You are on page 1of 92

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

Bài giảng:
CHUYÊN ĐỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Giảng viên:
Nguyễn Thị Thanh Bình

Quảng Bình, 2020


CHƯƠNG 1 DẠY HỌC TÍCH HỢP THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ................... 1
1.1. Một số khái niệm ......................................................................................................................... 1
1.1.1. Khái niệm năng lực ................................................................................................................ 1
1.1.2. Cấu trúc của năng lực ............................................................................................................ 1
1.1.3. Năng lực của học sinh ............................................................................................................ 2
1.1.4. Quá trình hình thành năng lực ............................................................................................... 2
1.1.5. Năng lực cốt lõi...................................................................................................................... 2
1.2. Cơ sở chung cho việc dạy học tích hợp ..................................................................................... 3
1.2.1. Chương trình giáo dục định hướng phát triển nội dung dạy học ........................................... 3
1.2.2. Chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực ......................................................... 4
1.2.3. Định hướng đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh ................. 7
1.3. Hệ thống năng lực chung và năng lực chuyên biệt cần hình thành khi dạy học Vật lí ...... 10
1.4. Dạy học tích hợp – Phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực ............... 16
1.4.1. Dạy học tích hợp là gì .......................................................................................................... 16
1.4.2. Tại sao phải dạy học tích hợp .............................................................................................. 16
1.4.3. Các mức độ tích hợp trong dạy học tích hợp ....................................................................... 18
1.4.4. Quy trình tổ chức dạy học tích hợp...................................................................................... 19
1.4.5. Một số kiểu tổ chức dạy học tích hợp .................................................................................. 21
CHƯƠNG 2 DẠY HỌC TÍCH HỢP MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN................................................. 25
2.1. Chủ đề 1: Hiện tượng nóng lên toàn cầu ................................................................................ 25
2.1.1. Lí do lựa chọn chủ đề .......................................................................................................... 25
2.1.2. Xác định vấn đề cần giải quyết ............................................................................................ 27
2.1.3. Xác định các kiến thức cần thiết để giải quyết vấn đề ......................................................... 27
2.1.4. Xác định mục tiêu dạy học .................................................................................................. 28
2.1.5. Xây dựng nội dung hoạt động của chủ đề............................................................................ 28
2.1.6. Tổ chức dạy học và đánh giá. .............................................................................................. 29
2.2. Chủ đề 2: Sản xuất điện – Sử dụng hợp lý và tiết kiệm điện năng ...................................... 29
2.2.1. Lý do lựa chọn chủ đề.......................................................................................................... 29
2.2.2. Xác định vấn đề cần giải quyết ............................................................................................ 29
2.2.3. Xác định các kiến thức cần thiết để giải quyết vấn đề ......................................................... 30
2.2.4. Xác định mục tiêu dạy học .................................................................................................. 31
2.3. Chủ đề 3: An ninh năng lượng và chủ quyền biển đảo ở Việt Nam ..................................... 33
2.3.1. Lí do lựa chọn chủ đề .......................................................................................................... 33
2.3.2. Xác định vấn đề cần giải quyết ............................................................................................ 34
2.3.3. Xác định các kiến thức cần thiết để giải quyết vấn đề ......................................................... 34
2.3.4. Xác định mục tiêu dạy học .................................................................................................. 35
2.3.5. Xây dựng nội dung hoạt động chủ đề .................................................................................. 35
2.4. Chủ đề 4: Em muốn là nhà khoa học ...................................................................................... 38
2.4.1. Lý do lựa chọn chủ đề.......................................................................................................... 38
2.4.2. Xác định vấn đề cần giải quyết ............................................................................................ 39
2.4.3. Xác định các kiến thức cần thiết để giải quyết vấn đề ......................................................... 39
2.4.4. Mục tiêu dạy học.................................................................................................................. 39
2.4.5. Các hoạt động dạy học (gợi ý) ............................................................................................. 40
2.5. Chủ đề 5: Khí quyển và sự sống .............................................................................................. 41
2.5.1. Lí do lựa chọn chủ đề .......................................................................................................... 41
2.5.2. Các vấn đề cần giải quyết .................................................................................................... 41
2.5.3. Mục tiêu dạy học.................................................................................................................. 41
2.5.4. Các hoạt động dạy học ......................................................................................................... 42
2.5.5. Các nội dung kiểm tra đánh giá. .......................................................................................... 43
2.6. Chủ đề 6: Không khí xung quanh ta ....................................................................................... 43
2.6.1. Lí do lựa chọn chủ đề .......................................................................................................... 43
2.6.2. Các vấn đề cần giải quyết .................................................................................................... 44
2.6.3. Mục tiêu dạy học và các hoạt động dạy học ........................................................................ 44
2.7. Chủ đề 7: Thời tiết .................................................................................................................... 47
2.7.1. Lí do lựa chọn chủ đề .......................................................................................................... 47
2.7.2. Các vấn đề cần giải quyết .................................................................................................... 48
2.7.3. Gợi ý hoạt động dạy học ...................................................................................................... 49
2.8. Chủ đề 8: Âm thanh trong đời sống ........................................................................................ 51
2.8.1. Lí do lựa chọn chủ đề .......................................................................................................... 51
2.8.2. Các vấn đề cần giải quyết. ................................................................................................... 51
2.8.3. Mục tiêu dạy học.................................................................................................................. 51
2.9. Chủ đề 9: Nhiệt độ - Sự co giãn vì nhiệt của các chất............................................................ 53
2.9.1. Lí do lựa chọn chủ đề .......................................................................................................... 54
2.9.2. Các vấn đề cần giải quyết. ................................................................................................... 54
2.9.3. Mục tiêu dạy học.................................................................................................................. 54
2.9.4. Gợi ý các hoạt động dạy học................................................................................................ 54
2.10. Chủ đề 10: Sự chuyển trạng thái của nước .......................................................................... 58
2.10.1. Lí do lựa chủ đề ................................................................................................................. 58
2.10.2. Các vấn đề cần giải quyết .................................................................................................. 59
2.10.3. Mục tiêu dạy học................................................................................................................ 59
2.10.4 Gợi ý các hoạt động dạy học............................................................................................... 59
2.11. Chủ đề 11: Sự truyền ánh sáng- các pha của mặt trăng và sự chuyển động của trái đất 63
2.11.1. Lí do lựa chọn chủ đề ........................................................................................................ 63
2.11.2. Các vấn đề cần giải quyết .................................................................................................. 64
2.11.3. Mục tiêu dạy học................................................................................................................ 64
2.11.4. Gợi ý các hoạt động dạy học.............................................................................................. 65
2.12. Chủ đề 12: Cấu tạo của Trái đất và thuyết kiến tạo mảng ................................................. 78
2.12.1. Lí do lựa chọn chủ đề ........................................................................................................ 78
2.12.2. Các vấn đề cần giải quyết .................................................................................................. 79
3.12.3. Mục tiêu dạy học................................................................................................................ 79
3.12.4. Gợi ý hoạt động dạy học .................................................................................................... 79
CHƯƠNG 1 DẠY HỌC TÍCH HỢP THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC
1.1. Một số khái niệm
Dạy học tích hợp là dạy học theo định hướng phát triển năng lực.
1.1.1. Khái niệm năng lực
(1) Năng lực hiểu theo nghĩa chung nhất là khả năng mà cá nhân thể hiện khi tham
gia một hoạt động nào đó ở một thời điểm nhất định. Ví dụ khả năng giải toán,
khả năng nói tiếng Anh, khả năng ghi nhớ
(2) Năng lực là khả năng thực hiện hiệu quả một nhiệm vụ/ một hành động cụ thể
liên quan đến một lĩnh vực nhất định dựa trên cơ sở hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo
và sự sẵn sàng hành động.
Người học có năng lực hành động về một loại/lĩnh vực hoạt động nào đó
phải:
- Có kiến thức hoặc hiểu biết hệ thống/chuyên sâu về loại/lĩnh vực hoạt động đó.
- Biết cách tiến hành hoạt động hiệu quả và đạt kết quả phù hợp với mục đích
(xác định mục tiêu, phương pháp pháp hành động, lựa chọn giải pháp phù hợp,
các điều kiện phương tiện để đạt mục đích...).
- Hành động có kết quả, ứng phó linh hoạt, hiệu quả trong những điều kiện mới,
không quen thuộc.
Như vậy, năng lực là khả năng huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng
và các thuộc tính tâm lí cá nhân khác (hứng thú, niềm tin, ý chí ) để thực hiện
thành công một loại công việc trong một bối cảnh nhất định.
Có thể đánh giá năng lực thông qua phương thức và kết quả hoạt động của
cá nhân khi giải quyết các vấn đề của cuộc sống.
1.1.2. Cấu trúc của năng lực
Năng lực hành động của cá nhân trong một bối cảnh nào đó bao gồm các
thành tố: kiến thức, khả năng nhận thức, khả năng thực hành/năng khiếu, thái độ,
cảm xúc, động cơ. Đây là một cấu trúc động và mở.
Ví dụ, năng lực giao tiếp thể hiện ở các năng lực thành phần như khả năng
sử dụng ngôn ngữ , và ngôn ngữ cơ thể định hướng chức năng kết nối thuyết
phục với thái độ cởi mở tự tin tôn trọng người nghe trong các bối cảnh xác định;
năng lực sử dụng ngôn ngữ...

1
1.1.3. Năng lực của học sinh
Là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái độ... phù
hợp với lứa tuổi và vận hành (phối hợp) chúng một cách hợp lý vào thực hiện
thành công nhiệm vụ học tập, giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra cho chính
các em trong cuộc sống.
Năng lực của học sinh được thể hiện ở:
- Tái hiện tri thức, thông hiểu tri thức và kĩ năng học được, khả năng vận dụng
tri thức để giải quyết vấn đề trong cuộc sống.
- Thái độ thực hiện hành động – muốn hành động, sẵn sàng hành động để đạt
mục đích
Năng lực của học sinh được hình thành và phát triển trong quá trình thực
hiện các nhiệm vụ học tập trong lớp học trong nhà trường và ngoài lớp học ở gia
đình và cộng động.
1.1.4. Quá trình hình thành năng lực
Quá trình hình thành năng lực của học sinh được thể hiện ở sơ đồ các bước
như sau:
1. Tiếp nhận thông tin
2. Xử lý thông tin
3. Vận dụng kiến thức
4. Thái độ và hành động
5. Kết hợp đầy đủ các yếu tố trên để tạo thành năng lực
Để có được năng lực nghề phải có thêm yếu tố:
6. Tính trách nhiệm, thể hiện sự chuyên nghiệp thành thạo
7. Kết hợp kinh nghiệm
1.1.5. Năng lực cốt lõi
Đó là những năng lực cơ bản, thiết yếu mà bất kỳ một người nào cần có
để sống, học tập và làm việc. Tất cả các hoạt động giáo dục, ở những mức độ
khác nhau, đều hướng tới mục tiêu hình thành và phát triển các năng lực cốt lõi
của học sinh.
Các kỹ năng cốt lõi bao gồm: kỹ năng sống và kỹ năng nghề nghiệp; kỹ
năng học tập và kỹ năng đổi mới; kỹ năng thông tin, đa phương tiện và công
nghệ.

2
Trong thế kỷ 21, các năng lực cốt lõi của học sinh bao gồm:
- Năng lực làm chủ kiến thức các môn học cốt lõi ở bậc phổ thông.
- Năng lực nhận thức các chủ đề của thế kỷ 21: nhận thức về thế giới, kiến thức
về tài chính, kinh tế, kinh doanh, doanh nghiệp, kiến thức về chăm sóc sức khỏe
và kiến thức dân sự.
- Năng lực tư duy và học tập: năng lực giải quyết vấn đề, tư duy phê phán, năng
lực giao tiếp, năng lực đổi mới sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tự học từ bối
cảnh thực tế.
- Năng lực về công nghệ thông tin và truyền thông.
- Năng lực nghề nghiệp và kỹ năng sống: năng lực thích ứng, năng lực thúc đầy
và tự đính hướng, năng lực lãnh đạo và trách nhiệm xã hội.
Các năng lực trên cần được nhận diện là kết quả đầu ra của quá trình dạy
học. Vì vậy phải phát triển được các chương trình giáo dục và vận dụng các
chiến lược dạy học, các kiểu tổ chức dạy học phù hợp để nuôi dưỡng hình thành
các năng lực này.
Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam sau năm 2015 xác định các
năng lực của học sinh sau khi kết thúc bậc THPT là:
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực thẫm mĩ
- Năng lực ngôn ngữ và giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông
- Năng lực tính toán
Trên cơ sở các chuẩn đầu ra này nhà trường phổ thông phát triển chương trình
nhà trường, xây dựng và tổ chức dạy học các chủ đề tích hợp giúp người học
hình thành các năng lực các năng lực cần thiết.
1.2. Cơ sở chung cho việc dạy học tích hợp
1.2.1. Chương trình giáo dục định hướng phát triển nội dung dạy học
Chương trình dạy học truyền thống có thể gọi là chương trình giáo dục
”định hướng nội dung” hay dạy học ”định hướng đầu vào” (điều khiển đầu vào).
Đặc điểm cơ bản của chương trình giáo dục định hướng nội dung là chú trọng
3
việc truyền thụ hệ thống tri thức khoa học theo các môn học đã được quy định
trong chương trình dạy học. Những nội dung của các môn học này dựa trên các
khoa học chuyên ngành tương ứng. Người ta chú trọng việc trang bị cho người
học hệ thống tri thức khoa học khách quan về nhiều lĩnh vực khác nhau.
Tuy nhiên chương trình giáo dục định hướng nội dung chưa chú trọng đầy
đủ đến chủ thể người học cũng như đến khả năng ứng dụng tri thức đã học trong
những tình huống thực tiễn. Mục tiêu dạy học trong chương trình định hướng
nội dung được đưa ra một cách chung chung, không chi tiết và không nhất thiết
phải quan sát, đánh giá được một cách cụ thể nên không đảm bảo rõ ràng về việc
đạt được chất lượng dạy học theo mục tiêu đã đề ra. Việc quản lý chất lượng
giáo dục ở đây tập trung vào “điều khiển đầu vào” là nội dung dạy học.
Ưu điểm của chương trình dạy học định hướng nội dung là việc truyền thụ
cho người học một hệ thống tri thức khoa học và hệ thống. Tuy nhiên ngày nay
chương trình dạy học định hướng nội dung không còn thích hợp, trong đó có
những nguyên nhân sau:
- Ngày nay, tri thức thay đổi và bị lạc hậu nhanh chóng, việc quy định cứng nhắc
những nội dung chi tiết trong chương trình dạy học dẫn đến tình trạng nội dung
chương trình dạy học nhanh bị lạc hậu so với tri thức hiện đại. Do đó việc rèn
luyện phương pháp học tập ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong việc chuẩn bị
cho con người có khả năng học tập suốt đời.
- Chương trình dạy học định hướng nội dung dẫn đến xu hướng việc kiểm tra
đánh giá chủ yếu dựa trên việc kiểm tra khả năng tái hiện tri thức mà không định
hướng vào khả năng vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn.
- Do phương pháp dạy học mang tính thụ động và ít chú ý đến khả năng ứng
dụng nên sản phẩm giáo dục là những con người mang tính thụ động, hạn chế
khả năng sáng tạo và năng động. Do đó chương trình giáo dục này không đáp
ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội và thị trường lao động đối với người
lao động về năng lực hành động, khả năng sáng tạo và tính năng động.
1.2.2. Chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực
Chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực (định hướng phát
triển năng lực) nay còn gọi là dạy học định hướng kết quả đầu ra được bàn đến
nhiều từ những năm 90 của thế kỷ 20 và ngày nay đã trở thành xu hướng giáo

4
dục quốc tế. Giáo dục định hướng phát triển năng lực nhằm mục tiêu phát triển
năng lực người học.
Giáo dục định hướng năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc
dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú
trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn
bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề
nghiệp. Chương trình này nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách chủ thể
của quá trình nhận thức.
Khác với chương trình định hướng nội dung, chương trình dạy học định
hướng phát triển năng lực tập trung vào việc mô tả chất lượng đầu ra, có thể coi
là ”sản phẩm cuối cùng” của quá trình dạy học. Việc quản lý chất lượng dạy học
chuyển từ việc điều khiển “đầu vào” sang điều khiển “đầu ra”, tức là kết quả học
tập của HS.
Chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực không quy định
những nội dung dạy học chi tiết mà quy định những kết quả đầu ra mong muốn
của quá trình giáo dục, trên cở sở đó đưa ra những hướng dẫn chung về việc lựa
chọn nội dung, phương pháp, tổ chức và đánh giá kết quả dạy học nhằm đảm
bảo thực hiện được mục tiêu dạy học tức là đạt được kết quả đầu ra mong muốn.
Trong chương trình định hướng phát triển năng lực, mục tiêu học tập, tức là kết
quả học tập mong muốn thường được mô tả thông qua hệ thống các năng lực
(Competency). Kết quả học tập mong muốn được mô tả chi tiết và có thể quan
sát, đánh giá được. HS cần đạt được những kết quả yêu cầu đã quy định trong
chương trình. Việc đưa ra các chuẩn đào tạo cũng là nhằm đảm bảo quản lý chất
lượng giáo dục theo định hướng kết quả đầu ra.
Ưu điểm của chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực là tạo
điều kiện quản lý chất lượng theo kết quả đầu ra đã quy định, nhấn mạnh năng
lực vận dụng của HS. Tuy nhiên nếu vận dụng một cách thiên lệch, không chú ý
đầy đủ đến nội dung dạy học thì có thể dẫn đến các lỗ hổng tri thức cơ bản và
tính hệ thống của tri thức. Ngoài ra chất lượng giáo dục không chỉ thể hiện ở kết
quả đầu ra mà còn phụ thuộc quá trình thực hiện.
Có những điểm khác biệt cơ bản trong đặc trưng dạy học của trường học
trong thế kỷ 21 so với thế kỷ 20.
Trường học thế kỷ 20 Trường học thế kỷ 21

5
CĐR: kiến thức, kỹ năng cơ bản CĐR: phát triển các năng lực hành
động
Kiểm tra đánh giá nhiều khi tách khỏi Kiểm tra đánh giá tích hợp với dạy học
dạy học (chủ yếu qua các kỳ thi) (trong quá trình dạy học)
Dạy và học theo trình từ từ cơ bản đến Kỹ năng được học trong bối cảnh
phức tạp hơn những vấn đề của thực tiễn cuộc sống
Giám sát kiểu hành chính Học sinh là trung tâm, giáo viên hướng
dẫn hoạt động dạy học
Dạy học theo mục tiêu, chú trọng kiến Tất cả các học sinh học cách tư duy,
thức, chỉ có nhóm học sinh ưu tú học đặc biệt là tư duy bậc cao (năng lực
cách tư duy giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo,
siêu nhận thức)
Từ những đặc điểm của nhà trường trong thế kỷ 21, giáo viên cần phải có khả
năng phát triển chương trình (môn học) và thiết kế chủ đề dạy học tích hợp để
phát triển năng lực của học sinh. Giáo viên phải bắt đầu từ kết quả bằng việc đặt
ra câu hỏi - người học cần hình thành được những năng lực gì ở đầu ra?
Mô hình xây dựng chương trình đào tạo đi từ chuẩn đầu ra được đề xuất bởi
Wiggins và McTighe (1998) như sau:
(1) Xác định kết quả mong muốn của khóa học/môn học/bài học – Sau khi kết thúc
khóa học/môn học/bài học, người học cần phải làm được những công việc cụ thể
gì?
(2) Xác định các biểu hiện tương ứng - Người học phải thể hiện được những gì
trong quá trình học , trong bài kiểm tra?
(3) Thiết kế hoạt động học tập – Để đạt được những biểu hiện đó người học cần
phải học những gì và như thế nào?
Như vậy giáo viên phải tập trung suy nghĩ về việc vận dụng kiến thức được học
để giải quyết các vấn đề đặt ra trong thực tiễn hơn là chỉ truyền thụ kiến thức.
Một chương trình môn học được xây dựng dựa trên năng lực thực hiện đáp ứng
chuẩn đầu ra sẽ có những đặc điểm sau:
a. Mô tả năng lực một cách cụ thể, có thể đo lường được.
b. Nội dung dạy học dựa trên các mục tiêu xác định (học sinh đạt được khả
năng/năng lực gì ở đầu ra);

6
c. Người học sẽ phải học những nội dung trong chương trình môn học cho đến khi
chứng minh được họ có khả năng làm chủ được những kiến thức kỹ năng cần
thiết đã được xác định ở CĐR;
d. Sử dụng đa dạng kỹ thuật dạy học và hoạt động nhóm;
e. Tập trung vào những gì người học cần phải làm được – vận dụng được các kỹ
năng kiến thức cơ bản vào bối cảnh thực tiễn;
f. Sử dụng tài liệu, phương tiện truyền thông và các vật liệu thực tế hướng đến
mục tiêu năng lực đã đề ra
g. Đánh giá kịp thời cho người học về năng lực thực hiện;
h. Người học chứng tỏ được những năng lực đã được xác định trong chương trình.
Một bài học được thiết kế theo cách tiếp cận năng lực sẽ có những đặc điểm
sau:
- Mục tiêu bài học định hướng vào việc mô tả các khả năng/năng lực học sinh sẽ
phải đạt được, chứ không phải là nội dung kiến thức phải truyền thụ.
- Các khả năng/năng lực đó phải được mô tả một cách rõ ràng, có thể quan sát
đánh giá được.
- Thúc đẩy sự tương tác giáo viên-học sinh và học sinh-học sinh, khuyến khích sự
trao đổi, tranh luận, đánh giá, chia sẽ quan điểm/kinh nghiệm, thúc đẩy/cổ vũ
tinh thần hợp tác, kỹ năng làm việc nhóm;
- Tạo dựng môi trường học tập thân thiện, học sinh cảm thấy thoải mái , hứng thú,
tự tin;
- Nhấn mạnh vào hoạt động tìm hiểu, khám phá, trải nghiệm, đặc biệt là vận dụng
kiến thức để giải quyết các tình huống gắn với thực tế;
- Chú trọng các năng lực tư duy bậc cao: giải quyết vấn đề, tư duy phản biện,
năng lực sáng tạo, năng lực siêu nhận thức (tư duy về tư duy);
- Nhấn mạnh các hoạt động tự học qua khai thác, tìm kiếm, xử lí thông tin;
- Kết thúc bài học, học sinh thấy mình thay đổi và biết cách thay đổi
1.2.3. Định hướng đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học
sinh
a. Các yêu cầu của đánh giá
Mục tiêu của dạy học định hướng phát triển năng lực là hình thành và bồi dưỡng
năng lực cho người học. Vì vậy đánh giá trong dạy học định hướng phát triển
năng lực là đánh giá năng lực – kiến thức, kỹ năng, thái độ của người học trong
một bối cảnh có ý nghĩa liên qua đến thực tiễn cuộc sống.

7
Các nhiêm vụ học tập dùng để đánh giá năng lực phải đảm bảo bao quát được
các mức độ năng lực từ thấp nhất đến cao nhất. Theo đó, các nhiệm vụ học tập
phải được hệ thống hóa từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp thuộc một lĩnh
vực (thường là liên môn hoặc xuyên môn) để đảm bảo đo lường được sự phát
triển năng lực của mọi học sinh.
b. Một số các công cụ đánh giá năng lực
- Đánh giá năng lực khoa học trong dạy học các môn khoa học tự nhiên
Trong các chủ đề tích hợp khoa học tự nhiên thì năng lực đặc thù là năng lực
khoa học (scientific literacy).
Để dạy học phát triển năng lực cần phải xây dựng cấu trúc nội hàm của năng lực
(những năng lực cần hình thành), đường phát triển năng lực (các thang mức độ
của năng lực).
Năng lực khoa học đối với cấp THCS có thể gồm ba hợp phần sau:
+ Xác định vấn đề khoa học
+ Giải thích hiện tượng một cách khoa học
+ Sử dụng bằng chứng khoa học
Tương ứng với mỗi học phần này là các chỉ số hành vi (chỉ số xác định năng
lựuc):
Xác định vấn đề khoa học
Nhận ra vấn đề có thể khảo sát một cách khoa học
Xác định các từ khóa để tìm kiểm được các thông tin khoa học
Nhận ra các đặc tính chính của nghiên cứu khoa học
Giải thích hiện tượng một cách khoa học
Vận dụng kiến thức khoa học giải quyết tình huống đặt ra
Mô tả hoặc lý giải hiện tượng một cách khoa học và dự đoán sự biến đổi
Nhận ra các mô tả, giải thích tương ứng và đưa ra dự đoán
Sử dụng bằng chứng khoa học
Trình bày các bằng chứng khoa học và thảo luận kết quả
Xác định các giả thiết, các bằng chứng và lí do đằng sau các kết luận
Phản ánh ý nghĩa đối với xã hội về sự phát triển của khoa học công nghệ

8
Đánh giá năng lực thực chất là thu thập các biểu hiện của học sinh và so sánh
chúng với các chỉ số năng lực và xác định mức độ đáp ứng của học sinh với các
tiêu chí chất lượng tương ứng.
Các công cụ đánh giá:
- Câu hỏi, bài tập.
- Phiếu đánh giá theo tiêu chí (rubric), dùng để đánh giá thao tác, sản phẩm.
- Hồ sơ học tập: dùng để đánh giá quá trình
- Phiếu đánh giá đồng đẳng (học sinh tham gia vào việc đánh giá lẫn nhau)
Tham khảo thêm các tài liệu về kiểm tra đánh giá để xây dựng các công cụ trên.
- Đánh giá năng lực hợp tác nhóm
Đánh giá này tập trung vào các tiêu chí xác định tương tác nhóm (sự phối hợp và
hợp tác giữa các học sinh).
Có bốn tiêu chí thường được sử dụng:
+ Thực hiện các nhiệm vụ để đạt mục tiêu chung của nhóm
+ Thể hiện kĩ năng liên kết, phối hợp với các học sinh trong nhóm có hiệu quả.
+ Đóng góp cho sự duy trì, phát triển nhóm.
+ Đảm nhận các vai trò khác nhau trong nhóm
- Đánh giá năng lực phát triển bản thân
Năng lực phát triển bản thân gồm có các năng lực thành phần: quan sát, lắng
nghe, suy ngẫm, tự nhận thức về bản thân, thay đổi/sáng tạo lại bản thân, khả
năng học hỏi từ thế giới xung quanh.
Thiết kế công cụ đánh giá tương ứng với các năng lực thành phần. Ví dụ, để
đánh giá các khả năng: sủ dụng ngôn ngữ, quan sát, suy ngẫm, rút ra bài học của
học sinh, giáo viên có thể yêu cầu:
- hãy quan sát một sự vật hay hiện tượng xảy ra trong cuộc sống (ví dụ, quan sát
một cái kén nở thành sâu bướm, hay một con trai bò dưới bùn) rồi suy ngẫm để
viết ra lời bàn thể hiện những suy nghĩ cá nhân và rút ra bài học có ý nghĩa giáo
dục. Thời gian làm bài không quá 30 phút (bài viết giới hạn khoảng 350-400 từ)
c. Quy trình đánh giá
Tùy thuộc vào đối tượng, cấp độ, phạm vi đánh giá mà mỗi loại hình đánh giá sẽ
được tiến hành theo những bước khác nhau. Để đánh giá trên lớp học có thể

9
dùng quy trình 9 bước dưới đây. Tùy vào đối tượng và mục đích đánh giá các
bước này có thể thay đôi:
1. Xác định mục tiêu/ mục đích, loại hình, cấp độ/ phạm vi đánh giá
2. Xác định thời điểm đánh giá
3. Xác định nội dung cần đánh giá, cấu trúc/thành tố nào cần đánh giá
4. Xác định phương pháp đánh giá, loại thông tin cần có
5. Xác định loại công cụ đánh giá
6. Xác định người thực hiện đánh giá
7. Xác định phương thức xử lý dữ liệu thu thập, đảm bảo chất lượng đánh giá
8. Tổng hợp kết quả đánh giá, viết báo cáo, xác định phương thức giải thích kết
quả đánh giá
9. Xác định phương thức công bố và phản hồi kết quả cho các đối tượng khác
nhau.
1.3. Hệ thống năng lực chung và năng lực chuyên biệt cần hình thành khi
dạy học Vật lí
Cách 1: Xây dựng các năng lực chuyên biệt bằng cách cụ thể hóa các năng lực
chung
Stt Năng lực chung Biểu hiện năng lực trong môn Vật lí

Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân:

- Lập được kế hoạch tự học và điều chỉnh, thực hiện kế


hoạch có hiệu quả
- Tìm kiếm thông tin về nguyên tắc cấu tạo, hoạt động của
các ứng dụng kĩ thuật
- Đánh giá được mức độ chính xác nguồn thông tin
1 Năng lực tự học - Đặt được câu hỏi về hiện tượng sự vật quanh ta
- Tóm tắt được nội dung vật lí trọng tâm của văn bản.
- Tóm tắt thông tin bằng sơ đồ tư duy, bản đồ khái niệm,
bảng biểu, sơ đồ khối
- Tự đặt câu hỏi và thiết kế, tiến hành được phương án
thí nghiệm để trả lời cho các câu hỏi đó.

10
- Đặc biệt quan trọng là năng lực thực nghiệm
Đặt được những câu hỏi về hiện tượng tự nhiên: Hiện
Năng lực giải tượng… diễn ra như nào? Điều kiện diễn ra hiện tượng là
quyết vấn đề gì? Các đại lượng trong hiện tượng tự nhiên có mối quan
(Đặc biệt quan hệ với nhau như thế nào? Các dụng cụ có nguyên tắc cấu
trọng là NL giải tạo và hoạt động như thế nào?
2 quyết vấn đề
- Đưa ra được cách thức tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi
bằng con đường
đã đặt ra.
thực nghiệm hay
- Tiến hành thực hiện các cách thức tìm câu trả lời bằng
còn gọi là NL
suy luận lí thuyết hoặc khảo sát thực nghiệm.
thực nghiệm)
- Khái quát hóa rút ra kết luận từ kết quả thu được
- Đánh giá độ tin cậy và kết quả thu được

- Thiết kế được phương án thí nghiệm để kiểm tra giả


thuyết (hoặc dự đoán)
Năng lực sáng - Lựa chọn được phương án thí nghiệm tối ưu
3
tạo - Giải được bài tập sáng tạo
- Lựa chọn được cách thức giải quyết vấn đề một cách
tối ưu

Năng lực tự quản


4 Không có tính đặc thù

Nhóm năng lực về quan hệ xã hội:

- Sử dụng được ngôn ngữ vật lí để mô tả hiện tượng


- Lập được bảng và mô tả bảng số liệu thực nghiệm
Năng lực giao - Vẽ được đồ thị từ bảng số liệu cho trước
5
tiếp - Vẽ được sơ đồ thí nghiệm
- Mô tả được sơ đồ thí nghiệm
- Đưa ra các lập luận lô gic, biện chứng

6 Năng lực hợp tác - Tiến hành thí nghiệm theo nhóm

11
- Tiến hành thí nghiệm theo các khu vực khác nhau

Nhóm năng lực công cụ (Các năng lực này sẽ được hình thành trong quá trình
hình thành các năng lực ở trên)

Năng lực sử
dụng công nghệ - Sử dụng một số phần mềm chuyên dụng (maple,
7 thông tin và coachs…) để mô hình hóa quá trình vật lí
truyền thông - Sử dụng phần mềm mô phỏng để mô tả đối tượng vật lí
(ICT)

- Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn tả quy luật vật lí


Năng lực sử
8 - Sử dụng bảng biểu, đồ thị để diễn tả quy luật vật lí
dụng ngôn ngữ
- Đọc hiểu được đồ thị, bảng biểu

- Mô hình hóa quy luật vật lí bằng các công thức toán học
Năng lực tính
9 - Sử dụng toán học để suy luận từ kiến thức đã biết ra hệ
toán
quả hoặc ra kiến thức mới.

Cách 2: Xây dựng năng lực chuyên biệt dựa trên đặc thù môn học
Nhóm năng lực
Năng lực thành phần trong môn Vật lí
thành phần

HS có thể:
- K1: Trình bày được kiến thức về các hiện tượng, đại
lượng, định luật, nguyên lí vật lí cơ bản, các phép đo, các
Nhóm NLPT liên hằng số vật lí
quan đến sử - K2: Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức vật lí
dụng kiến thức vật - K3: Sử dụng được kiến thức vật lí để thực hiện các nhiệm
lí vụ học tập
- K4: Vận dụng (giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải
pháp, đánh giá giải pháp … ) kiến thức vật lí vào các tình
huống thực tiễn

12
HS có thể:
- P1: Đặt ra những câu hỏi về một sự kiện vật lí
- P2: mô tả được các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ
vật lí và chỉ ra các quy luật vật lí trong hiện tượng đó
- P3: Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các
nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập vật lí
Nhóm NLTP về - P4: Vận dụng sự tương tự và các mô hình để xây dựng
phương pháp (tập kiến thức vật lí
trung vào năng - P5: Lựa chọn và sử dụng các công cụ toán học phù hợp
lực thực nghiệm trong học tập vật lí.
và năng lực mô - P6: chỉ ra được điều kiện lí tưởng của hiện tượng vật lí
hình hóa)
- P7: đề xuất được giả thuyết; suy ra các hệ quả có thể kiểm
tra được.
- P8: xác định mục đích, đề xuất phương án, lắp ráp, tiến
hành xử lí kết quả thí nghiệm và rút ra nhận xét.
- P9: Biện luận tính đúng đắn của kết quả thí nghiệm và
tính đúng đắn các kết luận được khái quát hóa từ kết quả thí
nghiệm này.

HS có thể
- X1: trao đổi kiến thức và ứng dụng vật lí bằng ngôn ngữ
vật lí và các cách diễn tả đặc thù của vật lí
- X2: phân biệt được những mô tả các hiện tượng tự nhiên
bằng ngôn ngữ đời sống và ngôn ngữ vật lí (chuyên ngành )
- X3: lựa chọn, đánh giá được các nguồn thông tin khác
Nhóm NLTP trao
nhau,
đổi thông tin
- X4: mô tả được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của các
thiết bị kĩ thuật, công nghệ
- X5: Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập vật
lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm,
làm việc nhóm… )
- X6: trình bày các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí

13
của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm
việc nhóm… ) một cách phù hợp
- X7: thảo luận được kết quả công việc của mình và những
vấn đề liên quan dưới góc nhìn vật lí
- X8: tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lí

HS có thể
- C1: Xác định được trình độ hiện có về kiến thức, kĩ năng ,
thái độ của cá nhân trong học tập vật lí
- C2: Lập kế hoạch và thực hiện được kế hoạch, điều chỉnh
kế hoạch học tập vật lí nhằm nâng cao trình độ bản thân.
- C3: chỉ ra được vai trò (cơ hội) và hạn chế của các quan
điểm vật lí đối trong các trường hợp cụ thể trong môn Vật lí
Nhóm NLTP liên và ngoài môn Vật lí
quan đến cá nhân - C4: so sánh và đánh giá được - dưới khía cạnh vật lí- các
giải pháp kĩ thuật khác nhau về mặt kinh tế, xã hội và môi
trường
- C5: sử dụng được kiến thức vật lí để đánh giá và cảnh báo
mức độ an toàn của thí nghiệm, của các vấn đề trong cuộc
sống và của các công nghệ hiện đại
- C6: nhận ra được ảnh hưởng vật lí lên các mối quan hệ xã
hội và lịch sử.

Các cấp độ năng lực

Nhóm năng Cấp độ


lực I II III

KII Vận dụng KIII Liên kết và chuyển


KI Tái hiện kiến thức:
Năng lực sử kiến thức tải kiến thức
Tái hiện lại được các
dụng kiến - Xác định và - Vận dụng kiến thức
kiến thức và đối tượng
thức sử dụng kiến trong tình huống có
vật lí cơ bản
thức vật lí phần mới mẻ

14
trong tình - Lựa chọn được đặc
huống đơn tính phù hợp
giản
- Sử dụng
phép tương tự

PII Sử dụng
các phương
P Lựa chọn và vận
pháp chuyên III
dụng các phương pháp
biệt
Năng lực về chuyên biệt để giải
- Sử dụng các
phương PI Mô tả lại các phương quyết vấn đề
chiến lược
pháp (tập pháp chuyên biệt - Lựa chọn và áp dụng
giải bài tập
trung vào - Áp dụng, mô tả các một cách có mục đích
- Lập kế
năng lực thực phương pháp vật lí, đặc và liên kết các phương
hoạch và tiến
nghiệm và biệt là phương pháp thực pháp chuyên môn, bao
hành thí
năng lực mô nghiệm gồm cả thí nghiệm đơn
nghiệm đơn
hình hóa) giản và toán học hóa
giản
- Tự chiếm lĩnh kiến
- Mở rộng
thức
kiến thức theo
hướng dẫn

XII Sử dụng
hình thức diễn
XI Làm theo mẫu diễn tả XIII Tự lựa chọn cách
tả phù hợp
cho trước diễn tả và sử dụng
- Diễn tả một
- Diễn tả một đối tượng - Lựa chọn, vận dụng
đối tượng
đơn giản gian bằng nói và phản hồi các hình
Năng lực trao bằng ngôn
và viết hoặc theo mẫu thức diễn tả một cách
đổi thông tin ngữ vật lí và
cho trước theo hướng có tính toán và hợp lí
có cấu trúc
dẫn - Thảo luận về mức độ
- Biện giải về
- Đặt câu hỏi về đối giới hạn phù hợp của
một đối tượng
tượng một chủ đề
- Lí giải các
nhận đinh

15
CII
- Bình luận
những đánh CIII
giá đã có - Tự đưa ra những
CI
- Áp dụng sự đánh giá - Đưa ra đánh giá của bản thân
những quyết - Đánh giá ý ghĩa của
có sẵn
định theo các các kiến thức vật lí
- Nhận thấy tác động
Năng lực cá khía cạnh đặc - Sử dụng các kiến
của kiến thức vật lí
thể trưng của vật thức vật lí như nền
- Phát biểu được bối lí
tảng quả quá trình đánh
cảnh công nghệ đơn
- Phân biệt giá các đối tượng
giản dưới nhãn quan vật
giữa các bộ - Xắp xếp các hiện

phận vật lí và tượng vào một bối
các bộ phận cảnh vật lí
khác của việc
đánh giá

1.4. Dạy học tích hợp – Phương pháp dạy học theo định hướng phát triển
năng lực
1.4.1. Dạy học tích hợp là gì
Tích hợp có nghĩa là sự hợp nhất, sự hòa nhập, sự kết hợp. Đó là sự hợp nhất
hay nhất thể hóa các bộ phận khác nhau để đưa tới một đối tượng mới như là
một thể thống nhất dựa trên những nét bản chất của các thành phần đối tượng
chứ không phải là phép cộng đơn giản những thuộc tính của các thành phần ấy.
Dạy học tích hợp là hành động liên kết một cách hữu cơ, có hệ thống các đối
tượng nghiên cứu, học tập của một vài lĩnh vực môn học khác nhau thành nội
dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề
cập trong các môn học đó nhằm hình thành ở học sinh các năng lực cần thiết.
Dạy học tích hợp là một quan điểm sư phạm, ở đó người học cần huy động mọi
nguồn lực để giải quyết một tình huống phức hợp – có vấn đề nhằm phát triển
các năng lực và phẩm chất cá nhân.
1.4.2. Tại sao phải dạy học tích hợp

16
- Phát triển năng lực của người học. Vì dạy học tích hợp là dạ học xung quanh
một chủ đề, đòi hỏi học sinh phải sử dụng những kiến thức, kỹ năng và phương
pháp của nhiều môn học trong quá trình tìm tòi nghiên cứu. Đây là điều kiện cho
việc thực hiện dạy học theo phát triển năng lực.
Có thể so sánh dạy học tích hợp và dạy học đơn môn
Dạy học tích hợp Dạy học đơn môn
Mục tiêu - Phục vụ mục tiêu chung của - Phục vụ mục tiêu riêng rẽ của
một số môn học khác nhau từng môn học
- Mục tiêu rộng, ưu tiên định - Mục tiêu hạn chế, chuyên
hướng phát triển năng lực biệt, thường là các kiến thức
kỹ năng của môn học
Tổ chức - Xuất phát từ tình huống gắn - Xuất phát từ tình huống liên
dạy học kết với lợi ích và sự quan tâm quan tới một môn học.
của học sinh, cộng đồng, liên - Các hoạt động thường cấu
quan đến nhiều môn học. trúc chặt chẽ theo tiến trình đã
- Hoạt động thường xuất phát dự kiến trước.
từ vấn đề mở cần giải quyết
hoặc một dự án cần thực hiện.
Giải quyết vấn đề cần dựa vào
kiến thức kỹ năng của các môn
học khác nhau
Trung tâm Nhấn mạnh đặc biệt đến sự Đặc biệt quan tâm đến việc
của việc phát triển năng lực và làm chủ làm chủ các mục tiêu ngắn hạn
dạy mục tiêu lâu dài, như các như kiến thức, kỹ năng của
phương pháp, kỹ năng, thái độ môn học
của người học
Hiệu quả Phát triển phương pháp, thái Tiếp nhận kiến thức và kỹ
cảu việc độ, kỹ năng, trí tuệ cũng như năng đặc thù của môn học
học tình cảm.

- Tận dụng vốn kinh nghiệm của người học. Vì dạy học tích hợp tìm cách gắn
liền bối cảnh cuộc sống và nhu cầu người học vào các hoạt động dạy học nên

17
kéo theo sự tích cực và sự chịu trách nhiệm của người học. Chủ đề gắn với bối
cảnh cuộc sống nên cho phép người học huy động và phát huy tối đa những kinh
nghiệm vốn có. Người học đưa ra những lập luận có căn cứ và từ đó nhận thức
được vì sao hoạt động học phải diễn ra như vậy. Hoạt động học trở thành nhu
cầu tự thân.
- Thiết lập mối quan hệ giữa các kiến thức và kỹ năng phương pháp của các môn
học. Vì dạy học tích hợp tạo mối liên hệ trong học tập bằng việc kết nối các môn
học với nhau, quan tâm đến sự phụ thuộc và mối quan hệ giữa các kiến thức , kỹ
năng và phương pháp của các môn học đó. Vì vậy kiến thức được cấu trúc môt
cách vững chắc, có hệ thống, dài hạn.
- Tinh giản kiến thức, tránh sự lặp lại nội dung ở các môn học. Vì kết hợp nội
dung của một số môn học, nên dạy học tích hợp cho phép thiết kể bài học tránh
sự lặp lại, tiết kiệm thời gian nhưng vẫn đảm bảo người học có được kiến thức
kỹ năng thái độ đặt ra.
1.4.3. Các mức độ tích hợp trong dạy học tích hợp
- Lồng ghép/Liên hệ. Đưa các yếu tố nội dung gắn với thực tiễn, gắn với xã hội
và các môn học khác vào dòng chảy chủ đạo của nội dung bài học của môn học.
Ở mức độ này, học sinh vẫn học các môn riêng rẽ. Tuy nhiên giáo viên dựa vào
các kiến thức của bài học đảm nhận lồng ghép các nội dung liên quan của các
môn học khác. (Sơ đồ xương cá).
Ví dụ như lồng ghép cac nội dung về bảo vệ môi trường trong các bài học hóa
học, tiết kiệm năng lượng, an toàn năng lượng trong các bài học vật lý, chủ
quyền biển đảo trong bài học địa lý...
- Vận dụng kiến thức liên môn. Các hoạt động học diễn ra xung quanh một chủ
đề và người học vận dụng kiến thức của nhiều môn học để giải quyết vấn đề đặt
ra. (Sơ đồ mạng nhện).
Vì kiến thức được vận dụng ở cấp độ liên môn học nên có 2 cách tổ chức:
+ Các môn học được dạy riêng rẽ nhưng đến cuối kỳ, cuối năm hoặc cuối cấp
học có một học phần về những vấn đề chung.
+ Các vấn đề chung cho các môn học khác nhau sẽ được thực hiện ở những thời
điểm đều đặn trong năm học, nhằm làm cho học sinh quen dần với việc sử dụng
kiến thức của các môn học gần gũi nhau.

18
-Hòa trộn. Có thể nói tiến trình dạy học là tiến trình “không môn học” vì nội
dung kiến thức trong bài học không thuộc riêng về một môn học mà thuộc về
nhiều môn học khác nhau. Các nội dung thuộc các chủ đề tích hợp ở mức độ này
sẽ không được dạy ở các môn riêng rẽ.
Giáo viên phối hợp quá trình học tập những môn học khác nhau bằng những tình
huống thích hợp tạo thành chủ đề thích hợp. Trong quá trình dạy học hòa trộn sẽ
có những năng lực được hình thành xuyên suốt các nội dung của chủ đề. Ví dụ,
năng lực thực hiện phép đo, năng lực sử dụng dụng cụ đo, năng lực khoa học đối
với môn khoa học tự nhiên.
Đòi hỏi sự hợp tác giữa các giáo viên đến từ các môn khác nhau.
1.4.4. Quy trình tổ chức dạy học tích hợp
Có thể qua 7 bước sau:
- Lựa chọn chủ đề
- Xác định vấn đề cần giải quyết
- Xác định các kiến thức cần thiết để giải quyết vấn đề
- Xác định mục tiêu dạy học
- Xây dụng nội dung hoạt động dạy học
- Lập kế hoạch dạy học
- Tổ chức dạy học và đánh giá
a. Lựa chọn chủ đề. Chủ đề tích hợp thường được đưa ra gợi ý trong chương
trình nhưng giáo viên vẫn có thể tự xây dựng chủ đề phù hợp với hoàn cảnh địa
phương và trình độ học sinh.
- So sánh chương trình các môn học để tìm ra các nội dung kiến thức kỹ năng
gần nhau có liên quan chặt chẽ với nhau.
- Tìm ra nội dung giáo dục có liên quan đến vấn đề thời sự của địa phương, có
tính phổ biến, gắn với kinh nghiệm của học sinh.
- Có thể tham khảo các sách chuyên ngành đại học về thổ nhưỡng, năng lượng
tái tạo để tìm thêm thông tin tham khảo.
Khi xây dựng chủ đề giáo viên phải trả lời các câu hỏi:
Tại sao phải tích hợp?
Tích hợp nội dung nào là hợp lý? Các nội dung đó cụ thể là gì? Thuộc các môn
học bài học nào trong chương trình?
19
Logic và mạch phát triển các nội dung đó như thế nào?
Thời lượng cho bài học tích hợp dự kiến là bao nhiêu?
Từ đó xác định tên chủ đề (tên chủ đề phải bao quát được nội dung và hấp dẫn
học sinh).
b. Xác định các vấn đề cần giải quyết. Đây là các câu hỏi có tính định hướng các
nội dung được đưa vào chủ đề. Thông qua quá trình học tập chủ đề học sinh có
thể trả lời được các câu hỏi này.
c. Xác định các kiến thức cần thiết để giải quyết vấn đề. Xây dựng các kiến thức
được đưa vào chủ đề phải dựa trên việc giải quyết các vấn đề mà chủ đề đặt ra.
d. Xác định mục tiêu dạy học của chủ đề. Xác định những kiến thức, năng lực
nào sẽ được rèn luyện thông qua chủ đề. (Khi lựa chọn tìm chủ đề, các mục tiêu
dạy học cũng có thể đã được định hình). Việc xác định mục tiêu đổi khi xảy ra
đồng thời với việc xác định các nội dung và hoạt động học tập của chủ đề.
e. Xây dựng nội dung hoạt động dạy học của chủ đề. Cần làm rõ: chủ đề có
những hoạt động nào, từng hoạt động đó thực hiện vai trò gì trong việc đạt được
mục tiêu toàn bài học?
Có thể chia hoạt động theo vấn đề cần giải quyết hoặc theo cấu trúc nội dung
của chủ đề. Ứng với mối vấn đề, mỗi nội dung bài học có thể xây dựng một hoặc
một vài hoạt động dạy học khác nhau. Trong đó với một hoạt động, giáo viên
phải:
- Xác định mục tiêu hoạt động.
- Xây dựng nội dung dưới dạng các tư liệu học tập: phiếu học tập...
- Chuẩn bị phương tiện, thiết bị dạy học cho hoạt động.
- Dự kiến nguồn nhân lực, vật lực để tổ chức hoạt động.
- Lập kế hoạch tổ chức hoạt động.
- Xây dựng công cụ đánh giá mục tiêu hoạt động.
- Dự kiến về thời gian cho mỗi hoạt động.
f. Lập kế hoạch dạy học chủ đề
g. Tổ chức dạy học và đánh giá. Sau khi tổ chức dạy học, giáo viên cần đánh giá
các mặt như:
- Tính phù hợp của thực tế dạy học với thời lượng dự kiến
- Mức độ đạt được mục tiêu học tập qua đánh giá các hoạt động học tập.
- Sự hứng thú của học sinh với chủ đề thông qua quan sát và phỏng vấn.
20
- Mức độ khả thi với điều kiện cơ sở vât chất.
Mục tiêu dạy học Minh chứng/sản phẩm Công cụ đánh giá
Nêu được khái niệm... Nêu được khái niệm Câu hỏi
Phân tích được mối Trình bay được mối Nhiệm vụ
quan hệ quan hệ giữa các khái
niệm trong nhiệm vụ
Chứng minh được ... ...
Sử dụng công nghê Các sản phẩm Dự án
thông tin để làm
Hợp tác với bạn trong... ... ...

1.4.5. Một số kiểu tổ chức dạy học tích hợp


Tổ chức dạy học tích hợp có thể sử dụng nhiều phương pháp và kỹ thuật dạy học
tích cực. Tất cả các phương pháp và kỹ thuật này đều phải tuân theo tiến trình
dạy học giải quyết vấn đề.
Tiến trình dạy học giải quyết vấn đề. Gồm 3 pha:
- Pha một: Chuyển giao nhiệm vụ, bất ổn hóa tri thức, phát biểu vấn đề
- Pha hai: Học sinh hành động độc lập tự chủ, trao đổi tìm tòi giải quyets vấn đề.
- Pha ba: Tranh luận, thể chế hóa, vận dụng tri thức mới

• Tình huống có vấn đề tiềm ẩn


Pha 1 • Phát biểu vấn đề

• Giải quyết vấn đề: suy đoán, thực hiện giải pháp
Pha 2 • Kiểm tra xác nhận kết quả: xem xét sự phù hợp
của lý thuyết và thực nghiệm

• Trình bày, thông báo, thảo luận, bảo vệ kết quả


Pha 3
• Vận dụng tri thức mới, giải quyết vấn đề

21
Bảng - Dạy học giải quyết vấn đề các kiến thức vât lý đặc thù

Các pha/ Hiện tượng Đại lượng vật lí Định luật Ứng dụng kĩ
bước của vật lí vật lí thuật của vật lí
dạy học phát
hiện và giải
quyết vấn đề

1. Làm nảy Xây dựng Tùy theo hình Dùng thí Đưa ra một nhu
sinh VĐ cần biểu tượng thành đặc điểm nghiệm, kinh cầu, nhiệm vụ cần
giải quyết từ về hiện định lượng hay nghiệm sơ thực hiện mà
tình huống tượng: định tính trước bộ chỉ ra mối những thiết bị kĩ
(điều kiện) Thông qua mà có cách đặt quan hệ giữa thuật (TBKT) đã
xuất phát: từ tái hiện kinh vấn đề khác nha: các đại biết chưa thể thực
kiến thức cũ, nghiệm, thí Cơ bản đều phải lượng. hiện được hoặc
kinh nghiệm, nghiệm, làm bật ra nhu thực hiện chưa tốt.
TN, bài tập, clips, ảnh… cầu cần xây dựng
truyện kể lịch đại lượng mới để
sử… diễn tả tính chất
vật lí mà các đại
lượng đã có
không mô tả được
đầy đủ

2. Phát biểu Khi nào thì Đặc tính … phụ Mối quan hệ
Máy (TBKT) phải
VĐ cần giải xảy ra hiện thuộc vào các đại giữa các đại
có nguyên tắc cấu
quyết (câu tượng này? lượng nào và phụ lượng A và
tạo và hoạt động
hỏi cần trả Khi ... thì thuộc như thế nào như thế nào để
B là gì?
lời) xảy ra hiện vào các đại lượngA và B có thực hiện được
tượng gì? đó? mốt quan hệ chức năng ?
Tại sao lại Biểu thức… đặc với nhau như
xảy ra hiện trưng cho tính thế nào?
tượng ...? chất vật lí nào? A phụ thuộc
vào B,C…
như thế nào?

22
3. Giải quyết Kiểm tra kết Xây dựng thí - Xây dựng Mở máy ra và xác
VĐ luận: nghiệm để trả lời giả thuyết và định các bộ phận
- Suy đoán Đưa ra giả câu hỏi vấn đề thiết kế chính, các quy luật
giải pháp thuyết phương án cơ bản chi phối.
GQVĐ: nhờ Dùng thí thí nghiệm Xây dựng mô hình
khảo sát lí nghiệm kiểm tra giả hình vẽ (MHHV)
thuyết kiểm tra thuyết. và tiến hành thí
và/hoặc khảo (VD: hiện - Sử dụng nghiệm kiểm tra
sát thực tượng tán các kiến thức xem MHHV có
nghiệm sắc, khúc lí thuyết đã thực hiện được
- Thực hiện xạ..) có để suy đúng các chức
giải pháp đã Hoặc luận lô gic năng của TBKT
suy
suy đoán rút ra câu trả không
luận lí
thuyết để rút lời rồi dùng Thiết kế một
ra hệ quả rồi thí nghiệm TBKT để đáp ứng
dùng TN kiểm nghiệm được yêu cầu đặt
kiểm tra lại kết quả ra. Lựa chọn thiết
(VD: hiện kế tối ưu và xây
tượng sóng dựng mô hình vật
dừng, hiện chất chức năng
tượng giao (VC –CN) theo
thoa) thiết kế và vận
hành thử.

4. Rút ra kết Định nghĩa Phát biểu định Phát biểu Rút ra nguyên tắc
luận (kiến khái niệm về nghĩa đại lượng định luật và cấu tạo và hoạt
thức mới) hiện tượng vật lí phạm vi áp động của TBKT
Phát biểu đặc dụng định
trưng, đơn vị của luật
đại lượng

5. Vận dụng Nhận biết Vận dụng đại Vận dụng So sánh TBKT đã
kiến thức mới các biểu lượng để mô tả định luật xây dựng với các
để giải quyết hiện của các đặc tính vật lí trong các TBKT trong đời

23
những nhiệm hiện tượng ở các hiện tượng hiện tượng sống để bổ sung
vụ đặt ra tiếp đã học trong khác nhau. vật lí khác. các y
theo tự nhiên.

Một số kiểu tổ chức dạy học phân hóa


Dạy học phân hóa là sắp xếp những gì diễn ra trên lớp học để học sinh có nhiều
cơ hội lựa chọn cho mình cách chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng và thái độ, diện đạt
những gì mà họ học được, nghĩa là cũng cấp cho học sinh nhiều con đường khác
nhau để lĩnh hội cùng một nội dung.
Có ba hình thức phân hóa:
- Phân hóa nội dung. Thiết kế một số nhiệm vụ học tập theo các mức độ nhận
thức của Bloom phù hợp cho các nhóm học sinh (ghi nhớ, hiểu, vận dụng, giải
thích, phân tích, tổng hợp)
- Phân hóa giải pháp dạy học. Với cùng một nội dung học nhưng đưa ra cho học
sinh các sự hỗ trợ khác nhau, có tính phức tạp khác nhau. Để học sinh khá giỏi
không cảm thấy nhàm chán và học sinh trung bình không phải thất vọng vì đối
mặt với vấn đề quá khó.
- Phân hóa mục tiêu. Tùy thuộc vào đối tượng dạy học mà đạt ra mục tiêu dạy
học.
Các kiểu tổ chức dạy học phân hóa
- Dạy học theo trạm
- Dạy học theo góc
- Dạy học hợp đồng
Một số kiểu dạy học gắn liền với thực tiễn
- Dạy học dự án
- WebQuest – Khám phá trên mạng
Phương pháp bàn tay nặn bột
Một số kỹ thuật dạy học tích cực
- Kỹ thuật khăn trải bàn
- Kỹ thuật mảnh ghép
- Kỹ thuật Known-Want-Learn
- Kỹ thuật 5W1H

24
- Kỹ thuật 3 lần 3
- Kỹ thuật bản đồ tư duy: sử dụng nhiều trong tóm tắt nội dung, ôn tập một chủ
đề; trình bày tổng quát một chủ đề; chuẩn bị ý tưởng cho một bài báo cáo, buổi
nói chuyện, bài giảng; thu thập, sắp xếp các ý tưởng, ghi chép khi nghe giảng
- Kỹ thuật thu nhận thông tin phản hồi

CHƯƠNG 2 DẠY HỌC TÍCH HỢP MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN


2.1. Chủ đề 1: Hiện tượng nóng lên toàn cầu
(Ở mức độ vận dụng kiến thức liên môn)
2.1.1. Lí do lựa chọn chủ đề
Năng lượng là cơ sở cho mọi hoạt động của thế giới tự nhiên. Năng lượng vừa
phục vụ sự sống nhưng cũng có thể làm tổn hại, thậm chí hủy diệt sự sống.
Nguồn năng lượng đóng vai trò quan trọng nhất đối với sự sống chính là năng
lượng mặt trời. Tuy nhiên hơn một thế kỷ qua tác động của nguồn năng lượng
này lên trái đất đang có sự biến đổi và làm phát sinh nhiều hiện tượng cần được
quan tâm tìm hiểu. Một trong số đó là hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Hiện tượng nóng lên toàn cầu tác động trực tiếp đến cuộc sống con người nên
học sinh, chủ nhân tương lai của hành tinh trái đất phải có hiểu biết về những
nguy cơ và hậu quả có thể phát sinh của hiện tượng nóng lên toàn cầu ngày càng
gia tăng và biểu hiện rõ nét để có hành động phù hợp.
Thông qua tìm hiểu chủ đề Hiện tượng nóng lên toàn cầu các kiến thức của
nhiều lĩnh vực như vật lý, hóa học, sinh học, địa lý có thể được phối hợp.
Có thể tiến hành dạy học dự án đối với chủ đề này.
Các bước tổ chức dạy học dự án:
Bước Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Chuẩn bị  Xây dựng bộ câu hỏi định  Làm việc nhóm để lựa chọn
 Xây dựng hướng: xuất phát từ nội chủ đề dự án.
ý tưởng, dung học và mục tiêu cần  Xây dựng kế hoạch dự án: xác
 Lựa chọn đạt được. định những công việc cần làm,
chủ đề,  Thiết kế dự án: xác định thời gian dự kiến, vật liệu, kinh
tiểu chủ lĩnh vực thực tiễn ứng phí, phương pháp tiến hành và
dụng nội dung học, ai cần, phân công công v iệc trong

25
đề ý tưởng và tên dự án. nhóm.
 Lập kế  Thiết kế các nhiệm vụ cho  Chuẩn bị các nguồn thông tin
hoạch các HS: làm thế nào để HS đáng tin cậy để chuẩn bị thực
nhiệm vụ thực hiện xong thì bộ câu hiện dự án.
học tập hỏi được giải quyết và các  Cùng GV thống nhất các tiêu
mục tiêu đồng thời cũng chí đánh giá dự án.
đạt được.
 Chuẩn bị các tài liệu hỗ
trợ GV và HS cũng như
các điều kiện thực hiện dự
án trong thực tế.

2. Thực hiện  Theo dõi, hướng dẫn,  Phân công nhiệm vụ các thành
dự án đánh giá HS trong quá viên trong nhóm thực hiện dự
 Thu thập trình thực hiện dự án án theo đúng kế hoạch.
thông tin  Liên hệ các cơ sở, khách  Tiến hành thu thập, xử lý
 Thực hiện mời cần thiết cho HS. thông tin thu được.
điều tra  Chuẩn bị cơ sở vật chất,  Xây dựng sản phẩm hoặc bản
 Thảo luận tạo điều kiện thuận lợi cho báo cáo.
với các các em thực hiện dự án.  Liên hệ, tìm nguồn giúp đỡ khi
thành viên  Bước đầu thông qua sản cần.
khác phẩm cuối của các nhóm  Thường xuyên phản hồi, thông
 Tham vấn HS. báo thông tin cho GV và các
giáo viên nhóm khác.
hướng
dẫn

3. Kết thúc  Chuẩn bị cơ sở vật chất  Chuẩn bị tiến hành giới thiệu
dự án cho buổi báo cáo dự án. sản phẩm.
 Tổng hợp  Theo dõi, đánh giá sản  Tiến hành giới thiệu sản phẩm.
các kết phẩm dự án của các nhóm.  Tự đánh giá sản phẩm dự án
quả của nhóm.
 Xây dựng  Đánh giá sản phẩm dự án của

26
sản phẩm các nhóm khác theo tiêu chí đã
 Trình bày đưa ra.
kết quả
 Phản ánh
lại quá
trình học
tập
2.1.2. Xác định vấn đề cần giải quyết
- Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nóng lên toàn cầu
- Bằng chứng cho sự nóng lên toàn cầu
- Hậu quả của hiện tượng nóng lên toàn cầu (Việt Nam, thế giới)
- Giải pháp hạn chế quá trình nóng lên toàn cầu.
2.1.3. Xác định các kiến thức cần thiết để giải quyết vấn đề
a. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Hiệu ứng nhà kính tự nhiên.
Sự gia tăng hiệu ứng nhà kính nhân tạo.
b. Bằng chứng của hiện tượng nóng lên toàn cầu
NHiệt độ bề mặt trái đất tăng (các lục địa và đại dương)
c. Hậu quả
Băng tan, nước biển dâng
Gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan: lũ lụt, hạn hán, bão cháy rừng
Gia tăng nguy cơ suy giảm và biến mất một số loại động thực vật
Gia tăng các bệnh ở người, cây trồng và vật nuôi
Nguy cơ xảy ra thiếu lương thực
Sự quá tải về nhà ở, tài nguyên dẫn đến các vấn đề về xã hội và chính trị
d. Giải pháp
Sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo
Trồng cây
Thay thế các khí CFC hoặc CFCs trong các hệ thống làm lạnh
Chủ động phòng tránh thiên tai.

27
2.1.4. Xác định mục tiêu dạy học
- Tìm hiểu được nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nóng lên toàn cầu
- Nêu được nguyên lý hoạt động của hiệu ứng nhà kính
- Đánh giá được tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu ở Việt nam và
trên thế giới
- Tìm kiếm các giải pháp đê khắc phục hiện tượng nóng lên toàn cầu
- Phát triển óc tò mò, sự sáng tạo và say mê nghiên cứu
- Hình thành và phát triển năng lực tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp,
năng lực sử dụng CNTT.
2.1.5. Xây dựng nội dung hoạt động của chủ đề
Hoạt động 1: Xây dựng ý tưởng dự án. Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định
mục tiêu và thảo luận về ý tưởng dự án “Hãy đóng vai trò là những nhà nghiên
cứu của Chương trình môi trường của Liên hợp quốc tìm hiểu về hiện trạng,
nguyên nhân, hậu quả và đề xuất những giải pháp để thay đổi tình trạng nóng lên
toàn cầu.”
Xây dựng bộ câu hỏi định hướng:
- Con người đã làm biến đổi tự nhiên như thế nào?
- Có phải con người đang góp phần làm cho nhiệt độ của bầu khí quyển
đang tăng lên.
- Nếu điều đó thực sự xảy ra thì nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là gì?
- Nếu nhiệt độ của bầu khí quyển trên trái đất tăng lên thì điều gì sẽ xảy ra?
- Chúng ta có thể làm gì để thay đổi quá trình nóng lên của bầu khí quyển?
Xây dựng nguồn tài nguyên tham khảo.Tìm kiếm thông tin và sử dụng hình ảnh
để mô tả hiệu ứng nhà kính (từ khóa: hiệu ứng nhà kính, global climate change,
climate change and global warming, các trang web wikipedia, thuvienkhoahoc,
nasa). Điều tra nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng hiệu ứng nhà kính trên Trái đất
(sự gia tăng hiệu ứng nhà kính do gia tăng khí CO2: biểu hiện, nguyên nhân; sự
gia tăng hiệu ứng nhà kính do các khí khác: CH4, NO2, CFCs, O3...)
Xây dựng các tiêu chí đánh giá.(các tiêu chí đối với sản phẩm powerpoint và
poster)
Hoạt động 2: Lập kế hoạch thực hiện dự án
Xác định các nhiệm vụ cần làm để thực hiện dự án:
- Tìm hiểu về hiện trạng của vấn đề nóng lên toàn cầu

28
- Xác định các nguyên nhân của hiện tượng nóng lên toàn cầu
- Xác định những hậu quả của hiện tượng nóng lên toàn cầu
- Đề xuất những giải pháp để hạn chế hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Định hướng học sinh thực hiện dự án với hai dạng sản phẩm: 1- Bài trình bày
trên Powerpoints và Poster trên giấy A0.
Trước khi thực hiện dự án, điều tra về nhu cầu và khả năng của học sinh bằng
phiếu điều tra (mong muốn khi tham gia hoạt động nhóm, khả năng của cá
nhân).
Chia nhóm và lập kế hoạch thực hiện dự án. (4-6 học sinh/nhóm). Thực hiện dự
án với sản phẩm ở dạng trình chiểu Powerpoint hoặc Poster trên giấy A0. Thời
gian thực hiện dự án trong 3 tuần.
Hoạt động 3: Thực hiện dự án. Học sinh thực hiện dự án theo kế hoạch đã lập.
2.1.6. Tổ chức dạy học và đánh giá.
Sau khi các nhóm trình bày sản phẩm, các nhóm khác sẽ đánh giá sản phẩm của
nhóm trình bày. Các thành viên trong nhóm đánh giá lẫn nhau.
2.2. Chủ đề 2: Sản xuất điện – Sử dụng hợp lý và tiết kiệm điện năng
2.2.1. Lý do lựa chọn chủ đề
Năng lượng, trong đó có năng lượng điện đóng vai trò quan trọng, quyết định
đến sự tồn tại, phát triển và chất lượng cuộc sống của con người. Các vấn đề về
khủng hoảng năng lượng thường có tác động rất lớn đến kinh tế xã hội của các
nước trên thế giới. Việc gia tăng khai thác và sử dụng năng lượng điện như hiện
nay dẫn đến nhiều nguồn năng lượng không tái sinh như than đá, dầu lửa, khí
đốt ... đang bị cạn kiệt. Việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên nước,
nguyên liệu hóa thạch (than đá, khí đốt) ở quy mô càng lớn thì càng ảnh hưởng
đến môi trường sinh thái và gia tăng hiệu ứng nhà kính.
Ở nhiều nước trên thế giới vấn đề về năng lượng được đặt thành quốc sách, vấn
đề an ninh năng lượng. Sử dụng năng lượng điện tiết kiệm hiệu quả là đóng góp
thiệt thực vào thực hiện các nguyên tắc phát triển bền vững của mỗi quốc gia.
Chủ đề dạy học tích hợp liên môn: vật lý (năng lượng cơ học, điện năng-sản
xuất điện năng), công nghệ (sử dụng hợp lý điện năng) và Giáo dục công dân.
2.2.2. Xác định vấn đề cần giải quyết
- Vai trò của điện năng trong đời sống

29
- Sử dụng hợp lý và tiết kiệm điện năng
- Sản xuất điện từ năng lượng tái tạo: Năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng
lượng nước.
Sản xuất điện từ năng lượng không tái tạo: Năng lượng hóa thạch, năng lượng
hạt nhân.
2.2.3. Xác định các kiến thức cần thiết để giải quyết vấn đề
a. Năng lượng tái tạo và không tái tạo
Trong sản xuất điện năng người ta quan tâm đến hai nguồn năng lượng: năng
lượng tái tạo (NL sinh học, NL mặt trời, NL gió, NL địa nhiệt, NL thủy triều,
NL thủy điện, NL hiddro) và năng lượng không tái tạo (NL hóa thạch – dầu mỏ,
khí đốt, than đá; NL hạt nhân).
Năng lượng không tái tạo là năng lượng không được bổ sung lại trong một thời
gian ngắn.
85% năng lượng sử dụng trên thế giới từ nguồn năng lượng không tái tạo. Hầu
hết các quốc gia dựa vào nguồn năng lượng không tái tạo như năng lượng hóa
thạch và điện hạt nhân.
Trữ lượng các nguồn năng lượng không tái tạo có giới hạn (bảng) nên không
đảm bảo kinh tế sẽ phát triển bền vững.
Hơn nữa sử dụng các nguyên liệu hóa thạch để sản xuất điện năng là nguyên
nhân góp phân sinh ra tro xỉ, và các kí nhà kính - khí CO2, khí SO2, NO làm
tăng nhiệt độ khí quyển và gây ra biến đổi thời tiết, gây hiệu ứng nhà kính (mưa
axit, ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến bộ phận hô hấp của sinh vật, tổn
thương thảm thực. vật). Vì vậy tìm kiếm nguồn năng lượng mới để thay thế
nguồn năng lượng không tái tạo là một giải pháp cho vấn đề an ninh năng lượng.
Năng lượng không tái tạo là năng lượng từ các nguồn tài nguyên được bổ sung
liên tục và không thể bị cạn kiệt (năng lượng mặt trời, thủy điện, gió, địa nhiệt,
đại dương và sinh học). Đây là nguồn năng lượng sạch, không gây ô nhiễm
không khí. Hạn chế lớn nhất là rất khó khăn để tạo ra một lượng điện lớn, chi
phí đầu tư ban đầu lớn.
b. Năng lượng mặt trời
c. Năng lượng gió
d. Năng lượng thủy điện

30
e. Năng lượng sinh học
f. Năng lượng đại dương
(Nếu các ưu nhược điểm của các nguồn NL tái tạo)
2.2.4. Xác định mục tiêu dạy học
- Nêu được ứng dụng của điện năng trong đời sống sản xuất và ưu điểm của việc
sử dụng điện năng so với các dạng năng lượng khác
- Quan sát sơ đồ, đối tượng thật để chỉ ra các bộ phận chính trong sản xuất điện
năng (thủy điện, nhiệt điện, máy phát điện gió, phin mặt trời, máy phát điện hạt
nhân)
- Trình bày được quá trình biến đổi năng lượng trong các bộ phận chính của các
nhà máy thủy điện, nhiệt điện, máy phát điện gió, điện mặt trời và điện hạt nhân
- Phân tích và so sánh được các ưu nhược điểm của việc sản xuất điện gió, điện
mặt trời, điện hạt nhân
- Giải thích được nguyên nhân của sự tăng giảm công suất của nhà máy thủy
điện theo mùa trong năm
- Nhận biết được các thiết bị sử dụng pin mặt trời
- Xác định mối quan hệ giữa công suất điện của pin măt trời với bức xạ mặt trời
và diện tích được chiếu sáng
- Vẽ được sơ đồ mô tả quá trình chuyển hóa năng lượng để nhận biết được
nguyên lý chung trong các cách sản suất điện năng: đều phải làm quay tua-bin
của máy phát điện (trừ pin mặt trời)
- Trình bày được thuận lợi và khó khăn của mỗi cách sản xuất điện năng
- Giải thích và thực hiện được các biện pháp thông thường để sử dụng hiệu quả
và tiết kiệm điện năng
- Trả lời được câu hỏi vì sao phải giảm bớt điện năng trong giờ cao điểm
- Nếu được các biện pháp tiết kiệm điện năng trong hộ gia đình
- Có thái độ tích cực cùng cộng đồng sử dụng hợp lý và tiết kiệm điện năng
Chủ đề tiến hành trong 2 tiết và có chuẩn bị các phương tiện sau:
Tranh vẽ sơ đồ nhà máy thủy điện, nhiệt điện (cả lớp), 1 máy phát điện gió, 1
pin mặt trời, bóng đèn 220V-100W. 1 động cơ điện nhỏ, 1 đèn LED có giá đỡ,
hình vẽ sơ đồ nhà máy điện nguyên tử.
2.2.5. Xây dựng nội dung hoạt động của chủ đề
31
Có thể tổ chức dạy học theo góc. Có thể chia thành 4 góc làm việc với 4 nội
dung (Các bộ phận chính của nhà máy nhiệt điện và quá trình chuyển hóa NL
trong các bộ phận đó; Các bộ phận chính của nhà máy thủy điện và quá trình
chuyển hóa năng lượng trong các bộ phận đó; Cấu tạo hoạt động và quá trình
biến đổi năng lượng trong máy phát điện gió; Các bộ phận chính của nhà máy
điện nguyên tử và các quá trình biến đổi NL trong các bộ phận đó)
Cho học sinh tìm hiểu ở nhà trước khi tiết học bắt đầu một số nội dung:
- Tìm hiểu đặc điểm của sự biến đổi qua lại giữa thế năng và động năng
trong các hiện tượng tự nhiên
- Dạng năng lượng nào được sử dụng rộng rãi nhất trong đời sống và sản
xuất
- Tìm hiểu đặc điểm của sử chuyển hóa năng lượng trong động cơ điện và
máy phát điện
- Nêu các bộ phận chính của máy phát điện xoay chiều
- Nếu các cách làm quay rotor của máy phát điện trong kỹ thuật
- Hãy tìm hiểu xem người ta sản xuất điện năng từ các nguồn năng lượng
nào. Nêu ưu nhược điểm của mỗi cách sản xuất điện năng đó.
Hoạt động 1: Vai trò của điện năng trong đời sống và sản xuất
Cá nhân trình bày về các hoạt động đã chuẩn bị ở nhà
Cá nhân trả lời phiếu học tập số 1
Hoạt động 2: Các bộ phận chính của nhà máy nhiệt điện và quá trình chuyển
hóa NL trong các bộ phận đó
Làm việc cá nhân và làm việc nhóm trả lời phiếu học tập số 2
Hoạt động 3: Các bộ phận chính của nhà máy thủy điện và quá trình chuyển
hóa năng lượng trong các bộ phận đó
Làm việc cá nhân và làm việc nhóm trả lời phiếu học tập số 3
Hoạt động 4: Cấu tạo hoạt động và quá trình biến đổi năng lượng trong máy
phát điện gió
Làm việc cá nhân và làm việc nhóm trả lời phiếu học tập số 4 và số 5
Hoạt động 5: Các bộ phận chính của nhà máy điện nguyên tử và các quá trình
biến đổi NL trong các bộ phận đó
Làm việc cá nhân và làm việc nhóm trả lời phiếu học tập số 6

32
Nội dung 6: Cấu tạo và hoạt động của pin mặt trời
Trả lời phiếu học tập số 7 và số 8
Nội dung 7: Các nguyên tắc chung của việc sản xuất điện năng
Làm việc nhóm với phiếu học tập số 9
Nội dung 8: So sánh thuận lợi và khó khăn trong các cách sản xuất điện năng
Cả lớp làm việc
Nội dung 9: Nguyên tắc chung của việc sử dụng tiết kiệm điện năng và các
biện pháp tiết kiệm điện năng
- Khái niệm giờ cao điểm
- Các biện pháp sử dụng hợp lý và tiết kiểm điện năng
2.3. Chủ đề 3: An ninh năng lượng và chủ quyền biển đảo ở Việt Nam
2.3.1. Lí do lựa chọn chủ đề
Trước hết GV cần phải tự xác định cho mình lí do lựa chọn chủ đề.
An ninh năng lượng được hiểu là sự đảm bảo đầy đủ năng lượng dưới nhiều
dạng khác nhau. Ở nước ta đã đảm bảo an ninh năng lượng chưa? Những vấn đề
nào liên quan đến an ninh năng lượng của Việt Nam?
16/3/2015 hóa đơn tiền điện của mỗi hộ gia đình Việt Nam tăng thêm trung bình
7,5%. Giá điện tăng sẽ dẫn đến việc tăng giá theo dây chuyền.
2/5/2014 Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương – 981 tại vị trí nằm
sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. TQ đã đơn
phương vi phạm thỏa thuận cấp cao giữa hai nước về những nguyên tắc cơ bản
để giải quyết vấn đề trên biển, vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có Hiến
chương Liên Hợp Quốc, cũng như Công ước của Liên hợp Quốc về Luật Biển
năm 1982 và các thỏa thuận ASEAN – Trung Quốc (DOC).
Hai sự kiên tưởng chừng không liên quan đến nhau nhưng lại rất liên quan đến
nhau.Bởi vì nếu chúng ta không có biện pháp để xử lý việc khai thác trái phép
trên biên Đông của TQ thì sau này, rất có thể, chủ quyền khai thác trên biển của
chúng ta sẽ có nguy cơ không được đảm bảo. Một trong những nguồn tài nguyên
biển đó là dầu khí sẽ bị mất mát, dẫn đến nguy cơ thiếu năng lượng (bởi vì diện
tích biển của chúng ta gấp 3 lần diện tích đất liền).
Để phát triển bền vững phải bảo đảm được an ninh năng lượng và bảo vệ được
chủ quyền biển đảo, biên giới quốc gia trước những âm mưu xâm phạm. Khai

33
thác, sử dụng hợp lý hiệu quả các nguồn nhiên liệu, phát triện các nguồn năng
lượng tái tạo, bảo vệ môi trường trong lành là góp phần đảm bảo an ninh năng
lượng.
Chủ đề tích hợp nội dung kiến thức của các môn hóa học, vật lí, sinh học, Giáo
dục công dân.
2.3.2. Xác định vấn đề cần giải quyết
a. Giới thiệu chủ đề: an ninh năng lượng là gì? Chủ quyền biển đảo.
b. Nhiên liệu hóa thạch: Nhiên liệu rắn, lỏng, khí.
c. Năng lượng tái tạo.
d. Chủ quyền biển đảo.
2.3.3. Xác định các kiến thức cần thiết để giải quyết vấn đề
Tìm hiểu các nội dung:
- Tính chất ứng dụng của hidro (hóa học 8)
- Ứng dụng của metan, etilen, axetilic, rựơu etylic (hóa học 9)
- Dầu mỏ và khí thiên nhiên (hóa học 9)
- Nhiên liệu (hóa học 9)
- Thực vật góp phần điều hòa khí hậu; thực vật bảo vệ đất, nguồn nước; vài
trò của thực vật đối với động vật và đời sống con người (sinh học 6)
- Môi trường (sinh học 9)
- Điện năng – Công của dòng điện (Vật lí 9)
- Giáo dục chủ quyền biển đảo, Công ước của Liên hợp quốc về luật biển
năm 1982, Luật Biển của Việt Nam (Giáo dục công dân)
Trên cơ sở các nội dung đó, các nhóm học sinh làm nhiệm vụ về:
1. Tìm hiểu nhiên liệu rắn – than đá, gỗ, mùn cưa, rơm (khái niệm, phân loại,
ưu điểm, nhược điểm, làm thế nào để khai thác và sử dụng hiệu quả (nêu được
tình trạng khai thác và sử dụng trên thế giới và ở Việt Nam)).
2. Tìm hiểu về nhiên liệu lỏng- dầu mỏ, cồn
3. Tìm hiểu về nhiên liệu khí – khí thiên nhiên, khí mỏ dầu, khí lò cốc, khí lò
cao, khí than
4. Năng lượng tái tạo – năng lượng sinh học
5. Đảm bảo an ninh năng lượng và bảo vệ chủ quyền biển đảo – làm thế nào để
đảm bảo an ninh năng lượng và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

34
2.3.4. Xác định mục tiêu dạy học
- Nêu được khái niệm về an ninh năng lượng, về nhiên liệu, các dạng nhiên
liệu phổ biến
- Trình bày được cách sử dụng nhiên liệu (gas, dầu hỏa, than đá) an toàn, có
hiệu quả, giảm ô nhiễm môi trường
- Có ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo, bảo vệ môi trường sống, bảo vệ rừng,
bảo vệ động vật quý hiếm
- Nêu được công ước Liên hợp quốc về luật biển năm 1982, phạm vi vùng
đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Luật Biển Việt Nam, Luật về sử dụng tiets
kiệm, hiệu quả năng lượng
- Rèn luyện kĩ năng thu thập và xử lí thông tin
- Phát triển năng lực sáng tạo khi giải quyết vấn đề, hình thành và phát triển
kĩ năng thuyết trình
- Có ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm, an toàn, sẵn sàng bảo vệ chủ
quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Chia nhóm học sinh để thực hiện dạy học dự án.
2.3.5. Xây dựng nội dung hoạt động chủ đề
Hoạt động 1: Xây dựng ý tưởng dự án
GV đưa ra vấn đề an ninh năng lượng và đặt ra các câu hỏi cho HS (câu hỏi
định hướng)
Chủ đề an ninh năng lượng và chủ quyền biển đảo sẽ đề cập đến những nội
dung gì
Hiện tại và tương lai của việc đảm bảo an ninh năng lượng và chủ quyền biển
đảo
Làm sao để Việt Nam phát triển bền vững
Tìm hiểu các dạng nhiên liệu rắn, lỏng, khí, giải pháp sử dụng tiết kiệm, hiệu
quả nhiên liệu, đề xuất giải pháp bảo vệ chủ quyền biển đảo
Hoạt động 2: Lập kế hoạch thực hiện dự án
Phân vai Nhiệm vụ Sản phẩm
Kỹ sư của Tìm hiểu về nhiên liệu rắn, đề xuất Bài thuyết trình
tổng công ty các biện pháp khai thác sử dụng than

35
than và tiết kiệm, hiệu quả gắn với bảo vệ
khoáng sản môi trường
Kĩ sư nhà máy Tìm hiểu về nhiên liệu lỏng, đề xuất Bài thuyết trình
lọc dầu dung các biện pháp khai thác sử dụng than
quất tiết kiệm, hiệu quả gắn với bảo vệ
môi trường
Kĩ sư nhà máy Tìm hiểu về nhiên liệu khí, đề xuất Bài thuyết trình
khí điện đạm các biện pháp khai thác sử dụng than
Cà Mau tiết kiệm, hiệu quả gắn với bảo vệ
môi trường
Tổng Cục Nghiên cứu các nguồn năng lượng Bài thuyết trình,
trưởng Tổng tái tạo có thể thay thế nhiên liệu hóa Poster tuyên truyền
cục Năng thạch (mặt trời, gió, biogas, nhiên sử dụng năng lượng
lượng liệu sinh học) tái tạo
Luật sư Nghiên cứu Luật sử dụng tiết kiệm, Bài thuyết trình,
hiệu quả năng lượng của Việt Nam, Poster tuyên truyền
Công ước về luật biển 1982, Tuyên về xây dựng quân
truyền bảo về chủ quyền biển đảo đội nhân dân Việt
gắn với an ninh năng lượng của đất Nam chính quy, tiến
nước. Đề xuất các biện pháp bảo vệ lên hiện đại
vững chắc chủ quyền biển đảo của
Tổ quốc

Luật sư: LUẬT SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ
Được quốc hội nước CHXH CN Việt Nam thông qua ngày 17/06/2010
Luật này quy định về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; chính sách,
biện pháp thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; quyền, nghĩa
vụ, trách nhiệm của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả
Áp dụng đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng năng lượng tại
Việt Nam.

36
Điều 27. Biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hộ gia
đình
Nhà nước khuyến khích hộ gia đình thực hiện các biện pháp sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả sau đây:
1. Thiết kế, xây dựng nhà ở có khả năng tận dụng ánh sáng và thông gió
tự nhiên;
2. Sử dụng vật liệu cách nhiệt, thiết bị gia dụng là sản phẩm tiết kiệm
năng lượng; tăng cường sử dụng phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng tái
tạo;
3. Hạn chế sử dụng thiết bị điện công suất lớn, tiêu thụ nhiều điện năng
vào giờ cao điểm;
4. Xây dựng nếp sống, thói quen tiết kiệm năng lượng trong sử dụng thiết
bị chiếu sáng và gia dụng.
CÔNG ƯỚC VỀ LUẬT BIỂN 1982 (UNITED NATIONS CONVENTION
ON LAW OF THE SEA – UNCLOS)
Thông thường, một đường biển cơ
sở chạy theo đường bờ biển khi
thủy triều xuống, nhưng khi đường
bờ biển bị thụt sâu, có đảo ven bờ,
hoặc đường bờ biển rất không ổn
định, có thể sử dụng các đường
thẳng làm đường cơ sở).

Hoạt động 3: Thực hiện dự án


Hoạt động 4: Trình bày sản phẩm
và đánh giá
(chuẩn bị tiêu chí và thang đánh
giá)
Nhiên liệu sinh học
Nhiên liệu sinh học (Biofuels) là
nhiên liệu được hình thành từ các
hợp chất có nguồn gốc sinh học,

37
Nhiên liệu sinh học được sản xuất từ đường-tinh bột (mía, củ cải đường, ngô,
lúa, sắn)-> ảnh hưởng đến an ninh lương thực
Nhiên liệu sinh học được sản xuất từ xenlulo (rơm rạ, mùn cưa)-> giá thành
công nghệ còn cao
So với dầu khí và than đá, nhiên liệu sinh học thân thiện với môi trường, có thể
tái sinh, giúp giảm sự lệ thuộc vào nguồn nhiên liệu hóa thạch. Trong nhiên liệu
sinh học, xăng sinh học có thể dùng làm phụ gia hoặc thay thế hoàn toàn xăng
truyền thống. Với hàm lượng ôxy cao, xăng sinh học giúp quá trình cháy trong
động cơ diễn ra triệt để, tăng công suất, giảm tiêu hao nhiên liệu, đồng thời giảm
thiểu chất độc hại trong khí thải. Nhờ trị số Octan cao, xăng sinh học còn làm
gia tăng khả năng chống kích nổ.
Mặc dù có những ưu điểm vượt trội, song nhiên liệu sinh học từ tinh bột hoặc
cây thực phẩm hàm chứa nguy cơ ảnh hưởng tới an ninh lương thực. Mặt khác,
phụ thuộc vào thời tiết và ngành nông nghiệp còn nhiều bất định, khả năng sản
xuất trên quy mô lớn gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, giá thành cao cũng là hạn
chế dẫn đến việc sử dụng nhiên liệu sinh học trong đời sống chưa phổ biến rộng
(Wikipedia 2018).
2.4. Chủ đề 4: Em muốn là nhà khoa học
2.4.1. Lý do lựa chọn chủ đề.
Vì sao phải nghiên cứu khoa học. Cuộc sống hiện đại của con người ngày nay
không thể tồn tại nếu thiếu khoa học. Thành tựu của nó được ứng dụng trong
mọi mặt của cuộc sống. Vì vậy nghiên cứu khoa học thực sự đóng vai trò quan
trọng đối với sự phát triển của xã hội loài người.
Hiểu về các lĩnh vực và các ngành khoa học là một trong những đối tượng
nghiên cứu khoa học.
Hiểu biết về các dụng cụ và các quy tắc an toàn trong trong nghiên cứu khoa học
là điều bắt buộc đối với các nhà nghiên cứu. Ngoài các quy tắc chung còn có các
quy tắc riêng do đặc thù của mỗi ngành nghiên cứu.
Chủ đề này sẽ cung cấp cho học sinh một số hiểu biết ban đầu về các ngành, các
lĩnh vực khoa học, những thiết bị thông thường, các mối nguy hiểm có thể xảy
ra khi tiến hành nghiên cứu khoa học, các nhãn , các báo động, một số chỉ dẫn
cảnh báo,.. để học sinh có thể làm việc trong điều kiện an toàn.

38
Ngoài ra chủ đề còn cho phép hình thành ở học sinh một số năng lực: năng lực
thực hiện quan sát khoa học, xác định các biến số, đề xuất phương án tiến hành
thí nghiệm, thực hiện một số thí nghiệm đơn giản, và cách viết một báo cáo khoa
học.
Chủ đề được thực hiện dạy học tích hợp ở mức độ xuyên môn học.
2.4.2. Xác định vấn đề cần giải quyết
Chủ đề có thể bao gồm các vấn đề dưới đây:
Khoa học là gì? (công việc của nhà khoa học, các ngành và lĩnh vực nghiên cứu,
các quy tắc an toàn)
Các dụng cụ thông thường trong phòng thí nghiệm
Quan sát và đo lường
Viết báo cáo khoa học
Nhà khoa học làm việc như thế nào?
Sau khi hoàn thành chủ đề học sinh có thể trả lời được các câu hỏi:
Em biết gì về một số ngành và một số lĩnh vực khoa học
Làm thế nào để tránh được nguy hiểm trong phòng thí nghiệm khoa học?
Một số dụng cụ thí nghiệm thông thường và tên gọi của chúng là gì?
Em biết gì về một số đơn vị hệ mét được sử dụng trong khoa học?
Cấu trúc báo cáo về một thí nghiệm khoa học như thế nào?
Làm thế nào có thể nhận biết các yếu tố ảnh hưởng đến hiện tượng nghiên cứu.
2.4.3. Xác định các kiến thức cần thiết để giải quyết vấn đề
- Một số ngành khoa học và nhiệm vụ của các nhà khoa học tướng ứng của các
ngành.
- Các quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm
- Một số dụng cụ thí nghiệm cơ bản (sẵn có trong phòng thí nghiệm của trường)
- Các phép đo và đơn vị đo
- Cách viết một bài báo khoa học
- Cách làm việc của một nhà khoa học
2.4.4. Mục tiêu dạy học
Nhận biết được một số ngành và một số lĩnh vực khoa học
Biết cách sử dụng các dụng cụ thí nghiệm thông thường
39
Biết thiết kế phương án thí nghiệm kiểm chứng
Đề xuất được loại dữ liệu thu thập phù hợp với nghiên cứu
Hiểu được các quy tắc an toàn khi tiến hành thí nghiệm
Có trách nhiệm và đạo đức khi tiến hành nghiên cứu
Đưa ra được các ý tưởng về việc sử dụng và xử lý có trách nhiệm với các vật
liệu
Thiết kế được một bài trình bày kết quả nghiên cứu.
2.4.5. Các hoạt động dạy học (gợi ý)
Nội dung 1: Khoa học là gì
Công việc khoa học
GV cho HS tự tìm hiểu về một số hiện tượng tự nhiên xung quanh và đặt câu hỏi
về các hiện tượng đó. Từ đó, HS trả lời các câu hỏi: Khoa học là gì? Người làm
khoa học làm những công việc gì? Người làm khoa học thực hiện nghiên cứu
bằng cách nào?
GV cho biết câu trả lời.
Các ngành khoa học
GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm để trả lời một số câu hỏi liên quan đến các
ngành khoa học.
An toàn trong khoa học và các quy tắc an toàn
GV cung cấp cho HS thông tin về những nguy hiểm tiềm tàng khi thực hiện
nghiên cứu khoa học
GV yêu cầu HS thảo luận và xác định các trường hợp HS nên và không nên làm.
Nội dung 2 Dụng cụ thông thường trong phòng thí nghiệm
GV cho HS tìm hiểu trước một số dùng cụ cơ bản, thường gặp trong phòng thí
nghiệm.
GV đưa ra các câu hỏi liên quan đến chức năng và cách sử dụng các dụng cụ thí
nghiệm cơ bản
Nội dung 3: Quan sát và đo lường:
GV cung cấp cho HS khái niệm quan sát và đưa ra các ví dụ
GV cung cấp thông tin về các phép đo cơ bản và đơn vị đo các đại lượng vật lý
cơ bản

40
GV cho HS thực hành đo một đại lượng vật lsy cơ bản
Nội dung 4: Viết báo cáo khoa học
GV cho cả lớp thảo luận về các nội dung cần có trong một bài báo khoa học.
GV cung cấp cho HS câu trả lời
Nội dung 5: Các nhà khoa học làm việc như thế nào
GV đưa ra một bài toán thí nghiệm và yêu cầu học sinh đưa ra các phương án để
thực hiện thí nghiệm đó.
2.5. Chủ đề 5: Khí quyển và sự sống
2.5.1. Lí do lựa chọn chủ đề
Khí quyển là lớp không khí bao quanh trái đất, có vai trò rất quan trọng đối với
sự sống (sự tồn tại và phát triển của các sinh vật) trên Trái Đất, đồng thời là lớp
vỏ bảo vệ Trái Đất.
Ô nhiễm không khí đang là vấn đề đáng báo động ở các đô thị, các khu công
nghiệp, các làng nghề. Ô nhiễm không khí có tác động xấu đến sức khỏe con
người (đặc biệt là các bệnh về hô hấp, mắt), ảnh hưởng đến hệ sinh thái và gây
ra biến đổi khí hậu (do hiệu ứng nhà kính, mưa axit, sự suy giảm tầng ozon).
Chủ đề chứa đựng các kiến thức về vật lý, hóa, học, sinh học, địa lý, môi trường,
được tích hợp ở mức độ liên môn. Chủ đề có thể được dạy cho học sinh lớp 6
hoặc học sinh lớp 8 (nếu có kiến thức về môn hóa học).
2.5.2. Các vấn đề cần giải quyết
-Thành phần khí quyển
- Vai trò của khí quyển
- Các tầng khí quyển
- Ô nhiễm khí quyển
- Sự nóng lên của bầu khí quyển
- Bảo vệ bầu khí quyển
2.5.3. Mục tiêu dạy học
- Khai thác được các văn bản khoa học để tìm hiểu các thành phần của không
khí, vài trò của không khí và các đặc tính của không khí.
- Tiến hành các thí nghiệm và quan sát thí nghiệm để nhận biết các thành phần
chính của không khí gồm oxy duy trì sự cháy và nito không duy trò sự cháy.

41
- Nhận biết được các tầng khí quyển và nhiệt độ, áp suất của mỗi tần khí quyển.
- Trình bày được vai trò của tầng ozon với sự sống trên trái đất
- Đo được dung tích sống của bản thân.
- Tiến hành được các thí nghiệm, phân tích và lập luận để nhận biết được tác
dụng giữ nhiệt của bể kính và khí CO2, từ đó hiểu được cơ chseest của hiệu ứng
nhà kính.
- Mô tả được phương án thí nghiệm minh họa hiệu ứng nhà kính
- Tiến hành điều tra về sự ô nhiễm khí quyển và các thành phần của nó.
- Ý thức được trách nhiệm cá nhân và cộng đồng để bảo vệ khí quyển
2.5.4. Các hoạt động dạy học
Nội dung 1. Các thành phần của khí quyển
Làm việc với phiếu học tập số 1 (thí nghiệm chứng tỏ không khí có chứa oxi)
Đọc thông tin về thành phần của không khí.
Lấy các dẫn chứng về sự có mặt của các loại khí khác trong không khí (khí CO2,
hơi nước, bụi)
Nếu dạy cho học lớp 8 có thẻ tiến hành làm việc với phiếu học tập số 2 (thí
nghiệm chứng tỏ khí oxy chiếm 1/5 thể tích không khí -thay thế phôt pho đỏ
bằng mẫu nến nhỏ).
Nội dung 2. Vai trò của khí quyển
-Làm việc với phiếu học tập số 3 về vai trò của khí quyển
-Làm việc với phiếu học tập số 4 về xác định dung tích sống (trước hết cần giải
thích cho HS về khái niệm dung tích sống và ý nghĩa của nó)
Nội dung 3. Các tầng khí quyển
-Đọc thông tin về cấu tạo lớp của khí quyển.
Nội dung 4. Ô nhiễm không khí
Đọc thông tin về các chất gây ô nhiễm không khí.
Các chỉ số đo chât lượng không khí (ATMO của Pháp và AQI của Việt Nam và
một số nước khác).

42
Nội dung 5. Sự nóng lên của bầu khí quyển
Đọc thông tin về hiệu ứng nhà kính (sự nóng lên của không gian bên trong nhà
kính và trái đất khi mặt trời chiếu vào) và sự gia tăng của các khí nhà kính ; hậu
quả của sự nóng lên toàn cầu.
Làm việc với phiếu học tập số 5 để rút ra kết luận về cơ chế gây hiệu ứng nhà
kính.
Nội dung 6. Bảo vệ bầu khí quyển
Đọc các thông tin về các hoạt động có thể của công dẫn tương lại để bảo vệ bầu
khí quyển
2.5.5. Các nội dung kiểm tra đánh giá.
2.6. Chủ đề 6: Không khí xung quanh ta
2.6.1. Lí do lựa chọn chủ đề
Không khí có mặt khắp nơi xung quanh ta. Không khí có vai trò rất quan trọng
cho sự sống. Không khí bị ô nhiễm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống con
người và sinh vật trên Trái đất. Vì vậy đây là chủ để gần gũi và thiết thực đối
với HS.
Chủ đề tích hợp được kiến thức từ các môn:

43
Vật lí (sự tồn tại của không khí, các đặc tính của không khí- tính nén được, áp
suất khí quyển, độ ẩm của không khí, hơi khô, hơi bão hòa)
Hóa học (các thành phần của không khí, oxi có trong không khí duy trì sự cháy)
Sinh học (không khí và quá trình hô hấp của sinh vật)
Ngoài ra HS còn có thể tìm hiểu các vấn đề như ô nhiễm không khí, các cách
làm sạch không khí. Từ đó có ý thức bảo vệ bầu không khí.
2.6.2. Các vấn đề cần giải quyết
Sự tồn tại của không khí(sự tồn tại của không khí, không khí gây ra áp suất,
không khí có khối lượng)
Thành phần của không khí (các thành phần của không khí, tỉ lệ oxi trong không
khí)
Không khí và quá trình hô hấp của sinh vật (hô hấp là gì, chất lấy vào và thải ra
trong quá trình hô hấp, tỉ lệ oxi trong khí hít vào và thở ra)
Không khí và sự cháy (sự cháy diễn ra như thế nào, oxi cần cho sự cháy, tầm
quan trọng của sự cháy)
Bảo vệ bầu không khí trong sạch (ô nhiễm không khí là gì, cuộc sống không có
không khí sạch,bảo vệ bầu không khí trong sạch).
2.6.3. Mục tiêu dạy học và các hoạt động dạy học
Nội dung 1: Sự tồn tại của không khí
Mục tiêu: Nhận biết được sự tồn tại của không khí, và các tác dụng của không
khí. Thực hiện được các thí nghiệm để chứng minh sự tồn tại của không khí,
không khí gây ra áp suất và thực hiện cân không khí.
Hoạt động 1: Nhận biết sự tồn tại của không khí:
GV: chúng ta có cảm nhận được sự tồn tại của không khí xung quanh ta không?
Ta có thể lấy được không khí không? và lấy ở đâu? (không khí có mặt ở khắp
mọi nơi, khi chúng ta chạy có thể cảm nhận được không khí chuyển động)
Yêu cầu HS làm việc theo nhóm để trả lời (GV gọi ý để học sinh tra lời được có
thể lấy được không khí – hít vào, thổi khí vào túi nilon vào quả bóng bay).
HS đưa ra phương án và tiến hành lấy không khí ở những địa điểm khác nhau.
Các nhóm HS lập bản tổng kết: Chúng ta tìm thấy không khí xung quanh chúng
ta. Khi hít vào không khí đi vào trong cơ thể. Khi thở ra không khí đi ra khỏi cơ

44
thể. Chúng ta có thể nhốt không khí trong túi, bằng cách thổi khí vào, cái túi
phồng lên. Gió là không khí chuyển động.
Hoạt động 1: Nhận biết đặc tính của không khí – gây ra áp suấy và có khối
lượng
Không khí có gây ra áp suất không? Không khí gây ra áp suất nghĩa là nó tác
dụng áp lực lên bề mặt.
TN1. Ấn 1 chai lavie đã cặt bỏ đáy và đậy kín nắp xuống đáy bình chứa nước.
Điều gì sẽ xảy ra với con thuyền nằm trong chai lavie? Vì sao
HS có thể trình bày suy đoán.
Tiến hành TN kiểm chứng. mực nước trong chai bị hạ thấp so với mực nước bên
trong chậu.
Giải thích: Không khí bị nhốt trong chai. Khí bị nén khi ta ấn chai xuống chậu
nước. Không khí bị nén gây áp lực làm hạ thấp mực nước bên trong và thuyền
hạ xuống theo nước. Điều này có nghĩa là không khí gây ra áp suất.
TN 2. Đo khối lượng của không khí
Làm thế nào để nhận biết không khí có khối lượng.
HS đưa ra phương án để chứng tỏ không khí có khối lượng.
Tiến hành: cân bóng đã bơm căng sau đó xì bớt hơi trong bóng. So sánh kim chỉ
của cân trước và sau khí bơm bóng.
Nội dung 2 Thành phần của không khí
Mục tiêu: nêu được một số thành phần chính của không khí. Vẽ được biểu đồ
thể hiện thành phần phần trăm các thành phần đó trong không khí. Thực hiện
được thí nghiệm để chứng tỏ trong không khí có hơi nước, vi sinh vật, bụi bẩn.
Thực hiện thí nghiệm xác định tỉ lệ phần trăm của oxi trong không khí.
Hoạt động 1. Tìm hiểu khái niệm ban đầu của học sinh về các thành phần của
không khí
Không khí gồm những thành phần nào? HS đưa ra ý kiến (từ những gì quan sát
được từ cuộc sống). GV gợi ý để học sinh liệt kê được oxi, hơi nước, khí
cacbonic, bụi, vi khuẩn...
Hoạt động 2. Thí nghiệm chứng minh trong không khí chứa hơi nước, vi sinh
vật và bụi bẩn.

45
GV có thể hướng dẫn HS tiến hành 1 số thí nghiệm đơn giản để chứng tỏ trong
không khí chứa hơi nước, vi sinh vật và bụi bẩn.
Hoạt động 3. Xác định tỉ lệ phần trăm khí oxi trong không khí.
Không khí có chứa oxi. Nhận biết oxi bằng tính chất oxi duy trì sự cháy.
TN: oxi bị đốt cháy hết. áp suất trong bình giảm, nước dâng lên trong bình. đo
chiều cao của cột không khí trước khi nến cháy và sau khi nén tắt.
Kết luận tỉ lệ phần trăm oxi trong không khí là khoảng 20%.
Nội dung 3 Không khí và quá trình hô hấp của sinh vật.
Mục tiêu:
nêu được khái niệm đơn giản về quá trình hô hấp, sự cần thiết của oxi cho quá
trình hô hấp. Nếu được các sản phẩm của quá trình hô hấp. Thực hiện được các
thí nghiệm để chứng minh các sinh vật sử dụng oxi và thải khí cacbonic trong
quá trình hô hấp. Nhận biết được khí oxi trong khí hít vào và thở ra.
Hoạt động 1. Tìm hiểu vai trò của không khí đối với quá trình hô hấp của sinh
vật
GV cho lớp chơi trò thợ lặn. Các bạn bịt mũi nín thở xem ai có thẻ nín thở lâu
nhất các bạn cảm thấy như thế nào khi nín thở.
Từ đó HS trả lời câu hỏi:
thời gian nhịn thở lâu nhất của em là bao lâu? Em cảm thấy như thế nào khi
nhịn thở?
Tại sao chúng ta luôn cần phải hít thở? Quá trình đó được gọi là gì? Được thực
hiện thông qua những cơ quan nào?
Oxi có vai trò như thế nào đối với cơ thể sống (xem phần hướng dẫn GV)
Làm thế nào để chứng minh được các sinh vật sống nói chung và con người nói
riêng sử dụng oxi và giải phóng khí cacbonic trong quá trình hô hấp?
GV hướng dẫn HS tiến hành TN chứng tỏ sinh vật thải khí cacbonic khi hô hấp
(dựa vào hiện tượng cacbonic làm vẩn đục nước vôi trong)
TN chứng tỏ sinh vật tiêu thụ khí oxi khi hô hấp. Oxi bị thieu thụ là giảm áp suất
trong ống nghiệm. giọt mực di chuyển gần vào trong ống nghiệm
Hoạt động 3. So sánh hàm lượng khí oxi và cacbonic trong khí hít vào và thở ra

46
GV: Hàm lượng khí oxi và khí cacbonic trong khí hít vào và thở ra có khác nhau
không? Làm thế nào để nhận biết được điều đó. Thiết kế TN cho phép so sánh
hàm lượng hai loại khí này.
HS thảo luận, đề xuất cách tiến hành TN.
GV gợi ý, hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm
TN so sánh hàm lượng oxi. Dựa vào thời gian duy trì sự cháy.
So sánh hàm lượng khí cacbonic. Dựa vào thời gian làm vẩn đục nước vôi trong.
Nội dung 4: Không khí và sự cháy
Mục tiêu dạy học. Nêu được khái niệm sự cháy và sự cần thiết của oxi để duy trì
sự cháy. Liệt kê được các sản phẩm của sự cháy. Thực hiện được các thí nghiệm
để tìm hiểu về sự cháy.
Hoạt động 1. Tìm hiểu về sự cháy và các sản phẩm của sự cháy.
GV hướng dẫn HS thực hiện thí nghiệm. đốt nến trong 1 bình thủy tinh có nắp
đậy có chứa dung dịch nước vôi trong.
GV đặt một số câu hỏi. Sự cháy là gì. Điều kiện cho sự cháy...
GV đặt câu hỏi gợi mở. Khi củi cháy hoặc quan sát lửa bếp ga em thấy điều gì.
Tỏa nhiệt và phát sáng.
Hoạt động 2. Tìm hiểu về vai trò của sự cháy trong cuộc sống hằng ngày.
HS liệt kê vài trò của sự cháy trong cuộc sống.
Nội dung 5 Ô nhiễm không khí và vấn đề bảo vệ bầu không khí sạch.
Mục tiêu:
Nếu được khái niệm ô nhiễm không khí, kể tên một số dạng ô nhiễm không khí
Liệt kê được một số nguyen nhân gây ô nhiễm không khí
Hình dung và mô tả được cuộc sống không có không khí sạch, phân tích ảnh
hưởng của ô nhiễm không khí đến cuộc sống hàng ngày.
Giải thích các bước cần thiết để ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm không khí
Đề xuất cách thức để giữa bầu không khí luôn sách.
GV tổ chức dạy học dự án “ bầu trời xanh Hà Nội”
Dựa vào phần hướng dẫn GV để gợi ý cho HS.
2.7. Chủ đề 7: Thời tiết
2.7.1. Lí do lựa chọn chủ đề

47
Thời tiết là tập hợp các trạng thái của các yêu tố khí tượng xảy ra trong khí
quyển ở một thời điểm, một khoảng thời gian xác định như nắng hay mưa, nóng
hay lạnh, ẩm thấp hay khô ráo.
Các yếu tổ này gần gũi và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người.
Kết hợp kiến thức từ các môn:
vật lí: khái niệm nhiệt độ, độ ẩm, áp suất khí quyển. Nguyên nhân tạo thành gió,
sự đối lưu. Nguyên nhân tạo ra mây mưa, sương mù, sự chuyển thể của nước.
Hóa học: Cáu tạo hóa học của nước. Các phản ứng hóa học trong tần bình lưu.
Môn sinh học: Nhiệt độ và độ ẩm ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của sinh vật.
Môn địa lí: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí. Khí áp và gió. Hơi nước
trong không khí, mưa.
2.7.2. Các vấn đề cần giải quyết
Thời tiết Nhiệt độ không khí Đo nhiệt độ không khí
Sự giảm nhiệt độ không khí theo độ cao
Mây Quan sát mây
Sự tạo thành mây
Mây và an toàn đường không
Gió Cấp gió
Sự hình thành gió
Gió phơn
Áp suất khí quyển Sự tồn tại cảu áp suất khí quyển
Đo áp suất khí quyển
Sự phụ thuộc áp suất khí quyển theo độ cao
Khối áp thấp khối áp cao
Độ ẩm-lượng mưa Đo độ ẩm
Độ ẩm đối với sự phát triển của sinh vật
Ánh sáng mặt trời Đồng hồ mặt trời
Hằng số mặt trời

48
Vai trò của ánh sáng đối với sự quang hợp
Thời tiết và cuộc Ca dao tục ngữ về thời tiết
sống Thời tiết và khí hậu
Thời tiết và sức khỏe
Mục tiêu dạy hoc
Tiến hành được các thí nghiệm đo các thông số khí tượng về thời tiết: nhiệt độ,
độ ẩm, lượng mưa, áp suất khí quyển, thời gian chiếu sáng, mây gió.
Mô tả được sự thay đổi của các thông số khí tượng về thời tiết.
Trình bày được sự ảnh hưởng của thời tiết đối với đời sống con người và sự phát
triển của sinh vật.
Vẽ được biểu đồ biến đổi các thông số thời tiết.
Tìm kiếm và phân tin các thông tin trên internet và sách báo.
2.7.3. Gợi ý hoạt động dạy học
ND1: Nhiệt độ không khí
Hoạt động 1. Nhiệt độ không khí là gì?
GV: Người ta đo nhiệt độ bằng nhiệt kế. Thông thường nhiệt độ không khí được
đo bởi nhiệt kế đặt ở độ cao 2m so với mặt đất và trong bóng râm. Em hãy dùng
nhiệt kế để đo nhiệt độ ở 3 địa điểm (trong phòng học, trong bóng cây, ngoài
trời nắng) trong những khoảng thời gian khác nhau. Lập bảng tính nhiệt độ trung
bình và so sánh nhiệt độ ở các địa điểm với nhiệt độ được dự báo trên truyền
hình.
Tại sao lại có sự chênh lệch nhiệt độ so với nhiệt độ dự báo trên truyền hình về
khu vực của em.
Nhiệt độ phụ thuộc vào màu sắc của bề mặt đo và vào sự đối lưu của không khí.
Nhiệt độ trung bình trong ngày được thông báo được tính bằng cách lấy trung
bình nhiệt độ đo được lúc 7h lức 14h vào 2 lần lúc 21h.
GV cung cấp một số thông tin về nhiệt độ trên trái đất.
Hoạt động 2. Vẽ biểu đồ nhiệt độ trung bình.
Phân tích bảng số liệu về sự thay đổi nhiệt độ theo các tháng trong năm. Giải
thích sự khác biệt về biến đổi nhiệt độ ở các địa phương có vĩ độ khác nhau.
ND2: Quan sát mây và dự báo thời tiết.
49
Hoạt động 1. Em làm nhà khí tượng
Mục tiêu: quan sát mây và phân biệt các loại mây khác nhau.
GV cung cấp thông tin cho HS về các loại mây.
Hoạt động 2. Sự tạo mấy trong chai.
Mục tiêu: tiến hành TN về sự tạo mây trong chai theo hướng dẫn.
So sánh sự tương tự hiện tượng diễn ra trong thí nghiệm với sự tạo mây trong tự
nhiên
Hoạt động 3: sự tạo mây trong không khí.
Mục tiêu: Tiến hành TN về mô hình tạo mây.
Đưa ra các dự đoán và dùng thí nghiệm kiểm tra.
Quan sát và mô tả các hiện tượng diễn ra trong PTN.
Nội dung 3: Gió
Hoạt động 1: Mô hình sự tạo gió trong khí quyển.
Mục tiêu: Tiến hành thí nghiệm mô hình sự tạo gió trong khí quyển.
Sử dụng sự tương tự để lí giải sự tạo gió trong khí quyển
Hoạt động 2. Chế tạo dụng cụ đo tốc độ gió.
Mục tiêu:Đề xuất được các phương án khác nhau để đo được tốc độ gió.
Biết được cách chế tạo một dụng cụ đo: tạo thang chia độ, hiệu chỉnh...
Tiến hành được thí nghiệm chế tạo dụng cụ đo gió
Nội dung 4. Áp suất khí quyển.4
Hoạt động 1. Sự tồn tại của áp suất khí quyển.
Mục tiêu: quan sát hiên tượng diễ ra và suy luận được sự tồn tại của áp suất khí
quyển.
Hoạt động 2. Đo độ lớn của áp suất khí quyển.
Hoạt động 3. Chế tạo áp kế đơn giản.
Nội dung 5. Độ ẩm. Lượng mưa.
Hoạt động 1. Độ ẩm là gì?
Mục tiêu: Giải thích được một số hiện tượng tự nhiên có liên quan đến sự thay
đổi độ ẩm theo nhiệt độ.
Hoạt động 2. Chế tạo dụng cụ đo lượng mưa.

50
Nội dung 6. Ánh sáng mặt trời
Hoạt động 1. Chế tạo đồng hồ mặt trời.
Mục tiêu: chế tạo được đồng hồ mặt trời.
Xác định được thời gian chiếu sáng trong ngày.
Hoạtđộng 2. Đo hằng số mặt trời.
Hoạt động 3. Sự cần thiết của ánh sáng đối với quang hợp
Mục tiêu: tiến hành thí nghiệm đê rkieemr tra sự cần thiết của ánh sáng đối với
quang hợp
2.8. Chủ đề 8: Âm thanh trong đời sống
2.8.1. Lí do lựa chọn chủ đề
Tại sao ta chọn chủ đề âm thanh để dạy học tích hợp.
Nhiều ứng dụng kỹ thuật sử dụng các đặc tính của âm thanh: rada, máy quét siêu
âm. Mặt khác âm thanh cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.
Vì vậy, tìm hiểu về âm thanh, sự tạo thành âm thanh, sự lan truyền của âm
thanh, cảm thụ âm thanh là rất cần thiết. Ngoài ra học sinh có thể tìm hiểu một
số kiến thức về âm nhạc, và nhạc cụ thông qua chủ đề.
Kết hợp kiến thức các môn học. Vật lý, sinh học, âm nhạc.
2.8.2. Các vấn đề cần giải quyết.
-Nguồn âm (khái niệm, đặc trưng)
-Sự truyền âm (môi trường truyền, vận tốc truyền, sự phản xạ, khúc xạ giao thoa
âm thanh, hộp cộng hưởng, hiệu ứng doppler)
-Sự cảm thụ âm (cơ quan thính giác..)
-Âm nhạc
-Ô nhiễm tiếng ồn.
2.8.3. Mục tiêu dạy học
1.Trình bày được các khái niệm về nguồn âm, độ cao, độ to, tần số, cường độ
âm, mức cường độ âm.
2.Xác định được các nguồn âm trong đời sống
3.Xác định mối quan hệ độ to và mức cường độ âm, độ cao và tần số.
4.Giải thích được nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của cơ quan phân tích thính
giác.

51
5.Trình bày được các ứng dụng của âm thanh, siêu âm và hạ âm trong đời sống
và kỹ thuật.
6.Tiến hành các thí nghiệm để kiểm tra các dự đoán về đặc tính sinh lí và vật lí
của âm thanh.
8.4 Các hoạt động dạy học (gợi ý)
Nội dung 1: Nguồn âm
Hoạt động 1: Tạo ra âm thanh
GV hướng dẫn HS tiến hành một số thí nghiệm để tạo ra âm thanh, và xác định
bộ phận dao động của nguồn âm. (Một số dụng cụ như thước đàn hồi, dây cao
su, âm thoa, sáo, trống , gitar)
Hoạt đông 2: Khảo sát thực nghiệm nguồn âm
GV hướng dẫn HS sử dụng phần mềm dao động ký cho phép ghi âm (ví dụ,
phần mềm scope), để ghi âm bằng microphone và phân tích âm thanh (thấy được
hình dạng đồ thị trên man hình dao động ký, xác định biên độ, tần số, độ cao, độ
to) do các nguồn khác nhau tạo ra
Hoạt động 3: Âm thanh của con người và sinh vật
GV hướng dẫn HS phát ra âm thanh (ví dụ, nói chữ A) để xác định được bộ
phận phát ra âm thanh của cơ thể.
GV hướng dẫn HS sử dụng phần mềm phân tích âm thanh (phần mềm scope) do
các loại động vật khác nhau phát ra
Nội dung 2: Sự truyền âm trong các môi trường
Hoạt động 1: Âm thanh được truyền như thế nào?
GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm để trả lời các câu hỏi: âm thanh cần có môi
trường để truyền đi không? Âm thanh được truyền di trong các môi trường khác
nhau thì khác nhau như thế nào?
Hoạt động 2: Đo vận tốc truyền âm trong không khí
GV hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm đo tốc độ âm thanh trong các môi
trường khác nhau sử dụng phần mềm Audacity
Hoạt động 3: Sự phản xạ âm
GV hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm để chứng tỏ âm thanh bị phản xạ
Nội dung 3: Sự cảm thụ âm thanh
Hoạt động 1: Cấu tạo của tai
52
GV hướng dẫn HS tìm hiểu cấu tạo của tai thông qua quan sát hình ảnh
Hoạt động 2: Chức năng định hướng nguồn âm của tai
GV hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm để thấy được chức năng định hướng âm
thanh của tai (xác định được ví trí của nguồn âm thông qua so sánh thời gian
nghe được âm thanh)
Hoạt động 3: Xác định giới hạn nghe rõ của tai
Dùng máy tính hoặc điện thoại phát ra âm thanh từ 20Hz đến 2000Hz
Quá trình nghe diễn ra như thế nào
1. Âm thanh được đưa vào ống tai và làm màng nhĩ dịch chuyển.
2. Màng nhĩ dao động cùng với âm thanh.
3. Dao động của âm thanh truyền vào các xương nhỏ đến ốc tai.
4. Dao động của âm thanh làm cho lưu chất trong ốc tai dịch chuyển.
5. Sự dịch chuyển của lưu chất làm cho các tế bào lông uốn cong. Các tế bào
lông tạo ra tín hiệu thần kinh và tín hiệu này được truyền đi bằng dây thần
kinh nghe. Các tế bào lông ở phần đầu của ốc tai truyền tín hiệu âm thanh
có tần số thấp, và các tế bào lông ở phần đầu kia của ốc tai truyền tín hiệu
âm thanh có tần số cao.
6. Thần kinh thính giác sẽ gởi các tín hiệu đến não, và tại đó các tín hiệu này
được hiểu là âm thanh.
Chủ đề tích hợp dựa trên các nguyên lí vận động phát triển chung của giới
tự nhiên. Trong mỗi chủ đề, kiến thức từ các phân môn đóng vai trò như
là những ví dụ thể hiện các nguyên lí vận động động chung đó.
Chủ đề theo cách tiếp cận sự đa dạng. (xây dựng dựa trên sự đa dạng
trạng thái tồn tại của vật chất trong tự nhiên)
Nội dung 4: Ô nhiễm tiếng ồn
Hoạt động1: Đo mức cường độ âm
GV hướng dẫn HS đo mức cường độ âm ở các môi trường khác nhau (phòng
ngủ, sân trường học giờ ra chơi, khu phố vui chơi) bằng các phần mềm trên điện
thoại (như Sound check, Audiowork) và so sánh mức cường độ âm đo được với
mức cường độ âm theo quy chuẩn
Hoạt động2: Đề xuất giải pháp chống ồn
2.9. Chủ đề 9: Nhiệt độ - Sự co giãn vì nhiệt của các chất
53
2.9.1. Lí do lựa chọn chủ đề
Các hiện tượng liên quan khá phổ biến trong cuộc sống.
Tích hợp kiến thức các môn vật lí, sinh học, địa lí.
2.9.2. Các vấn đề cần giải quyết.
- Nhiệt độ- Đo nhiệt độ: nhiệt kế, nhiệt độ trái đất, nhiệt độ với đời sống sinh
vật
-Sự co giãn vì nhiệt của các chất: chất rắn, chất lỏng, chất khí
-Các ứng dụng: giao thông, xây dựng;máy móc thiết bị; bảo vệ các vật dụng;
bảo vệ răng
2.9.3. Mục tiêu dạy học
-Nêu được khái niệm nhiệt độ, đơn vị nhiệt độ
-Trình bày được nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế bằng ngôn ngữ khoa học
-Biết cách xây dựng thang đo nhiệt độ
-Nêu được sự thích nghi của sinh vật đối với nhiệt độ môi trường
-Trình bày được các ví dụ về sự thích nghi đó
-Mô tả được hiện tượng co dãn vì nhiệt của các chất rắn lỏng khí
-Nêu được nhận xét về sự co giãn vì nhiệt của các chất khác nhau
-So sánh được sự co dãn vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí
-Nêu được nhận xét về sự co giãn vì nhiệt của các chất khí khác nhau
-Mô tả được cấu tạo của băng kép và giải thích được hoạt động của nó
2.9.4. Gợi ý các hoạt động dạy học
Sử dụng phương pháp bàn tày nặn bột.
Gồm các pha: Làm nảy sinh vấn đề; đề xuất các dự đoán -giả thuyết, thực hiện
các nghiên cứu
Nội dung 1: Nhiệt độ là gì? Nguyên tắc hoạt động và cấu tạo của nhiệt kế là gì?
Pha 1: Làm nảy sinh vấn đề
Tình huống: Trong những năm gần đây, người ta nói nhiều về việc Trái đất nóng
lên, nhiệt độ toàn cầu đang tăng lên. Vậy theo em nhiệt độ là gì? Nêu ví dụ.
Pha 2: Đề xuất các dự đoán-giả thuyết
Làm việc cá nhân và nhóm để đưa ra và trao đổi các quan niệm về nhiệt độ, nêu
ví dụ.
54
Từ các quan điểm được đề xuất GV hướng dẫn HS đến câu hỏi phải chăng khi
nói đến nhiệt độ là nói đến trạng thái nóng, lạnh.
GV cho biết nhiệt độ là một đại lượng vật lý và đơn vị đo nhiệt độ.
GV đặt câu hỏi liệu cảm giác nóng lạnh có phán ánh đúng nhiệt độ và làm thể
nào để kiểm chứng được?
Pha 3: Thực hiện nghiên cứu: HS tiến hành thí nghiệm với các chậu nước lạnh,
ấm, nóng. Từ đó kết luận cảm giác nóng lạnh không phản ánh đúng nhiệt độ của
một vật.
Từ đó đặt câu hỏi muốn đo chính xác nhiệt độ của một vật phải làm thế nào?
HS dự đoán là phải dùng nhiệt kế.
GV cho HS tìm hiểu một số loại nhiệt kế và rút ra các đặc điểm giống nhau và
khác nhau giữa các loại nhiệt kế.
Cho HS vẽ sơ đồ một nhiệt kế đơn giản vào vở.
Làm nhiệt kế.
Pha 1: Đặt vấn đề
GV đặt ra câu hỏi làm thế nào để chất lỏng trong nhiệt kế dâng lên?
Pha 2: Đề xuất các dự đoán-giả thuyết
HS làm việc cá nhân và nhóm để đề xuất các phương án làm chất lỏng trong
nhiệt kế dâng lên.
HS làm việc toàn lớp để thảo luận các đề xuất đã được đưa ra: các đề xuất có
khả thi? Có mối liên hệ giữa sự thay đổi nhiệt độ của chất lỏng và nhiệt mang tới
nó? Có phải khi đặt nhiệt kế cạnh các vật lạnh nhiệt độ của nó giảm đi và ngược
lại khi đặt cạnh các vật nóng.
GV đặt ra câu hỏi cụ thể: bộ phận nào của nhiệt kế cần phải làm nóng để tăng
nhiệt độ của nhiệt kế? Điều gì thay đổi nếu đặt một nguồn nóng (cốc nước nóng)
ở cạnh bình chứa, ở cạnh ống quản và đỉnh của ống?
HS làm thí nghiệm
Pha 3: Thực hiện các nghiên cứu: HS làm thí nghiệm lần lượt cho các bộ phận
khác nhau của nhiệt kế tiếp xúc với nguồn nóng để kết luận: nhiệt kế thay đổi
nhiệt độ phụ thuộc vào cách ta làm nóng nhiệt kế. Cần phải làm nóng bình chứa
chất lỏng để đo được nhiệt độ nguồn nóng.
Vấn đề tiếp tục nảy sinh vấn đề

55
Pha 1: Làm nảy sinh vấn đề
Chất lỏng dâng lên khi ta làm nóng bình chưa? Tại sao? Thí nghiệm nào chứng
tỏ điều đó?
Pha 2: Đề xuất các dự đoán-giả thuyết
HS làm việc toàn lớp để trả lời các câu hỏi có phải chất lỏng dâng lên có nghĩa
là nó trở nên nhiều hơn? Chất lỏng dâng lên chiếm nhiều không gian hơn khi
được làm nóng, người ta nói nó giản nở. Thí nghiệm nào chứng tỏ điều đó?
HS làm việc nhóm đề xuất các phương án thí nghiệm
Pha 3: Thực hiện các nghiên cứu
HS tiến hành thí nghiệm. Đối chiếu kết quả thí nghiệm với dự đoán ban đầu.
Pha 4: Lập luận, trao đổi về các kết quả thu được. Hợp thức hóa kiến thức
GV kết luận: nhiệt kế thủy ngân hay nhiệt kế rượu đề hoạt động dựa trên nguyên
tắc sự co dãn vì nhiệt của chất lỏng. Chất lỏng nở ra khi nhiệt độ tăng lên và co
lại khi nhiệt độ giảm đi.
Kết thúc bài học, GV có thể yêu cầu HS thực hiện dự án với các chủ đề: Sự
nóng lên của Trái đất, Nhiệt độ với đời sống sinh vật.
Nội dung 2: Sự co giãn vì nhiệt của chất rắn. So sánh sự co dãn vì nhiệt của chất
rắn với chất lỏng
Pha 1: Làm nảy sinh vấn đề
Ta đã biết khi làm nóng bính chứa của nhiệt kế thì chất lỏng dâng lên trong ống
do sự co dãn vì nhiệt của chất lỏng. Liệu bình chứ có có dãn vì nhiệt không? Thí
nghiệm nào chứng tỏ điều đó?
GV có thể gợi ý cho HS bằng câu hỏi sau: một chai thủy tinh nhỏ có nút bần bị
kẹt, vặn mãi không mở được. Hãy nêu các cách để lấy nút bần ra khỏi cổ chai
mà không dùng các dụng cụ như dao kéo hay các vật sắc nhọn.
Pha 2: Đề xuất các dự đoán-giả thuyết
HS làm việc cá nhân và nhóm để đề xuất và thảo luận cách lấy nút bần ra khỏi
chai. Các phương án có thể đưa ra là: dùng miệng cắn vào nút và dứt mạnh ra;
Ngâm cổ chai trong nước nóng; hơ nóng cổ chai. HS rút ra được phương án tối
ưu là ngâm cổ chai trong nước nóng.
Pha 2: Thực hiện các nghiên cứu
HS làm việc nhóm để tiến hành thí nghiệm.

56
Kết quả thí nghiệm cho thấy hơ nóng cổ chai có thể dễ dàng lấy nút bần ra khỏi
cổ chai.
GV đặt ra các câu hỏi:
- Vì sao khi nóng cổ chai lại có thể lấy được nút bần ra dễ dàng?
- Qua thực hiện thí nghiệm có thể rút ra kết luận gì?
- Có so sánh gì về sự co dãn vì nhiệt của chất rắn và chất lỏng
HS rút ra được câu trả lời là cả chất lỏng và chất rắn đều dãn nở vì nhiệt, nhưng
chất lỏng dãn nở vì nhiệt nhiều hơn so với chất rắn.
- Các chất rắn khác nhau liệu có co dãn vì nhiệt giống nhau không? Làm
thế nào để biết được điều đó?
HS thảo luận phương án thí nghiệm để chứng tỏ các chất rắn khác nhau dãn nở
vì nhiệt khác nhau.
Pha 4: Lập luận, trao đổi các kết quả thu được. Hợp thức hóa kiến thức.
Trao đổi chung dẫn đến kết luận: Chất rắn cũng nở ra khi nhiệt độ tăng lên và co
lại khi nhiệt độ giảm đi, đó là hiện tượng co dãn vì nhiệt của chất rắn. Chất rắn
càng cứng thì sự co dãn vì nhiệt càng ít.
Nội dung 1: Sự co dãn vì nhiệt của chất khí. So sánh sự co dãn vì nhiệt của chất
rắn, lỏng và khí
Pha 1: Làm nảy sinh vấn đề
Chất lỏng và chất rắn nở ra khi nhiệt độ tăng lên và co lại khi nhiệt độ giảm đi.
Vậy đối với chất khí thì thế nào? Các thí nghiệm nào có thể chứng tỏ điều đó?
Pha 2: Đề xuất các dự đoạn-giả thuyết
HS là việc cá nhân và nhóm để đưa các các phương án trả lời.
GV gợi ý thí nghiệm: làm thế nào để nhốt được một lượng khí trong bình và tìm
cách hiển thị được thể tích của khí.
HS có thể đề xuất các phương án:
-buộc bong bóng vào miệng bình
-tạo màng xà phòng trên miệng bình
-đặt một đồng xu kim loại mỏng lên miệng bình
Để làm thay đổi nhiệtt độ của khí trong bình HS có thể đề xuất:
-đem bình nhúng vào nước nóng hoặc vào nước lạnh

57
-đem hơ trên ngọn lửa đèn cồn
-đem phơi ngoài trời nắng
-xoa rồi áp tay vào miệng bình
Pha 3: Thực hiện các nghiên cứu
GV cho HS tiến hành các thí nghiệm đã được đề xuất
Các nhóm báo cáo kết quả.
Pha 4: Lập luận, trao đổi. Hợp thức hóa kiến thức
Kết luận:
- Một chất khí ở trong tư thế co dãn được thì khi nhiệt độ tăng khí nở ra,
khi nhiệt độ giảm nó co lại. Hiện tượng đó gọi là sự co dãn vì nhiệt của
chất khí.
- Chất khí co dãn vì nhiệt nhiều hơn so với chất lỏng và chất rắn
- Các chất khí khác nhau giãn nở vì nhiệt giống nhau
Nội dung 4: Sự có dãn vì nhiệt có ứng dụng gì trong cuộc sống?
Phân nhóm làm việc ở nhà tìm hiểu các bằng chứng thực tế về sự co dãn vì nhiệt
của các chất.
Các kĩ sư xây dựng sáng suốt: Tìm hiểu những biện pháp hạn chế sự nở vì nhiệt
trong xây dựng (công trình giao thông, công trình dân dụng)
Các kĩ sư điện thông minh: Tìm hiểu cấu tạo của bàn là điện, bộ phận nào cho
phép bàn là điện tự động đóng tắt khi đủ nóng.
Các bác sĩ nha khoa thông thái: Tìm hiểu cấu tạo của răng, cấu tạo và chức năng
của men răng. Ăn uống quá nóng và quá lạnh thì ảnh hưởng như thế nào tới sức
khỏe răng miệng, đề xuất thí nghiệm chứng minh.
2.10. Chủ đề 10: Sự chuyển trạng thái của nước
2.10.1. Lí do lựa chủ đề
Sự sống không thể tồn tại nếu thiếu nước. Nước là tài nguyên vô giá nhưng
không phải vô tận. Nước chiếm 99% trọng lượng cơ thể của các loài sinh vật
sống trong môi trường nước và 60-70% trọng lượng cơ thể con người. Vì vậy
hiểu biết về nước là rất cần thiết đối với tất cả mọi người.
Chủ đề tích hợp các kiến thức từ các môn học:
Địa lí: các trạng thái tồn tại của nước, vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên

58
Vật lí: Sự nóng chảy và sự đông đặc, Sự bay hơi và sự ngưng tụ. Các yếu tố ảnh
hưởng đến sự bay hơi của nước. Nhiệt độ sô phụ thuộc vào áp suất.
Sinh học: Sự thoát hơi nước của cây xanh, sự thích nghi của sinh vật với đời
sống tự nhiên
2.10.2. Các vấn đề cần giải quyết
1. Các vòng tuần hoàn của nước (vòng tuần hoàn lớn, vòng tuần hoàn nhỏ)
2. Sự nóng chảy – Sự đông đặc
3. Sự bay hơi – Sự ngưng tụ
4. Sự sôi
5. Sự bay hơi và đời sống sinh vật
2.10.3. Mục tiêu dạy học
1. Nhận biết được hơi nước, nước và nước đá như là ba dạng tồn tại của cùng
một chất và tìm được các biểu hiện của chúng trong các hiện tượng khác nhau.
2. Trình bày rõ các vòng tuần hoàn của nước bằng thuật ngữ khoa học
3. Giải thích được sự bay hơi, sự ngưng tụ, sự đông đặc và sự sôi của nước.
4. Phát hiện được các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ bay hơi của chất lỏng.
5. Nhận biết được nhiệt độ sôi phụ thuộc vào áp suất.
6. Tìm được một số ứng dụng của sự bay hơi, sự đông đặc, sự ngưng tụ trong
đời sống.
7. Giải thích được một số hiện tượng bay hơi ở sinh vật để thích nghi với môi
trường.
8. Tiến hành được thí nghiệm về sự đông đặc và nóng chảy của nước.
9. Đề xuất được tiến trình thí nghiệm, vẽ được sơ đồ dự đoán kết quả thí
nghiệm, tiến hành thí nghiệm tìm hiểu sự phụ thuộc của tốc độ bay hơi ào nhiệt
độ, vào gió và vào diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
10. Vẽ được đồ thị từ bảng số liệu.
11. Biết khai thác số liệu từ bảng số liệu, đồ thị.
12. Tích cực vận động người thân vào các nhiệm vụ được giao
13. Thể hiện được trách nhiệm cá nhân đối với việc bảo vệ tài nguyên nước.
2.10.4 Gợi ý các hoạt động dạy học
Hoạt động chuẩn bị ở nhà:

59
Yêu cầu hs tìm hiểu để viết một bài luận mô tả đường đi của nước trong hình vẽ
đã cho, sử dụng các thuật ngữ cho trước: bay hơi nước, ngưng tụ, đông đặc nóng
chảy.
Nước bốc hơi lên cao tạo thành mây (hơi nước trong không khí ngưng tụ khi gặp
phải luồng không khí lạnh tạo thành mây-mây là các giọt nước li ti), mây được
gió đưa sâu vào lục địa. Ở những vĩ độ thấp, núi thấp, mây ngưng tụ, các giọt
nước tạo thành đủ nặng, rơi xuống tạo thành mưa, ở vĩ độ cao, núi cao, do nhiệt
độ thấp nước mưa đóng băng tạo
thành tuyết. Khi nhiệt độ dương,
tuyết tan.Mưa và tuyết theo các
dòng sông hoặc ngấm vào đất.
Nước sông cùng với nước ngầm
chảy ra biển, nước biển lại bay
hơi. Vòng tuần hoàn nước tiếp
tục lặp lại
Hoạt động trên lớp
Nd1: Vòng tuần hoàn nước:
HS trình bày sản phẩm đã chuẩn
bị ở nhà.
Thảo luận toàn lớp:
-Có phải nước trong tự nhiên
luôn vận động và chuyển trảng
thái?
-Nước có thể tồn tại ở những
trạng thái nào?
-Hãy vẽ sơ đồ mô tả đường đi của nước.
Làm việc cá nhân đối với các bài tập:
a. nối: cột A và cột B
1d;2a;3b;4e; 5c.
b. Đọc thông tin về vòng tuần hoàn nước
Thảo luận chung toàn lớp: nhìn vào hình vẽ dưới đây, hãy mô tả vòng tuần hoàn
lớn và vòng tuần hoàn nhỏ của nước.

60
Vòng tuần nước không có điểm bắt đầu nhưng chúng ta có thể bắt đầu từ các đại
dương. Mặt Trời điều khiển vòng tuần hoàn nước bằng việc làm nóng nước trên
những đại dương, làm bốc hơi nước vào trong không khí. Những dòng khí bốc
lên đem theo hơi nước vào trong khí quyển, gặp nơi có nhiệt độ thấp hơn hơi
nước bị ngưng tụ thành những đám mây. Những dòng không khí di chuyển
những đám mây khắp toàn cầu, những phân tử mây va chạm vào nhau, kết hợp
với nhau, gia tăng kích cỡ và rơi xuống thành giáng thủy (mưa). Giáng thuỷ
dưới dạng tuyết được tích lại thành những núi tuyết và băng hà có thể giữ nước
đóng băng hàng nghìn năm. Trong những vùng khí hậu ấm áp hơn, khi mùa
xuân đến, tuyết tan và chảy thành dòng trên mặt đất, đôi khi tạo thành lũ. Phần
lớn lượng giáng thuỷ rơi trên các đại dương; hoặc rơi trên mặt đất và nhờ trọng
lực trở thành dòng chảy mặt. Một phần dòng chảy mặt chảy vào trong sông theo
những thung lũng sông trong khu vực, với dòng chảy chính trong sông chảy ra
đại dương. Dòng chảy mặt, và nước thấm được tích luỹ và được trữ trong những
hồ nước ngọt. Mặc dù vậy, không phải tất cả dòng chảy mặt đều chảy vào các
sông. Một lượng lớn nước thấm xuống dưới đất. Một lượng nhỏ nước được giữ
lại ở lớp đất sát mặt và được thấm ngược trở lại vào nước mặt (và đại đương)
dưới dạng dòng chảy ngầm. Một phần nước ngầm chảy ra thành các dòng suối
nước ngọt. Nước ngầm tầng nông được rễ cây hấp thụ rồi thoát hơi qua lá cây.
Nd2: Nghiên cứu sự nóng chảy và đông đặc
Trong điều kiện nào nước chuyển trạng thái lỏng sang trạng thái rắn và ngược
lại?
a. Đọc và trao đổi với người ngồi cạnh trình tự tiến hành thí nghiệm dưới đây:
dụng cụ thí nghiệm: ống nghiệm, nhiệt kế, nước, nước đá, nước đá nghiền nhỏ
trộn với muối.
Trình tự tiến hành thí nghiệm:
1. Đổ nước vào ống nghiệm cho tới vạch đánh dấu và đặt ống thẳng đứng trong
một cốc chứa hỗn hợp làm lạnh (nước đá nghiền nhỏ trọn với muối hạt theo tỉ lệ
3:1)
2. Dùng nhiệt kế đo nhiệt độ của nước.
3. Sau 5-7 phút quan sát hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm
4. Đọc nhiệt độ trên nhiệt kế và vẽ hình mô tả hiện tượng sau khi nước đã
chuyển hóa hoàn toàn thành nước đá.

61
5. Rút ống nghiệm ra khỏi cốc hỗn hợp làm lạnh và đặt ống nghiệm trong cốc
chứa nước ấm.
b. Tiến hành thí nghiệm, mô tả trạng thái của nước và sự thay đổi nhiệt độ của
nước sau mỗi phút vào bảng
Thời gian (phút) Nhiệt độ(C) Mô tả trạng thái của nước

c. Thảo luận toàn lớp để trả lời các câu hỏi:


-Trong điều kiện nào, nước chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn?
-Trong quá trình đông đặc thể tích của nước có thay đổi không?
-Vì sao trong quá trình nước đông đặc bao giờ cũng quan sát thấy các tảng băng
nhỏ cuất hiện phía trên nước?
-Trong quá trình đông đặc nhiệt độ của nước có thay đổi không?
-Trong thí nghiêm có phải chỉ có nước ở trạng thái lỏng chuyển sang tráng thái
rắn, sau đó lại chuyển sang trạng thái lỏng hay không? Liệu nước có bay hơi hay
ngưng tụ không?
Nội dung 3: Nghiên cứu sự bay hơi
GV Đặt vấn đề: sau cơn mưa, đường thường bị ướt và có đọng nững vũng nước.
Tuy nhiên sau một thời gian thì đường lại khô ráo? Vì sao
HS làm việc theo nhóm:
Dự đoán các yếu tố nào ảnh hưởng đến sự bay hơi?
Đề xuất cách tiến hành thí nghiệm và biểu diễn nó dưới dạng sơ đồ trên khổ giấy
lớn.
Đề xuất các dụng cụ cần thiết để tiến hành thí nghiệm kiểm tra dự đoán.
Tiến hành thí nghiệm theo quy trình đã đề xuất và ghi lại các kết quả.
Chia sẽ kết quả với cả lớp và kết luận về các yếu tố ảnh hưởng đến sự thoát hơi
nước.
Nội dung 4: nghiên cứu sự sôi
a.Thảo luận toàn lớp và đưa ra dự đoán:
- khi đung nóng nước, nước sẽ bay hơi nhanh nhưng đến một lúc nào đó nước sẽ
sôi. Hiện tượng xảy ra như thế nào từ lúc đun cho đến khi nước sôi?

62
- Khi nước đã sôi, nếu tiếp tục đung thì nhiệt độ của nước có tăng lên nữa
không?
b. Các nhóm tiến hành thí nghiệm với đèn cồn, ống nghiệm, nước để đun sôi,
nhiệt kế và ghi lại kết quả quan sát được.
c. Trao đổi toàn lớp về hiện tượng diễn ra từ khi bắt đầu đun nước cho đến khi
nước sôi.
d. Làm việc với phiếu học tập số 2.
Nội dung: Sự bay hơi nước trên cơ thể sinh vật.
Cả lớp thảo luận trả lời các câu hỏi:
-Vì sao vào những ngày trời nóng, gà thường xệ cánh và nằm áp xuống đất,
đồng thời há mỏ ra thở nhanh, chó há mồm và lè lưỡi ra thở?
Vì sao rau muốn tươi lâu cần hái vào buổi sáng sớm?
Vì sao khi gặp hạn hán, nhiều loại lá cây cuộn lại?
-Vì sao ở những vùng ôn đới, về mùa đông cây có hiện tượng rụng lá, cây hình
thành lên các vảy bảo vệ chồi, các lớp bần phát triển để cách nhiệt.
-Vì sao vào những ngày nóng bức hay khi làm việc nặng em lại ra mồ hôi?
Từ đó rút ra kết luận: các loại thực vật có khả năng điều hòa thân nhiệt để thích
nghi với môi trường. Cũng như vậy, sự bay hơi của nước trong mồ hôi hay nước
bọt giúp động vật điều hòa thân nhiệt.
2.11. Chủ đề 11: Sự truyền ánh sáng- các pha của mặt trăng và sự chuyển
động của trái đất
2.11.1. Lí do lựa chọn chủ đề
Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất là những đối tượng quen thuộc trong cuộc sống
hằng ngày. Đặc biệt, chuyển động tự quay của trái đất và chuyển động tịnh tiến
xung quanh Mặt Trời tác động trực tiếp lên cuộc sống trên trái đất. Chủ đề cho
phép kết hợp các kiến thức địa lý (thiên văn học) và vật lý để có cái nhìn sâu sắc
hơn về thế giới tự nhiên, liên hệ lý thuyết và thực tiễn.
Môn vật lý:
- Sự truyền ánh sáng
- Điều kiện để nhìn thấy một vật
-Bóng tối/bóng mờ
Môn địa lý:
63
-Các pha của mặt trăng
-Các chuyển động của trái đất và hệ quả của nó
2.11.2. Các vấn đề cần giải quyết
Sự truyền ánh sáng Đường truyền ánh sáng
Điều kiện để nhìn thấy
một vật
Bóng tối và bóng mờ
Các pha của mặt trăng
Các chuyển động của Chuyển động tự quay Tính chất
Trái Đất và hệ quả quanh trục Hệ quả Hiện tượng
ngày đêm
Trái Đất
chia thành
24 múi giờ
Hiện tượng
lệch hướng
của các
chuyển
động trên
bề mặt trái
đất
Chuyển động tịnh tiến Tính chất
quanh mặt trời Hệ quả Hiện tượng
ngày đêm
dài ngắn
theo mùa
Hiện tượng
mùa

2.11.3. Mục tiêu dạy học

64
- Nhận biết được ánh sáng truyền theo đường thẳng trong môi trường trong suốt,
đồng tính và đẳng hướng.
- Biết cách quan sát các tia sáng hoặc chùm sáng
- Phân biệt được bóng tối và bóng mờ, chỉ ra được bóng tối và bóng mờ trên
hình ảnh quan sát được.
- Vẽ được các đường truyền tia sáng để giải thích hiện tượng bóng tối bóng mờ.
- Nhận biết được quỹ đạo chuyển động biểu kiến hàng năm của mặt trời (đối với
người quan sát trên mặt đất)
-Nhận biết được mặt trời không ở cùng một vị trí trong một giờ, trong một ngày,
đối với người quan sát đứng trên mặt đất.
- Sử dụng đường truyền tia sáng để giải thích được hiện tượng nhật thực , nguyệt
thực.
-Xác định được các pha và chu kỳ của mặt trăng
Nhận biết được chuyển động tự quay quanh trục của trái đất
-Trình bày được tính chất của chuyển động tự quay quanh trục của trái đất
-Giải thích được hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục của trái đất
-Biết được những tính chất của chuyển động tính tiến của trái đất xung quanh
mặt trời và giải thích được hệ quả của những chuyển động này
-Phát triển các kỹ năng điều tra, khám phá khoa học, đưa ra các giả thuyết và
phán đoán khoa học dựa vào những dữ kiện thực tế
-Phát triển khả năng tự học, khả năng giao tiếp.
2.11.4. Gợi ý các hoạt động dạy học
Nội dung 1: Sự truyền ánh sáng
Tình huống: Ánh sáng truyền đi như thế nào và làm thế nào để ta nhận biết
được điều đó.
HS đưa ra các dự đoán.
GV hướng dẫn cách giải quyết vấn đề: yêu cầu thực hiện thí nghiệm gồm các
dụng cụ:
-Một bóng đèn nhỏ
-Ba màn E1, E2, và E3 với mỗi lỗ đục trên đó
-Một que thẳng, nhỏ có thể xuyên qua các lỗ.

65
Thực hiện: Bật đèn và đặt các màn trên bàn.
Hãy dịch chuyển các màn sao cho có thể quan sát được bóng đèn. Em rút ra
được kết luận gì? Vì sao?
HS: các nhóm trình bày thí nghiệm.
Kết quả cho thấy có thể xuyên que thẳng qua 3 lỗ khi quan sát thấy bóng đèn.
Điều đó chứng tỏ ánh sáng truyền theo đường thẳng từ ngồn sáng tới mắt người
quan sát.
Nd2: Điều kiện nhìn thấy tia sáng hoặc chùm sáng
Tình huống: Khi trời nắng, ta có thể nhìn thấy các tia sáng lọt qua khe cửa, hoặc
khi dạo chơi trong vườn cây, ta có thể nhìn thấy tia sáng lọt qua các kẽ lá. Vậy
khi nào có thể nhìn thấy tia sáng? Làm thế nào để kiểm tra được điều này?
HS: thảo luận toàn lớp về điều kiện nhìn thấy tia sáng hoặc chùm tia sáng. HS
có thể đưa ra các dự đoán là: - khi có ánh sáng, - trong phòng tối mới nhìn thấy
ánh sáng, chiếu đèn sáng vào phòng tối, chắn ánh sáng từ nguồn sáng phát ra,
chỉ cho nó đi qua lỗ nhỏ.
GV Hướng dẫn giải quyết vấn đề: GV yêu cầu thực hiện thí nghiệm theo 2
trường hợp:
- TH1: Bật đèn, chiếu sáng vào 1 cái màn chắn
-TH2: Tiến hành TN như trên nhưng rắc bụi phấn trên đường truyền tia sáng.
Quan sát kết quả TN và rút ra kết luận:
- TH1:nhìn thấy đốm sáng trên màn chắn
- TH2:Không những nhìn thấy đốm sáng trên màn chắn mà cả đường đi của tia
sáng. Khi đó các bụi phấn đã phân tán ánh sáng tới mắt.
GV đề nghị thảo luận: Liệu còn có những cách nào để quan sát thấy tia sáng?
HS đưa ra đề xuất: dùng bụi, khói, thuốc xịt
Kết luận: Tia sáng không nhìn thấy được trong môi trường trong suốt (không
khí). Nhưng khi có các hạt bụi, các giọt nước nhỏ... chúng sẽ phân tán ánh sáng
chiếu tới nó. Khi đó chúng được coi là các vật sáng và ta có thể nhìn thấy các tia
sáng hoặc chùm sáng. Ta nhìn thấy các hạt bụi vì có ánh sáng từ hạt bụi tới mắt
ta.
Vậy để nhìn thấy vật cần có ánh sáng truyền từ vật tới mắt. Để mô tả đường
truyền của tia sáng người ta dùng tia sáng.

66
Chùm sáng là tập hợp các tia sáng. Chùm phân kỳ, chùm song song, chùm hội
tụ.
Nd3: Bóng tối và bóng mờ
Tình huống: Trong nhiều trường hợp, quan sát thấy các nguồn sáng có thể tạo ra
bóng của một vật. Vậy làm thế nào tạo ra bóng của một vật?Hãy vẽ bóng của 1
vật khi có ánh sáng chiếu tới nó.
HS làm việc cá nhân để vẽ bóng của các vật.
Làm việc toàn lớp để phát hiện ra các quan niệm sai: thiếu nguồn sáng, kích
thước của bóng, vị trí của bóng so với nguồn sáng, hình dạng của bóng so với
hình dạng của vật... GV ghi lại các quan niệm sai ở trên bảng và yêu cầu HS đưa
ra các câu hỏi về bóng của vật.
GV: bây giờ chúng ta sẽ giải quyết các quan niệm sai về sự tạo bóng của vật
bằng cách tiến hành thí nghiệm theo phiếu học tập số 1.
Phiếu học tập số 1:
Mục đích TN: nhận biết điều kiện tạo thành bóng tối trên màn.
Dụng cụ TN: nguồn sáng có kích thước nhỏ (nguồn sáng điểm), một màn, một
vật.
Tiến hành: -Chiếu sáng màn nhờ nguồn sáng, đánh dấu vết sáng ở trên màn.
-Đặt vật ở giữa màn và nguồn sáng sao cho nó chắn tia sáng từ nguồn phát ra.
Câu hỏi:
-Khi đặt vật chắn, màn có được chiếu sáng toàn bộ hay không? Vì sao?
- Phần nào của vật không được chiếu sáng?
-Dùng mô hình tia sáng để vẽ và giải thích kết quả TN.
HS: làm việc toàn lớp. Trình bày kết quả:
- Có 1 vùng tối và 1 vùng được chiếu sáng trên màn.
- Phần ở phía sau vật so với nguồn sáng thì không được chiếu sáng.
GV: hãy thảo luận tiếp: điều gì sẽ xảy ra nếu đưa vật lại gần hoặc ra xa nguồn
sáng? (Kích thước của bóng tối thay đổi như thế nào trên màn khi di chuyển vật
lại gần và ra xa nguồn sáng). Kích thước bóng to ra khi đưa vật lại gần nguồn.
Thảo luận tiếp: nếu đặt một vật nhỏ giữa vật vật ban đầu và màn chắn thì cần
phải đặt vật nhỏ ở đâu để nó không được chiếu sáng? (vật nhỏ cần đặt trong
khoảng không gian giữa vật chắn và màn, trong vùng tối, phía sau vật).
67
Thảo luận tiếp: Nếu dùng các tấm lọc có màu sắc khác nhau để thay đổi màu của
ánh sáng chiếu tới vật, khi đó màu của bóng tối trên màn có thay đổi không? Vì
sao? (Bóng tối trên màn luôn có màu đen vì phần bóng tối không nhận được ánh
sáng).
GV: chúng ta làm việc tiếp với TN trong phiếu học tập số 2 để phân biệt bóng
tối và bóng mờ.
Phiếu học tập số 2:
Mục đích TN: Nhận biết được điều kiện tạo thành bóng tối và bóng mờ.
Dụng cụ thí nghiệm: Nguồn sáng có kích thước, vật chắn sáng và màn
Tiến hành: - bật đèn, đặt vật chắn trên đường truyền của tia sáng giữa màn và
nguồn sáng, - quan sát trên màn và ghi lại những điều quan sát được,- sử dụng
mô hình đường truyền tia sáng để vẽ và giải thích hiện tượng quan sát được với
nguồn sáng điểm và nguồn sáng có kích thước.
GV: dựa trên kết quả HS đưa ra để đưa vào bài học khái niệm về vùng được
chiếu sáng hoàn toàn, vùng được chiếu sáng một phần (vùng bóng mờ), vùng
không được chiếu sáng (vùng bóng tối), bóng tối, bóng mờ (bóng nửa tối).
- Bóng tối nằm phía sau vật cản và không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng
truyền tới. Vùng sáng là vùng nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
- Bóng mờ (bóng nửa tối) nằm phía sau vật cản và nhận được một phần ánh sáng
của nguồn.
GV: tiến hành lại TN, yêu cầu HS xác định vùng được chiếu sáng hoàn toàn,
vùng bóng tối và vùng bóng mờ.
Thảo luận chung toàn lớp: kích thước bóng của vật có thay đổi hay không? Nếu
có làm thế nào để thay đổi kích thước bóng của một vật?
Cả lớp làm việc để đưa ra giả thuyết: kích thước bóng của vật phụ thuộc vị trí và
khoảng cách từ nguồn sáng tới vật, phụ thuộc kích thước của vật và khoảng cách
giữa vật và màn chắn. (hoặc GV có thể đưa ra giả thuyết này để HS tiến hành
TN kiểm tra).
Các nhóm tiến hành thí nghiệm với đèn pin, màn, các vật chắn khác nhau để
kiểm tra giả thuyết.
GV đặt tính huống mới: liệu một vật có thể có nhiều bóng hay không? Lấy ví dụ
minh họa.

68
Thảo luận chung: khi có nhiều nguồn sáng chiếu tới một vật, nó có thể có nhiều
bóng.
HS làm TN kiểm tra với một đèn pin và nhiều đèn pin.
Nd4: Xác định các pha của mặt trăng.
Hoạt động ở nhà: Quan sát mặt trăng trong 1 tháng và ghi lại vào bảng
Ngày, giờ, hình dạng mặt trăng, vị trí.
HS trình bày kết quả trên lớp: nhận thấy hình dạng của mặt trăng luôn thay đổi
qua các ngày trong tháng. Đặt ra câu hỏi:
-Mặt trăng thay đổi hình dạng bao nhiêu lần trong một tháng?
-Khi nào mặt trăng thay đổi hình dạng?
-Vì sao mặt trăng thay đổi hình dạng?
GV: hướng dẫn HS tiến hành TN để nhận thấy được sự thay đổi hình dạng của
mặt trăng quan sát thấy tại vị trí xác định trên Trái đất.
Dụng cụ: nguồn sáng – đèn, một quả cầu nhựa được gắn vào 1 bút chì.
Đèn chính là mặt trời. Quả cầu chính là mặt trăng.
Thực hiện TN:
Trăng mới. để bắt đầu HS giữ mặt mình đối diện với bóng đèn và đưa quả cầu
ra phía trước, nằm ở giữa đèn và mặt. Đó chính là pha Trăng mới. Như vậy
trong pha trăng mới, từ trái đất sẽ không nhìn thấy mặt trăng.

Trăng lưỡi liềm đầu tháng. cánh tay được giữ ở phía trước. HS quay người 45o
so với ví trí ban đầu ngược chiều kim đồng hồ. HS sẽ thấy phần bên phải của
quả cầu bị chiếu sáng có hình lưỡi liềm. Hình lưỡi liềm bắt đầu rất mảnh và sau
đó được dày lên khi HS quay người di chuyển qua cầu xa khỏi bóng đèn.
69
Bán nguyệt đầu tháng (trăng thượng huyền). HS tiếp tục quay ngược chiều
kim đồng hồ sao cho hướng ban đầu và hướng từ cơ thể và quả cầu hợp 1 góc
90o. 1 nửa quả cầu bên phải được chiếu sáng. Pha trăng này gọi là trăng bán
nguyệt đầu tháng.

Trăng khuyết đầu tháng. HS tiếp tục quay ngược chiều kim đồng hồ và nhìn
thấy phần được chiếu sáng ngày càng nhiều (tròn dần).

70
Trăng tròn (trăng rằm). HS quay sao cho quả cầu đối diện với bóng đèn. Khi
nhìn từ trái đất, nửa mặt trăng nhìn từ trái đất được chiếu sáng.

Trăng khuyết cuối tháng. HS tiếp tục quay, bắt đầu nhìn thấy phần mặt cầu bị
chiếu sáng sẽ nhỏ dần.

71
Bán nguyệt cuối tháng. HS tiếp tục quay đến vị trí sao cho góc quay tính từ vị
trí ban đầu là 270o và nhìn thấy mặt trăng được chiếu sáng một nửa (phần bề mặt
đối diện với ).

Trăng lưỡi liềm cuối tháng. HS tiếp tục quay ngược chiều kim đồng hồ. Phần
mặt cầu được chiếu sáng nhìn thấy bởi HS sẽ nhỏ dần.

72
Trăng mới. HS quay trở về vị trí ban đầu. pha trăng mới được lặp lại.
Sau khi làm thí nghiệm HS có thể trả lời về sự thay đổi hình dạng của mặt trăng
trong tháng.
HS Làm việc theo nhóm với phiếu học tập số 3.
Thảo luận cả lớp để nhận biết được hình dạng của mặt trăng và nguyên nhân
quan sát thấy mặt trăng có hình dạng thay đổi là do chuyển động của nó xung
quanh trái đất.
GV giới thiệu về hiện tượng nguyệt thực. Có trường hợp mặt trăng chuyển động
vào trong vùng bóng tối của trái đất. Khi đó mặt trăng không nhận được ánh
sáng từ mặt trời chiếu tới. Đó là hiện tượng nguyệt thực.
Nguyệt thực chỉ xảy ra vào thời điểm trăng tròn (trăng rằm). Khi đó trái đất che
đi một phần ánh sáng từ mặt trời rọi lên bề mặt mặt trăng. Chỉ có các bước sóng
đỏ có thể xuyên qua bầu khí quyển đên mặt trăng làm cho mặt trăng có màu đỏ
đồng khi nguyệt thực.
Nd5: Chuyển động tự quay của trái đất.
Hoạt động ở nhà.Quan sát vị trí của một bóng nắng trên sàn nhà sau mỗi 2h để
nhận biết trái đất đang quay.
Tiến hành:
Chọn ngày đẹp trời, ít mây để đảm bảo có thể nhìn thấy mặt trời tại mọi thời
điểm khi có mặt trời.
73
Chọn một khu vực có ánh nắng rọi qua cửa sổ, cửa ra vào...
Xác định một điểm trên bóng nắng đó vào thời điểm bắt đầu quan sát và đánh
dấu bằng phấn.
Cứ mỗi 2h lại đánh dấu chính điểm đó cho đến khi bóng nắng biến mất trên sàn
nhà
Nối các điểm và vẽ mũi tên xác định hướng dịch chuyển của bóng nắng.
Hãy giải thích điều mà em quan sát được.
Hoặc có thế xác định sự dịch chuyển bóng của một vật được mặt trời chiếu sáng
trong ngày.
Hoạt động trên lớp.
HS chia sẽ kết quả quan sát ở nhà.
Cả lớp cùng thảo luận về lí do dẫn đến sự thay đổi của vị trí bóng năng trên sàn
nhà và hướng dịch chuyển của điểm trên bóng nắng.
Cả lớp rút ra kết quả: trái đất chuyển động quanh trục theo chiều từ tây sang
đông.
GV: cung cấp thông tin về chuyển động tự
quay quanh trục của trái đất và yêu cầu
HS vẽ mô hình thể hiện các tính chất này.

Làm việc nhóm theo phiếu học tập số 4.


Mục đích: để nhận biết hiện tượng ngày
đêm luân phiên trên trái đất.
Dụng cụ: đèn pin và quả cầu địa lí.
Tiến hành:
Sử dụng nguồn sáng chiếu vào quả địa cầu, nhận xét về khu vực nhận được ánh
sáng trực tiếp từ nguồn sáng, khu vực không nhân được ánh sáng trực tiếp từ
nguồn và nhận được một phần ánh sáng từ nguồn.
Xoay quả cầu từ tây sang đông, nhận xét sự thay đổi ranh giới của các khu vực
được chiếu sáng trức tiếp, không được chiếu sáng trực tiếp và nhận được một
phần ánh sáng.
Đưa ra kết luận về hệ quả “ngày đêm luân phiên của trái đất”, chú ý đến sự thay
đổi về cường độ chiếu sáng ở một vùng cụ thể trong những thời điểm nhận được
74
ánh sáng trực tiếp (ban ngày), vùng nhận được một phần ánh sáng (lúc bình
minh và hoàng hôn) và vùng không nhận được ánh sáng trực tiếp từ mặt trời
(ban đêm), đồng thời giải thích nguyên nhân dẫn đến hệ quả này.
- Một vài nhóm trình bày sản phẩm và cả lớp kết luận về hiện tượng ngày đêm
luân phiên trên trái đất.
GV: yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện phép tính xác định múi các múi
giờ trên trái đất sẽ rộng bao nhiêu kinh độ, dựa vào thông tin: trái đất quay 1
vòng quanh trục hết 24h, nếu trên bề mặt trái đất chia thành 24kinh độ, trái đất
được chia thành 24 múi giờ.
GV cung cấp thông tin về hiện tượng lệch hướng của các chuyển động và yêu
cầu HS hoàn thành phiếu học tập số 5.
Đọc thông tin và vẽ hướng chuyển động bị lệch vào hình vẽ bên dưới
Do tác động của lực Cô-ri-ô-lit, các vật thể chuyển động trên bề mặt trái đất theo
hướng kinh tuyến bị lệch hướng, các chuyển động ở bán cầu bắc bị lệch sang
phải, và các chuyển động ở bán cầu nam bị lệch sang trái so với hướng ban đầu.
Nd 6: Chuyển động tịnh tiến của trái đất quay xung quanh mặt trời.
Hoạt động ở nhà: Nhận biết được trái đất đang chuyển động quanh mặt trời.
Chọn 1 vật cố định (1 cái cọc...) ở ngoài trời, chọn thời điểm cố định trong ngày
có ánh nắng mặt trời (ví dụ, vào lúc 7h sáng mùa hè) để thực hiện quan sát theo
các bước:
- xác định bóng của cọc.
-đánh dấu bóng của đầu cọc trên một tờ giấy được gián cố định trên mặt đất
(hoặc đánh dấu trực tiếp trên sân) vào thời điểm đã lựa chọn.
- cũng vào thời điểm đó vào ngày hôm sau, đánh dấu bóng của cọc
-thực hiện thí nghiệm này trong thời gian một tuần
-gỡ tờ giấy ra và đánh dấu hướng di chuyển của đầu cọc ta sẽ có được kết quả.
Kết quả này cho thấy trái đất đã đi được một quãng đường theo hướng từ tây
sang đông.
Hoạt động trên lớp:
-Cả lớp chia sẽ kết quả của hoạt động được thực hiện ở nhà, so sánh về hướng
dịch chuyển bóng của đầu cọc được quan sát.

75
-Tại sao ở cùng một thời điểm nhưng vào các ngày khác nhau, bóng của đầu cọc
lại thay đổi? (do trái đất chuyển động xung quanh mặt trời trong năm)
GV cung cấp thông tin về các tính chất của chuyển động tính tiến quanh mặt trời
của trái đất và yêu cầu HS làm việc cá nhân, sau đó làm việc nhóm: vẽ hình mô
tả tính chất của chuyển động của trái đất quay xung quanh mặt trời.
Thông tin: trái đất chuyển động tịnh tiến quanh mặt trời theo một quỹ đạo hình
elip, hướng chuyển động từ tây sang đông, khi chuyển động quanh mặt trời trục
quay của trái đất không đổi phương.
GV cung cấp thông tin hỗ trợ và yêu cầu HS làm việc nhóm với phiếu học tập số
6.
Thông tin: Do khoảng cách giữa trái đất và mặt trời rất xa nên các tia sáng từ
mặt trời chiếu tới trái đất có thể coi như song song với nhau. Do khi chuyển
động tịnh tiến quanh mặt trời, trái đất không đổi phương nên diễn ra hiện tượng:
có khi bán cầu bắc ngã về phía mặt trời, có khi bán cầu nam ngã về phía mặt
trời, vì vậy góc tới của các tia sáng đến mặt đất có sự thay đổi.
Mùa xuân: bắt đầu từ điểm xuân phân đến điểm hạ chí.
Mùa hạ bắt đầu từ điểm hạ chí đến điểm thu phân
Mùa thu bắt đầu từ điểm thu phân đến điểm đông chí.
Mùa đông bắt đầu từ điểm đông chí đến điểm xuân phân.

76
Phiếu học tập số 6:
Làm việc theo nhóm để hoàn thiện bảng sau:
Hiện tượng Bán cầu nhận Mùa ở bán cầu Mùa ở bán cầu
được nhiều tia nam bắc
sáng mặt trời hơn
Tia sáng mặt trời BC nam mùa hạ mùa đông
chiếu vuông góc
với chí tuyến nam
dịch chuyển lên
chiếu vuông góc
với xích đạo
Tia sáng mặt trời Xu hướng cân Thu Xuân
chiếu vuông góc bằng ở hai bán
với xích đạo cầu
chuyển dịch lên
chiếu vuông góc
với chí tuyến bắc

77
Tia sáng mặt trời Bán cầu bắc Đông Hạ
chiếu vuông góc
với chí tuyến bắc
dịch chuyển
xuống chiếu
vuông góc với
xích đạo
Tia sáng mặt trời Xu hướng cân Xuân Thu
chiếu vuông góc bằng ở cả hai bán
với xích đạo dịch cầu
chuyển xuống
chiếu vuông góc
với chí tuyến nam

GV: yêu cầu HS vẽ ranh giới ngày đêm ở các vĩ độ khác nhau để thấy được sự
khác nhau về độ dài ngày đêm, ở cùng một vĩ độ, sự thay đổi của độ dài ngày
đêm ở những vĩ độ khác nhau trên trái đất.

2.12. Chủ đề 12: Cấu tạo của Trái đất và thuyết kiến tạo mảng
2.12.1. Lí do lựa chọn chủ đề

78
Chúng ta đang sống trên hành tinh trái đất và chịu mọi ảnh hưởng của các hiện
tượng diễn ra trên trái đất. Vì vậy hiểu biết về cấu tạo của trái đất và các hệ quả
của nó (khoa học trái đất đã chứng minh rằng các hiện tượng động đất, núi lửa
có liên quan đến các hoạt động trong lòng trái đất) là rất hữu ích và thiết thực
đối với học sinh. Khi tìm hiểu về chủ đề này HS sẽ kết hợp những hiểu biết của
bản thân trong các lĩnh vực hóa học, vật lý và địa lý để thấy được tác động và sự
chuyển hóa năng lượng trên một phạm vi rộng lớn.
2.12.2. Các vấn đề cần giải quyết
- Cậu tạo của trái đất
- Thuyết trôi dạt lục địa
-Thuyết tách dãn đại dương
-Thuyết kiến tạo mảng: nội dung học thuyết, hệ quả
3.12.3. Mục tiêu dạy học
- Tìm hiểu về cấu tạo trái đất và các đặc tính của các lớp cấu tạo nên trái đất
- Tìm hiểu về các học thuyết nền tảng cho thuyết kiến tạo mảng (thuyết trôi dạt
lục địa, thuyết tách dãn đại dương) thuyết kiến tạo mảng và xác định được các
mảng kiến tạo chính trên bản đồ.
- Xem xét vai trò của năng lượng trong các dòng đối lưu ở bên trong trái đất với
chuyển động của các mảng kiến tạo.
- Xác định mối quan hệ giữa các dạng chuyển động của các mảng kiến tạo và
các hoạt động địa chất như động đất, núi lửa, hình thành sông, núi, đại dương và
các vòng cung đảo.
- Rèn luyện kỹ năng đọc bản đồ, phân tích dữ liệu, làm việc nhóm
- Phát triển sự sáng tạo, tư duy logic, tư duy hệ thống
- Định hướng hình thành năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực
hợp tác, năng lực giao tiếp.
3.12.4. Gợi ý hoạt động dạy học
Nd1: Cấu trúc trái đất
GV: cung cấp cho HS về cấu trúc lớp của Trái đất và yêu cầu HS làm việc nhóm
và vẽ hình lát cắt ngang của trái đất thể hiện cấu trúc của trái đất (bao gồm cả
phần chú thích các đặc tính của từng lớp).
Thông tin: Cấu trúc của Trái đất chia thành 3 lớp

79
1. Lớp vỏ: Ở trạng thái rắn, được chia thành:
-vỏ lục địa:chiều dày trung bình 35km, có nơi dày đến 70km, cấu tạo bởi đá
granit và đá ba-dan.
-vỏ đại dương: có chiều dày trung bình 7km, cấu tạo bởi đá trầm tích và đá ba-
dan.
2. Bao Man-ti: được chia thành:
-lớp manti trên: nằm ở độ sâu khoảng 950km, trong lớp này có các dòng đối lưu
do vật chất nặng chìm xuống và vật chất nhẹ trồi lên. Đây là nơi sinh ra các lò
mắc -ma và núi lửa. Có các dòng đối lưu sinh ra các dòng ngang trong lớp.
-lớp manti dưới: nằm ở độ sâu từ 950km-2900km, vật chất ở trạng thái cứng kết
tinh.
3. Lớp nhân: được chia thành
-nhân ngoài: nằm ở độ sâu từ 2900-5100km, trạng thái lỏng được nén chặt.
-nhân trong: nằm ở độ sâu từ 5100-6400km, trạng thái siêu rắng thành phần chủ
yếu là sắt và niken.
HS: các nhóm trình bày sản phẩm.
GV: đưa ra hình câm, cả lớp cùng hoàn thiện hình vẽ.

Nd2: Học thuyết trôi dạt các lục địa của Ve-ge-nơ năm 1915
GV chia nhóm HS, sử dụng lỹ thuật khăn trải bàn để hoạt động nhóm.
80
Cung cấp thông tin về:
- phân bố các hóa thạch khủng long và thực vật trên các lục địa.
- Những bằng chứng về cấu trúc địa chất và khí hậu:
Theo phân tích của các nhà địa chất, nếu thực sự các lục địa nối liền với nhau
trong một khoảng thời gian nào đó thì cấu trúc địa tầng của các lớp đá sẽ có nét
tương đồng. Những cấu trúc tương đồng về địa tầng được tìm thấy ở các lục
địa: giữa cấu trúc của dãy A-pa-lat ở phía đông của hoa kỳ, đảo greenland và
khu vực tây âu có nét tương đồng; cấu trúc địa tầng giữa phía tây của châu phi
với phía đông của nam mĩ cũng có nét tương đồng.
Ngoài ra, những hóa thạch của các thực vật sống ở khu vực khí hậu nóng cũng
được tìm thấy ở một đảo thuốc bắc băng dương; những dạng địa hình bị bào
mòn do băng hà cũng được tìm thấy ở bắc mĩ, châu phi, ấn độ, và Australia,
những khu vực này đã từng bị băng bao phủ.
Dựa vào đó, HS đưa ra dự đoán vè sự tồn tại của một lục địa lớn trong quá khứ.
Ghép các lục địa hiện tại thành siêu lục địa Pangaea trong quá khứ.

Nd3: Thuyết tách dãn đại dương

81
Đặt vấn đề: Mặc dù Ve-ge-nơ đã cung cấp những bằng chứng chứng minh cho
học thuyết trôi dạt lục địa, song người ta khám phá ra rằng không những các lục
địa dịch chuyển mà các đại dương cũng đang dịch chuyển. Do đó, giả thuyết của
Ve-ge-nơ về chuyển động của các lục địa giống như các con tàu cày xới trên đáy
đại dương trở nên không thuyết phục. Vậy thực chất thì các lục địa chuyển động
như thế nào? Nguyên nhân gì dẫn đến quá trình chuyển động đó?
HS: làm việc theo cặp để nêu lên các giả thuyết để trả lời các câu hỏi trên.
GV: tổ chức thảo luận và cung cấp thông tin để HS kiểm tra những giả thuyết đã
nêu
Thông tin: Thuyết tách dãn đại dương cho rằng “ Đại dương không ngừng mở
rộng do khu vực tiếp giáp giữa hai mảng kiến tạo ở đại dương xảy ra hoạt động
tcasch dãn do hai mảng này tách ra xa khỏi nhau. Ở khu vực có lớp vỏ đại
dương tách dãn, mắc ma sẽ phun trào lên, khi nguội sẽ hình thành các sống núi
ngầm dưới đại dương. Tại khu vực tiếp giáp giữa vỏ đại dương và vỏ lục địa sẽ
tạo ra các đới hút chìm dẫn đến hiện tượng vỏ đại dương chìm xuống dưới vỏ
lục địa và biến mất dưới lớp vỏ lục địa”.
Tuổi của vỏ đại dương. (Các khu vực có lớp vỏ đại dương trẻ nhất là những khu
vực tồn tại các sống núi ngầm giữa đại dương; điều thứ 2 cho thấy lớp vỏ ở khu
vực trung tâm mới hình thành, có thể nói rằng, có sự tách giãn lớp vỏ đại dương
từ khu vực trung tâm ra phía rìa)

82
HS: làm việc theo cáp với phiếu học tập số 1
Hãy dựa vào kiến thức đã học kết hợp quan sát bản đồ để trả lời các câu hỏi sau:
1. Mối liên hệ giữa các khu vực có lớp vỏ đại dương có tuổi trẻ nhất với địa hình
đáy biển ở những khu vực này là gì?
2. Hiện tượng tuổi ở khu vực trung tâm của các đại dương trẻ nhất, sau đó tăng
dần về khu vực hai bên rìa của đại dương nói lên điều gì?
HS chia sẽ kết quả làm việc
GV và HS đưa ra kết luận.
GV cung cấp thông tin về chuyển động tách giãn của đáy đại dương để HS làm
việc theo nhóm 4 người mô tả chuyển động đó bằng hình vẽ.
Thông tin: Cho tới những năm thuộc thập kỷ 50 của thể kỷ 20, các nhà khoa học
đã khám phá ra một điều: dưới đáy đại dương cũng có những ngọn núi và hẻm
vực giống như trên bề mặt lục địa.
Đến những năm 60 của thế kỷ 20, Hary Hess ở đại học Princeton đã khám phá ra
rằng: mac ma ở dưới lớp vỏ trái đất phun trào qua các khe nứt ở khu vực sống
núi dưới đại dương, sự kết hợp giữa lực đẩy của dòng vật chất phun trào qua

83
khe nứt với các chuyển động ngang của mac ma dưới lớp vỏ trái đất làm cho hai
mảng kiến tạo cách xa nhau. Mac ma phun trào qua các khe nứt dưới đáy đại
dương sau đó bị nguội đi và hình thành lớp vỏ đại dương mới; những khu vực vỏ
đại dương có tuổi già hơn ở hai rìa ngoài cùng bị hút chìm xuống dưới một
mảng kiến tạo khác và biến mất ở quyển Man ti. Giả thuyết của Hary Hess đã
giải thích được tại sao tuổi của lớp vỏ đại dương không quá 180 triệu năm trong
khi có những khu vực ở lớp vỏ lục địa có tuổi đên 4 tỉ năm.
HS: trình bày kết quả hình vẽ kèm chú thích
GV: phản hồi
GV và HS đưa ra kết luận cho nguyên nhân dẫn đến hoạt động tách dãn đại
dương và mô tả cách thức chuyển động tách dãn của hai mảng đại dương.

Nd 4: Thuyết kiến tạo mảng


Xác định các mảng kiến tạo trên bản đồ và nghiên cứu những tác động của các
mảng kiến tạo đến các hoạt động địa chất ở khu vực
GV yêu câu HS làm việc theo nhóm để xác định các mảng kiến tạo trên bản đồ
trong phiếu học tập số 2.
Phiếu học tập số 2: dựa vào bản đồ, xác định 7 mảng kiến tạo lớn trên trái đất:
mảng Á-Âu, mảng Thái Bình Dương, mảng Nam Mĩ, mảng Bắc Mĩ, mảng Phi,
mảng Ấn độ, mảng Australia, Mảng nam cực.

84
HS đưa ra kết quả làm việc
GV tổ chức kết luận và bổ sung thêm tên các mảng kiến tạo nhỏ.
GV yêu cầu HS điều tra về tác động của các hoạt động chuyển dịch của các
mảng kiến tạo. Từ đó vẽ các mũi tên chỉ dạng chuyển động của các mảng kiến
tạo (hội tụ, phân kì, chuyển dạng)
Cung cấp thông tin hỗ trợ:
Một số tác động của các hoạt động chuyển dịch của các mảng kiến tạo có thể
quan sát được trên bề mặt trái đất.
1. Các đứt gãy thuận và thung lũng tách dãn
Hoạt động tách dãn của các mảng kiến tạo trên lục địa sẽ kéo căng lớp vỏ trái
đất và làm cho vỏ trái đất bị gãy, sau đó chìm xuống hoặc trồi lên. Quá trình này
có thể làm hình thành các dãy núi, các đứt gãy thuận hoặc thung lũng tách dãn.
Hoạt động tách dãn của các mảng kiến tạo đại dương sẽ tạo ra các vết nứt lớn
khiến dung nham của bao Man-ti trào lên hình thành các dãy núi nằm dọc theo
vết nứt, hình thành các dãy núi ngầm dưới đáy đại dương.
2. Đứt gãy chuyển dạng (trượt ngang)

85
Nếu hai mảng kiến tạo trượt ngang nhau, khi đó lực tác động không theo hướng
đối nghịch và các mảng kiến tạo trượt dọc theo đứt gãy. Khi những mảng kiển
tạo này chuyển động đột ngột sẽ gây ra những trận động đất.
3. Các núi, vòng cung đảo và hoạt động phun trào của núi lửa
Hầu hết các vành đai núi, hoạt động phun trào núi lửa và động đất đều xuất hiện
ở các ranh giới hội tụ của các mảng kiến tạo. Lực nén ép tạo ra vô số những hệ
quả ở khu vực các mảng kiến tạo xô húc vào nhau.
Khi hai mảng lục địa xô húc vào nhau, lực nén ép sẽ chèn ép các lớp đá và tạo ra
các dãy núi như dãy Hymalaya ở Nam Á.
Trong trường hợp có một số mảng đại dương chìm xuống dưới mảng lục địa,
các lớp đất đá sẽ bị nung chảy, xuất hiện các hoạt động phun trào núi lửa và
hình thành các dãy núi ở khu vực hai mảng xô húc vào nhau.
Trong trường hợp có hai mảng ở đại dương xô húc vào nhau, một mảng chìm
xuống một mảng khác, các lớp đất đá cũng bị nung chảy, hình thành các vòng
cung đảo và xuất hiện các hoạt động phun trào của núi lửa.

86
87
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Hương Trà (Chủ biên) (2015), Dạy học tích hợp phát triển năng lực học
sinh - Quyển 1: Khoa học tự nhiên, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Vụ Giáo dục trung học (2014), Tài liệu tập huấn
Hướng dẫn dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực
học sinh cấp Trung học phổ thông môn Vật lí, Hà Nội.
3.http://taphuan.phuly.edu.vn/resources/cac-
ppdh/cacphuongphapdayhockithuatdayhoctichcucsudungtrongnhatruongthcs

88

You might also like