You are on page 1of 30

MỘT SỐ NOTE TRONG THỰC TẬP KÍ SINH TRÙNG

Tuần 1: Kỹ thuật vi nấm, nấm da, nấm men


1. Kính hiển vi: Giải thích cách sử dụng và công dụng từng bộ phận trong hình
• Tùy vào mức độ của KST và Kích thước mẫu vật cần soi mà chọn vật kính thích hợp để quan sát.
• Vật kính 100x để soi tiêu bản mỏng và khô, nếu tiêu bản dày và ướt sẽ không quan sát được, vật kính
gần như là sát với mẫu nên mẫu ướt dễ trôi sẽ khó quan sát khi tinh chỉnh.
• Giọt dầu Cedre làm tăng năng suất phân li vì có chiết suất gần bằng với thủy tinh n ~ 1.5 nên ánh sáng
được truyền thẳng dễ dàng quan sát.
• Có 4 loại Vật kính: 4x(Đỏ), 10x(Vàng), 40x(Xanh) và 100x(Trắng).
o VK có độ bội giác cao: mở chắn sáng và nâng tụ quang.
o VK có độ bội giác thấp: đóng chắn sáng và hạ tụ quang.
• Ta vẫn có thể dùng vật kính 4x,10x,40x để quan sát tiêu bản khô tùy thuộc vào kích thước của mẫu quan
sát vì nó có độ bội giác thấp.
• Ốc thứ cấp để nhìn thấy hình ảnh mờ của vi trường.
• Ốc vi cấp để chỉnh hình ảnh rõ nét.
• Đèn đóng vai trò nguồn sáng, nên để ở vị trí một nửa để bảo vệ mắt và nâng cao tuổi thọ sử dụng
• Tụ quang giúp hội tụ hoặc tỏa ánh sáng ra, nâng tụ quang khi dùng VK 40x hoặc 100x, hạ tụ quang để
ánh sáng dịu mắt hơn khi sử dụng VK 4x và 10x. Nó có ảnh hưởng đến mức độ tương phản trong mẫu vật
• Màn chắn sáng điều chỉnh lượng ánh sáng đi qua
• Ốc chỉnh độ sáng
• Tiểu xa và Ốc di chuyển tiểu xa: ốc di chuyển bàn kính để điều chỉnh mẫu vật vào đúng vị trí
2. Môi trường nuôi cấy:
• Khi cần nuôi cấy trong môi trường lỏng nhưng chúng ta lại chỉ có môi trường agar thì ta có thể chữa cháy
bằng cách lọc agar bằng giấy lọc.
• Phân lập vi nấm để chẩn đoán, nghiên cứu các loại vi nấm nên cần chọn môi trường thích hợp
• Một số môi trường và thành phần đặc biệt:
o BHI: môi trường dùng để xác định nấm men (nấm lưỡng hình).
o Phytone (Trong DTM): các protid được phân cắt dưới dạng peptit rất ngắn.
o CHROMagar: dùng chất chỉ thị màu dựa vào chất chuyển hóa do vi nấm phân giải (Các vi nấm
tạo ra enzyme phân giải các cơ chất khác nhau và giải phóng hợp chất có màu khác nhau trên đĩa
thạch)
o Tween 80: kích thích tạo bào tử bao dày với tốc độ nhanh và nhiều.
o Kháng sinh chloramphenicol để ức chế sự phát triển của vi khuẩn.
o Cycloheximide (Actidione) ức chế vi nấm hoại sinh và 1 số vi nấm gây bệnh (Candida sp.,
Saccharomyces cerevisiae).
o Malt extract: thích hợp cho Aspergillus, Penicillium và hầu hết nấm men
o Thạch bột ngô: phân biệt Candida albicans và Candida non-albicans.
o DTM: chẩn đoán phân biệt nấm da (dermatophyte)
o Czapek-Dox: định danh Aspergillus.
o PDA (Thạch khoai tây): Kích thích nấm tạo bào tử và sắc tố và phân biệt C. Albicans và C. non-
albicans.
o NaOH, KOH: làm trong tế bào bệnh phẩm nhưng không ảnh hưởng đến tế bào nấm
o LPCB (Lactophenol coton blue):
▪ Acid Lactic: bảo vệ tế bào nấm
▪ Phenol: giết nấm
▪ Coton blue: nhuộm màu cấu trúc nấm
o Mực tàu: phát hiện Cryptococcus neoformans
o P.C.B (Potato-Carot-Bile): thạch khoai tây cà rốt mật bò
3. Kỹ thuật chuẩn bị tiêu bản vi nấm
• Kĩ thuật thường qui:
o Không tốn thời gian chuẩn bị và thực hiện
o Lưu mẫu lâu
o Cấu trúc quan sát bị đứt gãy Bộ môn bảo quản mẫu bằng
• Kĩ thuật cấy trên lam: cách sơn phết dung dịch
o Tốn thời gian chuẩn bị và thực hiện Acetone (Sơn móng tay)
o Lưu mẫu lâu
o Định danh chi tiết KOH giúp tẩy chất sừng khi
soi tươi, đây là công việc đầu
• Kĩ thuật lá cờ: khắc phục cho hai kĩ thuật trên
tiên khi lấy mẫu bệnh phẩm về
o Không tốn thời gian chuẩn bị và thực hiện
o Định danh chi tiết
o Không lưu mẫu lâu vì băng keo bị đục theo thời gian
o Nhỏ 1 giọt EtOH 96% lên tiêu bản vì tế bào nấm ít nước nên cồn giúp tiêu bản thấm thuốc nhuộm
nhiều hơn đồng thời làm trong tế bào.
• Dung dịch gây ly giải hồng cầu là dung dịch nhược trương, làm hồng cầu vỡ để xác định con KST sốt rét
hiện ra.
• Tiêu bản được cố định bằng cách nhúng vào dung dịch cồn cao độ.
• Có thể đuổi bọt khí trong làm bằng cách hơ lửa lame.
4. Quan sát hình thái đặc điểm, hình thái khóm nấm:
• Chia làm 3 nhóm:
o Sợi tơ nấm không màu, không vách ngăn.
o Sợi tơ nấm không màu, có vách ngăn.
o Sợi tơ nấm có màu, có vách ngăn.
• Tốc độ phát triển khóm nấm
Tốc độ Đường kính (cm)
Rất Nhanh ≥9
Nhanh 3-9
Vừa 1-3
Chậm 0.5 - 1.0
Rất Chậm < 0.5

• Hình thái có 3 dạng: Nhung, Bột, Bông.


• Màu sắc: mặt trên và dưới, sắc tố tiết ra môi trường, một số khóm dựa vào sắc tố Melanin
• Đặc điểm giọt tiết trên bề mặt.
• Các đặc điểm khác: mùi, cấu tử đặc biệt trên khuẩn lạc.
• Đây là định danh sơ bộ và mang tính tương đối.
• Khi định danh nấm ta nên lấy phần rìa phía bên ngoài.
5. Quan sát cấu trúc nấm trên kính hiển vị:
• Sợi nấm:
o Vách ngăn (Có/Không)
o Màu (Có/Không)
• Bào tử:
o Hình dạng (Tròn/Bầu dục), Gai(Có/Không)
o Loại bào tử (Lớn/Nhỏ)
o Cách đính (Chuỗi/Chùm/Trong túi) – Đính bên (A. terreus)
6. Nấm Men: Candida albicans, Cryptococcus neoformans, Malassezia spp.
• Candida albicans (Bệnh cơ hội khi hệ miễn dịch suy giảm hoặc gặp điều kiện thuận lợi):
o Khi nhìn dưới KHV thì có hạt men hình bầu dục hoặc hình tròn có nảy chồi.
o Trên môi trường PCB hoặc Thạch bột ngô+Tween 80 ta thấy có bào tử bao dầy, các sợi nấm giả
(Ngày nay còn có Candida dubliensis)
o Sợi nấm giả khác sợi nấm thật ở chỗ sợi nấm giả không có phân nhánh, đi từ tế bào hạt men, sợi
nấm thật có phân nhánh và có vách ngăn
o Định danh bằng cách cho phản ứng huyết thanh: nên trộn nhiều loại huyết thanh với nhau (37 độ
trong 3-4h) tạo ống mầm
o Mẫu bệnh phẩm âm đạo có hạt men nảy chồi và tế bào biểu mô
o Kỹ thuật nuôi cấy Dalmau: Kĩ thuật cấy trên môi trường Thạch bột ngô hoặc môi trường PCB,
khoai tây, cà rốt, thịt bò
o Tiết màu xanh lục trong môi trương CHROMagar
• Cryptococcus neoformans (Bệnh nhân HIV hay gặp, gây bệnh phổi và viêm màng não):
o Mẫu lấy từ dịch não tủy
o Tế bào hạt men được bao quanh các nang sáng (Nang Polysaccharid ngăn cản sự bắt màu của tế
bào hạt men)
• Malassezia spp. (Lang ben)
o Cạo vảy da và quan sát dưới KHV
o Sợi tơ nấm ngắn hơi cong, bào tử hình cầu
o Tẩy chất sừng bằng KOH
7. Nấm Da:
• Đặc điểm:
o Mẫu bệnh phẩm quan sát dưới KHV có dạng sợi có vách ngăn, len lỏi giữa các mô bệnh
o Chúng ta tẩy bằng KOH để làm trong tế bào giúp dễ quan sát
o Các sợi nấm đứt khúc thành bào tử đốt
o Ở môi trường SDA: Nấm da thuộc nấm sợi, có vách ngăn không màu, sinh sản vô tính bằng bào
tử đính nhỏ, bào tử đính lớn hoặc cả hai. Phân biệt bằng hình dạng và số lượng bào tử đính lớn.
• Microsporum:
o Bào tử đính lớn có hình thoi, bào tử đính nhỏ hiếm
o Microsporum gypseum: có các tế bào bên trong phân chia thành các bào tử, vách bào tử mỏng,
hai đầu tròn đều

o Microsporum canis: vách bào tử dày hơn gypseum, đầu thuôn nhọn và hơi cong, có bào tử đính
nhỏ nhưng ít
o Microsporum cookei: vách rất dày, hai đầu nhọn

o Microsporum nanum: bào tử hình giống quả lựu đạn, ở giữa có khe rãnh tách thành hai tế bào

• Trichophyton:
o Bào tử đính lớn ít, lưa thưa, chủ yếu là bào tử đính nhỏ
o Trichophyton mentagrophytes: bào tử hình cầu, thành từng chùm và đám, sợi nấm xoắn lò xo,
lúc mentagrophytes còn non thì nó đính bào tử hơi bầu dục nhìn giống rubrum
o Trichophyton rubrum: bào tử hình giọt nước đang rơi và đính lên xung quanh sợi nấm nhìn như
chùm hoa lộc vừng, khóm nấm mặt trên và dưới có màu đỏ rượu vang

o Trichophyton ajelloi: bào tử đính lớn hình dồi không đặc trưng, vách rất dày

• Epidermaphyton floccosum: bào tử hình chùy, chùy thường dính thành chùm 2-3 cái

Tuần 2: Nấm mốc và Đơn bào đường ruột


I. Đơn bào đường ruột
1. Phân biệt E. coli và E. histolytica
• Thể hoạt động
o E. histolytica: Ta thường soi tươi liền sau khi lấy mẫu để quan sát hiện tượng thò chân giả
Nhân thể hay (Di động mạnh) soi với E. coli vì E. coli thò chân giả rất là ngắn
còn gọi là Nhân o E. histolytica: có nhân thể nằm ở giữa, nhiễm sắc chất bao quanh màng nhân đều đặn, có
con, Hạch nhân hồng cầu ở trong nội chất
o E. coli thì có nhân thể đính bên, nhiễm sắc chất có chỗ dày chỗ mỏng ở màng nhân.
• Thể bào nang
o E. histolytica: quan sát bào nang thì lắc Ốc vi cấp: vì nó có hình cầu nên lúc quan sát sẽ có
nhiều mặt phẳng (Ta cần lắc ốc từ khi hình ảnh mở đến lúc rõ nhất) để đếm nhân
o E. coli: Số nhân >5 (Bộ môn sẽ cho >5 khi quan sát nên yên tâm), có bó chất nhiễm sắc
hình kim, Bào nang E. coli to gấp 1,5 lần so với E. histolytica
2. Giardia lamblia
• Có trục sóng thân
• 2 mảnh bự nằm dưới 2 cái nhân chính là đĩa hút
• Có hình diều, l ưng lồi
• Có 2 nhân, 8 roi (quan sát nói vị trí các roi)
• Bào nang có bào quan chiết quang so với quang trường
3. Trichomonas vaginallis
• Hình quả lê, có nhân, trục sóng thân
• Màng bao động
• Soi tươi khó phân biệt
• Chẩn đoán dựa vào vị trí bệnh phẩm là âm đạo, niệu đạo
• Nó lây bằng thể hoạt động: do có khả năng tồn tại lâu ở điều kiện môi trường ngoài so với các loài
khác
II. Nấm Mốc
→ Nhóm nấm sợi, không vách ngăn, không màu: Mucor sp. - Rhizopus sp. – Cunninghamella sp. –
Syncephalastrum sp.
→ Nhóm nấm sợi, có vách ngăn, không màu: Aspergillus fumigatus – Aspergillus flavus – Aspergillus niger
– Penicillium sp. – Paecilomyces sp. – Trichoderma sp. – Geotrichum sp. – Fusarium sp. – Scopulariopsis sp.
→ Nhóm nấm sợi, có vách ngăn, có màu: Alternaria sp. – Bipolaris sp. – Botrytis sp. – Cladosporium sp. –
Curvularia sp. – Nigrospora sp.
1. Rhizopus sp. : (tiền tố Rhizo nghĩa là rễ), Sợi nấm - Cuống - Đế - Bào tử
• Là nấm tiếp hợp
• Có rễ giả
• Bào tử bọc trong một túi
2. Mucor sp. : Sợi nấm - Cuống - Đế - Bào tử
• Là nấm tiếp hợp
• Không có rễ giả như Rhizo
• Bào tử bọc trong một túi

3. Cunninghamnella sp. : Sợi nấm - Cuống - Đế - Bào tử


• Là nấm tiếp hợp
• Một túi có một bào tử

4. Syncephalastrum sp. :
• Là nấm tiếp hợp
• Một túi có nhiều bào tử

5. Aspergillus: TB chân – Cuống – Bọng(Đế không sinh ra bào tử) – Thể bình – Bào tử
• Có các Bọng sinh ra các thể bình, các thể bình sinh ra bào tử
• Thể bình có thể sinh nhiều lớp
• Bào tử này là bào tử trần
• Đây là ngoại bào tử vì nó sinh ra phần ngoài
• Aspergillus flavus: khóm xanh vàng chuối, có 1-2 tầng thể bình

• Aspergillus fumigatus: bọng sinh ra 1 tầng bình khóm xanh lợt, khói bếp

• Aspergillus niger: khóm hơi trắng vàng chanh chuyển sang màu đen, và có quả cầu gai, thể bình
tỏa tròn xung quanh bọng
• Aspergillus terreus: bọng sinh ra 2 tầng bình, các sợi cơ chất có thể tạo ra bào tử đính bên

• Aspergillus glaucus: sinh ra bào tử hữu tính như việc tạo ra các bọc (thể quả)

6. Penicilium sp. vs Paecilomyces sp.


• Khóm Penicilium dạng nhung.
• Khóm Paecilomyces dạng bột (Dạng bột do nó giống kiểu rắc bột lên bề mặt)
• Paecilomyces sp. :
o Thể bình dài, thuôn nhọn
o Giống bọng lúa
o Bào tử hình bầu dục so với Hình cầu của Penicillium
• Penicillium sp. : thể bình ngắn, mập, mô tả Chân dẫn đến Cuống, Cuống phân nhánh (tầng bình
thứ 1) sau đó đến tầng bình thứ 2

7. Trichoderma sp. ( tiền tố Tri ở đây là 3): nên chùm phân nhánh thành 3 :D
• Khóm nấm màu trằng rồi chuyển sang xanh dần
• Ứng dụng (này thầy nói chứ k hỏi) Dùng làm phân bón, đặc biệt trên cây thanh long, giúp đối
kháng phòng trừ sâu bệnh.

8. Geotrichum sp. (tiền tố Geo ở đây là Đất) nên nó hay mọc trên đất
• Có trong đất
• Mọc khóm nấm về già có màu giống đất
• Sợi nấm đứt khúc thành bào tử đốt

9. Fusarium sp.
• Bào tử đính lớn dài, nhiều nhân, hình liềm hoặc thân cong sinh ra từ cuống bào tử
• Bào tử đính nhỏ mọc bên không gắn trên cuống bào tử như trong hình
10. Bipolaris sp. (tiền tố Bipo ở đây ý là 2 cực)
• Bào tử nâu, đính xim 2 ngả
• Nấm sợi màu vàng nâu (do có tẩm sắc tố Melanin)
• Có mấy phần của nó có màu xanh vì đây là những sợi nấm non bắt màu xanh của LPCB
• Bào tử nảy mầm từ 2 đầu

11. Cladosporium sp. (tiền tố Clados là sự liên tục)


• Bào tử phân bố liên tục phần thành nhiều nhóm
• Các bào tử hình khiên, sau đó dạng bào tử hình bầu dục mọc lên trên những bào tử hình khiên đó

12. Curvularia sp. (tiền tố Cur đây nghĩa là cong)


• Bào tử cong hình sừng trâu
• Đính xim 2 ngả nhưng khoảng cách dài, bào tử già thường rớt ra sớm
• Nếu còn non thì dễ bắt màu của LPCB
13. Alternaria sp.
• Các bào tử tạo thành chuỗi có hình lựu đạn
• Bào tử có chia vách ngăn dọc

14. Nigrospora sp. (tiền tố Nig ý nghĩa ở đây giống niger)


• Bào tử có màu đen giống A. niger
• Bào tử có rãnh ở xích đạo tuy nhiên sẽ khó quan sát khi thực tế
Pretest 1: ĐƠN BÀO TIÊU HÓA TIẾT TÚC
Pretest 2: Đơn Bào Giun Sán
Pretest 3: Nấm Mốc, Đơn Bào Tiêu Hóa
Pretest 4: KST Sốt Rét, Muỗi
Pretest 5: CÁC LOẠI NẤM GÂY BỆNH
Pretest 6: Kĩ thuật Lá cờ
1 vài Post Test

You might also like