You are on page 1of 3

Phân tích những quy định pháp lý về nội dung của quyền sở hữu?

Quyền chiếm hữu được hiểu một cách thông thường nhất là sự nắm giữ, chi phối,
quản lý một hoặc nhiều tài sản. Điều 186  quy định: “….”.
Quyền chiếm hữu bao gồm hai loại: Chiếm hữu có căn cứ pháp luật và chiếm
hữu không có căn cứ pháp luật.
- Chiếm hữu có căn cứ pháp luật ( đ 165)
– Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật: các hành vi chiếm hữu tài sản mà
không thuôc các trg hợp nêu trên thì đều bị coi là chiếm hữu không có căn cứ pháp
luật. Trong chiếm hữu không có căn cứ pháp luật lại bao gồm:
+ Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là hợp người chiến hữu
không biết và không thể biết mình chiếm hữu không dựa trên cơ sở pháp luật.
Vd C mua của B một chiếc máy vi tính mà không biết chiếc máy đó được trộm
từ A.
+ Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật không ngay tình đó là trường hợp người
chiếm hữu biết hoặc pháp luật buộc phải biết là mình chiếm hữu không dựa trên cơ sở
pháp luật.
VD: C mua của B một chiếc xe máy mà không biết chiếc xe đó được trộm từ A.
Do B lừa dối C là xe của B nhưng bị mất giấy tờ xe nên bán rẻ
Điều 189 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “ Quyền sử dụng là quyền khai
thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức tài sản”. Quyền sử dụng có thể hiểu một cách
đơn giản là việc khai thác và hưởng lợi ích từ tài sản được khai thác. Cũng như quyền
chiếm hữu, quyền sử dụng không chỉ thuộc về chủ sở hữu tài sản mà còn thuộc về
những người không phải chủ sở hữu nhưng được chủ sở hữu giao quyền hoặc theo qui
định của pháp luật.
VD: cho người khác thuê nhà của mình để hưởng lợi tức…
Điều 192 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Quyền định đoạt tài sản là quyền
chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó”.
VD: tuyên bố hoặc có hành vi vứt bỏ một chiếc ti vi thuộc quyền sở hữu của bản
thân …
Quyển định đoạt thực chất là việc định đoạt số phận “thực tế” hoặc “pháp lý”
của một tài sản. Định đoạt “thực tế” là bằng hành vi của mình làm cho tài sản không
còn như phá hủy, sử dụng…. Còn định đoạt pháp lý được hiểu la việc chuyển quyền
sở hữu sang cho chủ thể khác như: tặng cho, mua bán…
Quyền định đoạt không có nghĩa tuyệt đối, trong những trường hợp nhất định mà
pháp luật ràng buộc chủ thể có quyền định đoạt phải tuân theo những quy định để
tránh vi phạm Hiến pháp và pháp luật
Các hình thức pháp lý của việc chiếm hữu? Ý nghĩa của việc phân biệt
chiếm hữu thành chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình và chiếm
hữu không có căn cứ pháp luật không ngay tình
 Các hình thức chiếm hữu:
– Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin
rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.
– Chiếm hữu không ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu biết hoặc
phải biết rằng mình không có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.
– Chiếm hữu liên tục là việc chiếm hữu được thực hiện trong một khoảng thời
gian mà không có tranh chấp về quyền đối với tài sản đó hoặc có tranh chấp nhưng
chưa được giải quyết bằng một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án
hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác, kể cả khi tài sản được giao cho người
khác chiếm hữu.
– Chiếm hữu công khai là việc chiếm hữu được thực hiện một cách minh bạch,
không giấu giếm; tài sản đang chiếm hữu được sử dụng theo tính năng, công dụng và
được người chiếm hữu bảo quản, giữ gìn như tài sản của chính mình.
 Ý nghĩa:
Đối với người chiếm hữu, nhờ suy đoán ngay tình mà người chiếm hữu được
nhận hoa lợi, lợi tức mà không cần chứng minh sự ngay tình của mình; được hưởng
thời hiệu xác lập sở hữu mà không cần chứng minh. Đứng trước một sự xâm phạm
trực tiếp vào tình trạng chiếm hữu (mà tranh chấp về cành cây vươn lấn sang không
gian là một ví dụ), người chiếm hữu có thể kiện yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan có thẩm
quyền buộc người xâm phạm phải chấm dứt hành vi, khôi phục tình trạng ban đầu, trả
lại tài sản và bồi thường thiệt hại. Đứng trước một tranh chấp về chiếm hữu, người
chiếm hữu cũng được bảo vệ mà không cần chứng minh mình có quyền. Như vậy,
BLDS 2015 đã bảo vệ tốt đối với người chiếm hữu.
Tuy nhiên, đối với người đi kiện đòi khôi phục chiếm hữu thì BLDS 2015 lại
bày tỏ những bất cập. Như phân tích ở phần trước, người đi kiện đòi tài sản có thể
tranh chấp về tình trạng, cũng có thể tranh chấp về quyền với người chiếm hữu. Tuy
nhiên, dường như BLDS 2015 không cho phép người đi kiện được phát một đơn kiện
để đòi khôi phục tình trạng chiếm hữu. Khoản 1 điều 166 về quyền đòi lại tài sản quy
định “Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ
người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ
pháp luật”. Như vậy, luật chỉ cho phép người có quyền được đòi lại tài sản của mình.
Xét ví dụ: B ăn cắp xe máy từ A bán cho C, C ngay tình và lại bị ăn cắp chiếc xe máy
đó bởi D. Như vậy, trong khi luật pháp các nước trên thế giới cho phép C kiện D để
đòi khôi phục tình trạng chiếm hữu (không quan tâm đến việc C có phải là chủ sở hữu
không) thì luật Việt Nam chỉ cho phép người có quyền, tức là A được phép kiện C
thông qua hình thực kiện bảo vệ quyền sở hữu (vốn có nghĩa vụ chứng minh rất khó
khăn).
Như vậy, chủ sở hữu nếu mất tài sản, khi đi kiện phải chứng minh mình là chủ
sở hữu đích thực

You might also like