You are on page 1of 3

Đa dạng sinh học

Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa về đa dạng sinh học. Định nghĩa do Quỹ Bảo vệ
Thiên nhiên Quốc tế - WWF) (1989) quan niệm: “Đa dạng sinh học là sự phồn thịnh
của sự sống trên trái đất, là hàng triệu loài thực vật, động vật và vi sinh vật, là những
gen chứa đựng trong các loài và là những Hệ sinh thái vô cùng phức tạp cùng tồn tại
trong môi trường”. Do vậy, ĐDSH bao gồm 3 cấp độ: đa dạng gen, đa dạng loài và
đa dạng HST. Đa dạng loài bao gồm toàn bộ các loài sinh vật sống trên trái đất, từ vi
khuẩn đến các loài động, thực vật và các loài nấm. Ở mức độ vi mô hơn, đa dạng
sinh học bao gồm cả sự khác biệt về gen giữa các loài, khác biệt về gen giữa các
quần thể sống cách ly về địa lý cũng như sự khác biệt giữa các cá thể cùng chung
sống trong một quần thể. đa dạng sinh học còn bao gồm cả sự khác biệt giữa các
quần xã mà trong đó các loài sinh sống, các HST nơi mà các loài cũng như các quần
xã sinh vật tồn tại và cả sự khác biệt của các mối tương tác giữa chúng với nhau.

Sự đa dạng các loài trong tự nhiên


Động vật
Động vật sống ở khắp nơi trên hành tinh chúng ta, kể cả ở Bắc Cực và Nam Cực.
Chúng phân bố từ đỉnh Everest cao hơn 8000m đến vực sâu 11000m dưới đáy đại
dương. Cùng với thực vật, động vật góp phần làm nên sự bền vững và vẻ đẹp của tự
nhiên

Thế giới động vật vô cũng đa dạng với 1,5 triệu loài được phát hiện

Động vật đa dạng về loài và phong phú về số lượng cá thể, đa dạng về môi trường
sống…..

Thực vật
Hiện nay có hơn 5000.000 loài thực vật, gồm thực vật có hạt, rêu, dương xỉ và cận
dương xỉ được thống kê hiện đang tồn tại. Năm 2004, 287.655 loài được xác định,
trong số đó 258.650 là loài có hoa, 16.000 loài rêu, 11.000 loài dương xỉ và 8.000
loài tảo xanh.
Thực vật rất đa dạng về hình thái vì ở từng môi trường sống khác nhau chúng sẽ có
từng hình dạng khác nhau để phù hợp với điều kiện sống của môi trường.

Ở Việt Nam hiện có gần 12.000 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc hơn 2.256 chi,
305 họ (chiếm 4% tổng số loài, 15% tổng số chi, 57% tổng số họ thực vật trên thế
giới); 69 loài thực vật hạt trần; 12.000 loài thực vật hạt kín; 2.200 loài nấm; 2.176
loài tảo; 481 loài rêu; 368 loài vi khuẩn lam; 691 loài dương xỉ và 100 loài khác.

Hiện trạng đa dạng sinh học


Thế giới
Trái đất đang cạn kiệt động-thực vật và nước sạch với một tỷ lệ chóng mặt.

-Tại Châu Á- Thái Bình Dương, nguồn cá sẽ bị cạn kiệt từ nay đến năm 2048, cách
thức đánh bắt không thay đổi - 90% san hô sẽ bị suy thoái nghiêm trọng đến năm
2050 do tình trạng biến đổi khí hậu. - khoảng 45% các chủng loại biến mất, nếu xu
thế không đảo ngược đến năm 2050.

-Tại châu Mỹ sẽ mất đi 15% động thực vật.

-Tại châu Âu và Trung Á 28% các loài động thực vật đặc thù đang bị đe doạ.
Trong 10 năm qua, khu vực châu Âu đã bị mất đến 42% các loài động-thực vật của
mình, và từ năm 1970 tới nay, các vùng đầm lầy chỉ còn phân nửa.

-Riêng tại châu Phi, tới năm 2100, một số loài chim và động vật có vú có thể sụt
giảm 50%. Tới nay, hơn 20% các loài động-thực vật ở Châu Phi đang bị đe dọa, có
nguy cơ hoặc đã tuyệt chủng vĩnh viễn.

Việt Nam
 Việt Nam được quốc tế công nhận là một trong những nước có tính đa dạng
cao nhất trên thế giới, với nhiều kiểu rừng, đầm lầy, sông suối, rạn san
hô...tạo nên môi trường sống cho khoảng 10% tổng số loài sinh vật trên thế
giới
 Tuy nhiên hiện nay ĐDSH ở nước ta đang bị suy thoái nhanh.
 Diện tích các khu vực có các hệ sinh thái tự nhiên bị thu hẹp dần
 Số loài và số lượng cá thể loài hoang dã bị suy giảm mạnh
 Nguồn gen hoang dã đang trên đà suy thoài nhanh và thất thoát khá
nhiều
 Hầu hết các hệ sinh thái tự nhiên đang chịu sức ép nặng nề từ các hoạt
động phát triển kinh tế và đang bị xuống cấp trầm tọng
 Xu hướng quần thể của các loài thực vật đang suy giảm
 Diện tích rừng tự nhiên ngày càng giảm

You might also like