You are on page 1of 5

TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN

Câu 1: Lấy mẫu màu sắc để nén tín hiệu video.


? Tại sao phải nén tín hiệu video?
Để cho tín hiệu bé đi, giúp cho việc truyền dễ dàng hơn, cụ thể là:
- Giảm tốc độ dòng bít xuống một giá trị nhất định nhưng vẫn đủ để tái tạo khi
giải nén.
- Giảm dung lượng dữ liệu trong lưu trữ nên sẽ tiết kiệm được chi phí trong
lưu trữ cũng như truyền dẫn dữ liệu.

 Tại sao lại chia thành các tiêu chuẩn như vậy? Vì dựa vào cảm nhận của mắt
người về độ chói, mắt người nhạy cảm với độ chói hơn là nhạy cảm với
màu.
 Sử dụng các bít như thế nào thì có hiệu quả?
 Thuật toán midean cut (lọc trung bình).

Câu 2: Lượng tử hóa tuyến tính và không tuyến tính. Hiệu quả SNR.
 Tuyến tính là gì? Không tuyến tính là gì?
 Đều là gì? Không đều là gì?
 Hiệu quả SNR:
- Là chỉ số biểu thi cường độ của tín hiệu trên nhiễu của kênh truyền, vì vậy
SNR được coi là thước đo chất lượng của tín hiệu.
- SNR thường đc tính bằng đơn vị decibel (dB), giá trị của nó bằng loga cơ số
10 của điện áp bình phương.
Câu 3: Mã hóa dự đoán không tổn hao
? Dự đoán là gì?
Dự đoán là đưa ra giả thiết, dự đoán mẫu sau dựa vào mẫu trước.
? Không tổn hao là gi?
Không tổn hao là tín hiệu sau khi khôi phục giống ý tín hiệu ban đầu.
 Mã hóa dự đoán không tổn hao là đưa ra giả thiết dự đoán mẫu sau dựa vào
mẫu trước nhưng không truyền đi cả mẫu mà chỉ truyền phần sai số, tín hiệu
sau khi khôi phục sẽ giống tín hiệu ban đầu.
 Dự đoán thì có dự đoán tuyến tính và dự đoán không tuyến tính:
- Dự đoán tuyến tính là dùng một hàm tuyến tính để dự đoán mẫu sau dựa vào
mẫu hiện tại.
- Dự đoán không tuyến tính

Câu 4: Đặc điểm của lượng tử hóa DM.


 Lượng tử hóa DM là một trường hợp đơn giản nhất của DPCM. Dựa trên
tính chất là tín hiệu ở thời điểm hiện tại có ít nhiều phụ thuộc vào tín hiệu ở
các thời điểm trước đó, vi thế người ta có thể dự đoán tín hiệu tại thời điểm
hiện tại. Phương pháp này tiết kiệm được băng thông khi truyền và đạt hiệu
quả cao vì chỉ cần lưu trữ những giá trị khác biệt giữa giá trị thực và giá trị
dự đoán của tín hiệu.
 Kỹ thuật này được chia làm 2 bước: lấy mẫu và mã hóa.
 Sự khác nhau cơ bản giữa DM và PCM là:
- DM chi dùng một bít để mã hóa sự sai khác giữa tín hiệu thực và tín hiệu dự
đoán và truyền đi sự sai khác đó, còn PCM cho phép truyền đi cả tín hiệu
thực được mã hóa nhị phân.
 Các mạch điện tại bộ điều chế và giải điều chế của DM đơn giản hơn nhiều
so với PCM.
 Trong mạch DM thường có bộ tích phân và bộ lọc thông thấp, vì
- Bộ tích phân có nhiệm vụ tái tạo lại tín hiệu
- Bộ lọc thông thấp có tác dụng loại bỏ các thành phần tần số cao gây ra do
ảnh hưởng của việc lấy mẫu không hoàn hảo.
 Nhiễu lượng tử và hiện tượng quá tải độ dốc chính là hai nhược điểm đặc
trưng của DM tuyến tính. Điều khó khăn gặp phải đó là khi áp dụng các kỹ
thuật để giảm loại nhiễu này thì lại làm tăng nhiễu còn lại.
 Các nhược điểm nói trên lại có thể giảm thiểu một cách hiệu quả nếu sử
dụng quá trình nén – giãn phù hợp. Với các hệ thống loại này, các bộ điều
chế sẽ có độ khuếch đại thay đổi tùy thuộc vào biên độ của tín hiệu tương tự
lối vào. Vì thế, khi tín hiệu là nhỏ thì biên độ là nhỏ và khi tín hiệu tăng lên
thì biễn độ xung cũng lại tăng lên. Vì vậy, biên độ xung biến đổi một cách
thích nghi với biên độ tín hiệu tương tự và kiểu điều chế này được gọi là
điều chế thích nghi hay thay đổi liên tục. Kỹ thuật này hiện đã được áp dụng
trong các mạch điện tử thương mại.
 Sự khác biệt duy nhất giữa điều chế Delta thích nghi và tuyến tính đó là sử
dụng thêm một bộ khuếch đại điều khiển điện thế trong trong mạch phản hồi
của bộ điều chế.
 Ứng dụng phù hợp của DM là:

Câu 5: Đặc điểm của lượng tử hóa ADPCM.


? A? D? PCM?
- A ( adaptive): là thích nghi theo sự thay đổi liên tục của tín hiệu vào.
- D (difirential): sự khác biệt giữa các mẫu liền kề, mẫu sau so với mẫu trước.
- PCM (Pulse-code-modulation): điều chế mã xung – mã hóa các giá trị mẫu
được lượng tử hóa của tín hiệu liên tục tại lối vào.
 ADPCM là điều chế mã xung vi sai thích nghi. Đưa các mạch có hệ số dự
đoán thích nghi vào để thay thế cho những mạch có hệ số dự đoán cố định.
Cho phép thay đổi kích thước của các bước lượng tử, giảm thêm nữa băng
thông khi cần thiết với một tỷ lệ tín hiệu trên nhiễu cho trước.
 Nguyên tắc là sử dụng bộ lượng tử tự thích nghi để thay đổi độ dài của các
bước lượng tử phù hợp với phương sai của các xung lấy mẫu.
? Làm thế nào để giảm tốc độ bít của ADPCM xuống xấp xỉ 1 SNR?
Mã hóa cả mô hình nguồn chứ k mã hóa trực tiếp đầu ra của nguồn.
 So sánh với DM và ADM:
- ADPCM thì mã hóa các giá trị mẫu theo bước lượng tử.
- Còn DM và ADM chỉ là sự sai lệch giữa các tín hiệu sau khi lấy mẫu.

Câu 6: RLC
 So sánh với Huffman:
- Huffman có hệ số nén cao, được sử dụng phổ biến hơn, nén được những tập
tin bé, vừa dựa vào mô hình thống kê vừa dựa vào entropy.
- RLC ít sử dụng, không phù hợp với nhữn tập tin bé. Chỉ dựa vào mô hình
thống kê k phải entropy.
 Có là thống kê, không là entropy.
 Hiệu quả với ảnh nhị phân.
Câu 7: Huffman động
 Nhược điểm huffman tĩnh:
- 2 lần duyệt file
- Cần có trước bảng thống kê tần suất xuất hiện của các kí tự.
- Phải gừi kèm bảng mã thì bên thu mới có thể giải mã
- Không nén trực tiếp được những tin phát sinh theo thời gian thực.
 Huffman động đã khắc phục được: 1 lần duyệt file, không cần bảng thống
kê, nén được trực tiếp dữ liệu phát sinh theo thời gian.
 Có phải entropy, không phải thống kê.
 Duyệt 1 lần qua số liệu.

Câu 8: LZW
 Có là mã thống kê, có là mã entropy.
 Ưu, nhược điểm.
Câu 9: Mã hóa số học
 Có là mã thống kê, không là mã entropy.
 Ưu, nhược điểm:
- Chỉ sử dụng một từ mã để mã hóa cho cả chuỗi => nhanh. Phù hợp với mảng
tin ngắn.
- Yêu cầu bộ nhớ lớn ( do tổng hàm mật độ phân bố xác suất của các kí tự
luôn bằng 1 nên khi bảng tin càng dài thì khoảng biểu diễn càng ngắn càng
tốn nhiều bít hơn).
 Mức độ tính toán phức tạp.

Câu 10: Nén ảnh không tổn hao


 Thuật toán nén ảnh không tổn hao:
- Mã hóa loạt dài RLC.
- Mã hóa độ dài thay đổi:
+ shannon – fano.
+ huffman động, tĩnh.
- Mã hóa dựa trên từ điển LZ, LZW.
 Không tổn hao vì mã hóa không phải lượng tử.
 Phù hợp với ứng dụng: nén ảnh với mục đích lưu trữ, đặc biệt với ảnh y học,
bản vẽ kỹ thuật, truyện tranh.

Câu 11: Nén ảnh dùng DCT.


 Gọi là mã hóa trong miền biến đổi vì biến đổi các khối MB.
 Tại sao có tổn hao? Vì có sự cắt bớt các dư thừa về mặt không gian.

You might also like