You are on page 1of 13

1.

Tình hình mưa bão nước ta hiện nay trong mối liên hệ 10 năm trở lại đây
1.1 Nhận định tình hình mưa bão, lũ lụt ở nước ta
Thông thường, bão trong biển Đông chiếm khoảng 40% số lượng bão ở khu vực Tây
bắc Thái Bình Dương. Do vậy, cũng như các dự báo sơ bộ trước đây, mùa bão năm nay
sẽ có thể có thêm khoảng 11 – 13 cơn bão nữa, trong đó có khoảng 5 – 6 cơn bão mạnh
trên cấp 11 - 12 và 4 cơn mạnh trên cấp 13 – 14 và có thể có 1 – 2 siêu bão cấp 15 trở lên.
Ở đây nói thêm là bởi vì không tính đến các cơn bão tháng 1 và tháng 2, đây là những
cơn rớt lại của mùa bão năm ngoái vẫn đưa vào thống kê tổng cơn bão năm 2020. Ở đây
muốn nói đến mùa bão năm 2020 thường từ tháng 4, tháng 5 đến tháng 12. Ngoài ra, còn
phải thêm vào từ 2 đến 4 áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông nữa.
1.2 Tình hình mưa bão 6 tháng đầu năm 2020
Ngày 6/7, Tổng cục Phòng chống thiên tai có báo cáo về tình hình thiên tai, công tác
chỉ đạo điều hành trong 6 tháng đầu năm và xác định nhiệm vụ trọng tâm trong các tháng
cuối năm, trong bối cảnh thiên tai năm nay diễn biến cực đoan. Thời gian qua, cùng với
việc chống chọi dịch bệnh Covid-19, các quốc gia trên toàn thế giới phải gánh chịu
những thiệt hại nặng nề do thiên tai gây ra.
Tại Việt Nam, 16 loại hình thiên tai đã xảy ra trên khắp cả nước kể từ đầu năm đến
nay, với các hình thái chủ yếu như dông lốc, mưa lớn, mưa đá.
Lũ quét và sạt lở đất cũng xuất hiện ở Bắc Bộ. Ngoài ra, hạn hán, xâm nhập mặn
nghiêm trọng và 31 vụ sạt lở bờ sông, bờ biển, sụt lún đê biển đã xảy ra tại đồng bằng
sông Cửu Long. Bão số 1 đã hình thành trên Biển Đông trong tháng 6.
Thống kê thiệt hại cho thấy, thiên tai 6 tháng đầu năm đã làm 47 người chết, 130
người bị thương. Ước tính thiệt hại về kinh tế gần 3.400 tỷ đồng.
Hình 1.1 So sánh thiệt hại do thiên tai gây ra tại Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2019
và 2020.
So với thiệt hại do thiên tai gây ra trong cùng kỳ năm 2019, số người chết trong 6
tháng đầu năm cao gấp 2,6 lần, còn thiệt hại về kinh tế cao gấp 7 lần.

1.3 Tình hình mưa bão, lũ lụt từ giữa năm đến nay
Trước các thông tin dự báo về tình hình thiên tai 6 tháng cuối năm với 11-13 cơn bão
xuất hiện trên Biển Đông và 5-6 cơn đổ bộ vào đất liền nước ta, Tổng cục Phòng chống
thiên tai xác định nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới là đảm bảo an toàn ở mức cao cho hệ
thống đê điều trong mùa mưa bão.
Thời gian qua, khu vực các tỉnh miền Trung- nơi cả nước đang một lòng hường về
đang phải chịu ảnh hưởng trực tiếp và thiệt hại về người và tài sản nặng nề. Lũ lụt miền
Trung năm 2020 (hay còn được gọi là Lũ chồng lũ) là một đợt bão, lũ lụt khắp miền
Trung Việt Nam, bắt đầu từ đêm ngày 06, rạng sáng ngày 07 tháng 10 năm 2020, tập
trung chủ yếu ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế
của Bắc Trung Bộ, một phần Nam Trung Bộ gồm Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi,
Bình Định, Phú Yên và Bắc Tây Nguyên. Trong khoảng thời gian tháng 10, hoàn lưu áp
thấp nhiệt đới, gió mùa, xoáy thuận nhiệt đới hình thành và liên tiếp biến động ở Biển
Đông. Khởi đầu bằng áp thấp thứ nhất đợt ngày 06 – 08, áp thấp thứ hai đợt ngày 10 cho
đến bão Linfa (số 6) ngày 11, tiếp đó là áp thấp thứ ba đợt ngày 12, bão Nangka ngày 13,
áp thấp thứ tư ngày 16, bão Saudel ngày 25, bão Molave (số 9) ngày 28, lượng mưa lớn
đổ dồn về khu vực, khiến nhiều địa phương tại miền Trung bị ngập lụt trên diện rộng,
nhiều nơi nước lũ dâng cao, chia cắt nhiều địa bàn.

Hình 1.2 Ảnh hưởng của mưa lũ đến dồng bào miền Trung

Các đợt mưa lũ dồn dập liên tục trong tháng 10 như:
Đợt lũ thứ nhất từ 06 đến 13 tháng 10, các tỉnh miền Trung chịu ảnh hưởng nghiêm
trọng từ hư hỏng cơ sở vật chất, hạ tầng cho đến thiệt hại người và của, tác động xấu tới
đời sống của người dân.
Đợt lũ thứ hai từ ngày 16 tháng 10, miền Trung tiếp tục chịu tác động của cơn áp
thấp nhiệt đới mới trong quá trình biến chuyển thành bão cùng không khí lạnh, không
ngừng tiếp nhận các đợt mưa lớn, đợt lũ lụt kéo dài. Một số vùng miền Trung có mực
nước vượt qua lịch sử năm 1979, 1999, xác lập kỷ lục mới về thiên tai bão lụt.
Đợt lũ thứ ba từ ngày 25 tháng 10, với hai cơn bão đổ bộ, đặc biệt cuồng phong
nghiêm trọng của bão Molave ngày 28, 29 gây tổn thất vô cùng lớn.
Bão số 9 và hoàn lưu của cơn bão này đã gây ra những hậu quả đau lòng ở miền Trung
trong mấy ngày qua. Thống kê ban đầu cho biết đã có 23 người chết, 47 người mất tích, gần
3 ngàn ngôi nhà bị sập...( theo theo báo tuổi trẻ 8h ngày 30/10)
Hình 1.3 Thống kê thiệt hại ban đầu do bão số 9 (Molave)
Lũ lụt miền Trung 2020 được xem là một đợt lũ lụt lịch sử mới, được đặt mức báo
động IV, thuộc về cấp bậc thiên tai nguy hiểm, rủi ro rất lớn của Việt Nam, ảnh hưởng
sâu rộng và tác động gây tổn thất, thiệt hại toàn khu vực, phá hủy, trì hoãn và đẩy ngược
nền kinh tế – xã hội của miền Trung Việt Nam, đặc biệt tại các địa phương như Quảng
Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi, vốn trước đó không lâu những địa phương
này là điểm nóng của đại dịch COVID-19 đợt hai tại Việt Nam.
Tính chung 10 tháng năm 2020, thiên tai làm 249 người chết và mất tích,
516 người bị thương; 1.940 ngôi nhà bị sập đổ; 212,7 nghìn ngôi nhà bị hư hỏng;
187,8 nghìn ha lúa và gần 90 nghìn ha hoa màu bị hư hỏng; tổng giá trị thiệt hại về
tài sản ước tính hơn 10,1 nghìn tỷ đồng, trong đó thiệt hại do bão, lũ là 3,5 nghìn
tỷ đồng. (theo báo điện tử cập nhật ngày 29/10).
1.4 Tình hình mưa lũ 10 năm trờ lại đây
Trong khoảng một tháng qua, khu vực miền Trung liên tiếp phải hứng chịu nhiều
thiên tai, trong đó có đến 4 cơn bão lớn, đặc biệt là cơn bão số 9, được đánh giá là một
trong những cơn bão mạnh nhất trong vòng 2 thập kỷ qua.
Trong những năm gần đây, Việt Nam liên tiếp phải hứng chịu những cơn bão lớn.
Đáng lo ngại là nhiều quy luật về bão đã bị phá vỡ gây khó khăn cho công tác dự báo và
phòng, chống.
Những cơn bão lớn
Liên tiếp trong 10 năm vừa qua, Việt Nam đã phải hứng chịu gần trăm cơn bão, trong
đó có các cơn bão lớn, gây thiệt hại to lớn về người và tài sản. Điển hình là các bão
sau:
Tháng 12/2017, cơn bão số 16, tên quốc tế là Tembin quét qua quần đảo
Trường Sa và Nhà giàn DK1 với sức gió cấp 13, giật cấp 15. Lần đầu tiên cơ quan
dự báo ra mắt bản tin bão dành riêng cho quần đảo Trường Sa.
Tháng 11/2017, cơn bão số 12 có tên quốc tế là Damrey, đổ bộ và quét vào đất
liền các tỉnh Nam Trung Bộ, quét qua một phần các tỉnh Tây Nguyên. Bão
Damrey khiến hơn 100 người thiệt mạng và mất tích hơn 2.000 căn nhà bị phá
hủy; hơn 70.000 lồng bè bị mất trắng; 300 trường học bị sụp đổ, hư hỏng; tổng thiệt hại
ước tính hơn 22.000 tỷ đồng. Đây là lần thứ hai trong năm 2017, Trung tâm Dự
báo khí tượng thủy văn quốc gia đưa ra cảnh báo đạt ở mức cấp độ rủi ro thiên tai
cấp 4.
Tháng 9/2017, cơn bão số 10 có tên quốc tế là bão Doksuri, bão đổ bộ vào khu
vực giáp ranh tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình, với sức gió mạnh cấp 12 (135 km/h),
giật cấp 14-15. Lần đầu tiên, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia phải
đưa ra cảnh báo thiên tai cấp 4 (ở mức cảnh báo màu đỏ). Bão làm 6 người chết,
37 người bị thương; hơn 800 nhà sập, hơn 190.000 nhà bị hư hỏng… Tổng thiệt
hại ước tính hơn 11.000 tỷ đồng.
Cuối tháng 7/2016, bão Mirinae đổ bộ vào khu vực Thái Bình-Ninh Bình, ảnh
hưởng trực tiếp từ Nam Quảng Ninh đến Bắc Thanh Hóa. Mirinea không phải một
cơn bão mạnh, chỉ có sức gió tương đương cấp 8-9. Tuy nhiên đây lại là một cơn
bão, có quy luật khác thường khi vào đất liền, di chuyển chậm, có thời điểm hầu
như không di chuyển. Cơn bão đã làm 30 nhà đổ sập, 25.000 nhà khác tốc mái, 67
tàu, thuyền bị chìm, 17.000 cột điện bị gãy đổ. Hà Nội là địa phương có nhiều
người bị thương nhất với 9 trên tổng số 21 người.
Năm 2013, cơn bão số 14 có tên quốc tế Haiyan - sau khi quét qua Philippines
với cường độ trên cấp 17 đã đi vào Biển Đông, rồi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh với
cường độ gió cấp 11-12, giật trên cấp 14, làm hơn 100 người chết, mất tích và bị
thương.
Năm 2012, cơn bão số 8 - bão Sơn Tinh, sau khi vào Biển Đông, bão di
chuyển thần tốc với tốc độ lên tới 30k/h, là “cơn bão nhanh nhất trong gần 10 năm
trở lại”, tiến thẳng vào đất liền Việt Nam. Bão làm thiệt hại trên 7.500 tỷ đồng,
trong đó, các tỉnh chịu thiệt hại nặng nề nhất là: Thái Bình, Nam Định, Hải
Phòng…

Nhiều quy luật của bão bị phá vỡ


Theo các chuyên gia, biến đổi khí hậu, cụ thể là hiện tượng ấm lên toàn cầu có
thể tác động đến các cơn bão, khiến các cơn bão mạnh lên và trở nên thường xuyên
hơn.
Các kỷ lục về số lượng bão trên Biển Đông liên tục được thiết lập, đầu tiên là
vào năm 2013, lần đầu tiên ghi nhận số lượng bão lên đến 14 cơn bão, cao hơn trung
bình năm 4 cơn bão. Đến năm 2017, kỷ lục cũ đã bị xô đổ khi có tới 16 cơn bão hoạt
động trên Biển Đông.
Trước đây bão vào Biển Đông thường không vượt quá cấp 15, nhưng từ năm
2016, cơ quan khí tượng đã phải bổ sung cấp siêu bão, tức là cấp 16 trở lên. Như vậy,
thang đo cấp độ bão ở Việt Nam đã chia làm 4 cấp độ: bão thường có cường độ cấp 8-
9; bão mạnh có cường độ cấp 10-11; bão rất mạnh có cường độ cấp 12-15 và từ cấp
16 trở lên được gọi là siêu bão.
Tình hình mưa bão trên biễn đông cũng như nước ta đang diễn ra khá phức tạp.
Số lượng bão các năm gần đây tăng lên cao so với trung bình hàng năm. Bên cạnh đó
là cường độ các cơn bão cấp độ 4 xuất hiện ngày càng nhiều, ảnh hưởng nặng nề đến
đồng bào miền Trung nói riêng và cả nước nói chung. Trước tình hình đó, Đảng và
Nhà nước đã và đang có những chình sách để giải quyết những hậu quả do bão lũ gây
ra trong năm nay và ứng phó với tình hình mưa bão phúc tạp trong những năm tiếp
theo.

2. Nguyên nhân khiến tình hình mưa bão lũ lụt năm nay gây thiệt hại lớn hơn
những năm trước
2.1 Nguyên Nhân chính
Mưa quá lớn, chuỗi ngày mưa lũ kéo dài, mực nước các sông, các đập thủy điện
dâng cao lịch sử…
Không khí lạnh kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới khiến lượng mưa 10 ngày ở Huế,
Quảng Trị gấp 2-6 lần trung bình nhiều năm cùng kỳ
Từ ngày 6 đến 13/10, các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi xuất hiện mưa lớn. Tại
Hà Tĩnh, mưa 150-400 mm; Quảng Bình 400-500 mm, Quảng Trị 800-1.500 mm; Thừa
Thiên Huế 1.300-2.000 mm; riêng A Lưới 2.235 mm; Đà Nẵng 1.100 mm, Quảng Nam
900-1.200 mm, Quảng Ngãi 600-800 mm.
Cơ quan khí tượng ghi nhận, lượng mưa 10 ngày đầu tháng 10 tại Thừa Thiên Huế
cao hơn so với trung bình nhiều năm từ 2 đến 4 lần, A Lưới (Thừa Thiên Huế) là 5 lần,
Khe Sanh (Quảng Trị) 6 lần. (moitruong.vn)

Những con số kỷ lục của đợt mưa lũ năm nay đã vượt xa đợt mưa lũ lịch sử năm
1999

Hình 2.1 So sánh lượng mưa lũ năm 1999 và 2020


Hình 2.2 Tổng lượng mưa trong nửa tháng đã hơn mức cả năm hàng nghìn mm
Hình thái tổ hợp đa thiên tai gây ra đợt mưa lũ bất thường lần này
Ngoài các nguyên nhân giống như năm 1999 còn có các nguyên nhân khác như:
Không khí lạnh
Nhiễu động gió đông (gặp địa hình chắn gió là dãy Trường Sơn, không khí
lạnh với đới gió Đông Bắc thổi xuống miền Trung bị chặn lại tạo ra dòng thăng
cưỡng bức mạnh và hệ quả là mưa lớn).
Giải hội tụ nhiệt đới (giải hội tụ của hai đới gió Đông Bắc và Tây Nam nối
từ vịnh Bengal, vắt qua miền Trung Việt Nam và tới Philippines)
Đặc biệt là hiện tượng hiếm gặp : 4 cơn bão và áp thấp nhiệt đới nối tiếp
nhau đi vào miền trung.. Do cơ sở hạ tầng hạn chế, nước chưa rút thì bão khác lại
vào..hiện tượng bão chồng bão , lũ chồng lũ…

Hình 2.3 Bão số 8 và 9 nối tiếp nhau đổ bộ các tỉnh miền Trung
Bên cạnh mưa lũ, ngập lụt thì sạt lỡ cũng là một loại hình thiên tai gây thiệt hại
lớn – đặc biệt là tính mạng con người, với 3 loại hình sạt lở chính:
Hình 3.3 Ba loại hình sạt lở
Đất đá bị phá hủy rất nhiều, đất gãy..đất bị phong hóa rất nhiều. Đợt hạn hán kéo
dài ở miền trung vừa rồi , cấu trúc đất đã bị phá hủy..Và ngay khu vực rào Trăng 3 độ dốc
tự nhiên 20 - 40o , có những mái dốc còn cao hơn

Hình 2.4 Sạt lở ở khu vực Rào Trăn 3


2.2 Nguyên nhân sâu xa
Trong đó mất rừng chính là nguyên nhân chính. Mà nguyên nhân là đến từ những
hành động của con người, những tác động chặt phá, chiếm đất rừng..hay việc quy hoạch
thủy điện ồ ạt, đặt lợi ích kinh tế lên môi trường, không nghiên cứu kỹ đến tác động môi
trường…

Hình 2.5 Rừng bị bào mòn


Trả lời câu hỏi, con người có tác động vào thiên tai hay không, Thứ trưởng
NN&PTNT khẳng định là có. “Mọi hoạt động của con người đều có tác động hoặc xấu,
hoặc tốt đến mọi vấn đề, trong đó có thiên tai. Quan điểm của chúng tôi là phải thuận
thiên, nhưng thuận thiên đối với Việt Nam là thích nghi có kiểm soát chứ không phải cứ
để thế. Phải có giải pháp để thuận thiên”, ông Hiệp nói.

Tàn phá thiên nhiên phải trả rất đắt

Về nguyên nhân chủ quan, từ lâu, các nhà khoa học đã cảnh báo tàn phá thiên
nhiên là cái giá phải trả rất đắt do con người gây ra. Bài toán quy hoạch phát triển kinh tế
xã hội bền vững thiếu "nhạc trưởng” chỉ huy chung nên việc đầu tư xây dựng hạ tầng cơ
sở của các ngành đã làm cho bài toán phòng tránh thiên tai ngày càng phức tạp.

Ví dụ tiêu biểu nhất là khủ vực thủy điện Rào trăng 3: công tác xây dựng đập thủy
điện không cẩn thận. chủ quan.. xây dưng để các độ dốc quá cao, khả năng chống sạt lở
không có, và đã từng được cảnh báo nhưng vẫn để xảy ra tai nạn.
Hình 2.6 Thủy điện Rào Trăng 3

Hình 2.7 Hình ảnh vệ tinh trước và sau khi xây dựng đập thủy điện
Cho thấy mức độ che phủ rừng giảm đáng kể, lộ ra toàn đất trống, sức chịu động
chống sói mòn , khả năng giữ đất khi xảy ra mưa lớn giảm rất nhiều

Theo thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp - Bộ NN&PTNT đến tháng 9.2019, công
tác trồng rừng thay thế tại các dự án thủy điện là 30.305 ha. Tuy nhiên, rừng trồng lại,
không thể hữu hiệu về bảo vệ môi trường như rừng tự nhiên.. "Rừng trồng mới, dù 10
năm cũng không có tác dụng. Phải mất 50 năm lá rừng rụng xuống, mục ra, hình thành
thảm thực vật dày 1 mét thì mới ngấm được nước. Dòng chảy mặt là dòng nguy hiểm
nhất, rừng mất lớp mùn thì sẽ chẳng giữ được nước, nước sẽ trôi tuột đi tạo thành lũ"- GS
Hồng nói. "Vì nếu có thảm thực vật, nước mới ngấm xuống đất, mỗi hecta rừng có thể
thu được 4 mét khối nước. Mưa xuống, nước sẽ chia làm mấy nhánh, một là sẽ ngấm
xuống đất, vướng trên lá rồi bốc hơi, còn lại thì sẽ chảy thành lũ. Mất rừng, chẳng còn gì
cả, đất không thấm nước, lá cũng không còn, lũ sẽ mạnh. Lũ mạnh, chảy tràn lên"- Giáo
sư Hồng nhận định.

Nạn phá rừng nghiêm trọng

Theo số liệu của Tổng cục Lâm nghiệp, mặc dù diện tích rừng bị thiệt hại giảm
270ha/năm, trong 4 năm từ 2016-2019, diện tích rừng bị thiệt hại đã lên tới 7.283ha. Như
vậy, trung bình mỗi năm chúng ta mất đi 2.430ha rừng.

Theo nhận định của Viện Điều tra và quy hoạch rừng, lý do chính khiến diện tích
rừng tự nhiên bị giảm sút là do việc chuyển đổi mục đích sử dụng, khai thác quá mức,
đặc biệt là tại 2 khu vực duyên hải miền Trung và Tây Nguyên.

Theo chuyên gia lâm nghiệp - GS Nguyễn Ngọc Lung, rừng phát huy hiệu quả
trong việc chắn gió, cản sức nước và góp phần làm suy yếu sức mạnh của gió tại các
vùng mà bão đi qua. Mặt khác, rễ của cây cũng sẽ góp phần hút nước lũ.

Hình 2.8: Hiện trường sạt lở núi ở Trà Leng


Tài liệu tham khảo:
Báo điện tử ngày 29/10
Báo tuổi trẻ ngày 30/10
Tin 24h ngày 4/11
………………….

You might also like