You are on page 1of 72

Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized

41575
Giới thiệu chung

Đánh giá nghèo theo vùng


Vùng đồng bằng sông Hồng
 
 
 
 

Tháng 3/2005
Báo cáo Đánh giá nghèo cấp vùng

ii 
Giới thiệu chung

Danh mục viết tắt


 
ADB  Ngân hàng Phát triển Châu Á 
AIDs  Hội chứng suy giảm miễn dịch 
CPRGS  Chiến lược Xoá đói Giảm nghèo và Tăng trưởng toàn diện 
ĐBSH  Đồng bằng Sông Hồng 
DFID  Bộ Hợp tác Quốc tế Vương quốc Anh 
GDP  Tổng sản phẩm Quốc dân 
GSO  Tổng cục Thống kê 
GTZ  Tổ chức Hỗ trợ kỹ thuật Đức 
HEPR  Chương trình Xoá đói Giảm nghèo 
HIV  Virus gây suy giảm miễn dịch ở người 
ILSSA  Viện Khoa học Lao động và Xã hội 
IPM  Quản lý dịch hại tổng hợp 
JICA  Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản 
MARD  Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 
MDG  Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ 
MOLISA  Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội 
PAR  Cải cách hành chính công 
PPA  Đánh giá nghèo có sự tham gia của người dân 
RDSC  Trung tâm Dịch vụ Phát triển Nông thôn 
TCTK  Tổng Cục Thống kê 
UNDP  Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc 
VBSP  Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam 
VDG  Mục tiêu Phát triển Việt Nam 
VHLSS  Điều tra Mức sống Hộ Gia đình Việt Nam 
VLSS  Điều tra Mức sống Việt Nam 
VNHS  Điều tra Y tế Quốc gia  
WHO  Tổ chức Y tế Thế giới 

iii
Báo cáo Đánh giá nghèo cấp vùng

iv 
Giới thiệu chung

Mục lục
 
Lời nói đầu ................................................................................................................................................. ix 
Lời Cảm ơn................................................................................................................................................. xi 
Tóm lược ..................................................................................................................................................xiii 
Giới thiệu chung.........................................................................................................................................1 
Phần 1: Người nghèo và nguyên nhân của tình trạng nghèo? ...........................................................5 
1.  Xu thế biến động các chỉ số về nghèo ..............................................................................................5 
1.1  Tình trạng nghèo chung dựa trên số liệu của TCTK...................................................................5 
1.2  Ngưỡng nghèo của MOLISA ......................................................................................................5 
1.3  Tỷ lệ nghèo ở cấp tỉnh ..................................................................................................................6 
1.4  Mức độ nghèo...............................................................................................................................8 
1.5  Tác động của giảm nghèo.............................................................................................................8 
2.  Tại sao tỷ lệ nghèo giảm mạnh?........................................................................................................9 
3.  Những người vẫn còn nghèo...........................................................................................................10 
3.1  Người nghèo ở nông thôn ..........................................................................................................10 
3.2  Hộ gia đình làm việc trong các ngành khai thác ........................................................................12 
3.3  Nam giới hay phụ nữ: bằng chứng đối với cả 2 giới .................................................................13 
3.4  Các yếu tố khác...........................................................................................................................14 
4.  Nghèo đói giảm nhưng bất bình đẳng gia tăng...........................................................................14 
Phần 2: Nâng cao đời sống và triển vọng cho người nghèo..............................................................17 
Cung cấp các dịch vụ cơ bản...................................................................................................................17 
5.  Giáo dục...............................................................................................................................................17 
5.1  Tỷ lệ trẻ em đi học ......................................................................................................................17 
5.2  Tỷ lệ bỏ học ở trẻ em ..................................................................................................................17 
5.3  Chi phí cho giáo dục quá lớn so với túi tiền của người dân ......................................................18 
5.4  Sự tham gia của cộng đồng trong lĩnh vực giáo dục .................................................................20 
5.5  Tỷ lệ người lớn biết chữ.............................................................................................................20 
6.  Chăm sóc sức khoẻ ............................................................................................................................20 
6.1  Sử dụng dịch vụ y tế..................................................................................................................21 
6.2  Chi phí từ tiền túi cho dịch vụ sức khoẻ ....................................................................................22 
7.     Nước sạch và vệ sinh......................................................................................................................24 
8.     Khuyến nông ...................................................................................................................................25 
9.     Cơ sở hạ tầng và nhà ở địa phương .............................................................................................26 
10.   Phân bổ chi tiêu công cho các tỉnh ................................................................................................27 
Trợ cấp có mục tiêu ..................................................................................................................................29 
11.  Chương trình Xoá đói Giảm nghèo................................................................................................29 
12.  Chương trình nhà ở ...........................................................................................................................31 
13.  Tiếp cận tín dụng...............................................................................................................................31 
14.  Hỗ trợ khẩn cấp..................................................................................................................................32 
15.  Chương trình trợ cấp xã hội.............................................................................................................32 
16.  Xoá bỏ tình trạng quan liêu, cửa quyền ........................................................................................34 
Sự tham gia của người dân trong quá trình quyết định....................................................................35 
17.  Tiếng nói của người nghèo ..............................................................................................................35 
17.1  Dân chủ cơ sở.............................................................................................................................35 
17.2  Quá trình quyết định của chính phủ trong thực tế ...................................................................36 

v
Báo cáo Đánh giá nghèo cấp vùng

17.3  Gia tăng sự tham gia của người dân: quy trình hai chiều.........................................................37 
17.4  Tiếp tục phân cấp: quyết định ở cấp thôn? ................................................................................38 
Phần 3: Các vấn đề mới phát sinh..........................................................................................................39 
18.  Di cư để thoát nghèo .........................................................................................................................39 
18.1  Làm việc ở các địa phương lân cận và các trung tâm vùng.......................................................39 
18.2  Các nơi khác ở Việt Nam ...........................................................................................................40 
18.3  Đi làm việc ở nước ngoài ...........................................................................................................40 
18.4  Di cư: tác động tích cực và tiêu cực ..........................................................................................41 
18.5  Di cư ra thành phố.....................................................................................................................41 
19.  Gia tăng việc làm phi nông nghiệp................................................................................................42 
20.  Đất đai..................................................................................................................................................45 
21.  Môi trường ..........................................................................................................................................48 
21.1  Ô nhiễm nguồn nước.................................................................................................................48 
21.2  Đất bị xói mòn, khô cằn .............................................................................................................49 
21.3  Nguồn cá nội địa đang ngày càng cạn kiệt ................................................................................49 
21.4  Quản lý chất thải .......................................................................................................................49 
21.5  Đảm bảo bền vững môi trường..................................................................................................50 
Phần 4: Hướng tới mục tiêu phát triển Việt Nam (VDG) .................................................................51 
Tài liệu tham khảo ...................................................................................................................................54 
 
Danh mục hộp
 
Hộp 1:   Cuộc sống đã được cải thiện .......................................................................................................8 
Hộp 2:   Người nghèo ở đô thị.................................................................................................................12 
Hộp 3:   Thẻ bảo hiểm y tế: thất bại khi thực hiện ................................................................................23 
Hộp 4:   Một mái nhà chắc chắn ..............................................................................................................31 
Hộp 5:   Một khoảng trống trong mạng lưới an toàn xã hội?..............................................................33 
Hộp 6:   Kinh doanh ở tỉnh Hà Tây.........................................................................................................35 
Hộp 7:   Nước đổ lá khoai ........................................................................................................................36 
Hộp 8:   Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân..............................................................................37 
Hộp 9:   Những người phụ nữ hy sinh thân mình để kiếm sống .......................................................40 
Hộp 10: Học hỏi kinh nghiệm của Trung Quốc ....................................................................................42 
Hộp 11: Tiêu chuẩn lao động ‐ pháp luật và thi hành pháp luật........................................................45 
Hộp 12: Thị trường thuê đất và người nghèo .......................................................................................46 
Hộp 13: Sẵn sàng mở rộng nhưng không có đất...................................................................................47 
Hộp 14: Kinh doanh và môi trường........................................................................................................49 
 
Danh mục bảng
 
Bảng 1:   Tỷ lệ nghèo theo ngưỡng của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ở các tỉnh đồng  
bằng sông Hồng ..........................................................................................................................6 
Bảng 2:   Chi thực tế tính theo đầu người (nghìn đồng Việt Nam một năm) ...................................10 
Bảng 3:   Tỷ lệ nghèo chung tính theo giới tính của chủ hộ gia đình (%)..........................................13 
Bảng 4:  Chi thực tế tính theo đầu người mỗi năm, từ nhóm nghèo đến giàu (nghìn đồng      
VND)...........................................................................................................................................14 
Bảng 5:   Hệ số Gini về chi tiêu theo năm ..............................................................................................15 

vi 
Giới thiệu chung

Bảng 6:   Ba nguyên nhân chính của tình trạng bỏ học ở Đồng bằng sông Hồng theo quan      
điểm của cán bộ xã (%).............................................................................................................18 
Bảng 7:   Loại nhà ở của các nhóm nghèo nhất và cận nghèo (%) ......................................................27 
Bảng 8:   Các nguồn cho vay cho các hộ nghèo (theo cách phân loại của cán bộ xã) vay nợ      
trong 12 tháng gần nhất (%) ....................................................................................................32 
Bảng 9:   Việc làm đối với lực lượng lao động trên 15 tuổi, chia theo ngành (%).............................43 
Bảng 10: Thành viên các hộ gia đình tham gia thị trường lao động, từ nhóm nghèo đến nhóm 
giàu (%).......................................................................................................................................43 
Bảng 11: Chi thực tế trung bình tính theo thành viên hộ gia đình, từ nhóm nghèo đến nhóm   
giàu (nghìn Việt Nam đồng/năm) ..........................................................................................44 
Bảng 12: Tỷ lệ hộ nghèo thuê đất, từ nhóm nghèo đến nhóm giàu (%) ............................................46 
Bảng 13: Đồng bằng sông Hồng hướng đến Mục tiêu Phát triển Việt Nam ....................................51 
 
Danh mục hình
 
Hình 1. Dân số cấp huyện ở vùng đồng bằng sông Hồng.....................................................................1 
Hình 2: Tỷ lệ hộ nghèo so với mục tiêu CPRGS vào năm 2010.............................................................5 
Hình 3. Tỷ lệ nghèo cấp tỉnh ở Đồng bằng sông Hồng theo số liệu của MoLISA (A) và theo số 
liệu của Tổng cục Thống kê (B) .................................................................................................7 
Hình 4. Mức độ nghèo ................................................................................................................................8 
Hình 5: Sở hữu tài sản lâu bền ở Đồng bằng sông Hồng.......................................................................9 
Hình 6. Tỷ lệ nghèo cấp huyện và mức độ nghèo cộng dồn ở Đồng bằng S. Hồng ........................11 
(dựa trên kết quả điều tra dân số năm 1999 và VLSS 1998) ................................................................11 
Hình 7: Tỷ lệ nghèo theo việc làm của chủ hộ.......................................................................................12 
Hình 8: Tỷ lệ chủ hộ gia đình làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và ngư nghiệp.......................13 
Hình 9: Tỷ lệ thực tế trẻ em đi học từ bậc tiểu học đến trung học phổ thông ..................................17 
Hình 10: Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đi học (6‐14 tuổi) được miễn học phí hoàn toàn, theo các 
nhóm từ giàu đến nghèo ..........................................................................................................19 
Hình 11. Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng các loại hình cơ sở y tế để tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức  
khoẻ.............................................................................................................................................21 
Hình 12. Tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ khác nhau ở Đồng bằng sông Hồng, từ      
nhóm nghèo đến nhóm giàu ...................................................................................................22 
Hình 13: Tỷ lệ người dân được hưởng miễn, giảm phí chăm sóc sức khoẻ theo các tiêu chuẩn 
miễn giảm...................................................................................................................................23 
Hình 14: Sử dụng nước sạch ở Đồng bằng sông Hồng, từ nghèo đến giàu......................................25 
Hình 15: Hộ gia đình có xí sạch ở Đồng bằng sông Hồng, từ nghèo đến giàu.................................25 
Hình 16. Chi cho chương trình HEPR và chương trình 135 ở Đồng bằng sông Hồng, xếp theo 
tỉnh ..............................................................................................................................................28 
Hình 17: Phân bổ chi tiêu công năm 2002 (Chi đầu tư và chi thường xuyên) tại các tỉnh thuộc 
Đồng bằng Sông Hồng .............................................................................................................28 
Hình 18:  Phân bổ chi tiêu công năm 2002 tại các tỉnh thuộc Đồng bằng S. Hồng (thể hiện qua 
phần trăm GDP) ........................................................................................................................30 
Hình 19: Tỷ lệ hộ gia đình nhận phúc lợi xã hội...................................................................................33 

vii
Báo cáo Đánh giá nghèo cấp vùng

viii 
Giới thiệu chung

Lời nói đầu


 
Tháng 5 năm 2002, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và 
xóa đói giảm nghèo (CPRGS) và bắt đầu quá trình triển khai thực hiện CPRGS ở cấp địa phương. 
Thông qua các chiến dịch thông tin và hàng loạt các hội thảo vùng, cán bộ của các bộ ngành chủ 
chốt đã giải thích cho đại diện các chính quyền địa phương về việc làm sao cho các quy trình lập 
kế hoạch của địa phương có thể được thực hiện theo định hướng vì người nghèo hơn, dựa trên 
số  liệu  thực  tế  hơn,  chú  trọng  vào  kết  quả  hơn,  cân  đối  tốt  hơn  trong  các  quyết  định  phân  bổ 
nguồn lực và được giám sát tốt hơn.  
 
Mặc  dù  CPRGS  đưa  ra  các  mục  tiêu  quốc  gia  nhưng  công  tác  hoạch  định  chính  sách  ở  cả  cấp 
trung ương và địa phương đều cần phải tính đến đặc điểm tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo 
của các địa phương. Năm 2003, thành viên của Nhóm hành động chống đói nghèo gồm đại diện 
của Chính phủ, các nhà tài trợ và các tổ chức phi chính phủ đã hỗ trợ Chính phủ bằng cách tiến 
hành đánh giá nghèo theo vùng ở bảy vùng của Việt Nam. Những đánh giá này dựa trên nhiều 
nguồn thông tin để vẽ nên bức tranh về nghèo đói ở các vùng. Phân tích số liệu Điều tra Mức 
sống Hộ gia đình Việt Nam năm 2002 được sử dụng để thảo luận các xu hướng nghèo của các 
vùng và hệ quả xã hội theo thời gian. Dữ liệu định tính bổ sung từ hàng loạt đánh giá nghèo có 
sự tham gia của cộng đồng cũng được sử dụng phản ánh những khía cạnh nghèo mà các số liệu 
định lượng khó  mô tả được hết. Những thông tin này đặc biệt quý giá để tìm hiểu những tiến bộ 
đạt được trong việc tăng cường quản trị quốc gia có hiệu quả và dân chủ ở cấp cơ sở, và những 
đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng này cũng đang được công bố riêng. Ở những nơi 
có  thể,  các  đánh  giá  nghèo  theo  vùng  cũng  dựa  trên  các  nguồn  số  liệu  chính  thức  của  chính 
quyền các tỉnh.  
 
Hy vọng rằng các cuộc thảo luận và những thông tin mới từ các đánh giá nghèo theo vùng sẽ 
tăng cường năng lực ở cấp chính quyền địa phương và cung cấp thông tin cho quá trình chuẩn 
bị các kế hoạch tiếp theo của tỉnh. Mặc dù công tác thực địa mới chỉ được tiến hành ở hai tỉnh tại 
mỗi  vùng,  song  các  quy trình  của công  tác  thực địa  cũng  đã thu  hút  được  cán  bộ  của  các  tỉnh 
khác trong vùng. Điều này sẽ giúp tạo ra cơ sở phân tích để đưa ra một chương trình nghị sự 
quan  trọng  cho  thảo  luận  và  xây  dựng  các  quy  trình  lập  kế  hoạch  theo  định  hướng  vì  người 
nghèo  trong  tương  lai  ở  cả  hai  cấp  chính  quyền  trung  ương  và  địa  phương.  Những  đánh  giá 
nghèo  theo  vùng  này  cũng  được  sử  dụng  để  cập  nhật  kiến  thức  và  bổ  khuyết  những  khiếm 
khuyết phân tích trong CPRGS, cung cấp thông tin để chuẩn bị cho Báo cáo Tiến độ CPRGS và 
hỗ trợ Chính phủ thiết lập một khuôn khổ giám sát mạnh mẽ cho những bộ phận của CPRGS mà 
hiện nay vẫn còn thiếu các chỉ tiêu rõ ràng.  
 
Trên khắp các vùng của Việt Nam, bẩy đối tác phát triển quốc tế đã làm việc với các nhóm của 
các cơ quan chính phủ cấp trung ương và địa phương, các tổ chức phi chính phủ, các cơ quan 
nghiên cứu của Việt Nam và các tổ chức phi chính phủ quốc tế để thực hiện các đánh giá nghèo 
này.  Hy  vọng  rằng  các  nhóm  quan  hệ  đối  tác  này  sẽ  tiếp  tục  hoạt  động  cùng  với  Nhóm  hành 
động chống đói nghèo, hỗ trợ Chính phủ trong nhiệm vụ đưa CPRGS trở nên đầy ý nghĩa ở cấp 
địa phương.  

ix
Báo cáo Đánh giá nghèo cấp vùng


Giới thiệu chung

Lời cảm ơn
 
 
Báo cáo tổng hợp này do Melissa Wells viết với đầu vào của Rob Swinkels và Carrie Turk của 
Ngân hàng Thế giới tại Việt nam. Báo cáo này dựa trên hai Đánh giá nghèo đói có sự tham gia 
của  cộng  đồng  (PPA)  do  Đặng  Ngọc  Quang  của  Trung  tâm  Dịch  vụ  Phát  triển  Nông  thôn 
(RDSC) làm trưởng nhóm nghiên cứu. Lê Thái Thị Băng Tâm, Dương Chí Thiện, Trần Văn Vị và 
Lê Tiêu La đóng góp nhiều cho các nghiên cứu PPA này. 
 
Tất cả các bản đồ được sử dụng trong báo cáo này là do Ngô Thế Ân của Đại học Nông nghiệp 
Hà nội thực hiện. Đầu vào của Nguyễn Bùi Linh từ Tổng cục Thống kê vô cùng giá trị trong việc 
đưa ra các bảng biểu lấy số liệu từ Điều tra mức sống Hộ Gia đình Việt nam (VHLSS). Lê Minh 
Phương của Ngân hàng Thế giới đã biên tập và hiệu chỉnh báo cáo cuối cùng này.  

xi
Báo cáo Đánh giá nghèo cấp vùng

xii 
Giới thiệu chung

Tóm lược
 
Đồng bằng Sông Hồng đã đạt được các bước tiến quan trọng trong xoá đói giảm nghèo. Đây là 
vùng có tỷ lệ nghèo chung thấp thứ hai trong cả nước, sau vùng Đông Nam bộ. Tuy nhiên, mật 
độ dân số cao đồng nghĩa với việc, ở đồng bằng sông Hồng, số hộ gia đình nghèo vẫn còn rất 
cao. Năm 2002, gần 3 triệu người dân ở đồng bằng sông Hồng vẫn còn nghèo, chiếm tỷ lệ 17% 
trong tổng số người nghèo ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong thập kỷ qua, tỷ lệ nghèo của vùng so 
với tổng số nghèo toàn quốc đã giảm đáng kể.  
 
Khi tình trạng nghèo đói giảm dần, người dân có nhiều lương thực, thực phẩm hơn, nhà ở tốt 
hơn, và chi tiêu nhiều hơn cho gia đình. Cán bộ các cấp và các hộ gia đình đưa ra cách giải thích 
khác nhau về nguyên nhân giảm nghèo. Theo quan điểm của đội ngũ cán bộ, tình trạng nghèo 
giảm  dần  là  nhờ  sự  thành  công  của  các  chính  sách  cải  cách,  đặc  biệt  là  trong  lĩnh  vực  nông 
nghiệp. Trong khi đó, các hộ gia đình tìm thấy nguyên nhân thoát nghèo ở các hoạt động kinh tế 
phi  nông  nghiệp.  Trong  thực  tế,  các  yếu  tố  này  đều  gắn  liền  với  các  chính  sách  đổi  mới,  giải 
phóng hộ gia đình để tận dụng ưu thế của các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp đang gia tăng 
mạnh mẽ.  
 
Tương tự như các vùng khác ở Việt Nam, hầu hết các hộ gia đình còn nghèo ở đồng bằng sông 
Hồng  sống ở  nông  thôn  và  làm  nghề  nông.  Rất nhiều  hộ  gia  đình  thoát nghèo  của  đồng  bằng 
sông  Hồng  đã  kết  hợp  nghề  nông  với  các  công  việc  phi  nông  nghiệp  và  có  thu  nhập.  Sự  khác 
nhau  giữa  các  hộ  gia  đình  có  khả  năng  tận  dụng  cơ  hội  kinh  tế  và  các  hộ  gia  đình  không  tận 
dụng được cơ hội đã dẫn đến tình trạng bất bình đẳng ngày càng gia tăng.  
 
Đồng bằng sông Hồng đã đạt được các thành tựu rất ấn tượng trong lĩnh vực giáo dục, với tỷ lệ 
đi học ở tất cả các bậc học đều cao hơn mức trung bình của cả nước. Nhưng mức chi phí cho giáo 
dục mà các hộ đang phải tự chi trả bằng thu nhập của gia đình hiện đang trở thành gánh nặng 
lớn cho các hộ, đặc biệt là các hộ nghèo. Tương tự, các nhóm nghèo cũng không dễ dàng tiếp cận 
các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ có chất lượng. Những người dân phải đi chữa bệnh thường đến 
các trung tâm y tế xã là các cơ sở y tế không có đầy đủ nguồn lực, trang thiết bị cần thiết. Và họ 
cũng  phải  gánh  chịu  các  khoản  chi  phí  rất  cao  bằng  tiền  túi  của  mình.  Điều  này  phần  nào  thể 
hiện tính kém hiệu quả của hệ thống thẻ bảo hiểm y tế và các khoản chi không chính thức. Khả 
năng tiếp cận các dịch vụ hạ tầng xã hội khác như nước sạch, đường xá và nhà ở chất lượng cao 
của Đồng bằng sông Hồng cũng tương đối tốt so với toàn quốc, song vệ sinh vẫn là một vấn đề 
nghiêm trọng chưa được giải quyết, trong đó, số hộ gia đình nghèo có nhà xí hợp vệ sinh còn 
chiếm tỷ lệ rất thấp.  
 
Sự phân bổ các nguồn lực công (chi đầu tư và chi thường xuyên) từ cấp quốc gia xuống cấp tỉnh 
thông qua khoán chi ngân sách cho thấy rằng, trong vùng Đồng bằng sông Hồng, chi tiêu công 
là cao nhất tại các các tỉnh giàu nhất của Đồng bằng, khi chi tiêu công được tính trên đầu người. 
Khi tính trên tỷ lệ với GDP của tỉnh thì sự phân bổ này có vẻ đồng đều hơn. Nhưng sự phân bổ 
nguồn lực từ các tỉnh xuống huyện và xã thì chưa được tốt như vậy. Các định mức phân bổ ngân 
sách huyện và xã có tính đến tỷ lệ nghèo (được đánh giá một cách tin cậy) cần phải được đưa ra 
nhằm đảm bảo rằng các nguồn lực sẽ tới được những nơi có nhu cầu cao nhất.  
 
Trợ cấp có mục tiêu như miễn các loại phí thông qua việc cấp thẻ chứng nhận hộ nghèo, thẻ bảo 
hiểm y tế trong chương trình Xoá đói Giảm nghèo, trợ cấp tín dụng và chế độ tiền hưu trí dường 
như đã hỗ trợ cho người nghèo. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề như, diện bao phủ của các 

xiii
Báo cáo Đánh giá nghèo cấp vùng

chương trình này còn hạn chế, và vẫn còn khoảng trống trong mạng lưới an sinh xã hội đối với 
những người đột xuất gặp khó khăn tài chính nghiêm trọng hay bị tai nạn, bị ốm đau. Khi nền 
kinh  tế  thị  trường  phát  triển,  đã  xuất  hiện  các  nguy  cơ  mới  như  rủi  ro  giá  hàng  nông  sản  sụt 
giảm, mất việc làm bất ngờ và tình trạng nợ nần tăng lên.  
 
Cải cách hành chính và dân chủ cơ sở đã cho thấy những dấu hiệu tích cực về việc người dân 
ngày càng tiếp cận được các dịch vụ và chính quyền. Tuy nhiên, trong thực tế, hầu như vẫn chưa 
có biện pháp nào khuyến khích trách nhiệm giải trình và người nghèo vẫn chưa được tham gia 
bàn bạc các vấn đề chính như kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp tỉnh, kế hoạch phát triển cấp 
huyện, xã và kế hoạch ngân sách.  
 
Tóm lại, về bản chất, thành tựu giảm nghèo của đồng bằng sông Hồng một phần là do áp lực 
mật độ dân số cao trên diện tích đất nhỏ cùng với quá trình hội nhập thị trường đã dẫn đến năng 
suất nông nghiệp tăng lên và thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp. Điều này đã làm xuất 
hiện một số vấn đề và thách thức mới cho các nhà hoạch định chính sách. Di cư là một trong số 
các vấn đề này. Di cư hứa hẹn đem lại cho các hộ gia đình thu nhập cao hơn và đời sống gia đình 
khá giả hơn. Tuy nhiên, người nghèo ở đồng bằng sông Hồng có xu hướng đi làm ở các đồng 
ruộng lân cận hoặc đi kiếm việc làm theo ngày ở các trung tâm đô thị như Hà Nội. Những công 
việc này chỉ đem lại cho họ thu nhập thấp, hầu như không có bảo đảm gì về việc làm và còn các 
nguy  cơ  khác  như  mất  an  toàn  cá  nhân.  Những  người  dân  chuyển  ra  sống  tại  các  khu  đô  thị 
thường không có đăng ký và gặp rất nhiều khó khăn trong tiếp cận các dịch vụ xã hội.  
 
Mặc  dù  việc  làm  phi  nông  nghiệp  là  một  thành  quả  tích  cực  cho  đồng  bằng  sông  Hồng  song 
không phải hộ gia đình nào có công ăn việc làm phi nông nghiệp và có việc làm được trả công 
cũng  thoát  khỏi  đói  nghèo.  Do  đó,  các  biện  pháp  để  nâng  cao  “tài  sản”  cho  người  dân  nghèo 
(giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, tiếp cận tín dụng v.v.) vẫn có ý nghĩa quan trọng để người nghèo 
có được vị trí tốt hơn trong một nền kinh tế thị trường đang hình thành. Cần có các quy định về 
tiêu chuẩn lao động để đảm bảo cho người công nhân được bảo hộ, tránh tai nạn xảy ra nơi làm 
việc, không phải làm việc trong thời gian quá dài và làm việc trong môi trường không đảm bảo 
sức khoẻ.  
 
Cuối cùng, thị trường chuyển nhượng đất đai hoạt động hiệu quả có vai trò quan trọng giúp cho 
các hộ gia đình nghèo kết hợp các hoạt động phi nông nghiệp và làm việc có thu nhập theo mức 
năng suất của mình. Tuy nhiên, các bằng chứng đang cho thấy rằng sự thiếu minh bạch trong 
các giao dịch đất đai đang gây nên sự không hài lòng ở một số vùng của Đồng bằng sông Hồng 
nơi đang có sự chuyển dịch từ đất nông nghiệp sang các mục đích sử dụng khác. Nếu không có 
một cơ chế rõ ràng nhằm đảm bảo tính thống nhất trong giao dịch đất đai thì trong tương lai khả 
năng căng thẳng giữa chính quyền địa phương và người dân vẫn sẽ còn đó.  
 
Kinh tế phát triển ngày càng mạnh mẽ ở vùng đồng bằng sông Hồng đã gây ra các vấn đề môi 
trường nghiêm trọng. Mặc dù ngân sách hạn chế hiện là một trở ngại cho công tác bảo vệ môi 
trường toàn diện song vẫn có thể áp dụng các biện pháp ở quy mô địa phương như quản lý chất 
thải hộ gia đình và doanh nghiệp, và các biện pháp này sẽ đem lại lợi ích trực tiếp cho các hộ gia 
đình.  

xiv 
Giới thiệu chung

 
 
Giới thiệu chung
   
  Vài nét sơ lược về đồng bằng sông Hồng
   
Vùng có mật độ  Đồng bằng sông Hồng là vùng có mật độ dân số cao nhất ở Việt Nam. Ở vùng 
dân cư cao nhất ở  này  có  11  tỉnh,  thành  phố  trực  thuộc  trung  ương1  trải  dài  trên  diện  tích  1,5 
Việt Nam   triệu hecta (4,5% diện tích đất của Việt Nam) với dân số ước tính là 17,6 triệu 
  người năm 2003 (22% dân số Việt Nam)2. Vùng này được biết đến như là một 
  trong hai “vựa lúa” của Việt Nam cùng với vùng đồng bằng sông Cửu Long.  
 
  Hình 1. Dân số cấp huyện ở vùng đồng bằng sông Hồng
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
  Nguồn: Nhóm công tác lập bản đồ đói nghèo liên Bộ (2003) 
 
Hầu hết dân số  Gần 80% dân số vùng đồng bằng sông Hồng sống ở nông thôn. Trong số tám
sống ở nông thôn.   vùng của Việt Nam, đồng bằng sông Hồng là vùng có tổng diện tích đất nông 
  lâm  nghiệp  thấp  nhất,  mặc  dù  đây  là  vùng  có  diện  tích  mặt  nước  dành  cho 
  nuôi  trồng  thuỷ  sản  cao  thứ  hai  theo  số  liệu  Điều  tra  Nông  nghiệp  và  Ngư 
  nghiệp Nông thôn (Tổng cục Thống kê, 2003a).   
   
Hoạt động doanh  Một  tỷ  lệ  lớn  hoạt  động  doanh  nghiệp  của  Việt Nam  tập  trung  ở  đồng  bằng
nghiệp diễn ra ở  sông  Hồng.  Theo  Điều  tra  Doanh  nghiệp  năm  2002  (Tổng  cục  Thống  kê, 
cấp độ cao   2004a),  đồng  bằng  sông  Hồng  chiếm  tới  25%  số  doanh  nghiệp  có  đăng  ký
  trong cả nước, tạo việc làm cho 1,1 triệu người. Chỉ vùng Đông Nam bộ mới có 
  tỷ lệ hoạt động doanh nghiệp cao hơn. Đồng bằng sông Hồng cũng là nơi có 
  hai thành phố lớn nhất: Hà Nội, thủ đô của cả nước và Hải Phòng, thành phố 
  cảng với các khu công nghiệp và khu chế biến phát triển rất nhanh. Các doanh 
  nghiệp  đăng  ký  hoạt  động  theo  Luật  Doanh  nghiệp  chủ  yếu  tập  trung  ở  hai

1  Hà  Nội,  Hải  Phòng,  Vĩnh  Phúc,  Hà  Tây,  Bắc  Ninh,  Hải  Dương,  Hưng  Yên,  Hà  Nam,  Nam  Định,  Thái 
Bình, Ninh Bình 
2 Niên giám thống kê 2003 của Tổng cục Thống kê 

1
Báo cáo Đánh giá nghèo cấp vùng

  thành  phố  này.  Năm  2002,  ở  Hà  Nội  và  Hải  Phòng  chiếm  trên  2/3  tổng  số 
  doanh nghiệp (16.000) ở vùng đồng bằng sông Hồng. Hai thành phố này tuyển 
  dụng khoảng 800.000 lao động trong số 1,1 triệu việc làm chính thức ở khu vực 
  này. Ngược lại, tỉnh Hà Nam chỉ có 318 doanh nghiệp có đăng ký trong năm 
  2002, tương đương với 2% tổng số doanh nghiệp của cả vùng. Tương tự như 
  trong cả nước, đại đa số các doanh nghiệp có đăng ký ở vùng đồng bằng sông 
  Hồng kinh doanh trong các lĩnh vực như khai thác mỏ, khai thác đá, chế tạo, 
  xây dựng, và bán buôn/ bán lẻ.  
   
Tỷ lệ người dân  Tỷ lệ người dân tộc thiểu số ở Đồng bằng sông Hồng rất thấp ‐ dưới 2%, theo 
tộc thiểu số rất  số liệu từ Điều tra Dân số và Nhà ở (Tổng cục Thống kê, 1999).
thấp 
  Tại sao phải đánh giá tình trạng nghèo ở cấp vùng?
 
Báo cáo này dựa  Năm 2003, một loạt số liệu và phân tích mới về nghèo ở Việt Nam được công bố. 
trên kết quả của  Các nguồn số liệu và phân tích hay được sử dụng là Điều tra mức sống hộ gia 
VHLSS và PPA  đình  Việt  Nam  (VHLSS)  cung  cấp  các  số  liệu  định  lượng  đáng  tin  cậy  về  tình 
  trạng nghèo, và các báo cáo đánh giá nghèo có sự tham gia của người dân (PPA) 
  được tiến hành ở 12 địa bàn trong cả nước cung cấp các thông tin định tính.  
   
Bộ số liệu VHLSS  Báo cáo đánh giá nghèo cấp vùng này dựa trên kết quả của bộ số liệu VHLSS
đại diện cho tất cả  2002 và các phát hiện được đưa ra trong các báo cáo đánh giá nghèo có sự tham 
các hộ gia đình,  gia  của  người  dân  nhằm  cung  cấp  thông  tin  về  thực  trạng  nghèo  của  vùng 
báo cáo PPA phân  Đồng bằng sông Hồng và các vấn đề mới phát sinh. Bộ số liệu VHLSS cung cấp 
tích theo chiều  các thông tin đại diện cho cả vùng, do đó, đây là cơ sở tương đối tốt để dựng 
sâu  nên  bức  tranh  chung  về  nghèo  của  vùng.  Các  phân  tích  PPA,  mặc  dù  rất  chi 
  tiết, song  không mang  tính chất đại diện. Có thể sử dụng các báo cáo này để 
  phân tích sâu hơn các số liệu định lượng, nhằm bổ sung những nội dung còn 
  thiếu từ số liệu định lượng và để minh hoạ các điểm khác biệt trong vùng.  
   
Có thể sử dụng  Đối  tượng  tham  khảo  báo  cáo  này  dự  kiến  là  chính  phủ  và  các  tổ  chức  khác 
báo cáo này phục  đang  hoạt  động  ở  các  tỉnh  thuộc  Đồng  bằng  sông  Hồng.  Đặc  biệt,  tác  giả  hy 
vụ công tác kế  vọng rằng, phân tích này có thể là điểm xuất phát để  các tỉnh triển khai quá 
hoạch ở cấp tỉnh  trình lập kế hoạch năm năm. Đồng thời, báo cáo có thể hữu ích cho các tổ chức
  tài trợ hỗ trợ các tỉnh thực hiện công việc này.  
   
  VHLSS
   
VHLSS ‐ bộ số  Bộ số liệu Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS) hiện nay là kết 
liệu về mức sống  quả  của  cuộc  điều  tra  do  Tổng  cục  Thống  kê  tiến  hành  vào  năm  2002  bằng 
của hộ gia đình   ngân sách chính phủ, và sẽ được thực hiện hai năm một lần cho đến năm 2010. 
  VHLSS  cung  cấp  các  số  liệu  tin cậy  về  chi  tiêu  dùng  và  thu  nhập  của  hộ gia 
  đình, cũng như là các kết quả xã hội khác nhau. Các số liệu này cho phép đánh 
  giá toàn diện cấp độ nghèo và mức sống ở các vùng khác nhau của Việt Nam, 
  và đánh giá mức độ thực hiện các Mục tiêu Phát triển Việt Nam (VDG) được 
  đề  ra  trong  Chiến  lược  Xoá  đói  Giảm  nghèo  và  Tăng  trưởng  Toàn  diện 
  (CPRGS) của Việt Nam. Do bộ số liệu VHLSS 2002 tương thích với số liệu từ 
  các  cuộc  Điều  tra  mức  sống  Việt  Nam  năm  1993  và  1998  nên  có  thể  so  sánh 
  giữa các thời kỳ về tiến bộ xã hội.  


Giới thiệu chung

VHLSS không có  Mặc dù bộ số liệu VHLSS cung cấp lượng thông tin rất lớn về các đặc trưng 
số liệu cụ thể về  của hộ gia đình, mức chi tiêu và khả năng tiếp cận dịch vụ song một bất cập 
người di cư không  của VHLSS là bộ số liệu này không thể hiện chính xác về tình hình di cư không 
đăng ký.  chính thức. Bất cập này có thể làm cho việc đánh giá tình trạng nghèo ở đô thị 
  trở nên khó khăn và không cho phép đánh giá xem những người di cư không 
  đăng  ký  có  phải  là  nhóm  người  thiệt  thòi  trong  tiếp  cận  các  dịch  vụ  xã  hội. 
Đồng thời, đơn vị phân tích trong điều tra mức sống hộ gia đình là là các “hộ 
gia  đình”.  Do  đó,  bộ  số  liệu  không  thể  hiện  tình  trạng  nghèo  của  các  thành 
viên trong từng hộ.
 
Ngưỡng nghèo  Ngưỡng  nghèo  được  sử  dụng  trong  phân  tích  bộ  số  liệu  VHLSS  dựa  trên 
được sử dụng  phương  pháp  quốc  tế  đã  được  công  nhận.  Phương  pháp  tính  ngưỡng  nghèo 
trong điều tra  như sau. Đầu tiên, xác định ngưỡng nghèo lương thực. Ngưỡng này thể hiện
VHLSS thể hiện  mức  chi  phí  để  mua  một  giỏ  các  loại  lương  thực,  thực  phẩm  cung  cấp  2100 
chi phí đối với các  calo một người một ngày ở Việt Nam. Đây là ngưỡng tối thiểu do Tổ chức Y tế
nhu cầu cơ bản ở  Thế  giới  (WHO)  đặt  ra.  Năm  2002,  ngưỡng  nghèo  lương  thực  là  1.372.774 
Việt Nam  đồng/người/năm,  tương  đương  khoảng  110.000  đồng/người/tháng.  Sau  đó, 
  tính ngưỡng nghèo chung bằng cách cộng thêm một số khoản chi cơ bản trừ 
  lương  thực,  thực  phẩm.  Năm  2002,  ngưỡng  nghèo  chung  là  1.906.950 
  đồng/người/năm,  tương  đương  160.000  đồng/người/tháng.  Những  ngưỡng 
  nghèo  này  là  mức  trung  bình  cho  cả  khu  vực  đô  thị  và  nông  thôn  của  Việt 
  Nam. Trong phân tích này đã tính đến sự chênh lệch giá cả giữa các khu đô thị 
  và nông thôn ở từng vùng của Việt Nam.  
   
  Báo cáo PPA
   
Các báo cáo PPA  PPA là một nguồn quan trọng cung cấp các thông tin định tính về các vấn đề 
là nguồn thông  nghèo  chưa  được  thể  hiện  qua  số  liệu  VHLSS.  Năm  2003,  bảy  nhà  tài  trợ  đã 
tin định tính về  phối hợp với các nhóm nghiên cứu của các tổ chức nhà nước ở trung ương và 
tình trạng nghèo  địa  phương,  các  viện  nghiên  cứu,  các  tổ  chức  phi  chính  phủ  trong  nước  và 
quốc  tế  tiến  hành  đánh  giá  nghèo  có  sự  tham  gia  của  người  dân  trong  toàn 
quốc. Đối với báo cáo PPA ở Đồng bằng sông Hồng, một nhóm nghiên cứu với 
40 thành viên đã tiến hành điều tra thực địa trong 20 ngày, chủ yếu dưới hình 
thức các cuộc thảo luận nhóm tập trung và phỏng vấn. Các địa điểm thực hiện 
là huyện Đan Phượng và Mỹ Đức ở tỉnh Hà Tây, và huyện Nam Sách ở tỉnh 
Hải Dương. Hải Dương được chọn là là trung tâm đô thị, xung quanh có rất 
nhiều xã nông thôn, còn điểm đặc biệt của Hà Tây là nằm cạnh thủ đô của cả 
nước. Các thông tin về phương pháp đánh giá nghèo có sự tham gia của người 
dân, cũng như những hạn chế của phương pháp này được trình bày trong báo 
cáo đánh giá nghèo có sự tham gia ở Đồng bằng sông Hồng (RDSC và Ngân 
hàng Thế giới, 2003). 

Đề cương Báo cáo

Báo cáo được kết cấu như sau: 
• Phần 1: Người nghèo và nguyên nhân của tình trạng nghèo? Mô tả xu thế 
và cấu trúc giảm nghèo trong giai đoạn 1993 và 2002. 
• Phần  2:  Cải  thiện  sinh  kế  và  triển  vọng  của  người  nghèo  Đánh  giá  thực 
trạng cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản, trợ cấp có mục tiêu, chi tiêu 

3
Báo cáo Đánh giá nghèo cấp vùng

 công, và sự tham gia của người dân trong quá trình ra quyết định.  
• Phần 3: Các vấn đề mới phát sinh Đánh giá các vấn đề liên quan đến tình 
trạng người di cư, tạo thu nhập phi nông nghiệp, các hạn chế về đất đai, và 
tác động môi trường của quá trình phát triển.  
• Phần 4: Hướng tới Mục tiêu Phát triển Việt Nam (VDGs) Trình bày tóm tắt 
các thành tựu và bất cập của vùng cho đến nay.


Phần 1: Người nghèo và nguyên nhân của tình trạng nghèo?

 
Phần 1: Người nghèo và Nguyên nhân
của tình trạng nghèo?
 
  1. Xu thế biến động các chỉ số về nghèo
   
  1.1 Tình trạng nghèo chung dựa trên số liệu của TCTK
Tỷ lệ nghèo  Ở Đồng bằng sông Hồng, năm 2002, 22% dân số sống dưới ngưỡng nghèo dựa 
chung của vùng  trên mức chi tiêu của Tổng cục Thống kê, giảm từ 29% năm 1998. Điều này có 
thấp hơn mức  nghĩa là, có khoảng 3 triệu người dân ở vùng này vẫn còn nghèo. Trong bốn 
nghèo chung của  năm vừa qua, tốc độ giảm nghèo Đồng bằng sông Hồng có chậm lại, sau khi 
toàn quốc.   giảm mạnh trong giai đoạn 1993‐1998. Mặc dù vậy, vùng này vẫn đang duy trì 
  vị  trí  để  thực  hiện  mục  tiêu  CPRGS  là  giảm  tỷ  lệ  hộ  nghèo  xuống  dưới  20% 
vào năm 2010 (xem Hình 2). 
 
  Hình 2: Tỷ lệ hộ nghèo so với mục tiêu CPRGS vào năm 2010
 
 
  70
  60
50
tr¨m
rcent

40 ViÖt Nam
Tû lÖPephÇn

30 §BSH

20
10
0
1993 1998 2002 2010
    
Nguồn: VLSS 1993, 1998, VHLSS 2002 

Tỷ lệ nghèo lương  Tỷ lệ nghèo lương thực đã giảm trong giai đoạn 1998‐2002, nhưng tốc độ giảm 
thực của vùng  chậm hơn so với mức trung bình toàn quốc. Tuy nhiên, tỷ lệ nghèo lương thực 
bằng ½ mức  của  vùng  vào  khoảng  5%,  đây  là  mức  thấp  thứ  hai  trong  cả  nước  (sau  vùng 
trung bình của  Đông Nam bộ) và bằng một nửa mức tỷ lệ nghèo trung bình của quốc gia.  
toàn quốc. 
  1.2 Ngưỡng nghèo của MOLISA
Tỷ lệ nghèo theo  Theo ngưỡng nghèo của MOLISA, đối với Đồng bằng sông Hồng, các hộ nông
MOLISA thấp  thôn  có  mức  thu  nhập  trung  bình  dưới  100.000  đồng/người/tháng  được  xếp 
hơn so với tỷ lệ  vào  nhóm  nghèo.  Đối  với  các hộ  gia  đình  ở  đô  thị,  ngưỡng  nghèo  là 150.000 
nghèo theo  đồng/người/tháng. Do đó, tỷ lệ nghèo theo cách tính của MOLISA thấp hơn so 
VHLSS  tỷ  lệ  nghèo  trong  bộ  số  liệu  VHLSS  tính  theo  ngưỡng  nghèo  chung  dựa  trên 
mức chi tiêu do Tổng cục Thống kê đưa ra – 160.000 đồng/người/tháng (như 
đã trình bày, đây là ngưỡng nghèo trung bình cho cả khu vực đô thị và nông 
thôn). Trên nguyên tắc, tỷ lệ nghèo của MOLISA được tính dựa trên các cuộc 
điều tra hàng năm được thực hiện để xác định các hộ gia đình nghèo. Trong 
thực  tế,  cuộc  điều  tra  này  được  thực  hiện  thông  qua  các  buổi  họp  thôn,  bản 

5
Báo cáo Đánh giá nghèo cấp vùng

dựa trên khả năng nắm bắt tình hình thực tế của cán bộ địa phương ở các cộng 
đồng.  Số  liệu  kết  quả  trước  hết  là  được  tổng  hợp  ở  cấp  xã,  rồi  lên  đến  cấp 
Quận/huyện và tỉnh, cuối cùng sẽ được tổng hợp thành tỷ lệ nghèo quốc gia. 
Điểm yếu chính của phương pháp này là từ các tiêu chí khác nhau mà các cán 
bộ khác nhau áp dụng. Không chỉ các khái niệm về nghèo là khác nhau giữa 
các làng, mà cả số người được báo cáo là nghèo cũng bị ảnh hưởng phần lớn 
bởi sự sẵn có của các nguồn lực giúp đỡ  họ. Phương pháp này còn có thể bị 
chính  quyền  các  cấp  ở  địa  phương  “nắn  lại”  để  có  thể  báo  cáo  tốc  độ  giảm 
nghèo nhanh trong phạm vi địa phương nơi họ chịu trách nhiệm quản lý. Việc 
phân  nhóm  các  hộ  gia  đình  nghèo  rất  quan  trọng  vì  quá  trình  này  xác  định 
xem hộ nào có thể tham gia vào chương trình HEPR và các khoản trợ cấp xã 
hội khác (xem Phần 2).  
 
1.3 Tỷ lệ nghèo ở cấp tỉnh
Theo Bảng 1, nếu căn cứ vào ngưỡng nghèo của MOLISA, có 8% dân số ở vùng
Đồng bằng sông Hồng là người nghèo vào năm 2003. Bảng này cũng cho thấy, 
tính  trung  bình,  tỷ  lệ  nghèo  ở  Đồng  bằng  sông  Hồng  đã  giảm  trong  ba  năm 
qua. Năm 2003, Hà Nội có tỷ lệ nghèo thấp nhất trong tất cả các tỉnh, thành phố 
trực thuộc trung ương ở Đồng bằng sông Hồng, Hà Nam có tỷ lệ cao nhất.  

Bảng 1 : Tỷ lệ nghèo theo ngưỡng nghèo của MOLISA và Tổng cục Thống
kê đối với các tỉnh, thành phố ở Đồng bằng sông Hồng
(tính theo tỷ lệ phần trăm) 

Tỉnh, Thành phố Cuối năm 2003 2002


2001 (MoLISA) (Tổng cục Thống kê)
(MoLISA)
Toàn vùng Đồng 11 8 22
bằng sông Hồng
Hà Nội 5 2 5
Hưng Yên 10 6 17
Hà Tây 9 6 26
Bắc Ninh 12 7 12
Hải Dương 10 7 23
Thái Bình 10 8 37
Vĩnh Phúc 13 8 39
Hải Phòng 12 8 12
Ninh Bình 12 9 32
Nam Định 14 12 29
Hà Nam 17 14 32

Nguồn: MoLISA (báo cáo nghèo) và Tổng cục Thống kê (VHLSS 2002) 
 
Tuy nhiên, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, Vĩnh Phúc và Thái Bình là hai 
tỉnh nghèo nhất, tiếp theo là Hà Nam và Ninh Bình.  
 
Tỷ lệ nghèo dựa trên số liệu của Tổng cục Thống kê không chỉ cao hơn so với 
tỷ  lệ  nghèo  của  MOLISA  mà  còn  thể  hiện  sự  khác  nhau  khá  lớn  (lớn  hơn  số 


Phần 1: Người nghèo và nguyên nhân của tình trạng nghèo?

liệu của MOLISA) giữa các địa phương. Điều này rất quan trọng vì định mức 
phân bổ ngân sách nhà nước phải phản ánh nhu cầu của địa phương, do đó, 
điều quan trọng là định mức ngân sách phải dựa trên thông tin tin cậy về tình 
hình  nghèo  của  các  tỉnh,  thành.  Cơ  cấu  phân  bổ  dựa  trên  tỷ  lệ  nghèo  do 
MOLISA  công  bố  sẽ  rất  khác  với  cơ  cấu  phân  bổ  ngân  sách  dựa  trên  tỷ  lệ 
nghèo do Tổng cục Thống kê tính toán dựa trên mức chi tiêu (Hình 3). Do đó, 
kế hoạch mới được trình về việc áp dụng phương pháp dựa trên các cuộc điều 
tra mức sống để đánh giá mức độ nghèo ở cấp quốc gia và cấp tỉnh là một đề 
xuất rất đáng hoan nghênh. 

Hình 3. Tỷ lệ nghèo cấp tỉnh ở Đồng bằng sông Hồng theo số liệu của
MoLISA (A) và theo số liệu của Tổng cục Thống kê (B)

A.

B.

Nguồn: MOLISA (báo cáo nghèo) và Tổng Cục Thống kê (VHLSS 2002)

7
Báo cáo Đánh giá nghèo cấp vùng

  1.4 Mức độ nghèo


 
Mức độ nghèo là  Mức độ nghèo cho biết khoảng cách giữa ngưỡng nghèo và mức chi tiêu của 
khoảng cách giữa  các hộ nghèo. Mức chi tiêu của hộ nghèo càng cách xa ngưỡng nghèo, thì mức 
mức chi tiêu và  độ nghèo càng lớn.  
ngưỡng nghèo 
  Hình 4. Mức độ nghèo

1993 1998 2002


0
-2
-4
® égnagph Ìo

-6
-8 Vietnam
ViÖt nam
ov ecrty

-10 §ång b»ng


Red River
s«ng Hång
P Mø

-12 Delta
-14
-16
-18
-20

Nguồn: Tổng cục Thống kê, dựa trên số liệu từ VLSS 1993, 1998 và VHLSS 2002 
 
Mức độ nghèo đã  Hình  4  cho  thấy,  mức  độ  nghèo  ở  Đồng  bằng  sông  Hồng  đã  giảm  đáng  kể 
giảm đáng kể  trong thập kỷ qua; tuy nhiên, tốc độ giảm đã chậm dần trong những năm gần 
trong thập kỷ qua.   đây. Mặc dù vậy, các hộ nghèo ở Đồng bằng sông Hồng tính trung bình 32% 
  gần với ngưỡng nghèo so với năm 1998 và gần với ngưỡng nghèo hơn là mức 
trung bình trong toàn quốc. Mức độ nghèo giảm  dần trong thời kỳ 1998‐2002 
chủ yếu là xảy ra đối với các hộ ở khu vực đô thị.  

1.5 Tác động của giảm nghèo


  Hộp 1: Cuộc sống tốt hơn
“Cuộc sống của chúng tôi đã được cải thiện. Người nghèo đã có đủ ăn quanh năm. 
Người nghèo đã có thể mua lương thực, thực phẩm, và không phải ăn các loại hoa 
màu như ngô, sắn, khoai lang nữa. (Tổ phụ nữ ở thị xã Tế Tiêu). 
“Ở huyện của chúng tôi, nhìn chung, mức sống của người dân đã được cải thiện và 
tình trạng nghèo đã giảm hẳn. Trong huyện không còn nhiều nhà tranh, mỗi thôn 
đều có ít nhất hai TV và một điện thoại. Hệ thống đường thôn đã được rải sỏi hoặc 
nhựa đường. Người dân không phải ăn cơm độn với các loại hoa màu. Họ có thể ăn 
ngày  ba  bữa  với  thức  ăn  được  cải  thiện,  có  nhiều  chất  đạm  hơn”.  (Cán  bộ  huyện, 
tỉnh Hải Dương)
   
Giảm nghèo đồng  Các ý kiến đưa ra trong Hộp 1 không phải là các ví dụ đơn nhất. Theo báo cáo 
nghĩa với việc  PPA, những người được hỏi ý kiến ở tất cả các cấp đều cho biết, mức sống đã 
người dân có  được nâng cao. Theo ý kiến của các hộ, mức sống được nâng cao có nghĩa là:  
nhiều lương thực,   
thực phẩm hơn,  • Có  nhiều  lương  thực,  thực  phẩm  hơn.  Như  đã  trình  bày,  kết  quả  điều  tra 
nhà ở tốt hơn, và  VHLSS cho thấy, tỷ lệ nghèo lương thực đã giảm xuống mức rất thấp trong 
mua sắm nhiều đồ  cả vùng. Báo cáo PPA cũng cho biết, số lượng tháng thiếu ăn ở các huyện 


Phần 1: Người nghèo và nguyên nhân của tình trạng nghèo?

dùng gia đình  như huyện Mỹ Đức tỉnh Hà Tây đã giảm đáng kể.  
hơn.   • Nhà ở tốt hơn. Theo báo cáo PPA, số lượng nhà lợp rạ đã giảm mạnh. Số 
  liệu VHLSS cũng cho thấy, nhìn chung, hộ nghèo ở Đồng bằng sông Hồng 
có nhà ở tốt hơn so với người nghèo trong cả nước (xem Mục 9 về nhà ở). 
• Mua sắm nhiều đồ dùng gia đình hơn. Số liệu VHLSS cho thấy, tỷ lệ hộ gia 
đình có các tài sản dùng lâu bền như TV màu, tủ lạnh, xe máy đã tăng lên 
đều (Xem Hình 5). Tuy nhiên, rất ít hộ nghèo có tủ lạnh hay xe máy. Đối 
với người nghèo, tài sản lâu bền vẫn là xe đạp.
 
Hình 5: Sở hữu tài sản lâu bền ở Đồng bằng sông Hồng

70

60
tră m hộ g ia đ ìn h

50

40 1993
1998
30 2002
r ần

20
P ePh

10

0
TV màu Tủ lạnh Xe máy

Nguồn: Tổng cục Thống kê, dựa trên số liệu VLSS 1993, 1998 và VHLSS 2002 

  2. Tại sao tỷ lệ nghèo giảm mạnh?


 
Theo cách giải  Theo kết quả VHLSS 2002, cán bộ các xã ở Đồng bằng sông Hồng nhấn mạnh 
thích của cán bộ  đến  những  thay  đổi  trong  chính  sách  nông  nghiệp  là  yếu  tố  dẫn  đến  giảm 
các cấp, kết quả  nghèo (74% cán bộ được hỏi đều nêu đây là nguyên nhân chính). Các yếu tố 
giảm nghèo là do  khác  dẫn  đến  giảm  nghèo  là  sự  phát  triển  các  ngành  nghề  phi  nông  nghiệp 
các chính sách đổi  (17%), những đổi mới nhằm tăng cường năng lực, trình độ  giáo dục, và việc 
mới (đặc biệt là  làm (4%) và những thay đổi trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội (3%).  
trong lĩnh vực   
nông nghiệp).  Những yếu tố này cũng xuất hiện trong báo cáo PPA, theo đó, các quan chức
  chính phủ cho rằng, kết quả giảm nghèo là nhờ chính sách đổi mới, đa dạng 
  hoá cây trồng, tạo công ăn việc làm và các cơ hội làm việc có thu nhập. Tinh 
  thần “đổi mới” được coi là yếu tố thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới.  
   
Đối với người  Đối  với  người  nghèo,  yếu  tố  quan  trọng  nhất  dẫn  đến  giảm  nghèo,  theo báo 
dân nghèo, thu  cáo PPA, là có nhiều cơ hội để tạo thu nhập từ các ngành nghề, công việc phi 
nhập từ các hoạt  nông nghiệp. Nam giới thường đi làm trong ngành xây dựng, phụ nữ tham gia 
động phi nông  vào buôn bán nhỏ các loại hàng hoá đã qua chế biến và nhiều loại hàng hoá 
nghiệp là nguyên  khác  nhau,  các  làng  nghề  hiện  hình  thành  và  phát  triển  để  phục  vụ  nhu  cầu 
nhân chủ yếu.  trong nước và quốc tế, như các sản phẩm gốm, mây, tre. Theo VHLSS, tỷ lệ lao 

9
Báo cáo Đánh giá nghèo cấp vùng

động  nghề  nông  trong  tổng  số  việc  làm  ở  Đồng  bằng  sông  Hồng  đã  giảm 
mạnh trong giai đoạn từ 1998 đến 2002, trong khi việc làm phi nông nghiệp và 
làm công ăn lương đã tăng đáng kể (vấn đề này được phân tích trong Phần 3). 
Điểm  cuối  cùng,  kiến  thức  và  tay  nghề  được  nâng  cao  trong  kỹ  thuật  trồng 
trọt, chăn nuôi cũng được coi là yếu tố làm tăng thu nhập cho người nghèo.  
 
Khả năng tiếp cận thị trường ở Đồng bằng sông Hồng cũng ở mức tương đối 
cao: như năm 2002, có khoảng 93% người dân sống trong các thôn có đường 
cho xe ôtô chạy, so với con số 86% trong toàn quốc.  

  3. Những người vẫn còn nghèo


 
  3.1 Người nghèo ở nông thôn
Mức chi tiêu của  Số liệu VHLSS 2002 cho thấy, tình trạng nghèo ở nông thôn vùng Đồng bằng 
hộ gia đình ở đô  sông Hồng đã giảm đáng kể. Trên hầu hết các chỉ số, mức cải thiện này đều 
thị lớn gấp 3,4 lần  vượt  mức  toàn  quốc.  Tuy  nhiên,  ở  trong  vùng,  sự  chênh  lệch  giữa  đô  thị  và 
so với hộ gia đình  nông thôn vẫn còn lớn và có xu hướng gia tăng. Năm 2002, mức chi của hộ gia 
ở nông thôn.  đình ở Hà nội cao gấp 5,1 lần so với hộ gia đình ở nông thôn vùng Đồng bằng 
sông Hồng (xem Bảng 2).  
 
  Bảng 2: Chi tiêu dùng thực tế tính theo đầu người (‘000 đồng/năm)
 
  Toàn quốc Đồng bằng Hà Nội
sông Hồng
 
  Đô thị 5812 6749 13370
  Nông thôn 2447 2603 -
  Tỷ lệ đô thị trên nông thôn 2.4 2.6 -
  Tỷ lệ Hà Nội trên nông thôn
  vùng Đồng bằng sông Hồng - - 5.1
 
Nguồn: Tổng cục Thống kê, dựa trên số liệu từ VHLSS 2002 
 
 
 
Khoảng cách về mức chi tiêu giữa thành thị và nông thôn là một hiện tượng 
Hà Nội là một 
thường thấy ở hầu hết các nước đang phát triển  cũng như là Việt Nam.  Tuy 
trong những lực 
nhiên, chênh lệch thành thị‐nông thôn ở vùng Đồng bằng sông Hồng cao hơn 
đẩy chính dẫn đến 
so với mức trung bình trong toàn quốc. Kết quả này phần nào đó thể hiện mức 
khoảng cách nông 
sống tương đối khá giả của nhiều người dân Hà Nội. Mức chi tiêu hộ gia đình 
thôn‐thành thị. 
ở  Hà  Nội  cao  gấp  5,1  lần  khu  vực  nông  thôn  Đồng  bằng  sông  Hồng.  Trong
thực tế, khoảng cách này có thể còn lớn hơn so với số liệu vì có dấu hiệu cho 
thấy, trong quá trình khảo sát 2002, nhiều hộ gia đình thuộc nhóm giàu nhất 
đưa ra con số thấp hơn mức chi tiêu thực tế của mình. Rõ ràng, sự chênh lệch 
đô thị‐nông thôn về mức chi tiêu là một nhân tố dẫn đến sự bất bình đẳng gia 
tăng như phân tích trong Mục 4 và đây cũng là một động cơ khiến cho người 
dân nông thôn đổ ra thành phố (xem Mục 18.4 & 18.5). 

  Có thể tính tỷ lệ nghèo ở các cấp huyện và xã bằng cách sử dụng một kỹ thuật 
  thống kê là lập biểu đồ nghèo. Kỹ thuật này là cách kết hợp số liệu từ các cuộc 
  điều tra dân số với kết quả điều tra hộ gia đình. Công việc này mới được hoàn 
thành gần đây (Nhóm lập Bản đồ nghèo liên bộ, 2003), sử dụng số liệu Điều tra 

10
Phần 1: Người nghèo và nguyên nhân của tình trạng nghèo?

Dân số năm 1999 và số liệu VLSS 1998. Kết quả của công việc này được trình 
bày trong Hình 6 đối với cấp huyện ở Đồng bằng sông Hồng. Tỷ lệ nghèo ở cấp 
huyện và mức độ nghèo cộng dồn ở cấp huyện (tổng mức độ nghèo của tất cả 
người nghèo trong một khu vực nhất định) cho thấy, tỷ lệ nghèo cao vẫn tồn tại 
ở các địa phương nằm ở rìa ngoài của Đồng bằng sông Hồng, đặc biệt là ở phía 
Tây như Hà Tây, Vĩnh Phúc, Ninh Bình và ở Hải Phòng.  

Hình 6. Tỷ lệ nghèo cấp huyện và khoảng cách nghèo tích luỹ ở Đồng
bằng Sông Hồng (dựa trên kết quả điều tra dân số năm 1999 và VLSS 1998) 

  Nguồn: Nhóm công tác lập bản đồ đói nghèo  liên Bộ (2003)  

 Nguồn: Ngân hàng Thế giới, dựa trên số liệu từ Nhóm công tác lập bản đồ đói nghèo 
liên Bộ (2003) 

Mặc dù có nhiều hộ nghèo sống ở khu vực nông thôn song ở các trung tâm đô 
thị cũng có người nghèo. Rất nhiều trong số này là những người từ nơi khác 
đến  và  là  những  người  sống  bằng  công  ăn  việc  làm  không  chính  thức  trên 

11
Báo cáo Đánh giá nghèo cấp vùng

đường phố để kiếm kế sinh nhai. Họ cũng là những người không có thu nhập 
ổn định (xem Hộp 2).  
 
  Hộp 2: Người nghèo ở đô thị
  Mặc dù mức độ nghèo ở các khu đô thị vùng Đồng bằng sông Hồng được công bố là 
  tương đối thấp, song một loạt nghiên cứu về những người dân đô thị bị gạt ra bên lề 
  cho  thấy,  sinh  kế  của  người  nghèo  ở  đô  thị  rất  không  ổn  định,  khả  năng  bị  ảnh 
hưởng rất cao khi gặp các biến cố trong gia đình như sức khoẻ yếu kém, gặp tai nạn, 
và không được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội có chất lượng. Tình trạng nghèo 
đô thị có thể không được phản ánh đầy đủ trong bộ số liệu VHLSS 2002 vì rất nhiều 
khả  năng  các  nhóm  di  cư  không  chính  thức  không  tham  gia  vào  cuộc  điều  tra. 
Tương tự như tình trạng nghèo ở nông thôn gắn liền với các dân tộc thiểu số, tình 
trạng  nghèo  ở  các  khu  đô  thị  chủ  yếu  tập  trung  ở  các  nhóm  dân  cư  từ  nơi  khác 
chuyển đến không đăng ký chính thức. Hiện nay, nhóm dân di cư còn chiếm tỷ lệ 
tương đối nhỏ trong dân số. Tuy nhiên, dự kiến sau hai thập kỷ nữa, mỗi năm sẽ có 
khoảng  một  triệu  người  chuyển  đến  sống  tại  các  vùng  đô  thị  ở  Việt  Nam.  Do  đó, 
yêu cầu ngày càng quan trọng đối với các vùng tiếp nhận số lượng lớn dân di cư là 
phải  có  các  số  liệu  đáng  tin  cậy  về  số  dân  số  đô  thị  và  tình  trạng  nghèo  ở  đô  thị. 
Điều này rất quan trọng cho công tác lập kế hoạch nói chung, kế hoạch ngân sách 
nói riêng, và cho các mục đích hoạch định chính sách phản ánh thực trạng dòng lưu 
chuyển dân và để nắm bắt tình hình các nhóm dễ bị tác động nhất. 
 
  3.2 Hộ gia đình làm việc trong các ngành khai thác
Đa số các hộ gia  Hình 7 cho thấy, ở Việt Nam, đại đa số người đứng đầu các hộ gia đình nghèo 
đình nghèo kiếm  làm  việc  trong  các  ngành  khai  thác  (như  nông  nghiệp,  lâm  nghiệp  và  ngư 
sinh kế trong các  nghiệp). Đồng bằng sông Hồng cũng không nằm ngoài xu thế này, với 60% hộ 
ngành khai thác  gia đình nghèo có chủ hộ làm việc trong ngành khai thác, mặc dù con số này 
như nông nghiệp,  thấp  hơn  mức  trung  bình  của  toàn  quốc  là  74%.  Ngoài  ra,  Đồng  bằng  sông 
lâm nghiệp và  Hồng có tỷ lệ lớn chủ hộ gia đình nghèo làm việc trong các ngành chế tạo (21%) 
ngư nghiệp.   so với mức chung trong cả nước (11%).  
 
Hình 7: Tỷ lệ nghèo theo việc làm của chủ hộ
 
 
Việt nam ÐBSH
 
  80
 
70
 
Tỉ lệ% tron g tổn g đói n ghèo

60
50
40
30
20
10
0
Nông, Lâm, Chế tạo Dịch vụ, Mua Công chức Khác Không đi làm
Ngư nghiệp bán
 
Nguồn: Tổng cục Thống kê, dựa trên số liệu VHLSS 2002 

12
Phần 1: Người nghèo và nguyên nhân của tình trạng nghèo?

  Nhìn chung, công ăn việc làm ngoài lĩnh vực nông nghiệp có thể giúp cho các 
hộ gia đình thoát nghèo. Tuy nhiên, Hình 7 cho thấy, điều này không phải lúc 
nào  cũng  đúng.  Như  vậy,  trong  một  phạm  vi  nào  đó,  các  chiến  lược  giảm 
nghèo trong vùng cần hướng tới các ngành khác, ví dụ như nhu cầu lao động 
làm việc trong ngành chế tạo.  

Hình 8: Tỷ lệ chủ hộ gia đình làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và ngư
nghiệp

Nguồn:  Nhóm công tác lập Bản đồ Đói nghèo liên Bộ (2003) 

  3.3 Nam giới hay phụ nữ: bằng chứng đối với cả 2 giới
Bảng 3 cho thấy các hộ gia đình do phụ nữ làm chủ hộ có tỷ lệ nghèo thấp hơn 
so  với  các  hộ  gia  đình  do  nam  giới  đứng  đầu.  Đồng  thời,  ở  Việt  Nam  nói 
chung và Đồng bằng sông Hồng nói riêng, từ năm 1998 đến 2004, tỷ lệ nghèo 
đã giảm nhanh hơn đối với các hộ gia đình do phụ nữ làm chủ hộ so với các 
hộ gia đình do nam giới làm chủ.  
 
  Bảng 3: Tỷ lệ nghèo chung theo giới tính của chủ hộ gia đình (%)
 
Số liệu VHLSS  1993 1998 2002
cho thấy, các hộ  Việt Đồng bằng Việt Đồng bằng Việt Đồng bằng
gia đình do người  Nam sông Hồng Nam sông Hồng Nam sông Hồng
phụ nữ đứng đầu  Nam 61 65 40 31 31 24
Nữ 48 55 28 25 20 17
có tỷ lệ nghèo 
thấp hơn.   Nguồn: VHLSS 1993, 1998, 2002 
   

13
Báo cáo Đánh giá nghèo cấp vùng

Nhưng các hộ gia  Tuy nhiên, các nghiên cứu thực địa khác áp dụng phương pháp tham gia của 
đình một mẹ chỉ  người  dân  và  các  phương  pháp  khác3  không  chứng  minh  luận  điểm  này. 
có một người  VHLSS phân nhóm các hộ gia đình theo giới tính của chủ hộ bằng cách để các 
trưởng thành đi  hộ tự xác định. Theo đó, các hộ gia đình chỉ có một người, chồng hoặc vợ, đi 
làm để kiếm thu  đại diện. Theo khuyến nghị của Báo cáo PPA cho vùng Đồng bằng sông Hồng 
nhập và có nguy  và theo các nghiên cứu khác, các hộ gia đình do phụ nữ làm chủ mà không có 
cơ rơi vào cảnh  người chồng thường rất dễ rơi vào cảnh nghèo. Các hộ gia đình một mẹ chỉ có 
nghèo đói.   mình người mẹ đứng ra cáng đáng các công việc nhà cũng như đi làm để có 
  thu nhập. Ngoài ra, họ không có ai chia sẻ những khó khăn, vất vả khi đau ốm
hay khi có việc không hay xảy ra. Báo cáo PPA về vùng Đồng bằng sông Hồng 
khẳng định, hai nhóm hộ gia đình có xu hướng nghèo cao hơn là các hộ chỉ có 
một mẹ làm chủ và con cái đang tuổi đi học, nhóm thứ hai là các hộ gia đình 
đã mất người “kiếm cơm” (người chồng và người kiếm ăn cho cả gia đình).  
 
  3.4 Các yếu tố khác
Các dân tộc thiểu  Không giống các vùng khác ở Việt Nam, tình trạng nghèo ở Đồng bằng sông 
số và các gia đình  Hồng không phải là do các nhóm dân tộc thiểu số vì tỷ lệ dân số thuộc các dân 
đông con có tỷ lệ  tộc thiểu số ở vùng này rất thấp. Tuy nhiên, đối với số ít các hộ gia đình thiểu 
nghèo cao hơn.   số sống trong vùng, số liệu VHLSS cũng cho thấy tỷ lệ nghèo của các hộ này 
cao hơn rất nhiều. Quy mô gia đình cũng là một yếu tố dẫn đến tỷ lệ hộ gia 
đình nghèo ở Đồng bằng sông Hồng. Các gia đình lớn thường có nhiều con, 
đặc biệt là con nhỏ. Điều này có nghĩa là, các hộ gia đình này phải chi trả mức 
chi phí lớn hơn, theo đó, chiếm tỷ lệ cao hơn trong số hộ nghèo.  
 
  4. Nghèo đói giảm nhưng bất bình đẳng gia tăng
   
Khoảng cách giàu  Bảng  4  trình  bày  các  số  liệu  cho  thấy  rằng  khoảng  cách  giàu  nghèo  ở  Đồng 
nghèo đang tăng  bằng sông Hồng tăng nhanh hơn so với cả nước. Năm 1993, nhóm 20% hộ giàu 
lên.   nhất ở Đồng bằng sông Hồng có mức chi tiêu trung bình cao gấp 4,2 lần so với 
  nhóm 20% hộ nghèo nhất. Năm 2002, con số này tăng lên là 6,0 lần.
 
  Bảng 4: Chi thực tế theo đầu người trong một năm, từ hộ nghèo đến hộ
giàu (‘000 VND)
 
  1993 1998 2002
  Nhóm 20% Việt Đồng Việt Đồng Việt Đồng
  Nam bằng sông Nam bằng sông Nam bằng sông
Hồng Hồng Hồng
 
Nghèo nhất 854 919 1099 1130 1197 1278
 
Gần nghèo nhất 1233 1235 1632 1635 1796 1805
Trung bình 1582 1580 2125 2134 2386 2387
Gần giàu nhất 2098 2104 2929 2933 3401 3363
Giàu nhất 3911 3887 6032 5822 7363 7680
Tỷ lệ giàu nhất
trên nghèo nhất
(lần) 4,6 4,2 5,5 5,2 6,2 6,0

Nguồn: Tổng cục Thống kê, dựa trên số liệu từ VLSS 1993, 1998 và VHLSS 2002 

3 Các nghiên cứu này là tài liệu tham khảo trong MARD. 2002. Các nguồn lực cho sinh kế bền vững: Hướng 
tới các hộ gia đình do phụ nữ làm chủ hộ.  

14
Phần 1: Người nghèo và nguyên nhân của tình trạng nghèo?

Hệ số Gini, hệ số  Nếu như trong các cuộc điều tra, nhóm các hộ gia đình giàu kê khai mức chi 
đo lường mức độ  tiêu thấp hơn mức chi tiêu thực tế, thì khoảng cách giàu nghèo ở vùng Đồng 
bất bình đẳng,  bằng sông Hồng vào năm 2002 còn có thể cao hơn, lên đến 7,5 hoặc 8 lần. 
hiện cũng đang   
tăng lên.   Một cách khác để đánh giá thực trạng bất bình đẳng, hệ số Gini, cũng cho thấy 
  khoảng  cách  giàu  nghèo  ở  Đồng  bằng  sông  Hồng  đã  tăng  lên  theo  thời  gian 
  với tốc độ nhanh hơn so với cả nước (xem Bảng 5) mặc dù tỷ lệ này vẫn thấp 
  hơn mức trung bình của quốc gia.  

Bảng 5: Hệ số Gini4 tính cho chi tiêu theo năm

1993 1998 2002


Toàn quốc 0,34 0,35 0,37
Đồng bằng sông Hồng 0,32 0,32 0,36

Nguồn: Tổng cục Thống kê, dựa trên số liệu VLSS 1993, 1998 và VHLSS 2002 

4  Hệ số Gini là một phương pháp đo lường mức độ bất bình đẳng. Hệ số Gini dao động trong khoảng từ 0 
(tất cả mọi người đều có cùng một mức thu nhập/ chi tiêu) đến 1 (một người có tất cả thu nhập/chi tiêu). 
Hệ số Gini càng cao, tình trạng bất bình đẳng càng nghiêm trọng. Đối với hầu hết các nước đang phát triển, 
hệ số Gini cho chi tiêu hoặc thu nhập dao động trong khoảng 0,3 đến 0,6.  
 

15
Báo cáo Đánh giá nghèo cấp vùng

16
Phần 2: Nâng cao đời sống và triển vọng cho người nghèo

 
  Phần 2: Nâng cao đời sống và triển vọng
 
  cho người nghèo
 
 
Cung cấp các dịch vụ cơ bản
 
  5. Giáo dục
Các bậc phụ   
huynh đều thấy  Báo cáo PPA thể hiện nhận thức cao về vai trò của giáo dục trong xoá đói giảm 
được ích lợi của  nghèo ở vùng sông Hồng. Theo báo cáo PPA, nhu cầu lao động có trình độ của 
giáo dục cho con  các doanh nghiệp công nghiệp địa phương và các công ty xuất khẩu lao động là 
em của mình.  một lực đẩy quan trọng định hướng nhu cầu giáo dục.  

  5.1 Tỷ lệ trẻ em đi học


  Hình 9 cho thấy, tỷ lệ đi học ở Đồng bằng sông Hồng cao vượt tỷ lệ đi học của 
cả nước đối với tất cả các bậc học.  
 
  Hình 9: Tỷ lệ thực tế trẻ em đi học từ bậc tiểu học đến trung học phổ
  thông
 
Khu vực này có tỷ  Vietnam
Việt Nam Red
ĐBSHRiver
lệ trẻ em đi học ở 
tất cả các bậc cao  100
hơn so với mức  90
80
trung bình tính 
70
Phần trăm

trên toàn quốc. 
60
Percent

50
40
30
20
10
0
Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông

Nguồn: Tổng cục Thống kê, dựa trên bộ số liệu VHLSS 2002 

  5.2 Tỷ lệ bỏ học ở trẻ em


Ở bậc tiểu học, tỷ  Qua các cuộc thảo luận PPA, có thể thấy giáo dục tiểu học đã được cải thiện 
lệ trẻ em nghèo bỏ  đáng kể do kinh tế khá hơn và hiện nay gần như không có tình trạng trẻ em bỏ 
học tương đối  học ở bậc học này. Tuy nhiên, ở bậc trung học cơ sở, tình trạng trẻ em bỏ học 
thấp song trở nên  lại khá phổ biến. Ở huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương, trẻ em bỏ học trước khi 
khá phổ biến ở bậc  vào lớp 10 trong khi ở Hà Tây, trẻ em bỏ học sau khi kết thúc tiểu học. Ở Hải 
trung học cơ sở.  Dương, hiện tượng trẻ em sớm bỏ học diễn ra phổ biến ở các vùng thành thị 
  hơn nông thôn, trong khi ở Hà Tây, tình hình lại ngược lại.  
 
Theo VHLSS, các quan chức địa phương vùng Đồng bằng sông Hồng cho biết lý 
do chính khiến trẻ em bỏ học ở tiểu học là do ốm đau và bệnh tật. Đối với trung 

17
Báo cáo Đánh giá nghèo cấp vùng

học  cơ  sở,  trẻ  em  bỏ  học  là  do  học  kém  không  muốn  tiếp  tục  đi  học  hoặc  gia 
đình gặp khó khăn (xem Bảng 6). 

Bảng 6: Ba lý do chủ yếu khiến trẻ em bỏ học ở Đồng bằng sông Hồng
theo ý kiến của cán bộ xã (%)5

Toàn quốc Đồng bằng sông Hồng


Bậc tiểu học
Trường quá xa nhà 10 5
Kinh tế khó khăn/chi phí quá lớn 55 26
Ốm đau/Bệnh tật 10 35
Học kém hoặc không thích học 12 24
Bậc trung học cơ sở
Trường quá xa nhà 9 3
Kinh tế khó khăn/chi phí quá lớn 54 33
Ốm đau/Bệnh tật 6 16
Học kém hoặc không thích học 19 34
Bậc trung học phổ thông
Trường quá xa nhà 18 6
Kinh tế khó khăn/chi phí quá lớn 48 31
Ốm đau/Bệnh tật 2 3
Học kém hoặc không thích học 18 32
Trường quá đông/Không có đủ phòng học 5 18

Nguồn: Tổng cục Thống kê, dựa trên số liệu VHLSS 2002 

  5.3 Chi phí cho giáo dục quá lớn so với túi tiền của người dân
  “Họ miễn học phí nhưng lại đẻ ra nhiều loại phí khác”
  Lời của một phụ nữ nghèo ở huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương
   
Học phí ở khu vực  Số  liệu  VLSS  cho  thấy,  mức  học  phí  ở  Đồng  bằng  sông  Hồng  trong  các  năm
này cao hơn so  1993  và  1998  thấp  hơn  so  với  những  nơi  khác  trong  cả  nước  ở  tất  cả  các  bậc 
với mức trung  học. Tuy nhiên trong năm 2002, đặc điểm này đã thay đổi hoàn toàn, với học 
bình trong cả  phí ở khu vực Đồng bằng sông Hồng cao hơn mức trung bình trong cả nước. 
nước.   Điều này một phần phản ánh chi phí học tập khá cao tại các trường trung học 
  phổ thông ở Hà Nội. Chi phí học tập cho mỗi học sinh trong tổng chi tiêu của 
  mỗi hộ gia đình tăng đáng kể ở tất cả các bậc học trong giai đoạn từ 1993 đến 
  2002: 2,4% đối với tiểu học, 3,3% đối với trung học cơ sở và 5,4% đối với trung 
  học  phổ  thông.  Mức  chi  phí  này  tương  đương  với  300.000  đồng/trẻ  em/năm 
  đối với tiểu học, 431.000 đồng/trẻ em/năm đối với trung học cơ sở và 833.000 
  đồng/trẻ em/năm đối với trung học phổ thông (Tổng cục Thống kê, 2004b). 
   

5   Cần  chú  ý  là  tỷ  lệ  phần  trăm  cộng  lại  không  được  100%  vì  còn  có  các  lý  do  khác  không  được  thể  hiện 
trong bảng này.  
 

18
Phần 2: Nâng cao đời sống và triển vọng cho người nghèo

Có nhiều loại  Mặc dù giáo dục tiểu học không yêu cầu học sinh phải đóng học phí song theo 
“phụ phí” giáo  báo cáo PPA, các hộ gia đình nhìn chung phải đóng góp cho nhà trường các 
dục khác.  chi phí như phí xây dựng trường hoặc phí hội phụ huynh học sinh. Giáo dục ở 
  bậc trung học có chi phí cao hơn do học sinh phải đóng học phí và đôi khi phải 
  đóng cả tiền nội trú.  
 
Nếu tính đến tất cả các loại chi phí (bao gồm tiền học phí, tiền sách giáo khoa, 
tiền vở, tiền xây dựng trường, tiền hội phụ huynh, tiền nước uống, tiền gửi xe 
đạp, bảo hiểm y tế, lệ phí thi cử, chương trình nha khoa v.v.) thì việc cho con 
đi  học  ở  vùng  Đồng  bằng  sông  Hồng  thực  sự  rất  tốn  kém.  Tất  cả  các  hộ  gia
đình nghèo được hỏi ý kiến trong đánh giá nghèo đều cho biết, tổng chi phí 
cho con em đi học quá lớn, vượt quá khả năng chi trả của các hộ nghèo.
   
Rất ít hộ gia đình  Nhìn  chung,  các  hộ  nghèo  được  hưởng  các  mức  miễn,  giảm  học  phí.  Tuy 
nghèo được  nhiên, Hình 10 cho thấy, tỷ lệ trẻ em ở độ tuổi 6‐14 được miễn hoàn toàn học 
hưởng mức miễn  phí và các khoản đóng góp ở Đồng bằng sông Hồng còn rất thấp so với mức 
học phí hoàn toàn.   trung  bình  trong  cả  nước.  Trong  thực  tế,  tỷ  lệ  này  đối  với  vùng  Đồng  bằng 
  sông Hồng gần như không đáng kể. Điều này một phần phản ánh thực tế là có 
rất  ít  trẻ  em  các  dân  tộc  thiểu  số  ở  Đồng  bằng  sông  Hồng  (nhóm  đối  tượng 
chính được miễn học phí). 
 
  Hình 10: Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đi học (6-14 tuổi) được miễn học
  phí hoàn toàn, theo các nhóm từ giàu đến nghèo
 
  ViÖt Nam §ång b»ng S.Hång
 
12
 
  10
 
P hÇn tr¨m

8
Pe rcentag e

 
  6
  4
 
  2

  0
  NghÌo nhÊt CËn nghÌo nhÊt Trung b×nh CËn giµu nhÊt Giµu nhÊt
      
  Nguồn: Nguyễn Việt Cường (2003) dựa trên số liệu VHLSS 2002  
 
Có một số vấn đề  Đối với các hộ gia đình được hưởng các mức miễn, giảm học phí, các nghiên 
trong việc tiếp  cứu ở các vùng khác cho thấy, có một số vấn đề trong việc tiếp cận các lợi ích 
cận các lợi ích từ  giáo  dục.  Các  phụ  huynh  nghèo  thường  không  được  biết  các  chế  độ,  chính 
giáo dục.  sách ưu đãi họ được hưởng (Báo cáo PPA vùng Đồng bằng sông Cửu Long), 
  hoặc các điều kiện để được miễn học phí lại quy định quá chặt chẽ (Báo cáo 
PPA tỉnh Nghệ An). Người dân ở Đồng bằng sông Hồng cho biết, đôi khi “thẻ
chứng nhận hộ nghèo” không được cấp vào đầu năm học ‐ thời điểm phải nộp 
học phí.  
 
 

19
Báo cáo Đánh giá nghèo cấp vùng

Các khoản “học  Ở Đồng bằng sông Hồng, một vấn đề thường xuyên được nhắc đến trong báo 
thêm” là một  cáo  PPA  là  các  hộ  gia  đình  nghèo  phải  chịu  thêm  các  khoản  chi  phí  không 
gánh nặng cho các  chính thức như “tiền học thêm”. Ở rất nhiều trường học vùng Đồng bằng sông 
hộ gia đình nghèo  Hồng,  giáo  viên  là  người  mở  các  lớp  học  thêm  tại  nhà  sau  khi  hết  giờ  học 
chính  thức  ở  trường.  Người  dân  tham  gia  PPA  cho  biết,  chi  phí  học  thêm  là 
quá khả năng chi trả của họ nhưng họ buộc phải làm vì “muốn con hay chữ phải 
yêu lấy thầy”. 
 
  5.4 Sự tham gia của cộng đồng trong lĩnh vực giáo dục
Một cơ chế để nâng cao chất lượng giáo dục là thông qua các hội phụ huynh. 
Theo báo cáo PPA, ở tỉnh Hải Dương và Hà Tây, mỗi trường học đều có hội 
phụ huynh hoạt động. Tuy nhiên, hội phụ huynh không tham gia hoặc tham 
gia không hiệu quả vào các vấn đề quản lý nhà trường.  

Hội phụ huynh là  Qua  thảo  luận  với  các  bậc  phụ  huynh,  đặc  biệt  là  phụ  huynh  các  gia  đình 
một cách để nâng  nghèo, có thể thấy, các phụ huynh “có quyền cao chức trọng”, giàu có là những 
cao chất lượng và  người  đứng  ra  quản  lý  các  hội  phụ  huynh.  Người  nghèo  cảm  thấy  họ  không 
hiệu quả của hoạt  được tham gia và không được chào đón. Hội phụ huynh cũng có vai trò nhất 
động giáo dục.  định  nhưng  còn  hạn  chế:  tạo  ra  động  cơ  vật  chất  để  khuyến  khích  giáo  viên 
giỏi, học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh các gia đình nghèo. Theo ý kiến của nhiều 
người dân,  đội ngũ giáo viên phản đối ý kiến cho phép hội  phụ huynh nhận 
xét, đánh giá chất lượng dạy dỗ, hay tham gia vào lập kế hoạch cho các lớp.  
 
Nếu hội phụ huynh có vai trò mạnh mẽ hơn, hội phụ huynh có thể đem lại rất 
nhiều  ích  lợi,  như  mối  quan  hệ  tốt  đẹp  hơn  giữa  gia  đình,  nhà  trường  và  giáo 
viên, đồng thời, khuyến khích các gia đình cam kết cho con em mình đi học. Hội 
phụ huynh cũng có thể góp phần nâng cao tính minh bạch, giúp cho các gia đình 
hiểu  về  các  khoản  chi  phí,  đóng  góp  của  nhà  trường,  cũng  như  nâng  cao  chất 
lượng giáo dục do có ý kiến phản hồi của các phụ huynh. 

  5.5 Tỷ lệ người lớn biết chữ


Tỷ lệ biết chữ cao  Đồng bằng sông Hồng có tỷ lệ biết chữ cao nhất trong tất cả các vùng đối với 
có thể che giấu các  người dân từ 10 tuổi trở lên. Theo số liệu VHLSS 2002, tỷ lệ biết chữ là 96%. 
vấn đề về nội  Tuy  nhiên,  cần  thận  trọng  khi  đọc  số  liệu  này.  Các  nghiên  cứu  khác  đã  cho 
dung và chất  thấy, con số chính thức về tỷ lệ biết chữ cao có thể che giấu các vấn đề về tình 
lượng.   trạng mù chữ và chất lượng thấp. Các cuộc thảo luận PPA trong khắp cả nước 
  cho thấy, tỷ lệ bỏ học ở các lớp xoá mù rất cao, và những người kết thúc các 
lớp học đó chỉ có thể viết tên của họ, hoặc đánh vần vài chữ nhưng không hiểu 
ý nghĩa. Đây là các phát hiện chủ yếu ở những vùng có tỷ lệ đồng bào dân tộc 
thiểu  số  cao  (Báo  cáo  PPA  các  tỉnh  Hà  Giang,  Lào  Cai,  và  Đắc  Lắc).  Báo  cáo 
PPA  của  Đồng  bằng  sông  Hồng  không  đề  cập  đến  vấn  đề  này  vì  tình  trạng 
người lớn mù chữ ở tỉnh Hà Tây và Hải Dương gần như không đáng kể.  

  6. Chăm sóc sức khoẻ


 
Chi phí chăm sóc  Theo báo cáo PPA và rất nhiều nghiên cứu khác, sức khoẻ kém là một nguyên 
sức khoẻ cao đồng  nhân chính dẫn đến đói nghèo. Do đó, việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khoẻ 
nghĩa với việc,  đầy đủ và trong khả năng chi trả là một nội dung chính trong các nỗ lực xoá 
nhiều người dân  đói giảm nghèo. Phần này phân tích các vấn đề về tiếp cận và chi phí dịch vụ 

20
Phần 2: Nâng cao đời sống và triển vọng cho người nghèo

không đi chữa  chăm sóc sức khoẻ. Một vấn đề gây khó khăn cho việc đánh giá là các hộ gia 
bệnh.   đình có thể không chọn đi khám chữa bệnh vì lý do tài chính hoặc các lý do 
  khác. Kiểu hành vi này không được đề cập đến trong VHLSS, song Điều tra Y 
  tế quốc gia (VNHS) có thể làm rõ hơn vấn đề này.  
 
  6.1 Sử dụng dịch vụ y tế
Theo số liệu  Bộ số liệu VHLSS 2002 cho thấy, khoảng 53% hộ gia đình ở Đồng bằng sông 
VHLSS, khoảng  Hồng sử dụng một dịch vụ chăm sóc sức khoẻ nào đó trong thời gian 12 tháng 
một nửa dân số  trước thời điểm điều tra. Tỷ lệ này thấp hơn tỷ lệ chung của cả nước là 59%. 
sử dụng các dịch  Hình 11 cho thấy, những người sử  dụng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ở Đồng 
vụ chăm sóc sức  bằng sông Hồng chủ yếu đi khám chữa bệnh tại các bệnh viện của nhà nước 
khoẻ.   cao hơn mức trung bình trong cả nước, và số người đi khám chữa bệnh ở các 
cơ sở y tế tư nhân thấp hơn so với mức trung bình trong cả nước.  
 
  Hình 11. Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng các loại hình cơ sở y tế để tiếp cận
  dịch vụ chăm sóc sức khoẻ
P hÇ n t r ¨ m h é gia ® ×n h sö d ôn g dÞ ch v ô Y t Õ

ViÖt Nam §ång b»ng S. Hång


of households using health service

35
30

25
20
15
10
5
0
BÖnh viÖn Trung t©m BÖnh viÖn C¬ së Y tÕ Y häc Kh¸c
Nhµ n−íc Y tÕ x· ®a khoa vïng t− nh©n d©n téc

Nguồn: Tổng cục Thống kê, dựa trên số liệu VHLSS 2002 

Người nghèo có  Hình 12 cho thấy sự khác nhau giữa các loại hình dịch vụ y tế  mà các hộ gia 


xu hướng sử  đình sử dụng phụ thuộc vào mức chi tiêu của hộ gia đình. Người nghèo dựa 
dụng các trung  nhiều vào các trung tâm y tế xã hơn so với người giàu, và ít sử dụng dịch vụ 
tâm y tế xã, trong  của các bệnh viện nhà nước. Đối với  người nghèo ở nông thôn, việc sử  dụng 
khi người nghèo  dịch vụ y tế là hàm số phụ thuộc vào chi phí và khoảng cách từ gia đình tới các 
sử dụng bệnh  bệnh viện đa khoa vùng và bệnh viện nhà nước. Báo cáo PPA cũng cho thấy, 
viện nhà nước.   người nghèo cho rằng, các trung tâm y tế xã là nơi cung cấp các dịch vụ khám 
  chữa  bệnh  tốt  nhất  và  “có  tình  người”  nhất  tương  ứng  với  mức  chi  phí.  Tuy 
nhiên, theo đánh giá PPA, các trung tâm này không có đủ cán bộ, trang thiết bị, 
và cơ số thuốc cũng rất hạn chế.  
 

21
Báo cáo Đánh giá nghèo cấp vùng

Hình 12. Tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ khác nhau ở Đồng bằng
sông Hồng, từ nhóm nghèo đến nhóm giàu

g d Þch service
vô Y t Õ
50

40

d ôhnealth
NghÌo nhÊt

30 CËn nghÌo nhÊt


® ×u sö g
nhsin Trung b×nh
20 CËn giµu nhÊt
ld s
¨ m h é ogia

Giµu nhÊt
t r − useh

10
P hoÇ nf ho

0
BÖnh viÖn
Govt. hospital Trung t©m
Commune BÖnh viÖn
Regional C¬ sëfacility
Private Y tÕ
%

Nhµ n−íc Y tÕcentre


x· ®aPolyclinic
khoa vïng t− nh© n

Nguồn: Tổng cục Thống kê, dựa trên số liệu VHLSS 2002 
 
Hầu hết người  Số liệu VHLSS về sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ không cho chúng ta biết
dân đều tự chữa  về  tỷ  lệ  người  bị  ốm  mà  không  đi  khám  chữa  bệnh.  Cuộc  Điều  tra  Y  tế  Việt 
bệnh khi họ ốm  nam (VNHS) năm 2001‐02 cung cấp một số thông tin về vấn đề này. Kết quả 
nhẹ. Đối với  khảo  sát  VNHS  cho  thấy,  một  tỷ  lệ  rất  nhỏ  hộ  gia  đình  ở  Đồng  bằng  sông 
người nghèo, kinh  Hồng  (chưa  đầy  5%)  không  đi  khám  chữa  bệnh  khi  bị  ốm  trong  thời  gian  4
tế cũng là lý do  tuần  khi  điều  tra.  Tuy  nhiên,  đại  đa  số  người  bệnh  ở  Đồng  bằng  sông  Hồng 
quan trọng.   không sử dụng các cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ mà thường tự 
chữa  trị  (72%).  Các  hộ  gia  đình  giải  thích  lý  do  chính  họ  tự  chữa  bệnh  là do 
bệnh nhẹ (59%), hoặc có thể tự mua thuốc theo các đơn thuốc cũ (18%). Chỉ có 
3% trong tổng số những người tự chữa trị là vì lý do kinh tế. Nhưng đối với
người  nghèo,  lý  do  kinh  tế  quan  trọng  hơn.  Ở  Việt  Nam,  17%  trong  nhóm 
nghèo nhất đưa ra lý do kinh tế để giải thích cho việc tự chữa trị (không có số 
liệu cho riêng vùng Đồng bằng sông Hồng). 

  6.2 Chi phí từ tiền túi cho dịch vụ sức khoẻ


Chi phí chăm sóc  Số  liệu  VHLSS  cho  biết,  chi  phí  từ  tiền  túi  cho  dịch  vụ  chăm  sóc  sức  khoẻ  ở
sức khoẻ của  Đồng bằng sông Hồng vào năm 1993 thấp hơn mức trung bình cả nước, song 
vùng cao hơn chi  cao hơn vào năm 2002. Điều này tương tự như chi phí giáo dục của các hộ gia 
phí chăm sóc sức  đình. Tỷ lệ chi phí cho dịch vụ y tế trong tổng chi tiêu hộ gia đình tăng đáng 
khoẻ trung bình  kể đối với tất cả các nhóm thu nhập trong giai đoạn 1993‐2002, lên đến 5,2% 
trong cả nước.   đối với nhóm các hộ nghèo nhất và 6,2% nhóm các hộ giàu nhất.  
 
Các hộ nghèo  Các hộ gia đình có thể được hưởng các mức miễn, giảm chi phí chăm sóc sức 
trong vùng được  khoẻ theo các tiêu chí khác nhau. Trẻ em dưới 6 tuổi được miễn viện phí đối 
hưởng mức miễn  với dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu, đồng bào dân tộc thiểu số ở một số 
giảm chi phí chăm  địa phương (không thuộc Đồng bằng sông Hồng) được miễn phí khám bệnh 
sóc sức khoẻ thấp  và  chữa  bệnh  ở  các  trạm  y  tế  xã,  các  bệnh  viện  nhà  nước,  các  hộ  gia  đình 
hơn so với mức  nghèo và gia đình “chính sách” được cấp thẻ bảo hiểm y tế, và người dân sống 
trung bình trong  ở các xã đặc biệt khó khăn (không ở Đồng bằng sông Hồng) cũng là đối tượng 
cả nước.   được hưởng trợ cấp y tế.  
 

22
Phần 2: Nâng cao đời sống và triển vọng cho người nghèo

Hình 13 cho thấy, trừ các gia đình “chính sách”, người dân vùng Đồng bằng 
sông Hồng tính trung bình được hưởng mức miễn, giảm chi phí chăm sóc sức 
khoẻ thấp hơn so với cả nước. 
 
  Hình 13: Tỷ lệ người dân được hưởng miễn, giảm phí chăm sóc sức khoẻ
  theo các tiêu chuẩn miễn giảm
 
  Việt Nam
Vietnam Ðồng bằng S. Hồng
 
  20

  18
  16
  14
P ercentage
ầ n tră m

  12
  10
  8
Ph

  6
  4
  2
  0
  Dưới 6 tuổi
Under 6 Đối tượng
Policy chính sách
beneficiaries Người nghèo
The poor
 
  Nguồn: Bộ Y tế/Tổng cục Thống kê dựa trên số liệu VNHS 2001‐02 
 
Các điều kiện để  Một hậu quả của hệ thống phân loại hộ gia đình nghèo để được hưởng miễn 
được hưởng miễn  giảm viện phí hiện nay là diện bao phủ thấp. Các hộ gia đình nghèo chỉ được 
giảm viện phí có  hưởng miễn, giảm viện phí khi MOLISA đã xác nhận họ là các hộ nghèo theo 
nghĩa là, một số  Chương trình Xoá đói Giảm nghèo (xem Mục 10). Kết quả cuộc điều tra VNHS 
hộ gia đình nghèo  2001‐02 cho thấy, trong nhóm 20% nghèo nhất ở khắp Việt Nam, vẫn còn có ¼ 
không được  hộ không được hưởng bất kỳ hình thức trợ cấp tài chính nào. Hộp 3 phân tích 
hưởng miễn giảm.   sâu một số vấn đề phát sinh từ việc áp dụng hệ thống thẻ bảo hiểm y tế trong
thực tiễn.  
   
  Hộp 3: Thẻ bảo hiểm Y tế: Một dịch vụ chưa thành công
Thẻ  bảo  hiểm  y  tế  được  bắt  đầu  sử  dụng  từ  năm  1998.  Cho  đến  nay,  đây  là  hình 
thức hỗ trợ chính cho người nghèo để chi trả các chi phí từ tiền túi. Theo các cán bộ 
xã được phỏng vấn ở Đồng bằng sông Hồng trong cuộc điều tra VHLSS 2002, 37% 
hộ gia đình nghèo đã nhận thẻ bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, các cuộc phỏng vấn hộ gia 
đình  trong  VHLSS  2002  cho  thấy,  chỉ  có  10%  người  nghèo  (được  xác  định  theo 
phương  pháp  chi  tiêu  của  Tổng  cục  Thống  kê)  được  cấp  thẻ  bảo  hiểm  y  tế  và  chỉ 
10%  người  nghèo  có  giấy  chứng  nhận  hộ  nghèo  (Paul  Shaffer  và  Nguyễn  Thắng, 
2004;  UNDP  và  MoLISA  2004;  Nguyễn  Việt  Cường,  2003)).  Bên  cạnh  vấn  đề  diện 
bao phủ còn thấp, báo cáo PPA cho thấy, trong thực tiễn triển khai hệ thống thẻ y tế, 
còn  có  một  số  bất  cập  lớn  khác.  Ví  dụ,  có  hiện  tượng  người  dân  có  thẻ  y  tế  vẫn 
không dùng thẻ mặc dù người thân trong gia đình họ có thể bị ốm. Trong thực tế, 
đại đa số những người được cấp thẻ khi được hỏi đều cho biết, họ không có cơ hội 
để dùng đến thẻ. Có trường hợp thẻ y tế được giao xuống xã song không được gửi 
đến từng hộ gia đình. Việc triển khai Quyết định 139 hy vọng giải quyết được một 
số  trong  các  vấn  đề  này.  Mặc  dù  vậy,  có  thể  thấy  rõ  ràng  là,  chỉ  cấp  thẻ  y  tế  đơn 
thuần vẫn chưa đủ. Theo số liệu VNHS 2001‐02, ở vùng Đồng bằng sông Hồng, có 

23
Báo cáo Đánh giá nghèo cấp vùng

khoảng 8% người bệnh ở độ tuổi lên 6 và cao hơn thường tự chữa trị, mặc dù họ có 
thể  được  hưởng  các  mức  miễn,  giảm  viện  phí  với  lý  do  là  người  nghèo.  Điều  này 
cho thấy rằng, các biện pháp khác nhau tuyên truyền thông tin, nâng cao nhận thức 
về việc tiếp cận các lợi ích chăm sóc sức khoẻ cũng có ý nghĩa quan trọng.  
Nguồn: Phỏng vấn trong khuôn khổ PPA tại tỉnh Hà Tây (RDSC và Ngân hàng Thế giới 
2003)

   
Tiền ‘phong bì’ là  Về vấn đề tiền “phong bì” cho nhân viên y tế, báo cáo PPA đưa ra các kết quả 
một loại phụ phí  khác nhau. Một số người dân có bảo hiểm y tế cho biết, bệnh nhân không được 
cho dịch vụ chăm  chăm sóc, điều trị tốt nếu không có tiền “phong bao phong bì”. Ngược lại, rất 
sóc sức khoẻ.   nhiều  người  cho  biết,  nhân  viên  y  tế  vẫn  đối  xử  với  họ  rất  tốt  ngay  cả  khi 
  không có tiền thêm. Các nghiên cứu được tiến hành gần đây đã sử dụng các 
  thẻ góp ý công dân về dịch vụ công, qua đó thấy rằng, ở tỉnh Nam Định, trong 
  số các hộ gia đình có sử dụng dịch vụ y tế trong 12 tháng trước khi điều tra, thì 
  7% hộ được đề nghị nộp các khoản phí không chính thức. 18% khác tự nguyện
  trả thêm các khoản không chính thức. ½ số hộ phải trả các khoản này cho biết, 
  nếu họ không trả, họ sẽ chỉ nhận được các dịch vụ chất lượng thấp hơn (SDC 
  và Ngân hàng Thế giới, sắp công bố). 
   
Quyết định 139  Thông qua Quyết định 139, Chính phủ áp dụng một cơ chế mới để xử lý tình 
có thể cải thiện  trạng người nghèo phải trả tiền túi. Theo cơ chế này, ba nhóm đối tượng được 
tình hình cung  cấp thẻ bảo hiểm y tế (hay thẻ khám chữa bệnh miễn phí) là: đồng bào các dân 
cấp dịch vụ y tế  tộc thiểu số ở 10 tỉnh khó khăn, người dân sống tại các xã đặc biệt khó khăn, 
cho người nghèo.   và người nghèo ở tất cả các tỉnh, thành trong cả nước. Quyết định 139 có thể 
tạo  ra  chuyển  biến  quan  trọng  trong  việc  cung  cấp  dịch  vụ  y  tế  cho  người 
nghèo,  nhưng  thành  công  của  chính  sách  này  phụ  thuộc  vào  việc  triển  khai 
chính sách trong thực tế.  
 
  7. Nước sạch và vệ sinh
 
Các hộ gia đình  Đã  thấy  có  sự  tăng  đáng  kể  trong  tiếp  cận  nước  sạch6    tại  Đồng  bằng  sông 
nghèo ở trong  Hồng từ năm 1993 tới 2002 cho tất cả các nhóm dân cư từ nghèo tới giàu (xem 
vùng có tiếp cận  Hình 14). Tổng số hộ gia đình tại Đồng bằng sông Hồng có nước sạch (76%) là 
nước sạch tương  cao hơn nhiều so với tỷ lệ này của toàn Việt nam (49%).  
đối tốt so với tỷ lệ   
trung bình quốc  Tuy nhiên, mức độ tiếp cận cũng rất khác nhau phụ thuộc vào hộ gia đình là 
gia  nghèo hay giàu và hộ gia đình là ở nông thôn hay đô thị. Trong khi 93% nhóm 
  hộ  giàu  nhất  có  tiếp  cận  với  nước  sạch  thì  con  số  này  đối  với  nhóm  phân  vị 
nghèo nhất chỉ là 55%. Ở khu vực Đồng bằng sông Hồng, 93% hộ gia đình ở 
khu vực đô thị có tiếp cận với nước sạch trong khi chỉ có 71% con số hộ ở nông 
thôn là có tiếp cận này. Nhưng tỷ lệ tiếp cận nước sạch của các khu vực nông 
thôn ở vùng Đồng bằng sông Hồng cũng còn cao gần gấp hai lần so với tỷ lệ 
trung bình quốc gia.  
 
 
 

6 Được định nghĩa là nước máy, nước mưa, nước mua và nước giếng khoan 

24
Phần 2: Nâng cao đời sống và triển vọng cho người nghèo

Hình 14: Sử dụng nước sạch ở Đồng bằng sông Hồng, từ nghèo đến giàu

100

80

tr¨m ge
60

PhÇn nta
1993

Perce
40 2002

20

0
NghÌo nhÊt CËn nghÌo Trung b×nh CËn giµu Giµu nhÊt
nhÊt nhÊt

Nguồn: Tổng cục Thống kê, dựa trên số liệu VLSS 1993 và VHLSS 2002 

Nhưng hầu như  Nhìn chung, tỷ lệ hộ gia đình ở Đồng bằng sông Hồng có nhà xí hợp vệ sinh 
không có gia đình  (26%) gần ngang bằng với tỷ lệ trung bình của cả nước (25%). Tuy nhiên, con 
nghèo nào có nhà  số này chỉ phản ánh tình trạng được cải thiện đối với hộ gia đình giàu mà thôi. 
xí hợp vệ sinh.   Hình 15 cho thấy, trong khi tỷ lệ hộ gia đình có nhà xí hợp vệ sinh tăng gấp 
  hai từ năm 1993 đến 2002, song chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ hộ gia đình nghèo có xí 
sạch so với con số trên 70% nhóm các hộ giàu nhất.  
 
Hình 15: Hộ gia đình có xí sạch ở Đồng bằng sông Hồng, từ nghèo đến giàu

80
70
60
e n ta g e

50
P e rctr¨m

1993
40
2002
PhÇn

30
20
10
0
NghÌo nhÊt CËn nghÌo Trung b×nh CËn giµu Giµu nhÊt
nhÊt nhÊt

Nguồn: Tổng cục Thống kê, dựa trên số liệu VLSS 1993 và VHLSS 2002 

  8. Khuyến nông
   
Hệ thống khuyến  Hệ  thống  khuyến  nông  có  khả  năng  hỗ  trợ  cho  các  hộ  gia  đình  nghèo  bằng 
nông đã mở rộng  cách  nâng  cao  năng  suất  đất  canh  tác  và  phát  triển  quan  hệ  với  thị  trường. 
đến cấp xã.   Theo báo cáo PPA, ở hai tỉnh Hải Dương và Hà Tây, hệ thống khuyến nông đã 

25
Báo cáo Đánh giá nghèo cấp vùng

  được  hình  thành  rất  vững  mạnh  xuống  đến  tận  cấp  xã.  Trung  tâm  khuyến 
nông  tỉnh  và  huyện  đều  đã  có  cán  bộ  chuyên  trách,  mỗi  xã  có  một  cán  bộ 
khuyến nông kiêm công tác thú y và bảo vệ thực vật.  
   
Người nghèo  Dịch vụ khuyến nông đến với tất cả các hộ gia đình. Tuy nhiên, theo báo cáo 
không phải là một  PPA, người nghèo gặp rất nhiều trở ngại trong việc tiếp cận các dịch vụ này. 
nhóm đối tượng  Họ không được cung cấp đầy đủ thông tin về đội ngũ cán bộ khuyến nông địa
mục tiêu đặc biệt  phương, họ cũng quá bận rộn, lo lắng với việc kiếm đủ ăn và chi phí đầu vào 
(giống, phân bón) quá cao. Ngoài ra, các nhà cung cấp dịch vụ khuyến nông 
cho  biết,  họ  không  có  nghĩa  vụ  phải  hỗ  trợ  người  nghèo  như  một  nhóm  đối 
tượng mục tiêu đặc biệt.  
 
Người nông dân  Các  hộ  có  đời  sống  khá  thường  được  cung  cấp  đầy  đủ  thông  tin  về  các  kỹ 
muốn tìm hiểu  thuật khuyến nông, sẵn sàng tìm hiểu và học hỏi nhiều hơn, đặc biệt là làm thế
nhiều hơn về thị  nào  để  đáp ứng  nhu  cầu  của  nền  kinh  tế  thị  trường  mới  hình  thành  và  phát 
trường.   triển.  Ngược  lại,  đội  ngũ  cán  bộ  khuyến  nông  nói  rằng,  họ  không  có  trách
  nhiệm phải hỗ trợ người dân tiếp cận thị trường hoặc xử lý các rủi ro phát sinh 
  do biến động giá cả.   
   
Hệ thống khuyến  Tóm lại, dịch vụ khuyến nông đã được hình thành vững chắc ở tỉnh Hà Tây và 
nông cần tạo điều  Hải  Dương,  và  phục  vụ  những  người  nông  dân  khá  giả  tương  đối  tốt.  Tuy 
kiện hơn để người  nhiên, hệ thống khuyến nông có thể làm tốt hơn nữa bằng cách tạo điều kiện 
nghèo có thể tham  cho người nghèo tham gia nhiều hơn. Ngoài ra, bên cạnh các nội dung đào tạo 
gia và đáp ứng  truyền thống như các kỹ năng thâm canh, cán bộ khuyến nông có thể sáng tạo 
được nhu cầu của  hơn và thích ứng hơn nữa trước những biến đổi về kinh tế. Khi nền kinh tế thị 
thị trường.   trường ngày càng phát triển, người nông dân cần biết cách làm thế nào để liên 
hệ với khách hàng và quản lý rủi ro giá cả. Cán bộ khuyến nông cũng có thể tư 
vấn  cho  nông  dân  về  cách  tăng  cường  mối  quan  hệ  với  các  kênh  tiếp  thị  để 
đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng và để chuyển dịch sang các loại 
hàng hoá có giá trị cao.   
 
  9. Cơ sở hạ tầng và nhà ở địa phương
   
Hộ gia đình ở  Nhìn chung, khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng cơ bản ở Đồng bằng sông Hồng 
nông thôn đồng  đạt  cao  hơn so  với  mức  trung  bình  trong  cả  nước.  Theo  số  liệu  VHLSS  2002, 
bằng sông Hồng  gần như toàn bộ các hộ gia đình ở Đồng bằng sông Hồng (99%) được sử dụng 
đã được sử dụng  điện từ hệ thống điện lưới quốc gia, cao hơn tỷ lệ toàn quốc (86%). Và hầu hết 
điện, hệ thống  các hộ gia đình Đồng bằng sông Hồng ở nông thôn sống trong các thôn, xóm
đường xá tốt hơn  có đường thuận tiện cho phương tiện đi lại (93%), và cao hơn mức trung bình 
so với mức trung  của cả nước (86%) (TCTK, 2004b). Cuộc Điều tra Nông thôn, Nông nghiệp và 
bình trong cả  Ngư nghiệp năm 2001 cho thấy, 70% đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng
nước.   đã có hệ thống tưới tiêu, cao gấp đôi tỷ lệ cả nước (TCTK, 2003a) 
   
Nhà ở đã đạt chất  Các hộ gia đình nghèo ở Đồng bằng sông Hồng  cũng khá hơn mức trung bình 
lượng cao.   trong cả nước xét về vấn đề nhà ở. Bảng 7 cho thấy, người nghèo ở Đồng bằng 
  sông Hồng thường sống trong các căn nhà kiên cố hoặc bán kiên cố, với tỷ lệ cao 
hơn so với các vùng khác trong cả nước. Tỷ lệ hộ nghèo sống trong các căn nhà 
tạm dường như cũng thấp hơn. Các chương trình nhà ở có mục tiêu ở địa phương 
sẽ cải thiện hơn nữa vấn đề nhà ở cho người nghèo (xem Hộp 4, Mục 11).  

26
Phần 2: Nâng cao đời sống và triển vọng cho người nghèo

Bảng 7: Các loại nhà ở cho các nhóm nghèo nhất và cận nghèo (%)

Nhóm
Nghèo nhất Cận nghèo nhất
Việt Nam Đồng bằng Việt Nam Đồng bằng
sông Hồng sông Hồng
Nhà kiên cố 5 14 10 24
Nhà bán kiên cố 54 66 60 67
Nhà tạm 41 20 31 9

Nguồn: Tổng cục Thống kê dựa trên số liệu VHLSS 2002 
 
10. Phân bổ chi tiêu công cho các tỉnh
 
Chính  phủ Việt  Nam  đang  ngày  càng  hoạt  động  theo  hình thức  phân  quyền 
nhiều  hơn. Theo  Luật  Ngân  sách  Nhà  nước  2002,  các  tỉnh  sẽ  được  nhận một 
một mức khoán ngân sách do Quốc hội quyết định. Theo gói khoán đó, quyền
phân bổ nguồn lực sẽ thuộc về các Hội đồng Nhân dân tỉnh, hội đồng này sẽ 
quyết định phần phân bổ xuống cấp huyện.  Những nguồn lực thực sự được 
chi tiêu ở cấp tỉnh phụ thuộc vào khoán ngân sách mà Quốc hội quyết định chi 
cho  tỉnh  đó,  cùng  với  phí  và  lệ  phí  thu  được  ở  cấp  địa  phương,  chi  thường 
xuyên của các Sở, Ban ngành tại địa phương, các chương trình đầu tư từ cấp 
trung ương, và chi tiêu theo các chương trình mục tiêu quốc gia.  
 
Một nghiên cứu mới được hoàn thành gần đây về Đánh giá chi tiêu công Việt 
nam đã cho thấy rằng khoản chi các nguồn lực công (chi đầu tư và chi thường 
xuyên) được chi tiêu tại mỗi địa phương có vẻ rất khác nhau, mặc dù những 
thông  tin  về  chi  tiêu  thực  tế  còn  rất  ít  để  đưa  ra  dự  toán  chính  xác  (Bộ  Tài 
chính, Ngân hàng Thế giới và các nhà tài trợ, 2004; Ngân hàng Thế giới và Đối 
tác, 2004). Chi tiêu công theo đầu người ở vùng Đồng bằng sông Hồng tương 
tự cũng khác biệt như vậy. Hình 16 cho thấy chi tiêu công ở Đồng bằng sông 
Hồng là cao ở Hà nội, tiếp theo là đến Hải Dương và Hải Phòng bởi những địa 
phương này có tỷ lệ đầu tư theo đầu người cao. Đây là những tỉnh giàu nhất 
của vùng này.  Những tỉnh nghèo hơn của vùng có mức chi tiêu công thấp hơn 
mức trung bình của quốc gia.  

27
Báo cáo Đánh giá nghèo cấp vùng

Hình 16: Phân bổ chi tiêu công năm 2002 (Chi đầu tư và chi thường
xuyên) tại các tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Hồng
(thể hiện qua VND tính trên đầu người) 

Nguồn:  Tính  toán  của  Ngân  hàng  Thế  giới  dựa  trên  số  liệu  của  Bộ  Tài  chính 
(MoF) và Tổng Cục Thống kê (GSO) 
 
  Nếu tính theo tỷ lệ phần trăm của GDP của tỉnh thì mức phân bổ chi tiêu công 
này trông có vẻ đồng đều hơn giữa các tỉnh (Hình 17) 

Hình 17: Phân bổ chi tiêu công năm 2002 tại các tỉnh thuộc Đồng bằng
S. Hồng
(thể hiện qua phần trăm GDP) 

Nguồn:  Tính  toán  của  Ngân  hàng  Thế  giới  dựa  vào  số  liệu  của  Bộ  Tài  chính 
(MoF), và Tổng Cục Thống kê (GSO) 

28
Phần 2: Nâng cao đời sống và triển vọng cho người nghèo

  Báo cáo đánh giá chi tiêu công gần đây cũng cho thấy rằng ở cấp quốc gia việc 
phân  bổ  nguồn  lực  công  thông  qua  khoán  ngân  sách  thực  sự  là  việc  chu 
chuyển tiền từ tỉnh giàu sang tỉnh nghèo. Nhưng sự phân bổ nguồn lực từ cấp 
tỉnh  xuống  cấp  huyện  và  xã  thì  chưa  được  như  vậy.  Các  định  mức  phân  bổ 
ngân sách cũ, bao gồm cả các đầu vào như số công chức hay số giường bệnh, 
vẫn được sử dụng trong  quy trình này. Kết quả là, các nguồn lực sẵn có đối
với  địa  phương  không  thực  sự  tương  xứng  với  nhu  cầu  của  địa  phương,  và 
quy  trình  phân  bổ  bản  thân  nó  cũng  chưa  được  minh  bạch  toàn  diện  (Ngân 
hàng Thế giới và Đối tác, 2004).   
 
Những công thức đơn giản dựa trên dân số và các tỷ lệ nghèo (được đánh giá 
theo  cách  thức  đáng  tin  cậy)  sẽ  giúp  làm  cải  thiện  tính  minh  bạch  một  cách 
đáng  kể.  Định  mức  phân  bổ  ngân  sách  có  tính  tới  tỷ  lệ  đói  nghèo  sẽ  giúp 
khẳng định rằng các nguồn lực tới được với các huyện và xã nghèo nhiều hơn. 
Điều này ngược lại cũng sẽ giúp giảm sự phụ thuộc của người nghèo vào việc 
cung cấp các dịch vụ giáo dục và y tế cũng như đầu tư tại địa phương (Ngân 
hàng Thế giới và Đối tác, 2004).
 
  Trợ cấp có mục tiêu
 
  Chính phủ Việt Nam có hàng loạt biện pháp trợ cấp có mục tiêu để hỗ trợ cho 
  người nghèo. Các biện pháp này không nhằm vào việc gia tăng cung cấp các 
  dịch vụ cơ bản. Thay vào đó, các nguồn lực thường được dùng để cải thiện khả 
  năng tiếp cận các dịch vụ thông qua miễn, giảm học phí (xem Mục 5.3) hoặc thẻ 
  bảo hiểm y tế (xem Mục  6.2). Các biện pháp khác dành cho người nghèo  bao 
  gồm trợ cấp tín dụng, hỗ trợ nhà ở, và miễn các loại thuế như thuế đất. 
 
  11. Chương trình Xoá đói Giảm nghèo
 
Chương trình xoá  Chương  trình  Xoá  đói  Giảm  nghèo  (HEPR)  của  chính  phủ  được  chính  thức 
đói giảm nghèo  triển khai vào năm 1998. Đây là khuôn khổ để điều phối và phối hợp các nỗ 
bao gồm miễn  lực giảm nghèo có mục tiêu ở của các ngành khác nhau ở các cấp khác nhau. 
giảm học phí, thẻ  Một số ích lợi của chương trình là dành cho các hộ nghèo và các hộ ở các xã 
y tế, trợ cấp tín  nghèo. Các biện pháp chính theo chương trình bao gồm: cung cấp “thẻ chứng 
dụng.  nhận hộ nghèo”, “thẻ bảo hiểm y tế”, miễn, giảm học phí và cho vay hỗ trợ.  
 
Hầu hết các cấu  Các nghiên cứu về tác động của trợ cấp có mục tiêu ở Việt Nam cho thấy, ba 
phần trong  cấu phần trong chương trình HEPR (giấy chứng nhận hộ nghèo, thẻ bảo hiểm 
chương trình  y  tế,  và  tín  dụng  có  trợ  cấp)  là  các  hoạt  động  tương  đối  hiệu  quả  trong  việc 
HEPR dường  đưa  các  ích  lợi  của  chương  trình  thực  sự  đến  với  người  nghèo  (UNDP  và 
như hướng tới  MoLISA 2004; Nguyễn Việt Cường, 2003). Dưới 30% số hộ được hưởng các ích 
người nghèo  lợi này thuộc nhóm không nghèo, dựa trên phương pháp chi tiêu do Tổng cục 
trong cả nước.   Thống kê áp dụng. Đây không phải là con số “rò rỉ” cao theo tiêu chuẩn quốc 
tế. Tuy nhiên, tỷ lệ bao phủ của ba cấu phần này còn rất thấp: chỉ có 6‐10% hộ 
nghèo được tiếp cận các lợi ích này. Chương trình miễn, giảm học phí cho hộ 
nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số có tỷ lệ bao phủ cao hơn: 13‐20% (UNDP 
và MoLISA 2004; Nguyễn Việt Cường, 2003).  
 
 

29
Báo cáo Đánh giá nghèo cấp vùng

Việc  phân  bổ  nguồn  lực  của  các  chương  trình  mục  tiêu  quốc  gia  cho  thấy  các 
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ở Đồng bằng sông Hồng được cấp chưa 
đầy 10.000 đồng/người và gần 40.000 đồng/người nghèo (xác định bằng phương 
pháp chi tiêu của Tổng cục Thống kê). Các mức trợ cấp này còn thấp so với mức 
trợ  cấp  150.000‐200.000  đồng/người  nghèo  ở  các  tỉnh  miền  núi  phía  bắc.  Có  ý 
kiến lập luận cho rằng, mức trợ cấp phân bổ thấp có thể là do mức độ nghèo của 
người nghèo ở Đồng bằng sông Hồng thấp hơn mức độ nghèo của người nghèo 
ở các tỉnh miền núi phía bắc (nói khác đi, người nghèo ở Đồng bằng sông Hồng 
không nghèo bằng người nghèo ở miền núi phía bắc). Mặc dù Thái Bình là tỉnh 
có tỷ lệ nghèo cao thứ hai (37%) trong vùng, song tỉnh Thái Bình được trợ cấp 
với tỷ lệ tương đối thấp so với các tỉnh khác trong vùng (Hình 18). 

Hình 18. Chi cho chương trình HEPR và chương trình 135 ở Đồng bằng
sông Hồng, xếp theo tỉnh

Nguồn: dựa trên số liệu của Bộ Tài chính, Tổng cục Thống kê và VHLSS 2002 
   

30
Phần 2: Nâng cao đời sống và triển vọng cho người nghèo

  12. Chương trình nhà ở


 
Các chương trình  Chương  trình  “nhà  tình  nghĩa”  đã  được  hầu  hết  các  địa  phương  thực  hiện 
nhà ở hiện đang  trong một thời gian. Chương trình này hướng tới đối tượng là các gia đình mà 
hướng tới đối  người thân đã hy sinh và các gia đình có công trong chiến tranh. Mặc dù đây 
tượng là người  là một chương trình rất đáng quý và được đánh giá cao song chương trình này 
nghèo.   chỉ đến được với một số ít hộ gia đình trong cộng đồng. Gần đây, rất nhiều địa 
phương đã mở rộng chương trình này tới đối tượng mục tiêu rộng hơn là các 
hộ nghèo. Ở mỗi địa phương, chương trình này được gọi bằng tên khác nhau 
nhưng  thường  được  biết  đến  là  chương  trình  “xoá  nhà  tranh  tre,  nứa  lá,  và 
nhà đất” (xem Hộp 4). 
 
Tuy nhiên, bộ số liệu VHLSS 2002 cho thấy, chỉ 3,8% hộ nghèo (theo cách phân 
loại  của  cán  bộ  xã)  ở  Đồng  bằng  sông  Hồng  được  nhận  tiền  trợ  cấp  để  sửa 
chữa hoặc xây nhà, với mức trợ cấp trung bình là 1 triệu đồng một hộ. Đây là 
tỷ  lệ  thấp  hơn  tỷ  lệ  chung  của  cả  nước  (5%  hộ  gia  đình).  Mức  trợ  cấp  trung 
bình của cả nước cũng cao hơn, 1,9 triệu đồng/hộ.  

  Hộp 4: Một mái nhà vững chắc cho chúng ta


Chương trình nhà cho người nghèo được thực hiện ở tỉnh Hải Dương từ năm 2001 
với khẩu hiệu “không còn nhà tranh vách đất”. Từ đó đến nay, trên 1.000 ngôi nhà 
đã  được  xây  dựng  hoặc  sửa  chữa  cho  hộ  nghèo.  Ước  tính,  còn  khoảng  3.000  nhà 
tranh, vách đất ở trong các thôn, xóm. Mục tiêu của chương trình là nâng cấp cho tất 
cả số nhà này vào năm 2005. Chi phí hỗ trợ cho một ngôi nhà mới là 8,7 triệu đồng, 
trong đó 5 triệu đồng là do chính quyền huyện hỗ trợ. Số tiền còn lại được huy động 
từ  cộng  đồng,  kể  cả  hộ  gia  đình  được  hưởng  lợi,  họ  hàng,  và  bà  con  trong  thôn, 
xóm. Số tiền hỗ trợ cho một hộ gia đình sửa nhà là 4 triệu đồng, với cơ cấu hỗ trợ 
tương tự. Theo cán bộ chính quyền, chương trình này được các cộng đồng ủng hộ 
mạnh mẽ.  
Nguồn:  Phỏng  vấn  trong  báo  cáo  PPA  của  tỉnh  Hà  Tây  (RDSC  và  Ngân  hàng  Thế  giới, 
2003)
 
  13. Tiếp cận tín dụng
   
Chỉ có khoảng 1/3  Theo  bộ  số  liệu  VHLSS  2002,  tương  tự  như  mức  trung  bình  của  cả  nước,  có 
hộ gia đình nghèo  khoảng  32%  hộ  gia  đình  được  cán  bộ  xã  đánh  giá  là  thuộc  nhóm  nghèo  đã 
được tiếp cận tín  được vay tiền trong 12 tháng trước đó. Con số này là 9% nếu chúng ta xác định 
dụng, chủ yếu  hộ gia đình nghèo dựa trên phương pháp chi tiêu của Tổng cục Thống kê. Đại 
thông qua các  đa số các hộ nghèo ở ở Đồng bằng sông Hồng vay tiền từ Ngân hàng Chính 
ngân hàng trợ  sách Xã hội Việt Nam (VBSP), hay còn gọi là Ngân hàng cho Người Nghèo vào 
cấp.   thời  điểm  đó.  Tuy  nhiên,  so  với  mức  trung  bình  trong  cả  nước,  Đồng  bằng 
  sông Hồng có tỷ lệ hộ gia đình nghèo tiếp cận VBSP thấp hơn và tiếp cận các 
nguồn tín dụng khác (như các tổ chức chính trị xã hội, người cho vay tư nhân, 
họ hàng, bạn bè) cao hơn (xem Bảng 8). 

31
Báo cáo Đánh giá nghèo cấp vùng

  Bảng 8: Tỷ lệ các hộ nghèo (theo xếp loại của cán bộ xã) tiếp cận các
  nguồn cho vay trong số các hộ đi vay trong 12 tháng gần nhất (%)7
  Việt Nam Đồng bằng
  sông Hồng
  Ngân hàng Chính sách Xã hội 58 43
  Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 23 20
  Các ngân hàng khác 1 1
  Quỹ việc làm quốc gia 4 5
  Các tổ chức đại chúng 3 9
  Các tổ chức chính trị xã hội 8 17
  Tư nhân 4 9
  Họ hàng và bạn bè 7 12
 
Nguồn: Tổng cục Thống kê, dựa trên số liệu VHLSS 2002 
 
Thiếu vốn là một  Các nguồn tín dụng hạn chế hoặc chi phí cao có thể là một trở ngại chính cho 
khó khăn cho  việc tạo thu nhập cao hơn. Theo kết quả Điều tra Nông thôn, Nông nghiệp và 
người nông dân.  Ngư  nghiệp  năm  2001,  thiếu  vốn  được  xác  định  là  một  khó  khăn  chính  cho 
  80% nông dân ở Đồng bằng sông Hồng.   

  14. Hỗ trợ khẩn cấp


 
Các khoản hỗ trợ  Ở  Đồng  bằng  sông  Hồng,  tương  tự  các  vùng  khác  ở  Việt  Nam,  hàng  trăm 
khẩn cấp chỉ được  người dân được nhận trợ cấp đột xuất trong các điều kiện đặc biệt như sau khi 
cấp trong một số  có thiên tai, lụt lội, trong các đợt khó khăn trước khi thu hoạch hoặc trước tết. 
ít trường hợp.   Tuy nhiên, mức độ trợ cấp hiện nay còn rất thấp. Ở thị trấn Nam Sách tỉnh Hải 
  Dương, trong số 70 người được hưởng trợ cấp bất thường vào năm 2002, chỉ 
có ba người được trợ cấp 500.000 đồng. Tất cả những người còn lại chỉ được 
trợ cấp ở mức 50.000 đồng.  
 
Báo cáo PPA cho biết, hỗ trợ khẩn cấp (và các hình thức hỗ trợ thường xuyên 
khác) thuộc sự quản lý và kiểm soát của chính quyền cấp huyện. Chính quyền 
xã và các tổ chức quần chúng cho rằng, quy định này khiến cho quá trình hỗ 
trợ kéo dài và có thể không chính xác do cán bộ cấp huyện có thể không nắm 
vững tình hình ở các xã.  

  15. Chương trình trợ cấp xã hội


 
Hệ thống hưu trí  Theo Quyết định 167 của Thủ tướng Chính phủ, một số nhóm đối tượng nhất 
được cho là hiệu  định  được  hưởng  các  khoản  trợ  cấp  thường  xuyên.  Các  nhóm  này  bao  gồm 
quả, theo quan  những người không đủ khả năng kiếm sống nuôi mình và những người đã hy 
điểm của cán bộ  sinh  cho  đất  nước.  Nhóm  này  bao  gồm  những  người  bị  khuyết  tật  nghiêm 
các cấp, song đây  trọng, bị các bệnh về thần kinh, trẻ em mồ côi, người bị nhiễm HIV/AIDS, nạn 
không phải là ý  nhân chất độc màu da cam và “các gia đình chính sách”. Cán bộ các cấp được 
kiến của tất cả các  phỏng vấn trong đánh giá PPA cho rằng, chương trình trợ cấp xã hội là một 
hộ nghèo.   chương  trình  lớn,  thực  tế,  và  đúng  mục  tiêu  là  những  người  thực  sự  thiếu 
  thốn,  khó  khăn.  Nhưng  nhóm  nghiên  cứu  PPA  đã  chỉ  ra  rằng,  chương  trình 

7 Lưu ý là tỷ lệ phần trăm cộng lại lớn trên 100% vì một số hộ gia đình có thể vay nhiều hơn một khoản 
vay.  

32
Phần 2: Nâng cao đời sống và triển vọng cho người nghèo

  này không thể giúp người nghèo thực sự duy trì cuộc sống của họ (Hộp 5). Ở 
  các địa điểm được nghiên cứu, khoản hỗ trợ chỉ đáp ứng một nửa nhu cầu của 
  một người sống trên ngưỡng nghèo.  
 
  Hộp 5: Khoảng trống trong mạng lưới an toàn xã hội?
Những người dân gặp phải khó khăn tài chính tạm thời, hay không may bị tai nạn, 
ốm đau vẫn chưa được hưởng gì từ trợ cấp của chính phủ. Thông thường, khoản hỗ 
trợ duy nhất có thể có là từ các tổ chức quần chúng ở địa phương. Cuộc thảo luận 
của  nhóm  đánh  giá  PPA  với  chín  hộ  nghèo  cho  thấy,  các  vấn  đề  tài  chính  thường 
phát sinh khi hộ gia đình không thể vượt qua khó khăn khi người kiếm tiền chính 
trong nhà (thường là người chồng) qua đời, khi gặp vấn đề về sức khỏe (như bị tàn 
tật do tai nạn giao thông) hay khi thất bại trong đầu tư. Các hộ gia đình rất nghèo 
thường bao gồm những hộ gia đình do người phụ nữ đứng đầu, các cặp vợ chồng 
cao tuổi không có con cái chăm sóc. Thực tế này chỉ ra điểm khiếm khuyết trong hệ 
thống bảo vệ xã hội khi không tạo ra mạng lưới an toàn cho các nhóm đối tượng dễ 
bị tác động.  
Nguồn: Phỏng vấn trong báo cáo PPA ở tỉnh Hà Tây (RDSC và Ngân hàng Thế giới, 2003)
   
Hình 19 cho thấy, tỷ lệ nhỏ dân số ở Đồng bằng sông Hồng nhận bảo hiểm xã 
hội  hoặc  các  khoản  trợ  cấp  xã  hội  khác.  Tính  trung  bình,  tỷ  lệ  hộ  gia  đình  ở 
Đồng bằng sông Hồng nhận bảo hiểm xã hội cao hơn là do tỷ lệ cao hơn các 
cán  bộ  nghỉ  hưu  và  công  nhân  làm  việc  trong  các  ngành  chính  thức  nhận 
lương hưu, nhưng các khoản thu nhập phúc lợi xã hội khác8 thấp hơn so với 
mức trung bình của cả nước.  
 
  Hình 19: Tỷ lệ hộ gia đình nhận phúc lợi xã hội
 
  Việt Nam Ðồng bằng S. Hồng
 
20
Số hộ gia đình 
nhận bảo hiểm xã  16
Phần tră m

hội hay trợ cấp xã 
Percentage

12
hội chiếm tỷ lệ 
nhỏ.   8
 
4

0
Quỹ bảo hiểm xã hội Trợ cấp xã hội Khác

Nguồn: Tổng cục Thống kê, dựa trên số liệu VHLSS 2002 

8 “Quỹ bảo hiểm xã hội” bao gồm trợ cấp thương tật suốt đời, quỹ lương hưu và trợ cấp nghỉ việc, “Trợ cấp 

Xã hội” bao gồm các khoản trợ cấp cho người tàn tật, và các hộ gia đình “chính sách” (là những người đã 
hy sinh trong chiến tranh và gia đình của họ, các bà mẹ anh hùng v.v). “Khác” bao gồm thu nhập từ các 
chương  trình  giảm  nghèo  (trợ  cấp  thiên  tai,  trợ  cấp  chống  đói  giáp  hạt  v.v)  nhưng  còn  bao  gồm  cả  tiền 
trúng xổ số.  
 

33
Báo cáo Đánh giá nghèo cấp vùng

  16. Xoá bỏ tình trạng quan liêu, cửa quyền


 
  Từ năm 2001, Chương trình Cải cách Hành chính công (PAR) đã được bắt đầu 
nhằm  thiết  lập  hệ  thống  hành  chính  công  nhạy  bén  hơn,  minh  bạch  hơn,  có 
trách  nhiệm hơn  và  hiệu quả  hơn.  Nói  cách  khác, đây  là  chương  trình  nhằm 
xoá bỏ tình trạng quan liêu, cửa quyền, xoá bỏ các cơ hội tham nhũng. Chương 
trình PAR đặt ra khuôn khổ để nâng cao chất lượng hệ thống cung  cấp dịch 
vụ, đặc biệt là cho người nghèo: mô hình một cửa. Vào tháng Chín năm 2004, 
trên khắp Việt Nam, 40% cơ quan cấp tỉnh, 80% cơ quan cấp huyện và 10% cơ 
quan cấp xã đã triển khai mô hình một cửa. Vào thời điểm tiến hành PPA, mô 
hình  một  cửa  chưa  được  áp  dụng  ở  các  huyện  được  điều  tra  thuộc  tỉnh  Hải
Dương và Hà Tây.  
   
Có dấu hiệu cho  Tuy nhiên, do các nội dung cải cách hành chính khác mà các thôn, xóm ở tỉnh 
thấy hiệu quả đã  Hà Tây đã báo cáo rằng, quy trình quản lý ở cấp xã đã hoạt động hiệu quả hơn 
được nâng cao ở  và minh bạch hơn rất nhiều, nhờ đó các hộ gia đình tiết kiệm được thời gian 
một số nơi, song  và tiền bạc. Ngược lại, mặc dù một số người dân ở tỉnh Hải Dương cho biết, họ 
không phải ở tất  đánh giá cao sự tiến bộ trong cải cách hành chính, song hầu hết người dân nơi 
cả các huyện.   đây chưa hài lòng với phương thức phục vụ của hệ thống hành chính công, họ 
  dẫn ra các ví dụ cho thấy quy trình quản lý phức tạp và chi phí phát sinh gắn 
  liền theo đó.  
   
Sự kém hiệu quả  Các yếu tố kém hiệu quả này có thể là một chi phí rất lớn cho các hộ gia đình 
về mặt hành  nếu xét trên số dịch vụ không được thực hiện. Trong báo cáo PPA, các bậc phụ 
chính đã hạn chế  huynh  đã  chỉ  ra:  chính  những  tốn  kém  không  phải  là  tiền  bạc  để  nhận  được 
khả năng tiếp cận  giấy  chứng nhận cho  miễn  học  phí  từ  chính  quyền  huyện,  xã  là  một nguyên 
dịch vụ.   nhân khiến cho họ không tiếp cận được các lợi ích đáng ra được hưởng. Tương 
  tự, tình trạng thẻ y tế về đến xã và không được cấp cho người dân ở tuyến xã 
(xem Hộp 3) thể hiện hệ thống công không thực hiện tốt chức năng của mình. 
 
Các vấn đề mới  Khi  quá  trình  cải  cách  hành  chính  công  được  đẩy  nhanh  ở  vùng  Đồng  bằng 
phát sinh bao  sông  Hồng,  có  một  số  vấn  đề  mới  xuất  hiện  đặt  ra  cho  các  nhà  hoạch  định 
gồm: mâu thuẫn,  chính sách. Vấn đề đầu tiên là làm thế nào để giải quyết tình trạng cán bộ ôm 
chồng chéo về lợi  đồm nhiều chức năng và khả năng gây ra mâu thuẫn về lợi ích. Rất nhiều cán 
ích và trách  bộ kiêm nhiệm các chức vụ trong chính phủ và trong các tổ chức đại chúng. 
nhiệm.   Vấn đề thứ hai là sự chồng chéo, không rõ ràng về thẩm quyền và nghĩa vụ. 
  Báo cáo PPA chỉ ra rằng, chính quyền cấp huyện và xã thường không nắm rõ 
cơ quan nào chịu trách nhiệm gì, chịu trách nhiệm đến đâu, ví dụ như về vấn 
đề đất đai hoặc giải quyết các trường hợp vi phạm.  
 
Hệ thống khiếu  Vấn đề thứ ba là trách nhiệm giải trình và cơ chế khiếu nại. Trong báo cáo PPA 
nại cần phải được  có lưu ý vấn đề tăng cường năng lực cho công dân, đặc biệt là những người đã 
cải thiện hơn nữa.  có kinh nghiệm làm việc cho nhà nước hoặc trong quân đội, để khiếu nại bảo 
vệ quyền lợi của mình. Nhưng người nghèo và phụ nữ vẫn chưa hiểu rõ nên 
tìm đến ai, cơ quan nào để có thể xin tư vấn pháp lý hoặc hành chính.  
 
 
 
 

34
Phần 2: Nâng cao đời sống và triển vọng cho người nghèo

  Hộp 6: Kinh doanh ở tỉnh Hà Tây


Từ khi có Luật Doanh nghiệp ra đời năm 2000, số doanh nghiệp có đăng ký đã tăng 
lên nhanh chóng. Riêng ở tỉnh Hà Tây, theo báo cáo, có 600 doanh nghiệp mới đăng 
ký  hoạt  động  từ  năm  1999  đến  năm  2003.  Các  doanh  nghiệp  này  tạo  công  ăn  việc 
làm và làm gia tăng thu nhập. Các cuộc phỏng vấn doanh nghiệp trong khuôn khổ 
PPA cho thấy, các doanh nghiệp hài lòng với các chi phí liên quan đến đăng ký kinh 
doanh và thời gian cần thiết để xử lý hồ sơ. Tất cả các doanh nghiệp đều nói rằng, 
các quy trình hiện thời đã đơn giản hơn và yêu cầu về giấy tờ cũng đã giảm tới mức 
tối thiểu. Không có doanh nghiệp nào nói đến các khoản chi phí ngầm, hoặc chi phí 
phong bì. Các cơ quan nhà nước hiện nay cũng đã làm việc theo thời gian làm việc 
đã công bố. Điều này là một sự chuyển biến rất lớn.  
Nguồn: phỏng vấn doanh nghiệp trong báo cáo PPA ở tỉnh Hà Tây (RDSC và Ngân hàng 
Thế giới, 2003)
 
  Sự tham gia của người dân trong quá trình quyết định
 
Ý kiến đóng góp,  17. Tiếng nói của người nghèo
phản hồi của công 
dân có ý nghĩa  Khi quá trình cải cách hành chính và phân cấp diễn ra mạnh mẽ, thì hệ thống 
quan trọng nhằm  giám sát chặt chẽ các thay đổi về thể chế trở nên ngày càng quan trọng. Ý kiến 
đảm bảo rằng các  của  công  dân,  đặc  biệt  là  người  nghèo,  về  chất  lượng  dịch  vụ  và  trợ  cấp  có 
nội dung cải cách  mục tiêu, có ý nghĩa quan trọng cho việc đảm bảo nội dung cải cách phù hợp. 
là phù hợp và  Người dân đã có thể tham gia vào quá trình ra quyết định, song thách thức đặt 
được thực hiện.   ra là làm thế nào để cho hệ thống vận hành hiệu quả trong thực tế.  

  17.1 Dân chủ cơ sở


  “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” (Chủ tịch Hồ Chí Minh) 
   
Ban đầu, các  Quy định về sự tham gia của người dân trong quá trình ra quyết định ở địa 
nguyên tắc dân  phương, Nghị định Dân chủ Cơ sở, bắt nguồn từ câu nói trên của Chủ tịch Hồ 
chủ cơ sở được  Chí Minh. Nghị định đầu tiên về dân chủ cơ sở được chính phủ ban hành vào 
công bố rộng rãi.   tháng 5 năm 1998 và được gọi là Nghị định 29.  
   
  Báo cáo PPA cho biết, chính phủ và chính quyền các cấp cũng như các tổ chức 
  quần chúng đã công bố rộng rãi khái niệm về dân chủ cơ sở khi Nghị định 29 
  được ban hành lần đầu tiên. Bản Nghị định được phát đến tận tay tất cả các 
  chính quyền các cấp, đội ngũ cán bộ và trưởng thôn. Các cuộc họp thôn, xóm 
  được tổ chức để tuyên truyền Nghị định với tỷ lệ người dân tham gia rất cao ‐
  khoảng 60 đến 90% người dân địa phương.  
   
Nhưng không  Tuy nhiên, cán bộ chính quyền các cấp và lãnh đạo các tổ chức đại chúng ở tất 
được đưa vào đời  cả các xã, huyện đều chỉ ra những điểm yếu và hoạt động không đồng bộ để 
sống một cách  nâng cao nhận thức về Nghị định. Do thiếu cơ sở vật chất ở các thôn, như các 
hiệu quả  Hội trường thôn, nên đã hạn chế việc tuyên truyền và phổ biến nội dung của 
  Nghị định.  
   
Nghị định 29 mới  Tháng 7 năm 2003, Nghị định 29 được thay thế bằng Nghị định 79. Nghị định 
có thể tạo ra sự  mới đã quy định rõ các lĩnh vực đòi hỏi phải có sự tham gia và giám sát của 
quan tâm mới.   người dân. PPA cũng được tiến hành nhanh chóng sau khi ban hành nghị định 

35
Báo cáo Đánh giá nghèo cấp vùng

mới để đánh giá tác động của nghị định. Dường như Nghị định đã trở thành 
tác nhân để nâng cao tầm quan trọng của sự tham gia của người dân ở cấp xã 
và thôn. Nghị định cũng có thể buộc cán bộ nhà nước phải nhanh chóng chấp 
nhận sự tham gia của cộng đồng và ngăn chặn các trường hợp tương tự như 
mô tả trong Hộp 7.  

  Hộp 7: Nước đổ lá khoai


Năm 2002, sau một số cuộc thảo luận không thành công, Uỷ ban Nhân dân của một 
xã ở huyện Nam Sách đã tạm giữ quạt điện của các hộ gia đình ở một thôn ‐ những 
người này không chịu nộp  tiền để xây kênh tưới tiêu trong khuôn khổ một dự án 
của chính phủ. Ở thôn này, ngay từ đầu, hầu hết các hộ gia đình không đồng tình 
với quyết định xây dựng kênh tưới tiêu của Uỷ ban Nhân dân. Mặc dù công trình 
này được coi là có lợi cho thôn song các hộ cho rằng cần ưu tiên xây dựng hệ thống 
đường  xá  giữa  các  ruộng  để  tạo  thuận  lợi  cho  vận  chuyển  đầu  vào  và  sản  phẩm. 
Cuối cùng, sau khi liên tiếp khiếu nại và đàm phán, Uỷ ban Nhân dân trả lại các tài 
sản này cho người dân nhưng cả hai bên  đều không hài lòng. Một người dân nói: 
“Sự tham gia của chúng tôi sẽ không có ý nghĩa gì nếu chính phủ không lắng nghe ý kiến 
của chúng tôi”. 
Nguồn: Phỏng vấn trong báo cáo PPA ở tỉnh Hà Tây (RDSC và Ngân hàng Thế giới, 2003)
 
  17.2 Quá trình quyết định của chính phủ trong thực tế
Kế hoạch kinh tế  Hai  hoạt  động  chính  của  chính  quyền  địa  phương  có  tác  động  trực  tiếp  đến 
xã hội hầu như  người nghèo là việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở địa phương 
không có ý kiến  và xác định các hộ nghèo được hưởng các dịch vụ và ích lợi xã hội. Cả hai hoạt 
tham gia của  động này hầu như không có sự tham gia của các hộ nghèo.  
người nghèo.    
  Quá  trình  dự  thảo  kế  hoạch năm  năm,  kế  hoạch  hàng  năm  và  phân  bổ  ngân 
  sách tương ứng ở cấp xã là trách nhiệm của Uỷ ban Nhân dân. Ở cấp huyện, 
  nhiệm  vụ  này  còn  có  sự  tham  gia  của  Sở  Kế  hoạch  và  Đầu  tư  tỉnh.  Báo  cáo 
  PPA cho thấy, theo quy trình hiện thời, không cần đến hoặc không có ý kiến 
  tham gia của người dân địa phương. Việc tham vấn ý kiến chỉ được thực hiện 
  khi cần đến đóng góp tài chính của dân.  
   
Quá trình xác  Quá trình xác định hộ nghèo được cấp chứng nhận hộ nghèo phụ thuộc vào 
định các hộ nghèo  từng xã, nhưng theo báo cáo PPA, quy trình này ở các địa điểm điều tra đều 
hoàn toàn không  tương tự nhau. Quy trình bắt đầu với việc một cán bộ của Uỷ ban Nhân dân xã 
có sự tham gia  tổ chức điều tra với sự trợ giúp của trưởng thôn. Danh mục các hộ nghèo đã 
của chính người  được  lập  được  đưa  ra  thảo  luận  trong  cuộc  họp  với  trưởng  thôn  trước  khi 
nghèo.   được trình lên cấp xã. Sau đó, danh mục hộ nghèo được trình lên cấp huyện 
để  thông  qua  lần  cuối.  Nhìn  chung,  hộ  gia  đình  nghèo  không  tham  gia  vào 
quy trình này và các hộ được đưa tên vào danh mục nghèo thường không hiểu 
tại sao mình có tên trong danh mục. Điều tích cực là, tất cả những người được 
hỏi ý kiến đều đồng ý rằng, các hộ được chọn đều là các hộ nghèo.  
 
Bên cạnh việc tham vấn trực tiếp với người nghèo, một cách khác để tiếng nói 
của người nghèo có trọng lượng trong quá trình quyết định là thông qua Hội 
đồng  Nhân  dân.  Nhưng  hiệu  quả  hoạt  động  của  Hội  đồng  Nhân  dân  trong 
thực tế thường không cao (xem Hộp 8). 

36
Phần 2: Nâng cao đời sống và triển vọng cho người nghèo

  Hộp 8: Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân


Thành viên  Hội đồng  Nhân dân được bầu để đại diện cho ý chí của  người dân  vì 
những người này được nhân dân trực tiếp bầu ra. Sau đó, Hội đồng Nhân dân cử ra 
Uỷ  ban  Nhân  dân  để  thực  hiện  chức  năng  quản  lý  nhà  nước  (các  chức  năng  điều 
hành). Hội đồng Nhân dân có nhiệm vụ giám sát và đảm bảo hiệu quả hoạt động 
của Uỷ ban Nhân dân. Theo nguyên tắc, hệ thống này tạo điều kiện đảm bảo trách 
nhiệm giải trình cao hơn của hệ thống hành pháp. Tuy nhiên, điều này không phải 
lúc nào cũng xảy ra trong thực tế. Báo cáo PPA cho biết, cán bộ của Uỷ ban Nhân 
dân  Xã  chưa  nắm  rõ  về  những  nội  dung  cần  báo  cáo  cho  Hội  đồng  Nhân  dân  và 
thẩm quyền của cơ quan này. Rõ ràng điều này đã làm hạn chế hiệu quả của tiếng 
nói người dân trong Hội đồng Nhân dân.  

Cải cách soạn lập  Những thay đổi quan trọng đang được tiến hành trong quá trình xây dựng kế 
kế hoạch đang  hoạch.  Các  hướng  dẫn  mới  ban  hành  gần  đây  đã  nhấn  mạnh  rằng  các  quy 
được thực hiện  trình xây dựng kế hoạch cấp tỉnh cần được thông báo nhằm: 
một cách ý nghĩa 
và có sự tham gia  • tập trung nhiều hơn tới vấn đề đói nghèo; 
hơn   • hướng tới kết quả nhiều hơn với một khuôn khổ giám sát nhằm đo lường 
  những tiến triển của kết quả; 
  • dựa vững chắc vào sự phân tích mạnh mẽ các thách thức của tăng trưởng 
  và xoá đói giảm nghèo; 
  • về bản chất có sự tham gia và tư vấn nhiều hơn;  
  • gắn kết tốt hơn với ngân sách. 
   
  Một số chính quyền tỉnh trên toàn quốc đã thí điểm thực hiện những cải cách 
  trong  một  nỗ  lực  gọi  tên  là  “Triển  khai  CPRGS”.  Tỉnh  Ninh  Bình  của  vùng 
  Đồng bằng Sông Hồng là một trong những tỉnh đã thí điểm phương pháp xây 
  dựng  kế  hoạch  trung  hạn  dựa  trên  kết  quả  nhiều  hơn.  Thông  tin  về  việc  thí 
  điểm này tại Ninh Bình có thể tìm tại trang web của CPRGS (www.cprgs.org). 
  Trong thời gian tới, dự kiến rằng tất cả các tỉnh sẽ sử dụng phương pháp có sự 
  tham gia nhiều hơn trong quá trình xây dựng kế hoạch 5 năm. 
 
17.3 Gia tăng sự tham gia của người dân: tiến trình hai chiều
Sự tham gia tích  Lợi ích của việc thực hiện hiệu quả hơn Nghị định dân chủ cơ sở có ý nghĩa 
cực hơn của  quan trọng. Những cán bộ tham gia vào đánh giá PPA đã nêu lên một số lợi 
người dân trong  ích như: 
quản lý nhà nước 
• Huy động tốt hơn nguồn lực trong cộng đồng ‐ nhiều ý tưởng hơn, đóng góp 
và quá trình ra 
tiền của và hiện vật cho các hoạt động công cộng;  
quyết định đem 
• Cải  thiện  quan  hệ  giữa  chính  quyền  và  cử  tri  ‐  khiến  nại  và  mâu  thuẫn  của 
lại nhiều kết quả 
công dân đã được giảm đáng kể; và 
quan trọng.  
• Tình trạng tham nhũng giảm – năng lực của người dân được nâng cao, buộc 
 
đội ngũ cán bộ và công chức nhà nước phải “trong sạch hơn”. 
 
 
 
Người dân có thể không quan tâm đến các vấn đề như chi tiết của bản ngân 
 
sách xã, nhưng họ rất quan tâm đến các quyết định liên quan đến cuộc sống 
 
của  mình,  quan  tâm  đến  kế  hoạch  và  các  hoạt  động  thôn  xóm,  và  quan  tâm 
 
đến việc đóng góp tiền mặt, hiện vật của họ được sử dụng như thế nào.  
 
 
 
 
 

37
Báo cáo Đánh giá nghèo cấp vùng

Các buổi họp cộng  Các buổi họp thôn, xóm được coi là một hình thức hữu hiệu để tạo thuận lợi 
đồng hiệu quả có  cho  sự  đối  thoại  giữa  đại  diện  chính  quyền  và  công  dân.  Hiện  nay,  các  buổi 
thể khuyến khích  họp thôn được tổ chức mỗi năm một đến hai lần và chủ yếu là tuyên truyền 
người dân quan  một chiều, khiến cho người dân không quan tâm đến các nội dung họp. Nhóm
tâm đến hoạt  nghiên  cứu  PPA  khuyến  nghị  tổ  chức  các  buổi  họp  thường  xuyên  hơn  (theo 
động của chính  quý)  để  nâng  cao  sự  hài  lòng  của  cộng  đồng  với  các  đề  xuất.  Ngay  cả  khi 
quyền.  không  thể  tổ  chức  các  buổi  họp  thường  xuyên,  đặc  biệt  là  người  nghèo  ‐
  những người mà mối quan tâm hàng đầu là tạo ra thu nhập, thì tối thiểu nên 
tổ chức các cuộc họp có giao tiếp hai chiều hiệu quả hơn.
 
  17.4 Tiếp tục phân cấp: quyết định ở cấp thôn?
Việc ra quyết định  Người dân và các trưởng thôn đã đề xuất việc giao quyền quyết định xuống 
ở cấp thôn có thể  tới cấp thôn. Điều này rõ ràng sẽ khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho 
là điều cần thiết,  người dân tham gia ở cấp thôn. Những vấn đề như hệ thống đường xá trong 
song hiện nay  thôn, hệ thống tưới tiêu và phân bổ đất đai có thể được quyết định ở cấp thôn. 
chưa có tính khả    
thi.   Tuy nhiên, cần tiến hành đánh giá cẩn trọng liệu trưởng thôn có đủ năng lực 
  để  đảm  nhận  vai  trò  huy  động  và  phân  bổ  nguồn  lực  hay  không.  Nhiệm  vụ 
  này đòi hỏi phải tiến hành đào tạo cho các trưởng thôn, cải thiện hệ thống cơ 
sở vật chất ở thôn (như phòng họp thôn), và tiền phụ cấp cao hơn. Hiện nay, 
trưởng  thôn  mới  được  hưởng  mức  bồi  dưỡng  tương  đối  thấp  (mỗi  tháng 
90.000 đồng), chưa được đào tạo và phải làm quá nhiều việc. Trong bối cảnh 
hiện nay, các trưởng thôn chưa có đủ khả năng để đảm nhận thêm chức năng 
và nhiệm vụ.  

38
Phần 3: Các vấn đề mới phát sinh

 
  Phần 3: Các vấn đề mới phát sinh
 
 
Các vấn đề mới  Báo cáo này đã dựng lên bức tranh về một vùng đồng bằng có tỷ lệ dân nghèo 
phát sinh bao  tương  đối  thấp  so  với  các  vùng  khác.  Tuy  nhiên,  tính  về  số  tuyệt  đối,  tình 
gồm: tình trạng di  trạng nghèo ở vùng này rất cao vì dân số đông. Một số hộ gia đình đã thoát 
cư, thu nhập phi  nghèo một phần là do diện tích đất hạn chế, buộc người dân phải xoay sang 
nông nghiệp tăng  các  hoạt  động  phi  nông  nghiệp  để  có  thêm  thu  nhập,  và  một  phần  là  do  ở 
lên, vấn đề đất đai  Đồng bằng sông Hồng có hai thành phố lớn là Hà Nội và Hải Phòng – là tác 
và vấn đề môi  nhân  để  tạo  ra  các  cơ  hội  có  thu  nhập  phi  nông  nghiệp.  Cơ  cấu  giảm  nghèo 
trường.   này  hiện  đang  làm  nảy  sinh  một  số  vấn  đề  và  thách  thức  cho  các  nhà  hoạch 
định chính sách. Phần này sẽ đề cập đến các vấn đề và thách thức này, đồng 
thời phân tích tác động của phát triển kinh tế tới môi trường.  

  18. Di cư để thoát nghèo


 
Vùng này có mức  Ở Đồng bằng sông Hồng, hiện tượng người dân di cư rất nhiều và đây là một 
tiền gửi cho gia  nguồn thu nhập quan trọng để xoá đói giảm nghèo. Trung bình, mỗi hộ gia đình 
đình của người di  ở Đồng bằng sông Hồng trong năm 2002 nhận được 335.000 đồng, mức cao thứ 
cư cao thứ hai  hai trong cả nước, sau vùng Đông Nam bộ (479.000 đồng) (Ngân hàng Thế giới 
trong cả nước.   và các Tổ chức khác, 2003). Tuy nhiên, có rất nhiều vấn đề phát sinh gắn liền với 
  người  lao  động  di  cư,  đặc  biệt  là  người  nghèo.  Hiện  nay,  các  nhà  hoạch  định 
  chính sách chưa ý thức đầy đủ về những vấn đề này. 
   
Hình thức di cư  Theo  nghiên  cứu  PPA  ở  tỉnh  Hải  Dương  và  Hà  Tây,  phương  thức  di  cư  và 
có liên quan tới  công  ăn  việc  làm  của  người  di  cư  gắn  liền  với  khả  năng  tài  chính  của  họ. 
tình hình tài  Người  càng  khá  giả  càng  có  nhiều  cơ  hội  được  tuyển  dụng  để  làm  các  công 
chính   việc  được  trả  lương  ở  trong  nước  hay  ở  nước  ngoài,  còn  người  nghèo  chỉ  có 
  thể tìm kiếm cơ hội với các công việc ở địa phương, mang tính chất tạm thời 
hay mùa vụ với mức tiền công thấp và không có gì đảm bảo về việc làm. Sự 
phân cách giới tính cũng thể hiện rất rõ ràng ‐ phụ nữ thường làm người giúp 
việc hoặc buôn bán nhỏ, còn nam giới chủ yếu làm ruộng thuê hoặc làm việc 
cho các công trình xây dựng.  
 
Có thể phân biệt cơ cấu di cư ở Đồng bằng sông Hồng theo xu hướng tìm kiếm 
việc làm của người dân như sau: 
• Làm việc ở các địa phương lân cận hoặc các trung tâm vùng.  
• Làm việc ở các nơi khác ở Việt Nam. 
• Làm việc ở nước ngoài.  

  18.1 Làm việc ở các địa phương lân cận và các trung tâm vùng
Những người di  Những người di cư này thường là người nghèo. Họ chuyển đến làm việc tại 
cư đến các địa  các trang trại gần kề để làm các công việc mùa vụ, hoặc đến các khu đô thị để 
phương lân cận  buôn bán nhỏ. Rất nhiều hộ gia đình cho thuê đất của mình để đi làm ở các nơi 
thường là người  khác.  “Đó  là  nguồn  sinh  kế  chính  của  chúng  tôi  do  nông  nghiệp  chỉ  mang  lại  cho
nghèo.   chúng tôi nguồn thu nhập quá nhỏ”.  
 

39
Báo cáo Đánh giá nghèo cấp vùng

Những người di  Rất nhiều người dân nông thôn sống gần các trung tâm đô thị thường vào thành 
cư là phụ nữ gặp  phố để làm việc vào ban ngày và quay về nhà vào buổi tối ‐ đặc biệt là những 
nhiều rủi ro hơn.   người phụ nữ khi chồng họ không muốn họ ở lại trong thành phố, thị xã qua 
đêm. Điều này đã làm hình thành nên một nhóm người mới rất dễ gặp phải rủi 
ro, khó khăn. Phụ nữ ở xã Liên Hà cho biết, đôi khi trên đường về nhà từ Hà 
Nội, họ bị những kẻ nghiện ngập chặn đường, tấn công và cướp hết tiền kiếm 
được  trong  ngày.  Ngoài  ra,  cũng  có  những  trường  hợp  bị  hiếp  dâm  được  ghi 
nhận. Chính sách “làm sạch đường phố” theo đó, người bán hàng rong không 
được phép bán hàng trên đường phố Hà Nội cũng làm gia tăng các nguy cơ đối 
với người phụ nữ ‐ những người có thể phải đi đến các chợ đêm để bán hàng 
(xem Hộp 9).  

  Hộp 9: Phụ nữ hy sinh an toàn của mình để kiếm sống


  “Ở thôn chúng tôi có những người được thuê để đi làm việc ở thành phố. Khi đến 
  nơi, một số người không tìm được việc làm, bị tán tỉnh và gợi ý quan hệ tình dục”.  
  “Trong một số trường hợp, người dân làng cũng được gọi đi làm, nhưng thay vào 
đó, họ bị đưa sang Trung Quốc và phải tìm cách bỏ trốn”. 
“Hay là, khi trời nổi mưa gió, có những người đàn bà không thể về nhà và họ phải ở 
lại thành phố qua đêm. Những trường hợp như vậy cũng có thể bị người chồng đưa 
ra làm lý do để đòi li dị”.  
“Hiện  nay,  những  người  buôn  bán  rong  thường  bị  bắt.  Họ  [cảnh  sát]  rất  nghiêm 
khắc,  do  đó  chúng  tôi  phải  bỏ,  không  dám  đi  bán  rong  nữa.  Một  vài  người  quyết 
định đi buôn bán ở các chợ xanh thường hoạt động vào ban đêm”. 
Nguồn: Phụ nữ được phỏng vấn trong báo cáo PPA ở tỉnh Hà Tây (RDSC và Ngân hàng 
Thế giới, 2003)
   
  18.2 Các nơi khác ở Việt Nam
Những người di  Nghiên cứu ở Hải Dương cho thấy, những người di cư theo nhóm này thường 
cư đến các nơi  là  thanh  niên  trẻ,  có  mức  thu  nhập  trung  bình.  Họ  thường  đi  đến  các  thành 
khác thường là  phố lớn ở miền nam để làm các công việc theo mùa vụ hoặc tạm thời. Đối với 
thanh niên, có  nam giới, đây là những công việc lao động chân tay như làm thợ nề, thợ mộc; 
mức thu nhập  phụ nữ thường làm nghề giúp việc. Có một số người bỏ quê để đi làm ở các 
trung bình.   doanh nghiệp tư nhân.  

  18.3 Đi làm việc ở nước ngoài


Những người đi  Tham gia vào các chương trình xuất khẩu lao động có thể đem lại một nguồn 
lao động ở nước  thu nhập rất lớn cho một số ít người may mắn. Một phụ nữ ở tỉnh Hải Dương 
ngoài thường là  (ước tính tỉnh này đã xuất khẩu 6.000 người lao động) cho biết, con gái của bà 
những người có  thường gửi về nhà mỗi tháng 200 đô la Mỹ. Hầu hết những người đi lao động 
đôi chút của cải.   xuất  khẩu  để  là  thanh  niên  trẻ,  đời  sống  khá  giả  hơn,  và  thường  đi  làm  ở 
  những nước như Malaysia, Đài Loan, Đức và Hàn Quốc.  
 
Trong số những  Một số người đàn ông đi ra nước ngoài để làm việc ở trang trại hoặc trong các 
người đi lao động  nhà  máy  sản  xuất  công  nghiệp.  Tuy  nhiên,  đại  đa  số  lao  động  đi  làm  việc  ở 
ở nước ngoài,  nước  ngoài  là  phụ  nữ,  được  tuyển  dụng  để  làm  việc  trong  các  ngành  công 
người nghèo chỉ  nghiệp và dịch vụ, phổ biến nhất là làm người giúp việc. Rủi ro thường xảy ra 
chiếm tỷ lệ nhỏ.   với tỷ lệ cao đối với phụ nữ nghèo, những người không có đủ tiền để đóng các 
loại phí cho các doanh nghiệp xuất khẩu lao động có uy tín.  

40
Phần 3: Các vấn đề mới phát sinh

Người nghèo chiếm tỷ lệ nhỏ trong số những người đi lao động ở nước ngoài 
có  đăng  ký  chính  thức.  Có  hai  lý  do  giải  thích  cho  hiện  tưởngj  này.  Một  là, 
mức tiền đặt cọc do các doanh nghiệp xuất khẩu lao động đặt ra quá lớn đối
với người nghèo. Một người muốn xin đi lao động xuất khẩu ở nước ngoài có 
thể phải đặt cọc từ 20 đến 80 triệu đồng để tham gia vào các khoá đào tạo định 
hướng  nghề  nghiệp  và  đào  tạo  tiếng.  Hai  là,  để  đi  làm  việc  ở  nước  ngoài, 
người  lao  động  phải  có  trình  độ  giáo  dục  tối  thiểu  là  học  hết  trung  học  (12 
năm) – đây  cũng là yêu cầu cao so với trình độ  mà người nghèo thường đạt 
được (người nghèo thường chỉ đi học hết lớp 9 là tối đa).
 
  18.4 Di cư: tác động tích cực và tiêu cực
  “Con trai chúng tôi hiện đang làm ăn rất tốt ở thành phố Hồ Chí Minh. Nếu 
  chúng sống ở làng, gia đình chúng tôi thậm chí không thể kiếm đủ ăn”. 
  Một bà mẹ ở huyện Đan Phượng
   
Người dân ra  Di cư có thể có tác động tích cực và tiêu cực tới đời sống của người di cư, gia 
thành phố làm  đình họ và cộng đồng. Trên phương diện tích cực, người di cư có nhiều kinh 
việc có thể kiếm  nghiệm cuộc sống hơn, có thể kiếm tiền gửi về cho gia đình và tăng tiền tiết 
được thu nhập  kiệm.  Tuy  nhiên,  số  tiền  gửi  về  gia  đình  của  những  người  ra  thành  phố  làm 
cao hơn và cải  việc cũng rất khác nhau giữa các gia đình và không phải người nào ra thành 
thiện đời sống gia  phố làm việc cũng gửi tiền về nhà.  
đình.    
 
Nhưng cũng có  Có rất nhiều tác động tiêu cực và cũng rất khác nhau. Đặc biệt đối với người di 
rất nhiều điểm  cư  ở  thành  thị,  môi  trường  ô  nhiễm,  người  di  cư  không  có  đăng  ký  hộ  khẩu 
tiêu cực.   không được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội, và không có các mối quan hệ 
xã hội mang đặc trưng của thôn là những bất cập mà số tiền thu nhập tăng lên 
cũng không bù đắp nổi. Ở cấp thôn, những người phụ nữ có chồng đi làm ăn 
xa cho biết, họ phải ở lại gia đình với gánh nặng việc nhà và công việc đồng 
áng. Các vấn đề xã hội khác mới phát sinh còn có: các gia đình tan vỡ, vấn đề 
sức  khoẻ,  tình  trạng  lây  nhiễm  HIV/AIDS  lan  rộng  truyền  từ  những  người 
chồng  chơi  bời,  hư  hỏng  sau  khi  đi  làm  ở  các  vùng  có  nguy  cơ  lây  nhiễm 
HIV/AIDS cao.  
 
  18.5 Di cư ra thành phố
Có rất nhiều động  Như đã trình bày trong Mục 3.1, mức chi tiêu của các hộ gia đình ở thành thị 
cơ tài chính lớn  vùng Đồng bằng sông Hồng trung bình cao gấp 3,4 lần so với mức chi tiêu của 
khuyến khích  các hộ ở nông thôn. Hộ gia đình ở Hà Nội chi tối thiểu cao gấp 5,1 lần hộ gia 
người dân di cư  đình ở vùng nông thôn Đồng bằng sông Hồng. Đây là động cơ lớn khiến cho 
ra thành phố.   người dân nông thôn muốn chuyển ra thành phố. Hầu hết những người di cư 
  đều khá giả lên. Tuy nhiên, sự phát triển chưa đủ mạnh của hệ thống cơ sở hạ 
  tầng đô thị và cơ chế quản lý hành chính hiện thời hạn chế sự lưu chuyển của 
  người dân có thể khiến cho người di cư vẫn rơi vào tình trạng nghèo.  
   
Người di cư ra  Các cơ chế quản lý hành chính hiện nay không cho phép người dân di cư được 
thành thị không có  đăng ký hộ khẩu thường trú. Đây là một rào cản lớn, không cho phép người di 
đăng ký hộ khẩu  cư  được  sống  cuộc  sống  đầy  đủ  và  thuận  tiện.  Những  người  nghèo  di  cư 
rất dễ rơi vào  không đăng ký không được tiếp cận các dịch vụ xã hội, không có cơ hội vay 
cảnh nghèo đói.   vốn từ các kênh chính thức và gặp rất nhiều trở ngại về mặt hành chính gây 

41
Báo cáo Đánh giá nghèo cấp vùng

  cho họ không ít phiền hà, tốn kém như: họ chỉ có thể được cấp giấy phép tạm 
  trú  trong  6  tháng  một  lần  và  phải  quay  trở  lại  quê  gốc  của  người  cha  hoặc 
  người mẹ để đăng ký khai sinh cho trẻ sơ sinh. Họ có thể được chính quyền sở 
  tại đối xử công bằng và được sử dụng các dịch vụ như y tế, điện, nước – song 
  chỉ khi họ có đủ khả năng để chi trả.  
   
Các cuộc điều tra  Những rào cản cản trở di cư không chỉ có tác động tới đời sống của bản thân 
VHLSS trong  gia đình di cư mà còn ảnh hưởng đến tiến độ phát triển kinh tế của cả nước 
tương lai cần thu  (xem Hộp 10). 
thập nhiều thông   
tin hơn nữa về  Điều không may là, một bất cập chính trong bộ số liệu VHLSS 2002 là không 
người di cư.   thể  xác  định  những  người  dân  di  cư  thông  qua  việc  trả  lời  câu  hỏi  điều  tra. 
  Điều này khiến cho việc đánh giá khả năng tiếp cận dịch vụ giữa người di cư 
và người không di cư trở nên khó khăn. Hạn chế này đã phần nào được giải 
quyết trong cuộc điều tra VHLSS 2004.  

  Hộp 10: Từ kinh nghiệm của Trung Quốc


  Theo tờ Tạp chí Nhà Kinh tế (số tháng 10, 9‐15/2004), một điều đáng ngạc nhiên là 
  Trung Quốc hiện đang gặp phải tình trạng thiếu lao động. Ở một đất nước có khoảng 
150 triệu người sống ở nông thôn hầu như không có việc làm, hiện tượng này có vẻ 
như không tin nổi. Không còn những ngày mà những dòng người lao động vô tận, 
chi  phí  thấp  đổ  từ  các  vùng  nông  thôn  ra  các  trung  tâm  công  nghiệp.  Tỉnh  Quảng 
Đông hiện đang gặp phải tình trạng thiếu lao động trầm trọng nhất, nhưng các vùng 
khác cũng gặp phải vấn đề tương tự. Theo một báo cáo của Bộ Lao động và An sinh 
Xã hội, ở đồng bằng sông Châu Giang của tỉnh Quảng Đông, có khoảng 19 lao động 
di cư có đăng ký, và như vậy, các doanh nghiệp còn thiếu khoảng 2 triệu lao động. 
Một trong những nguyên nhân chính của tình trạng thiếu lao động là do quá trình 
tháo bỏ các rào cản đối với di dân diễn ra với tốc độ khác nhau ở các vùng khác nhau 
của Trung Quốc. Những rào cản này không cho phép người di cư được ổn định cuộc 
sống lâu dài với gia đình và hoà nhập vào đời sống nơi đô thị. Một rào cản lớn khác 
thường được nêu ra là việc thiếu vằng hệ thống an sinh xã hội vững chắc và cung cấp 
dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho người lao động di cư.  
Nguồn: Tạp chí Nhà Kinh tế học, số tháng 10, 9‐15, 2004
 
  19. Gia tăng việc làm phi nông nghiệp
 
Sự gia tăng  Ở  Đồng  bằng  sông  Hồng,  việc  làm  phi  nông  nghiệp  phát  triển  mạnh.  Điều 
nhanh chóng các  đáng khuyến khích là, hiện tượng này gắn liền với kết quả xoá đói giảm nghèo. 
hoạt động phi   
nông nghiệp  Bảng 9 cho thấy việc làm nông nghiệp đã giảm, việc làm phi nông nghiệp cũng 
dường như đã  như việc làm có lương đã tăng ở vùng Đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn 
góp phần đáng kể  1998 đến 2002. Xu thế này ở Đồng bằng sông Hồng thể hiện rõ nét hơn so với 
vào kết quả giảm  cả nước. Gắn liền với sự phát triển của các hoạt động phi nông nghiệp và làm 
nghèo của vùng.   việc  có  trả  lương  là  hiện  tượng  việc  làm  trong  khu  vực  nhà  nước  giảm,  tăng 
trong khu vực tư nhân. Khu vực tư nhân hiện nay tuyển dụng số lao động cao 
gấp đôi so với khu vực nhà nước.

42
Phần 3: Các vấn đề mới phát sinh

  Bảng 9: Việc làm của người lao động trên 15 tuổi, xếp theo ngành (%)
 
  1998 2002
  Việt Đồng Việt Đồng
  Nam bằng sông Nam bằng sông
Hồng Hồng
Tỷ lệ trong tổng việc làm
- Lao động được trả lương 19 17 30 31
- Làm việc nông trong hộ gia đình 63 64 47 41
- Làm các việc khác trong hộ gia đình 18 20 24 27

Tỷ lệ việc làm trong các ngành chính


thức so với tổng việc làm1 9 8 11 10
Xếp theo Nhà nước/ Tư nhân
Khu vực Nhà nước 42 51 31 37
Khu vực Tư nhân 58 49 69 63
1
 được hiểu là lao động được trả lương ở khu vực đô thị 
Nguồn: Tổng cục Thống kê, dựa trên số liệu VLSS 1998 và VHLSS 2002 

Hầu hết các hộ  Các nghiên cứu tiếp theo về tình hình tham gia thị trường lao động nông thôn 
gia đình kết hợp  (Nguyễn Chiến Thắng, 2004) dựa trên bộ số liệu VHLSS 2002 cho thấy, 78% hộ 
nghề nông với các  gia đình ở Đồng bằng sông Hồng vẫn làm nghề nông, nhưng chỉ có 17% số hộ 
hoạt động khác.   làm nghề nông đơn thuần. Hầu hết các hộ đều kết hợp làm nghề nông với các 
công  việc  phi  nông  nghiệp  do  mình  tự  làm  chủ  và/  hoặc  việc  làm  được  trả 
lương.  
 
Đồng  bằng  sông  Hồng  có  tỷ  lệ  thành  viên  hộ  gia  đình  làm  việc  phi  nông 
nghiệp  do  mình  tự  làm  chủ  cao  nhất  (24%),  ngang  bằng  với  tỷ  lệ  của  vùng 
duyên  hải  Nam  Trung  bộ.  Ở  Đồng  bằng  sông  Hồng,  chủ  yếu  là  người  giàu 
thực hiện các hoạt động phi nông nghiệp song tỷ lệ thành viên hộ gia đình làm 
các công việc được trả lương ở nhóm nghèo và nhóm giàu cũng tương đương 
nhau (xem Bảng 10). 

Bảng 10: Thành viên các hộ gia đình tham gia thị trường lao động, xếp
từ nhóm nghèo đến nhóm giàu (%)

Nhóm 20% Nghề nông Công việc phi nông Lao động được
nghiệp, tự làm chủ trả lương
Nghèo nhất 86 16 31
Cận nghèo nhất 81 23 30
Trung bình 76 26 30
Cận giàu nhất 61 24 29
Giàu nhất 33 27 33

Nguồn: Nguyễn Chiến Thắng, 2004 

43
Báo cáo Đánh giá nghèo cấp vùng

Các công việc  Thu nhập từ việc làm được trả lương không có nghĩa là người nghèo đã thoát 
được trả lương  khỏi cảnh nghèo. Loại lao động được trả lương có ý nghĩa quan trọng. Thành 
không đồng nghĩa  viên  các  hộ  gia  đình  nghèo  thường  chỉ  được  tuyển  dụng  làm  việc  trong  các 
với việc thoát khỏi  ngành  trả  lương  thấp,  làm  việc  theo  mùa  vụ  hoặc  làm  việc  theo  ngày  mà 
cảnh nghèo.   không  được  đảm  bảo  về  công  việc.  Thành  viên  các  hộ  gia  đình  khá  giả  hơn 
  thường làm việc ở các vị trí được trả lương cao hơn trong khu vực nhà nước 
hoặc trong các công ty tư nhân.  
 
Bảng 11 cho thấy, từ nhóm nghèo nhất đến nhóm có thu nhập trung bình, cho 
dù thành viên hộ gia đình làm việc được trả lương hay làm nghề nông thì mức 
chi tiêu của các hộ gia đình hầu như không khác biệt. Tuy nhiên, đối với nhóm 
giàu nhất, hộ gia đình nào có người làm việc được trả lương thì mức chi tiêu 
cao hơn so với hộ làm nghề nông. Điều này cho thấy, chỉ đối với hộ khá giả hơn 
thì  việc  làm  được  trả  lương  đem  lại  thu  nhập  nhiều  hơn  làm  nghề  nông, 
nguyên nhân là do hộ khá giả hơn thường có trình độ giáo dục cao hơn, do đó 
có thể kiếm được việc làm trả lương cao.
 
  Bảng 11: Chi tiêu thực tế trung bình trên thành viên hộ gia đình, từ
  nhóm nghèo đến nhóm giàu (nghìn đồng/năm)
 
  Nguồn thu nhập
  Nhóm 20% Chỉ làm việc được trả Chỉ làm nghề nông
  lương
  Nghèo nhất 1571 1492
  Cận nghèo nhất 2052 2055
 
Trung bình 2712 2657
 
Cận giàu nhất 3831 3600
 
Giàu nhất 6846 5936

Nguồn: Nguyễn Chiến Thắng, 2004 
 
Các biện pháp  Như trình bày trong Mục 2 và 3.2, đại đa số hộ gia đình vẫn còn nghèo ở Đồng 
tăng tài sản cho  bằng sông Hồng hiện đang làm nghề nông. Ngược lại, rất nhiều hộ gia đình đã 
người nghèo tạo  thoát nghèo nhờ tận dụng các cơ hội phi nông nghiệp. Tuy nhiên, một số hộ 
điều kiện cho hộ  gia đình làm các nghề phi nông nghiệp và các công việc được trả công vẫn còn 
tận dụng tốt hơn  nghèo.  Do  đó,  các  biện  pháp  để  nâng  cao  ʺgiá  trị  tài  sảnʺ  cho  người  nghèo 
các cơ hội thị  (giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, tiếp cận tín dụng v.v.) có ý nghĩa rất quan trọng
trường.   để tạo điều kiện cho người nghèo có được vị thế tốt hơn trong nền kinh tế thị 
trường.  Thị  trường  chuyển  đổi  đất  đai  hiệu  quả  cũng  có  vai  trò  quan  trọng 
giúp cho người nghèo có thể kết hợp nghề nông với các nghề phi nông nghiệp 
và việc làm có tiền công khác theo năng suất của họ (xem Mục 19). 
 
Bảo vệ quyền lợi  Gắn liền với sự phát triển của khu vực tư nhân là vấn đề bảo vệ người công 
của công nhân  nhân, đặc biệt là người nghèo ‐ những người hầu như không có tiếng nói nào 
cũng có ý nghĩa  ở nơi làm việc. Cần có các biện pháp tự vệ để giúp người dân không bị rơi vào 
rất quan trọng.   tình  trạng  nghèo  khi  họ  bị  ốm  đau,  hay  phải  gánh  vác  trách  nhiệm  gia  đình 
  hoặc bị tai nạn lao động ở nơi làm việc. Trước đây, có một số tiêu chuẩn lao 
  động áp dụng cho cán bộ nhà nước. Tuy nhiên, ngày nay, với sự phát triển của 

44
Phần 3: Các vấn đề mới phát sinh

  doanh nghiệp tư nhân, nhà nước cần đóng vai trò nhất định trong việc cưỡng 
chế áp dụng các tiêu chuẩn lao động này (xem Hộp 11).  
 
  Hộp 11: Tiêu chuẩn lao động - luật pháp và thi hành
Theo  Bộ  luật  Lao  động,  các  doanh  nghiệp  tư  nhân  tuyển  dụng  trên  10  người  phải 
mua  bảo  hiểm  y  tế  cho  công  nhân.  Một  nghiên  cứu  về  Trách  nhiệm  Xã  hội  của 
Doanh  nghiệp  (MOLISA  và  ILSSA,  2004)  cho  thấy,  trong  số  24  doanh  nghiệp  lớn 
hoạt động trong ngành dệt may và da giày của Việt Nam (tất cả đều có trên 10 lao 
động), có khoảng 70% doanh nghiệp đóng bảo hiểm y tế. Đối với bảo hiểm xã hội, 
con  số  là  tương  tự.  Hầu  hết  các  doanh  nghiệp  quy  mô  lớn  được  điều  tra  trong 
nghiên cứu Trách nhiệm Xã hội của Doanh nghiệp đều có Quy chế Hành vi. Nhìn 
chung, nội dung của các Quy chế Hành vi này phù hợp với quy định trong Bộ luật 
Lao động. Các doanh nghiệp phải có Quy chế Hành vi dường như là do áp lực từ 
phía các khách hàng nước  ngoài khi khách hàng yêu cầu hàng hoá  phải tuân theo 
một số tiêu chuẩn nhất định trên các phương diện như lao động và môi trường. Áp 
lực từ bên ngoài này có thể đủ mạnh để đảm bảo buộc doanh nghiệp phải thực hiện 
theo Quy chế Hành vi ‐ tuy nhiên, điều này còn cần phải được xem xét và nghiên 
cứu thêm. Hiện nay, chính phủ đóng một vai trò nhất định trong việc đảm bảo áp 
dụng  các  tiêu  chuẩn  lao  động.  Tối  thiểu,  chính  phủ  có  vai  trò  giám  sát  các  doanh 
nghiệp vừa và nhỏ ‐ những doanh nghiệp chưa có Quy chế Hành vi.                     
Nguồn: MoLISA và ILSSA (2004)
 
  20. Đất đai
   
  Ngược với một số vùng khác ở Việt Nam, các hộ gia đình nghèo ở Đồng bằng 
sông Hồng không gặp phải tình trạng không có đất9. Số liệu VHLSS 2002 cho 
thấy,  chỉ  có  7%  hộ  gia  đình  nghèo  nhất  ở  nông  thôn  vùng  Đồng  bằng  sông 
Hồng mới không có mảnh đất nào.  

Quy mô đất đai  Tuy nhiên, quy mô đất trung bình ở Đồng bằng sông Hồng thấp hơn rất nhiều 
trung bình của  so với mức trung bình của cả nước vì đây là vùng tập trung đông dân cư. Bộ 
vùng thấp hơn  số liệu VHLSS 2002 cho thấy, trung bình, mỗi hộ gia đình ở đồng bằng sông 
mức trung bình  Hồng  chỉ  được  giao  2.317m2  so  với  con  số  8.121m2/hộ  của  cả  nước.  Ở  Đồng 
của cả nước.   bằng sông Hồng, hầu hết đất đai được xếp vào nhóm đất trồng cây hàng năm 
  (chủ  yếu  là  trồng  lúa)  và  diện  tích  đất  được  phân  bổ  tương  đối  đều  giữa  hộ 
nghèo  và  hộ  giàu.  Điều  này  phản  ánh  lịch  sử  nông  nghiệp  tập  thể  và  chính 
sách phân bổ đất đồng đều ở miền Bắc, trái ngược với tình trạng phân bố đất 
không đều ở miền Nam.  
 
Đất đai là một tài  Tình  trạng  thiếu  đất  ở  Đồng  bằng  sông  Hồng  đồng  nghĩa  với  việc  đất  đai  là 
sản quan trọng.   một tài sản rất quý giá. Ở Đồng bằng sông Hồng đã xuất hiện thị trường cho 
thuê  đất  với  tốc  độ  nhanh  hơn  mức  trung  bình  của  cả  nước.  Theo  kết  quả 
VHLSS, vào năm 2002, 23% hộ gia đình ở Đồng bằng sông Hồng tiến hành đi 
thuê đất ‐ so với tỷ lệ 11% số hộ gia đình trong cả nước (xem Bảng 12). Đồng 
thời, ở Đồng bằng sông Hồng, 7% hộ gia đình cho thuê đất so với tỷ lệ 4% của 
cả nước. Phân tích sâu hơn cho thấy, như dự đoán, các hộ gia đình giàu là các 
hộ cho thuê đất chủ yếu. Đối với hộ đi thuê đất, tất cả các nhóm chi tiêu, từ 

 Tình trạng không có đất được dùng để chỉ các hộ gia đình ở nông thôn không có bất kỳ diện tích đất nào 
9

để làm nông nghiệp, trồng rừng hay ngư nghiệp.  

45
Báo cáo Đánh giá nghèo cấp vùng

nghèo nhất đến cận giàu nhất đều đi thuê với tỷ lệ dao động từ 20 đến  25% 
(xem Bảng 12).  
 
Bảng 12: Tỷ lệ hộ gia đình đi thuê đất, từ nhóm nghèo đến giàu (%)

Nhóm 20% Việt Nam Đồng bằng sông Hồng


Nghèo nhất 9 18
Cận nghèo nhất 14 27
Trung bình 13 26
Cận giàu nhất 11 23
Giàu nhất 6 11
Tất cả 11 23

Nguồn: Tổng cục Thống kê, dựa trên số liệu VHLSS 2002 
 
Theo kinh nghiệm và bằng chứng quốc tế, thị trường cho thuê đất sẽ làm gia 
tăng hiệu quả và nhìn chung, có thể đem lại lợi ích cho người nghèo (xem Hộp 
12). 
 
  Hộp 12: Thị trường thuê đất và người nghèo
Nhìn chung, thị trường thuê đất có lợi cho người nghèo. Thị trường thuê đất tồn tại 
có nghĩa là, người nông dân được tiếp nhận thêm một phần diện tích đất và các hộ 
gia đình khác có thể khai thác cơ hội gia tăng thu nhập từ các hoạt động phi nông 
nghiệp. So với việc cán bộ thôn ‐ những người không có nhiều cơ hội để quan sát 
năng lực ‐ phân bổ đất về mặt hành chính, thị trường thuê đất cho phép các hộ có 
năng suất cao hơn có thể tiếp cận đất đai, từ đó gia tăng sản lượng. Điều này cho 
thấy, trong một môi trường nơi việc phân bổ đất ban đầu được tiến hành đồng đều 
(như trường hợp của hầu hết các địa phương ở Việt Nam), thị trường thuê đất phi 
tập trung sẽ cho phép tăng cao năng suất mà không làm ảnh hưởng tiêu cực đến sự 
bình đẳng.  
Các phát hiện về mối quan hệ giữa thị trường thuê đất và nghèo đói được trình bày 
trong  cuốn  Chính  sách  Đất  đai  phục  vụ  Tăng  trưởng  và  Xoá  đói  Giảm  nghèo,  tác  giả 
Deininger, K, xuất bản năm 2003, nhà xuất bản Oxford University Press.
   
Thị trường đất  Sự phát triển liên tục của thị trường thuê đất và sự phát triển của doanh nghiệp 
đai đang trong  tư nhân phụ thuộc vào hiệu quả của thị trường chuyển nhượng đất đai. Ở Việt 
giai đoạn phôi  Nam, thị trường này vẫn còn trong giai đoạn non trẻ. Năm 1988, hệ thống đất 
thai.   hợp tác xã được xoá bỏ, thay vào đó là quyền sử dụng đất. Mặc dù đất đã (và 
vẫn đang) còn là tài sản của Nhà nước, song quyền sử dụng đất được giao cho 
các hộ gia đình. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, các quyền này không được phép 
chuyển  nhượng.  Đến  năm  1993,  luật  đất  đai  mới  ra  đời,  cho  phép  thừa  kế, 
chuyển nhượng, trao đổi, thuê mướn và cầm cố quyền sử dụng đất. Đây chính 
là thời điểm đánh dấu sự ra đời của thị trường chuyển nhượng đất. Luật Đất 
đai năm 2003 bổ sung thêm một số quy định điều chỉnh sự phát triển của thị 
trường chuyển nhượng đất đai, trong đó bao gồm nguyên tắc áp giá đất theo 
giá thị trường và một số sửa đổi đối với hệ thống mua bán đất bắt buộc.  
 
  Thách thức đặt ra cho các nhà quản lý nhà nước là làm thế nào để việc phân bổ 
đất  đai  và  hệ  thống  buôn  bán  đất  đai  được  minh  bạch,  linh  hoạt  đủ  để  đáp 

46
Phần 3: Các vấn đề mới phát sinh

ứng  nhu  cầu  phát  triển  kinh  tế,  đồng  thời  đảm  bảo  quyền  đất  đai  hợp  pháp
của người nghèo.  
 
Các quy định về  Ngày  càng  có  nhiều  bằng  chứng  cho  thấy  một  số  quy  định  đất  đai  còn  quá 
đất đai nên tạo  chặt  chẽ  và  có  thể  gây  trở  ngại  cho  sự  phát  triển  (xem  Hộp  13).  Một  nghiên 
thuận lợi cho phát  cứu  về  đa  dạng  hoá  sinh  kế  ở  Đồng  bằng  sông  Hồng  (Nguyễn  Anh  Đặng, 
triển kinh tế.   Tacoli, C., và Hoàng Xuân Thành, 2004) cho thấy, sự cứng nhắc trong hệ thống 
  đất đai là một trở ngại cho sự phát triển hơn nữa của tỉnh Hà Nam. Tại một 
làng  nghề  thủ  công,  nghiên  cứu  này  thấy  rằng  ʺviệc  có  đất  để  mở  rộng  sản 
xuất hàng thủ công mỹ nghệ bằng mây, tre đan hiện đang gặp rất nhiều khó 
khăn”. Ở một làng làm nghề nông khác, theo các quy định của tỉnh, chỉ hộ nào 
có tối thiểu 3 hecta đất mới được phép chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng các 
loại cây màu khác. Không hộ gia đình nào trong làng này có thể đáp ứng quy 
định này, do đó, hầu như không có gia đình nào trồng các loại cây khác nhau. 
 
  Hộp 13: Sẵn sàng mở rộng song thiếu đất
Ông Hoà, 59 tuổi, ở huyện Đan Phượng là một doanh nhân. Từ một cơ sở làm mộc 
nhỏ bắt đầu hoạt động từ năm 1973, hiện nay ông có 9 nhân công. Con trai và con 
dâu  của  ông  tham  gia  vào  hoạt  động  tiếp  thị  sản  phẩm,  quản  lý  chất  lượng  và  kế 
toán cho doanh nghiệp. Từ năm 1998, xưởng mộc của ông đã tăng tài sản lưu động 
từ 25 triệu đồng lên 35 triệu đồng. Ông muốn mở rộng hoạt động kinh doanh của 
mình  và  tuyển  dụng  thêm  nhân  công  nhưng  ông  hiện  đang  gặp  phải  một  số  trở 
ngại.  Trở  ngại  đầu  tiên  và  lớn  nhất  là  ông  không  thể  phát  triển  kinh  doanh  mà 
không  mở  rộng mặt  bằng  sản xuất. Mặc dù Uỷ  ban Nhân dân đã  có kế hoạch  mở 
một khu thủ công mỹ nghệ ở rìa làng song thời gian cho thuê chỉ kéo dài 10 năm ‐ 
một khoảng thời gian quá ngắn để ông Hoà chuyển cơ sở sản xuất của mình ra đó 
và  đầu  tư  thêm.  Hai  là,  chi  phí  thuê  đất  là  19,5  triệu  đồng  cho  một  sào  đất  –  đây 
thực  sự  là  một  thách  thức  cho  cơ  sở  kinh  doanh  của  gia  đình  ông.  Ông  Hoà  cho 
rằng,  nếu  vấn  đề  đất  đai  được  giải  quyết,  cơ  sở  của  ông  có  thể  thực  hiện  các  hợp 
đồng  lớn  với  trị  giá  trên  200.000  triệu  đồng  Việt  Nam  và  tuyển  dụng  trên  30  lao 
động.  
Nguồn: Phỏng vấn các doanh nghiệp trong báo cáo PPA ở tỉnh Hà Tây  
             (RDSC và Ngân hàng Thế giới, 2003). 
   
Các doanh nghiệp  Trong phần mở đầu của báo cáo Điều tra Doanh nghiệp (Tổng cục Thống kê, 
nhà nước nên sử  2004a)  có  ghi  nhận,  đất  đai  là  một  yếu  tố  quan  trọng  đối  với  doanh  nghiệp. 
dụng đất đai một  Báo cáo này nhận xét, các doanh nghiệp hiện nay đang có thừa đất trong khi
cách tiết kiệm.   doanh nghiệp ngoài quốc doanh lại thiếu đất. Theo kết luận của báo cáo này, 
  các doanh nghiệp nhà nước cần tiết kiệm hơn trong việc sử dụng đất và chính 
  phủ nên đáp ứng nhu cầu đất đai của các doanh nghiệp mới và doanh nghiệp 
  đang hoạt động.  
   
Việc chuyển  Cuối cùng, việc phân bổ đất đai về mặt hành chính cần được tiến hành công 
nhượng đất công  khai  và  minh  bạch  nhằm  tránh  tình  trạng  phân  bổ  đất  đai  kém  hiệu  quả.  Ở 
cần phải công  Trung Quốc, tình trạng các cơ quan chính quyền địa phương vượt quá thẩm 
khai và minh  quyền trong phân bổ lại đất đai để họ có thể thu lợi cá nhân hiện là một vấn đề 
bạch.   đang  gia  tăng.  Năm  2002,  trong  nhiều  biện  pháp,  chính  phủ  Trung  Quốc  đã 
ban hành luật đất đai mới để bảo vệ các hộ gia đình trước tình trạng cán bộ xã 
chiếm đoạt của công. Theo đó, mọi quyết định phân đất, kể cả các lô đất nhỏ
phải được 2/3 số dân trong thôn thông qua (Deininger, K., 2003). Một nghiên 

47
Báo cáo Đánh giá nghèo cấp vùng

cứu  đang  được  tiến  hành  cho  thấy  rằng  sự  thiếu  minh  bạch  trong  giao  dịch 
nhà  đất  đã  gây  nên  sự  bất  bình  tại  một  số  nơi  ở  Đồng  bằng  Sông  Hồng  nơi 
đang  diễn  ra  sự  chuyển  đổi  đất  nông  nghiệp  sang  mục  đích  sử  dụng  khác.
Nếu không có cơ chế rõ ràng nhằm đảm bảo sự phối hợp trong giao dịch nhà 
đất thì sẽ còn khả năng căng thẳng giữa chính quyền địa phương và người dân 
trong tương lai. Nghiên cứu này mô tả tình hình tại một xã ở tỉnh Hà Tây khi 
việc bán đất đã đem lại thu nhập đáng kể cho các chính quyền xã nhưng người 
dân địa phương thì lại không được thông tin đầy đủ rằng số tiền đó được sử 
dụng ra sao (Quỹ Châu Á, Báo cáo sắp xuất bản).  
 
Các báo cáo về mức độ tư nhân hóa  ngày càng nhiều của các tài sản một thời 
được  coi  là  của  chung  đã  làm  tăng  lo  ngại  rằng  liệu  những  người  nông  dân 
nghèo có bị loại khỏi những hoạt động truyền thống đã từng là nguồn thu nhập 
và an sinh cuả họ. Ví dụ, những cuộc thảo luận mới đây với các cư dân của các 
tỉnh dọc duyên hải Đồng bằng sông Hồng cho thấy rằng những vùng đất bồi ở 
biển đang được bán với giá rất rẻ cho những tư nhân nuôi trai và những người 
này thu được đáng kể lợi nhuận. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc 
đóng  cửa  các  khu  vực  mà  trước  đây  các  cư  dân  khác  đã  từng  kiếm  thêm  thu 
nhập từ làm trang trại hay ngư nghiệp thông qua việc thu nhặt trai.  
 
  21. Môi trường
   
  Đồng bằng sông Hồng không phải là vùng có nhiều vấn đề về lâm nghiệp do 
  chỉ  có  8%  diện  tích  của  vùng  được  xếp  vào  nhóm  “đất  trồng  rừng  bao  phủ” 
  (Tổng  cục  Thống  kê  2003).  Do  đó,  theo  báo  cáo  PPA,  các  vấn  đề  môi  trường 
  chính ở vùng này chủ yếu là: 
  • Ô nhiễm nguồn nước; 
  • Chất lượng đất suy giảm; và 
  • Sự yếu kém trong công tác quản lý chất thải. 
   
  21.1 Ô nhiễm nguồn nước
  “Trước đây chúng tôi thường tắm ở ao hoặc sông. Nước ở đây khá 
  sạch. Ngày nay, không ai dám sử dụng nước ở sông hay ao, hồ nữa”. 
 
Một người phụ nữ nghèo ở xã Phúc Lâm
 
 
Nguy cơ ô nhiễm  Như đã trình bày trong Mục 7, tỷ lệ hộ gia đình nông thôn ở Đồng bằng sông 
do thuốc trừ sâu  Hồng được sử dụng nước sạch cao hơn tỷ lệ của cả nước. Tuy nhiên, nguy cơ ô 
và chất thải công  nhiễm từ chất thải do đời sông con người gây ra luôn luôn là một vấn đề. Số 
nghiệp hiện đang  liệu VHLSS 2002 cho thấy, chỉ có 13% hộ gia đình nông thôn ở Đồng bằng sông 
tăng lên.   Hồng có nhà xí hợp vệ sinh. Cùng với quá trình phát triển kinh tế, ngày càng 
xuất hiện nhiều nguyên nhân mới gây ô nhiễm như thuốc trừ sâu, phân động 
vật và chất thải công nghiệp. Báo cáo PPA cho biết, ô nhiễm môi trường hiện 
được coi là một vấn đề đang ngày càng trở nên nghiêm trọng (xem Hộp 14). 
 

48
Phần 3: Các vấn đề mới phát sinh

  Hộp 14: Hoạt động kinh doanh và môi trường


Chế biến mây tre ‐ một hoạt động phổ biến ở tỉnh Hà Nam ‐ chỉ là một trong nhiều 
ví dụ về một ngành sản xuất quy mô nhỏ có khả năng gây thiệt hại cho môi trường. 
Ở quy mô hộ gia đình, những hộ nào có điều kiện dự trữ nguyên vật liệu đều phải 
xông khói cho nguyên vật liệu để diệt trừ nấm mốc và các loại mối mọt khác. Công 
việc này thường được thực hiện tại gia đình, gây ra tình trạng ô nhiễm cao và ảnh 
hưởng đến sức khoẻ của các thành viên trong gia đình. Ở bên ngoài hộ gia đình, có 
hai quá trình khác được thực hiện là chẻ mây và công đoạn cuối cùng là quang dầu 
và đánh bóng. Cả hai công đoạn này đều được thực hiện ở ngay trong hoặc gần nhà, 
gây  ra  tình  trạng  ô  nhiễm  cao  cho  nước  ngầm  và  nước  trên  bề  mặt  là  các  nguồn 
nước phục vụ sinh hoạt trong gia đình và nông nghiệp. Rõ ràng, rất nên tập trung 
các hoạt động này tại một địa điểm như khu vực tiểu thủ công nghiệp hoặc khu vực 
thủ công mỹ nghệ, nhưng các nhà hoạch định chính sách cần xem xét khả năng của 
các hộ gia đình trong việc chi trả chi phí cho các dịch vụ được thực hiện cho các khu 
này.  
Trích  từ  Nguyễn  Anh  Đặng,  Cecilia  Tacoli,  Hoàng  Xuân  Thành  (2004)  “Sống  trên  đồng 
ruộng, thêu đan ở trong làng, và bỏ nhà mà đi”.
 
  21.2 Đất bị xói mòn, khô cằn
 
Các loại hoá chất  Những người dân được hỏi ý kiến trong báo cáo PPA cảm thấy rằng, chất lượng 
hiện đang làm  đất (độ màu mỡ, phì nhiêu) hiện đang giảm dần do việc sử dụng quá nhiều và 
suy giảm chất  quá lâu các loại hoá chất. Điều đáng khuyến khích là, báo cáo PPA cho biết, các 
lượng đất.   kỹ thuật Quản lý Dịch hại Tổng hợp (IPM) và kiến thức về kỹ năng quản lý sâu 
  bệnh hiện đang giúp người dân sử dụng hợp lý các loại thuốc trừ sâu và phân 
bón hoá chất, từ đó giúp họ duy trì một môi trường trong sạch hơn.  

  21.3 Nguồn cá nội địa đang ngày càng cạn kiệt

Sông ngòi ở Việt nam nói chung là tương đối nhiều cá. Ví dụ, theo Bộ Thuỷ
sản, đồng bằng sông Cửu Long mỗi năm đem lại 30.000 tấn cá và là nơi
sinh sống của khoảng 48.000 ngư dân. Tuy nhiên, các sông ở đồng bằng
Sông Hồng, nơi đã từng được coi là phong phú về cá, thì nay gần như cạn
kiệt, do công tác phòng chống lụt bão rộng khắp và việc đóng cửa các khu
vực nuôi nấng và nhân giống cá ở các cửa sông. Điều này dường như đem
lại ảnh hưởng tiêu cực tới thu nhập của một nhóm người nghèo cụ thể, khi
họ là những người thường xuyên phải sống dựa vào các nguồn nước tự
nhiên như những phần quan trọng cho sinh kế của mình.

  21.4 Quản lý chất thải


 
Hiện đang có  Theo báo cáo PPA, các thị xã, thị trấn hiện đang phát triển các cách thức để cùng 
nhiều hệ thống xử  nhau quản lý chất thải nhưng khái niệm này hiện vẫn còn xa lạ đối với các vùng 
lý rác thải ở các  nông thôn. Môi trường nông thôn ngày càng gánh chịu áp lực nặng nề xuất phát 
thành phố, thị xã,  từ các ngành nghề chăn nuôi gia súc trong khi hệ thống thoát nước vẫn không 
thị trấn, song  có gì cải thiện trong nhiều năm. Hệ thống này hiện nay thậm chí còn không đủ 
không phải là ở  sức xử lý chất thải do con người thải ra chứ đừng nói là chất thải của vật nuôi. 
khu vực nông  Trái lại ở các khu đô thị đang dần hình thành các chương trình quản lý chất thải 
thôn.   mang tính cộng đồng. Các chương trình này hoạt động dựa trên cơ sở tập thể 
  với việc các hộ gia đình trang trải chi phí thu gom chất thải.  

49
Báo cáo Đánh giá nghèo cấp vùng

  21.5 Đảm bảo bền vững môi trường


   
Môi trường  Người dân địa phương nhận thức được những tác động tiêu cực của tình trạng 
xuống cấp được  ô nhiễm môi trường tới sức khoẻ và đời sống của họ. Ở huyện Nam Sách tỉnh 
coi là một vấn đề  Hải Dương, người dân cho biết họ đã hạn chế sử dụng nước từ các giếng nước 
nghiêm trọng.   và nước sông, và ngày càng phụ thuộc vào nước mưa vì tình trạng ô nhiễm do 
  các chất thải lỏng không được xử lý, và do họ e ngại nước bị ô nhiễm do thuốc 
trừ sâu. Người dân cũng nhận thấy năng suất của đất hiện đang giảm dần do
việc sử dụng hoá chất không được kiểm soát. 
 
Nhưng chưa có  Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có biện pháp mang tính hệ thống hay toàn 
phương pháp tiếp  diện để đảm bảo sự bền vững của môi trường. Điều này một phần là do nhận 
cận một cách hệ  thức  còn  hạn  chế  về  các  ích  lợi  có  được  từ  việc  bảo  vệ  môi  trường.  Trên 
thống để xử lý  phương diện này, cần có sự can thiệp mạnh hơn từ phía chính phủ dưới hình 
vấn đề này.   thức các tiêu chuản môi trường được quy định rõ ràng và có hiệu lực nhằm tạo 
  ra động cơ bảo vệ môi trường. Theo ý kiến của người dân được hỏi ý kiến điều 
tra  trong  báo  cáo  PPA,  cần  đưa  các  vấn  đề  môi  trường  vào  công  tác  lập  kế 
hoạch kinh tế xã hội, đặc biệt là vấn đề quản lý chất thải. 
 
Ngân sách hạn  Nhóm nghiên cứu PPA cho rằng, thách thức chủ yếu cho chính sách đảm bảo
chế vẫn là một trở  bền vững môi trường là năng lực kêu gọi nguồn lực và ngân sách phân bổ cho 
ngại chính.  các hàng hoá công cộng loại này còn rất thấp, các nhà lập kế hoạch chưa có đủ 
  kỹ năng  trong các vấn đề quản lý môi trường.  Do  đó, các sáng kiến phù hợp 
với  đặc  trưng  của  từng  địa  phương  có  lẽ  là  một  xuất  phát  điểm  tốt.  Kinh 
nghiệm quản lý chất thải ở khu vực thành thị cho thấy, các cộng đồng có thể 
huy  động  vốn  nếu  họ  nhìn  thấy  các  ích  lợi  hữu  hình  trực  tiếp  liên  quan  đến 
điều kiện sống và làm việc của người dân.  
 

50
Phần 4: Hướng tới mục tiêu phát triển Việt Nam (VDG)

Phần 4: Hướng tới mục tiêu phát triển Việt Nam


(VDG)

Đồng bằng sông Hồng đã chứng kiến những tiến bộ nhanh chóng trong việc thực hiện các Mục 
tiêu Phát triển của Việt Nam như đã nêu ra trong CPRGS. Bảng 13 dưới đây đưa ra tổng quan 
của những  số  liệu  và  nguồn  mới  nhất  các  chỉ  số  VDG  được so  sánh  với các  số  liệu  sẵn  có  của 
vùng.  

Bảng 13: Đồng bằng sông Hồng hướng tới thực hiện Mục tiêu Phát triển
Việt Nam

Chỉ số mục tiêu/Mục tiêu Chỉ số cho Đồng bằng sông Hồng
Các mục tiêu và chỉ số mục tiêu căn cứ trực tiếp vào Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ
Giảm tỷ lệ hộ nghèo và hộ đói
Giảm 40% tỷ lệ hộ đói theo ngưỡng nghèo quốc tế Nghèo chung: 22% (ước tính từ số liệu VHLSS
vào năm 2010 (tương ứng với chỉ số mục tiêu cho 2002)
ngưỡng nghèo chung là 20%)
Giảm 75% số người đói theo ngưỡng nghèo lương Nghèo lương thực: 5% (VHLSS 2002)
thực quốc tế vào năm 2020 (tương ứng với chỉ số
mục tiêu cho ngưỡng nghèo là 3%)
Phổ cập giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục
Tăng tỷ lệ học sinh đi học tiểu học từ 97% vào Tỷ lệ đi học tiểu học tịnh: 95% (VHLSS 2002)
năm 2005 lên 99% vào năm 2020.
Tăng tỷ lệ đi học trung học cơ sở từ 80% năm Tỷ lệ đi học trung học cơ sở: 85%
2005 lên 90% vào 2010 (VHLSS 2002)
Xoá bỏ khoảng cách nam-nữ trong giáo dục tiểu Tỷ lệ đi học tiểu học:
học vào năm 2005 và khoảng cách giữa các dân • Kinh – 95%, dân tộc thiểu số – 79%
tộc thiểu số ở bậc tiểu học và trung học vào năm Trung học cơ sở:
2010. • Kinh - 85%, dân tộc thiểu số – 61%
Trung học phổ thông:
• Kinh – 57%, dân tộc thiểu số – 33%
(VHLSS 2002)
Tăng tỷ lệ biết chữ của phụ nữ dưới 40 tuổi lên Tỷ lệ phụ nữ dưới 40 tuổi biết chữ: 99%
95% vào năm 2005 và 100% by 2010 (VHLSS 2002)
Đảm bảo bình đẳng giới tính và nâng cao năng lực cho phụ nữ
Tăng số phụ nữ trong các cơ quan dân cử và các Không có số liệu
cơ quan hành chính của chính phủ ở tất cả các cấp
(trung ương, tỉnh, huyện, và xã).
Mở rộng sự tham gia của phụ nữ trong các cơ Không có số liệu
quan, các ngành ở tất cả các cấp thêm 3-5% trong
10 năm tới.
Đảm bảo rằng tên của cả người vợ và người chồng Tỷ lệ phần trăm hộ gia đình có tên cả vợ cả chông
đều được ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng trên giấy chứng nhận sử dụng đất là 2,1%
đất vào năm 2004.
Giảm tỷ lệ phụ nữ bị nạn bạo hành gia đình. Không có số liệu

51
Báo cáo Đánh giá nghèo cấp vùng

Giảm tỷ lệ tử vong trẻ em, suy dinh dưỡng trẻ em và tỷ lệ sinh


Duy trì xu hướng giảm tỷ lệ sinh để đạt mức thay Tổng tỷ lệ sinh: 1,65
thế trung bình cho cả nước vào năm 2001; ở các (Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, 2003; dựa
vùng sâu, vùng xa và vùng nghèo vào năm 2010 trên kết quả điều tra nhân khẩu học và sức khoẻ
(2,1 trẻ em trên một phụ nữ) năm 2002)
Giảm tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh xuống còn 30/1000 Tỷ lệ tử vong trẻ em: 21 trên 1.000 ca đẻ sống
trẻ sinh ra vào năm 2005 và 25/1000 trẻ sinh ra (Điều tra nhân khẩu học và sức khoẻ năm 2002)
vào năm 2010.
Giảm tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi xuống còn Tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi: 26 trên 1.000 ca
36/1.000 ca đẻ sống vào năm 2005 và 32 /1000 ca đẻ sống
đẻ sống vào năm 2010. (Điều tra nhân khẩu học và sức khoẻ năm 2002)
Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng: 22%
xuống còn 25% vào 2005 và 20% vào 2010 (VNHS 2001-02)
Giảm nhanh tỷ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân (dưới 2,5 Tỷ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân dưới 2,5 kilograms:
kilograms) xuống còn 7% vào năm 2005 và 5% 4,5%
vào năm 2010. (Điều tra nhân khẩu học và sức khoẻ năm 2002)
Cải thiện sức khoẻ bà mẹ
Giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ xuống 80 trên 100.000 Tỷ lệ tử vong bà mẹ: 46 trên 100.000 ca đẻ sống
ca đẻ sống vào năm 2005 và 70 trên 100.000 vào (tỉnh Hà Tây, Nghiên cứu của Bộ Y tế về tử vong
2010 bà mẹ ở Việt Nam 2000-01)
Giảm tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS và các bệnh nghiêm trọng khác
Duy trì kết quả xoá bệnh bại liệt, giảm tỷ lệ người Tỷ lệ hộ gia đình được tuyên truyền, giáo dục và
mắc bệnh ỉa chảy, typhoid, sốt xuất huyết, dịch cung cấp thông tin về phòng chống sốt rét
hạch v.v. xuống tối thiểu. Malaria: 30%
(VHNS 2001-02)
Làm chậm tốc độ truyền nhiễm HIV/AIDS Tỷ lệ hộ gia đình được tuyên truyền, giáo dục và
cung cấp thông tin về HIV/AIDS trong 6 tháng
gần nhất: 86% (VNHS 2001-02)
Kiểm soát và hướng tới ngăn chặn các bệnh xã hội. Tỷ lệ hộ gia đình được tuyên truyền, giáo dục và
cung cấp thông tin về viêm phổi trong 6 tháng
gần nhất: 81% (VNHS 2001-02)
Đảm bảo bền vững môi trường
Mở rộng diện tích che phủ rừng lên 38% vào năm Không có số liệu
2005 và 43% vào năm 2010.
Không còn nhà ổ chuột, nhà tạm ở tất cả các thị xã Tỷ lệ hộ gia đình ở thành thị sống trong nhà tạm:
và thành phố vào năm 2010 4% (VHLSS 2002)
100% nước thải được xử lý ở các thị xã và thành Không có số liệu
phố vào năm 2010.
100% chất thải rắn được gom và xử lý an toàn ở Tỷ lệ hộ gia đình vứt rác không theo nơi cố định:
tất cả các thị xã, thành phố vào năm 2010. • 5% - thành thị
• 22% - nông thôn
(VNHS 2001-02)
Vào năm 2005, tỷ lệ ô nhiễm không khí và nguồn Tỷ lệ hộ gia đình được tuyên truyền, giáo dục, phổ
nước phải đạt chuẩn quốc gia biến thông tin về cách sử dụng an toàn thuốc diệt
cỏ hay thuốc trừ sâu: 73% (VNHS 2001-02)

52
Phần 4: Hướng tới mục tiêu phát triển Việt Nam (VDG)

Các mục tiêu và chỉ số mục tiêu không trực tiếp dựa trên MDGs
Giảm tình trạng dễ bị tác động
Nâng cao đáng kể thu nhập của người nghèo. Vào 113% (so với năm 1998) (VHLSS 2002)
năm 2005, tăng mức thu nhập trung bình của
nhóm có mức chi tiêu thấp nhất lên 140% so với
mức thu nhập trung bình của năm 2000 và lên
190% vào năm 2010.
Cải thiện khả năng tiếp cận của người nghèo tới Không có số liệu
các dịch vụ xã hội cơ bản, dịch vụ sản xuất và các
nguồn lực.
Quản lý hiệu quả để giảm nghèo
Đảm bảo dân chủ cơ sở Không có số liệu
Đảm bảo minh bạch ngân sách Không có số liệu
Phát triển cơ sở hạ tầng cho người nghèo
Cung cấp cơ sở hạ tầng cơ bản cho 80% xã Tỷ lệ hộ nghèo ở vùng nông thôn có:
nghèo vào năm 2005 và 100% xã nghèo vào • Đường xá thuận tiện cho phương tiện đi lại:
2010. 91%
• Trường tiểu học ở trong thôn: 40%
• Gần Uỷ ban Nhân dân xã: 47%
• Bưu điện ở trong thôn: 32%
• Điểm điện thoại ở trong thôn: 61%
(VHLSS 2002)
Mở rộng mạng lưới điện quốc gia tới 90% xã Tỷ lệ hộ gia đình nghèo sử dụng điện từ lưới điện
nghèo vào năm 2005. quốc gia: 99% (VHLSS 2002)
Cung cấp các cơ sở hạ tầng cơ bản, đặc biệt là Tỷ lệ phần trăm hộ gia đình có nhà xí hợp vệ
nước và dịch vụ vệ sinh môi trường cho người sinh:
nghèo ở các thành phố, thị xã. • 77% - thành thị
• 13% - nông thôn
(VHLSS 2002)
80% dân số thành thị và 60% dân số nông thôn Tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng nước sạch:
được sử dụng nước sạch và an toàn vào năm • 93% - thành thị
2005; 85% dân số nông thôn được sử dụng nước • 71% – nông thôn
an toàn vào năm 2010. (VHLSS 2002)

Chú ý: Bảng này tóm tắt các mục tiêu phát triển Việt Nam được trình bày đầy đủ hơn trong CPRGS 
N/A: không có số liệu 

53
Báo cáo Đánh giá nghèo cấp vùng

54
Phần 4: Hướng tới mục tiêu phát triển Việt Nam (VDG)

Tài liệu tham khảo

ABD, AusAid, DFID, GTZ, JICA, Save the Children UK, UNDP, World Bank. 2003. Báo cáo Phát 
triển Việt Nam năm 2004: Nghèo.  
Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em. 2003. Điều tra Nhân khẩu học và Sức khoẻ 2002.  
Deininger, K. 2003. Chính sách đất đai phục vụ tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo. Ngân hàng 
Thế giới và Nhà xuất bản Oxford University. 
Nguyễn  Anh  Đặng,  Tacoli,  C.,  và  Hoàng  Xuân  Thành.  2004.  Sống  trên  đồng  ruộng,  đan  lát  ở 
thôn, bỏ nhà mà đi: đa dạng hoá sinh kế và quan hệ nông thôn – thành thị ở Đồng bằng sông 
Hồng và ý nghĩa chính sách. Hà Nội: XNB Thế giới.  
Tổng cục Thống kê. 2004a. Thực trạng của doanh nghiệp thông qua kết quả điều tra tiến hành 
năm 2001, 2002 và 2004 (Điều tra Doanh nghiệp). Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội.  
Tổng cục Thống kê. 2004b. Kết quả Điều tra Mức sống Hộ gia đình Việt Nam 2002 (VHLSS). Nhà 
xuất bản Thống kê, 2004.  
Tổng  cục  Thống  kê.  2003.  Kết  quả  Điều  tra  Nông  thôn,  Nông  nghiệp  và  ngư  nghiệp.  Hà  Nội: 
Nhà xuất bản Thống kê.  
Tổng cục Thống kê. 2003. Niên giám thống kê 2003. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê. 
Tổng cục Thống kê. 1999. Điều tra Dân số và Nhà ở. Hà Nội: Nhà xuất bản Hà Nội. 
Lực lượng lập bản đồ liên bộ. 2003. Lập bản đồ nghèo và tiếp cận thị trường ở Việt Nam. Báo cáo 
hiện đang được Lực lượng lập bản đồ liên bộ soạn thảo. Lực lượng lập bản đồ liên bộ gồm: Viện 
Nghiên  cứu  chính  sách  Thực  phẩm  quốc  tế,  Viện  Nghiên  cứu  Phát  triển,  Bộ  Nông  nghiệp  và 
phát triển nông thôn, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và 
Đầu tư.  
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 2002. Các nguồn lực đảm bảo sinh kế vững vài: Hướng 
tới các hộ gia đình do phụ nữ làm chủ.  
Bộ Y tế. 2003. Nghiên cứu về tử vong bà mẹ ở Việt Nam 2000‐01. Không xuất bản. 
Bộ  Lao  động,  Thương  binh  và  Xã  hội.  2004.  Nghiên  cứu  về  Trách  nhiệm  Xã  hội  của  Doanh 
nghiệp. Hà Nội 
Nguyễn Chiến Thắng. 2004. Tham gia thị trường lao động nông thôn và quan hệ giữa việc làm 
phi nông nghiệp của hộ gia đình và xoá đói giảm nghèo. Tài liệu tổng quan cho Chiến lược Phát 
triển Nông thôn Việt Nam của Ngân hàng Thế giới. Hà Nội.  
Nguyễn  Việt  Cường.  2003.  Đánh  giá  tác  động  của  chương  trình  trợ  cấp  có  mục  tiêu  của  Việt 
Nam tới người nghèo, sử dụng số liệu VHLSS 2002. Tài liệu tổng quan cho Báo cáo Phát triển 
Việt Nam 2003, chuẩn bị cho Ngân hàng Thế giới.  
Shaffer,  Paul  và  Nguyễn  Thắng.  2004.  Nghiên  cứu  về  hiệu  quả  mục  tiêu  của  các  chương  trình 
mục tiêu quốc gia tới xoá đói giảm nghèo. Báo cáo tư vấn cho UNDP và MOLISA. Hà Nội. 
RDSC (Trung tâm Dịch vụ Phát triển Nông thôn) và Ngân hàng Thế giới. 2003. Báo cáo Đánh giá 
Nghèo  có  sự  tham  gia  của  người  dân  cho  vùng  Đồng  bằng  sông  Hồng.  Nhóm  công  tác  chống 
Đói nghèo. Hà Nội. 
Liên  hiệp  quốc‐Việt  Nam.  2003.  Mục  tiêu  Phát  triển  Thiên  niên  kỷ:  Xoá  bỏ  khoảng  cách  thiên 
niên kỷ.  

55
Báo cáo Đánh giá nghèo cấp vùng

 
UNDP (Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc), và MoLISA. 2004. Chuẩn bị, và lập kế hoạch 
cho tương lai: Đánh giá Chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo và chương trình 
135. Hà Nội.  
Ngân hàng Thế giới, và các tổ chức khác. Báo cáo Phát triển Việt Nam: Nghèo. Hà Nội 
SDC và Ngân hàng Thế giới, sắp xuất bản, Phản hồi của công dân về việc cung cấp dịch vụ của 
Chính phủ, Báo cáo về Điều tra tại một số thành phố ở Việt nam. C 
Bộ Tài chính, Ngân hàng Thế giới và các nhà tài trợ khác. 2004. Đánh giá chi tiêu công 2004. Bản 
dự thảo, Hà nội. 
Ngân hàng Thế giới và Đối tác, 2004. Báo cáo Phát triển Việt nam 2005: Quản lý và Điều hành, 
Hà nội. 
Quỹ Châu Á, Sắp xuất bản. Nghiên cứu về Quy trình soạn lập Ngân sách xã tại Việt nam. 

56

You might also like