Smart Phone

You might also like

You are on page 1of 81

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING


----------------

NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN MUA SMARTPHONE
CỦA SINH VIÊN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING
----------------

NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN MUA SMARTPHONE
CỦA SINH VIÊN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LỜI CẢM ƠN
Qua ba năm học tập dưới mái trường Đại học Tài chính – Marketing, nhóm tác giả
đã nhận được rất nhận nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô và bạn bè.Với tấm
lòng biết ơn sâu sắc nhất, nhóm tác giả xin gửi lời cảm ơn đến tất cả quý Thầy Cô của
trường Đại học Tài chính – Marketing, đặc biệt là quý Thầy Cô của Khoa Thương mại đã
truyền đạt cho chúng tôi những kiến thức quý báu và tổ chức nhiều buổi hội thảo khoa học
bổ ích giúp chúng tôi khơi nguồn ý tưởng để thực hiện đề tài này.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Th.S Hà Đức Sơn đã trực tiếp hướng dẫn chúng
tôi thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học này. Nhờ có thầy luôn bên cạnh tận tình hỗ trợ,
nhóm tác giả mới có thể thuận lợi hoàn thành công trình nghiên cứu.
Với vốn kiến thức còn hạn chế về nghiên cứu khoa học và thời gian thực hiện
nghiên cứu có hạn nên nhóm tác giả không thể tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm tác giả
rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý Thầy Cô nhằm hoàn thiện công trình
nghiên cứu ngày càng tốt hơn.
Một lần nữa, nhóm tác giả xin cảm ơn quý Thầy Cô và xin chúc quý Thầy Cô luôn
có thật nhiều sức khỏe, đạt được nhiều thành tựu hơn nữa trong sự nghiệp đào tạo tri thức
cũng như trong công việc nghiên cứu khoa học.
Trân trọng
TP. HCM, ngày 25 tháng 3 năm 2016
Nhóm tác giả

i
NHẬN XÉT
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

TP. HCM, tháng 3 năm 2016

ii
Danh Mục Bảng Biểu, Đồ Thị và Hình Ảnh
SỐ
Tran
THỨ Tên
g
TỰ
2.1 Thị phần thị trường điê ̣n thoại thông minh năm 2015 11

2.2 Thị phần smartphone tại TP.HCM 12

2.3 Các tác nhân marketing ảnh hưởng hành vi người tiêu dùng 13

2.4 Các yếu tố ảnh hướng đến hành vi mua của người tiêu dùng 14

2.5 Quá trình quyết định mua hàng của người tiêu dùng 16

2.6 Mô hình các yếu tố ảnh hướng đến quyết định mua laptop 18

2.7 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua smartphone tại 19
trường đại học Tunku Abdul Rahman
2.8 Các yếu tổ ảnh hưởng đến quyết định chọn mua Smartphone của 23
sinh viên ở TP.HCM
3.1 Quy trình nghiên cứu 24

4.1 Thông tin về mẫu nghiên cứu phân bố theo các đă ̣c điểm nhân khẩu 34
học của sinh viên
4.2 Kết quả đánh giá các thang đo bằng Cronbach alpha 35

4.3 Kết quả đánh giá các thang đo bằng Cronbach alpha * 37

4.4 Hê ̣ số KMO và kiểm định Barlett 39

4.5 Tổng số Variance Explained 39

4.6 Kết quả EFA các thang đo 40

4.7 Ma trâ ̣n hê ̣ số tương quan 42

4.8 Tóm tắt mô hình 43

4.9 Các thông số thống kê của mô hình hồi quy 44

4.10 Phân tích phương sai ANOVA 45

iii
4.11 Đồ thị phân tán phần dư chuẩn hóa 47

4.12 Đồ thị tần số của các phần dư chuẩn hóa 48

4.13 Đồ thị tần số của các phần dư chuẩn hóa 49

4.14 Kiểm định mẫu đô ̣c lâ ̣p T-TEST 50

4.15 Kết quả kiểm định Levene 50

4.16 Kiểm định ANOVA 51

5.1 Gía trị thực trạng các biến đo lường các yếu tố tác đô ̣ng đến viê ̣c lựa 52
chọn mua smartphone của sinh viên tại TP.HCM

iv
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. GIỚI THIÊU
̣ 2
1.1. Lý do chọn đề tài:........................................................................................................2
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:...................................................................................................2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:..............................................................................3
1.3.1. Khách thể nghiên cứu:..........................................................................................3
1.3.2. Đối tượng nghiên cứu:..........................................................................................3
1.3.3. Phạm vi không gian:.............................................................................................3
1.3.4. Phạm vi thời gian:.................................................................................................3
1.4. Phương pháp nghiên cứu:............................................................................................3
1.4.1. Phương pháp thu thâ ̣p dữ liê ̣u thứ cấp:.................................................................3
1.4.2. Phương pháp thu thâ ̣p dữ liê ̣u sơ cấp:...................................................................3
1.4.3. Phương pháp nghiên cứu định tính:......................................................................4
1.4.4. Phương pháp nghiên cứu định lượng:...................................................................4
1.5. Tính mới của đề tài:.....................................................................................................4
1.6. Kết cấu nghiên cứu:.....................................................................................................5
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 6
2.1. Tổng quan về smartphone...........................................................................................6
2.1.1. Các khái niệm.......................................................................................................6
2.1.2. Thành phần của Smartphone.................................................................................8
2.1.3. Chức năng của smartphone.................................................................................11
2.1.4. Thị trường Smartphone Việt Nam......................................................................13
2.2. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu........................................................................................16
2.2.1. Các tác nhân marketing.......................................................................................16
2.2.2. Đă ̣c điểm người tiêu dùng...................................................................................19
2.3. Cơ sở lý thuyết của nghiên cứu.................................................................................24
2.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm theo Philip Kotler....................24
2.3.2. Các nghiên cứu tham khảo..................................................................................26
2.4. Đề xuất mô hình nghiên cứu và các giả thiết nghiên cứu..........................................27
2.4.1. Thương hiê ̣u........................................................................................................27
2.4.2. Giá cả..................................................................................................................28
2.4.3. Kiểu dáng............................................................................................................29
2.4.4. Chất lượng sản phẩm..........................................................................................29
2.4.5. Cấu hình..............................................................................................................30
2.4.6. Tính năng............................................................................................................31
2.4.7. Chương trình marketing......................................................................................31

0
2.4.8. Yếu tố con người.................................................................................................32
CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 34
3.1. Qui trình nghiên cứu..................................................................................................34
..........................................................................................................................................34
3.2. Nghiên cứu định tính.................................................................................................35
3.2.1. Thiết kế nghiên cứu định tính.............................................................................35
3.2.2. Kết quả nghiên cứu định tính..............................................................................36
3.3. Nghiên cứu định lượng..............................................................................................41
3.3.1. Thiết kế mẫu nghiên cứu.....................................................................................41
3.3.2. Thiết kế bản câu hỏi............................................................................................41
3.3.3. Thu thập thông tin mẫu nghiên cứu....................................................................42
3.3.4. Phương pháp phân tích dữ liệu...........................................................................42
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 48
4.1. Thông tin về mẫu nghiên cứu....................................................................................48
4.2. Đánh giá sơ bộ thang đo............................................................................................49
4.2.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach alpha.....................................49
4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA).....................................................................54
4.3. Phân tích hồi quy.......................................................................................................57
4.3.1. Kiểm tra hệ số tương quan..................................................................................57
4.3.2. Kiểm định của mô hình hồi quy và các giả thuyết nghiên cứu...........................59
4.3.3. Kiểm định sự khác biệt về việc lựa chọn mua smartphone của sinh viên tại TP.
HCM theo các đặc điểm nhân học................................................................................67
CHƯƠNG 5. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KẾT LUẬN 70
5.1. Tổng hợp quá trình và kết quả nghiên cứu................................................................70
5.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu....................................................................................71
5.3. Một số kiến nghị rút ra từ nghiên cứu.......................................................................72
5.4. Kết luận.....................................................................................................................75
5.5. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo....................................................................76
TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
PHỤC LỤC: BẢN KHẢO SÁT 80

1
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Thế giới công nghê ̣ ngày càng phát triển và đạt được nhiều thành công trong viê ̣c
mở rô ̣ng khả năng sử dụng cho người dùng bằng cách tích hợp và nâng cấp các sản phẩm
công nghê ̣, mô ̣t trong số đó là sản phẩm điê ̣n thoại thông minh (smart phone). Thị trường
điê ̣n thoại thông minh ngày càng đa dạng với nhiều mẫu mã, chức năng và các phân khúc
giá khác nhau để phù hợp với nhiều đối tượng người tiêu dùng. Sinh viên là nhóm đối
tượng có nhu cầu sử dụng điê ̣n thoại thông minh cao và xu hướng câ ̣p nhâ ̣p cái mới trong
hành vi chọn mua điê ̣n thoại thông minh.
Thị phần điê ̣n thoại thông minh hiê ̣n nay phần lớn được chiếm giữ bởi hai hãng
điê ̣n tử lớn của thế giới là Apple và Samsung. Viê ̣c cho ra mắt nhiều mẫu mã và tính năng
vượt trô ̣i cho các dòng sản phẩm thuô ̣c nhiều phân khúc khác nhau đã làm cho Samsung
mở rô ̣ng tầm ảnh hưởng của mình. Đối lâ ̣p với Samsung, Apple tâ ̣p trung nghiên cứu và
cho ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn cao về chất lượng và thiết kế, tâ ̣p trung vào phân khúc
điê ̣n thoại tầm cao. Qua đó cho thấy thị trường điê ̣n thoại thông minh rất đa dạng chính vì
vâ ̣y để lựa chọn mua mô ̣t sản phẩm, người dùng nói chung và sinh viên nói riêng luôn bị
chi phối bởi nhiều yếu tố.
Vì công nghê ̣ ngày càng phát triển và kéo theo sự phát triển của điê ̣n thoại thông
minh, nên người dùng nói chung và sinh viên nói riêng sẽ luôn có nhu cầu thay thế và chọn
mua điê ̣n thoại. Để hiểu rõ hơn các yếu tố cấu thành nên quyết định mua điện thoại thông
minh của sinh viên; nhóm nghiên cứu đã tiến hành tập hợp và phân tích các dữ liệu để kết
luận và đưa ra các nhận xét trong việc lựa chọn và quyết định mua điện thoại thông minh
của sinh viên.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu:


Đề tài này hướng đến viê ̣c làm rõ và phân tích các yếu tố chính ảnh hưởng đến
quyết định chọn mua điê ̣n thoại thông minh của sinh viên. Từ đó tổng kết và đưa ra nhâ ̣n
xét về xu hướng chọn điê ̣n thoại của sinh viên. Chính vì lẽ đó, đề tài nghiên cứu về "các
yếu tổ ảnh hưởng đến quyết định chọn mua điê ̣n thoại thông minh của sinh viên" sẽ đi xâu
và nghiên cứu để làm rõ các yếu tố ảnh hưởng và cho ra các giải pháp cũng như các đề
xuất từ đó hiểu rõ hơn về hành vi chọn mua điê ̣n thoại thông minh của sinh viên đang học
tâ ̣p và sinh sống trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

2
Đề tài này giúp cho các nhà sản xuất và các đại lý bán lẻ cải thiê ̣n chiến lược và
hoàn thiê ̣n hơn về sản phẩm để thu hút đối tượng khách hàng sinh viên.

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:


1.3.1. Khách thể nghiên cứu:
Sinh viên đang học tâ ̣p tại các trường đại học, người đã và có ý định mua điê ̣n thoại thông
minh.
1.3.2. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là các yếu tối ảnh hưởng đến quyết định chọn mua điê ̣n thoại thông
minh của sinh viên.
1.3.3. Phạm vi không gian:
Nhóm sinh viên đang sinh sống và học tập tại thành phố Hồ Chí Minh.
Nhưng do sự hạn hẹp về thời gian cũng như nhân lực, nhóm đã tiến hành khảo sát
sinh viên tại:
a) Đại Học Tài Chính – Marketing.
b) Đại Sư Phạm.
c) Đại Học Bách Khoa
Bên cạnh đó tiến hành khảo sát qua mạng dùng Google Doc.
1.3.4. Phạm vi thời gian:
Đề tài được tiến hành trong vòng 6 tuần đầu năm 2016 từ tháng 1 đến tháng 3.

1.4. Phương pháp nghiên cứu:


1.4.1. Phương pháp thu thâp̣ dữ liê ̣u thứ cấp:
Nhóm sử dụng phương pháp dùng bản câu hỏi để thu thâ ̣p thông tin từ các sinh
viên. Bản khảo sát được sàn lọc và thảo luâ ̣n giữa các thành viên trong nhóm để tìm ra các
yếu tố cơ bản mà người dùng quan tâm cao để thực hiê ̣n khảo sát. Nhóm thực hiê ̣n khảo sát
thông qua bản cứng (in) gửi phát trưc tiếp cho sinh viên và khảo sát qua mạng thông qua
Google Doc và chia sẻ qua mạng xã hô ̣i. Thông qua cuô ̣c khảo sát, nhóm thu thâ ̣p được
348 mẫu khảo sát (n=348).
1.4.2. Phương pháp thu thâp̣ dữ liê ̣u sơ cấp:
Nhóm đã tìm và nghiên cưu các bài luâ ̣n văn và các bài nghiên cứu khoa học về
vấn đề liên quan đến yếu tố cấu thành quyết định chọn mua điê ̣n thoại thông minh. Qua đó
nhóm đã tham khảo các bước thực hiê ̣n cũng như các yếu tố đã được khảo sát để chọn lọc

3
và bổ sung thông tin để hoàn thiê ̣n bản khảo sát và hạn chế các lỗi xảy ra khi thực hiê ̣n từ
các bài làm trước.
1.4.3. Phương pháp nghiên cứu định tính:
Nhóm đã thảo luâ ̣n và đă ̣t mình vào bản khảo sát để chọn ra các yếu tố ảnh hưởng
đến lựa chọn mua điê ̣n thoại thông minh. Qua đó khẳng định và lựa chọn các yếu tố và các
biến khảo sát đo lường các yếu tố được chọn.
1.4.4. Phương pháp nghiên cứu định lượng:
Dùng để đánh giá mực đô ̣ tin câ ̣y của các biến khảo sát. Kiểm định mô hình nghiên
cứu và các giả thuyết nghiên cứu về sự khác biê ̣t về sự tác đô ̣ng đến quyết định chọn mua
điê ̣n thoại thông minh. Thực hiê ̣n qua hai giai đoạn:
a) Thu thâ ̣p thông tin từ các bản khảo sát với kích thước mẫu cuối cùng là
n=348.
b) Đánh giá đô ̣ tin câ ̣y và giá trị của thang đo bằng hê ̣ số tin câ ̣y Cronbach
alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis)
thông qua phần mềm SPSS, nhằm đánh giá và loại bỏ các biến quan sát
không đạt đô ̣ tin câ ̣y cao. Sắp xếp các biến và điều chỉnh mô hình nghiên
cứu và giả thiết nghiên cứu.
c) Phân tích hồi quy đa biến để kiểm định mô hình nghiên cứu, các giả thuyết
nghiên và đo lường mức đô ̣ tác đô ̣ng.
d) Kiểm định Explore nhằm kiểm định sự khác biê ̣t về quyết định lựa chọn
mua điê ̣n thoại thông minh của sinh viên.
Ngoài ra, nghiên cứu còn sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp để tổng kết
các lý thuyết về ý định thực hiện hành vi của người tiêu dùng; cuối cùng là thảo luận kết
quả nghiên cứu và đề xuất một số kiến nghị cho việc hoạch định chính sách, chiến lược thu
hút đối tượng khách hàng chọn mua smarphone là sinh viên.

1.5. Tính mới của đề tài:


Vấn đề lựa chọn điê ̣n thoại thông minh không phải là vấn đề mới, đã có nhiều bài
luâ ̣n và nghiên cứu về viê ̣c quyết định mua điê ̣n thoại thông minh. Nhóm đã tâ ̣p trung làm
rõ và sàn lọc các yếu tố để đưa ra được các yếu tố chính căn bản đến quyết định chọn mua
điê ̣n thoại thông minh. Thông qua nghiên cứu này, nhóm muốn tạo điều kiê ̣n cho các cá
nhâ ̣n và tâ ̣p thể muốn hiểu rõ hơn về nhu cầu và các yêu cầu của người dùng đă ̣c biê ̣t là
sinh viên khi chọn mua điê ̣n thoại thông minh, Từ đó cải thiê ̣n và nâng cấp hê ̣ thống bán
hàng và phẩm chất của điê ̣n thoại để đáp ứng nhu cầu của Sinh Viên.

4
Bên cạnh đó, nhóm quyết định thêm chương trình Marketing để khảo sát. Nhằm
làm rõ hơn các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn mua samrtphone của sinh viên
tại TP.HCM.

1.6. Kết cấu nghiên cứu:


Chương 1: Giới thiê ̣u chung.
Chương 2: Cơ sở khoa học và mô hình nghiên cứu.
Chương 3: Thiết kế nghiên cứu.
Chương 4: Phân tích dữ liê ̣u nghiên cứu.
Chương 5: Thảo luâ ̣n kết quả nghiên cứu và kết luâ ̣n.

5
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1. Tổng quan về smartphone


2.1.1. Các khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm sinh viên
Theo từ gốc La-tinh, sinh viên – “student” – là người làm việc, học tập, tìm hiểu,
khai thác trí thức. Theo nghĩa thông thường, sinh viên là người học tập ở bậc trung cấp,
cao đẳng và đại học.
2.1.1.2. Khái niệm về smartphone
Một số khái niệm về smartphone của các kênh nổi tiếng:
A cell phone that includes additional software functions (as e-mail or an Internet
browser).
Merriam-Webster, http://www.merriam-webster.com/dictionary/smartphone, xem
1/3/2016
A mobile phone that performs many of the functions of a computer, typically
having a touchscreen interface, Internet access, and an operating system capable of running
downloaded apps. Origin 1980s (first referring to a telephone enhanced with computer
technology): from smart and phone
Oxford Dictionary, http://www.oxforddictionaries.com/definition/english/smartphone,
xem 1/3/2016
A smartphone is a mobile phone that includes advanced functionality beyond
making phone calls and sending text messages. Most smartphones have the capability to
display photos, play videos, check and send e-mail, and surf the Web. Modern
smartphones, such as the iPhone and Android based phones can run third-
party applications, which provides limitless functionality.
Tech terms, http://techterms.com/definition/smartphone, xem 1/3/2016
A smartphone combines a cellphone with e-mail and Web, music and movie player,
camera and camcorder, GPS navigation, voice dictation for messaging and a voice search
for asking questions about anything (seevirtual assistant). A lot more personal than a
personal computer, a smartphone is generally within reach no matter where you are.

6
PC Mag, http://www.pcmag.com/encyclopedia/term/51537/smartphone, xem 1/3/2016
Có thể rút ra định nghĩa về Smartphone như sau:
Điện thoại thông minh là điện thoại di động với một hệ điều hành di động tiên tiến kết hợp
tính năng của một hệ điều hành máy tính cá nhân với các tính năng hữu ích khác cho việc
sử dụng điện thoại di động hoặc thiết bị cầm tay
2.1.1.3. Nguồn gốc, lịch sử hình thành
Khái niệm đầu tiên về điện thoại thông minh được cho là đã xuất hiện vào giữa
năm 1970, nhưng ý tưởng đó đã không đi đến thành quả cho đến gần 20 năm sau khi IBM
phát triển nguyên mẫu điện thoại di động đầu tiên với các tính năng của PDA. Sản phẩm
này có tên gọi IBM Simon Personal Communicator (mã hiệu Angler) nhưng mãi đến tận
năm 1994 mới chính thức được thương mại hóa. Thiết bị này nặng hơn nửa kg, có giá
899USD kèm theo bản hợp đồng 2 năm và nếu như bạn không thích sự ràng buộc thì có
thể mạnh tay chi 1,099USD để mua đứt chú “dế” này.

Simon được trang bị màn hình cảm ứng đơn sắc 4.5 inch đi kèm một bút stylus và
dock sạc. Khi sử dụng dữ liệu, bạn có thể mong đợi để sạc điện thoại sau khoảng 60 phút.
Máy sử dụng vi xử lý tốc độ 16MHz, kết hợp cùng dung lượng RAM 1MB và ROM 1MB,
cấu hình như thế này thì đã có thể được xem là “bá đạo” vào thời điểm bấy giờ.

Tuy có thể gửi và nhận email cũng như fax, nhưng về mặt kỹ thuật Simon vẫn chưa
được xếp vào hàng ngũ smartphone. Mặc dù trong nhận thức, máy rất đáng nhận được
danh hiệu này.

Hai năm sau đó, Nokia thực sự thành công khi giới thiệu điện thoại 9000 (tên đầy
đủ: Nokia 9000 Communicator). Thiết bị này nhẹ hơn so với IBM Simon và nổi bật với
bàn phím QWERTY cùng màn hình có độ phân giải 640 x 200 pixels (độ phân giải khá cao
vào thời điểm đó). Khi mọi người chạy theo smartphone như một công cụ di động tiện
dụng có thể thực hiện nhiều tính năng hơn chỉ đơn thuần là thoại và nhắn tin, các nhà sản
xuất điện thoại di động đã bắt đầu quan tâm tới sản phẩm này, đầu tư vào nền tảng và
nghiên cứu & phát triển phần cứng.

Nokia 9000 dùng mini-SIM, kích thước 173 x 64 x 38 mm, trọng lượng 397g, danh
bạ 200 số, ROM 8MB (4MB cho hệ điều hành và các ứng dụng, 2MB chương trình cần
thiết khác. Lúc này máy chỉ còn đúng 2MB để lưu trữ mà thôi - Hệ điều hành: GEOSTM
3.0), CPU Intel i386 xung nhịp 24MHz. Cuối cùng máy dùng thỏi pin Li-Ion cho thời gian
đàm thoại đến 3 giờ và thời gian chờ 35 giờ.

7
Cấu hình ấn tượng như thế mà Nokia 9000 Communicator cũng không được chính
thức gọi là smartphone vào thời điểm đó. Kể cả khi có khả năng gửi email, fax, duyệt web
(một tính năng Simon thiếu), xử lý văn bản và thậm chí có cả bảng tính (Spreadsheets).

Kể từ một năm sau đó, thuật ngữ "điện thoại thông minh" mới chính thức được nở
rộ, khi Ericsson tung ra các khái niệm (concept) GS88 hay còn gọi là Penelope. Nhìn
chung, máy có thiết kế tương tự với Nokia 9000 Communicator, cũng là dạng đóng lại như
laptop và đi kèm với cây bút stylus.

Để hưởng ứng phong trào smartphone hóa thì Qualcomm cũng trình làng chiếc
PDQ-1900 (điện thoại đầu tiên chạy hệ điều hành Palm OS, hỗ trợ CDMA và tích hợp
modem để kiểm tra mail hoặc duyệt Internet). Đến tận năm 1999 thì xu hướng tích hợp
PDA vào điện thoại mới trở nên “nóng” hơn bao giờ hết. Trào lưu này kéo theo rất nhiều
các hãng sản xuất vào cuộc như: Handspring, Ericsson công bố R380, Palm thì tung
Kyocera 6035, RIM (Research in Motion) với dòng sản phẩm BlackBerry, AudioVox,
HP...

Thế giới di động, https://www.thegioididong.com/tin-tuc/su-phat-trien-cua-dien-thoai-


thong-minh-556840, xem 1/3/2016
2.1.2. Thành phần của Smartphone
 Bô ̣ vi xử lý
Vi xử lý (processor) trong smartphone hoạt động như “bộ não” của thiết bị, đảm
nhiệm hầu hết hoặc tất cả chức năng xử lý trung tâm trong máy. Tốc độ 1 GHz đã
trở thành đặc điểm phổ thông trong phần lớn smartphone cao cấp và nó kết hợp với
phần mềm để giúp hiển thị video độ nét cao (720p, 1080p), duyệt web nhanh và
mượt hơn.
 Ram
Giống như máy tính, khả năng chạy đa nhiệm của điện thoại phụ thuộc vào lượng
RAM, tuy nhiên các nhà cung cấp hiếm khi quảng cáo về RAM bởi nó thường
không cao, do đó người dùng nên tìm hiểu kỹ trước khi mua, cho phép chạy một số
ứng dụng cùng lúc mà không làm giảm hiệu suất.
 Màn hình cảm ứng

8
Màn hình cảm ứng (touchscreen) cho phép người sử dụng tương tác trực tiếp với
giao diện và hệ điều hành trên điện thoại. Có 2 loại cảm ứng chính là điện trở và
điện dung.
Cảm ứng điện trở (resistive) chứa hai lớp truyền dẫn và có một khoảng cách nhỏ
giữa chúng. Khi ngón tay, bút… nhấn lên một điểm trên màn hình, 2 lớp này sẽ tiếp
xúc nhau và tạo nên một mạch kết nối. Thông tin từ mạch đó sẽ được truyền đến vi
xử lý của điện thoại.
Cảm ứng điện dung (capacitive) xuất hiện trong các dòng smartphone cao cấp, tiên
phong là iPhone. Màn hình này thường chứa một lớp kính được phủ chất dẫn trong
suốt, chẳng hạn indium tin oxide. Bản thân cơ thể con người cũng dẫn điện, do đó
khi chạm ngón tay vào lớp phủ này, nó sẽ tạo ra sự gián đoạn trên trường tĩnh điện
của màn hình. Vi xử lý điện thoại sẽ dò ra vị trí của gián đoạn này.
 Pin
Đa số điện thoại ngày nay sử dụng pin lithium-ion. Lithium là chất hóa học nằm
bên trong, di chuyển đến cực âm của pin và tạo ra điện tích. Nó có thể sạc lại và có
tuổi thọ dài gấp 2-3 lần pin kiềm (alkalin). Điện thoại có thời gian hoạt động liên
tục dài thường sử dụng pin 1.500 mAH, nhưng loại pin phổ biến nhất vẫn là 1.200-
1.400 mhA (đơn vị milliampe giờ).
 Camera
Số pixel càng cao thì độ phân giải ảnh càng lớn. Nhưng khi xem trên màn hình điện
thoại hay PC, chất lượng của ảnh 5 megapixel hay 8 megapixel không khác nhau.
Nó chỉ tạo ra sự khác biệt khi người sử dụng muốn in ảnh.
Giống như máy DSLR, nhiều pixel hơn không đồng nghĩa với ảnh đẹp hơn. Những
yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng là ống kính (như dòng Nokia N-serie sử dụng ống
Carl Zeiss), khả năng tự động lấy nét chính xác và tốc độ màn trập cao (đóng vai
trò quan trọng khi chụp ảnh chuyển động nhanh)…
 Thẻ nhớ MicroSD
Sự khác biệt chính giữa SD, MicroSD và MiniSD chỉ là kích cỡ. Đa số điện thoại
được xuất xưởng năm 2010 sử dụng phiên bản nhỏ nhất: MicroSD. MicroSD có
dung lượng từ 2 GB (10 USD) đến 32 GB (150 USD).
 Gyroscope và Accelerometer
Hầu hết smartphone được trang bị accelerometer (gia tốc kế) với khả năng nhận
diện điện thoại đang đặt thẳng đứng hay nằm ngang để xoay màn hình phù hợp.
Nhưng hiện nay rất ít máy có gyroscope (con quay hồi chuyển). Gyroscope cho

9
phép nhận biết chính xác hơn các chuyển động trong không gian ba chiều, tức
không chỉ nhận biết vị trí dọc – ngang mà còn phát hiện nếu điện thoại được dịch
chuyển xa – gần.
 Bluetooth và Wi-FI
Bluetooth là công nghệ không dây cho phép truyền và nhận dữ liệu giữa 2 thiết bị
trong phạm vi hẹp (10 mét). Hiện nay, Bluetooth đã lên chuẩn 3.0, hỗ trợ truyền
file với tốc độ nhanh hơn (24 Mb/giây) nhưng nó còn quá mới nên đa số điện thoại
vẫn sử dụng chuẩn 2.1.
Trong khi đó, Wi-Fi 802.11 đã trải qua nhiều giao thức (a/b/g/n) với tốc độ và độ
phủ sóng khác nhau. Wi-Fi giúp smartphone kết nối với mạng Internet không dây
để lướt web, gửi e-mail, chơi game… Đa số điện thoại hiện hỗ trợ chuẩn g (54
Mb/giây) hoặc b (11 Mb/giây). Chuẩn mới nhất 802.11 n về lý thuyết có thể đạt tốc
độ 600 Mb/giây nhưng còn phụ thuộc vào kết nối Internet và khả năng của bộ định
tuyến (router).
PC World VN, www.pcworld.com.vn, xem 1/3/2016

2.1.3. Chức năng của smartphone


Như chúng ta đã biết, vai trò chính của smartphone cơ bản là điện thoại nên có
những chức năng như điện thoại là nghe, gọi, nhắn tin ngoài ra smartphone còn có
thề nghe nhạc và chụp hình. Hơn thế nữa, ngoài ra các smartphone nếu muốn cạnh
tranh thì sẽ có thêm những chức năng cạnh tranh đặc biệt:

 Cá nhân hóa: Không gì có thể khiến chiếc điện thoại là thực sự của bạn bằng cách
cá nhân hóa màn hình Home của nó. Hãy dành thời gian để cài đặt wallpaper, màu
sắc và các biểu tượng trên màn hình Home theo cách bạn muốn. Có rất nhiều cách
để bạn tùy biến ứng dụng, tiện ích, các dạng thông báo, chuông và nhiều thứ khác
trên điện thoại. Đó có thể là kiểu phục vụ cho công việc, giải trí, phong cách hay
đơn thuần là theo phong cách của bạn.

 Camera: Một trong những tính năng thú vị nhất của smartphone mới chính là
camera. Nó sẽ mang lại cho bạn những giây phút thú vị. Hãy sử dụng tính năng lọc
(filter) sẵn có trong ứng dụng camera để biến những bức ảnh bạn chụp thành một
tác phẩm nghệ thuật theo cách của bạn. Ngoài filter ra còn nhiều tính năng chỉnh
sửa ảnh, cải thiện độ phân giải và màu sắc khác mà bạn cũng có thể sử dụng để tối
ưu hiệu ứng của ảnh. Sau khi chỉnh sửa xong, bạn có thể sử dụng tính năng chia sẻ
ảnh trên điện thoại để đẩy lên Facebook hoặc các trang mạng xã hội phổ biến khác.
10
Một trong những lý do chính mà người ta thích smartphone là bởi chúng có thể
chụp được các bức ảnh rất đẹp, nhất là với những chiếc smartphone có camera
“xịn” với độ phân giải cực cao và không hề thua kém loại máy ảnh chuyên nghiệp.

 Chế độ 3G: Nếu bạn sử dụng gói cước 3G bị giới hạn dung lượng thì việc tìm hiểu
cũng như đo đạc lượng dữ liệu (data) sử dụng cũng khá quan trọng, bởi nếu không
thì rất có thể bạn sẽ phải bỏ ra khá tiền để trả cước 3G vượt mức. Hầu hết những
chiếc smartphone mới hiện nay đều có khả năng báo chính xác lượng dữ liệu bạn
đang sử dụng, cho dùng đó là e-mail, lướt web, upload ảnh, hoặc nghe nhạc, xem
video trên mạng.

 Lưu dữ liệu: Đây là thói quen khá quan trọng nếu bạn không muốn một ngày nào
đó chiếc điện thoại trục trặc và mất đi toàn bộ dữ liệu, số điện thoại liên lạc trên
máy. Nói tóm lại, cũng như dùng máy tính, bạn cần sao lưu dữ liệu trên điện thoại
một cách thường xuyên. Rất may là hầu hết những dòng smartphone mới hiện nay
đều có dịch vụ và công cụ sao lưu dữ liệu (tự động hoặc thủ công) do chính là sản
xuất thiết bị cung cấp. Tất nhiên, bạn cũng có thể sử dụng các công cụ tiện dụng
bên ngoài nếu muốn.

 Định vị: Đây là tính huống không ai mong muốn khi chiếc điện thoại của bạn bị
thất lạc hoặc bị mất trộm. Khi đó, một phần mềm định vị điện thoại được cài đặt
sẵn sẽ rất hữu ích để bạn có cơ may tìm lại chúng. Thực tế cho thấy đã có rất nhiều
người có thể tìm lại chiếc iPhone bị mất nhờ tính năng định vị sẵn có trên chiếc
điện thoại này. Nếu không tìm được điện thoại thì bạn cũng có thể sử dụng các tính
năng tương tự để khóa máy vĩnh viễn, hoặc đơn giản là xóa bỏ dữ liệu từ xa để đề
phòng chúng lọt vào tay kẻ xấu.

 Phát Wifi chế độ Hotspot: Smartphone vừa là công cụ liên lạc và lướt web nhưng
đồng thời cũng là thiết bị phát Wi-Fi khi kích hoạt chế độ hotspot. Khi kích hoạt
chế độ này, máy sẽ cho phép tối đa 10 thiết bị khác (điện thoại, laptop, tablet hoặc
máy chơi game…) có thể kết nối vào mạng Wi-Fi do bạn thiết lập qua điện thoại để
truy cập vào mạng.

 Đọc mã vạch: Tính năng đọc mã vạch rất bổ ích nếu bạn thường xuyên đi siêu thị,
muốn xem giá trực tiếp trên món hàng mà bạn định mua bằng cách chụp hình mã
vạch của sản phẩm đó, sau đó thông tin về sản phẩm và giá bán sẽ hiển thị lên màn
hình.

11
 Tìm hiểu thông tin và học kiến thức thông qua smartphone: Đã lâu rồi thời kỳ
người học ngoại ngữ hay kè kè bên mình chiếc máy kim từ điển, bởi lúc đó các ứng
dụng và thiết bị chưa phát triển được như ngày nay. Bây giờ chỉ cần một thiết bị
smartphone chạy hệ điều hành Android phiên bản mới, người dùng hoàn toàn có
thể tải về các ứng dụng học tập hiệu quá gấp nhiều lần các máy kim từ điển hiện đại
nhất.

 Đo nhịp tim, khám bệnh: Nếu bạn có một chiếc điện thoại kèm theo camera, bạn
có thể đo nhịp tim cơ thể. Từ kho ứng dụng Android, bạn tìm và cài đặt ứng dụng
Instant Heart Rate. Sau đó, mở ứng dụng và đặt nhẹ ngón tay trỏ lên ống kính
camera của điện thoại Android, chờ vài giây, nhịp tim của người dùng sẽ hiển thị
trên màn hình điện thoại. Để có thể sử dụng tính năng này, máy bạn phải được
trang bị camera chất lượng tốt.

 Dò tìm bản đồ: Khi tham gia trên các tuyến đường thành phố lớn với hàng ngàn
con đường như Hà Nội và TP.HCM thì tìm đường đi quả là một cơn ác mộng với
tài vế lái xe ôtô, xe máy. Với việc sắm 1 chiếc smartphone có hỗ trợ định vị toàn
cầu GPS kèm bản đồ 3D như Sygic, người dùng hoàn toàn có thể làm chủ được
đường xá, bằng việc thể hiện một cách chính xác vị trí, bạn có thể tìm được đường
đi từ khoảng cách A sang B ngắn nhất, biết được hướng đi, khu vực sắp đến.

 Chức năng khác:

 Máy chơi game

 Mở Tivi, đầu phát TV HD

 Thiết bị xem camera từ xa

 Máy vi tính thu nhỏ

 Chống nước

 Đèn flash

Ngoài ra smartphone còn có nhiều chức năng khác do độ cạnh tranh trên thị trường mà các
hãng điện thoại trang bị trên từng loại sản phẩm để thu hút khách hàng trên thị trường.

12
2.1.4. Thị trường Smartphone Việt Nam
Theo báo cáo từ công ty nghiên cứu Inside Retail Asia, tổng số smartphone được
bán ra tại Việt Nam trong nửa đầu năm nay đã tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt
mức 6 triệu chiếc. Đây là mức tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á, góp phần đưa Viết
Nam trở thành thị trường smartphone lớn thứ ba trong khu vực.
Số lượng lớn smartphone được bán ra đều được tập trung ở các trung tâm thành phố
lớn còn ở nông thôn thì còn số đó rất thấp. Trong đó dân số Việt Nam khoảng 70% là dân
nông thôn thì cho thấy các hãng điện thoại phát triển trên đất màu mỡ này
Ông Huỳnh Phước Cường, đại diện công ty nghiên cứu thị trường GfK Việt Nam,
nhận xét: Smartphone được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong năm 2016, có thể
chiếm khoảng 65-70% về số lượng sản phẩm bán ra. Hiện tại, các mẫu smartphone có giá
bán từ 2,5 triệu đồng cho đến dưới 5 triệu đồng đang thuộc nhóm sản phẩm bán tốt nhất ở
các hệ thống bán lẻ.

Trước đó, vào quý 2-2015 công ty nghiên cứu thị trường IDC Việt Nam đã cho
biết, smartphone chiếm đến 51% tổng thị trường điện thoại di động trong năm 2015 với 3,3
triệu chiếc smartphone bán ra, và là lần đầu tiên vượt qua điện thoại phổ thông. Giá bán
trung bình của smartphone trong quý này vào khoảng 4 triệu đồng.

Theo thống kê từ các nhà bán lẻ là Thế giới Di động và FPT Shop thì nhóm
smartphone tầm trung có giá bán 3-7 triệu đồng đang đóng góp doanh thu lớn nhất. Đây
cũng là mức giá có sự tập trung đông đảo số lượng smartphone ở các hệ thống bán lẻ lớn;
thông thường smartphone ở mức giá này chiếm khoảng 24-35% trên tổng số điện thoại di
động.

Người tiêu dùng cũng có nhu cầu sử dụng smartphone ngày càng nhiều hơn và có
khuynh hướng chọn các mẫu smartphone phổ thông cho đến tầm trung, có cấu hình tương
đối (bộ nhớ 8-16GB, RAM 1-2GB, bộ xử lý lõi kép/lõi tứ...), màn hình 4.7-5.5 inch…các
công ty nghiên cứu thị trường thì smartphone có màn hình từ 5 inch trở lên đang có
khuynh hướng tăng nhanh, chiếm khoảng 60-70% trên tổng số smartphone bán ra thị
trường. Đây cũng là mục tiêu khiến cho các nhà sản xuất/phân phối liên tục ra mắt các mẫu
smartphone có màn hình lớn (5-5.7 inch).

Ông Huỳnh Phước Cường cho biết thêm, hiện tại, các nhà sản xuất đang có khuynh
hướng tăng cường cấu hình smartphone với bộ xử lý mạnh hơn, camera tốt hơn, có độ
phân giải lớn hơn… Ví dụ như camera trước của smartphone từ độ phân giải 2 megapixel

13
trước đây đã nâng lên 8 megapixel, thậm chí có một số dòng sản phẩm có camera trước có
độ phân giải lên đến 13 megapixel. Về màn hình cũng thế, nếu vào năm 2014 chỉ có 40%
smartphone trang bị màn hình 5 inch trở lên thì hiện nay đã có đến 70% smartphone có
kích thước màn hình trên 5 inch.

Không chỉ là thị trường kinh doanh, phân phối, Việt Nam cũng đã và đang trợ
thành miền đất sản xuất smartphone của các thương hiệu lớn và tiêu biểu có Samsung,
Microsoft, LG cũng đã lên kế hoạch tham gia thị trường ở Việt Nam

Các hãng điện thoại đang chiếm thị phần lớn ở Viê ̣t Nam:

H 2.1: Thị phần thị trường điêṇ thoại thông minh năm 2015

Nguồn: IDC Vietnam, 2015

2.1.4.1. Tình hình sử dụng smartphone hiện nay ở Việt Nam


Smartphone hiện nay đang dần trở thành vật bất ly thân của mọi người. Khi công
nghệ bung nổ thì giờ đây cái tên smartphone trở thành quen thuộc với mọi người dân. Giờ
đây điện thoại không chỉ dùng để nghe gọi như trước kia mà nó còn dùng để xem phim,
lướt web, chơi game, nghe nhạc, thậm chí chúng ta còn có thể sử dụng nó như một chiếc
laptop để làm việc.

Kết quả của cuộc thống kê cho thấy có tới 44% lượng người được nghiên cứu sử
dụng smartphone Android, trong khi đó con số này ở iOS là 29% và Windows Phone là
26%.Ngoài ra Simply Hired cũng thống kê được rằng có tới 75% lượng người nghiên cứu
sử dụng smartphone.

14
Có thể thấy, dù là smartphone chạy trên nền tảng nào đi chăng nữa, thì đều cho
chúng ta thấy, lượng người sử dụng smartphone là vô cùng cao, bên cạnh đó cũng khẳng
định smartphone cũng đang dần thay thế những chiếc laptop vì nó còn có thể giúp bạn làm
việc thật tiện lợi.
Nguồn: Simply Hired, 2015

2.1.4.2. Tình hình sử dụng smartphone ở TPHCM


Apple với các dòng Iphone chiếm hơn 40% thị phần smartphone tại THCM,
Samsung, Microsoft lần lượt là các nhãn tiếp theo.

H2.2: Thị phần smartphone tại TP.HCM

Nguồn: Nghiên cứu thị trường Lực Thiên, 2015

2.2. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu


2.2.1. Các tác nhân marketing
Hành vi người tiêu dùng được hiểu là một loạt các quyết định về việc mua cái gì,
tại sao, khi nào, như thế nào, nơi nào, bao nhiêu, bao lâu một lần, liệu như thế thì sao mà
mỗi cá nhân, nhóm người tiêu dùng phải có quyết định qua thời gian về việc chọn dùng sản
phẩm, dịch vụ, ý tưởng hoặc các hoạt động (Wayne D.Hoyer, Deborah J. Macinnis, 2008
trích trong Nguyễn Thị Thùy Miên, 2011).

15
Nghiên cứu hành tiêu dùng thực chất là đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi: Người
tiêu dùng mua sản phẩm bằng cách nào? Họ mua sản phẩm gì? Hành vi tiêu dùng của
khách hàng bị chi phối ở những mức độ khác nhau bởi các yêu tố: văn hóa, xã hội, hoàn
cảnh cá nhân và các yếu tốt thuộc về tâm lý,…(Hoyer, 2007).

Theo Philip Kotler, trong marketing, nhà tiếp thị nghiên cứu hành vi người tiêu
dùng với mục đích nhận biết nhu cầu, sở thích, thói quen của họ, cụ thể là xem người tiêu
dùng muốn mua gì, sao họ lại mua sản phẩm, dịch vụ đó, tại sao họ mua nhãn hiệu đó, hô
mua như thế nào, mua ở đâu, khi nào mua và mức độ mua ra sao để xây dựng chiến lược
marketing thúc đẩy người tiêu dùng mua sản phẩm, dịch vụ của mình.

H 2.3: Các tác nhân marketing ảnh hưởng hành vi người tiêu dùng

Nguồn: T.S Bảo Trung, 10/17/2014, trang 23

Các yếu tố tiếp thị như: sản phẩm, giá cả, địa điểm, khuyến mãi và những hấp dẫn
bên ngoài: kinh tế , công nghệ, chính trị, văn hóa tác động đến nhu cầu và ý thức người
tiêu dùng. Cùng những đặc điểm: văn hóa, xã hội, cá nhân, tâm lý và quá trình thông qua
quyết định của người tiêu dùng dẫn đến những quyết định mua sắm nhất định.

E.Jerome McCarthy (1960) đã gói gọn các nguyên liệu này vào bốn yếu tố mà ngày
nay thường được gọi là mô hình 4P: Sản phẩm (Product), Giá cả (Price), Phân phối (Place),

16
Chiêu thị (Promotion). 4P là những thông số mà những nhà quản lý Marketing có thể quản
lý, phụ thuộc vào những yếu tố của môi trường Marketing. Mục tiêu là đưa ra các quyết
định mà tâm điểm của 4P là khách hàng trong thị trường mục tiêu nhằm tạo ra những phản
ứng tích cực. Các tác nhân marketing của mô hình Philip Kotler dựa vào các yếu tố
marketing mix do Jerome McCarthy đề xuất vào những năm 60, gồm 4P: Sản phẩm
(Product), Giá cả (Price), Phân phối (Place) và Chiêu thị (Promotion).

- Sản phẩm (Product): là những thứ mà doanh nghiệp cung cấp cho thị trường,
quyết định sản phẩm bao gồm: chủng loại, kích cỡ sản phẩm, chất lượng, thiết kế, bao bì,
nhãn hiệu, chức năng, dịch vụ,…nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng.
- Giá cả (Price): là khoản tiền mà khách hàng bỏ ra để sở hữu và sử dụng sản
phẩm/dịch vụ, quyết định về giá bao gồm phương pháp định giá, mức giá, chiến thuật điều
chỉnh giá theo sự biến động của thị trường và người tiêu dùng.
- Phân phối (Place): là hoạt động nhằm đưa sản phẩm đến tay khách hàng, quyết
định phân phối gồm các quyết định: lựa chọn, thiết lập kênh phân phối, tổ chức và quản lý
kênh phân phối, thiết lập các quan hệ và duy trì quan hệ với các trung gian, vận chuyển,
bảo đảm dự trữ hàng hóa…
- Chiêu thị (Promotion): là những hoạt động nhằm thông tin sản phẩm, thuyết phục
về đặc điểm của sản phẩm, xây dựng hình ảnh doanh nghiệp và các chương trình khuyến
khích tiêu thụ.
Mỗi chính sách sản phẩm, giá cả, phân phối và chiêu thị đều có vai trò và tác động
nhất định. Để phát huy một cách tối đa hiệu quả của hoạt động Marketing cần có sự phối
hợp nhịp nhàng, cân đối các chính sách trên, đồng thời có mối quan hệ hỗ trợ nhau để cùng
đạt được mục tiêu chung về Marketing.

2.2.2. Đă ̣c điểm người tiêu dùng


Việc mua sắm của người tiêu dùng chịu tác động mạnh mẽ của những yếu tố văn
hóa, xã hội, cá nhân và tâm lý. Đối với nhà quản trị, đa số những yếu tố này là không thể
kiểm soát được, nhưng chúng cần phải được phân tích cẩn thận và xem xét những ảnh
hưởng của chúng đến hành vi của người mua.

17
H 2.4: các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua của người tiêu dung

2.2.2.1. Văn hóa


Văn hóa thường được định nghĩa là hệ thống những giá trị và đức tin, truyền thống
và những chuẩn mực hành vi. Văn hóa được hình thành và phát triển qua nhiều thế hệ,
được truyền từ đời này sang đời khác. Văn hóa thường được hấp thụ ngay từ buổi đầu
trong đời sống gia đình, giáo dục, tôn giáo, trong công việc và bằng giao tiếp với những
người khác trong cộng đồng. Có thể xem văn hóa là nguyên nhân đầu tiên, cơ bản quyết
định đến nhu cầu và hành vi của con người. Những điều cơ bản về cảm thụ, giá trị thực sự,
sự ưa thích, thói quen, hành vi ứng xử mà chúng ta quan sát được qua việc mua sắm đều
chứa đựng bản sắc văn hóa. Từ đó, để nhận biết những người có trình độ văn hóa cao, thái
độ của họ đối với sản phẩm khác biệt so với những người có trình độ văn hóa thấp.

Nguồn gốc dân tộc, chủng tộc, sắc tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, môi trường tự
nhiên,cách kiếm sống của mỗi người gắn với nhánh văn hóa, một bộ phận nhỏ của văn hóa
luôn ảnh hưởng đến sự quan tâm, đánh giá những giá trị của hàng hóa và sở thích.

2.2.2.2. Xã hội:
Sự tồn tại những giai cấp, tầng lớp xã hội là vấn đề tất yếu của xã hội. Có thể định
nghĩa: Giai tầng xã hội là những nhóm tương đối ổn định trong khuôn khổ xã hội được sắp
xếp theo thứ bậc đẳng cấp và được đặc trưng bởi những quan điểm giá trị, lợi ích và hành
vi đạo đức giống nhau ở các thành viên. 10

Sự hình thành đẳng cấp xã hội không chỉ phụ thuộc một yếu tố duy nhất là tiền bạc
mà là sự kết hợp của trình độ văn hóa, nghề nghiệp, những định hướng giá trị và những
yếu tố đặc trưng khác. Địa vị của con người cao hay thấp phụ thuộc vào chỗ họ thuộc tầng
lớp nào trong xã hội. Với một con người cụ thể, sự chuyển đổi giai tầng xã hội cao hơn hay

18
tụt xuống giai cấp, tầng lớp xã hội thấp hơn là hiện tượng thường xảy ra. Điều quan tâm
nhất của những người làm marketing là những người chung một giai tầng xã hội sẽ có
khuynh hướng xử sự giống nhau, họ có những sở thích về hàng hóa, nhãn hiệu sản phẩm,
lựa chọn địa điểm bán hàng …

2.2.2.3. Cá nhân


Quyết định mua sắm hàng hóa của người tiêu dùng luôn chịu ảnh hưởng lớn của
những yếu tố thuộc về bản thân như tuổi tác, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế, lối sống, cá
tính và những quan điểm về chính bản thân mình. Tuổi tác có quan hệ chặt chẽ đến việc
lựa chọn các hàng hóa như thức ăn, quần áo, những dụng cụ phục vụ cho sinh hoạt, các
loại hình giải trí… Con người thay đổi hàng hóa và dịch vụ mà họ mua sắm trong các giai
đoạn trong cuộc đời họ. Những người làm marketing khi xác định thị trường mua được dựa
vào việc phân chia khách hàng thành từng nhóm theo các giai đoạn của chu kỳ sống của
gia đình để phát triển chính sách marketing khác nhau cho phù hợp, còn lại cần phải lưu ý
những đặc trưng đời sống tâm lý có thể sẽ thay đổi qua các giai đoạn của chu kỳ sống gia
đình.

Nghề nghiệp có ảnh hưởng nhất định đến tính chất của hàng hóa và dịch vụ được
chọn. Sự lựa chọn quần áo, giày dép, thức ăn các loại hình giải trí của một công nhân sẽ rất
khác biệt với vị giám đốc điều hành của một công ty nơi họ làm việc. Các nhà làm
marketing cần cố gắng để nhận biết được nhóm khách hàng của họ theo nhóm nghề nghiệp
nào và quan tâm đến những nhu cầu sở thích mà nhóm khách hàng trong mỗi nhóm yêu
cầu. Thậm chí một công ty có thể chuyên môn hóa việc sản xuất những sản phẩm cho một
nhóm nghề nghiệp nào đó. Chẳng hạn như người cung ứng có thể đưa ra các loại quần áo,
găng tay, kính cho ngành y tế, hay các công ty đặc trưng khác…

Tình trạng kinh tế cơ hội thị trường của tiêu dùng phụ thuộc vào hai yếu tố đó là:
khả năng tài chính của họ và hệ thống giá cả hàng hóa. Tình trạng kinh tế dựa vào thu
nhập, phần tiết kiệm, khả năng đi vay, tích luỹ của người tiêu dùng có ảnh hưởng rất lớn
đến loại hàng hóa và số lượng hàng hóa mà họ lựa chọn mua sắm … Những hàng hóa
mang tính thiết yếu sự nhạy cảm về thu nhập thường thấp hơn những loại hàng hóa xa xỉ.

Lối sống của con người thể hiện qua hành động, sự quan tâm, quan điểm. Lối sống
gắn chặt với nguồn gốc xã hội, nhánh văn hóa, nghề nghiệp, tình trạng kinh tế … Lối sống
chứa đựng nhiều hơn thế nữa. Chỉ có lối sống mới phác họa đầy đủ nhất chân dung của con
người, sự lựa chọn hàng hóa của người tiêu dùng thể hiện lối sống của họ.

19
2.2.2.4. Tâm lý
Động cơ là nhu cầu đã trở nên bức thiết đến mức buộc con người phải hành động
để thỏa mãn nó. Về bản chất, động cơ là động lực thúc đẩy con người để thỏa mãn nhu cầu
hay ước muốn nào đó về vật chất, tinh thần hay cả hai. Cơ sở hình thành chính là nhu cầu
hay mục đích của hành động mua, nhu cầu của con người vô cùng phong phú và đa dạng.

Nhận thức là khả năng tư duy của con người, nó có thể được định nghĩa là một quá
trình thông qua đó một cá nhân lựa chọn, tổ chức và giải thích các thông tin để tạo nên một
bức tranh có ý nghĩa về thế giới xung quanh. Động cơ thúc đẩy con người hành động. Song
hành động của con người diễn ra như thế nào lại phụ thuộc rất lớn vào nhận thức của họ về
môi trường xung quanh. Hai khách hàng có động cơ như nhau cùng đi vào siêu thị nhưng
sự lựa chọn nhãn hiệu, số lượng hàng hóa lại hoàn toàn khác nhau. Thái độ của họ về mẫu
mã, giá cả, chất lượng, mặt hàng, hệ thống dịch vụ … mọi thứ đều không giống nhau. Đó
là kết quả của nhận thức về những kích thích marketing, nhận thức không chỉ phụ thuộc
vào các tác nhân kích thích mà còn phụ thuộc vào mối quan hệ tương quan giữa các tác
nhân kích thích với môi trường xung quanh và bản thân cá thể. Sự hấp dẫn của một nhãn
hiệu không chỉ do các kích thích của nhãn hiệu đó tới các giác quan của khách hàng mà
còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: nhãn hiệu đó được trưng bày như thế nào? Được
bán ở siêu thị hay cửa hàng nhỏ? Con người có thể nhận thức khác nhau về cùng một
đối tượng do 3 tiến trình cảm nhận: sự chú ý chọn lọc, sự bóp méo và sự khắc họa.

Sự hiểu biết (kinh nghiệm): Sự hiểu biết diễn tả những thay đổi trong hành vi của
con người phát sinh từ kinh nghiệm. Kinh nghiệm trong ý thức con người là trình độ của
họ về cuộc sống, về hàng hóa, về cách đối nhân xử thế. Đó là kết quả của những tương tác
của động cơ (mục đích mua), các vật kích thích (hàng hóa cụ thể) những gợi ý (bạn bè, gia
đình, thông tin quảng cáo). Có thể thấy rằng kinh nghiệm của con người là do sự học hỏi
và sự từng trải. Chẳng hạn như phụ nữ thường sành sỏi và nhiều kinh nghiệm hơn nam giới
trong mua sắm hàng hóa tiêu dùng (thực phẩm, quần áo …).

Sự hiểu biết và kinh nghiệm giúp người mua khả năng khái quát hóa và sự phân
biệt trong tiếp xúc với các vật kích thích tương tự nhau, những người nội trợ họ sẽ dễ nhận
biết được thực phẩm nào là cần thiết cho nhu cầu dinh dưỡng.

2.2.2.5. Niềm tin và quan điểm


Thông tin thông qua thực tiễn và sự hiểu biết người ta có được niềm tin và thái độ.
Điều này ảnh hưởng đến hành vi, niềm tin và sự nhận định chứa đựng một ý nghĩa cụ thể
20
mà người ta có được về hàng hóa đó. Ví dụ: Nhiều người mua vẫn tin rằng giá cả và chất
lượng hàng hóa có mối quan hệ với nhau, giá thấp sẽ là hàng hóa có chất lượng không tốt.
Sự hình thành niềm tin về cơ bản xuất phát từ sự hiểu biết, nên ảnh hưởng khá quan trọng
đến hành vi mua. Các nhà kinh doanh cần quan tâm đặc biệt đến niềm tin của khách hàng
đối với sản phẩm hay hình ảnh nhãn hiệu. Thái độ đặt con người vào một khung suy nghĩ
thích hay không thích, khi đó người mua sẽ tìm đến nhãn hiệu mà họ có thái độ tốt khi
động cơ xuất hiện. Quan điểm, thái độ rất khó thay đổi, nó dẫn dắt con người hành động
theo thói quen khá bền vững mà người ta có thể tiết kiệm thời gian và công sức sự suy nghĩ
khi hành động. Thay đổi một quan niệm đòi hỏi thay đổi về nhận thức, phương thức ứng
xử và cần có thời gian.

Doanh nghiệp tìm hiểu thông người tiêu dùng có am hiểu các lợi ích của sản phẩm
dịch vụ mà doanh nghiệp mang lại và đánh giá sai khi sử dụng sản phẩm và dịch vụ đó.
Điều này sẽ tác động đến những lần mua hàng sau đó của người tiêu dùng cũng có tác
động đến thông tin sản phẩm của họ đến người tiêu dùng. Vì vậy các doanh nghiệp và nhà
tiếp thị nắm bắt được nhu cầu và các yếu tố ảnh hưởng, chi phối hành vi mua sắm của
khách hàng, Philip Kotler đã hệ thống các yếu tố dẫn tới quyết định mua sắm của người
tiêu dùng thông qua mô hình.

Người tiếp thị phải hiểu được điều gì đang xảy ra trong ý thức của người tiêu dùng
giữa lúc các tác động bên ngoài và lúc quyết định mua sắm.

2.2.2.6. Quá trình quyết định mua hàng

H 2.5: Quá trình quyết định mua hàng của người tiêu dùng

 Ý thức về nhu cầu: quá trình mua hàng bắt đầu. Nhu cầu có thề bắt nguồn từ bên
ngoài hay bên trong. Các tác nhân có thể là yếu tố khách quan hay chủ quan. Bằng
cách thu thập thông tin từ một người tiêu dùng, nhà nghiên cứu có thể xác định yếu
tố thường gặp nhất nảy sinh sự quan tâm đến một sản phẩm nào đó từ đó lập kể
hoạch marketing.

 Tìm kiếm thông tin: Khi có nhu cầu, người tiêu sẽ tìm hiểu thông tin sản phẩm

- Tìm kiếm bên trong: ký ức, kinh nghiệm, hiểu biết trước đây

21
- Tìm kiếm bên ngoài

o Nguồn thông tin cá nhân: gia đình, bạn bè, người quen,…

o Nguồn thông tin thương mại: quảng cáo, nhân viên bán hàng, đại lý,…

o Nguồn thông tin công cộng: các phương tiện thông tin đại chúng, các tổ
chức nghiên cứu thị trường.

o Nguồn thông tin thực nghiệm: sử dụng, trãi nghiệm, nghiên cứu,…

 Đánh giá các phương pháp: quá trình này diễn ra phức tạp và không biết sẽ như thế
nào nhưng người tiêu dùng sẽ mua sản phẩm sao cho làm thỏa mãn nhu cầu cao
nhất. Các mô hình thông dụng của quá trình đánh giá đều hướng theo nhận thức vì
người tiêu dùng chủ yếu dựa trên cơ sở ý thức và hợp lý.

 Quyết định mua hàng: người tiêu dùng có thể đã hình thành ý định mua hàng sản
phẩm ưu thích nhất. Tuy nhiên vẫn còn yếu tố tác động xen vào ý định và quyết
định mua hàng

- Yếu tố thứ nhất là về thái độ của người khác.

- Yếu tố thứ hai là những tình huống bất ngờ cũng sẽ ảnh hưởng đến ý định
mua hàng.

 Hành vi sau mua: công việc vẫn chưa được kết thúc sau khi mua hàng mà còn kéo
dài đến sau khi mua hàng. Việc ảnh hưởng đến mức độ hài lòng có thể dẫn đến lần
mua hàng tiếp theo của khách hàng. Những ảnh hưởng tích cực khi khách hàng hài
lòng: lòng trung thành, sức mua cao, danh tiếng tốt,…Những ảnh hưởng tiêu cực
khi khách hàng không hài lòng: phản ứng trực tiếp, sức mua yếu hoặc từ bỏ, danh
tiếng xấu,…

2.3. Cơ sở lý thuyết của nghiên cứu


2.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm theo Philip Kotler
Khách hàng mua hàng của doanh nghiệp mà họ nhận được giá trị cao nhất và nếu
sản phẩm, dịch vụ đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của họ thì họ sẽ tỏ rat rung thành
và sẽ dẫn theo tác động cho lần mua tiếp theo có thể nhiều hơn, đồng thời họ sẽ truyền
miệng để quảng cáo cho sản phẩm, dịch vụ đến tai người dùng khác. Vì vậy việc thu hút
khách hàng cần công ty phải nắm bắt các yếu tố quyết định giá trị để thỏa mãn nhu cầu
khách hàng.
22
Doanh nghiệp cần phải tạo ra sự khác biệt đối với các đối thủ khác thông qua các
yếu tố cơ bản là sản phẩm, dịch vụ, nhân lực và thương hiệu của doanh nghiệp.

- Sản phẩm: sự khác biệt về tính chất, công dụng, mức độ phù hợp, tuổi thọ, độ
tin cậy, khả năng sữa chữa được, kiểu dáng, cải tiến và đổi mới

- Dịch vụ: sự khác biệt về giao hàng, lắp đặt, chỉ dẫn khách hàng sử dụng, tư vấn,
sừa chữa,…

- Nhân lực: sự khác biệt về năng lực, thái độ, tín nhiệm, tin cậy, nhiệt tình, các
giao tiếp,…

- Thương hiệu: sự khác biệt vể biểu tượng, phương tiện truyền thông, bầu không
khí, sự kiện bảo trợ, thích thú trong tâm tưởng khách hàng

Nguồn: Philip Kotler, 2001

Những lợi ích mà khách hàng nhận được trong quá trình tiêu dùng sản phẩm, dịch
vụ. Kỳ vọng khách hàng thể hiện mong muốn khách hàng thông qua kinh nghiệm mua sắm
trước đó, ý kiến bạn bè, những thông tin từ người tiếp thị và đối thủ cạnh tranh. Lợi ích còn
nhận được còn quyết định bởi giá trị dành cho khách hàng. Khách hàng còn nhận thức giá
trị của họ dựa trên giá trị cá nhân, nhu cầu, sở thích và nguồn lực tài chính. Mức độ thỏa
mãn của khách hàng được quyết định bởi chất lượng sản phẩm, dịch vụ; kinh nghiệm và ý
kiến xung quanh; đặc tính cá nhân của khách hàng

Các yếu tố chính quyết định giá trị và sự thỏa mãn khách hàng

- Giá trị sản phẩm, dịch vụ

- Giá trị nhân sự

- Giá trị hình ảnh

- Đặc tính cá nhân

Nguồn: Philip Kotler, 2001

2.3.2. Các nghiên cứu tham khảo

23
Hình 2.6 : Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua laptop
(Nguyễn Quốc Tuấn, 2010)

Hình 2.7: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua smartphone tại trường
đại học Tunku Abdul Rahman (Chew Jing Qun et al. – 2012)

Nhóm Hồ Đức Tâm (2012), “các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của
sinh viên trong thị trường điện thoại di động”

Đặng Ngọc Anh (2013), “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng xu hướng mua
smartphone ở TPHCM”

Nhóm sinh viên trường Đại học Ngoại Thương (2014), “Nghiên cứu về một số
yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm Smartphone của sinh viên Ngoại Thương”

24
Qua nghiên cứu đề tài làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua smartphone
bao gồm: giá cả của sản phẩm, thương hiệu, kiểu dáng và tính năng, chất lượng, chương
trình quảng cáo và khuyến mãi, cửa hàng phân phối.

2.4. Đề xuất mô hình nghiên cứu và các giả thiết nghiên cứu
Đề tài nhóm: “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn mua Smartphone của
sinh viên ở TPHCM” khác với các đề tài khác đề tài có kế thừa các yếu tố chính của nhóm
khác nhưng nhóm đã thêm yếu tố “cấu hình” và “yếu tố con người” vào khảo sát thêm để
xem có tác động mạnh vào khách hàng mua smartphone đặc biệt trong sinh viên. Cơ sở lý
luận để nhóm thêm yếu tố “cấu hình” dựa trên khảo sát của các trang web chuyên biệt về
điện thoại thông minh khảo sát (Thế giới di động) (PC World)..., còn yếu tố “yếu tố con
người” dựa vào lý thuyết của Philip Kotler mà nhóm đã thêm vào để khảo sát quyết định
lựa chọn của Sinh viên ở TPHCM.

Từ các lý thuyết và mô hình, nhóm đưa ra những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
mua smartphone của sinh viên ở TPHCM: thương hiệu, giá cả, kiểu dáng chất lượng, cấu
hình, tính năng, chương trình marketing, yếu tố con người.

2.4.1. Thương hiê ̣u


Thương hiê ̣u có nhiều định nghĩa trong lý thuyết, mô ̣t trong những định nghĩa thực
tế nhất được đưa ra bởi The American Marketing Association (Kotler, 2000, p.404):
Thương hiê ̣u là tên, dấu hiê ̣u, biểu tượng, hoă ̣c thiết kế hoă ̣c là kết hợp giữa chúng, được
dùng nhâ ̣n diê ̣n hàng hóa hoă ̣c dịch vụ của người bán hoă ̣c tổ chức khác biê ̣t với các đối
thủ cạnh tranh khác.
Theo nghiên cứu sự ảnh hưởng của thương hiê ̣u lên quyết định mua của khách hàng
(David. Air Conditioning, Heating & Refrigerator News 235.11 (Nov 10, 2008): “Nếu
mô ̣t nhãn hiê ̣u mang lại cảm giác chất lượng, người tiêu dùng sẽ trả nhiều tiền hơn cho
danh tiếng sản phẩm đó”. Vì vâ ̣y thương hiê ̣u của mô ̣t sản phẩm đóng vai trò cơ bản trong
sự chấp nhâ ̣n của khách hàng về sản phẩm, nó giúp sản phẩm phát triển trong thị trường,
nâng tầm uy tín. Nhân tố này cấu thành cơ cấu giảm thiếu rủi ro (Aaker, 1996). Do đó sự
lựa chọn “Thương hiê ̣u” là yếu tố cấu thành của mô hình nghiên cứu.
Tựu trung lại, đo lường sự ảnh hưởng của yếu tố “Thương hiê ̣u” đến quyết định
chọn mua smartphone của sinh viên ở TP.HCM là vô cùng quan trọng. Phục vụ cho mục
tiêu nghiên cứu, nhóm chúng tôi sẽ dựa trên 4 yếu tố cầu thành để đo lường yếu tố
“Thương hiê ̣u”: (1) Độ nổi tiếng, phổ biến và uy tín; (2) Thương hiệu đặc trưng, dễ nhận

25
biết (ví dụ: logo, kiểu dáng sản phẩm); (3) Thương hiệu thể hiện được đẳng cấp cá nhân;
(4) Tính cạnh tranh của thương hiệu (sự ưu việt, sự sáng tạo của thương hiệu so với các
thương hiệu khác)
Vì vậy, nhóm tác giả đề xuất giả thuyết H1
 H1: Thương hiêụ có ảnh hưởng cùng chiều đến việc lựa chọn mua smartphone
của sinh viên.
2.4.2. Giá cả
Là giá mà người mua phải trả để có được sản phẩm, dịch vụ theo mong muốn, và
được chi trả bằng tiền tệ. Giá cả còn là mức độ đánh giá của những gì mà người mua đánh
đổi so sánh với sản phẩm, dịch vụ mà sẽ có được (Jacoby & Olson (1977), Zeithaml
(1991/) (Alhabeed (2002).
Giá cả là yếu tố bất cứ ai cũng phải quan tâm. Với sinh viên, các model giá rẻ luôn
thu hút sự quan tâm đặc biệt, nhất là khi những model đó có cùng chung cấu hình và nhiều
đặc điểm khác vì smartphone là mô ̣t tài sản có giá trị không nhỏ, trong khi đa số sinh viên
là những người chưa chủ đô ̣ng được tài chính và còn phụ thuô ̣c tài chính vào gia đình. Thế
nên đối với mô ̣t tài sản có giá trị, họ sẽ quan tâm đến giá - mô ̣t trong những yếu tố phản
ánh chất lượng sản phẩm, quyết định phần nào đến viê ̣c có nên mua sản phẩm hay không.
Phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu, nhóm chúng tôi sẽ dựa trên 4 yếu tố cầu thành để
đo lường yếu tố “Giá cả” : (1) Giá chênh lệch giữa các cửa hàng; (2) Giá cả phù hợp với
điều kiện tài chính; (3) Giá cả phù hợp với chất lượng sản phẩm; (4) Giá chênh lệch giữa
hàng chính hãng và hàng xách tay. Vì vậy, nhóm tác giả đề xuất giả thuyết (H2):
 H2: Giá cả có tác động ngược chiều quyết định mua smartphone của sinh viên
ở TPHCM.
2.4.3. Kiểu dáng
Là hình dạng bên ngoài của sản phẩm có thể thấy được (Philip Kotler, 2001).

Kiểu dáng sản phẩm chính là thứ bộc lộ phong cách của người dùng sản phẩm đó.
Đối với những người dùng chuyên nghiệp, họ có thể bỏ qua yếu tố thiết kế để chọn cấu
hình, nhằm tận dụng tối đa những trải nghiệm số trên sản phẩm nhưng con số đó là không
nhiều. Phần lớn sinh viên – những người trẻ thích thể hiê ̣n được cá tính riêng đều bị ấn
tượng mạnh bởi thiết kế của một sản phẩm nào đó trước khi quyết định bỏ tiền ra mua nó.
Phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu, nhóm chúng tôi sẽ dựa trên 6 yếu tố cầu thành để
đo lường yếu tố “Kiểu dáng”: (1) Mẫu mã đẹp, đa dạng, (2) Trọng lượng phù hợp, (3) Kích
thước màn hình phù hợp nhu cầu sử dụng (màn hình lớn nhỏ phù hợp chơi game, đọc văn

26
bản), (4) Độ dày mỏng của máy, (5) Kích thước dễ cầm nắm (vừa tay), cất gọn, (6) Chất
liệu sản phẩm ( làm từ vỏ nhựa, vỏ nhôm hay vỏ hợp kim). Vì vậy, nhóm tác giả đề xuất
giả thuyết (H3):
 H3: Theo Philip Kotler, 2001 cho rằng: “Kiểu dáng” có tác động cùng chiều
quyết định mua smartphone của sinh viên ở TPHCM.
2.4.4. Chất lượng sản phẩm
Được cảm nhận từ khách hàng qua 3 yếu tố chính (Jacoby & Olson (1977),
Zeithaml (1991/) (Alhabeed (2002)).

- Yếu tố bên trong: đặc trưng cố hữu hình thành nên cấu trúc vất lý mà khách
hàng không thể thay đổi bản chất của sản phẩm. Việc tiêu thụ sản phẩm gắn
liền với việc tiêu thụ đặc trừng bản chất của sản phẩm.

- Yếu tố bên ngoài: những nhân tố nằm ngoài sản phẩm, nó không phải là
phần hợp thành cấu trúc vật lý của sản phẩm. Là yếu tố quan trọng tăng giá
trị của sản phẩm.

- Yếu tố lưỡng tính: những điểm chung của yếu tố bên ngoài và bên trong của
sản phẩm.

Mọi người đều mong muốn sở hữu được mô ̣t sản phẩm chất lượng tốt, với
giá cả phải chăng hoă ̣c đáng mong đợi hơn thế. Và chất lượng sản phẩm của mô ̣t
chiếc smartphone là rất quan trọng. Theo mô hình Thuyết hành đô ̣ng hợp lý
(Theory of Reasoned Action –TRA), chất lượng ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định
mua hàng của người tiêu dùng.

Sau khi tham khảo các nghiên cứu và một số sinh viên đã và đang lựa chọn
mua smartphone, nhóm cho rằng có thể đánh giá sự ảnh hưởng của yếu tố chất
lượng sản phẩm ở các phương diện: (1) Có khả năng chống nước, (2) Khả năng
chịu va đập cao, (3) Thời lượng pin lâu, (4) Tuổi thọ của máy cao. Vì thế nhóm tác
giả để xuất giả thiết H4:

 H4: Yếu tố chất lượng sản phẩm có tác động cùng chiều quyết định mua
smartphone của sinh viên ở TP.HCM.

27
2.4.5. Cấu hình

Là các chức năng bên trong của smartphone. Người mua có nhiều lựa chọn
về cấu hình smartphone, cấu hình mạnh hay yếu còn phụ thục vào dung lượng bộ
nhớ và vi xử lý của smartphone. Mỗi loại có những cấu hình riêng của nó, vì thế tạo
ra sự khác biệt giữa các đời máy. Chính vì thế, nếu có thể khảo sát được sự ảnh
hưởng của yếu tố cấu hình đến việc lựa chọn mua smartphone, các công ty
smartphone có thể đưa ra chiến lược hiệu quả để thu hút người tiêu dùng.

Sau khi tham khảo các nghiên cứu và một số sinh viên đã và đang lựa chọn
mua smartphone, nhóm cho rằng có thể đánh giá sự ảnh hưởng của yếu tố cấu hình
ở các phương diện: (1) Hệ điều hành, (2) Dung lượng bộ nhớ, (3) Màn hình cảm
ứng nhạy, (4) Độ phân giải màn hình, (5) Tốc độ bộ vi xử lí cao, (6) Khả năng bắt
sóng mạng di động, wifi. Vì thế nhóm đề xuất giả thuyết H5:

 H5: Cấu hình có tác động cùng chiều quyết định mua smartphone của sinh
viên ở TPHCM.
2.4.6. Tính năng
Những đặc tính kỹ thuật mà sản phẩm có sẵn hoặc tích hợp thêm theo từng
hãng (Philip Kotler, 2001). Đây là nhân tố mang nặng tính kỹ thuật khi lựa chọn
sản phẩm, với tốc độ của vi xử lý, độ nhạy của màn hình, và các tính năng khác như
camera sác nét, cảm ứng đa biến, hai sim hai song, tốc độ bắt wifi, 3G,….. Tính
năng có ảnh hưởng khá lớn trong việc lựa chọn mua smartphone của sinh viên vì
nếu chiếc điện thoại không có những tính năng thông minh gây hứng thú cho người
dùng thì rất khó để nó có thế đến tay người dùng

Có thể đo lường sự ảnh hưởng của tính năng đến sự lựa chọn mua
smartphone qua các biến: (1) Camera, (2) Độ bảo mật cao, (3) Tính năng giải trí
( nghe nhạc, chơi game,..), (4) Kho ứng dụng đa dạng, (5) Cảm ứng nhiệt, vân tay,
(6) Khả năng soạn thảo văn bản. Vì vâ ̣y nhóm tác giả đề xuất giả thuyết H6:

 H6: Tính năng có tác động cùng chiều quyết định mua smartphone của sinh
viên ở TPHCM.

28
2.4.7. Chương trình marketing
Sau khi tham khảo các bài nghiên cứu trước đó, thực hiê ̣n khảo sát thử và
qua câu trả lời của người tiêu dùng, nhóm nhâ ̣n thấy “Chương trình marketing” là
mô ̣t nhân tố mới, cụ thể hóa của yếu tố Chiêu thị trong các yếu tố marketing mix
của Jerome McCarthy (mục 2.2.1), bao gồm cả các yếu tố quảng cáo, khuyến
mãi, hâ ̣u mãi, chăm sóc khách hàng,…

Chương trình marketing theo P. Kotler 2001, marketing là một quá trình
“làm việc” với thị trường để thực hiện các cuộc trao đổi với mục đích thỏa mãn
những nhu cầu và mong muốn của con người hoặc marketing là một dạng hoạt
động của con người (bao gồm cả tổ chức) nhằm thỏa mãn các nhu cầu và mong
muốn thông qua trao đổi. Theo Mc. Carthy, marketing là quá trình nghiên cứu
khách hàng là ai, họ cần gì và muốn gì, làm thế nào để đáp ứng nhu cầu của họ
nhằm tạo ra lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp bằng cách: cung cấp sản phẩm/dịch
vụ mà khách hàng cần, đưa ra mức giá khách hàng chấp nhận trả, đưa sản
phẩm/dịch vụ đến với khách hàng, và cung cấp thông tin/giao tiếp với khách hàng.

Yếu tố chương trình marketing có thể đo lường bằng các biến: (1) Chương
trình khuyến mãi, (2) Dịch vụ trả góp, (3) Phụ kiện tặng kẻm, (4) Dịch vụ chăm sóc
khách hàng,bảo hành, (5) Quảng cáo, (6) Dịch vụ trải nghiệm thử ngay tải các cửa
hàng. Nhóm tác giả đề xuất giả thuyết H7:

 H7: Chương trình marketing có tác động cùng chiều quyết định mua
smartphone của sinh viên ở TPHCM.

2.4.8. Yếu tố con người

Yếu tố con người: ý kiến của bạn bè, gia đình, hay sự tư vấn của nhân viên
bán hàng,… cũng ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định chọn mua smartphone của
sinh viên. Thể hiện các tính của bản thân cũng là yếu tố ảnh hưởng đến sinh viên
khi chọn mua smartphone

Trong yếu tố xã hội được nêu ở mô hình của Philip Kotler, nhóm tham khảo
là yếu tố được nhóm tác giả vận dụng vào nghiên cứu này. Nhóm tham khảo thứ
nhất được đo lường bằng biến Gia đình và Bạn bè. Còn nhóm tham khảo thứ hai
được đo lường bằng biến tư vấn của nhân viên bán hàng và ảnh hưởng từ những ý
kiến trên mạng. Yếu tố con người có thể đo lường bằng các biến: (1) Ý kiến bạn bè,

29
gia đình, (2) Tư vấn của nhân viên bán hàng, (3) Ảnh hưởng từ những ý kiến trên
mạng , (4) Cá tính bản thân. Nhóm tác giả để xuất giả thuyết H8:

 H8: Yếu tố con người có tác động cùng chiều quyết định mua smartphone của
sinh viên ở TP.HCM.

H 2.8: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn mua Smartphone của sinh viên ở
TPHCM

30
CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.1. Qui trình nghiên cứu
Cơ sở khoa học của nghiên cứu
- Đặc điểm của việc chọn mua smartphone của sinh viên tại
TP.HCM
- Lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến
ý định thực hiện hành vi Niềm tin đối với những thuộc tính của sản
phẩm, dịch vụ

Mô hình nghiên cứu

Thảo luận nhóm tập trung


Thang đo nháp
Thang đo chính
thức
Phỏng vấn thử

Phỏng vấn chính thức


Cronbach alpha

Kiểm tra tương quan biến tổng; kiểm


tra hệ số Cronbach alpha

EFA
Kiểm tra trọng số EFA, nhân tố và
phương sai trích

Kiểm định độ phù hợp và mức độ giải


thích của mô hình, các hệ số hồi qui và các
Phân tích hồi qui giả thuyết nghiên cứu

Về ý định chọn mua smarphone


theo các yếu tố nhân khẩu học
Kiểm định khác
biệt

Thảo luận kết quả nghiên cứu và một số kiến nghị

Hình 3.1 Quy trình nghiên


cứu

31
3.2. Nghiên cứu định tính
3.2.1. Thiết kế nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính được sử dụng trong nghiên cứu này là kĩ thuật thảo luận
nhóm tập trung. Mục đích của thảo luận nhóm tập trung nhằm:
- Khám phá các yếu tố tác động đến việc lựa chọn mua smartphone của sinh viên tại
TP. HCM và các biến quan sát đo lường các yếu tố này.
- Khẳng định các yếu tố tác động đến việc lựa chọn mua smartphone của sinh viên
tại TP. HCM được nhóm tác giả đề xuất trong mô hình lý thuyết ở chương 2; các
biến quan sát đo lường các yếu tố này được nhóm tác giả phát triển trong thang đo
nháp 1, trên cơ sở đó hiệu chỉnh, bổ sung các yếu tố tác động đến việc lựa chọn
mua smartphone của sinh viên tại TP. HCM và phát triển thang đo nháp 2 các yếu
tố này.
Các thành viên tham gia thảo luận gồm 8 sinh viên đang sử dụng và có ý định chọn
mua smartphone theo học tại các trường đại học trong thành phố Hồ Chí Minh
Phương thức thảo luận là dưới sự điều khiển của nhóm tác giả, các thành viên bày
tỏ quan điểm của mình theo các nội dung của dàn bài thảo luận do nhóm tác giả soạn thảo;
các thành viên khác đưa ra quan điểm phản biện lại ý kiến của các thành viên trước đó, cho
đến khi không còn quan điểm của ai, các thành viên cho biết ý kiến bằng văn bản, nhóm
tác giả tổng hợp và giữ lại những ý kiến được 2/3 số thành viên đề xuất.
Các cuộc thảo luận nhóm tập trung được thực hiện vào tháng 1 năm 2016. Kết quả
thảo luận nhóm tập trung là cơ sở để nhóm tác giả hiệu chỉnh mô hình lý thuyết được tác
giả đề xuất trong chương 2 và thang đo nháp 1 được tác giả phát triển dựa vào các khái
niệm nghiên cứu được tổng kết từ lý thuyết và các nghiên cứu trước
Thang đo nháp 2 được sử dụng để thiết kế bản câu hỏi sử dụng cho giai đoạn phỏng
vấn thử 8 sinh viên đang có ý định chọn mua smartphone hoặc đã hoặc đang sử dụng
smartphone mình tự lựa chọn, nhằm đánh giá mức độ hoàn chỉnh về nội dung và hình thức
của các phát biểu (các câu hỏi) và khả năng cung cấp thông tin của đáp viên (người được
phỏng vấn), trên cơ sở đó hiệu chỉnh thành bản câu hỏi sử dụng cho giai đoạn nghiên cứu
định lượng.
Trong đó, việc đánh giá nội dung được thể hiện trên các khía cạnh:
- Đáp viên (sinh viên được phỏng vấn) có hiểu được các phát biểu hay không?
- Đáp viên có thông tin để trả lời hay không?

32
- Đáp viên có sẵn sàng cung cấp thông tin hay không?
Đánh giá về hình thức là kiểm tra mức độ phù hợp về mặt từ ngữ, cú pháp được sử
dụng trong các phát biểu nhằm đảm bảo tính thống nhất, rõ ràng và không gây nhầm lẫn
cho đáp viên khi được phỏng vấn. Việc phỏng vấn thử được nhóm tác giả thực hiện tháng
1 năm 2015.
3.2.2. Kết quả nghiên cứu định tính
3.2.2.1. Kết quả thảo luận nhóm tập trung
Các thành viên của nhóm thảo luận đều thống nhất khẳng định:
- Các yếu tố tác động đến ý định lựa chọn mua smartphone của sinh viên tại TP.
HCM được nhóm tác giả đề xuất trong mô hình lý thuyết ở chương 2 là những yếu
tố chính tác động đến việc lựa mua smartphone của sinh viên tại TP. HCM.
- Các biến quan sát đo lường các yếu tố tác động đến việc lựa mua smartphone của
sinh viên tại TP. HCM (được nhóm tác giả đề xuất trong mô hình lý thuyết ở
chương 2) trong thang đo nháp 1 đã phản ánh được các thuộc tính cơ bản của các
yếu tố này, song cần bổ sung một số biến quan sát:
o Bổ sung biến quan sát thứ (21): Hệ điều hành dễ sử dụng và quen thuộc. Lý
do, theo kết quả phỏng vấn thử và kết quả thảo luận của nhóm nghiên cứu,
sinh viên có xu hướng lựa chọn hệ điều hành dễ sử dụng và quen thuộc, bởi
vì điều đó khiến sinh viên dễ thao tác và sử dụng điện thoại hơn.
o Bổ sung biến quan sát thứ (26): Khả năng bắt sóng mạng di động, wifi tốt.
Lý do là nhóm khảo sát thử cho rằng khả năng bắt sóng mạng di động, wifi
tốt có tác động đến lựa chọn mua smartphone. Cụ thể, wifi và chức năng thu
sóng Wifi để truy cập Internet là chức năng được sử dụng nhiều nhất trên
smartphone, bắt sóng Wifi tốt sẽ giúp cho người sử dụng thoả mãn nhu cầu
sử dụng Wifi tốc độ cao như Download File có dung lượng lớn, chơi game
Online có đồ hoạ cao, lướt web không bị chậm, tiết kiệm pin.
Như vậy, với kết quả này, mô hình lý thuyết các yếu tố tác động đến việc lựa chọn
smartphone của sinh viên tại TP. HCM và các giả thuyết nghiên cứu được đề xuất ở
chương 2 được giữ nguyên để thực hiện các bước nghiên cứu tiếp theo; thang đo nháp 1
được bổ sung các biến quan sát từ kết quả thảo luận nhóm tập trung như đã trình bày trên
đây thành thang đo nháp 2 và được sử dụng để thiết kế bản câu hỏi dùng cho phỏng vấn
thử.

33
3.2.2.2. Kết quả phát triển thang đo
Thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này là thang đo Likert năm bậc từ
1 ÷ 5 (1 là rất không quan tâm và rất quan tâm) được nhóm nghiên cứu lựa chọn và áp
dụng vào các thuộc tính đo lường các các yếu tố tác động đến việc lựa smartphone của sinh
viên tại TP. HCM được trình bày trong chương 2. Cụ thể là:
 Thang đo yếu tố Thương hiệu
Được phát triển từ các thuộc tính đo lường sự tác động của yếu tố Thương hiệu đến
việc lựa chọn mua smartphone của sinh viên tại TP. HCM gồm có: (3) Độ nổi tiếng, phổ
biến và uy tín; (4) Thương hiệu đặc trưng, dễ nhận biết (ví dụ: logo, kiểu dáng sản phẩm);
(5) Thương hiệu thể hiện được đẳng cấp cá nhân; (6) Tính cạnh tranh của thương hiệu (sự
ưu việt, sự sáng tạo của thương hiệu so với các thương hiệu khác).
Thang đo yếu tố Thương hiệu, gồm 4 biến quan sát từ q3÷ q6:
q3 Độ nổi tiếng, phổ biến và uy tín
q4 Thương hiệu đặc trưng, dễ nhận biết (ví dụ: logo, kiểu dáng sản phẩm)
q5 Thương hiệu thể hiện được đẳng cấp cá nhân
q6 Tính cạnh tranh của thương hiệu (sự ưu việt, sự sáng tạo của thương hiệu so với
các thương hiệu khác)
 Thang đo yếu tố Giá cả
Được phát triển từ các thuộc tính đo lường sự tác động của yếu tố Giá cả đến việc
lựa mua smartphone của sinh viên tại TP. HCM bao gồm:(7) Giá chênh lệch giữa các cửa
hàng; (8) Giá cả phù hợp với điều kiện tài chính; (9) Giá cả phù hợp với chất lượng sản
phẩm; (10) Giá chênh lệch giữa hàng chính hãng và hàng xách tay.
Thang đo yếu tố Giá cả, gồm 4 biến quan sát từ q7 ÷ q10:
q7 Giá chênh lệch giữa các cửa hàng
q8 Giá cả phù hợp với điều kiện tài chính
q9 Giá cả phù hợp với chất lượng sản phẩm
q10 Giá chênh lệch giữa hàng chính hãng và hàng xách tay
 Thang đo yếu tố Kiểu dáng
Được phát triển từ các thuộc tính yếu tố Kiểu dáng tác động đến việc lựa chọn mua
smartphone của sinh viên tại TP. HCM bao gồm: (11) Mẫu mã đẹp, đa dạng; (12) Trọng
lượng phù hợp; (13) Kích thước màn hình phù hợp nhu cầu sử dụng (màn hình lớn nhỏ,
phù hợp chơi game, đọc văn bản); (14) Độ dày mỏng của máy; (15) Kích thước dễ cầm
nắm, cất gọn; (16) Chất liệu sản phẩm (làm từ vỏ nhựa, vỏ nhôm hay vỏ hợp kim).
Thang đo yếu tố Kiểu dáng, gồm 6 biến quan sát từ q11 ÷ q16:

34
q11 Mẫu mã đẹp, đa dạng
q12 Trọng lượng phù hợp
q13 Kích thước màn hình phù hợp nhu cầu sử dụng (màn hình lớn nhỏ, phù hợp
chơi game, đọc văn bản)
q14 Độ dày mỏng của máy
q15 Kích thước dễ cầm nắm, cất gọn
q16 Chất liệu sản phẩm (làm từ vỏ nhựa, vỏ nhôm hay vỏ hợp kim)
 Thang đo yếu tố Chất lượng sản phẩm
Được phát triển từ các thuộc tính yếu tố Kiểu dáng tác động đến việc lựa chọn mua
smartphone của sinh viên tại TP. HCM bao gồm: (17) Có khả năng chống nước; (18) Khả
năng chịu va đập cao; (19) Thời lượng pin lâu; (20) Tuổi thọ máy cao.
Thang đo yếu tố Chất lượng sản phẩm, gồm 4 biến quan sát q17–q20:
q17 Có khả năng chống nước
q18 Khả năng chịu va đập cao
q19 Thời lượng pin lâu
q20 Tuổi thọ máy cao
 Thang đo Cấu hình
Được phát triển từ các thuộc tính yếu tố Cấu hình tác động đến việc lựa chọn mua
smartphone của sinh viên tại TP. HCM bao gồm: (21) Hệ điều hành dễ sử dụng và quen
thuộc; (22) Dung lượng bộ nhớ phù hợp với nhu cầu sử dụng; (23) Độ nhạy của màn hình
cảm ứng; (24) Phân giải màn hình có độ nét cao; (25) Tốc độ bộ vi xử lý nhanh, mạnh;
(26) Khả năng bắt sóng mạng di động, wifi tốt.
Thang đo yếu tố Cấu hình, gồm 6 biến quan sát từ q21- q26:
q21 Hệ điều hành dễ sử dụng và quen thuộc
q22 Dung lượng bộ nhớ phù hợp với nhu cầu sử dụng
q23 Độ nhạy của màn hình cảm ứng
q24 Phân giải màn hình có độ nét cao
q25 Tốc độ bộ vi xử lý nhanh, mạnh
q26 Khả năng bắt sóng mạng di động, wifi tốt
 Thang đo Tính năng
Được phát triển từ các thuộc tính yếu tố Tính năng tác động đến việc lựa chọn mua
smartphone của sinh viên tại TP. HCM bao gồm: (27) Camera trước và sau cho hình ảnh
chân thực, sắc nét; (28) Độ bảo mật cao; (29) Có nhiều tính năng giải trí ( nghe nhạc, chơi

35
game,..); (30) Kho ứng dụng đa dạng nhiều lựa chọn; (31) Cảm ứng nhiệt, vân tay; (32)
Smartphone có khả năng đọc và soạn thảo văn bản; (33) Điện thoại tích hợp 2 sim 2 sóng
Thang đo yếu tố Tính năng, gồm 7 biến quan sát từ q27- q33:
q27 Camera trước và sau cho hình ảnh chân thực, sắc nét
q28 Độ bảo mật cao
q29 Có nhiều tính năng giải trí ( nghe nhạc, chơi game,..)
q30 Kho ứng dụng đa dạng nhiều lựa chọn
q31 Cảm ứng nhiệt, vân tay
q32 Smartphone có khả năng đọc và soạn thảo văn bản
q33 Điện thoại tích hợp 2 sim 2 sóng
 Thang đo Chương trình Marketing
Được phát triển từ các thuộc tính yếu tố Chương trình Marketing tác động đến việc
lựa chọn mua smartphone của sinh viên tại TP. HCM bao gồm: (34) Chương trình khuyến
mãi hấp dẫn (giảm giá); (35) Dịch vụ trả góp theo tháng với lãi suất thấp; (36) Khi mua sản
phẩm được tặng kèm phụ kiện; (37) Dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt,thời gian bảo hành
lâu; (38) Quảng cáo thu hút, gây được sự chú ý; (39) Dịch vụ trải nghiệm thử ngay tại các
cửa hàng
Thang đo yếu tố Chương trình Marketing, gồm 6 biến quan sát từ q34- q39:
Q34 Chương trình khuyến mãi hấp dẫn (giảm giá)
Q35 Dịch vụ trả góp theo tháng với lãi suất thấp
Q36 Khi mua sản phẩm được tặng kèm phụ kiện
Q37 Dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt,thời gian bảo hành lâu
Q38 Quảng cáo thu hút, gây được sự chú ý
Q39 Dịch vụ trải nghiệm thử ngay tại các cửa hàng
 Thang đo Yếu tố con người
Được phát triển từ các thuộc tính yếu tố Yếu tố con người tác động đến việc lựa
chọn mua smartphone của sinh viên tại TP. HCM bao gồm: (40) Ý kiến bạn bè, gia đình;
(41) Tư vấn của nhân viên bán hàng; (42) Ảnh hưởng từ những ý kiến trên internet; (43)
Lựa chọn dựa theo thói quen (sử dụng nhãn hiệu quen thuộc ); (44) Lựa chọn dựa theo sở
thích, cá tính riêng của bản thân.
Thang đo yếu tố Cấu hình, gồm 5 biến quan sát từ q40- q44:
q40 Ý kiến bạn bè, gia đình
q41 Dung lượng bộ nhớ phù hợp với nhu cầu sử dụng
q42 Ảnh hưởng từ những ý kiến trên internet

36
q43 Lựa chọn dựa theo thói quen (sử dụng nhãn hiệu quen thuộc )
q44 Lựa chọn dựa theo sở thích, cá tính riêng của bản thân
 Thang đo Quyết định lựa chọn mua smartphone của sinh viên tại TP.HCM
Xuất phát từ kết quả thảo luận nhóm, thang đo sự tác động của yếu tố đến việc lựa
chọn mua smartphone của sinh viên tại TP. HCM kí hiệu là Y, gồm 5 biến quan sát từ q 45-
q48: (45) Bạn có quan tâm đến những yếu tố trên khi lựa chọn mua Smartphone?; (46) Bạn
có quan tâm đến sự thay đổi của các yếu tố trên khi lựa chọn mua Smartphone?; (47) Bạn
có quan tâm đến các yếu tố trên trong việc giới thiệu mua Smartphone cho người khác ?;
(48) Sự ảnh hưởng của các yếu tố trên đến việc lựa chọn mua Smartphone trong tương lai?
q45 Bạn có quan tâm đến những yếu tố trên khi lựa chọn mua Smartphone?
q46 Bạn có quan tâm đến sự thay đổi của các yếu tố trên khi lựa chọn mua
Smartphone?
q47 Bạn có quan tâm đến các yếu tố trên trong việc giới thiệu mua Smartphone cho
người khác ?
q48 Sự ảnh hưởng của các yếu tố trên đến việc lựa chọn mua Smartphone trong
tương lai?

3.3. Nghiên cứu định lượng


3.3.1. Thiết kế mẫu nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện đối với sinh viên
đang học tại các trường đại học đại diện cho các trường đại học tại TP. HCM. Về kích
thước của mẫu nghiên cứu, tổng hợp từ các nhà nghiên cứu và ý kiến chuyên gia thì cỡ
mẫu tối ưu là bao nhiêu phụ thuộc vào kỳ vọng về độ tin cậy, phương pháp phân tích dữ
liệu, phương pháp ước lượng được sử dụng trong nghiên cứu, các tham số cần ước lượng
và qui luật phân phối của tập các lựa chọn (trả lời) của khách hàng được phỏng vấn. Chẳng
hạn:
-Để tiến hành phân tích hồi quy một cách tốt nhất, theo Tabachnick và Fidell, kích
thước mẫu phải bảo đảm theo công thức: n ≥ 8m + 50 (n là cỡ mẫu, m là số biến độc lập
trong mô hình) ; trong khi đó, theo Harris RJ. Aprimer (1985): n ≥ 104 + m (với m là số
lượng biến độc lập và phụ thuộc), hoặc n ≥ 50 + m , nếu m < 5.
-Trường hợp sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA), Hair & Ctg
(1998) cho rằng, kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ số quan sát/biến
đo lường là 5/1, nghĩa là cứ mỗi biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát.

37
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân
tích hồi quy đa biến, mô hình nghiên cứu có 42 biến đo lường. Vì thế, nếu tính theo qui tắc
5 mẫu/biến đo lường thì cỡ mẫu tối thiểu là 210. Hơn nữa, về nguyên tắc kích thước mẫu
càng lớn càng tốt, đồng thời đối tượng khảo sát là sinh viên, nên việc phỏng vấn để thu
thập dữ liệu là khá dễ dàng. Vì thế, tăng tính đại diện của tổng thể nghiên cứu sau khi loại
bỏ các mẫu thiếu nhiều thông tin hoặc chất lượng thấp, nhóm tác giả quyết định phát ra
400 bản câu hỏi để phỏng vấn những sinh viên đã và đang chọn mua smarphone hoặc
những sinh viên đang có ý định chọn mua smartphone.
3.3.2. Thiết kế bản câu hỏi
Bản câu hỏi được thiết kế trên cơ sở thang đo nháp 2 được phát triển từ kết quả
nghiên cứu định tính (mục 3.2) và bổ sung thêm phần thông tin về các yếu tố nhân khẩu
học của sinh viên được phỏng vấn. Bản câu hỏi này được sử dụng để phỏng vấn thử 8 sinh
viên hiện đang học tập ở TP. HCM và sử dụng smartphone, nhằm đánh giá mức độ hoàn
chỉnh của các câu hỏi (phát biểu) về mặt hình thức và khả năng cung cấp thông tin của
khách hàng, trên cơ sở đó hiệu chỉnh thành bản câu hỏi được sử dụng để phỏng vấn chính
thức (phụ lục 1)
3.3.3. Thu thập thông tin mẫu nghiên cứu
Thông tin mẫu nghiên cứu được thu thập bằng kĩ thuật phỏng vấn trực tiếp những
sinh viên đã và đang theo học hoặc những sinh viên có ý định chọn mua smartphone ở TP.
HCM được chọn ra từ phần thiết kế mẫu nghiên cứu.
Sau khi tiến hành phỏng vấn và gạn lọc các bảng câu hỏi thiếu nhiều thông tin,
hoặc có trên một trả lời cho một câu hỏi, hoặc có cơ sở để xác định không đáng tin cậy
(chẳng hạn: chọn cùng một, hoặc hai mức độ trả lời cho tất cả các câu hỏi) , nhóm tác giả
thu về được 380 bản trả lời hoàn chỉnh của đáp viên. Kết quả phỏng vấn được nhập vào ma
trận dữ liệu trên phần mềm SPSS 16 và được làm sạch trước khi sử dụng để thống kê và
phân tích dữ liệu.
3.3.4. Phương pháp phân tích dữ liệu
Quá trình phân tích dữ liệu nghiên cứu được thực hiện qua các giai đoạn:
 Đánh giá thang đo
Việc đánh giá sơ bộ độ tin cậy và giá trị của thang đo được thực hiện bằng phương
pháp hệ số tin cậy Cronbach alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory
Factor Analysis) thông qua phần mềm xử lý SPSS 16 để sàng lọc, loại bỏ các biến quan sát
không đáp ứng tiêu chuẩn (biến rác). Trong đó:

38
Cronbach alpha là phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ (khả năng giải
thích cho một khái niệm nghiên cứu) của tập hợp các biến quan sát (các câu hỏi) thông qua
hệ số Cronbach alpha. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005, tr. 257, 258)
cùng nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi hệ số Cronbach alpha có giá trị từ 0,7 trở lên là
sử dụng được. Tuy nhiên, hệ số Cronbach alpha không cho biết biến nào nên loại bỏ và
biến nào nên giữ lại. Bởi vậy, bên cạnh hệ số Cronbach alpha, người ta còn sử dụng hệ số
tương quan biến tổng (iterm - total correlation) và những biến nào có tương quan biến tổng
< 0,3 sẽ bị loại bỏ.
Phân tích nhân tố khám phá (EFA) là thuộc nhóm phân tích đa biến phụ thuộc lẫn
nhau (interdependence techniques), nghĩa là không có biến phụ thuộc và biến độc lập mà
dựa vào mối tương quan giữa các biến), được sử dụng phổ biến để đánh giá giá trị thang đo
(tính đơn hướng, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt) hay rút gọn một tập biến. Trong nghiên
cứu này, phân tích nhân tố được ứng dụng để tóm tắt tập các biến quan sát vào một số nhân
tố nhất định đo lường các thuộc tính của các khái niệm nghiên cứu. Tiêu chuẩn áp dụng và
chọn biến đối với phân tích nhân tố khám phá EFA bao gồm:
- Tiêu chuẩn Bartlett và hệ số KMO dùng để đánh giá sự thích hợp của EFA. Theo
đó, giả thuyết H0 (các biến không có tương quan với nhau trong tổng thể) bị bác bỏ
và do đó EFA được gọi là thích hợp khi: 0,5 ≤ KMO ≤ 1 và Sig < 0,05. Trường hợp
KMO < 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với dữ liệu (Hoàng
Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005, tr. 262).
- Tiêu chuẩn rút trích nhân tố gồm chỉ số Engenvalue (đại diện cho lượng biến thiên
được giải thích bởi các nhân tố) và chỉ số Cumulative (tổng phương sai trích cho
biết phân tích nhân tố giải thích được bao nhiêu % và bao nhiêu % bị thất thoát).
Các nhân tố có Engenvalue < 1 sẽ không có tác dụng tóm tắt thông tin tốt hơn biến
gốc (biến tiềm ẩn trong các thang đo trước khi EFA). Vì thế, các nhân tố chỉ được
rút trích tại Engenvalue > 1 và được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥ 50%.
Tuy nhiên, trị số Engenvalue và phương sai trích là bao nhiêu còn phụ thuộc vào
phương pháp trích và phép xoay nhân tố. Nếu sau phân tích EFA là phân tích hồi
quy thì có thể sử dụng phương pháp trích Principal components với phép xoay
Varimax.
- Tiêu chuẩn hệ số tải nhân tố (Factor loadings) biểu thị tương quan đơn giữa các
biến với các nhân tố, dùng để đánh giá mức ý nghĩa của EFA. Factor loading > 0,3
được xem là đạt mức tối thiểu; Factor loading > 0,4 được xem là quan trọng; Factor
loading > 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Ngoài ra, trường hợp các biến có

39
Factor loading được trích vào các nhân tố khác nhau mà chênh lệch trọng số rất
nhỏ, tức không tạo nên sự khác biệt để đại diện cho một nhân tố, thì biến đó cũng bị
loại và các biến còn lại sẽ được nhóm vào nhân tố tương ứng đã được rút trích trên
ma trận mẫu (Pattern Matrix).
Trường hợp biến có trọng số Factor loading thấp hoặc được trích vào các nhân tố
khác nhau mà chênh lệch trọng số rất nhỏ, nhưng có đóng góp quan trọng vào giá trị nội
dung của khái niệm mà nó đo lường thì không nhất thiết loại bỏ biến đó (Nguyễn Đình Thọ
và Nguyễn Thị Mai Trang, 2011, tr. 402, 403).
Trong nghiên cứu này, trong quá trình EFA, nhóm tác giả sử dụng phương pháp
trích Principal components với phép xoay Varimax; loại bỏ các biến quan sát có trị số
Factor loading ≤ 0,5. Mẫu nghiên cứu có kích thước tương đối (n = 348); hơn nữa, sau
Crobach alpha là phân tích hồi quy đa biến. Vì thế, trong quá trình Cronbach alpha, tác giả
quyết định giữ lại các thang đo có trị số Cronbach alpha ≥ 0,7 và loại các biến quan sát có
tương quan biến tổng < 0,3.
 Phân tích hồi quy tuyến tính bội
Quá trình phân tích hồi quy tuyến tính được thực hiện qua các bước:
Bước 1: Kiểm tra tương quan giữa biến các biến độc lập với nhau và với biến phụ
thuộc thông qua ma trận hệ số tương quan.
Theo đó, điều kiện để phân tích hồi quy là phải có tương quan chặt chẽ giữa các
biến độc lập với nhau và với biến phụ thuộc. Tuy nhiên, khi hệ số tương quan < 0.85 thì có
khả năng đảm bảo giá trị phân biệt giữa các biến. Nghĩa là, nếu hệ số tương quan > 0.85 thì
cần xem xét vai trò của các biến độc lập, vì có thể xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.
Bước 2: Xây dựng và kiểm định mô hình hồi quy
Được thực hiện thông qua các thủ tục:
-Lựa chọn các biến đưa vào mô hình hồi quy
Việc lựa chọn các biến đưa vào mô hình hồi quy có thể thực hiện theo một trong
các phương pháp:
o Phương pháp đưa vào dần từng biến độc lập;
o Phương pháp loại dần từng biến độc lập;
o Phương pháp chọn từng bước (kết hợp giữa đưa vào dần và loại trừ dần);
o Phương pháp Enter (SPSS xử lý tất cả các biến đưa vào cùng một lượt).
- Đánh giá độ phù hợp (mức độ giải thích) của mô hình bằng hệ số xác định R2 (R
Square). Tuy nhiên, R2 có đặc điểm càng tăng khi đưa thêm các biến độc lập vào

40
mô hình, mặc dù không phải mô hình càng có nhiều biến độc lập thì càng phù hợp
với tập dữ liệu. Vì thế, R2 điều chỉnh (Adjusted R Square) có đặc điểm không phụ
thuộc vào số lượng biến đưa thêm vào mô hình, được sử dụng thay thế R2 để đánh
giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy bội.
- Kiểm định độ phù hợp của mô hình để lựa chọn mô hình tối ưu bằng cách sử dụng
phương pháp phân tích ANOVA để kiểm định giả thuyết H0: không có mối liên hệ
tuyến tính giữa biến phụ thuộc với tập hợp các biến độc lập (β1=β2=β3=βn = 0).
Nếu giá trị thống kê F có Sig rất nhỏ (< 0.05), thì giả thuyết H0 bị bác bỏ, khi đó
chúng ta kết luận tập hợp của các biến độc lập trong mô hình có thể giải thích cho sự biến
thiên của biến phụ thuộc. Nghĩa là mô hình được xây dựng phù hợp với tập dữ liệu, vì thế
có thể sử dụng được.
- Xác định các hệ số của phương trình hồi quy, đó là các hệ số hồi quy riêng phần
βk: đo lường sự thay đổi trung bình của biến phụ thuộc khi biến độc lập Xk thay
đổi một đơn vị, trong khi các biến độc lập khác được giữ nguyên. Tuy nhiên, độ lớn
của βk phụ thuộc vào đơn vị đo lường của các biến độc lập, vì thế việc so sánh trực
tiếp chúng với nhau là không có ý nghĩa. Do đó, để có thể so sánh các hệ số hồi quy
với nhau, từ đó xác định tầm quan trọng (mức độ giải thích) của các biến độc lập
cho biến phụ thuộc, người ta biểu diễn số đo của tất cả các biến độc lập bằng đơn vị
đo lường độ lệnh chuẩn beta.
Bước 3: Kiểm tra vi phạm các giả định cần thiết trong hồi quy
Mô hình hồi quy được xem là phù hợp với tổng thể nghiên cứu khi không vi phạm
các giả định. Vì thế, sau khi xây dựng được phương trình hồi quy, cần phải kiểm tra các vi
phạm giả định cần thiết sau đây:
- Phương sai của sai số không đổi;
- Không có tương quan giữa các phần dư (tính độc lập của các sai số);
- Không có tương quan giữa các biến độc lập (không có hiện tượng đa cộng tuyến).
Trong đó:
- Công cụ để kiểm tra giả định sai số của biến phụ thuộc có phương sai không đổi là
kiểm định Spearman’s rho.
- Công cụ được sử dụng để kiểm tra giả định không có tương quan giữa các phần dư
là đại lượng thống kê d (Durbin – Watson).
- Công cụ được sử dụng để phát hiện tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến là độ chấp
nhận của biến (Tolerance) hoặc hệ số phóng đại phương sai (Variance inflation
factor - VIF). Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005, tr. 217, 218),

41
qui tắc chung là VIF > 10 là dấu hiệu đa cộng tuyến; trong khi đó, theo Nguyễn
Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2011, tr. 497), khi VIF > 2 cần phải cẩn trọng
hiện tượng đa cộng tuyến.
Bước 4: Kiểm định sự khác biệt về việc lựa chọn mua smartphone của sinh viên tại
TP. HCM theo các đặc điểm nhân học
Phân tích phương sai ANOVA và Indepent-sample T – test được sử dụng Nhằm
kiểm định sự khác biệt giữa các biến định tính với biến định lượng. Sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê với độ tin cậy 95% (hay mức ý nghĩa Sig.< 0.05).
Nếu biến định lượng chia mẫu thành hai mẫu độc lập thì ta sử dụng kiểm định
Indepent sample T – test. Còn biến định lượng chia mẫu thành từ ba mẫu độc lập trở lên thì
ta dùng kiểm định ANOVA.
- Kiểm định Indepent sample T – test: Kiểm tra kiểm định Levene's ở bảng
Independent Samples Test. Nếu Sig. của kiểm định này nhỏ hơn 0.05 thì phương
sai giữa 2 lựa chọn của biến định tính ở trên khác nhau, ta sẽ sử dụng kết quả kiểm
định T ở phần Equal variances not assumed. Nếu giá trị sigh của kiểm định t ở phần
Equal variances not assumed sig. lớn hơn 0.05 thì kết luận kiểm định T không có sự
khác biệt, còn Sig nhỏ hơn hoặc bằng 0.05 thì kết luận có sự khác biệt giữa các
nhóm của biến định tính. Nếu sig. của kiểm định này lớn hơn hoặc bằng 0.05 thì
phương sai giữa 2 lựa chọn của biến định tính ở trên không khác nhau, ta sẽ sử
dụng kết quả kiểm định T ở phần Equal variances assumed. Nếu giá trị sig của
kiểm định t ở phần Equal variances not assumed Sig. lớn hơn 0.05 thì kết luận kiểm
định T không có sự khác biệt, còn Sig nhỏ hơn hoặc bằng 0.05 thì kết luận có sự
khác biệt giữa các nhóm của biến định tính.
- Kiểm định ANOVA: Kiểm tra kiểm định Levene ở bảng Test of Homogeneity of
variances, nếu Sig ở kiểm định này nhỏ hơn hoặc bằng 0.05 thì kết luận phương sai
giữa các lựa chọn của biến định tính ở trên khác nhau. Nếu Sig ở kiểm định này lớn
0.05 thì phương sai giữa các lựa chọn của biến định tính ở trên không khác nhau,
xem tiếp kết quả ở bảng ANOVA. Nếu Sig lớn hơn 0.05 kết luận không có sự khác
biệt giữa các nhóm biến định tính, còn nếu Sig ở bảng này nhỏ hơn hoặc bằng 0.05
thì kết luận có sự khác biệt giữa các nhóm biến định tính.
Khi có sự khác biệt giữa các nhóm của biến định tính với định lượng trong phần
Indepetdent Sample T – Test hoặc ANOVA ta tiếp tục theo dõi giá trị Mean ở bảng
Descriptives và kết luận. Nếu nhóm nào có giá trị Mean cao hơn thì kết luận nhóm đó tác
động nhiều hơn với biến định lượng.

42
43
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
4.1. Thông tin về mẫu nghiên cứu
Từ 400 bản câu hỏi được phát ra, nhóm tác giả thu về 380 bản câu hỏi (đạt tỷ lệ
95%). Sau khi loại bỏ các bản trả lời thiếu thông tin, hoặc có cơ sở để xác định không đáng
tin cậy (chọn cùng một, hoặc hai mức độ trả lời cho tất cả các câu hỏi), số bản khảo sát đáp
ứng yêu cầu còn lại 348 và được phân bố theo đặc điểm nhân khẩu học của sinh viên như
sau.
Bảng 4.1 Thông tin về mẫu nghiên cứu phân bố theo
các đặc điểm nhân khẩu học của sinh viên

Các đặc điểm nhân khẩu học của sinh viên Tần số Tần suất
Nam 163 47.1
Giới tính Nữ 184 52.9
Cộng 348 100
Năm nhất 29 8.3
Năm hai 105 30.2
Năm ba 172 49.4
Sinh viên năm
Năm tư 37 10.6
Khác 5 1.4
Cộng 348 100
Nguồn: Kết quả tổng hợp dữ liệu nghiên cứu của nhóm tác giả
Nhận xét:
Nhìn chung mẫu nghiên cứu đã đáp ứng kích thước và cơ cấu mẫu nghiên cứu được
xác định ở chương 2 . Cụ thể là:
- Kích thước mẫu bằng 8.2 lần kích thước mẫu tối thiểu tính theo số biến đo lường
(348 so với 42).
- Theo giới tính, mẫu nghiên cứu có số lượng sinh viên nam chiếm tỉ lệ 47.1%, số
lượng sinh viên nữ chiếm 52.9%.
- Theo sinh viên năm, mẫu nghiên cứu có số lượng sinh viên năm nhất chiếm tỉ lệ
8.3%, năm hai là 30.2%, năm ba là 49.3%, năm tư là 10.6%, khác là 1.4%.
Dựa vào kết quả điều tra xã hội học về tình hình lựa chọn mua smartphone của sinh
viên các trường đại học tại TP. HCM, nhóm tác giả cho rằng cơ cấu mẫu như trên là phù
hợp với thực tế. Nghĩa là, kích thước và cơ cấu mẫu đạt yêu cầu đã được xác định trong
phần thiết kế mẫu nghiên cứu

44
4.2. Đánh giá sơ bộ thang đo
4.2.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach alpha
Bảng 4.2: Kết quả đánh giá các thang đo bằng Cronbach alpha

Trung bình Phương sai Hệ số tương Cronbach’


Biến quan sát thang đo nếu thang đo nếu quan biến alpha nếu loại
loại biến loại biến tổng biến này
Thang đo nhân tố f1TH Alpha =0.715
Thương Hiệu 1 10.56 5.44 .553 .62
Thương Hiệu 2 10.77 5.935 .476 .668
Thương Hiệu 3 11.06 5.587 .574 .607
Thương Hiệu 4 10.97 6.685 .409 .703
Thang đo f2GC: Alpha = 0.822
Giá Cả 1 11.11 6.361 .631 .783
Giá Cả 2 11.18 6.114 .673 .763
Giá Cả 3 10.99 6.357 .617 .790
Giá Cả 4 11.02 6.582 .665 .769
Thang đo f3KD: Alpha = 0.786
Kiểu Dáng 1 16.93 12.027 .573 .745
Kiểu Dáng 2 16.47 11.437 .632 .730
Kiểu Dáng 3 17.40 11.923 .530 .755
Kiểu Dáng 4 16.75 11.515 .592 .740
Kiểu Dáng 5 16.11 12.719 .480 .767
Kiểu Dáng 6 16.82 12.283 .424 .783
Thang đo f4CLSP: Alpha = 0.741
Chất Lượng Sản Phẩm
10.96 6.768 .598 .652
1
Chất Lượng Sản Phẩm
11.08 5.798 .559 .673
2
Chất Lượng Sản Phẩm
10.57 7.300 .452 .725
3
Chất Lượng Sản Phẩm
10.39 6.514 .548 .674
4
Thang đo f5CH: Alpha = 0.782
Cấu Hình 1 17.35 12.326 .477 .762
Cấu Hình 2 17.81 12.922 .378 .785
Cấu Hình 3 17.86 11.549 .588 .735
Cấu Hình 4 18.64 12.566 .372 .791
Cấu Hình 5 17.68 11.332 .691 .711
Cấu Hình 6 17.56 11.082 .723 .702
Thang đo f6TN: Alpha = 0.801
Tính Năng 1 18.70 15.936 .606 .762
Tính Năng 2 18.65 18.270 .277 .821

45
Tính Năng 3 18.55 15.965 .627 .758
Tính Năng 4 18.28 15.916 .603 .762
Tính Năng 5 18.69 15.925 .619 .759
Tính Năng 6 18.80 16.615 .560 .771
Tính Năng 7 18.57 16.707 .468 .788
Thang đo f7CTMARKETING: Alpha = 0.742
Chương Trình
19.53 11.811 .544 .690
Marketing 1
Chương Trình
19.11 10.453 .699 .641
Marketing 2
Chương Trình
19.66 11.224 .531 .691
Marketing 3
Chương Trình
19.33 10.540 .723 .637
Marketing 4
Chương Trình
19.46 10.318 .641 .655
Marketing 5
Chương Trình
19.34 15.642 -.094 .852
Marketing 6
Thang đo f8YTCN: Alpha = 0.761
Yếu Tố Con Người 1 14.33 9.521 .482 .738
Yếu Tố Con Người 2 14.16 9.284 .673 .668
Yếu Tố Con Người 3 14.12 10.005 .536 .716
Yếu Tố Con Người 4 14.31 9.409 .568 .704
Yếu Tố Con Người 5 14.43 10.627 .408 .758
Thang đo biến phụ thuộc Y: Alpha = 0.912
Yếu Tố Ảnh Hưởng 1 10.77 3.368 .879 .859
Yếu Tố Ảnh Hưởng 2 10.98 3.533 .772 .895
Yếu Tố Ảnh Hưởng 3 10.43 3.281 .784 .892
Yếu Tố Ảnh Hưởng 4 10.64 3.419 .771 .896
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu của nhóm tác giả
Kết quả đánh giá Cronbach alpha được thể hiện trên bảng 4.2 cho thấy các thang đo
đều có hệ số alpha đạt yêu cầu [> 0.6: thấp nhất là thang đo f1TH có alpha = 0.715 và cao
nhất là thang đo Y có alpha = 0.912]. Trong đó, biến Tính Năng 2, Chương Trình
Marketing 6, Cấu hình 2, Cấu hình 4 có hệ số tương quan biến tổng là 0.277, -0.094,
0.378, 0.372 nên nhóm tác giả quyết định loại bỏ biến này và đánh giá lại Crobach alpha.

46
Bảng 4.3: Kết quả đánh giá các thang đo bằng Cronbach alpha

Trung bình Phương sai Hệ số tương Cronbach’


Biến quan sát thang đo nếu thang đo nếu quan biến alpha nếu loại
loại biến loại biến tổng biến này
Thang đo nhân tố f1TH Alpha =0.715
Thương Hiệu 1 10.56 5.44 .553 .62
Thương Hiệu 2 10.77 5.935 .476 .668
Thương Hiệu 3 11.06 5.587 .574 .607
Thương Hiệu 4 10.97 6.685 .409 .703
Thang đo f2GC: Alpha = 0.822
Giá Cả 1 11.11 6.361 .631 .783
Giá Cả 2 11.18 6.114 .673 .763
Giá Cả 3 10.99 6.357 .617 .790
Giá Cả 4 11.02 6.582 .665 .769
Thang đo f3KD: Alpha = 0.786
Kiểu Dáng 1 16.93 12.027 .573 .745
Kiểu Dáng 2 16.47 11.437 .632 .730
Kiểu Dáng 3 17.40 11.923 .530 .755
Kiểu Dáng 4 16.75 11.515 .592 .740
Kiểu Dáng 5 16.11 12.719 .480 .767
Kiểu Dáng 6 16.82 12.283 .424 .783
Thang đo f4CLSP: Alpha = 0.741
Chất Lượng Sản Phẩm
10.96 6.768 .598 .652
1
Chất Lượng Sản Phẩm
11.08 5.798 .559 .673
2
Chất Lượng Sản Phẩm
10.57 7.300 .452 .725
3
Chất Lượng Sản Phẩm
10.39 6.514 .548 .674
4
Thang đo f5CH: Alpha = 0.788
Cấu Hình 1 17.35 12.326 .436 .762
Cấu Hình 3 17.86 11.549 .520 .735
Cấu Hình 5 17.68 11.332 .711 .711
Cấu Hình 6 17.56 11.082 .743 .702
Thang đo f6TN: Alpha = 0.801
Tính Năng 1 18.70 15.936 .606 .762
Tính Năng 3 18.55 15.965 .627 .758
Tính Năng 4 18.28 15.916 .603 .762
Tính Năng 5 18.69 15.925 .619 .759
Tính Năng 6 18.80 16.615 .560 .771
Tính Năng 7 18.57 16.707 .468 .788
Thang đo f7CTMARKETING: Alpha = 0.742

47
Chương Trình
19.53 11.811 .544 .690
Marketing 1
Chương Trình
19.11 10.453 .699 .641
Marketing 2
Chương Trình
19.66 11.224 .531 .691
Marketing 3
Chương Trình
19.33 10.540 .723 .637
Marketing 4
Chương Trình
19.46 10.318 .641 .655
Marketing 5
Thang đo f8YTCN: Alpha = 0.761
Yếu Tố Con Người 1 14.33 9.521 .482 .738
Yếu Tố Con Người 2 14.16 9.284 .673 .668
Yếu Tố Con Người 3 14.12 10.005 .536 .716
Yếu Tố Con Người 4 14.31 9.409 .568 .704
Yếu Tố Con Người 5 14.43 10.627 .408 .758
Thang đo biến phụ thuộc Y: Alpha = 0.912
Yếu Tố Ảnh Hưởng 1 10.77 3.368 .879 .859
Yếu Tố Ảnh Hưởng 2 10.98 3.533 .772 .895
Yếu Tố Ảnh Hưởng 3 10.43 3.281 .784 .892
Yếu Tố Ảnh Hưởng 4 10.64 3.419 .771 .896
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu của nhóm tác giả
Kết quả đánh giá Cronbach alpha được thể hiện trên bảng 4.3 cho thấy các thang đo
đều có hệ số alpha đạt yêu cầu [> 0.6: thấp nhất là thang đo f1TH có alpha = 0.715 và cao
nhất là thang đo Y có alpha = 0.912]
4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Nhóm tác giả đưa 38 biến quan sát còn lại sau phân tích Cronbach alpha vào phân tích
nhân tố khám phá (EFA) bằng phương pháp trích Principal Axis Factoring và phép xoay
Varimax. Sau 3 lần phân tích EFA, loại 7 biến quan sát có chỉ số Factor Loading < 0.5
(TH2,KD1,KD2,KD4,KD6,TN7,YTCN4). Kết quả EFA các thang đo cuối cùng cho thấy
- Chỉ số KMO = 0.888 với giá trị sig = 0.000, chứng tỏ dữ liệu phân tích phù hợp để
EFA.
Bảng 4.3: Hệ số KMO and Kiểm định Bartlett

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling


.888
Adequacy.
Approx. Chi-Square
5494.738

48
Bartlett's Test of df
465
Sphericity
Sig.
.000

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu của nhóm tác giả
Bảng 4.4: Tổng số Variance Explained

Component Eigenvalues Phương sai trích


1 8.808 14.573
2 3.936 28.345
3 2.362 36.449
4 1.668 44.239
5 1.327 51.802
6 1.129 58.789
7 1.061 65.454
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu của nhóm tác giả
- 31 biến quan sát được trích thành 7 nhân tố mới (Bảng 4.5) tại Eigenvalue = 1.061
và phương sai trích đạt 65.454% (> 50%). Vì thế kết quả EFA là đáng tin cậy và có
thể sử dụng cho phân tích hồi quy ở bước tiếp theo
Bảng 4.6: Kết quả EFA các thang đo

Biến quan sát 1 2 3 4 5 6 7


Chương Trình
.801            
Marketing 2
Chương Trình
.792            
Marketing 4
Chương Trình
.781            
Marketing 5
Kiểu Dáng 5 .705            
Cấu Hình 1 .670            
Chương Trình
.599            
Marketing 3
Chương Trình
.591            
Marketing 1
Chất Lượng Sản Phẩm
  .802          
4
Yếu Tố Con Người 1   .792          
Thương Hiệu 1   .765          
Chất Lượng Sản Phẩm
  .722          
2
Chất Lượng Sản Phẩm   .684          

49
1
Yếu Tố Con Người 2   .619          
Thương Hiệu 3   .579          
Chất Lượng Sản Phẩm
  .544          
3
Thương Hiệu 4   .517          
Giá Cả 1   .782        
Giá Cả 2     .760        
Giá Cả 4     .650        
Giá Cả 3     .602        
Tính Năng 1       .788      
Tính Năng 3       .779      
Tính Năng 4       .751      
Tính Năng 6         .729    
Kiểu Dáng 3         .708    
Tính Năng 5         .691    
Cấu Hình 6           .803  
Cấu Hình 5           .752  
Cấu Hình 3           .685  
Yếu Tố Con Người 5             .839
Yếu Tố Con Người 3             .808

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu của nhóm tác giả

Sau khi phân tích EFA, các biến quan sát ban đầu được chia thành 7 nhân tố mới
gồm:
 Nhân tố thứ nhất f1
Nhân tố f1 (gồm các biến: Chương Trình Marketing 2,Chương Trình Marketing
4,Chương Trình Marketing 5,Cấu Hình 1,Kiểu Dáng 5,Chương Trình Marketing 1,Chương
Trình Marketing 3) tạo thành biến “markhinhdang”
 Nhân tố thứ hai f2
Nhân tố f2 (gồm các biến: Yếu Tố Con Người 1,Chất Lượng Sản Phẩm 4,Thương
Hiệu 1,Chất Lượng Sản Phẩm 2,Chất Lượng Sản Phẩm 1,Yếu Tố Con Người 2,Chất
Lượng Sản Phẩm 3, Thương hiệu 3, Thương hiệu 4) tạo thành biến “cluongthieucnguoi”
 Nhân tố thứ ba f3
Nhân tố f3 (gồm các biến: Giá cả 1, Giá cả 2, Giá cả 4, Giá cả 3 ) tạo thành biến
“giaca”.
 Nhân tố thứ tư f4
Nhân tố f4 (gồm các biến: Tính năng 1, Tính năng 3, Tính năng 4) tạo thành biến
“tinhnang”

50
 Nhân tố thứ năm f5
Nhân tố f5 (gồm các biến: Tính năng 6, Tính năng 5,Kiểu dáng 3). Tạo thành biến
“tinhnangkieudang”
 Nhân tố thứ sáu f6
Nhân tố f5 (gồm các biến: Cấu hình 6, Cấu hình 5, Cấu hình 3) tạo thành biến
“cauhinh”
 Nhân tố thứ bảy f7
Nhân tố f7 (gồm các biến: Yếu Tố Con Người 5,Yếu Tố Con Người 3) bị nhóm tác
giả loại vì chỉ có 2 biến

4.3. Phân tích hồi quy


4.3.1. Kiểm tra hệ số tương quan
Bảng 4.7: Ma trân hệ số tương quan

    f1 f2 f3 f4 f5 f6 Y
f1 Tương
quan 1.000 .063 .427** .275** .226** .289** .651**
Pearson
Sig. (2-
  .242 .000 .000 .000 .000 .000
phía)
N 348 347 348 348 348 348 348
f2 Tương
quan .063 1.000 .124* .069 .167** .109* .066
Pearson
Sig. (2-
.242   .020 .199 .002 .043 .218
phía)
N 347 347 347 347 347 347 347
f3 Tương
quan .427** .124* 1.000 .221** .314** .249** .570**
Pearson
Sig. (2-
.000 .020   .000 .000 .000 .000
phía)
N 348 347 348 348 348 348 348
f4 Tương
.275** .069 .221** 1.000 .451** .377** .511**
quan

51
Pearson
Sig. (2-
.000 .199 .000   .000 .000 .000
phía)
N 348 347 348 348 348 348 348
f5 Tương
quan .226** .167** .314** .451** 1.000 .385** .475**
Pearson
Sig. (2-
.000 .002 .000 .000   .000 .000
phía)
N 348 347 348 348 348 348 348
f6 Tương
quan .289** .109* .249** .377** .385** 1.000 .522**
Pearson
Sig. (2-
.000 .043 .000 .000 .000   .000
phía)
N 348 347 348 348 348 348 348
Y Tương
quan .651** .066 .570** .511** .475** .522** 1.000
Pearson
Sig. (2-
.000 .218 .000 .000 .000 .000  
phía)
N 348 347 348 348 348 348 348
**. Tương quan có ý nghĩa tại mức 0.01 (2-phía).

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu của nhóm tác giả
Kết quả kiểm tra hệ tương quan giữa các biến độc lập với nhau và giữa chúng biến
phụ thuộc bằng phương pháp Pearson được thể hiện trên bảng 4.6 cho thấy, các yếu tố tác
động đến quyết định lựa mua smartphone của sinh viên tại TP. HCM có quan hệ chặt chẽ
với nhau. Trong đó, tương quan giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc dao động từ 0.66
đến 0.651; tương quan giữa các biến độc lập dao động từ 0.063 đến 0.475 (< 0.85). Điều
này chứng tỏ các biến độc lập có nhiều khả năng giải thích cho biến phụ thuộc, đồng thời
các biến độc lập đạt giá trị phân biệt (ít có khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến). Vì
thế, chúng ta có thể dự đoán mô hình hồi quy bội có dạng như sau:

4.3.2. Kiểm định của mô hình hồi quy và các giả thuyết nghiên cứu
Thực hiện lệnh hồi quy trong phần mềm SPSS và phương pháp Stepwise cho kết
quả như sau:

52
Bảng 4.8: Tóm tắt mô hình

Mô 2
Hệ số R2 điều Ước tính sai Durbin-
Hệ số R Hệ số R
hình chỉnh số chuẩn Watson
a
1 .839 .704 .703 .33046
2 .891b .793 .792 .27656
3 .919c .844 .843 .24046
4 .934d .872 .870 .21851
5 .937e .878 .876 .21364 1.929
a. Nhân tố dự đoán: (Constant), f1
b. Nhân tố dự đoán: (Constant), f1, f6
c. Nhân tố dự đoán: (Constant), f1, f6,f3
d. Nhân tố dự đoán: (Constant), f1, f6, f3, f4
e. Nhân tố dự đoán: (Constant), f1, f6, f3, f4, f5
f. Biến phụ thuộc: Y
Nguồn: Kết quả thu được từ phân tích dữ liệu nghiên cứu
Từ bảng 4.8, ta thấy khi số biến được thêm dần vào thì R 2 cũng tăng theo. Điều đó
cho phép nhóm tác giả kết luận các mô hình hồi quy tuyến tính phù hợp với mẫu phân tích.
Đối với mô hình 1 gồm hằng số và biến f1: Trị số R2 = 0.704 > R2 điều chỉnh =
0.703. Chứng tỏ, mô hình hồi qui có biến f1 giải thích được 70.3% sự biến thiên của biến
phụ thuộc Y.
Đối với mô hình 2 gồm hằng số, biến f1 và f6: Trị số R 2 = 0.793 > R2 điều chỉnh =
0.792. Chứng tỏ, mô hình hồi qui có biến f1 và f6 giải thích được 79.2% sự biến thiên của
biến phụ thuộc Y.
Đối với mô hình 3 gồm hằng số, biến f1, f6 và f3: Trị số R2 = 0.844 > R2 điều chỉnh
= 0.843. Chứng tỏ, mô hình hồi qui có biến f1, f6 và f3 giải thích được 84.3% sự biến thiên
của biến phụ thuộc Y.
Đối với mô hình 4 gồm hằng số, biến f1, f6, f3 và f4: Trị số R2 = 0.872 > R2 điều
chỉnh = 0.870. Chứng tỏ, mô hình hồi qui có biến f1, f6, f3 và f4 giải thích được 87% sự
biến thiên của biến phụ thuộc Y.
Đối với mô hình 4 gồm hằng số, biến f1, f6, f3, f4 và f5: Trị số R 2 = 0.878 > R2 điều
chỉnh = 0.876. Chứng tỏ, mô hình hồi qui có biến f1, f6, f3, f4 và f5 giải thích được 87.6%
sự biến thiên của biến phụ thuộc Y.
Từ bảng 4.8 và bảng 4.9, nhóm tác giả rút ra một số nhận định sau:
- Mô hình số 3 có thể giải thích được nhiều nhất cho vấn đề nghiên cứu
(R2 điều chỉnh của mô hình số 3 là 84.3%). Bên cạnh đó, mô hình 3 không xảy ra

53
hiện tượng đa cộng tuyến vì chỉ số VIF của các biến đều bé hơn 2 (cao nhất là VIF
của f1: 1.905).
Vì vậy, nhóm tác giả quyết định chọn mô hình hồi quy số 3.
Bảng 4.9: Các thông số thống kê của mô hình hồi quy

Hệ số
Hệ số chuẩn Thống kê đa cộng
chưa chuẩn hóa hóa tuyến
Std. Độ chấp
Mô hình B Error Beta t Sig. nhận VIF
1 (Hằng số) .959 .093   10.329 .000    
f1 .668 .023 .839 28.654 .000 1.000 1.000
2 (Hằng số) .579 .084   6.912 .000    
f1 .518 .023 .651 22.476 .000 .716 1.397
f6 .262 .022 .353 12.189 .000 .716 1.397
3 (Hằng số) .401 .075   5.365 .000    
f1 .386 .024 .484 16.307 .000 .515 1.943
f6 .230 .019 .310 12.135 .000 .698 1.434
f3 .221 .021 .297 10.586 .000 .576 1.735
4 (Hằng số) .303 .069   4.410 .000    
f1 .352 .022 .442 16.092 .000 .498 2.009
f6 .179 .018 .241 9.839 .000 .624 1.604
f3 .211 .019 .284 11.120 .000 .574 1.741
f4 .142 .017 .197 8.565 .000 .709 1.410
5 (Hằng số) .276 .068   4.076 .000    
f1 .354 .021 .444 16.553 .000 .498 2.010
f6 .162 .018 .218 8.839 .000 .590 1.695
f3 .197 .019 .265 10.439 .000 .555 1.800
f4 .119 .017 .165 6.958 .000 .635 1.576
f5 .072 .018 .096 4.096 .000 .649 1.542
a. Biến phụ thuộc: Y

Nguồn: Kết quả thu được từ phân tích dữ liệu nghiên cứu
Bảng 4.10: Phân tích phương sai ANOVA

Trung
Tổng
Bậc bình
Mô hình bình F Sig.
tự do bình
phương
phương

54
1 Hồi
89.662 1 89.662 821.055 .000b
quy
Phần
37.675 345 .109    

Tổng 127.337 346      
2 Hồi
101.026 2 50.513 660.417 .000c
quy
Phần
26.311 344 .076    

Tổng 127.337 346      
3 Hồi
107.505 3 35.835 619.765 .000d
quy
Phần
19.832 343 .058    

Tổng 127.337 346      
4 Hồi
111.008 4 27.752 581.224 .000e
quy
Phần
16.330 342 .048    

Tổng 127.337 346      
5 Hồi
111.774 5 22.355 489.792 .000f
quy
Phần
15.564 341 .046    

Tổng 127.337 346      
a. Nhân tố dự đoán: (Constant), f1
b. Nhân tố dự đoán: (Constant), f1, f6
c. Nhân tố dự đoán: (Constant), f1, f6,f3
d. Nhân tố dự đoán: (Constant), f1, f6, f3, f4
e. Nhân tố dự đoán: (Constant), f1, f6, f3, f4, f5
f. Biến phụ thuộc: Y

Nguồn: Kết quả thu được từ phân tích dữ liệu nghiên cứu
Kết quả phân tích ANOVA thể hiện trên bảng 4.10 cho thấy giá trị kiểm định (F =
619.765) có ý nghĩa thống kê (Sig = 0.000 < 0.05). Nghĩa là, giả thuyết H 0
(mục 3.3.4): tập hợp các biến độc lập không có mối liên hệ với biến phụ thuộc bị bác bỏ.
Vì thế, mô hình hồi quy số 3 là phù hợp dữ liệu nghiên cứu và có thể suy rộng cho tổng
thể.

55
Kết quả xác định hệ số hồi quy được thể hiện trên bảng 4.9 cho thấy, các yếu tố
được dự đoán trong mô hình hồi quy đều có tác động (có ý nghĩa thống kê) đến việc lựa
chọn mua smartphone của sinh viên tại TP. HCM với hệ số B lần lượt cho các yếu tố f1 =
0.386; f6 = 0.230; f3 = 0.221; hằng số = 0.401. Bởi vậy, mô hình hồi quy biểu thị các yếu
tố tác động đến việc lựa chọn mua smartphone của sinh viên tại TP. HCM được xác định
như sau:
Y = 0.401 + 0.386 f1 + 0.230 f6 + 0.221 f3
Về so sánh cường độ tác động (tầm quan trọng) của các yếu tố đến việc lựa chọn
mua smartphone của sinh viên tại TP. HCM được xác định thông qua hệ số Beta. Vì thế,
căn cứ vào kết quả trên bảng 4.8 cho chúng ta thấy: yếu tố có cường độ tác động (tầm quan
trọng) mạnh nhất là f1 (Beta = 0.386); tiếp đến là f6 (Beta = 0.230); thứ ba là f3 (Beta =
0.221)
Ngoài ra, với kết quả trên bảng 4.9 , các hệ số hồi qui (B) của các biến đều mang
dấu dương, chứng tỏ đa số các giả thuyết nghiên cứu được đề xuất ở chương 2 và được kết
luận giữ nguyên trong kết quả nghiên cứu định tính ở chương 3 được chấp nhận. Cụ thể là,
yếu tố Marketing và cấu hình, cấu hình, giá cả, tính năng và kiểu dáng có tác động
cùng chiều đến ý định chọn mua smartphone của sinh viên học tại TP. HCM. Các yếu tố
khác là Tính Năng, Tính năng và kiểu dáng, Chất lượng và yếu tố con người, Chất lượng
yếu tố con người thương hiệu được loại bỏ

4.3.2.1. Kiểm tra sự vi phạm các giả định của mô hình hồi qui
 Giả định liên hệ tuyến tính

56
H 4.11 Đồ thị phân tán phần dư chuẩn hóa

(Nguồn: Kết quả thu được từ dữ liệu nghiên cứu)


Đồ thị phân tán phần dư chuẩn hóa cho thấy các phần dư được phân tán ngẫu nhiên
xung quanh đường đi qua tung độ 0. Nghĩa là, phần dư chuẩn hóa không tuân theo một 58
qui luật (hình dạng) nào. Vì thế, có cơ sở để khẳng định giả định liên hệ tuyến tính không
vi phạm

57
 Giả định phần dư có phân phối chuẩn

H 4.12: Đồ thị tần số của các phần dư chuẩn hóa

(Nguồn: Kết quả thu được từ dữ liệu nghiên cứu)

Quan sát biểu đồ tần số (Đồ thị 4.2) cho thấy, các điểm quan sát thực tế không phân tán
quá xa đường thẳng kỳ vọng (đường chéo). Chứng tỏ giả thiết phần dư có phân phối chuẩn
không bị vi phạm.

58
H 4.13: Đồ thị tần số của các phần dư chuẩn hóa

(Nguồn: Kết quả thu được từ dữ liệu nghiên cứu)

Kết quả xây dựng biểu đồ tần số Histogram cho thấy, giá trị trung bình của các quan sát
Mean = 0 và độ lệch chuẩn Std. Dev = 0.992 (tức xấp xỉ bằng 1). Chứng tỏ giả thiết phần
dư có phân phối chuẩn không bị vi phạm.

4.3.3. Kiểm định sự khác biệt về việc lựa chọn mua smartphone của sinh viên tại
TP. HCM theo các đặc điểm nhân học
4.3.3.1. Kiểm định sự khác biệt về việc lựa chọn mua smartpone của sinh viên
theo giới tính
Phân tích thống kê mô tả với công cụ sử dụng là Indepent-sample T – test; phương
thức thực hiện là kiểm định có hay không sự khác biệt về việc lựa chọn mua smartphone
của sinh viên của hai tổng thể - mẫu độc lập là hai nhóm sinh viên nam và nữ.
Bảng 4.14: Kiểm định mẫu độc lập T-Test

59
Kiểm định
Levene Kiểm định T-test
Khoảng tin cậy
Sig. Sự khác Sự khác 95%
(2- biệt trung biệt độ Thấp Cao
F Sig. t df phía) bình lệch chuẩn hơn hơn
Y Giả định
phương sai 5.408 .021 -2.823 346 .005 -.18182 .06441 -.30851 -.05513
bằng nhau
Giả định
phương sai
    -2.772 293.571 .006 -.18182 .06559 -.31090 -.05275
không bằng
nhau
Nguồn: Kết quả thu được từ phân tích dữ liệu nghiên cứu
Kiểm tra kiểm định Levene's ở bảng 4.10. Hệ số ý nghĩa của kiểm định này là 0.021
< 0.05 thì phương sai giữa hai mẫu độc lập khác nhau và giá trị Sig của kiểm định t ở phần
Giả định phương sai bằng nhau là 0.06 > 0.05. Điều này cho phép nhóm tác giả kết luận
không có sự khác biệt giữa quyết định lựa chọn mua smartphone của sinh viên nam và sinh
viên nữ.
4.3.3.2. Kiểm định sự khác biệt biệt về việc lựa chọn mua smartphone của sinh
viên theo năm sinh viên
Phân tích thống kê mô tả với công cụ sử dụng là ANOVA; phương thức thực hiện là
kiểm định có hay không sự khác biệt về việc lựa chọn mua smartphone của sinh viên của
năm tổng thể - mẫu độc lập là năm nhóm số năm của sinh viên. Kết quả kiểm định có hay
không sự khác biệt về việc lựa chọn mua smartphone của sinh viên của năm tổng thể - mẫu
độc lập là năm nhóm sinh viên có năm sinh viên là năm nhất, năm hai, năm ba, năm tư,
khác.
Bảng 4.15: Kết quả kiểm định Levene

Thống kê
Levene df1 df2 Sig.
.932 4 343 .446
Nguồn: Kết quả thu được từ phân tích dữ liệu nghiên cứ)
Bảng 4.16: Kiểm định ANOVA

60
Tổng các Trung bình các
chênh lệch df chênh lệch F Sig.
bình phương bình phương
Giữa các nhóm 1.641 4 .410 1.119 .347
Trong nhóm 125.703 343 .366
Tổng 127.344 347
Nguồn: Kết quả thu được từ phân tích dữ liệu nghiên cứ)
Kiểm định Levene ở bảng 4.11 có số Sig là 0.446 > 0.05 thì kết luận phương sai
giữa các nhóm sinh viên năm của biến định tính nhóm sinh viên năm không khác nhau. Kết
quả kiểm định ANOVA ở bảng 4.12 có số Sig là 0.347 > 0.05 cho phép nhóm tác giả kết
luận không có sự khác biệt giữa 5 mẫu độc lập nhóm năm sinh viên về việc lựa chọn mua
smartphone.
Tóm lại, dựa trên các kết quả kiểm định trên đây cho phép kết luận không có sự
khác biệt về ý định chọn mua smartphone của sinh viên tại TP. HCM theo các đặc điểm
giới tính và năm học của sinh viên.

61
CHƯƠNG 5. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KẾT LUẬN
5.1. Tổng hợp quá trình và kết quả nghiên cứu
Từ các lý thuyết dựa trên mô hình hành vi người tiêu dùng Philip Kotler gồm các
tác nhân marketing (sản phẩm, giá cả, phân phối, chiêu thị); đặc điểm của người tiêu dùng
(các yếu tố về văn hóa, xã hội, cá nhân và tâm lý); các nghiên cứu thực nghiệm có liên
quan đến những yếu tố tác động đến việc lựa chọn mua smartphone; với đối tượng là sinh
viên, nhóm tác giả đề xuất mô hình bốn yếu tố tác động đến việc lựa chọn mua smartphone
của sinh viên tại TP. HCM là: Kết quả nghiên cứu định tính khẳng định các yếu tố do
nhóm tác giả đề xuất là những yếu tố chính có tác động đến việc lựa chọn mua smartphone
của sinh viên tại TP. HCM, đồng thời phát triển thang đo các yếu tố này gồm 42 biến quan
sát.
Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach alpha loại bỏ 4 biến quan
sát là: Tính Năng 2, Chương Trình Marketing 6, Cấu hình 2, Cấu hình 4 có hệ số
tương quan biến tổng là 0.277, -0.094 nên nhóm tác giả quyết định loại bỏ các biến này và
đánh giá lại Crobach alpha.
Kết quả phân tích EFA loại bỏ , loại 7 biến quan sát là: Thương Hiệu 2 (q4), Tính
Năng 7 (q33), Kiểu Dáng 1 (q11), Kiểu Dáng 2 (q12), Kiểu Dáng 4 (q14), Kiểu Dáng 6
(q16), Yếu Tố Con Người 4 (q43) có chỉ số Factor Loading < 0.5
Theo kết quả phân tích EFA, 31 biến quan sát được trích thành 7 nhân tố mới (Bảng
4.5) tại Eigenvalue = 1.061 và phương sai trích đạt 65.454% (> 50%). Vì thế kết quả EFA
là đáng tin cậy và có thể sử dụng cho phân tích hồi quy.
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, các yếu tố được đề xuất trong mô hình nghiên
cứu (dự đoán trong mô hình hồi quy) đều có tác động (có ý nghĩa thống kê) đến việc lựa
chọn mua smartphone của sinh viên tại TP. HCM với hệ số B lần lượt cho các yếu tố
f1=0.386; f6=0.230; f3=0.221. Mô hình hồi quy biểu thị các yếu tố tác động đến việc lựa
chọn mua smarphone của sinh viên tại TP. HCM được xác định như sau:
Y = 0.401 + 0.386 f1 + 0.230 f6 + 0.221 f3
Theo kết quả của cuộc khảo sát, các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn mua
smartphone của sinh viên tại TP. HCM cho thấy: không có sự khác biệt về tác động của
các nhóm yếu tố được phân tích việc lựa chọn mua smartphone của sinh viên theo giới
tính, theo năm học.
62
Về so sánh cường độ tác động (tầm quan trọng) của các yếu tố tác động đến việc lựa
chọn mua smartphone của sinh viên tại TP. HCM được xác định thông qua hệ số Beta, theo
đó: Nhóm nhân tố f1 là yếu tố có cường độ tác động (tầm quan trọng) mạnh nhất (Beta =
0.386); tiếp đến là f6 (Beta = 0.230); thứ ba là f3 (Beta = 0.221).
Tuy nhiên, theo kết quả kiểm định này, nhóm yếu tố f1, nhóm yếu tố f6, nhóm yếu
tố f3 được đo bằng biến quan sát (theo mô hình hồi quy số 3) giải thích được 84.3% sự
biến thiên của việc lựa chọn mua smartphone của sinh viên tại TP. HCM. Nghĩa là, tính
tổng quát hóa của kết quả nghiên cứu này là tương đối cao nhưng chưa đầy đủ.

5.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu


Thảo luận các kết quả nghiên cứu trên đây giữa các thành viên trong nhóm tác giả,
các ý kiến đều có chung cách giải thích như sau:
Một là, “chương trình Marketing” là yếu tố quyết định ảnh hưởng đến viê ̣c lựa
chọn mua smartphone của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh. Sử dụng chiến lược
Marketing với nhiều chương trình hấp dẫn sẽ là công cụ hiê ̣u quả để thu hút sinh viên và
gia tăng lòng trung thành đối với sản phẩm. Mặt khác, việc khuyến mại thường xuyên sẽ
giúp sản phẩm đạt được mục tiêu doanh số. Sử dụng chương trình khuyến mãi hợp lý sẽ là
vũ khí mạnh mẽ để thúc đẩy quá trình kinh doanh. Thâ ̣t vâ ̣y, sinh viên có xu hướng lựa
chọn smartphone có nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn như được trả góp, được tă ̣ng kèm
phụ kiê ̣n,…điều này ảnh hưởng rất lớn đến quyết định lựa chọn mua hàng.
Hai là, sinh viên đa số chưa tự lập được cuộc sống và hầu hết đều phụ thuộc vào
gia đình nên tài chính là vấn đề muôn thuở của sinh viên. Vì vậy, “Giá cả” có ảnh hưởng
rất nhiều đến việc lựa chọn mua smartphone của sinh viên ở TP.HCM. Họ sẽ đắn đo suy
nghĩ và so sánh cẩn thâ ̣n giá chênh lê ̣ch giữa các cửa hàng , ưu tiên những dòng
smartphone giá rẻ với chất lượng hợp lý, phù hợp với túi tiền. Và phân khúc smartphone
giá thấp có thể xem là phân khúc sôi động nhất trên thị trường smartphone, mà không ai ai
khác, khách hàng chính của phân khúc này chính là học sinh – sinh viên.
Ba là, thị trường smartphone từ lâu luôn cạnh tranh nhau gay gắt về sự đa dạng và
phong phú cả mẫu mã và tính năng. Và “Cấu hình” là mô ̣t trong những yếu tố quan trọng
ảnh hưởng đến viê ̣c lựa chọn mua smartphone của sinh viên, cũng là mô ̣t nhân tố mới
nhóm muốn đề câ ̣p so với các đề tài trước. Sinh viên khi lựa chọn mua smartphone luôn
chú tâm đến bộ vi xử lý - được ví như bộ não của thiết bị- và một smartphone đủ mạnh sẽ
giúp sinh viên vâ ̣n hành nhanh chóng. Sinh viên thường ưu tiên các sản phẩm có cấu hình
tốt, máy chạy mượt mà, hiệu năng ổn định, camera trước và sau chụp ảnh đẹp.

63
Đối với sinh viên, phân khúc smartphone giá rẻ có cầu hình tốt thường được ưu tiên
chọn nhiều hơn, bởi đơn giản một chiếc điện thoại giá rẻ có cấu hình tốt mới đủ để đáp ứng
mọi nhu cầu học tâ ̣p và giải trí.

5.3. Một số kiến nghị rút ra từ nghiên cứu


Bảng 5.1: Giá trị thực trạng các biến đo lường các yếu tố tác động
đến việc lựa chọn mua smartphone của sinh viên tại TP. HCM

Giá trị Giá Trị


Giá Trị
Biến đo lường N nhỏ Lớn độ lệch chuẩn
trung bình
nhất Nhất
Chương Trình
348 1 5 3.75 .897
Marketing 1
Chương Trình
348 1 5 4.18 1.000
Marketing 2
Chương Trình
348 1 5 3.63 1.034
Marketing 3
Chương Trình
348 1 5 3.95 .961
Marketing 4
Chương Trình
348 1 5 3.83 1.087
Marketing 5
Kiểu Dáng 5 348 1 5 3.98 .888
Cấu Hình 1 348 1 5 4.03 .969
Nhóm yếu tố f1 348 1.00 5.00 3.9068 .76070
Giá Cả 1 348 1 5 3.65 1.023
Giá Cả 2 348 1 5 3.59 1.042
Giá Cả 3 348 1 5 3.78 1.038
Giá Cả 4 348 1 5 3.75 .938
Nhóm yếu tố f6 348 1.00 5.00 3.6918 .81637
Cấu Hình 3 348 1 5 3.52 .994
Cấu Hình 5 348 1 5 3.70 .928
Cấu Hình 6 348 1 5 3.82 .942
Nhóm yếu tố f3 348 1.00 5.00 3.6791 .81503
Valid N (listwise) 347        

Nguồn: Kết quả thu được từ phân tích dữ liệu nghiên cứu
Phân tích tương quan giữa kết quả kiểm định mô hình các yếu tố tác động đến việc lựa
chọn mua smartphone của sinh viên tại TP. HCM và giá trị thực trạng của các yếu tố này
(Bảng 5.3) cho thấy:

64
- Nhóm yếu tố f1 là nhóm yếu tố quan trọng nhất (Beta = 0.386) tác động đến việc
lựa chọn mua smartphone, hiện tại yếu tố này đều được sinh viên đánh giá ở mức
cao (mean = 3.9068, trong thang đo 5 điểm: 1- 5), trong đó, tất cả các biến đều đạt
trên mức trung bình, hai yếu tố Chương Trình Marketing 2 (Dịch vụ trả góp theo
tháng với lãi suất thấp) (mean = 4.18) và Cấu Hình 1 (Hệ điều hành dễ sử dụng và
quen thuộc) (mean = 4.03) được đánh giá rất cao.
- Nhóm yếu tố f6 là nhóm có cường độ tác động mạnh thứ hai (Beta = 0.230) đến
việc lựa mua smartphone của sinh viên sau nhóm yếu tố f1. Tuy nhiên, nhóm yếu tố
f6 chỉ được sinh viên đánh giá ở mức trên trung bình (mean = 3.6918). Trong đó
yếu Giá cả 3(Giá cả phù hợp với chất lượng sản phẩm) (mean = 3.78) và Giá cả
4(Giá chênh lệch giữa hàng chính hãng và hàng xách tay) (mean = 3.75) được đánh
giá cao trong việc lựa chọn mua smartphone của sinh viên.
- Nhóm yếu tố f3 là nhóm yếu tố ít có ảnh hưởng đến việc lựa chọn mua smartphone
của sinh viên (Beta = 0.221), trong đó biến được đánh giá cao nhất trong quyết định
lựa chọn mua smartphone là cấu hình 6 (Khả năng bắt sóng mạng di động, wifi tốt)
(mean = 3.82). Theo hiện tại nhóm yếu tố này được sinh viên đánh giá khá cao
Từ những yếu tố đã phân tích như trên, để thu hút đông đảo lực lượng sinh viên lựa
chọn mua smartphone, nhóm tác giả đề xuất một số kiến nghị sau đây:
Một là, các nhà sản xuất nên chú trọng đến chương trình Marketing để quảng bá
sản phẩm cũng như khách hàng tiêu dùng. “Dịch vụ trả góp theo tháng với lãi suất
thấp” cho phép khách hàng – đối tượng là sinh viên, với thu nhâ ̣p thấp và còn phụ
thuô ̣c nhiều vào gia đình – có thể mua được chiếc smartphone yêu thích mà không
phải trả quá nhiều tiền cùng mô ̣t lúc, họ chỉ phải chi trả mỗi tháng mô ̣t ít với lãi
suất thấp ( ở nhiều cửa hàng di đô ̣ng là 0%). Viê ̣c này sẽ thúc đẩy đô ̣ng cơ mua
hàng của sinh viên, làm giảm gánh nă ̣ng và áp lực về mă ̣t tài chính.
Hai là, “Hê ̣ điều hành dễ sử dụng và quen thuô ̣c” mang lại sự phong phú và đa
dạng về mọi mặt sẽ ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn mua smartphone của sinh
viên ở TP.Hồ Chí Minh. Thực tế hiện nay Android đang chiếm một phần rất lớn
trong "miếng bánh" thị phần các thiết bị thông minh bởi lẽ chúng là “Hê ̣ điều hành
dễ sử dụng và quen thuô ̣c” nhất đối với hầu hết mọi người. Đa số sinh viên có xu
hướng lựa chọn hê ̣ điều hành quen thuô ̣c vì điều này khiến cho thao tác trên điê ̣n
thoại dễ dàng hơn và đỡ tốn thời gian hơn.
Ba là, thời buổi cạnh tranh thương mại đã mang đến cho khách hàng nhiều dòng
sản phẩm với chất lượng và giá cả đa dạng. Thị trường smartphone giá rẻ với sự đa

65
dạng của rất nhiều model đến từ các nhà sản xuất tên tuổi luôn là sự lựa chọn hàng
đầu của sinh viên – là người tiêu dùng có "hầu bao" khiêm tốn. Tuy nhiên, không
phải tất cả đều có chất lượng tốt nhất. Và hầu hết sinh viên khi bỏ ra mô ̣t số tiền để
mua đều mong muốn được mang lại mô ̣t sản phẩm có “Giá phù hợp với chất
lượng” tương đương hoă ̣c đáng mong đợi hơn. Ví dụ như mô ̣t chiếc điê ̣n thoại
smartphone mang trong mình một cấu hình khá ổn với tầm giá tốt sẽ nhanh chóng
thu hút được phần đông thị hiếu của người tiêu dùng.
Bốn là, thời buổi kinh tế phát triển, viê ̣c mua bán và trao đổi hàng hóa ngày càng
dễ dàng, dường như viê ̣c mua smartphone xách tay trở nên được ưa chuô ̣ng hơn so
với smartphone chính hãng vì “Giá chênh lệch giữa hàng chính hãng và hàng xách
tay”. Khi mua hàng xách tay người tiêu dùng sẽ được mua với mức giá rẻ hơn
(Thông thường, các sản phẩm smartphone xách tay sẽ có giá thấp hơn khoảng 2 triệu
đồng so với hàng chính hãng, và có khi rẻ hơn gần gấp đôi như iPhone 5S xách tay so với
iPhone 5S chính hãng). Điều này thâ ̣t sự thu hút và ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn
mua smartphone của sinh viên.
Năm là, từ khi ra mắt cho tới ngày nay, Wi-Fi vẫn luôn là công nghệ mạng không
dây chuẩn mực được sử dụng cực kỳ phổ biến, “Khả năng bắt sóng mạng di động,
wifi tốt” đã trở thành điều không thể thiếu cho mô ̣t chiếc smartphone. Tính năng này
gắn liền với cuô ̣c sống của sinh viên, phục vụ cho các nhu cầu giải trí và mục đích
học tâ ̣p cần thiết. Nếu khả năng này được thực hiê ̣n tốt sẽ góp phần tăng sự thu hút
cũng như tính tiê ̣n lợi đa dụng của smartphone.

5.4. Kết luận


Nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố tác động đến việc lựa chọn mua
smartphone của sinh viên tại TP. HCM; xây dựng và kiểm định thang đo các yếu tố này bổ
sung vào hệ thống mở rộng và phát triển smartphone tại Việt Nam. Với mục tiêu đó,
nghiên cứu trọng tâm vào các nội dung sau đây:
- Tổng kết lý thuyết về hành vi người tiêu dùng; các nghiên cứu có liên quan đến các
yếu tố tác động đến hành vi người tiêu dùng; đồng thời phân tích các đặc điểm liên
quan đến smartphone và đối tượng khách hàng là sinh viên.
- Xây dựng, kiểm định thang đo và mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến việc
lựa chọn mua smartphone của sinh viên tại TP. HCM, từ đó xác định cường độ tác
động (tầm quan trọng) của những yếu tố này.

66
- Thảo luận kết quả nghiên cứu và đề xuất một số kiến nghị cho việc hoạch định
chính sách, chiến lược thu hút sinh viên của những cá nhân/ tổ chức có ý định kinh
doanh smartphone tại TP. HCM.
Những kết quả đạt được của nghiên cứu:
Một là, nghiên cứu đề xuất thêm mô ̣t nhân tố mới có tác động đến việc lựa chọn
mua smartphone của sinh viên tại TP. HCM là: chương trình marketing. Sau kết quả
nghiên cứu, cho thấy đây là nhân tố quan trọng tác đô ̣ng đến quyết định chọn mua
smartphone của sinh viên ở TP.HCM
Hai là, kết quả kiểm định cho thấy, ở thời điểm hiện tại mô hình các yếu tố tác
động đến việc lựa chọn mua smartphone của sinh viên tại TP. HCM gồm 03 nhóm yếu tố
được đo lường bằng 14 biến, do nhóm tác giả chọn được chấp nhận, đồng thời vai trò của
các yếu tố được được định theo phương trình sau đây:
Y = 0.401 + 0.386 f1 + 0.230 f6 + 0.221 f3
Tuy nhiên, mô hình nghiên cứu chỉ giải thích được 84.3% biến thiên của việc lựa
chọn mua smartphone của sinh viên tại TP. HCM, hoặc các biến quan sát khác cũng có tác
động đến việc lựa chọn mua smartphone của sinh viên tại TP. HCM nhưng chưa được cô
đọng trong mô hình.
Ba là, kết quả đo lường giá trị thực trạng cho thấy các yếu tố tác động mạnh đến
việc lựa chọn mua smartphone tại TP HCM là nhóm yếu tố f1 (bao gồm: Chương Trình
Marketing 1;Chương Trình Marketing 2;Chương Trình Marketing 3;Chương Trình
Marketing 4; Chương Trình Marketing 5; Kiểu Dáng 5; Cấu Hình 1); nhóm yếu tố f6 (bao
gồm: Giá Cả 1; Giá Cả 2; Giá Cả 3; Giá Cả 4). Trong khi đó, nhóm yếu tố f3 (bao
gồm:Cấu Hình 3; Cấu Hình 5; Cấu Hình 6) ít có ảnh hưởng đến việc lựa chọn mua
smartphone của sinh viên, nhưng hiện tại sinh viên đánh giá nhóm yếu tố này khá cao. Từ
đó, nhóm tác giả đã đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và mở rộng viê ̣c kinh doanh
smartphone ở TP. HCM hiện nay nhắm đến đối tượng là sinh viên.

5.5. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo


Qua quá trình thống kê và nghiên cứu, chúng tôi đã tìm hiểu được hiện trạng mức
độ ảnh hưởng các nhân tố đến việc lựa chọn mua smartphone của sinh viên tại TP. HCM.
Tuy nhiên cũng có một số hạn chế như sau:
Về quy mô, mô hình nghiên cứu giải thích được 84.3% biến thiên của việc lựa chọn
mua smartphone của sinh viên tại TP. HCM. Chứng tỏ mức độ tổng quát hóa của kết quả
nghiên cứu là tương đối cao nhưng chưa đầy đủ. Bởi những nguyên nhân sau đây:

67
- Nghiên cứu định tính trên nhóm nhỏ sinh viên nên việc đề xuất và lựa chọn các
nhân tố chưa mang tính khái quát cho tổng thể.
- Nghiên cứu định lượng chủ yếu là sinh viên nhóm ngành kinh tế, kỹ thuật, mỹ thuâ ̣t
chưa mở rộng nghiên cứu đến sinh viên các nhóm ngành khác (như công nghê ̣
thông tin, y dược,…) nên tính đại diện của mẫu không cao.
Về thời gian, khoảng thời gian nghiên cứu ngắn chỉ trong khoảng 2 tháng từ tháng
01/2016 đến tháng 03/2016. Ngoài ra, đây cũng là đề tài nghiên cứu khoa học đầu
tiên của nhóm nên còn bỡ ngỡ và chưa quen với cách làm đề tài dẫn đến quá trình
nghiên cứu còn nhiều thiếu sót.
Về khả năng xử lý số liê ̣u, nghiên cứu sử dụng kỹ thuật xử lý số liệu bằng phần
mềm SPSS, nên chưa kiểm định được tương quan giữa các yếu tố tác động nên chưa xác
định được tác động gián tiếp qua lại giữa các yếu tố này.
Để có thể khắc phục hạn chế trên, trong những nghiên cứu tiếp cần tổ chức nghiên
cứu định tính bằng nhiều nhóm nhỏ, kết hợp tổ chức các hội thảo, hội nghị; cải tiến
phương pháp chọn mẫu (xác suất hoặc phân tầng); đồng thời, sử dụng các kỹ thuật cao cấp
hơn SPSS (chẳng hạn, kỹ thuật AMOS) để phân tích dữ liệu nghiên cứu.

68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Merriam-Webster, http://www.merriam-webster.com/dictionary/smartphone
2. Oxford Dictionary,
http://www.oxforddictionaries.com/definition/english/smartphone
3. Tech terms, http://techterms.com/definition/smartphone
4. PC Mag, http://www.pcmag.com/encyclopedia/term/51537/smartphone
5. Thế giới di động, https://www.thegioididong.com/tin-tuc/su-phat-trien-cua-dien-
thoai-thong-minh-556840
6. PC World VN, www.pcworld.com.vn
7. IDC Vietnam
8. Simply Hired, 2015
9. Nghiên cứu thị trường Lực Thiên, 2015
10. Wayne D.Hoyer, Deborah J. Macinnis, 2008 trích trong Nguyễn Thị Thùy Miên,
2011).

11. E.Jerome McCarthy (1960)


12. Philip Kotler, 2001
13. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua laptop (Nguyễn
Quốc Tuấn, 2010)
14. các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua smartphone tại trường đại học Tunku
Abdul Rahman (Chew Jing Qun et al. – 2012)

15. Nhóm Hồ Đức Tâm (2012), “các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của sinh
viên trong thị trường điện thoại di động”

16. Đặng Ngọc Anh (2013), “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng xu hướng mua
smartphone ở TPHCM”

17. Nhóm sinh viên trường Đại học Ngoại Thương (2014), “Nghiên cứu về một số yếu
tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm Smartphone của sinh viên Ngoại Thương”

18. The American Marketing Association (Kotler, 2000, p.404)


19. (David. Air Conditioning, Heating & Refrigerator News 235.11 (Nov 10, 2008)
20. Aaker, 1996

69
70
PHỤC LỤC: BẢN KHẢO SÁT
BẢN KHẢO SÁT
NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN MUA SMARTPHONE CỦA
SINH VIÊN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Xin chào bạn!
Tôi là Trần Ngọc Mỹ thuộc nhóm sinh viên lớp CLC_13DTM3, khoa Thương Mại trường
Đại học Tài chính - Marketing. Hiện tôi cùng nhóm của mình đang thực hiện đề tài nghiên
cứu “Những yếu tố tác động đến việc lựa chọn mua Smartphone của sinh viên tại Thành
phố Hồ Chí Minh”. Tôi xin trân trọng gửi đến bạn Bản khảo sát này và rất mong nhận
được sự hợp tác của bạn trong việc trả lời những câu hỏi dưới đây.
Thông tin bạn cung cấp cho tôi chỉ nhằm phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu và hoàn
toàn được giữ bí mật. Những câu trả lời của bạn sẽ là nguồn dữ liệu quý giá giúp tôi hoàn
thành tốt đề tài này.
Nhóm chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của bạn.
Bạn vui lòng cho biết:
I. THÔNG TIN CƠ BẢN:

1. Bạn đang là sinh viên và học tập tại TP.Hồ Chí Minh ?
 Có
 Không (bạn có thể kết thúc khảo sát tại đây)
2. Bạn đã từng tự lựa chọn hoặc có ý lựa chọn mua Smartphone ?
 Có
 Không (bạn có thể kết thúc khảo sát tại đây)

II. NỘI DUNG CHÍNH:


Bạn vui lòng đánh giá mức độ quan tâm của bạn đến các yếu tố dưới đây
trong việc lựa chọn mua Smartphone bằng cách đánh dấu theo quy ước
sau
Hoàn toàn Không Bình Quan Rất quan
không quan tâm thường tâm tâm
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ  quan tâm

71
1 2 3 4 5
A. THƯƠNG HIỆU
3. Độ nổi tiếng, phổ biến và uy tín     
4. Thương hiệu đặc trưng, dễ nhận biết (ví     
dụ: logo, kiểu dáng sản phẩm)
5. Thương hiệu thể hiện được đẳng cấp cá     
nhân
6. Tính cạnh tranh của thương hiệu (sự ưu     
việt, sự sáng tạo của thương hiệu so với các
thương hiệu khác)
B. GIÁ CẢ
7. Giá chênh lệch giữa các cửa hàng     
8. Giá cả phù hợp với điều kiện tài chính     
9. Giá cả phù hợp với chất lượng sản phẩm     
10. Giá chênh lệch giữa hàng chính hãng và     
hàng xách tay
C. KIỂU DÁNG
11. Mẫu mã đẹp, đa dạng     
12. Trọng lượng phù hợp     
13. Kích thước màn hình phù hợp nhu cầu     
sử dụng (màn hình lớn nhỏ phù hợp chơi
game, đọc văn bản)
14. Độ dày mỏng của máy     
15. Kích thước dễ cầm nắm (vừa tay), cất     
gọn
16. Chất liệu sản phẩm ( làm từ vỏ nhựa, vỏ     
nhôm hay vỏ hợp kim)
D. CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
17. Có khả năng chống nước     
18. Khả năng chịu va đập cao     
19. Thời lượng pin lâu     
20. Tuổi thọ của máy cao     
E. CẤU HÌNH
21. Hệ điều hành dễ sử dụng và quen thuộc     
22. Dung lượng bộ nhớ phù hợp với nhu     
cầu sử dụng
23. Độ nhạy của màn hình cảm ứng     
24. Phân giải màn hình có độ nét cao     
25. Tốc độ bộ vi xử lí nhanh, mạnh     
26. Khả năng bắt sóng mạng di động, wifi     
tốt
F. TÍNH NĂNG
27. Camera trước và sau cho hình ảnh chân     

72
thực, sắc nét
28. Độ bảo mật cao     
29. Có nhiều tính năng giải trí ( nghe nhạc,     
chơi game,..)
30. Kho ứng dụng đa dạng nhiều lựa chọn     
31. Cảm ứng nhiệt, vân tay     
32. Smartphone có khả năng đọc và soạn     
thảo văn bản
33. Điện thoại tích hợp 2 sim 2 sóng

G. CHƯƠNG TRÌNH MARKETING


34. Chương trình khuyến mãi hấp dẫn     
(giảm giá)
35. Dịch vụ trả góp theo tháng với lãi suất     
thấp
36. Khi mua sản phẩm được tặng kèm phụ     
kiện
37. Dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt,thời     
gian bảo hành lâu
38. Quảng cáo thu hút, gây được sự chú ý     
39. Dịch vụ trải nghiệm thử ngay tại các     
cửa hàng
H. YẾU TỐ CON NGƯỜI
40. Ý kiến bạn bè, gia đình     
41. Tư vấn của nhân viên bán hàng     
42. Ảnh hưởng từ những ý kiến trên internet     
43. Lựa chọn dựa theo thói quen (sử dụng     
nhãn hiệu quen thuộc )
44. Lựa chọn dựa theo sở thích, cá tính
riêng của bản thân
K. YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN MUA SMARTPHONE
45. Bạn có quan tâm đến những yếu tố trên     
khi lựa chọn mua Smartphone?
46. Bạn có quan tâm đến sự thay đổi của     
các yếu tố trên khi lựa chọn mua
Smartphone?
47. Bạn có quan tâm đến các yếu tố trên     
trong việc giới thiệu mua Smartphone cho
người khác ?
48. Sự ảnh hưởng của các yếu tố trên đến     
việc lựa chọn mua Smartphone trong tương

73
lai?

III. THÔNG TIN ĐÁP VIÊN:


49. Bạn đang là sinh viên năm mấy ?
 Năm nhất  Năm hai
 Năm ba  Năm tư  Khác
50. Giới tính:
 Nam
 Nữ
Cảm ơn bạn đã hợp tác! Bản câu hỏi đã hoàn thành!
Chúc bạn có nhiều sức khỏe và nhiều niềm vui trong cuộc sống!

74

You might also like