Royer

công tắt mạch biến thế backlight


on/off dao động cao áp CCFT

on/off từ mạch
khởi động
IC cao áp mạch
hồi tiếp
chỉnh
độ sáng

sơ đồ khối của
mạch cao áp

Sơ đồ khối của cao áp Buck Royer

$
Buck và Roger là tên của hai nhà khoa học Jeffrey P. Royer và John R. Buck

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


IC cao áp
vùng cấp nguồn

cuộn Buck

FET
kênh P
biến thế
cao áp

diode Buck
tụ
transistor đẩy kéo chấn lưu

tụ xoay

mạch cao áp

mạch backlight trên hai backlight mạch backlight dưới


`

biến thế cao áp


FET kênh P
cuộn Buck
kiểu Buck tụ chấn lưu
tụ xoay

đèn

diode Buck

IC cao áp

transistor
đẩy kéo mạch hồi tiếp

Lược đồ của mạch Buck Royer

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


FET kênh P tụ xoay tụ chấn lưu
kiểu Buck
cuộn Buck

diode Buck

biến thế mạch


cao áp hồi tiếp
transistor đẩy kéo

IC cao áp mạch cao áp

Sơ đồ của cao áp Buck Royer trong màn hình LCD

Để lái backlight (đèn CCFT) được nhúng trong mô-đun bảng, đòi hỏi mạch cao áp
phải đổi 12VDC thành điện áp ngõ ra AC lên tới cả trăm hoặc thậm chí trên một
ngàn. Cao áp tạo ra từ hệ thống điện đối xứng để lái các mô-đun đèn riêng biệt.
Tầng ngõ vào (mạch cao áp kiểu Buck) gồm IC cao áp, FET kênh P kiểu Buck,
cuộn Buck và diode Buck. Mạch cao áp kiểu Buck đổi điện áp DC thành điện áp DC
thấp hơn.
Tầng kia gồm các tụ xoay, biến thế cao áp, và cặp transistor đẩy kéo để tăng ngõ ra
AC lên cả trăm Vôn. Tụ chấn lưu điều khiển biên độ dòng điện nhờ trở kháng âm
đèn bằng cách gửi một điện áp tương đương qua trở kháng dương của nó. Mạch
hồi tiếp là cho mục đích bảo vệ và sẽ ngắt IC cao áp đề phòng trường hợp nếu điện
áp cao được cấp bởi biến thế cao áp vượt quá giá trị bình thường và cũng như nó
có thể phát hiện các backlight hỏng hoặc rung. IC cao áp cũng dùng để điều khiển
độ sáng các đèn CCFT. Tần số dòng AC của biến thế cao áp thường từ 30 tới
70KHz. Tần số càng cao, ánh sáng càng mạnh.
Lưu ý: Một số thiết kế màn hình LCD có FET kênh P kiểu Buck được tích hợp vào
trong một IC do đó để kiểm tra chúng bạn có thể dùng phương pháp so sánh với
một FET còn tốt khác (so sánh giá trị Ohm giữa các chân) hoặc dùng thiết bị Peak
Atlas Component Analyser. IC có thể là hai hàng chân hoặc loại dán.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


IC hai hàng chân

Hai IC trên có thể có một hoặc hai mosfet ở trong.

FET kênh P kiểu Buck

FET kênh P được


tích hợp vào trong IC

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Dễ dàng kiểm tra FET được tích hợp vào trong IC với Peak Atlas Component
Analyser

FET kênh P kiểu Buck phổ biến là FU9024N, J598, v.v. IC FET dán phổ biến là
4431, BE3V1J, v.v. Mã số trên thân transistor đẩy kéo phổ biến là C5706, C5707,
v.v.

2. Cao áp đẩy kéo (lái trực tiếp)

tụ chấn lưu

nhánh giữa đèn

cấp VCC

biến thế
cao áp

IC cao áp
hai FET kênh N và P có thể mạch hồi tiếp
được tích hợp vào trong IC

Cao áp đẩy kéo trên cho thấy khi Q1 mở, dòng điện chạy qua nửa trên của sơ cấp
T1 và sinh từ trường trong T1. Từ trường này cảm điện qua thứ cấp T1. Khi Q1
ngắt, từ trường trong T1 yếu và sau một thời gian (tùy chu ky công suất của tín hiệu
lái dao động), Q2 dẫn, dòng điện chạy qua nửa dưới của sơ cấp T1 và sinh từ
trường trong T1. Giờ thì hướng của luồng từ tính ngược với luồng đã sinh lúc Q1

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


dẫn. Từ trường sinh ra cảm điện qua thức cấp T1. Sau một thời gian, Q1 dẫn và
chu kỳ lặp lại.
Sơ đồ trên chỉ cho thấy IC kênh đơn lái Q1 và Q2. Một số IC cao áp có thể có hai
kênh để lái hai biến thế cao áp. Mỗi ngõ ra từ biến thế có thể lái nhiều hơn một đèn.
Lưu ý điểm này!

3. Cao áp nửa cầu (lái trực tiếp)

lược đồ của tụ chấn lưu


cao áp nửa cầu
đèn
cấp VCC

biến thế
cao áp

IC cao áp
hai FET kênh N và P có thể mạch hồi tiếp
được tích hợp vào trong IC

Cao áp nửa cầu tương tự cao áp đẩy kéo, nhưng không đòi hỏi có sơ cấp nhánh
giữa. Cơ cấu đảo của từ trường có được bằng cách đảo chiều dòng điện cuộn sơ
cấp. Kiểu cao áp này cũng thấy trong nhiều màn hình LCD. Mạch điều khiển của
cao áp nửa cầu tương tự với cao áp đẩy kéo. Thiết kế này tận dụng tối ưu lõi biến
thế và cuộn sơ cấp (một lõi chứ không phải hai lõi bên cao áp kiểu đẩy kéo). Sơ đồ
trên chỉ cho thấy IC kênh đơn lái Q1 và Q2. Một số IC có thể có hai kênh để điều
khiển hai biến thế cao áp. Mỗi ngõ ra từ biến thế có thể lái hơn một đèn. Lưu ý thêm
điểm này!

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


màn hình LCD đời cũ thiết kế FET nối với đèn
kênh P và N theo hình dạng IC tụ chấn lưu

FET kênh P

từ IC
74HC02

Từ IC
74HC02
theo thiết kế này
thì không có
FET kênh N mạch hồi tiếp

sơ đồ khối của cao áp


nửa cầu thấy trong biến thế T2
màn hình LCD đời cũ song song với T1

Sơ đồ của cao áp nửa cầu

4. Cao áp toàn cầu (lái trực tiếp)

biến thế
cao áp

đèn
IC
cao áp

FET đôi trong


một IC mạch hồi tiếp

Cao áp toàn cầu tương tự cao áp đẩy kéo, nhưng không đòi hỏi sơ cấp nhánh giữa.
Cơ cấu đảo của từ trường có được bằng cách đảo chiều dòng điện cuộn sơ cấp.
Kiểu cao áp này thấy trong nhiều màn hình LCD đời mới.
Các cặp transistor chéo nhau sẽ thay phiên dẫn, do đó dòng điện sinh ra đảo chiều
trong sơ cấp biến thế. Có thể minh họa thế này - với Q1 và Q4 dẫn, dòng điện sẽ

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


chạy “về phía dưới” sơ cấp biến thế và với Q2 và Q3 dẫn, và dòng điện sẽ chạy “về
phía trên” sơ cấp biến thế. Mạch điều khiển theo dõi điện áp ra và điều khiển chu kỳ
công suất của dạng sóng lái tới Q1, Q2, Q3 và Q4. Mạch điều khiển hoạt động cùng
một kiểu đối với cao áp đầy kéo và cao áp nửa cầu, ngoại trừ có tới bốn transistor
(FET) lái chứ không phải hai.
Trong một số màn hình LCD như HP1703 sử dụng IC cao áp OZ960, ngõ ra từ IC
cao áp có thể ra song song để lái thêm biến thế cao áp khác như hình.

biến thế
cao áp biến thế
cao áp

hai IC này lái hai IC này lái


biến thế dưới biến thế trên

mạch cao áp toàn cầu


IC cao áp

Bo cao áp toàn cầu

nhìn từ mặt sau bo cao áp: cách một


IC cao áp mạch cao áp toàn cầu mắc với nhau

biến thế
biến thế cao áp
cao áp

IC mosfet công suất


kênh N và P đôi

Thiết kế cao áp toàn cầu có bốn IC (mỗi IC có hai FET (kênh N và P) ở trong). Hai
IC dùng để lái hai biến thế cao áp.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


IC S0-8
loại dán

G = cực cổng, D = cực tháo, S = cực nguồn

IC mosfet công suất kênh N và P đôi

Nhớ là IC mosfet công suất kênh N và P đôi có thể là loại dán hoặc hai hàng chân.

Các lỗi hay gặp ở bo cao áp

1. Khô chì mối hàn (rất hay gặp ở cuộn Buck và biến thế cao áp).
2. Chạm hoặc cháy biến thế cao áp.
3. Các transistor đẩy kéo bị chạm hoặc rò rỉ.
4. Sai giá trị điện dung ở tụ xoay.
5. Chạm FET kênh P kiểu Buck.
6. Cầu chì Pico cao áp bị đứt hoặc tăng trị số.
7. Đứt tụ chấn lưu làm độ sáng thay đổi bất thường và tự tắt.
8. Cháy chân hoặc lỏng chân đầu nối backlight.

Đáng ngạc nhiên là các IC cao áp rất mạnh và ít hư. Vài IC cao áp phổ biến cùng
nhóm là TL1451ACN, 0Z960, 0Z962, 0Z965, BIT3105, BIT3106, TL5001, v.v.
Để đo điện áp và dạng sóng trong bo cao áp xem chương “Điểm đo điện áp chuẩn
màn hình LCD” và “Điểm đo dạng sóng chuẩn màn hình LCD”

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Thông hiểu mạch khởi động
Hầu hết màn hình LCD có mạch khởi động để điều khiển điện áp từ cấp nguồn tới
chân cấp nguồn IC cao áp. Tín hiệu điều khiển chính tới từ mainboard và điện áp là
từ 0 tới vài Vôn (2 - 5V).
Nếu tín hiệu là 0V, thì IC cao áp sẽ không nhận điện áp nào từ cấp nguồn và nếu
tín hiệu là 2V (bật) thì IC cao áp sẽ được “bật” và biến thế cao áp sẽ hoạt động và
các backlight sẽ sáng.
Mạch khởi động là điểm khởi đầu tốt để phán đoán vì sao màn hình LCD có vấn đề
mất hình, tự tắt và mất hình chập chờn.

tới mạch khởi động bo cao áp

tín hiệu
on/off

từ mainboard

Đánh dấu on/off trong bo cao áp

Nhìn sơ đồ dưới: cách mạch khởi động này làm việc. Khi màn hình LCD được “bật”
(giả sử đầu nối VGA đã cắm vào CPU hệ thống máy tính) mainboard đầu tiên sẽ
gửi đi tín hiệu “bật” (BL-ON) (khoảng 2 - 5V tùy thiết kế màn hình LCD) tới cực nền
B của Q751. Tín hiệu on làm Q751 bật và dẫn theo Q752 bật. Do đó 12V chạy từ
cực phát E và ra tại cực thu C và tới chân (cấp) VCC của TL1451ACN (IC cao áp).
F751 là cầu chì Pico (một số là cầu chì dán) và tiêu thụ mức 2A 125V.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


từ cấp nguồn

transistor mạch khởi động


tín hiệu từ mainboard

ngõ vào điện áp cung cấp

IC cao áp

Sơ đồ mạch khởi động trong màn hình LCD

Nếu mainboard không gửi tín hiệu “on” (bởi có vấn đề trong mainboard) tới cực nền
B của Q751, transistor Q752 sẽ không “bật” do đó không có điện áp chạy tới chân
cấp VCC của IC cao áp làm mất hình ở màn hình LCD.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


điện áp đi chân cấp VCC IC
transistor mạch cao áp
khởi động

IC cao áp

cầu chì dán

tín hiệu bật/tắt từ


mainboard

Mạch khởi động thông thường trong màn hình LCD

Các thiết kế khác có thể dùng C945 và A733 thành cặp kết hợp trong mạch khởi
động trong khi một số thiết kế như Samsung 153V dùng A6J (transistor số PNP) và
A8J (transistor số NPN) như hình dưới. Cả hai transistor đều là transistor số và có
các điện trở (4,7KΩ + 4,7KΩ) mắc vào trong transistor.
Tôi nhận được nhiều email hỏi cách phán đoán màn hình LCD triệu chứng có
nguồn nhưng mất hình. Thật ra rất dễ để kiểm tra nếu vấn đề nằm trong mainboard,
mạch khởi động hoặc thậm chí trong chính IC cao áp.

mass nguội

đặt que đỏ vào chân bật/tắt tại


đầu nối và que đen vào mass nguội

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Đặt que đỏ đồng hồ số vào chân on/off như hình và que đen vào mass nguội bất kỳ.
Giờ “bật” màn hình LCD và đọc điện áp. Nếu có điện áp (2 tới 5V) bạn có thể chắc
chắn mainboard đã chạy và gửi tín hiệu đúng. Nếu không có điện áp cho biết
mainboard đang có vấn đề. Màn hình LCD Samsung các mô-đen 153V, 173V,
510N, 710N, 713N và 913N rất hay gặp vấn đề mất hình (không gửi tín hiệu “on”)
và vấn đề mất hình chập chờn và gây ra bởi hư hỏng trong vi điều khiển.

chân 9 là chân VCC


điện áp đi

điện áp cung cấp

mạch khởi động


IC cao áp dán
tín hiệu từ mainboard

Một mạch khởi động khác ở màn hình LCD

Tiếp theo nếu có tín hiệu “on” thì chắc chắn tại chân cấp VCC của IC cao áp có
khoảng 9 tới 12V. Nếu có tín hiệu ngõ vào tới cực nền B của transistor mạch khởi
động và không có tín hiệu ngõ ra tới chân cấp nguồn IC cao áp, nghi ngờ linh kiện
khu vực mạch khởi động bị hư hoặc thậm chí cầu chì Pico bị lỗi cũng sẽ ngăn điện
áp cung cấp tới IC cao áp.
Không được bỏ qua chi tiết IC cao áp bị chạm có thể kéo điện áp cung cấp xuống
mức rất thấp nếu không đứt cầu chì. Nếu có thể, trực tiếp thay IC cao áp và kiểm
tra màn hình LCD lần nữa.
Đối với vấn đề mất hình chập chờn thật ra bạn có thể nhìn thấy từ đồng hồ có điện
áp tín hiệu on/off lên và xuống và đây là dấu hiệu rõ ràng của vi điều khiển hỏng.
Hãy thử thực hành nhiều trên màn hình LCD tốt và bạn sẽ không mất nhiều thời
gian để tìm ra hư hỏng là ở mainboard, mạch khởi động hay khu vực mạch cao áp.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Thông hiểu backlight (đèn)

backlight (đèn) trong màn hình LCD

Bảng LCD tự nó không thể phát sáng. Do đó, một hệ thống backlight cung cấp ánh
sáng từ phía sau là bắt buộc phải có. Hệ thống backlight gồm một thiết bị phát ánh
sáng để cho ra ánh sáng, một bảng dẫn để đưa ánh sáng tới toàn bộ bề mặt LCD
không thay đổi, và một cấp nguồn để điều khiển thiết bị phát ánh sáng. Các
backlight có thể có nhiều chiều dài và hình dạng khác nhau.

bảng LCD tự nó không thể phát sáng.


Do đó, một hệ thống backlight cung cấp
ánh sáng từ phía sau là bắt buộc phải có

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


dây backlight dưới

khu vực
cao áp

mainboard

bo nguồn

dây backlight trên

Các phần bên trong màn hình LCD

Ngày nay, thiết bị phát sáng được dùng phổ biến là ống huỳnh quang âm cực lạnh
(Cold Cathode Fluorescent Tube) hoặc CCFT. CCFT gọi là ống huỳnh quang âm
cực lạnh bởi dù nguyên lý của độ rọi là như nhau so với ống âm cực nóng được sử
dụng bởi các đèn trong nhà, đèn âm cực lạnh không đòi hỏi nung sơ dây tóc.
Ngoài ra, các điện cực tại đuôi bóng đèn giữ mức nhiệt thấp trong khi phát ra ánh
sáng. CCFT cũng rất bền (xấp xỉ 50.000 giờ) mà không có suy giảm nghiêm trọng
nào. Cấp nguồn đặc biệt, cao áp, phát xấp xỉ 600 tới ngàn AC là mức phải có để lái
CCFT. Cao áp này là cấp nguồn nhỏ để làm CCFT này chiếu sáng, và là một trong
các phần có chức năng quan trọng của một màn hình LCD hoàn chỉnh.

Hình rung và đỏ

Thông thường, hình đỏ và hình rung ở màn hình LCD gây ra bởi khiếm khuyết
backlight (backlight trên hoặc dưới). Đối với các màn hình LCD không có mạch hồi
tiếp trong bo cao áp, dù backlight có vấn đề thì màn hình LCD vẫn hoạt động tiếp
và không bao giờ tự tắt. Điều này hoàn toàn khác so với màn hình LCD có mạch
hồi tiếp trong bo cao áp là thậm chí một cái rung nhẹ ở màn hình gây ra bởi khiếm
khuyết backlight, màn hình LCD sẽ tự tắt ngay.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


bạn phải kéo đèn ra để
xem tình trạng của đèn

đuôi bị đen

đuôi đèn bị đen có thể làm màn hình LCD


rung và tắt

Cho thấy đuôi bị đen ở backlight màn hình LCD

biến thế cao áp tụ chấn lưu

bo cao áp điển hình


các đầu nối backlight
có mạch hồi tiếp

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


tụ chấn lưu

mạch hồi tiếp

biến thế cao áp

bo cao áp nhìn từ mặt sau

dây backlight
biến thế cao áp

tụ chấn lưu

bo cao áp không có mạch hồi tiếp

tụ chấn lưu
biến thế cao áp

đầu nối
backlight

bo cao áp

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


tụ chấn lưu

biến thế cao áp

bo cao áp không
có mạch hồi tiếp

Thay backlight

tháo đèn từ bảng LCD

Cách đúng để lấy backlight ra khỏi bảng LCD

Để thay backlight thành công bạn phải kéo nhẹ backlight ra cùng với vỏ của nó như
hình trên. Một số backlight có thể tháo dễ dàng trong khi số khác thì khó. Đối với
backlight được hàn kín, bạn phải cẩn thận khi gỡ backlight.
Một lần tôi vô tình giật mạnh TCP khi tháo backlight và bảng LCD không dùng được
nữa bởi màn hình có một sọc đen lớn. TCP rất dễ đứt và bạn nên lưu ý tới nó nhiều
hơn khi cố tháo rời bảng LCD để kiểm tra hoặc thay backlight.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Tape Automatic Bonding
(TAB) bảng LCD

Tape Carrier
Package (TCP)

chỗ này rất dễ gãy

khi tháo backlight chắc chắn


rằng bạn không giật mạnh TCP
bởi nó rất dễ đứt bo điều khiển

Một khi TCP gãy không có cách gì để sửa

Câu hỏi liên quan tới backlight

1. Làm sao biết backlight tốt hay xấu?


Bằng cách dùng backlight tốt từ màn hình LCD khác hoặc backlight bạn mua dự
phòng. Nếu đầu nối backlight thích hợp, chỉ cần nối rồi thử. Nếu màn hình bị đỏ
hoặc rung khả năng là backlight bị lỗi. Bạn phải tháo lại backlight và xem đuôi có bị
đen hay không.

2. Có thể lắp backlight 15” vào trong màn hình LCD 17” không?
Có, nhưng hiển thị trên và dưới sẽ không được che kín hết (bởi backlight 15” ngắn
hơn backlight 17”) và bạn có thể thấy một số chỗ tối hơn tại cạnh màn hình.

3. Có thể thay backlight từ màn hình LCD cùng kích thước nhưng khác hãng
(giả sử từ màn hình LCD 15” cho 15”) không?
Có, chắc chắn nhưng bạn phải kiểm tra lại cường độ của backlight từ màn hình
LCD khác dù nó cùng kích thước màn hình. Nếu thay rồi mà nhìn tối hơn so với
backlight ban đầu (giả sử bạn thay backlight trên) thì tôi nghĩ bạn phải thay luôn
backlight dưới (dù backlight dưới còn tốt) để có sự cân bằng cường độ ánh sáng.
Bạn có thể giữ lại backlight dưới để dùng sau này.

4. Có thể đặt mua backlight màn hình LCD ở đâu?


Bạn có thể xem các website có trong thông tin giới thiệu ở chương cuối.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


5. Có nên mua backlight để dự phòng không?
Tùy túi tiền của bạn; bạn có thể đặt mua để dự phòng và xử lý sự cố. Sẽ không
phải chờ nếu bạn tình cờ gặp màn hình LCD có vấn đề với backlight.
Backlight dự phòng có thể giúp bạn phán đoán nhanh vấn đề. Bạn sẽ biết ngay nếu
màn hình LCD có vấn đề như tự tắt, rung, đỏ, mờ, v.v. gây ra bởi backlight bị lỗi
hoặc bởi không thay backlight tốt.

Thủ thuật bí mật


Cách giải quyết hình rung mà không phải thay backlight

Thông thường trong màn hình LCD thiết kế đời mới (có mạch hồi tiếp) khi màn hình
bị rung (thậm chí rung rất nhẹ) màn hình sẽ tự tắt ngay. Điều này có thể xảy ra đặc
biệt với màn hình LCD sử dụng IC cao áp loại 0Z960. Quan sát kỹ màn ảnh chỗ bị
rung đầu tiên. Nếu nó bắt đầu từ trên rồi lan xuống dưới nghi ngờ backlight trên bị
hỏng. Nếu nó bắt đầu từ dưới và lan lên phần trên của màn ảnh nghi ngờ backlight
dưới. Thật ra bạn có thể nhìn thấy chỗ nào bắt đầu rung trước nhưng cũng có tình
trạng, bạn phải tập trung và lưu ý trên màn ảnh dù có mất thời gian.
Một khi bạn xác định ra backlight bị hư (giả sử backlight trên) sau đó bạn sẽ thay
bằng backlight mới. Không phải lúc nào cũng đúng, đôi khi đối với vấn đề backlight
rung ngắn bạn thật ra có thể sửa lại mạch hồi tiếp để màn hình LCD tiếp tục chạy
mà không tự tắt.

backlight trên
của cao áp
backlight dưới
của cao áp

Bo cao áp

Làm sao sửa lại mạch hồi tiếp?

Dò từ mạch hồi tiếp backlight dưới và tìm điện trở bất kỳ xuống mass nguội. Tháo
và thay bằng một chiết áp. “Bật” màn hình và chỉnh tới khi nó không còn tự tắt nữa.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


IC cao áp

phần mạch
hồi tiếp

Khi bạn muốn sửa lại


mạch hồi tiếp thì tìm điện trở
xuống mass nguội

Ví dụ trường hợp thực tế

tôi thay điện trở 360Ω bằng


chiết áp 1K

Màn hình LCD HP1702 bị rung nhẹ ở backlight trên. Tôi dò từ mạch hồi tiếp và tìm
ra điện trở (R120) xuống mass nguội. Tôi thay nó bằng chiết áp 1KΩ và “bật” màn
hình. Sau đó tôi chỉnh tới khi nó không còn tự tắt nữa. Tôi tháo chiết áp và đo giá trị
Ohm được 238Ω. Sau đó tôi thay điện trở bằng điện trở 240Ω và màn hình LCD
chạy tốt mà không bị rung nữa!

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


nối chân giữa

tháo điện trở hồi tiếp


và thay bằng chiết áp

Dù sao thì nếu màn hình LCD rung rất xấu và bị đỏ thì cách duy nhất là thay
backlight mới.

Đề phòng!
Không được đụng vào đèn bể bằng tay không bởi nó có thủy ngân. Thủy ngân
được biết là rất độc hại cho cơ thể người!

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Thông hiểu bảng LCD

khung cơ màn ảnh LCD

bảng LCD

Bảng LCD gồm khung cơ, bo điều khiển, TCP, TAB, các IC lái LCD, backlight (đèn),
kính phân cực, màng khuếch tán, kính dẫn ánh sáng và màng phản quang. Mục
đích của bảng LCD là để toàn điều khiển ánh sáng sử dụng vật chất tinh thể lỏng.

vỏ kim loại phản quang


sau lưng

màng khuếch tán


để backlight
trong này

kính dẫn
ánh sáng

Khung cơ

Để giữ bảng LCD và giúp giảm nhiễu điện từ (Electronic Magnetic Interference -
EMI)

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Bo điều khiển

Mục đích của bo điều khiển là để chấp nhận thông tin hiển thị thêm vào từ
mainboard và sau đó lái các transistor lái cột và các transistor lái hàng mà điểm ảnh
trong bảng LCD sẽ sáng hoặc tắt. Các transistor trong bảng LCD được điều khiển
bởi các tín hiệu điều khiển số sinh bởi IC lái LCD và được điều khiển bởi IC điều
khiển.

IC lái LCD
IC lái LCD

bo điều khiển IC điều khiển LCD

bảng LCD bo điều khiển

Tape Carrier Package (TCP)

đầu nối tới mainboard

IC điều khiển LCD


cầu chì dán

bo điều khiển LCD

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Tape Carrier Package (TCP)

TCP hỗ trợ cả về cơ và điện cho chất bán dẫn (các IC) lái LCD giữa bảng LCD và
mô-đun lái cho ứng dụng ở màn hình bảng phẳng.

màn ảnh LCD

Tape Carrier
Package (TCP)

IC lái LCD

bo điều khiển

Tape Automatic Bonding (TAB)

TAB là công nghệ nối liền giữa chất nền (trong màn ảnh LCD) với IC (trong TCP);
sử dụng giá đỡ làm sẵn với chì được mạ đồng thay vì dây điện đơn.

Backlight

Phát nguồn ánh sáng đặc, đều. Ánh sáng phát ra từ backlight đều tập trung vào
LCD.

Kính phân cực

Là màng mỏng cho phép ánh sáng qua chỉ theo một hướng. Giữa các màng kính
phân cực chứa bộ lọc màu, kính lọc màu, tinh thể lỏng và kính TFT (transistor màng
mỏng).

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Màng khuếch tán

Được dùng trong gia công bảng LCD để đảm bảo độ rọi hiển thị được đều, cũng
như càng nhiều ánh sáng tới người xem càng tốt.

màng khuếch tán các bo


điều khiển
vỏ kim loại
kính phân cực
sau lưng

phản quang

kính dẫn
ánh sáng

Kính dẫn ánh sáng

Các kính dẫn ánh sáng phân bố đều ánh sáng từ các backlight, được lắp phía trên
và phía dưới màn hình, trên khắp toàn bộ màn ảnh.

Màng phản quang

Nhận ánh sáng từ các backlight để gửi lại ánh sáng tới kính dẫn ánh sáng.

Thay bảng LCD


Nếu bảng LCD có vấn đề như nứt, cầu vồng, hỏng bo điều khiển, một hoặc vài làn
sáng dọc, đường đen ngang lớn, gãy TCP, v.v. cách giải quyết duy nhất là thay
bằng bảng LCD cùng loại. Bạn không thể thay bằng bảng LCD khác loại bởi chi tiết
kỹ thuật khác nhau về các đầu nối, các dòng tín hiệu, điện áp, v.v.
Đó là lý do vì sao thật sáng suốt khi mua lại các màn hình LCD mà không thể sửa
được (hỏng cấp nguồn hoặc cao áp nhưng bảng LCD còn tốt) từ khách hàng. Hầu
hết khách hàng muốn bán nếu bạn trả giá cao một chút.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Chế độ bảo trì hãng màn hình LCD
Hầu hết các màn hình LCD đều có chế độ bảo trì hãng. Vậy chính xác thì chế độ
bảo trì hãng là gì?
Khi các nhà sản xuất màn hình thiết kế màn hình LCD, họ thiết kế hai kiểu điều
khiển tức là một cho nguời dùng để điều khiển thiết lập hiển thị (nút chỉnh phía
trước) và một điều khiển khác để dự phòng cho nhà sản xuất thực hiện các thiết lập
bên trong.

Các thiết lập bên trong ở màn hình LCD là gì?


Một số màn hình LCD có nhiều thiết lập bên trong còn số khác chỉ có vài chức năng
thông thường.
Cân bằng màu RGB, vị trí, kích thước, ngôn ngữ, thông tin (số giờ đã sử dụng) của
backlight và bảng LCD, v.v.

Hậu quả của việc chỉnh sai các thiết lập trong chế độ bảo trì hãng là gì?
Nếu bạn nhầm lẫn chỉnh sai thiết lập trong chế độ bảo trì hãng bạn có thể làm hư
màn hình (do mất dữ liệu, v.v.). Là kỹ thuật viên sửa chữa chúng ta phải chịu trách
nhiệm nếu các thiết lập bên trong mất tác dụng! Do đó nên ghi lại giá trị ban đầu
trước khi chỉnh thiết lập trong màn hình LCD bất kỳ. Nếu bạn không chắc về các
thiết lập chức năng thì đừng chỉnh.

Lợi ích của việc dùng chế độ bảo trì hãng ở màn hình LCD là gì?
a. Bạn có thể kiểm tra thời gian (số giờ) màn hình LCD đã dùng trong bao lâu như
backlight và bảng LCD. Điều này chắc chắn có lợi cho những ai muốn mua màn
hình LCD cũ hoặc tân trang nếu họ biết cách vô chế độ bảo trì hãng. Thời gian (số
giờ) màn hình LCD đã dùng càng ít càng tốt.
b. Bạn cũng có thể kiểm tra ngày tháng sản xuất màn hình LCD. Bạn sẽ biết điều
này khi mua màn hình LCD mới, nếu nó là mô-đen mới. Không phải mọi chế độ bảo
trì hãng đều hiển thị ngày tháng sản xuất.
c. Bạn có thể tìm ra mô-đen/số phụ kiện của bảng LCD nhờ chế độ bảo trì hãng.
Điều này giúp tiết kiệm thời gian bởi bạn có thể trực tiếp đặt mua bảng LCD mới.
Một lần nữa, không phải mọi chế độ bảo trì hãng đều hiển thị thông tin này.
d. Nếu bạn lập trình lại IC EEPROM bằng máy lập trình và thấy vẫn chưa hài lòng
với chất lượng ảnh (không cân xứng về màu, vị trí và kích thước) bạn có thể dùng
chế độ bảo trì hãng để chỉnh các thiết lập tới khi hài lòng với màn hình.

Chế độ bảo trì hãng có giải quyết được vấn đề mất hình, tự tắt và hình lắc
không?
Không, các vấn đề nói trên là bởi lỗi mạch điện (trong nguồn, mainboard, cao áp và
bảng LCD) và không thể giải quyết bằng chế độ bảo trì hãng!

Làm sao để vô chế độ bảo trì hãng ở màn hình LCD?


Các nhà sản xuất khác nhau có cách vô chế độ bảo trì hãng khác nhau. Thông tin
đăng nhập chỉ dùng được đối với kỹ thuật viên bảo trì và kỹ sư của các nhà sản
xuất và cả các trung tâm bảo trì ủy quyền nhưng đôi khi bạn có thể thử đăng nhập

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


bằng cách nhấn nút giữa ở điều khiển phía trước. Các hình dưới là tôi hướng dẫn
bạn cách vô chế độ bảo trì hãng của màn hình LCD Samsung 510N.

mức 0

đầu tiên, giảm độ sáng và độ


tương phản về mức thấp nhất

rồi chọn chức năng i


(thông minh)

tiếp theo, nhấn và giữ nút enter


từ 10 tới 15 giây

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


con số này cho biết bảng
và đèn đã dùng bao lâu

chế độ bảo trì hãng màn hình LCD Samsung 510N

Ở đây là chế độ bảo trì hãng máy Samsung 510N. Bạn có thể thử thiết lập này trên
các mô-đen màn hình LCD Samsung khác.

chế độ bảo trì hãng của


màn hình LCD Acer

203 giờ

Hình trên là chế độ bảo trì hãng của máy Acer AL1916W. Bạn có thể thấy nhiều
thông tin có ích như màn hình LCD đã dùng bao lâu (203 giờ), số mô-đen bảng
LCD (INNO.VO), thiết lập màu, v.v.
Lưu ý: Các hãng màn hình LCD khác nhau có cách khác nhau để vào chế độ bảo
trì hãng. Bạn có thể ghé forum website sửa điện tử của tôi để hỏi về chi tiết đăng
nhập hoặc mua sách đào tạo màn hình LCD có thông tin đăng nhập hoặc hỏi các
bạn sửa của bạn.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Khác biệt giữa plasma và LCD

TV plasma Samsung

Bảng plasma

Màn hình plasma gồm hàng trăm ngàn ô chứa khí trơ (argon, neon, và xenon) để
giữa hai tấm kính hoặc nhựa trong suốt. Với TV plasma, bảng tự phát sáng, do đó
toàn bộ màn ảnh cho ảnh sáng với màu đen sẫm, sống động trong điều kiện ánh
sáng phòng khách thông thường. Tuổi thọ các nguyên tố phosphor ở TV plasma
trong các năm gần đây được kéo dài để cho thời hạn thực tế lên tới 60.000 giờ. Đó
là tám giờ hoạt động mỗi ngày trong hơn 20 năm trước khi màn ảnh giảm độ sáng
đi một nửa so với ban đầu. Plasma cũng có lợi thế về bảo hòa màu. Mỗi điểm ảnh
chứa các phần tử màu đỏ, xanh lá và xanh dương của riêng nó, do đó chúng có sự
phối hợp độ kết tủa màu rất chính xác.
Về mặt kỹ thuật, độ phân giải bị giới hạn ở màn hình plasma nhỏ hơn. Mỗi ô, với
các phosphor màu đỏ, xanh lá và xanh dương của nó, có vai trò như một điểm ảnh
riêng biệt. Độ lớn cần thiết của các ô này có nghĩa chỉ các màn ảnh plasma lớn nhất
mới thể hiện được độ phân giải cao tự nhiên trung thực với 1920 x 1080 điểm ảnh.
Các màn ảnh plasma gần đây đã theo kịp LCD về hệ số tương phản (thước đo mối
liên hệ giữa màu đen tối nhất với màu trắng sáng nhất), nhờ các thuật toán bên
trong phát triển mới đây chặn nguồn tới các điểm ảnh cụ thể để lọc điểm ảnh tối
thực sự. Điều này có thể cho hệ số tương phản lên tới 10.000:1 ở các mô-đen mới
nhất. Công nghệ chặn ánh sáng ở LCD quảng cáo còn hạn chế ở hệ số tương phản
1200:1, dù loại dành cho người tiêu dùng sẽ sớm vượt 1600:1. Điều này có thể
quan trọng hoặc không: tác động đối với người xem còn tùy theo các nhân tố bổ
sung như độ sáng toàn diện và ánh sáng chung quanh. Các thử nghiệm cho thấy
rằng ngay cả khi nhìn ở hệ số tương phản 700:1, hầu hết mắt người đều hài lòng
với mức rõ ràng của chỗ tối.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


TV LCD Humax

Bảng LCD

Các LCD chứa nhiều điểm ảnh hơn trong mỗi inch vuông, do đó chúng có thể đạt
tới độ phân giải cao trên màn ảnh nhỏ. Các màn ảnh LCD sử dụng ma trận ô tinh
thể lỏng nhỏ xíu để giữa tấm kính hoặc nhựa trong suốt, với ma trận transistor
màng mỏng (TFT) cung cấp điện áp cho các ô. Khi đã được nạp bằng điện, các tinh
thể duỗi ra cho ánh sáng đi qua từ nguồn phía sau chúng.
Tùy góc xoắn, hoặc trạng thái phân cực, các tinh thể chặn các phần riêng biệt của
dải màu ánh sáng trắng phát ra tới khi chúng cho màu mong muốn nhờ quá trình
lọc trừ. Nguồn ánh sáng trắng có thể được thay thế khi nó dần mờ, do đó tuổi thọ
màn hình LCD có thể được kéo dài. Các cải tiến gần đây về vật chất làm chất nền
LCD cũng tăng góc nhìn thực tế lên 130 tới 140 độ. Một số mô-đen mới nhất có thể
đạt 170 độ, cạnh tranh với góc nhìn của hầu hết các màn ảnh plasma.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Dụng cụ và thiết bị đo
Dụng cụ

Để sửa màn hình LCD, bạn cần một số dụng cụ giúp sửa màn hình LCD nhanh
chóng. Đây là một số dụng cụ bạn phải có ở gian hàng chuyên môn:

nhíp

Nhíp - dùng nó để giữ linh kiện dán nhờ thế nó sẽ khó vuột ra khỏi bàn. Ngón tay
chúng ta là quá to so với linh kiện nhỏ xíu này.
Tấm kim loại mỏng và cứng - dùng nó để dễ mở nắp màn hình LCD. Đừng dùng
tournevis thường mở nắp LCD bởi nó có thể để lại vết cạy trên nắp nhựa. Tốt nhất
là tách nhíp làm hai. Mua nhíp chất lượng tốt bởi một số nhíp rẻ kim loại có thể
cong khi bạn cố mở nắp LCD.

bạn có thể thấy rõ linh


kính lúp
kiện dán nhờ kính lúp

Kính lúp - nếu được hãy mua kính phóng đại gấp 10 có đèn LED sẵn trong kính.
Dụng cụ này quan trọng để xác định ký hiệu linh kiện dán trên thân nó. Thiếu kính

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


lúp, bạn sẽ khó nhìn ra mã linh kiện dán.

với kính phóng đại gấp 10 có đèn, bạn dễ


dàng đọc được mọi mã dán nhỏ xíu trên
thân linh kiện

Kính hiển vi hai mắt

Nếu vừa túi tiền bạn có thể mua kính lúp xịn hơn như kính hiển vi hai mắt.

đèn hậu xe hơi


24V

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Bóng đèn xe hơi - bạn sẽ cần đèn hậu xe hơi để cách ly vấn đề về cấp nguồn LCD.
Mua đèn hậu xe hơi 12V và 24V để nhanh chóng tìm ra lỗi về vấn đề cấp nguồn
LCD bất kỳ.

bộ tournevis nhỏ

Bộ tournevis nhỏ - hầu hết bảng màn hình LCD có ốc rất nhỏ dùng để đóng vỏ bo
điều khiển. Bạn cần bộ tournevis nhỏ để mở được vỏ.
Hộp đựng đồ đi câu - bạn có thể dùng hộp đựng đồ đi câu hoặc hộp bất kỳ bạn thấy
tốt cho việc cất giữ mọi dụng cụ nhằm dễ lấy khi cần dò tìm hư hỏng và sửa màn
hình LCD.

hộp đựng đồ đi câu với mọi


dụng cụ ở trong

Máy khò - Đây là dụng cụ phải có cho việc dò tìm hư hỏng màn hình LCD. Việc
tháo và hàn lại linh kiện dán cần tới công cụ chuyên dụng này. Bạn có biết là máy
khò có thể giải quyết khô chì mối hàn ở nhiều linh kiện dán trong bo mạch in?

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Thiết bị đo

Bên cạnh thiết bị đo tối thiểu như đồng hồ kim và số, đồng hồ điện dung số, đồng
hồ ESR, máy kiểm flyback và máy hiện sóng, bạn cũng sẽ cần các thiết bị đo
chuyên dụng sau đây để dễ xác định lỗi ở linh kiện dán. Thiết bị đo tôi nói tới là
Peak Atlas Component Analyser và nhíp thông minh. Với các máy như thế chắc
chắn bạn sẽ tự tin hơn trong việc sửa màn hình LCD.

Peak Atlas Component Analyser

Nhíp thông minh

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Bí quyết mở nắp màn hình LCD

đầu bằng

tách nhíp ra khi ta cần nó để


dễ mở nắp màn hình LCD

Để mở màn hình LCD thành công mà không để lại vết cạy trên nắp nhựa, bạn phải
dùng kim loại mặt bằng, rộng và cứng. Đừng dùng tournevis để mở nắp bởi nhất
định sẽ để lại vết cạy sâu trên nắp nhựa. Nắp nhựa thực sự không cứng và lúc bạn
dùng tournevis để cạy nắp, nhựa mềm sẽ bị lõm.
Thật ra kim loại này bạn có thể lấy từ nhíp tách ra. Đừng mua nhíp rẻ bởi kim loại
dễ cong và sẽ không giữ chặt được nắp màn hình LCD. Mua nhíp chất lượng tốt và
mở làm hai và dùng phần đuôi để cạy nắp.
Luôn bắt đầu tháo nắp màn hình LCD từ dưới. Chắc chắn bạn đã tháo đế màn hình
LCD trước khi bạn mở nắp. Nhiều ốc màn hình LCD nằm phía sau đế - do đó cần
biết điều này. Khi tháo xong nắp ở góc dưới, thì bạn có thể bắt đầu mở nắp cạnh và
cuối cùng là nắp ở góc trên và cạnh kia. Ở một số màn hình LCD, bạn có thể dùng
cả hai tay (với chút lực) để tháo nắp cạnh. Nhìn hình để tham khảo.

đế
màn hình

tháo đế và ốc trước khi mở nắp


màn hình LCD

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


tháo hết ốc bị che trước khi mở
nắp màn hình LCD

tháo ốc ở đế trước khi mở nắp


màn hình LCD

bắt đầu từ dưới và mở ở góc


trước

đẩy nhíp về giữa và cạy ra

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


giờ tới góc kia

mở xong phần dưới, giờ tới


cạnh

từ từ nhấc lên
khẽ đẩy
xuống

đôi khi không cần tới nhíp cũng


mở được nắp bằng chút lực

cạy nắp cạnh từ dưới trước

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


giờ tới cạnh trên

khi cả hai cạnh đều nhấc lên, giờ


khẽ nhấc nguyên nắp bằng chút lực

nguyên nắp đã được mở. Bạn cần


tập nhiều để mở thành công mọi
kiểu nắp màn hình LCD

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Thông hiểu mã điện trở dán và kiểm tra

Điện trở dán

điện trở dán trong mainboard

Thông hiểu điện trở dán là rất quan trọng nếu bạn muốn sửa được màn hình LCD.
Mỗi điện trở dán đều có mã số trên thân. Sẽ không quá mất thời gian để hiểu nó bởi
hướng dẫn ở dưới sẽ chỉ chính xác cách bạn có thể tính giá trị Ohm dễ dàng.

0 = Jumper

000 = Jumper

6R8 = 6,8Ω

100 = 10Ω

750 = 75Ω

101 = 100Ω

164 = 160000 = 160KΩ


472 = 4700 = 4,7KΩ

1200 = 120Ω

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


1201 =1200 = 1,2KΩ

1001 =1000 = 1KΩ

2000 = 200Ω

1182 = 11800 = 11,8KΩ

10003 = 1000000 = 1MΩ

Mã điện trở dán tương tự như điện trở mạng dán. Điện trở mạng dán thật ra gồm
vài điện trở cùng giá trị Ohm trong một điện trở đơn.

Điện trở mạng dán

A512 nghĩa là có bốn điện trở 5,1KΩ (5100) ở trong.

Nhìn bên trong của điện trở mạng dán

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


điện trở mạng dán

Kiểm tra điện trở dán

Phương pháp kiểm tra tương tự như khi bạn kiểm điện trở thường (điện trở than,
điện trở dây quấn, v.v.). Tính mã điện trở dán trước, khi bạn có giá trị thì kiểm bằng
đồng hồ số. Đừng dùng đồng hồ kim bởi nó sẽ không cho số đo chính xác bằng
đồng hồ số.

đôi khi bạn có thể đo điện trở dán


trên mạch. Nếu bạn không đo
được kết quả chính xác thì tốt
nhất vẫn là hút hở chân và đo

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


kiểm tra điện trở dán

Đặt que đo vào hai đầu của điện trở dán trên mạch và đọc kết quả trực tiếp từ màn
hình LCD đồng hồ số. Đôi khi kiểm tra trên mạch sẽ không cho số đo chính xác do
đó bạn phải tháo nó ra khỏi mạch bằng súng hàn hoặc máy khò.

điện trở dán có mã in 330

điện trở dán 330 là 33Ω. Như điện trở


thường, điện trở dán cũng có sai số do đó
kết quả 32,5Ω là chấp nhận được

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Thông thường điện trở dán rất mạnh (ít gặp vấn đề) trong mainboard nhưng khác
với bo cấp nguồn. Chắc chắn các hãng bo cấp nguồn màn hình LCD sử dụng điện
trở dán và khi có vấn đề bất kỳ ở cấp nguồn (tróc mạch, ngắn mạch, v.v.); một số
điện trở dán có thể bị cháy!
Một khi điện trở dán bị cháy, cách duy nhất để tìm ra giá trị là thông qua sơ đồ
mạch và so sánh với cùng mô-đen màn hình LCD. Bạn có thể gọi cho bạn sửa để
hỏi xem họ có cùng mô-đen màn hình không để tìm ra giá trị của điện trở dán.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Thông hiểu mã tụ dán và kiểm tra

tụ dán điển hình trong bo


màn hình LCD Samsung

Giá trị điện dung đọc trên thân linh kiện, sử dụng màu thân và một chữ cái, hoặc
một chữ cái và một con số. Ví dụ, tụ thân đỏ có chữ “A” là tụ 1pF. Nếu thân đen có
chữ A, nó bằng 10pF.

Giá trị tụ mạch in trần Pentax

A màu

chữ cái

màu thân chữ cái giá trị(pF)


A 1
C 2
E 3
G 4
đỏ J 5
L 6
N 7
Q 8
S 9
A 10
C 12
E 15
G 18
J 22
L 27
đen
N 33
Q 39
S 47
U 56
W 68
Y 82

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Mã hai ký tự chuẩn Pentax
= 2,2 x 1000 ví dụ
J3 = 2200pF S2 = 4,7 x 100 = 470pF
số nhân (0 - 9)
giá trị (tra bảng) b0 = 3,5 x 1 = 3,5pF

giá trị (33 ký hiệu giá trị) - chữ hoa và thường số nhân
A 1,0 H 2,0 b 3,5 f 5,0 X 7,5 0=x1
B 1,1 J 2,2 p 3,6 T 5,1 t 8,0 1 = x 10
C 1,2 K 2,4 Q 3,9 U 5,6 Y 8,2 2 = x 100
D 1,3 a 2,5 d 4,0 m 6,0 y 9,0 3 = x 1000
E 1,5 L 2,7 R 4,3 V 6,2 Z 9,1 4 = x 10000
F 1,6 M 3,0 e 4,5 W 6,8 v.v.
G 1,8 N 3,3 S 4,7 n 7,0

tụ dán tantan 47µF 10V

Mã hai ký tự hãng Samsung

Giá trị dưới 100pF - đọc trực tiếp Giá trị từ 100pF - đọc theo mã chữ cái/số
= 10 x 10
05 = 5pF A1 = 100pF
số nhân (1 - 9)
giá trị (tra bảng)

= 33 x 1000 = 33000pF
82 = 82pF N3 = 0,033mF

giá trị (24 ký hiệu giá trị) - chỉ có chữ hoa số nhân
A 10 F 16 L 27 R 43 W 68 1 = x 10
B 11 G 18 M 30 S 47 X 75 2 = x 100
C 12 H 20 N 33 T 51 Y 82 3 = x 1000
D 13 J 22 P 36 U 56 Z 91 4 = x 10000
E 15 K 24 Q 39 V 62 v.v.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Mã một ký tự chuẩn Samsung của tụ chíp

ví dụ
W = 4,7 x 1 = 4,7pF
R (xanh lá) = 3,3 x 100 = 330pF

(cam) 7 (xanh) = 8,2 x 1000 = 8200pF


màu - số nhân
ký hiệu - giá trị

giá trị (24 ký hiệu giá trị) - chữ hoa và số (số nhân) cam = x 1
A 1,0 H 1,6 N 2,7 V 4,3 3 6,8 đen = x 10
B 1,1 I 1,8 O 3,0 W 4,7 4 7,5 xanh lá = x 100
C 1,2 J 2,0 R 3,3 X 5,1 7 8,2 xanh = x 1000
D 1,3 K 2,2 S 3,6 Y 5,6 9 9,1 tím = x 10000
E 1,5 L 2,4 T 3,9 Z 6,2 đỏ = x 100000

Các bảng mã tụ dán trên chỉ đúng với từng hãng. Các nhà sản xuất khác có mã
riêng do đó kỹ thuật viên sửa chữa như chúng ta gặp khó khăn trong việc tìm ra giá
trị tụ dán. Chỉ có một cách để có thể tìm ra giá trị tụ.
Giả sử bạn phát hiện ra một tụ dán màu đỏ bị chạm trong mainboard màn hình
LCD, việc bạn có thể làm tiếp theo là tìm chung quanh mạch tụ dán cùng kích
thước và màu thân. Tháo nó ra khỏi mạch và đo giá trị tụ; khi bạn có được giá trị
bạn có thể thay tụ mới chỗ tụ dán màu đỏ bị chạm. Tôi từng làm trước đây và nó có
tác dụng!

Kiểm tra tụ dán

Có vài cách bạn có thể kiểm tra tụ dán tìm thấy trong bo màn hình LCD. Cách thứ
nhất là dùng thiết bị đo chuyên dụng được thiết kế để kiểm tra linh kiện dán như
nhíp thông minh

bạn có thể đo tụ dán trên mạch với đồng hồ


chuyên dụng nhưng thường kết quả không
chính xác bằng kiểm tra tụ ngoài mạch

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Kẹp đầu nhíp vào tụ dán và bạn có thể đọc trực tiếp từ màn hình LCD của nhíp
thông minh. Tôi thấy kết quả sẽ không chính xác khi đo tụ dán trên mạch và bạn
cần hút nó ra và kiểm tra nguội để có số đo chính xác.

Kiểm tra tụ dán trên mạch bằng nhíp thông minh

Thứ hai, chúng ta có đồng hồ điện dung số để kiểm tra giá trị điện dung tụ dán. Để
có kết quả tốt chúng ta hút nó ra và kiểm tra. Đặt que đo vào tụ dán, chọn thang đo
điện dung phù hợp và đọc từ màn hình LCD của đồng hồ. Bất lợi duy nhất khi dùng
cách này để kiểm tra tụ dán là que đo quá to với linh kiện nhỏ xíu. Dù sao thì đó
không là vấn đề đối với kỹ thuật viên sửa chữa như chúng ta bởi có thể dễ dàng
chế lại que đo để kiểm tra linh kiện nhỏ xíu.

tụ dán

kiểm tra tụ ngoài mạch để đo


được chính xác hơn

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Đôi khi chỉ đo giá trị điện dung sẽ không đảm bảo tụ tốt hay không và bạn cần thực
hiện cách kiểm tra khác để chắc chắn tụ không bị đánh thủng khi quá tải. Chúng ta
sẽ làm như thế nào? Phương pháp kiểm tra thứ ba sẽ trả lời bạn.
Bằng cách dùng đồng hồ kim chỉnh thang x10KΩ chúng ta có thể kiểm tra chính xác
tụ dán bị đánh thủng khi quá điện áp chịu đựng. Đặt que đo vào tụ và kim không
được chỉ số đo nào. Nếu giá trị tụ lớn, nó có thể làm kim nhích chút xíu và trở về vị
trí ban đầu (∞). Đảo que đo và đo lại và bạn vẫn có kết quả cũ. Điều này chứng tỏ
tụ hoạt động tốt! Lưu ý: Bất kể loại tụ dán bạn đo là gì, kim không được chỉ số đo
nào cả hai lần bạn đo với đồng hồ kim.

tụ dán còn tốt sẽ không


lên kim

tụ dán

một số tụ dán kiểm tra tốt với đồng hồ điện


dung số nhưng không kiểm tra được với
đồng hồ kim. Chỉnh thang x10KΩ, kim
không được chỉ số đo nào

Kết luận - để xác định được tụ dán còn tốt, bạn phải thực hiện hai cách kiểm tra;
đầu tiên đo giá trị điện dung và cách kia là kiểm với đồng hồ kim chỉnh thang x10KΩ
và chắc chắn là nó không bị chạm.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Thông hiểu mã transistor và diode dán và
kiểm tra

transistor dán

IC dán

Để kiểm tra thành công transistor và diode dán, đầu tiên bạn cần tìm hiểu ý nghĩa
mã in trên linh kiện. Diode dán 3 chân có thể làm bạn tưởng là transistor. Transistor
số có thể làm bạn tưởng là transistor thường và cứ thế. Nếu bạn không biết ý nghĩa
mã, tôi tin là bạn sẽ nhọc công kiểm tra. Bạn có thể cho linh kiện tốt là hư và điều
này cuối cùng sẽ làm mất nhiều thời gian dò tìm hư hỏng hơn.

bạn có nghĩ ba linh kiện dán này là


transistor không? Thật ra chúng là diode
dán. Hãy nhìn ký hiệu trên bo mạch in

Ở dưới chỉ là một số thông số mã transistor và diode dán. Thị trường có nhiều mã
và ký hiệu trên linh kiện dán do đó bảng này không thể kể hết mã. Bạn phải ghé

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


website http://www.tkb-4u.com để tham khảo và tìm cập nhật bất kỳ cho mã dán.
Khi bạn biết mã của loại linh kiện nào, sau đó bạn có thể dùng phương pháp kiểm
tra cần thiết để kiểm.

Kiểm tra transistor dán

Kiểm tra transistor dán hơi khác với transistor lưỡng cực thường bởi nhiều
transistor dán có họ với transistor số mà bên trong có thêm điện trở làm cho số đo
từ đồng hồ kim thành khác hẳn.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Transistor số PNP (quan sát hai điện trở)

Vỏ SOT-323 cho transistor dán


Cách duy nhất để kiểm tra là thông qua so sánh và bạn phải so với transistor có
cùng mã số trên thân.

so sánh điện trở đọc được với một


transistor dán còn tốt

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Kiểm tra diode

Diode dán 1N4148

Diode dán loại 1N4000

kiểm diode dán giống với kiểm


diode xi-lic thường trừ phi đó là
diode Schottky

Chỉnh thang x10KΩ để kiểm diode dán

Kiểm diode dán giống với kiểm diode silicon thường. Bạn phải dùng đồng hồ kim
chỉnh thang x10KΩ để kiểm diode dán. Diode dán còn tốt sẽ cho một số đo và nếu
bạn có hai số đo có nghĩa là diode bị chạm. Bạn cũng phải để ý là diode Schottky$
dán sẽ cho hai số đo nhưng không bị chạm. Xem chương “Ứng dụng chỉnh lưu
diode Schottky và kiểm tra” để biết cách kiểm diode Schottky.

$
tên nhà vật lý người Đức Walter H. Schottky

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Mã IC điển hình màn hình LCD

IC ổn áp ngõ ra
3,3V

IC ổn áp nguồn 3,3V

AIC1084-33 = ổn áp nguồn 3,3V (vào 5V)

KA278R33 = ổn áp nguồn 3,3V (vào 5V)

RT9164-25CG = ổn áp nguồn 2,5V

LM2596 = ổn áp nguồn 5V (vào 12V)

AMC2576-5 = ổn áp nguồn 5V (vào 12V)

78M05 = ổn áp nguồn 5V

78M12 = ổn áp nguồn 5V

APL5522KCTR = ổn áp nguồn đôi: chân 1 = 3,3V, chân 4 = 2,5V (vào 5V)

TDA7053A = IC khuếch đại âm thanh

TDA8227p = IC khuếch đại âm thanh

TDA7496 = IC khuếch đại âm thanh

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


IC khuếch đại âm thanh

IC ổn áp nguồn 5V
LM2596

IC ổn áp nguồn 3,3V
AIC1084

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


mã số trên thân NT68F63LG của
IC màn hình LCD Samsung

Đây chỉ là môt số ví dụ mã IC trong màn hình LCD. Lý do còn màn hình LCD mới
chưa có mặt trên thị trường, tôi gợi ý bạn tìm trên Internet để tham khảo mã mới
nhất cho mã số trên thân của IC bất kỳ. Bạn cũng có thể tự tìm hiểu linh kiện ba
chân có phải là IC ổn áp hay không nhờ thực hiện kiểm tra điện áp. Đôi khi linh kiện
ba chân có thể là mosfet do đó lưu ý điểm này.

IC điều khiển trong bo điều khiển LCD

Lưu ý: tương lai bạn có thể phát hiện có bốn IC ổn áp trong một IC bởi hiện đã có
IC ổn áp đôi trong một IC. Chỉ cần tỉnh táo và linh hoạt.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Ứng dụng chỉnh lưu diode Schottky và
kiểm tra

diode Schottky trong cấp nguồn


màn hình LCD

Diode Schottky hay chỉnh lưu chuẩn Schottky được thiết kế trong chỉnh lưu hiệu
suất cao cần thiết cho các ứng dụng như mạch cấp nguồn chế độ ngắt/mở (SMPS),
ổn áp ngắt/mở, v.v. Chức năng của diode Schottky là đổi điện áp AC thành DC nhờ
thế mà điện áp DC có thể dùng cho các mạch khác như CPU, EEPROM, cao áp,
v.v. Nếu bạn quan sát sơ đồ mạch điện bất kỳ, ký hiệu chỉnh lưu Schottky giống hệt
diode thường.

Diode Schottky điển hình

Thậm chí là bề ngoài, hình dạng và thiết kế đều giống diode thường. Khác biệt chủ
yếu giữa diode thường và diode chuẩn Schottky là mã số trên thân. Bởi bề ngoài

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


giống nhau, nhiều thợ sửa điện tử nghĩ rằng đo diode Schottky chỉ như đo diode
thường.
Nếu bạn dùng phương pháp đo diode thường để kiểm diode Schottky thì có khả
năng không giải quyết được vấn đề. Bạn cũng thấy rằng có hai diode Schottky trong
một như hình dưới ở màn hình LCD là hoàn toàn bình thường. Hai diode Schottky
quay đầu vào nhau và phương pháp kiểm tra tương tự như khi đo một diode.

hai diode Schottky trong một - quan


sát hai ký hiệu diode Schottky quay
đầu vào nhau. Lưu ý: một số linh kiện
không thấy có ký hiệu

Tôi sẽ chỉ bạn phương pháp đúng để kiểm diode Schottky nhờ thế bạn sẽ không lẫn
lộn nữa. Dùng sách tra linh kiện bán dẫn và cùng với cỗ máy tìm kiêm trên mạng,
bạn sẽ dễ dàng phát hiện diode đang kiểm là Schottky, diode thường, hoặc thậm
chí là diode đệm. Với nghề sửa điện tử, bạn không nên đoán linh kiện đang đo là gì,
chỉ cần xác định dữ liệu và thế là 100% bạn chắc chắn phương pháp nào là tốt nhất
để kiểm tra nó.
Khi đã xác định diode bạn sẽ kiểm là diode Schottky thì bạn phải dùng cách đúng
để đo. Dùng đồng hồ kim, chỉnh thang x1Ω và đặt que đỏ vào chân giữa và que đen
vào một chân cạnh, kim phải chỉ số đo Ohm thấp. Giờ đảo que đo thành que đen
vào chân giữa và que đỏ vào chân cạnh, không lên kim. Nếu có lên kim thì diode
Schottky coi như bị chạm. Thường thì nó chỉ bị chạm một chân cạnh và tôi ít khi
thấy hai diode Schottky cùng bị đánh thủng.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


số đo Ohm thấp

giờ chỉnh thang x1Ω và đặt que đỏ vào chân


giữa và que đen vào chân trái và kim phải
chỉ số đo Ohm thấp

số đo Ohm thấp

giờ đặt que đen vào chân phải


và kim phải chỉ số đo Ohm thấp

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


không lên kim

chỉnh thang x1Ω và đặt que đen vào


chân giữa và que đỏ vào chân trái.
Kim không được chỉ số đo nào

không lên kim

giờ đặt que đỏ vào chân phải và


kim không được chỉ số đo nào

Giờ chỉnh thang x10KΩ và đặt que đỏ vào cực âm và que đen vào cực dương. Bạn
phải thấy kim lên hết vạch. Giờ, đảo que và bạn phải thấy số đo xê xích. Nói cách
khác, kim sẽ nhích lên chút xíu. Đây là đặc điểm tốt của một diode Schottky khi bạn

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


có số đo kiểu vậy. Tuy nhiên nếu bạn kiểm diode thường bằng thang x10KΩ và bạn
thấy là nó có hai số đo thì diode đã bị lỗi và cần được thay.

đây là đặc điểm của một diode


Schottky tốt

giờ chỉnh thang x10KΩ và đặt que đen vào


chân giữa và que đỏ vào chân trái. Kim phải
chỉ số đo điện trở cao

kim phải chỉ số đo


điện trở cao

bạn sẽ có cùng kết quả khi bạn


đặt que đỏ vào chân phải. Kim
phải chỉ số đo điện trở cao

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Diode chuẩn Schottky bị chạm sẽ cho hai số đo hết vạch trên mặt đồng hồ. Giả sử
một thợ sửa điện tử không biết cách kiểm tra diode Schottky, anh ta hoặc cô ta có
thể nghĩ số đo xê xích ở thang x10KΩ có nghĩa là diode bị hư.
Đôi khi thay diode Schottky bằng diode thường có thể làm thiết bị không ổn định
đặc biệt với mạch nhạy cảm. Tốt nhất là thay bằng diode có cùng mã số trên thân
hoặc có thông số là điện áp và dòng điện phải cao hơn hoặc cùng thông số với
diode ban đầu. Mã số trên thân điển hình cho diode Schottky là SBL1040CT,
STPR10, SB530, v.v.

bất kể bạn kiểm diode Schottky đôi


hay diode Schottky đơn thì kết quả
vẫn vậy

Tham khảo sách thay linh kiện bán dẫn để có dữ liệu và tìm ra thông số của mã số
trên thân. Nếu bạn có một con, thử đo bằng đồng hồ kim và bạn sẽ ngạc nhiên là
có hai số đo ở thang x10KΩ nhưng không phải là bị chạm. Xin nói luôn là hư hỏng
ở diode Schottky hoàn toàn bình thường do đó bạn phải biết mình đang đo cái gì.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Điểm ảnh tắc và chết ở màn hình LCD
Nếu bạn gặp màn hình LCD có điểm ảnh tắc hoặc điểm ảnh chết (một điểm trên
màn ảnh mà luôn sáng hoặc luôn tối), thường là bởi trục trặc transistor hoặc sự
phân bố không đều của chất lỏng trong màn hình tinh thể lỏng. Thường sửa được.

Điểm ảnh tắc là gì?

màn ảnh tối - mọi


điểm ảnh phải tắt

điểm ảnh tắc ở màn hình LCD.


Điểm ảnh đỏ vẫn “bật” mà lẽ ra
là “tắt”

Điểm ảnh tắc là một khiếm khuyết điểm ảnh bình thường trên màn ảnh LCD. Điểm
ảnh tắc là một điểm sáng màu trên màn ảnh phát ra màu mà lẽ ra là nó không được
phát. Điểm ảnh tắc rất dễ nhận thấy trên màn ảnh tối hoặc màu đen nơi mà nó sẽ
xuất hiện màu đỏ, xanh lá, xanh, hoặc sự pha trộn bất kỳ từ ba màu này kể cả
vàng, tím hoặc thậm chí màu trắng. Màu đỏ, xanh lá, hoặc xanh là điểm ảnh tắc
thường thấy nhất. Nhiều người thường gán nhầm điểm ảnh tắc là điểm ảnh chết,
tức một trong ba điểm ảnh con của nó thường xuyên tắt, cho điểm ảnh màu đen.

điểm ảnh chết trên màn ảnh LCD

Điểm ảnh tắc là thường thấy ở màn hình LCD, TV LCD và các thiết bị xách tay. Mỗi
điểm ảnh trên màn ảnh LCD được tạo thành từ ba ô (điểm ảnh con), màu đỏ, xanh
lá, và xanh dương, cho màu nhìn thấy được của điểm ảnh nhờ độ sáng cân xứng
của chúng. Điểm ảnh tắc do khiếm khuyết sản xuất để lại một hoặc nhiều ô được
bật. Điểm ảnh tắc không dễ nhận thấy trên nền màu trắng và bạn cần chắc chắn
nền phải tối (màu đen) để xác định điểm ảnh tắc. Ghé website
http://www.astris.com/dpl/ để chuyển màn hình LCD sang nền bất kỳ bạn thích.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Làm sao sửa điểm ảnh tắc?

Phương pháp ấn
1. “Bật” màn hình LCD và hiển thị ảnh màu đen nhờ thế bạn có thể dễ xác định
điểm ảnh tắc ở đâu.
2. Dùng khăn ẩm và quấn khăn quanh ngón tay nhờ thế khi ấn vào, bạn sẽ không
làm trầy xước màn ảnh.
3. Chỉ ấn nhẹ (xoa) lên chỗ có điểm ảnh tắc nếu không bạn có thể gây thêm điểm
ảnh tắc nữa. Trong khi ấn bạn có thể tắt màn ảnh và “bật” lại vài lần.
4. Tiếp tục ấn lên điểm ảnh tắc tới khi nó mất hẳn (đôi khi điểm ảnh tắc có thể xuất
hiện lại do đó bạn phải làm thêm vài vòng)
5. Nếu điểm ảnh tắc vẫn còn thì tôi nghĩ bạn phải dùng đến phương pháp phần
mềm.

dùng ngón tay xoa nhẹ điểm ảnh


tắc hoặc điểm ảnh chết không
liên tục (chập chờn)

Phương pháp phần mềm

bạn có thể kéo hình để đặt nó lên chỗ có


điểm ảnh tắc và để nó chạy hai giờ để sửa
điểm ảnh tắc

1. Thử chạy phần mềm sửa điểm ảnh bạn có thể lấy tại www.killdeadpixel.com.
Điểm ảnh tắc thường có thể được hoạt động mạnh trở lại nhờ nhanh chóng bật và
tắt chúng.
2. Nếu điểm ảnh tắc vẫn còn thậm chí sau nhiều giờ chạy phần mềm, thì nó không
sửa được nữa và cách duy nhất là thay bảng LCD hoặc trả lại khách hàng màn
hình LCD. Thông thường khách hàng sẽ chấp nhận bởi một hoặc hai điểm ảnh tắc
không ảnh hưởng lắm. Nếu màn hình LCD còn bảo hành thì bạn phải báo nhà cung
cấp nhưng thông thường nhà cung cấp chỉ đổi nếu có trên mười điểm ảnh tắc hoặc
chết trên màn ảnh LCD!

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Điểm ảnh chết là gì và làm sao sửa nó?

Điểm ảnh chết là điểm ảnh khiếm khuyết mà vẫn còn tối trên màn ảnh LCD. Điểm
ảnh chết luôn là màu đen và dễ nhận thấy trên nền trắng. Điểm ảnh chết xảy ra khi
transistor kích hoạt lượng ánh sáng (để thấy hết ba điểm ảnh con) bị trục trặc và kết
quả là điểm ảnh màu đen thường xuyên. Điểm ảnh chết xuất hiện màu đen trong
khi điểm ảnh tắc có thể là một màu không đổi như đỏ, xanh lá hoặc xanh. Điểm ảnh
chết thường không sửa được.
Tuy nhiên, bạn vẫn có thể dùng phương pháp sửa điểm ảnh tắc cho điểm ảnh chết.
Trước đây tôi đã gặp điểm ảnh chết lúc có lúc không ở màn hình LCD IBM 15” và
quyết định sửa nó bằng phương pháp ấn - chẳng có hại gì khi thử.

Điểm ảnh chết trên màn ảnh LCD

bạn có thể dùng kính lúp để


nhìn rõ điểm ảnh tắc và chết

Đề phòng
1. Không được cố mở màn hình LCD ra sẽ làm mất bảo hành và nhà sản xuất sẽ
không cho đổi.
2. Chắc chắn bạn không làm ướt thiết bị điện nào.
3. Không được ấn mạnh quá lên màn ảnh LCD bởi nó có thể dễ bị bể (nứt).

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Bảng LCD bị nứt

bảng LCD bể

Bảng LCD nứt bởi nhiều nguyên nhân và hầu hết là bởi rơi rớt từ bàn hoặc vô tình
vuột khỏi tay trong khi giữ. Đôi khi nếu bạn không cẩn thận và lau chùi bảng LCD
quá mạnh, nó cũng có thể nứt. Có cách gì để sửa bảng LCD nứt? Không ai có thể
sửa màn ảnh LCD nứt được.
Để giải quyết vấn đề bảng LCD nứt, tốt nhất là thay bằng bảng LCD tốt. Bảng LCD
bạn mua từ bạn sửa hoặc mua rẻ từ khách hàng màn hình LCD không sửa được
do sét đánh bo nguồn và bo scalar/mainboard.

bạn phải nhìn kỹ mới thấy nứt nếu


không bật nguồn

Bạn cũng có thể thử kiếm trên website Ebay để tìm ra màn hình LCD bất kỳ đã qua
sử dụng có bảng LCD tốt. Chỉ thay với cùng kích thước và mô-đen. Một số màn
hình LCD là OEM (Original Equipment Manufacturer - nhà sản xuất thiết bị gốc), ví

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


dụ màn hình LCD Dell giống màn hình LCD Benq do đó các bo và bảng LCD của
chúng có thể đổi được!

bảng LCD nứt nhìn gần

Thông thường nếu gặp bảng LCD bị nứt tôi sẽ ra giá với khách hàng nhờ thế tôi có
thể tận dụng các bo bên trong (bo nguồn, mainboard, bo cao áp, v.v.) và thậm chí là
đèn để dùng sau này. Cách này có thể tiết kiệm nhiều và đôi khi tôi có thể sửa
được màn hinh LCD khách hàng khác (cùng mô-đen) nhanh chóng bởi tôi đã có
hàng dự trữ nhưng tất nhiên là không phải bảng LCD rồi.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Bảng nứt ở màn hình LCD BENQ 15”

Đề phòng!
Tinh thể lỏng có thể rò rỉ từ bảng sẽ độc hại nếu vào mắt hoặc miệng. Nếu phần da
hoặc phần thân thể nào tiếp xúc trực tiếp với bảng, hãy rửa kỹ. Nếu có triệu chứng
ở cơ thể, hãy đi khám bác sĩ.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Điểm đo điện áp chuẩn màn hình LCD
Điểm đo điện áp chuẩn là cách nhanh nhất để xác định chỗ lỗi hoặc thậm chí linh
kiện lỗi nằm đâu. Nhiều thợ sửa điện tử chuyên nghiệp dùng điểm đo để xác định
chính xác. Bạn sẽ học đo điện áp và bắt đầu nhận biết khu vực bị lỗi ở màn hình
LCD.
Nguy hiểm - trước khi bắt đầu đo điểm bất kỳ ở màn hình LCD, tôi hết sức đề nghị
bạn nhờ bạn sửa có kinh ngiệm giúp đỡ và chắc chắn dòng AC là từ biến thế cách
điện (nhờ thế mới bảo vệ được bạn đề phòng trường hợp xảy ra sốc điện). Phải
cẩn trọng với điện và chắc chắn bạn biết rõ mình đang làm gì. OK chúng ta bắt đầu!
Đầu tiên xác định cầu chỉnh lưu và sau đó đặt que đo vào chân AC. Giữ chặt que
đo nhờ thế nó sẽ không vuột và đụng vào chân khác. Bởi bạn đang đo điện áp AC
nên không phân biệt que đo.

đầu tiên tìm ký hiệu AC của cầu


chỉnh lưu trước khi đo điện áp AC
bằng đồng hồ vạn năng

đặt que đo vào hai chân AC


cầu chỉnh lưu

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


điện áp AC phải là 230V.
Tại Mỹ và quốc gia nào
đó, số đo khoảng 110V

Nếu bạn có số đo khoảng 230V (ở Mỹ là 110V) thì chứng tỏ có điện áp AC từ ổ cắm


và cầu chì đang chạy. Nếu nó là 0V thì bạn phải kiểm mạch phía trước cầu chỉnh
lưu. Có thể hư cầu chì, chưa “bật” ổ cắm, ổ cắm lỏng, đứt dây điện, v.v.

Đo điện áp tụ lọc

Khi bạn biết cầu chỉnh lưu đã có ngõ vào cung cấp AC, giờ bạn sẽ đo được khoảng
300VDC (tại Mỹ khoảng 150VDC) ở chân tụ lọc. Chắc chắn là bạn giữ chặt que đo
và cẩn thận đặt vào chân tụ. Nếu bạn vô tình đụng trúng các chân trong khi đo, nó
có thể phát tia lửa điện mạnh và nổ khu vực nguồn. Nếu bạn không tự tin để làm
hãy nhờ bạn sửa giúp đỡ.
Que đen phải ở chân âm và que đỏ ở chân dương như hình. Bạn có điện áp DC
bởi cầu chỉnh lưu đã chuyển nó từ nguồn AC. Nếu đã có điện áp DC mong muốn thì
bạn đo tiếp điện áp cung cấp IC công suất, nếu không có, hãy dò tìm hư hỏng để
xác định có vấn đề bất kỳ với mạch hay không như khô chì mối hàn, đứt mạch, v.v.

ký hiệu cực âm
tụ lọc

bạn phải đo được khoảng 300VDC


ở tụ lọc khi đã “bật” nguồn. Que
đen ở chân âm và que đỏ ở chân
dương

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Đo điện áp cung cấp (VCC) IC công suất

Tôi dùng bo nguồn khác để chỉ rõ cách đo điện áp cung cấp của IC công suất. Đầu
tiên xác định chân VCC của IC công suất nhờ sách tra hoặc Internet. Khi bạn đã tìm
được chân VCC, giờ đặt que đỏ vào chân VCC và que đen vào mass nóng (chân
âm tụ lọc sơ cấp) và “bật” nguồn. Bạn phải đo được điện áp DC từ 16 tới khoảng
20V (tùy thiết kế màn hình LCD). Trong hình dưới, chúng ta có 16,46VDC.
Nếu bạn đo được điện áp đúng có nghĩa là cầu chỉnh lưu, tụ lọc và điện trở mồi
đang chạy và giờ bạn thực hiện bước tiếp theo. Đừng phí thời gian không cần thiết
để thay cầu chỉnh lưu, tụ lọc hoặc thậm chí kiểm tra trị số điện trở mồi.

đặt que đen vào mass nóng


(ký hiêu cực âm tụ lọc) và que đỏ
vào chân VCC của IC công suất

chắc chắn que đo được giữ chặt khi đo ở chân


VCC

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


chắc chắn bạn đặt que đen vào mass nóng
khi đo bên sơ cấp

Đo điện áp ngõ ra thứ cấp

Rất đơn giản để đo. Chỉ cần đặt que đỏ vào cực âm diode và que đen vào mass
nguội và “bật” nguồn. Bạn phải có số đo là VDC ở mọi diode ngõ ra thứ cấp.

diode ngõ ra
thứ cấp

5,14VDC

đặt que đen vào mass


nguội và que đỏ vào cực
âm diode ngõ ra thứ cấp
và “bật” nguồn. Bạn phải
có số đo là VDC

tiếp theo chúng ta có


điện áp của một diode
thứ cấp khác là
13,68VDC

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


đặt que đen vào mass nguội nếu bạn muốn
đo điện áp bên thứ cấp của cấp nguồn

Bởi bên thứ cấp chúng ta có điện áp ngõ ra đúng, điều này rõ ràng cho biết mọi linh
kiện bên sơ của cấp nguồn đã chạy tốt. Nếu bạn bỏ thời gian cho việc đo linh kiện
bên nguồn thì bạn chỉ phí thời gian thôi. Đó là lý do vì sao rất có lợi khi thực hiện đo
điện áp để biết phần nào ờ màn hình LCD có vấn đề.
Bởi đã có điện áp đúng ở ngõ ra thứ cấp, bước tiếp theo sẽ là tìm lỗi phía sau các
diode ngõ ra thứ cấp.

Đo IC ổn áp

ngõ ra 2,5V (2,498V) từ IC ổn áp

Nếu điện áp ngõ ra tốt, tiếp theo bạn phải đo điện áp cung cấp cho mainboard. Tìm
IC ba chân và rất có thể nó là IC ổn áp cung cấp điện áp cho IC của mainboard. Chỉ
cần đặt que đỏ vào ngõ ra IC ổn áp (thông thường chân 3 là chân ra) và đọc đồng
hồ. Nếu nó chỉ 2,5V hoặc 3,3V thì IC ổn áp tốt. Nếu không bạn phải bắt đầu dò tìm
hư hỏng ngược về sau từ chân vào (chân 1) và đôi khi IC ổn áp tự nó cũng có thể
bị hư!

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Đo bo cao áp

Để bo cao áp hoạt động, đầu tiên IC cao áp phải nhận điện áp cung cấp (VCC) từ
cấp nguồn. Điện áp từ 12 tới 16VDC (tùy thiết kế màn hình LCD) và cũng cấp cho
mạch Buck Royer và biến thế. Nếu điện áp không có hoặc quá thấp cho IC cao áp,
màn hình LCD sẽ không có hình (hình tối) hoặc thậm chí là tự tắt chập chờn. Do đó
điều quan trọng là phải chắc chắn rằng IC cao áp nhận được điện áp cố định từ cấp
nguồn.

hầu hết màn hình LCD đều có cầu chì


Pico (khoảng 2A tới 3A) trong bo
cao áp

đo cầu chì Pico

Đặt que đỏ vào cầu chì Pico và que đen vào mass nguội. Đọc đồng hồ và nó phải là
DCV. Nếu điện áp thấp hoặc không có, nghi ngờ hư cầu chì Pico và diode thứ cấp
hoặc thậm chí hư cấp nguồn. Đôi khi linh kiện ngược về trước bị chạm (xa mạch
điện) có thể làm hạ điện áp. Hút một chân cầu chì ra và đo lại. Nếu bạn có điện áp
bình thường thì chứng tỏ mạch hoặc linh kiện ngược về trước có vấn đề.
Giờ, giả sử nếu bạn đo được điện áp đúng ở chân cấp nguồn IC cao áp thì chứng
tỏ mạch khởi động và mainboard chạy tốt. Nếu bạn đo được 0V và cầu chì Pico có
khoảng 12 tới 16V thì nghi ngờ mainboard bị lỗi (không gửi tín hiệu “on” tới mạch
khởi động) hoặc thậm chí mạch khởi động tự nó có vấn đề.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


đo chân cấp nguồn IC cao áp

đặt que đỏ vào chân cấp nguồn IC cao áp.


Chắc chắn bạn giữ chặt que đo

Đo biến thế cao áp

thông thường cuộn sơ


có nhiều chân hơn do
có vài cuộn dây ở trong

thông thường cuộn


thứ có ít chân hơn do
chỉ có một cuộn dây

biến thế cao áp

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Đo biến thế cao áp màn hình LCD giống như đo biến thế cấp nguồn. Sao gọi là biến
thế cao áp? Bởi nó là biến thế tăng điện áp có nghĩa là nó tăng điện áp ngõ vào AC
từ 10 tới trên 20V thành mấy trăm Vôn ngõ ra AC! Có ba cách để đo biến thế, bạn
có thể đo điện trở; hoặc bằng máy thử flyback thì chính xác hơn trong việc phát
hiện chạm giữa các cuộn dây; hoặc thậm chí có thể thực hiện đo điện áp.

cuộn sơ cuộn thứ

biến thế cao áp (biến thế tăng điện áp)

Đo điện trở

thông thường cuộn sơ biến thế


có giá trị Ohm rất thấp

Cuộn sơ có ít vòng quấn hơn do đó điện trở rất thấp (hầu hết đồng hồ sẽ chỉ 0Ω).
Bên thứ có nhiều vòng quấn hơn do đó điện trở cao hơn bên sơ. Ohm kế chỉ cho
biết có cuộn dây nào ở trong bị đứt hay không và đó không phải là đồng hồ để đo
chạm giữa các cuộn dây.
Cũng chắc chắn rằng bạn chỉnh thang x10KΩ để đo giữa cuộn sơ và thứ. Không
được có số đo nào (∞/OL); nếu có số đo nghĩa là bị chạm bên trong giữa cuộn sơ
và thứ. Đối với biến thế bị cháy hoặc bị chạm, cách duy nhất để giải quyết là thay
bằng biến thế mới.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


cuộn thứ có điện trở cao hơn
bởi nó có nhiều cuộn dây hơn

Đo cuộn dây bị chạm

kiểm tra cuộn sơ bằng đồng hồ thử


flyback sẽ không lên đèn nào do có
ít vòng quấn hơn

Có số đo điện trở tốt không có nghĩa là biến thế tốt. Bạn cần thực hiện đo cuộn dây
bị chạm bằng máy thử flyback để biết cuộn dây thực sự tốt. Cuộn sơ ít bị chạm
nhưng khả năng ở cuộn thứ là cao hơn bởi ở trong có nhiều vòng quấn hơn. Đơn
giản là đặt que đo máy thử flyback vào cuộn thứ và nhìn các đèn LED.
Tùy cuộn dây biến thế một số sẽ làm sáng LED đầu và LED 2 nhấp nháy. Một số sẽ
làm sáng hai LED đầu và LED 3 nhấp nháy và một số sẽ làm sáng ba LED đầu và
LED 4 nhấp nháy. Đây là các số đo tốt của biến thế cao áp. Nếu không thì rất có
thể cuộn dây biến thế bị chạm.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


kiểm tra cuộn sơ bằng đồng hồ thử
flyback thường sáng từ một tới bốn
đèn và đèn cuối là nhấp nháy

Bạn có thể tìm cho mình máy thử flyback từ website:


http://www.flippers.com/pdfs/k7205.pdf

Đo điện áp

Phép đo thứ ba là để thực hiện đo điện áp ở chân ra của biến thế. “Bật” màn hình
LCD và chỉnh thang ACV 1000. Giữ que đỏ và đo nhanh chân của đầu nối backlight
như hình. Bạn có thể thấy rõ kim đồng hồ lên rất nhanh. Bạn phải nhanh chóng lấy
que đo ra nếu không màn hình LCD sẽ vào chế độ tự tắt bởi mạch hồi tiếp phát
hiện ra thay đổi bất thường ở điện áp ngõ ra. Không dùng tới que đen và không cần
đặt nó vào mass nguội.
Nếu bạn có thể thấy kim lên rất nhanh, đây là dấu hiệu báo biến thế đang chạy tốt.
Ngược lại nếu IC cao áp có vấn đề, biến thế sẽ hoạt động không mạnh và bạn
không thể dùng phương pháp này để đo. Sau khi sửa vài màn hình LCD, tôi chắc
bạn sẽ biết phương pháp nào dùng để đo biến thế.

đặt que đỏ vào chân ra và quan sát


kim đồng hồ

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Đo tần số

Có cách độc đáo để kiểm tra bo cao áp hoặc biến thế có đang chạy không. Chỉ cần
đặt que đỏ đồng hồ số lên thân biến thế và chọn phép đo tần số (chắc chắn là đồng
hồ của bạn đo được thang tần số cao hơn) và đồng hồ sẽ bắt tần số. Điều này
chứng tỏ biến thế đang chạy. Bất lợi của cách này là nếu màn hình LCD có vấn đề
tự tắt, đồng hồ có thể không bắt kịp số đo tần số.

đặt que đỏ lên thân biên thế cao áp, đồng


hồ có thể bắt tín hiệu tần số

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Điểm đo dạng sóng chuẩn màn hình LCD
Nhờ máy hiện sóng chúng ta dễ xác định được vùng hoặc linh kiện cụ thể trong
thiết bị điện tử bất kỳ có chạy hay không. Nếu bạn còn chưa đầu tư tôi hết sức
khuyên bạn mua một cái bởi với máy hiện sóng nó có thể giảm bớt thời gian dò tìm
hư hỏng. Bạn có thể mua máy tương tự hoặc kỹ thuật số đã qua sử dụng và nếu
hợp túi tiền bạn có thể mua luôn cái mới. Bạn cũng có thể trả giá trên website Ebay.
Tôi không hay dùng máy hiện sóng nhưng tôi phải dùng nó khi tôi muốn xem hình
của dạng sóng và cũng để xem có dạng sóng ở một điểm đo cụ thể hay không.
Đồng hồ vạn năng không thể kiểm tra sự có mặt của một tín hiệu tốt và bạn cần
máy hiện sóng để tìm ra.

Điểm đo cấp nguồn

FET nguồn

dạng sóng tới chân


G FET nguồn

IC công suất

cầu chỉnh lưu

Nhờ máy hiện sóng tôi có thể đo dạng sóng ra của IC công suất. Đầu tiên bạn cần
xác định chân ra của IC công suất là chân nào. Bạn có thể lấy thông tin từ sách tra
hoặc trên Internet. Tôi khuyên bạn tìm trên Internet bởi nó có thể cung cấp nhiều
chân ra của IC đời mới nhất với nhiều mã số trên thân khác nhau. Sách tra có giới
hạn và chỉ cập nhật ba tới bốn năm một lần. Khi bạn tìm được chân ra thì bạn có
thể đo và xem dạng sóng ra. Ví dụ ở dưới, chân 8 là ngõ ra (cực cổng - gate) bởi
nó tới chân G FET nguồn.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


dùng máy hiện sóng để kiểm tra dạng
sóng ra của IC công suất

Mass máy hiện sóng (que đen máy hiện sóng) phải nối với mass sơ cấp (mass
nóng). Chỗ tốt nhất là kẹp que đo ở chân âm tụ lọc. Nếu bạn muốn kiểm tra bên thứ
thì kẹp que đo ở mass nguội.

khu vực nguồn


ký hiệu cực âm

kẹp mass máy hiện sóng vào cực âm tụ lọc


sơ cấp

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


đặt mass máy hiện sóng vào mass
nguội nếu bạn muốn đo bên thứ của
cấp nguồn

Đặt mass máy hiện sóng vào mass nguội nếu bạn muốn đo bên thứ

Lưu ý: mass nóng khác mass nguội!


Ví dụ dạng sóng bạn có khi đo chân ra của IC công suất như hình ở dưới. Tất nhiên
một số thiết kế cấp nguồn có thể có dạng sóng hơi khác nhưng nó phải là sóng
xung vuông.

ví dụ điển hình dạng sóng điều biên


độ rộng xung (MWP) của IC công suất

Khi bạn đã có dạng sóng, nghĩa là IC đang nhận điện áp cung cấp và chạy tốt. Nếu
không có dạng sóng nhưng có ngõ vào cung cấp thì có thể do nhiều yếu tố như hư
IC công suất, chạm FET nguồn, khô chì mối hàn, chạm linh kiện bên thứ đã ngắt IC
công suất thông qua mạch hồi tiếp, lỗi linh kiện chung quanh gần IC công suất, v.v.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Điểm đo ngõ ra thứ cấp

diode ngõ ra thứ cấp

đo ngõ ra 5V và chắc chắn dạng sóng


không có gợn

Nếu bạn muốn chắc có điện áp ngõ ra thứ cấp hay không bạn chỉ cần đặt que đỏ
máy hiện sóng vào cực âm diode ngõ ra thứ cấp và que đen vào mass nguội. Dạng
sóng phải là đường thẳng không nhiễu (không có gợn). Khi bạn đã có kiểu dạng
sóng này bạn sẽ biết ngay tụ lọc sơ cấp và tụ lọc thứ cấp đang chạy tốt. Bạn có thể
dùng phương pháp này để kiểm tra cấp nguồn chế độ ngắt/mở (Switch Mode
Power Supply - SMPS).

ngõ ra DC tốt sẽ cho đường thẳng.


Điều này có nghĩa là tụ lọc bên thứ
chạy tốt

dạng sóng lăn tăn

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Điểm đo mainboard

Điểm đo dạng sóng ở mainboard là thạch anh và dạng sóng ngõ ra từ IC scalar.

Đo thạch anh
Đơn giản là đặt que đo máy hiện sóng vào một chân thạch anh như hình và chờ
dạng sóng hình sin. Nếu bạn không có dạng sóng (màn hình LCD sẽ không có
hình) thì có thể do không có điện áp cung cấp tới mainboard (IC scalar), lỗi thạch
anh hoặc thậm chí hư linh kiện chung quanh. Từ kinh nghiệm, các tụ dán chung
quanh dễ bị chạm. Kiểm tra các tụ này bằng đồng hồ kim chỉnh thang x10KΩ và kim
không được chỉ số đo nào!

kiểm tra chạm tụ

IC scalar

đo thạch anh bằng máy hiện sóng

dạng sóng điển hình của


thạch anh

Đo ngõ ra IC scalar
Giả sử có điện áp cung cấp tới mọi IC và có dạng sóng tốt ở thạch anh thì phép đo
tiếp theo của bạn sẽ là xem IC scalar có chạy hay không. Đặt que đo máy hiện sóng
vào chân ra như hình. IC scalar có nhiều ngõ ra và bạn chỉ muốn chắc chắn là IC
đang gửi đi các tín hiệu. Chỉ cần đặt que đo vào ngõ ra bất kỳ và quan sát dạng
sóng.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Kiểu dạng sóng này hoàn toàn khác với dạng sóng chúng ta có khi đo ở màn hình
CRT. Đó là dạng sóng số và máy hiện sóng bình thường không thể nói được tín
hiệu đúng hay không nhưng ít nhất chúng ta biết là có tín hiệu ra từ IC scalar. Nếu
bạn có đường thẳng tại mọi ngõ ra thì điều này cho biết rõ IC scalar không chạy.
Nếu IC scalar bị lỗi cách duy nhất là thay cả mainboard. Khó tìm được IC scalar
mới để thay.
Lưu ý: mainboard khác nhau có các dạng sóng ra khác nhau!

thạch anh
IC scalar

dùng máy hiên sóng vi điều khiển EEPROM


để đo mọi điểm
ở đây

bảng LCD

hoàn toàn không có dạng


sóng ngõ ra cho biết IC
scalar bị hư

dạng sóng điển hình ở ngõ ra


IC scalar

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Điểm đo bo cao áp

Nếu bạn muốn chắc chắn là IC cao áp đang chạy, bạn phải đo ngõ ra có dạng sóng
xung vuông. Một số IC cao áp có ngõ ra (kênh) đơn trong khi một số có hai ngõ ra
như IC cao áp TL1451ACN dùng trong nhiều bo cao áp. Đầu tiên chắc chắn có điện
áp cung cấp (khoảng 12 tới 16V) ở chân VCC IC cao áp. Tiếp theo chúng ta cần đo
dạng sóng ra ở chân 7 và chân 10 IC cao áp (bởi IC cao áp này có hai kênh). Bạn
phải có dạng sóng xung vuông ở các chân ra. Nếu không có dạng sóng thì nghi ngờ
hư IC cao áp hoặc linh kiện chung quanh có vấn đề.

que đo máy hiện sóng

IC cao áp

đo chân 7 (dạng sóng ra của kênh đầu tiên)


IC cao áp

que đo máy hiện sóng

IC cao áp

đo dạng sóng ra của kênh thứ hai IC


cao áp

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


dạng sóng xung vuông từ ngõ ra IC cao áp

Bạn có thể thực hiện kiểu đo này với IC cao áp bất kỳ nhưng đầu tiên bạn phải có
dữ liệu IC trên Internet để biết chân ra là chân nào trước khi bạn đo. Cẩn thận
không được đụng que đo máy hiện sóng vào các chân khác nếu không bạn có thể
làm chết IC cao áp. Nếu bạn có dạng sóng tốt thì bạn phải thực hiện phép đo cuối
cùng là đo tần số.

Đo tần số

Đặt que đo máy hiện sóng lên thân biến thế cao áp bạn có thể thấy dạng sóng hình
sin. Máy hiện sóng có thể bắt được tần số và điều này cho thấy rằng biến thế đang
chạy. Nếu bo cao áp không chạy bởi lỗi ở IC cao áp, ở mạch, tự tắt, v.v. máy hiện
sóng sẽ chỉ có đường thẳng. Bằng phép đo các dạng sóng mà tôi đã giải thích rõ tôi
tin việc dò tìm hư hỏng màn hình LCD sẽ dễ hơn cho bạn.

biến thế cao áp

đặt que đo máy hiện sóng lên thân


biến thế đang chạy và bạn có thể thấy
dạng sóng hình sin

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


đặt que đo lên thân biên thế và bạn
có thể thấy dạng sóng hình sin

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Trục trặc màu ở màn hình LCD
Trong số các vấn đề ở màn hình LCD, trục trặc màu là khó phán đoán nhất. Trục
trặc màu có nhiều kiểu ở màn hình LCD như cầu vồng (loang lổ khắp màn ảnh),
mất một trong ba màu chính (đỏ, xanh lá, xanh), màn ảnh nhiều lằn sáng dọc, mờ
màu, màn ảnh nhiều lằn sáng ngang, sai màu, v.v.

màn ảnh nhiều lằn sáng dọc

màn ảnh nhiều lằn sáng ngang

Từ kinh nghiệm, thông thường trục trặc màu cho biết cấp nguồn, bo cao áp và
backlight đang chạy tốt và nguyên nhân là ở mainboard, lỏng cáp và bo điều khiển
(bảng LCD). Phán đoán do cáp không thành vấn đề bởi bạn có thể lắp lại cáp hoăc
thậm chí dùng đồng hồ vạn năng để đo sự liên tục giữa hai chân của mainboard và
bo điều khiển.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


lằn sáng ngang bị méo ở màn hình
LCD

mờ màu

IC scalar lỗi nhiều lúc vẫn hiện dạng sóng tốt trên máy hiện sóng nhưng lại không
dẫn toàn bộ dữ liệu (thông tin) từ IC scalar tới IC điều khiển trong bo điều khiển.
Thậm chí thiếu vài bit trong khi truyền dữ liệu, màn hình có thể cho trục trặc màu
như đã đề cập.

cáp

IC scalar

mainboard

Nếu IC điều khiển nhận đủ dữ liệu từ IC scalar nhưng nếu IC điều khiển tự nó có
vấn đề nó sẽ không gửi tín hiệu cần thiết hoặc gửi sai tín hiệu tới IC lái LCD trong
TCP gây ra trục trặc màu ở màn hình.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


mainboard

IC điều khiển
đầu nối

Sau nhiều nghiên cứu vẫn không có cách gì có thể đo chính xác mọi thông tin trong
dữ liệu. Tín hiệu số hoàn toàn khác với khi bạn dùng máy hiện sóng đo tín hiệu
RGB ở màn hình CRT. ở màn hình LCD, mỗi dây nối giữa mainboard và bo điều
khiển có thể chứa nhiều tín hiệu (thông tin) và khó để đo chúng. Để sửa trục trặc
màu, phải so sánh với mainboard hoặc bảng LCD tốt. Mainboard cũng như bo điều
khiển (bảng LCD) có thể gây trục trặc màu (giả sử là cáp tốt). Cách này bạn có thể
tiết kiệm thời gian nhưng câu hỏi là làm sao chúng ta có màn hình LCD cùng mô-
đen để so sánh?
Giả sử nếu bạn không thể tìm được cùng màn hình LCD để so sánh và bạn biết cáp
trong tình trạng tốt thì tôi không có gợi ý nào cho việc sửa chúng bởi mainboard và
bảng LCD rất đắt và thông thường khách hàng chọn không sửa và họ thích mua cái
mới hơn. Thậm chí nếu bạn có cùng bo và bảng LCD để so sánh, vẫn có khả năng
khách hàng sẽ không sửa bởi chi phí cao. Nhưng bạn có thể thử để có một số kinh
nghiệm sửa màn hình LCD. Nếu có màn hình LCD bị trục trặc màu và đã kiểm tra
cáp (giữa mainboard và bo điều khiển) và mọi điện áp chính đều tốt (2,5V, 3,3V và
12V) thì tôi sẽ thử chấm chì cho IC scalar và IC điều khiển bằng máy khò (đề phòng
trường hợp khô chì mối hàn).
Tôi cũng sẽ dò mọi tụ dán chung quanh IC scalar, vi điều khiển và IC điều khiển.
Đôi khi dữ liệu trong vi điều khiển có thể mất và bạn cần máy lập trình để lập trình
lại cho nó. Nếu đã làm mọi cách và trục trặc màu vẫn còn, tôi sẽ nói khách hàng
mainboard và bảng LCD đều bị lỗi và mong được trả cao hơn để thay linh kiện.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Giữ đầu nối bằng băng keo vải

không được dùng băng keo đen thường

đề nghị dùng băng keo vải

đôi khi đầu cắm có thể bị bung dễ dàng

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


dùng băng keo vải để giữ đầu nối
không bị lỏng

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Vấn đề hình trắng ở màn hình LCD

hình trắng ở màn hình LCD

Nếu bạn thấy hình trắng ở màn hình LCD điều này chứng tỏ cấp nguồn, bo cao áp
và backlight đang chạy tốt và bạn cần dò tìm hư hỏng khu vực khác để xác định lỗi
gây ra vấn đề hình trắng. Có nhiều nguyên nhân màn hình LCD bị hình trắng:
1. Lỏng đầu nối iữa cáp mainboard và bo điều khiển. Cáp bung khỏi mainboard
không thể gửi tín hiệu tới IC điều khiển do đó bị hình trắng. Ở một số màn hình
LCD, nó sẽ tự tắt nếu không có tín hiệu tới bo điều khiển. Để giải quyết, thử lắp lại
cáp và kiểm tra lại màn hình.

chắc chắn đầu nối không bị lỏng

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


mainboard

hư một trong các linh kiện này có thể


gây hình trắng ở màn hình LCD

2. Hư mainboard - mainboard tự nó bị lỗi không thể gửi tín hiệu tới IC điều khiển. IC
ổn áp, IC scalar, vi điều khiển, EEPROM bị hư và tụ dán chung quanh bị chạm có
thể gây hình trắng. Chắn chắn là có tín hiệu tới bo điều khiển trước khi bạn nói vấn
đề là ở mainboard. Bạn có thể đo bằng máy hiện sóng trên các điểm tại đầu nối
hoặc bên mainboard hoặc bên bo điều khiển.

chắc chắn có dạng sóng tới IC


điều khiển trong mainboard

3. Hư cầu chì dán trong bo điều khiển. Có một cầu chì dán nhỏ trên đường đi của
VCC tới bo điều khiển. Nếu đứt cầu chì này thì sẽ không có điện áp cung cấp tới IC
điều khiển. Dù IC điều khiển nhận được tín hiệu từ mainboard nhưng không có tín
hiệu ra tới IC lái LCD ở trong TCP do đó không cho ảnh và chỉ có màn ảnh màu
trắng nhờ backlight. Đơn giản là dùng đồng hồ đo cầu chì dán để xem có đứt hay
không nhưng trước khi đo chắc chắn bạn đã đeo dây giải tĩnh điện (Electronic Static
Discharge Strap). Linh kiện trong mainboard rất nhạy cảm với tĩnh điên. Lưu ý điều
này. Nếu cầu chì tốt và không có tín hiệu tới IC điều khiển, cách duy nhất để giải
quyết là thay bảng.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


cầu chì dán

bo điều khiển

4. Đầu chương tôi đã đề cập đây không phải là vấn đề cấp nguồn nhưng lại có màn
hình LCD chập chờn cho hình trắng gây ra bởi lỗi tụ hóa. Khi tôi kiểm tra ESR (giá
trị điện trở nối tiếp tương đương) của tụ số đo Ohm rất cao. Thay các tụ hóa bị lỗi
đã giải quyết được vấn đề hình trắng chập chờn. Sau này nếu bạn gặp màn hình
LCD có vấn đề hình trắng đầu tiên kiểm tra các tụ hóa thứ cấp trước khi đo các
mạch khác mà tôi đã liệt kê ở trên.

bo cấp nguồn

chắc chắn mọi tụ này


đểu trong tình trạng tốt

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Một lằn sáng dọc màn hình LCD Philips
170C

Lằn sáng dọc bên trái màn ảnh ở màn hình LCD Philips. Đầu tiên tôi không biết nó
bị chập chờn tới khi tôi ấn lên màn ảnh chỗ có lằn sáng dọc. Lúc tôi ấn lên màn ảnh
lằn sáng dọc mất hẳn và màn hình bình thường trở lại. Khi tôi thả tay ra lằn sáng
dọc lại xuất hiện. Thông thường một lằn sáng dọc khó sửa được và hầu hết là bởi
lỗi bảng LCD (hư IC lái LCD, gãy TCP, hư IC điều khiển).

khi tôi ấn lên màn ảnh lằn sáng dọc mất hẳn

Sau khi tháo vỏ nhôm bo điều khiển, tôi tìm TCP ngay lằn sáng dọc nhờ băng keo
trắng.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


dùng băng keo để dò tới TCP nào bị tiếp xúc
kém

Chắc chắn bạn đã đeo dây giải tĩnh điện trước khi mở nắp bo điều khiển bởi linh
kiện bo điều khiển cực kỳ nhạy cảm.
Khi ấn lên TCP mà tôi đang nghi ngờ tôi thấy lằn sáng dọc không còn do đó điều
này được xác nhận đó là vấn đề tiếp xúc kém giữa TCP và bo điều khiển. Chúng ta
không có cách gì để hàn lại bo do súng hàn sẽ làm chảy TCP. Bo được gia công
trong nhà máy và nhà máy có loại thiết bị đặt biệt để thực hiện công việc.

cuộn Yoke CRT

bạn có thể bóc một cái từ


đèn hình

Bởi không thể hàn lên TCP tôi quyết định dùng phương pháp ấn. Giờ lấy băng keo
chất lượng tốt từ đèn hình CRT. Băng keo này ở chỗ cuộn Yoke CRT và bạn có thể
dễ thấy lúc mở nắp màn hình CRT ra.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


băng keo CRT

cắt băng keo để dán bo điều khiển

Cắt băng keo và dán lên mối hàn giữa TCP và bo điều khiển như hình. Chỉ cần dán
băng keo lên trên và đóng vỏ nhôm bo điều khiển lại. Vỏ sẽ đè lên và ấn vào chỗ
tiếp xúc giữa TCP và bo điều khiển.

TCP
bo diều khiển

dán băng keo lên trên TCP


tiếp xúc kém

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


bo điều khiển

đóng vỏ lại

lực ấn từ vỏ kim loại làm băng keo ấn


lên chỗ tiếp xúc kém ở TCP và lằn
sáng dọc mất ngay

Làm xong, tôi để nó chạy nhiều ngày và nó chạy tốt. Bạn cũng có thể áp dụng thủ
thuật này cho lằn sáng ngang.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Một lằn sáng ngang màn hình LCD

lằn sáng ngang màn ảnh

Có thể có ba khả năng xuất hiện lằn sáng ngang ở màn hình LCD. Thứ nhất có thể
do thiếu tín hiệu từ IC điều khiển tới IC lái LCD, thứ hai có thể do IC lái LCD tự nó bị
hư và thứ ba có thể là tiếp xúc kém ở TCP. Nếu bạn đã đọc chương trước, bạn sẽ
có một số hiểu biết để phán đoán.

bo điều khiển lái


ngang

lằn sáng ngang


màn ảnh

màn ảnh LCD

nghi ngờ TCP này có


vấn đề
bo điều khiển lái
dọc

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


TCP
màn ảnh LCD

lằn sáng ngang

IC lái LCD

kiểm tra có chỗ


nào tiếp xúc kém
bo điều khiển lái dọc phóng to hay không

Nếu bệnh vẫn như cũ thì khả năng là vấn đề có thể ở màn ảnh LCD. Không có cách
gì sửa được bởi bạn không thể mua được linh kiện thay cho IC lái LCD và IC điều
khiển. Thậm chí nếu bạn có thể tìm được IC lái LCD bạn không có cách gì có thể
hàn bởi súng hàn có thể làm chảy TCP. Cách tốt nhất vẫn là thay bằng màn ảnh
LCD hoặc bảng mới nếu không có vấn đề tiếp xúc kém nào ở TCP.

nếu TCP kiểm tra tốt thì cách duy


nhất để giải quyết vấn đề lằn sáng
ngang là thay bảng LCD

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Cách sửa adapter nguồn màn hình LCD
bên trong hộp nguồn màn hình LCD

Sửa hộp cấp nguồn màn hình LCD dễ hơn sửa cấp nguồn màn hình CRT. Nó nhỏ
và thông thường chỉ có một ngõ ra là 12V và khoảng từ 2A tới 4A. Cũng có một số
thiết kế 18 và 24V. Ngày nay hầu hết cấp nguồn LCD đều có trong mainboard như
màn hình LCD Dell E151FP trong khi đời cũ hơn có hộp nguồn riêng.
Loại có hộp nguồn dễ phán đoán bởi bạn có thể thay một cái khác đang chạy để
chắc chắn hộp nguồn gây vấn đề. Bạn cũng có thê dùng máy cấp nguồn DC cấp
nguồn cho LCD để biêt hộp nguồn bị lỗi hay không.
Nếu bạn không có máy cấp nguồn DC, bạn có thể dùng phương pháp này để cách
ly vấn đề đặc biệt là triệu chứng không nguồn, nguồn thấp và nguồn nhịp. Dùng
bóng đèn sau xe hơi (24V) và mắc vào jack cắm ngõ ra hộp nguồn. Nếu nó sáng
mạnh (không chớp lần nào) thì hộp nguồn tốt. Hộp nguồn có vấn đề nếu bóng đèn
nhấp nháy hoặc mờ.

máy cấp nguồn


DC

Vì sao phải dùng phương pháp này (bóng đèn) để kiểm tra? Nếu có linh kiện bị
chạm hoặc hở ở mainboard màn hình LCD, nó cũng sẽ ảnh hưởng việc cấp nguồn.
Từ kinh nghiệm, hầu hết vấn đề cấp nguồn LCD dù ở hộp nguồn hay cấp nguồn
sẵn trong mainboard đều do lỗi tụ hóa (rất có thể do nhiệt) ở khu vực sơ cấp và thứ
cấp.
Hầu hết các tụ có giá trị điện trở trong cao làm cấp nguồn cho nguồn ra thấp, nhịp
hoặc không có nguồn. Giá trị điển hình tụ hóa bên sơ là 47 và 100µF 50V và bên
thứ là 1000 tới 2200µF 25V.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


gắn liền cấp
mainboard
nguồn với bo
cao áp
khu vực cao áp

tụ phù

Đôi khi bạn có thể thấy đầu tụ bị phù và vỏ tụ đổi thành màu tối hơn như hơi nâu.
Khu vực nguồn ở một số màn hình LCD vẫn sử dụng IC dao động (điều biên độ
rộng xung - Pulse Width Modulation - PWM) UC3842. Loại IC này rất dễ tìm ở chợ
so với một số IC công suất lại rất khó tìm. Màn hình LCD Samsung 153V sử dụng
IC công suất TOP247F rất dễ dò tìm hư hỏng nếu nguồn bị lỗi.

Kiểm tra hộp nguồn để xem ngõ ra có tốt hay không

Nếu bạn nghi ngờ bên nguồn sơ cấp có vấn đề, việc bạn có thể làm là kiểm tra mọi
linh kiện ở đây. Nếu bạn rành đo linh kiện điện tử, bạn sẽ chỉ mất khoảng 15 tới 20

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


phút để thực hiện công việc. Nếu bạn không chắc về cách đo linh kiện điện tử, thì
tôi hết sức khuyên bạn ghé http://www.TestingElectronicComponents.com để học
cách đo linh kiện điện tử như người chuyên nghiệp.Thông tin thêm về cách sửa vấn
đề cấp nguồn vui lòng tới chương “Cách sửa vấn đề không nguồn ở màn hình
LCD Dell E151FP và Samsung 510N”.
Một số hộp nguồn chỉ bị cháy nhẹ và sau khi thay cầu chì; nó sẽ chạy tốt như mới.
Dò tìm hư hỏng cấp nguồn LCD không khó nếu bạn biết cách đo linh kiện điện tử
và cách cấp nguồn làm việc.

Cách sửa adapter nguồn LCD Sharp LL-T15G2

LCD Sharp 15” mô-đen LL-T15G2

Màn hình LCD Sharp LL-T15G2 bị mất nguồn ở adapter nguồn. Lúc mở vỏ tôi thấy
nắp bên trong và bo cấp nguồn có dấu hiệu cháy. Đầu tiên tôi nghĩ do sét đánh
nhưng xem xét kỹ tôi thấy dây vàng chạm một trong các chân diode cầu chỉnh lưu.
Bạn cũng có thể thấy rõ đứt một phần mạch. Ngạc nhiên là không đứt cầu chì!

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


dây mass chạm cầu
chỉnh lưu làm nổ cấp
nguồn

Bo cháy đen cần đươc chà trước khi tôi bắt đầu kiểm tra các linh kiện nghi ngờ.
Đầu tiên chắc chắn tụ lọc được kiểm tra không còn điện bằng đồng hồ vạn năng,
nếu có điện áp bạn có thể xả bằng điện trở 2,2KΩ 10W. Đây chỉ là thủ tục bình
thường bởi tôi không muốn bất cứ bạn đọc nào mới bước vào nghề bị điện giật.

điện trở cảm biến dòng FET nguồn 2SK3114

diode thứ cấp

cuộn cảm

tụ lọc
biến thế nguồn
chế độ ngắt/mở

ngõ ra 12V

tụ lọc thứ cấp


IC dao động (điều
biên độ rộng xung - bộ ghép quang
Pulse Width
Modulation - PWM)

Khi tôi đã chắc không còn điện trong tụ lọc, sau đó tôi sẽ dùng đồng hồ kim chỉnh
thang x1Ω để đo FET nguồn (mã số trên thân là 2SK3114). Đặt que đen vào chân
giữa FET nguồn và que đỏ vào một trong hai chân kia. Kim không được chỉ số đo
nào, nếu có số đo, có thể là chạm FET nguồn. Để biết chắc cách tốt nhất là tháo
FET khỏi mạch và kiểm tra. Nếu FET nguồn không nổ, khả năng là IC dao động
(điều biên độ rộng xung - Pulse Width Modulation - PWM) KA3842B còn tốt. Các
điện trở bên sơ cũng được kiểm tra tốt.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


đo cuộn sơ biến thế
nguồn bằng đồng hồ
thử flyback Dick Smith

Tôi sẽ dùng máy thử flyback Dick Smith đặt vào cuộn sơ biến thế nguồn để xem có
chạm cuộn dây hay không. Sáng hết tám đèn và điều này chứng tỏ không chỉ cuộn
sơ mà các diode thứ cấp cũng tốt. Với đồng hồ này, có thể nói tôi thực sự tiết kiệm
được thời gian dò tìm hư hỏng. Nếu chạm cuộn sơ hoặc diode thứ cấp, đèn đồng
hồ sẽ dừng ở vạch rất thấp hoặc tắt hẳn.

đứt mạch

sau khi chà bo

Giờ, tôi sẽ dò các tụ hóa bằng đồng hồ ESR dù tôi biết khả năng hư tụ rất ít do vấn
đề là chạm giữa dây vàng và một trong các chân diode cầu chỉnh lưu và chắc chắn
không ảnh hưởng tới tụ.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


ba diode kia được
kiểm tra tốt
cầu chì

chạm một trong các diode


cầu chỉnh lưu

Trở lại diode cầu, bạn có thể kiểm tra diode còn trên mạch bằng đồng hồ kim chỉnh
thang x1Ω. Kim không được chỉ hai giá trị ít khác nhau qua hai lần đo. Nếu bạn
không chắc về số đo bạn có thể so sánh với các diode khác. Kiểm tra diode tôi thấy
hư một diode và tôi tháo hết và thay bằng bốn diode 1N4007 mới. Thông tin thêm,
nếu chạm một trong các diode, thay đồng loạt diode hư và ba diode kia.

nếu chạm một trong các diode cầu, thay


đồng loạt cả bốn diode

Đó là từ những năm kinh nghiệm sửa điện tử, tôi đã gặp vấn đề là sau khi trả máy
(thay một diode), vài ngày hoặc vài tuần sau khách hàng cũ trở lại với vấn đề cũ tức
là không nguồn (gây ra bởi diode khác bị chạm ở mạch cầu chỉnh lưu). Để được tin
cậy và tránh việc khách hàng gửi trả máy đòi bảo hành, tốt nhất là thay đồng loạt
nếu thấy hư một diode. Diode này không đắt so với thời gian bỏ ra và nó có thể ảnh
hưởng tới uy tín bởi bạn là thợ sửa điện tử.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


nối mạch

Sau khi thay diode mới, bạn cần nối lại mạch bị đứt bằng chân điện trở 2W. Trước
khi bật nguồn, phải luôn mắc bóng đèn 100W vào để thử. Lý do dùng bóng đèn là
để tránh nổ linh kiện mới thay đề phòng trường hợp bị chạm đâu đó nếu bạn đã
kiểm tra sót.

tháo cầu chì và mắc bóng đèn 100W vào

Đơn giản là tháo cầu chì ra và mắc hai dây bóng đèn vào. Giờ bật nguồn và quan
sát bóng đèn. Nếu bóng đèn sáng mạnh và lâu, điều này có nghĩa là vẫn còn vấn
đề trong cấp nguồn. Nếu bóng đèn không sáng, giờ bạn có thể đặt que đo vào ngõ
ra để kiểm tra có 12V hay không.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


đứt cầu chì

mainboard

jack cắm ngõ vào


đầu nối VGA
12VDC

Khi bạn đã có điện áp ngõ ra, bạn có thể hàn lại cầu chì và đậy nắp. Khi tôi cắm
jack 12V vào màn hình LCD, không có nguồn. Tôi đoán ngắn mạch trong hộp
nguồn/adapter có thể đã làm nổ cầu chì bên trong LCD. Đúng vậy, sau khi mở nắp
LCD và kiểm tra cầu chì thấy bị đứt. Thay cầu chì bên trong LCD và màn hình LCD
Sharp chạy lại. Không chỉ bạn thấy hài lòng do sửa được cấp nguồn, bạn còn được
tiền thù lao từ khách hàng nữa! Nó là như thế, hãy biết giữ mình nhé bạn.

thực sự hài lòng khi thấy LCD chạy lại

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Cách sửa vấn đề mất nguồn
màn hình LCD Dell E151FP

bên trong màn hình


LCD Dell E151FP

Màn hình LCD Dell E151FP với triệu chứng không nguồn và mở nắp tôi thấy cháy
vài linh kiện. Cháy R623 (4,7Ω) và bạn vẫn có thể nhìn ra mã màu. Điện trở cảm
biến dòng điện (0,68Ω) lớp ngoài bị đứt chân và cháy nhẹ và một chân tụ lọc C605
(68µF 400V) bị rỉ và bị đứt khi tôi hút chì.
Đây không phải là mô-đen mới và tôi tin nhiều kỹ thuật viên kinh nghiệm đã sửa
qua. Nhưng với ai chưa gặp vấn đề này, bạn có thể theo các bước sau để dò tìm
hư hỏng và sửa màn hình LCD kiểu khác bất kỳ có vấn đề nguồn.

mặt sau màn hình


LCD Dell E151FP

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Đầu tiên tôi sẽ tháo biến thế nguồn và chắc chắn là nó kêu tốt với máy thử flyback
Dick Smith. Tôi làm việc này đầu tiên bởi tôi không muốn mất thời gian kiểm tra linh
kiện khác để rồi sau đó phát hiện biến thế nguồn là nguyên nhân.
Khi nó đã kêu tốt tôi sẽ đo mọi diode thứ cấp. Thông tin thêm, hầu hết cấp nguồn
màn hình LCD sử dụng rộng rãi diode kiểu Schottky đôi và thông số thông thường
từ 10 tới 20A điện áp khoảng 40V. Tuy nhiên tôi đã gặp một số thiết kế vẫn còn sử
dụng diode loại đơn lẻ ở khu vực thứ cấp.
Phải chắc chắn bạn biết cách đo diode thường và diode Schottky. Xem lại phương
pháp đo diode Schottky ở chương trước. Sau đó tôi cũng sẽ kiểm tra giá trị điện trở
trong của các tụ hóa.
Khi đã chắc rằng linh kiện bên thứ được kiểm tra tốt, tôi sẽ tiến hành tháo mọi linh
kiện bên sơ. Một số linh kiện bên sơ mà bạn có thể kiểm tra trên bo là cầu chỉnh lưu
và cầu chì. Nếu bạn chưa quen sửa màn hình LCD tôi sẽ khuyên bạn kiểm tra mọi
linh kiện ngoài bo (hút hở một chân khỏi bo). Bằng cách này bạn sẽ chắc chắn rằng
mọi linh kiện bạn dò đều tốt.

cháy điện trở cảm


biến dòng điện

rỉ chân tụ

cháy điện trở

khu vực nguồn ở màn


hình LCD Dell E151FP

Các linh kiện tôi phát hiện bị hư là: cầu chì 2A, R615 0,68Ω, R613 1KΩ, R612 47Ω,
R623 4,7Ω, D604 1N4148, Q601 SSS6N60A, C605 68µF 400V và IC601 UC3842B.
Tất cả là chín linh kiện và tôi mất chưa đầy 20 phút để kiểm tra mọi linh kiện bên
sơ. Giờ là lúc tìm kiếm linh kiện thay thế. Sau chừng 5 phút ở gian nhà linh kiện
thay thế tôi đã cố tìm được mọi linh kiện trừ FET nguồn SSS6N60A.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


SSS6N60

tìm mã số trên thân tương đương thay cho


SSS6N60 nhờ sách tra linh kiện bán dẫn

Dù mã số trên thân này được sử dụng ở hầu hết cấp nguồn chế độ ngắt/mở, nó lại
không có trong kho nhà cung ứng điện tử. Sau đó tôi tìm mã số trên thân tương
đương nhờ sách tra linh kiện bán dẫn. Sách gợi ý thay bằng K1118. Sau khi mọi
linh kiện mới và tất nhiên là có biến thế nguồn được hàn vào trong vị trí ban đầu, tôi
không bật nguồn ngay.
Đầu tiên tôi sẽ dùng bóng đèn 100W mắc nối tiếp. Vị trí tốt nhất để mắc bóng đèn là
cầu chì. Tháo một chân cầu chì và mắc bóng đèn vào. Bật nguồn và bắt đầu quan
sát bóng đèn.
Nếu nó sáng mạnh và lâu trong hai phút thì vẫn còn vấn đề ở trong cấp nguồn. Nếu
bóng đèn không sáng chút nào thì đây là dấu hiệu tốt rằng cấp nguồn đang chạy.
Dùng đồng hồ (kim hoặc số) đặt que đỏ vào chân giữa diode Schottky (và que đen
vào mass nguội) và “bật” nguồn. Nếu bạn có số đo điện áp từ chân ra và bóng đèn
không sáng chút nào, thì điều này chắc rằng cấp nguồn đang chạy. Tắt nguồn và
hàn lại cầu chì và “bật” màn hình LCD lại. Tôi rất chắc chắn màn hình LCD giờ sẽ
chạy.

diode Schottky

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


diode Schottky nhìn từ mặt sau

đặt que đen vào mass nguội và que đỏ vào


chân giữa diode Schottky như hình. Nếu có
điện áp ngõ ra tốt thì cấp nguồn tốt

Giả sử diode Schottky ngõ ra là loại đơn lẻ thì bạn cần đặt que đỏ vào cực âm và
que đen vào mass nguội như hình dưới:

khu vực ngõ ra


thứ cấp

đặt que đỏ vào cực âm didoe và que đen


vào mass nguội và đo điện áp ngõ ra

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


que đen

để kiểm tra điện áp ngõ ra thứ cấp, que đen


phải đặt vào mass nguội

Cách đúng để đặt que đen vào mass nguội

màn hình LCD Dell E151FP

Cuối cùng màn hình chạy trở lại sau khi thay linh kiện

Dù bạn dò tìm hư hỏng màn hình LCD Dell E151FP hay các hãng khác, bạn luôn có
thể dùng các bước đã trình bày ở trên để sửa vấn đề cấp nguồn. Phương pháp này
có thể cũng dùng để sửa các kiểu khác của cấp nguồn. Bất kể kiểu cấp nguồn bạn
đang dò tìm hư hỏng là gì, chỉ cần chắc chắn bạn biết cách kiểm tra và thử linh kiện
điện tử. Nếu có bao giờ đo sai một linh kiện, rất tiếc bạn sẽ không thể giải quyết
được vấn đề hoặc có thể mất nhiều thời gian để hoàn thành công việc. Dò mạch
hoài luôn!
Ghé website http://www.TestingElectronicComponents.com và học cách trở trành
người chuyên nghiệp về đo linh kiện điện tử.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Cách sửa vấn đề mất hình
màn hình LCD Dell E152Fpb

màn hình LCD Dell


E151FP

Màn hình LCD Dell E152Fpb “bật” có nguồn (LED nguồn đã sáng) nhưng mất hình.
Màn hình LCD khác màn hình CRT ở chỗ bạn có thể cảm nhận tĩnh điện phía trước
đèn hình hoặc nghe tiếng động phát ra từ cao áp bởi biến thế flyback. ở LCD, nếu
mất hình bạn sẽ không biết được bo cao áp có chạy hay không trừ khi bạn dùng
máy hiện sóng và nó có thể hiển thị dạng sóng cho biết bo cao áp đang chạy.
Mainboard bị lỗi có thể gây vấn đề mất hình ở màn hình LCD. Nếu có vấn đề ở
mainboard, nó sẽ không gửi tín hiệu “on” (cho phép) tới mạch khởi động và điện áp
sẽ không tới chân cấp nguồn IC cao áp do đó ngõ ra biến thế cao áp không cho
dạng sóng.

chắc chắn chân 9 IC cao áp


TL1451ACN có khoảng 12V nếu
không backlight không chạy

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Trường hợp này, sau khi tháo nắp, việc đầu tiên là kiểm tra VCC (điện áp cung cấp)
tới IC cao áp. Mô-đen này sử dụng IC dao động (điều biên độ rộng xung - Pulse
Width Modulation - PWM) TL1451ACN phổ biến - một số thích gọi nó là IC cao áp.
Chân 9 là ngõ vào cung cấp VCC và nó phải có khoảng 12 tới 14V khi “bật” nguồn.
Đo bằng đồng hồ số trung thành của tôi, nó chỉ lên khoảng 3V cho biết đường mạch
tới chân 9 có vấn đề. Đó có thể là linh kiện bị lỗi đã kéo điện áp xuống thấp hoặc đó
có thể là cấp nguồn chế độ ngắt/mở tự nó không cho đủ nguồn.
Để tìm ra câu trả lời cho khu vực nào đang gặp vấn đề, manh mối đầu tiên là LED
nguồn đã sáng và điều này chứng tỏ IC đang cung cấp đủ nguồn tới mạch. Manh
mối khác là đồng hồ có khoảng 16V ở ngõ vào cầu chì Pico 2A.

cầu chì Pico 2A


ở màn hình LCD

Câu trả lời đã rõ, chúng ta có thể kết luận cấp nguồn chế độ ngắt/mở đang chạy tốt.
Bạn cũng có thể dùng bóng đèn 24V để biết được. Chắc bạn đã đọc chương khác
nói về dùng bóng đèn 24V nhằm mục đích dò tìm hư hỏng.
Tôi cứ tự hỏi, vì sao điện áp xuống còn 3V phía sau cầu chì. Phía trước cầu chì có
khoảng 16V nhưng phía sau cầu chì chỉ có 3V! Tôi không nghi ngờ cầu chì, nếu bị
đứt thì phía sau nó phải là 0V. Mạch đầu tiên tôi đã kiểm tra là mạch khởi động
nhưng mọi linh kiện đều được kiểm tra tốt. Tôi thậm chí đã hút hở chân 9 IC cao áp
TL1451ACN chỉ để chắc chắn không phải IC này kéo điện áp xuống.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


mạch khởi động

tín hiệu on/off


từ mainboard

khi nhấn
nút on/off
điện áp
giảm
khoảng
cầu chì
2 - 3V!

khoảng 14
- 16V tại
điểm này

chân 9 hay ngõ vào VCC


IC cao áp TL1451ACN

Vấn đề này thực sự thử thách kỹ năng sửa và dò tìm hư hỏng, bởi hầu hết mọi linh
kiện đáng ngờ đều được kiểm tra tốt. Thậm chí transistor mạch khởi động (C945 và
A733) tôi thay thẳng, sợ chúng bị đánh thủng khi quá tải.
Linh kiện duy nhất tôi đã không kiểm tra là cầu chì! Dùng đồng hồ đo, thay vì có số
đo Ohm thấp hoặc 0Ω tôi lại có 1,012KΩ! Tôi ngạc nhiên và không tin cầu chì lại có
thể tăng trị số thay vì nó bị đứt. Tôi đã luôn nghĩ cầu chì hoặc bị đứt hoặc còn tốt.

đồng hồ chỉ 1,012KΩ


tức là bị hư

Cầu chì tăng trị số do đó 16V xuống còn 3V! Tôi đã gặp nhiều cầu chì Pico loại này
nhưng đây là lần đầu tiên thấy cầu chì tăng trị số.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Thay đúng cầu chì cho màn hình LCD Dell E152Fpb chạy trở lại. Bài học rút ra là
đừng cho rằng linh kiện đã trong tình trạng chạy tốt. Bạn phải biết điều đó bằng
đồng hồ và nếu bạn vẫn nghi ngờ một linh kiện gây vấn đề, đơn giản là thay nó
bằng linh kiện tốt và thử lại. Thông tin thêm, linh kiện điện tử có thể bị đánh thủng
khi quá điện áp chịu đựng.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Cách sửa vấn đề tự tắt
màn hình LCD Dell E153Fpc

mainboard
bo nguồn

khu vực
cao áp

bo màn hình LCD Dell E153Fpc

Sửa màn hình LCD Dell E153Fpc tự tắt sau vài giây (LED nguồn vẫn bật) thì không
khó. Thông thường khi xảy ra kiểu vấn đề này, chúng ta nghi ngờ bo cao áp trước
tiên, sau đó là tụ lọc và cuối cùng là mainboard.
Hư trong hai backlight và lỗi IC cao áp TL1451AC cũng có thể làm màn hình tự tắt.
Nếu backlight bị hư, nó sẽ gửi hồi tiếp tới chân 3 hoặc chân 14 IC TL1451AC và
làm nó ngưng cho tín hiệu ngõ ra do đó màn hình chỉ tự tắt khi bạn đã “bật” nó.
Bo nguồn sử dụng IC dao động (điều biên độ rộng xung - Pulse Width Modulation -
PWM) SG6841D và FET nguồn FQPF7N80. Hoàn toàn dễ dò tìm hư hỏng nếu khu
vực nguồn này bị nổ bởi nó có ít linh kiện. Bạn cũng có thể dùng mã số trên thân
khác như K1118 để thay thế FET nguồn. Như thường lệ, sau khi mở nắp, đầu tiên
tôi sẽ kiểm tra để tìm linh kiện bị cháy, lỏng chân đầu nối, nứt bo, khô chì mối hàn,
v.v. trước khi thực hiện đo điện áp. Đối với backlight, tôi sẽ kiểm tra sau cùng bởi
nó ít khi hư.
Với việc dò linh kiện hư trước khi bắt đầu đo điện áp, tôi tìm thấy một tụ lọc đã trở
nên sậm màu. Dùng đồng hồ ESR cho thấy giá trị điện trở trong tăng lên tới 12Ω.
Tụ lọc này là C922 có giá trị 1000µF 16V.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


tụ 1000µF chỉ 57µF khi
transistor FET nguồn kiểm tra bằng đồng hồ
đo điện dung

Nếu bạn không có đồng hồ ESR bạn luôn có thể dùng đồng hồ điện dung số. Giá trị
có được từ việc đo tụ này là 57µF. Nếu bạn không có đồng hồ ESR, hẳn bạn nên
mua một cái - nhanh và chính xác. Giờ, câu hỏi là vì sao tụ lọc có thể làm màn hình
tự tắt? Nếu bạn nhìn hình kỹ, tôi vẽ vạch vàng mỏng để chỉ bạn thấy đường đi của
điện áp, điện áp đo tại chân tụ bị hư là 12V.
Điện áp qua transistor dán ở mạch khởi động và tới thẳng chân 9 (VCC) IC
TL1451AC. Để cho 12V qua transistor và tới được chân VCC IC, đầu tiên, tín hiệu
“on” phải được gửi từ mainboard để kích hoạt transistor.

tín hiệu on/off từ mainboard tới mạch khởi động


mạch khởi động IC cao áp TL1451AC

chân cấp VCC

cách nguồn 12V tới chân ngõ vào IC


TL1451AC

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Nếu không có tín hiệu (tín hiệu off) gửi tới transistor, cả hai transistor ở mạch khởi
động không thể bật được và không có điện áp qua IC. Do đó nếu mainboard hoặc
mạch khởi động hư linh kiện bất kỳ, sẽ có nguồn nhưng mất hình bởi TL1451AC sẽ
không gửi tín hiệu tới mạch cộng hưởng và tăng áp L, C kiểu Royer (gồm transistor
C5706, tụ, biến thế, cuộn dây, FET, diode và điện trở) do đó không có điện áp cao
sinh từ biến thế cao áp và điều này sẽ dẫn tới mất hình.
Trường hợp này, màn hình LCD tự tắt là bởi tụ lọc bị hư không lọc nhiễu được.
Nhiễu làm IC TL1451AC không ổn định và cuối cùng ngắt tín hiệu ngõ ra. Chỉ thay
tụ lọc đã giải quyết được vấn đề màn hình LCD Dell E153Fpc tự tắt.

transistor C5706

tụ chấn lưu
tụ chấn lưu

mạch cộng hưởng và tăng áp L, C kiểu Buck (cộng hưởng


song song)

Kết luận, không phải lúc nào cũng cho là màn hình LCD rất khó sửa. Rút ra từ bài
này, bạn thấy nguyên nhân gây vấn đề tự tắt chỉ là một tụ bị hư. Nếu bạn hoàn toàn
hiểu cách màn hình LCD làm việc, thì khả năng sửa màn hình thành công là rất cao
nhưng xin nhắc lại nó còn tùy linh kiện thay thế bạn kiếm được. Nếu bạn lần đầu
được giao sửa màn hình LCD, cứ nhận và bắt đầu dò tìm hư hỏng. Biết đâu một lúc
nào đó sửa màn hình LCD lại trở thành một trong những nguồn thu nhập chính cho
bạn và công việc làm ăn.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Cách sửa vấn đề nhịp nguồn
màn hình LCD Dell E173FPB

bo máy Dell E173FPB

Rất dễ dò tìm hư hỏng màn hình LCD Dell E173FPB với triệu chứng nhịp nguồn.
Có hai khu vực có thể làm nhịp nguồn ở màn hình. Đó là khu vực sơ cấp hoặc thứ
cấp hoặc thậm chí đôi khi cả hai khu vực đều có thể bị lỗi. Do đó để cách ly khu vực
nào đang có vấn đề, tôi dùng bóng đèn xe hơi 24V (đèn hậu) và mắc giữa đường
12V và mass nguội (dọc đường 12V) khi cầu chì Pico đã được tháo. Nếu bóng đèn
vẫn nhịp khả năng khu vực sơ cấp có vấn đề.

tháo cầu chì Pico


và mắc đèn hậu xe
hơi 24V vào

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Không được bỏ qua các đường điện áp khác cũng như 3,3 và 5V. Nếu chạm linh
kiện nào nhận nguồn 5 và 3,3V, nguồn cũng bị nhịp. nếu bóng đèn 24V sáng lên
chúng ta có thể giả sử cấp nguồn đang chạy tốt và chạm linh kiện gì đó làm cấp
nguồn bị nhịp.
Nếu bóng đèn sáng và bạn tiếp tục kiểm tra khu vực nguồn, bạn sẽ lãng phí thời
gian của mình thôi. Giờ bạn nên tập trung vào mạch khu vực thứ cấp như bốn
transistor C5707 lái biến thế cao áp ở bo cao áp.
Chỉ cần nghĩ các transistor này tương tự sò ngang (transistor xuất ngang -
Horizontal Output Transistor - HOT) lái biến thế flyback ở màn hình CRT nơi chúng
làm việc hết sức và khả năng bị đánh thủng là rất cao. Việc kiểm tra nguội bốn
transistor bằng Ohm kế đã tìm ra được một transistor bị chạm.
Transistor này có thể tự nó bị lỗi hoặc đó có thể do một số linh kiện khác làm nảy
sinh ngắn mạch như khiếm khuyết biến thế cao áp nhưng cả bốn biến thế cao áp
đều kiểm tra tốt bằng Peak Atlas Component Analyser và Ohm kế.

kiểm tra hfe của bốn


transistor C5707

Giờ, đây là bí mật tôi sắp tiết lộ với bạn. Nếu bạn chỉ thay transistor bị hư, khả năng
transistor này hoặc transistor C5707 khác sẽ lại bị đánh thủng là rất cao. Thông
thường những gì một kỹ thuật viên làm là đo các transistor khác bằng đồng hồ kim
hoặc số. Nếu bạn sử dụng cả hai đồng hồ để đo transistor thì bạn đã bỏ sót
transistor lỗi bởi cả hai đồng hồ sẽ không cho thấy được số đo hfe của transistor.
Chỉ một số đồng hồ số có chức năng kiểm tra hfe. Nói cách khác, bạn phải đo số đo
hfe của transistor. Dù bạn có thể thay thẳng ba transistor kia, tại sao chúng ta
không làm một số việc để tìm ra nguyên nhân vấn đề?

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


kiểm tra các biến thế cao áp
này bằng máy thử flyback

Dùng Peak Atlas Component Analyser, tôi có thể thấy rõ khác biệt giữa transistor
tốt và hư. Transistor C5707 tốt có số đo hfe từ 320 tới khoảng 390 nhưng transistor
bị hư là 467!

transistor C5707 tốt phải


có số đo từ 320 tới 390

Hai transistor C5707 có số đo khoảng 350. Trường hợp này thay hai transistor
C5707. Tôi thử chạy màn hình LCD nhiều ngày và nó hoàn toàn chạy tốt.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Kết luận - dù bạn sửa màn hình LCD Dell E173FPB hoặc mô-đen khác như
E172FPB hoặc E171FPB, về cơ bản phương pháp đo là như nhau. Bạn cũng có
thể dùng các bước đo trên cho hãng màn hình LCD khác. Cũng phải kiểm tra để
xem có khô chì mối hàn hay không ở các mạch chung quanh như các chân biến thế
cao áp.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Cách sửa vấn đề mất nguồn
chập chờn máy Acer AL511
Màn hình LCD Acer AL511 bị mất nguồn chập chờn. Điều đó có nghĩa là đã nhấn
nút nguồn phía trước nhưng nguồn lúc có lúc không. Hễ có nguồn là có hình và
máy hoàn toàn chạy tốt tới khi bạn tắt nguồn và bật lên lại. Máy chạy hầu như mọi
lúc nhưng đôi khi LED nguồn không sáng. Ấn tượng đầu tiên của tôi là công tắc nút
nhấn nguồn bị hư.

bo điều khiển bảng phía trước


máy Acer AL511

Nếu vấn đề mất nguồn chập chờn xảy ra ở màn hinh CRT, thì hầu hết có thể đó là
lỗi điện trở mạch khởi động. Giá trị điện trở mồi có thể đã vượt quá cao gây triệu
chứng mất nguồn chập chờn. Đó cũng có thể là công tắc nguồn on/off bị hư.

Trở lại với vấn đề màn hình LCD Acer AL511. Lý do tôi không nghi ngờ điện trở mồi
bị lỗi ở màn hình LCD Acer AL511 là bởi tín hiệu công tắc on/off nguồn thu được từ
CPU. Trừ khi bạn đang nói về màn hình LCD sử dụng công tắc on/off bằng cơ có
cùng chức năng như loại màn hình CRT.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


bạn có thể kiểm tra các công
tắc trên bo bằng Ohm kế

Việc mở nắp rất dễ dàng và bạn có thể thấy rõ các bo tức là mainboard, bo nguồn,
bo cao áp và bo bảng điều khiển. Bo điều khiển LCD nằm ở phía sau và ở dưới vỏ
kim loại. Việc dùng đồng hồ kim chỉnh thang x1Ω để kiểm tra các công tắc ở bo
bảng điều khiển đã tìm thấy hai công tắc có vấn đề chập chờn. Đôi khi đồng hồ lên
kim khi nhấn nút và đôi khi không.

tìm thấy hai công tắc bị


lỗi

Tiếp theo là hút công tắc bị lỗi ra và thay. Sau khi xong việc, tôi đã kiểm tra bo cao
áp và bo nguồn đề phòng trường hợp khô chì mối hàn. Có vẻ chỉ là công tắc có vấn
đề và giờ nhấn nút nguồn và hình xuất hiện ngay. Tôi cố ý nhấn nút nguồn nhiều
lần để kiểm tra vấn đề chập chờn đã giải quyết được chưa. Hễ nhấn nút là máy có
nguồn và có hình. Trường hợp này, chứng tỏ vấn đề màn hình LCD có thể bị gây ra
bởi lỗi nhỏ và không nhất thiết phải là vấn đề lớn.

màn hình LCD Acer AL511

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Cách sửa vấn đề mất hình
màn hình LCD Acer FP558

vi điều khiển

thạch anh

mainboard

Màn hình này của công ty tôi mất hình đột ngột và LED nguồn sáng cam. Bởi LED
nguồn đã sáng, tôi đoán điện áp ngõ ra từ cấp nguồn đang chạy tốt. Nếu bạn không
chắc về điện áp ngõ ra, bạn luôn có thể đo lại bằng đồng hồ số. Mainboard cần điện
áp để chạy (2,5V, 3,3V và 5V). Tuy nhiên một số màn hình LCD đời cũ hơn có thể
chỉ cần 3,3V và 5V.

IC scalar nằm sau mainboard

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


bên nguồn sơ cấp

đo chân giữa diode Schottky


nếu bạn có 5V nghĩa là bên
nguồn sơ cấp tốt

Đặt que đỏ vào chân cấp VCC của EEPROM và que đen vào mass nguội, đồng hồ
số chỉ 5V cho biết có nguồn tới mainboard. Tiếp theo tôi dùng máy hiện sóng để
kiểm tra dạng sóng thạch anh. Để vi xử lý chạy đúng cách, dao động thạch anh
phải có dạng sóng. Không có dạng sóng, điều này cho biết hoặc thạch anh hoặc
linh kiện chung quanh thạch anh hoặc vi điều khiển có vấn đề.

không có dạng sóng


tại chân thạch anh

Đúng vậy, khi đặt que đo máy hiện sóng vào chân thạch anh, không có dạng sóng
và chỉ có đường thẳng khác thường. Tôi có một màn hình LCD tương tự còn tốt và
vi điều khiển thì nằm trong socket IC, tôi quyết định thay vi điều khiển trước khi thay
thạch anh.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


vi điều khiển

thạch anh

que đo máy
hiện sóng

thấy được dạng sóng


thạch anh khi đã thay vi
điều khiển

Sau khi thay bằng vi điều khiển của máy khác và “bật” nguồn, LED nguồn sáng
xanh và hình xuất hiện ngay! Tôi dùng máy hiện sóng để kiểm tra thạch anh và đã
có dạng sóng. Rõ ràng vi điều khiển là thủ phạm.
Không may là không có cách nào để mua được vi điều khiển ban đầu và tôi đã giữ
lại màn hình làm linh kiện thay thế sau này.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


màn hình chạy trở lại sau khi thay
vi điều khiển

Tôi tin là bạn đã hình dung ra cách dò tìm hư hỏng và sửa màn hình LCD bất kỳ có
LED nguồn báo cam và mất hình. Đôi khi đó không phải lỗi của vi điều khiển, đó có
thể là hư thạch anh hoặc thậm chí chạm linh kiện ở khu vực mạch thạch anh. Nếu
bạn không có máy hiện sóng hãy mua một cái để dể dò tìm hư hỏng.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Cách sửa vấn đề sọc ngang trắng đen
màn hình LCD Samsung 151V

sọc ngang trắng đen

Màn hình này có nhiều sọc ngang trắng đen. Bởi đã có hình chúng ta có thể kết
luận cấp nguồn, bo cao áp và backlight đang chạy. Các bo nghi ngờ bị hư có thể là
mainboard hoặc bảng LCD.

bo cao áp

mainboard

bo nguồn

bo điều khiển

bo bảng phía trước

tháo máy để đo dạng sóng

Để tìm ra phần nào là nguyên nhân vấn đề, đầu tiên tôi kiểm tra tín hiệu ngõ ra từ
mainboard tới bảng LCD. Dùng máy hiện sóng bạn có thể thấy rõ có tín hiệu dạng
sóng nào từ mainboard tới bo điều khiển ở bảng LCD hay không.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


đầu nối
que đo máy
hiện sóng

đo dạng sóng từ mainboard


IC điều khiển

Đặt que đen máy hiện sóng vào mass nguội và que đỏ vào đầu nối mainboard, tôi
có thể thấy nhiều hoạt động tín hiệu và điều này cho thấy đã có tín hiệu vào trong
bo điều khiển ở bảng LCD. Bởi đã có tín hiệu vào trong bảng LCD, khả năng bảng
LCD có vấn đề là rất cao.

sọc ngang trắng đen

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


sọc ngang trắng đen

Tôi có một màn hình LCD cùng mô-đen còn tốt ở kho do đó tôi lấy bảng LCD ra và
gắn nó cho màn hình LCD đang sửa. Máy cho hình đẹp và điều này 100% khẳng
định vấn đề sọc ngang trắng đen gây ra bởi bảng LCD bị hư.

máy chạy tốt sau khi thay


bảng LCD

Với sửa màn hình LCD, chúng ta đôi khi phải giữ một số màn hình LCD còn tốt để
so sánh. Linh kiện ở bo điều khiển quá nhỏ và rất nhạy cảm với tĩnh điện. Dù bạn
biết IC điều khiển là nguyên nhân vấn đề, cũng không có cách nào bạn có thể đặt
mua nó. Tốt nhất vẫn là trực tiếp thay bảng LCD.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Cách sửa vấn đề hình mờ
màn hình LCD Samsung 153V

màn hình LCD Samsung 153V

Một trong các vấn đề chung ở màn hình LCD Samsung là hình mờ. Nếu bạn tới gần
màn ảnh và bắt đầu quan sát màn hình trong điều kiện tối bạn thực sự có thể thấy
hình nhưng nó rất mờ. Nếu bạn nhấn nút chỉnh phía trước, hiển thị màn ảnh (On
Screen Display - OSD) sẽ xuất hiện và điều này chứng tỏ mainboard và bảng LCD
đang chạy và vấn đề là ở bo cao áp. Bạn cũng có thể dùng đèn pin chiếu lên bảng
LCD để xem hình mờ hay mất hẳn hình. Chức năng bo cao áp là sinh ra sóng AC
từ điện áp DC cấp nguồn cho backlight nằm phía trên và dưới màn hình LCD. Nếu
bo cao áp có vấn đề nó sẽ không chiếu sáng backlight và những gì bạn có thể thấy
là hình mờ.
Tôi vẫn có thể nhớ lại lần đầu tôi bắt gặp vấn đề này trước đây đã lâu và bởi thiếu
thông tin, tôi đã không thể giải quyết được. Tôi gọi cho các bạn sửa để hỏi cách giải
quyết nhưng không ai có câu trả lời và tôi không bỏ cuộc. Winston Churchill đã có
lần nói “Không bao giờ, không bao giờ, không bao giờ bỏ cuộc”.
Chúng ta bắt đầu! Khi đã mở nắp và vỏ nhôm bên trong tôi thấy phù hai tụ lọc bên
thứ của cấp nguồn chế độ ngắt/mở. Giá trị là 470 và 1000µF 25V. Tôi thấy thêm
bốn tụ hóa nằm tại bo cao áp đã đổi màu và giá trị là 47µF 25V.
Xem qua hết cả bo bằng đồng hồ ESR tôi thấy một tụ khác bị lỗi nằm cùng mạch đi
với cầu chì, tôi đoán cầu chì cũng có thể bị đứt. Kiểm tra cầu chì bằng Ohm kế cho
thấy nó bị đứt.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


tìm thấy mọi linh kiện này
bị hư

IC cao áp BIT3105
này ít khi bị hư

thay bốn tụ này. Sai


điện trở trong (ESR)

bo cao áp màn hình LCD


Samsung 153V

Giờ, vấn đề thực sự đối mặt với nhiều thợ sửa điện tử khi đề cập tới mô-đen này là
sau khi thay mọi linh kiện bị hư mà vẫn không có tác dụng - vẫn mờ! Đầu tiên bạn
phải tự hỏi vì sao đứt cầu chì? Có thể gây ra bởi hư tụ hoặc chạm linh kiện gì đó
bên ngoài đường đi của cầu chì không? Mạch gần cầu chì nhất là mạch khởi động
gồm cặp transistor số NPN và PNP (các điện trở 4,7KΩ + 4,7KΩ mắc vào trong
transistor). Một số thiết kế màn hình LCD khác sử dụng C945 kết hợp A733 ở mạch

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


khởi động. Xin nói luôn là mã số trên thân transistor mạch khởi động Samsung
153V là A6J (transistor số PNP) và A8J (transistor số NPN) như hình.

transistor số transistor số
NPN A8J PNP A6J

mạch khởi động màn hình


LCD Samsung 153V cấp
tín hiệu on/off tới IC cao áp

Đôi khi chỉ các transistor này có vấn đề (chạm) cũng làm nổ cầu chì nhưng trường
hợp này hai transistor số đo đều tốt. Bởi cả hai transistor đều đang chạy, giờ phải
tập trung vào bốn IC lái các biến thế cao áp bởi điện áp 12V đã tới bốn IC này. Bốn
IC này có nhiều mã số trên thân và nhà sản xuất sử dụng phổ biến nhất là 4532m.
Một số bo sử dụng IC có mã số trên thân là AD4E10 và BBD3N13. Lúc này là hoàn
toàn khó để có dữ liệu tra hoặc thông số kỹ thuật về mã số này dù trên Internet.

bạn có thể đo IC 4532m


bằng đồng hồ PACA

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


chạm hai IC này

mạch khởi động

IC cao áp BIT3105

Bạn biết có gì trong các IC này không? Thật ra đó là cặp mosfet kênh P và kênh N
ở trong. Tôi dùng Peak Atlas Component Analyzer. Với kết quả tôi có được là FET
kênh N nằm ở chân 1 (cực nguồn - source), chân 2 (cực cổng - gate), chân 7 và 8
(cực tháo - drain và cả hai được hàn bên trong với nhau). Còn FET kênh P là chân
3 (cực nguồn - source), chân 4 (cực cổng - gate), chân 5 và 6 (cực tháo - drain và
cả hai được hàn bên trong với nhau). Tôi đo thấy chạm hai trong số bốn IC này.
Thay hai IC chạm với các tụ và cầu chì thì màn hình chạy trở lại! Thêm một điều tôi
muốn chia sẻ về mô-đen này là IC cao áp BIT3105 hoàn toàn mạnh và ít khi có vấn
đề.

các linh kiện này cộng cầu chì


3A làm hình mờ ở màn hình
LCD Samsung 153V

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Cách sửa vấn đề mất nguồn
màn hình LCD Samsung 153V

màn hình LCD Samsung 153V

Sửa cấp nguồn LCD Samsung 153V chỉ tương tự dò tìm hư hỏng ở CRT. Màn hình
này có triệu chứng mất nguồn. Nếu bạn sửa cấp nguồn loại này lần đầu, tôi đề nghị
bạn đầu tiên tháo biến thế nguồn chế độ ngắt/mở. Sau đó kiểm tra từng linh kiện
khu vực sơ cấp trước khi bạn tiếp tục kiểm tra khu vực thứ cấp. Bạn phải rành đo
linh kiện điện tử để phát hiện lỗi.
Bạn luôn có thể ghé website của tôi http://www.TestingElectronicComponent.com
trường hợp bạn không biết cách đo linh kiện điện tử. Nếu bạn không biết cách đùng
để đo, bạn có thể bỏ sót một linh kiện bị hư và điều này sẽ dẫn tới bạn không thể
giải quyết được vấn đề.
Sau khi xem xét kỹ mọi linh kiện khu vực cấp nguồn, tôi phát hiện tụ lọc không có
số đo nào (đứt) khi dùng đồng hồ điện dung số, hai cầu chì loại tròn cũng bị đứt,
chạm 1N4744 (diode zener 15V) và cuối cùng là cháy IC TOP247F! Đo cuộn sơ của
cấp nguồn chế độ ngắt/mở bằng máy thử flyback Dick Smith thấy LED sáng xanh
cho biết cuộn dây tốt.

khu vực bị cháy

IC TOP247Y tương tự IC
TOP247F trừ miếng giải nhiệt

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Những gì chúng ta chưa kiểm tra là diode và tụ lọc thứ cấp. Kiểm tra bằng đồng hồ
kim và đồng hồ ESR, tôi thấy chúng đều trong tình trạng tốt. Khu vực khác như
mainboard và bo cao áp trông cũng ổn (lỗi nguồn ít khi ảnh hưởng tới hai mạch
này), giờ chúng ta biết chỉ tìm được năm linh kiện bị hư.

bóng đèn 100W

tháo cầu chì


loại tròn

tháo câu chì và mắc


bóng đèn 100W vào

Từng linh kiện đã được thay và trước khi bật nguồn, chắc chắn bạn đã mắc nối tiếp
bóng đèn 100W vào đường đi của AC (tháo một trong hai cầu chì loại tròn). Khi đã
xong bạn có thể tiến hành bật nguồn để nhìn độ sáng bóng đèn. Nếu bóng đèn rất
sáng và không tắt thậm chí đã “bật” được hai phút, điều này gợi ý là vẫn còn ngắn
mạch đâu đó ở khu vực nguồn. Nếu bóng đèn mờ hoặc tắt, giờ bạn có thể đặt que
đỏ vào bên thứ dể kiểm tra có điện áp DC tại đường mạch tương ứng hay không.
Nếu có điện áp DC, bạn có thể tắt nguồn, xả tụ lọc (nhằm mục đích an toàn), tháo
bóng đèn và mắc cầu chì vào chỗ cũ.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


thay hai cầu chì
2A này khu vực cao áp

đứt tụ
tháo cầu chì này và mắc
bóng đèn 100W vào

cháy IC công suất

chạm diode zener


1N4744 15V

bộ ghép quang

tháo biến thế này


và kiểm tra mọi
linh kiện bên sơ

Giờ bạn chắc chắn 100% cấp nguồn LCD sẽ không nổ khi “bật”. Xin nói luôn là tụ
lọc là loại 105 độ C và bạn không thể thay bằng tụ lọc loại 85 độ C nếu không nó có
thể đứt lại sau hai tuần hoặc hai tháng sử dụng. Hệ thống thông gió ở màn hình
LCD không tốt bằng màn hình CRT, bởi cấp nguồn được che hoàn toàn bằng
miếng nhôm lớn và nó có thể nóng lên rất nhanh. Sau khi gắn cầu chì và “bật”
nguồn, màn hình hoàn toàn chạy tốt!
Kết luận, dù bạn dò tìm hư hỏng cấp nguồn LCD Samsung 153V hay hãng màn
hình LCD khác, các bước là như nhau. Vấn đề nguồn ở màn hình LCD này là lỗi
phổ biến và biết đâu sau này bạn có thể xử lý vấn đề cấp nguồn trong thời gian
ngắn nhất. Để kiểm tra linh kiện điện tử không khó, nhưng để có được linh kiện ban
đầu như IC công suất sẽ chiếm nhiều thời gian của bạn.

phải thay bằng tụ có


cùng nhiệt độ chịu đựng

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Cách sửa vấn đề mất nguồn
màn hình LCD Samsung 510BN

Màn hình LCD Samsung 510BN mất nguồn; sau khi mở nắp tôi thấy tụ lọc nguồn
vẫn còn điện và điện áp rất cao. Màn hình tốt đúng nghĩa thì điện áp tích được
trong tụ lọc phải xả hết trong dưới 10 giây. Điều này cho biết có gì đó không ổn ở
mạch. Nếu bạn gặp kiểu vấn đề nguồn này, chắc chắn bạn xả tụ lọc đầu tiên trước
khi kiểm tra các linh kiện khác.

bo bảng LCD

khu vực bo cao khu vực cấp nguồn mainboard


áp
bên trong màn hình LCD
Samsung 510BN

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


bên thứ

kiểm tra cuộn sơ


biến thế nguồn

bên sơ
đèn LED tắt

đèn LED máy thử flyback tắt hết


cho biết có linh kiện hoặc bên sơ
hoặc bên thứ bị chạm

Bạn có thể dùng điện trở 2,2KΩ 10W để xả điện áp. Sau khi đã xả hết điện áp tụ
lọc, tôi dùng máy thử flyback Dick Smith để đo cuộn sơ biến thế nguồn chế độ
ngắt/mở xem có xảy ra ngắn mạch hay không.
Kết quả phép đo là đèn LED tắt hết nghĩa là phải có linh kiện bị chạm hoặc ở khu
vực sơ cấp hoặc ở khu vực thứ cấp, đôi khi cuộn sơ cũng có thể bị chạm. Chạm IC
công suất (màn hình này sử dụng IC công suất bốn chân 5L0365R) ở khu vực sơ
cấp hoặc chạm diode ở khu vực thứ cấp sẽ kéo đèn LED máy thử flyback xuống
vạch thấp nhất.
Nếu đèn LED máy thử flyback lên đủ tám vạch, điều này có nghĩa là các linh kiện
như IC công suất (FET nguồn nếu có), cuộn sơ biến thế nguồn và mọi diode thứ
cấp đều không bị chạm.

đủ tám vạch

đồng hổ thử flyback chỉ tám vạch


có nghĩa cuộn sơ, diode bên thứ
và IC công suất không bị chạm

Để cách ly ngắn mạch là ở khu vực sơ cấp hay thứ cấp, bạn phải hút biến thế
nguồn. Kiểm tra nguội cuộn sơ biến thế nguồn trước khi bạn đo mọi diode thứ cấp
bằng đồng hồ kim chỉnh thang x10KΩ.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


ngắn mạch

chạm diode
Schottky

que đen vào


cực âm

chỉnh thang x10KΩ

Diode bị chạm sẽ cho hai số đo. Ở cấp nguồn màn hình LCD Samsung 510BN này,
nguyên nhân mất nguồn và tụ lọc xả lâu là bởi chạm diode thứ cấp kiểu Schottky có
mã số trên thân là SB5H100. Tôi tìm được trên Internet thông số kỹ thuật diode này:
nó là diode Schottky 100V 5A. Diode bị chạm này nằm trên đường 12V có nghĩa là
nó đổi AC thành DC 12V.
Sau khi thay xong diode, màn hình hoàn toàn chạy tốt! Dù bạn dò tìm hư hỏng cấp
nguồn màn hình LCD Samsung 510BN hay kiểu cấp nguồn chế độ ngắt/mở bất kỳ,
về cơ bản các bước là như nhau. Tất nhiên có nhiều phương pháp để xác định
diode thứ cấp bị chạm chẳng hạn như đo trực tiếp diode, nhưng phương pháp này
có thể kiểm tra linh kiện bị chạm thậm chí không dùng súng hàn.
Điều này có nghĩa là, nếu máy thử flyback lên đủ tám vạch, thì đừng phí thời gian
đo lại mọi diode thứ cấp. Hãy mua máy thử flyback Dick Smith và bạn có thể thấy
đồng hồ này có ích thế nào trong việc thực hiện phép đo đa dạng như kiểm tra cuộn
B+ màn hình máy tính, biến thế flyback, cuộn H-yoke CRT, tụ chấn lưu và nhiều thứ
nữa.
Download sơ đồ và mua cho bạn một cái tại: http://www.flippers.com/pdfs/k7205.pdf

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Cách sửa vấn đề OSD
màn hình LCD Samsung 713N

kiểm tra cáp tín hiệu

Màn hình LCD Samsung 713N có triệu chứng mất hình và mất nguồn. Nói cách
khác, khi “bật” máy bạn có thể thấy LED nguồn sáng (mất hình) và vài giây sau LED
nguồn tắt. Tôi tháo cáp tín hiệu và “bât” máy, giờ tôi có thể thấy tín hiệu kiểm tra
cáp OSD xuất hiện trên màn ảnh. Điều này chứng tỏ bo cao áp, backlight và cấp
nguồn đang chạy. Tôi cắm cáp tín hiệu lại, đèn LED nguồn và màn hình tắt.

khu vực cao áp bo nguồn mainboard

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Sau khi mở nắp, tôi kiểm tra tín hiệu on/off từ mainboard tới mạch khởi động nhưng
không thấy có điện áp. Đúng ra phải có ít nhất vài Vôn để kích hoạt mạch khởi
động. Khi có cáp tín hiệu thì lại không có tín hiệu on/off tới mạch khởi động nhưng
tháo cáp tín hiệu, bạn có thể thấy rõ từ đồng hồ là có tín hiệu on/off tới mạch khởi
động do đó màn hình xuất hiện câu “kiểm tra cáp tín hiệu”. Quá rõ ràng là
mainboard có vấn đề.

IC công suất TOP246FN

13V, 5V và tín hiệu


on/off từ mainboard
diode Schottky

tụ lọc

Để chắc mainboard có vấn đề hay không, bạn phải có mô-đen Samsung 713N
tương tự. Đúng vậy, sau khi thay bằng bo tốt, màn hình chạy trở lại. Do đó giờ
chúng ta có thể chắc mainboard bị lỗi. Như đã đề cập ở bài trước, dò tìm hư hỏng
màn hình LCD thì dễ nhưng có được linh kiện thay thế thì hơi khó. Samsung không
bán mainboard, nếu bạn gửi họ sửa, họ sẽ lấy giá rất cao tức là không đáng để
sửa.
Việc tôi đổi vi điều khiển bằng một vi điều khiển còn tốt đã chứng tỏ được vi điều
khiển là nguyên nhân vấn đề mất hình và màn ảnh báo OSD. Thật ra vấn đề này là
lỗi phổ biến ở nhiều mô-đen màn hình LCD Samsung.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


IC scalar

thay bằng vi điều khiển


tốt đã giải quyết được
vấn đề mất hình

tín hiệu H, V và R, G, B
vào đây

Mới đây tôi tình cờ biết một forum của Trung Quốc trong khi lên Internet và tìm thấy
hình máy lập trình có thể làm công việc lập trình lại cho vi điều khiển ở màn hình
LCD. Tôi đã không đặt mua bởi tôi không biết công ty đó đáng tin cậy bao nhiêu.
Tôi sẽ tiếp tục lên Internet và tìm giải pháp cho kiểu vấn đề này (vi điều khiển mất
dữ liệu) và khi mua được máy tôi sẽ đăng lên blog. Và đây là hình máy lập trình.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Nguồn đề nghị
Sơ đồ màn hình LCD miễn phí

1. www.protech2U.com

2. www.eserviceinfo.com

Sơ đồ màn hình LCD tính phí

1. www.radiolocman.com

Mua backlight (đèn) LCD trực tuyến

1. www.jkllamps.com

Mua mainboard, backlight, cao áp màn hình LCD trực tuyến

1. www.lcdrepair.us

Mua linh kiện bán dẫn trực tuyến

1. www.bluestar-online.com

Website có liên quan sửa LCD

1. www.lcdrepair.net

2. www.moniserv.com

Forum sửa điện tử

1. www.monitor-repair.com

2. http://forum.eserviceinfo.com

Website sửa điện tử

1. www.electronicrepairguide.com

2. www.testingelectroniccomponents.com

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Phần kết
Tôi hết sức khuyên bạn đọc lại sách vài lần và bắt đầu ngay các thủ thuật và mẹo
bạn học được từ E-book này.

Nếu bạn có thắc mắc về sửa màn hình LCD hoặc thậm chí là sửa điện tử, xin đừng
ngại email cho tôi

jestineyong@electronicrepairguide.com

Tôi chúc tất cả các bạn điều tốt đẹp nhất và chờ nghe thành công từ bạn.

chúc thành công,

Jestine Yong
Cử nhân khoa học
Tác giả “LCD Monitor Repair”

http://www.lcd-monitor-repair.com

http://www.TestingElectronicComponents.com

http://www.ElectronicRepairGuide.com

http://FindBurntResistorValue.com

http://www.JestineYong.com

http://www.NoahTec.com

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


PHỤ LỤC A: THẠCH ANH
Thạch anh là gì?

Thạch anh được dùng để giữ tần số xung clock khỏi bị lệch. Nếu tín hiệu từ xung
clock này ngừng hoặc yếu, hoặc các xung bắt đầu biến thiên hoặc thay đổi, thiết bị
điện tử có thể lộ ra các lỗi chập chờn hoặc có thể tắt hẳn. Các chân vi xử lý kiểm
soát thạch anh thông thường gọi là OSC IN và OSC OUT và tần số được ghi trên
lưng thạch anh. Ví dụ tần số dao động thạch anh phổ biến là 3,58MHz, 4MHz,
8MHz, 24MHz, v.v.

Cách đo thạch anh

Thạch anh là linh kiện rất dễ hư bởi cấu trúc của nó. Không như điện trở hoặc tụ,
nếu bạn làm nó rớt xuống đất từ độ cao tương đối, cá 50-50 nó còn chạy được hay
không. Việc đo thạch anh là không thừa. Thật ra có ba cách đúng để đo thạch anh:

1. Dùng máy hiện sóng (Oscilloscope)


Thạch anh cho sóng sin khi chạy. Điều đó là thích hợp nếu thấy dạng sóng điển
hình của sóng sin tại chân xung clock. Nếu xung clock không hoạt động đúng, hãy
thay thạch anh. Việc này sẽ giải quyết được vấn đề trong hầu hết các trường hợp
bởi vi xử lý thông thường rất đáng tin cậy. Kiểm tra thạch anh có bật nguồn.

2. Dùng đồng hồ đếm tần số (Frequency Counter)


Đồng hồ đếm tần số có thể dùng để kiểm tra tần số thạch anh. Phải lấy số đo khi
nguồn thiết bị đã “bật”. Đặt que đo đồng hồ vào chân thạch anh và đọc số đo. Chắc
chắn là đồng hồ có thang đo cao hơn tần số thạch anh bạn đang đo.

3. Dùng đồng hồ kiểm tra thạch anh (Crystal Checker)


Với phương pháp này, thông thường thạch anh được đặt vào mạng hồi tiếp của
transistor tạo dao động. Nếu nó dao động và LED sáng lên, điều này có nghĩa là
thạch anh đang chạy. Nếu thạch anh không chạy, LED sẽ tắt. Thay vì sử dụng LED,
một số đồng hồ kiểm tra khác sử dụng bảng LCD để cho biết thạch anh chạy hay
không.

Jestine Yong là thợ sửa và viết sách điện tử. Để biết thêm thông tin về sửa điện tử
vui lòng ghé website của ông tại http://www.noahtec.com

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


PHỤ LỤC B: TÁC GIẢ
Lang thang trên các website được tác giả nhắc tới trong E-book nhưng người dịch
chẳng thể ngồi lâu tại đụng đâu cũng toàn tiếng Anh (thời gian đầu dịch sách là dễ
nản nhất - đọc tới đâu cũng phải tra LV và chưa bao giờ con số 200 lại lớn đến thế).
Người dịch thấy blog của tác giả trên jestineyong.com đăng nhiều bài viết, hình ảnh,
video có ích cho “tín đồ điện tử” học hỏi và tất nhiên là không thể thiếu... quảng cáo:
* How To Find Burnt Resistor Value (cách tìm giá trị điện trở bị cháy) của JY: 24$.
* Testing Electronic Components (đo linh kiện điện tử) của JY: 37$.
* LCD Monitor Repair (sửa màn hình LCD) của JY: 47.77$.
* Plasma TV Repair (sửa TV plasma) của Kent Liew: 47$.
* LCD TV Repair (sửa TV LCD) của Kent Liew: 47$.
Tác giả đã có lần viết trên blog: “Món quà tốt nhất mà người cha có thể cho các con
mình là yêu mẹ chúng nhiều hơn” (!). Dưới đây là dịch theo “About Jestine Yong”
“Là đồng thành lập của Sửa chữa và Dịch vụ Máy tính NoahTech, hiện đang bước
vào năm hoạt động thứ 11. Nhiều năm kinh nghiệm sửa màn hình máy tính, cấp
nguồn, thiết bị ngoại vi và dò tìm hư hỏng điện tử liên quan.
Tốt nghiệp đại học Robert Gordon, Aberdeen$, Vương quốc Anh với bằng Cử
nhân Khoa học ngành Kỹ thuật Điện và Điện tử. Tự hào về các đóng góp tích cực
cho lĩnh vực thông qua chia sẻ chuyên môn và kiến thức sửa điện tử.
Trong phạm vi NoahTech, ngoài công việc sửa điện tử, Jestine Yong còn giảng dạy
ở các phân xưởng kỹ thuật như:
* Căn bản và trung cấp điện tử.
* Căn bản sửa và dò tìm hư hỏng màn hình.
* Sửa và dò tìm hư hỏng màn hình nâng cao.
* Sửa và dò tìm hư hỏng màn hình LCD.
* Thay tương đương biến thế flyback.
Ở Kuala Lumpur, Malaysia với vợ và hai con xinh xắn. Yêu thích công việc giảng
dạy, tiếp thị trên Internet, viết sách, đọc sách, bơi lội, du lịch và câu cá.”

$
thành phố cảng và trung tâm công nghiệp của Scotland, ven Bắc Hải, nổi tiếng là “thành phố granite” vì có
nhiều tòa nhà xây bằng đá granite. /*từ điển LẠC VIỆT*/

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
The World’s First Handheld OLED Digital Multimeter

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
RF Bypass

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
About Sunwa Capacitor Tester

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
UPS stand for Uninterruptible Power Supply

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

You might also like