You are on page 1of 14

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.

HỒ CHÍ MINH

-----------oOo-----------

MÔN LOGISTICS QUỐC TẾ


GVHD: ThS. Trịnh Huỳnh Quang Cảnh

HOẠT ĐỘNG LOGISTICS CỦA DHL TRONG GIẢI ĐUA XE


CÔNG THỨC 1

Sinh viên thực hiện: Đặng Thúy Vi


MSSV: 33191020066

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2020


MỤC LỤC

PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ DHL…………………………………………………

PHẦN 2: LÝ DO DHL ĐƯỢC CHỌN QUẢN LÝ ĐỘI ĐUA VÀ SỰ KIÊN


CÔNG THỨC 1…………………………………………............………...............

PHẦN 3: CÁC HÌNH THỨC ĐUA VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC LẬP KẾ
HOẠCH……………………………………………................…………...............

PHẦN 4: LẬP KẾ HOẠCH LOGISTICS VỚI CÁC GÓI HÀNG CRITICAL


VÀ NON-CRITICAL. PHÂN BIỆT CRITICAL VÀ NON-
CRITICAL……………………………………………………………...………....

PHẦN 5: THÁCH THỨC CỦA DOANH NGHIỆP .………………….................


PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ DHL

DHL là một trong những thương hiệu hàng đầu thế giới về cung cấp dịch vụ logistics với
hàng loạt các chi nhánh trên nhiều quốc gia. Công ty đuợc thành lập năm 1969 tại San
Francisco bởi Adrian Dalsey, Larry Hillblom, và Robert Lynn. Chữ cái đầu D, H & L của
các sáng lập viên được dùng để đặt tên cho công ty. Trụ sở toàn cầu của DHL đóng
ở Bonn, Đức và Luân Đôn, Anh (Exel plc). Trụ sở tại châu Mỹ (bao gồm Hoa Kỳ) tọa lạc
ở Plantation, Florida, còn trụ sở châu Á-Thái Bình Dương tại Singapore.
Tuy nhiên năm 1998, Deutsche Post bắt đầu mua cổ phần ở DHL và cuối cùng đã giành
được quyền sở hữu đa số vào năm 2001. Đến năm 2002, DHL chính thức trở thành chi
nhánh của Deutsche Post khi công ty này nâng tỷ lệ sở hữu lên 75%.
Dịch vụ ban đầu mà DHL đảm nhận là đưa thư giữa lục địa Hoa Kỳ và Hawaii. Chính vì
ý tưởng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không từ San Fransico đến Hanolulu
(Hawaii) mà DHL được xem là người tiên phong trong kinh doanh vận tải và chuyển phát
nhanh quốc tế bằng đường hàng không (máy bay). Sau đó công ty được mở rộng trên
nhiều lĩnh vực kinh doanh và luôn là một trong những lựa chon đầu tiên của các công ty
tìm kiếm giải pháp logistics xuyên suốt từ đầu tới cuối ( end to end).
Vào năm 2003, thông qua việc thành lập một liên doanh DHL Lemuir Logistics với
Lemuir Group tại Mumbai, Ấn Độ; DHL lại càng khẳng định vị trí hàng đầu của mình
trong lĩnh vực giao nhận vận tải quốc tế, quản trị chuỗi cung ứng , môi giới khai thuế hải
quan và các dự án vận tải.
Công ty này có hãng hàng không vận chuyển hàng hóa riêng là European Air Transport.
Hãng này hiện hoạt động tại Sân bay Brussels ở Bỉ, nhưng đang trong quá trình chuyển
các hoạt động hàng không ở Leipzig, Đức.
Công ty cung cấp dịch vụ vận chuyển kiện hàng đến khắp thế giới, đến các vùng
như Iraq và Myanma. Là một công ty Đức, DHL là một trong những công ty vận chuyển
có thể chở hàng đến Cuba hoặc Bắc Triều Tiên – những nước thuộc khối CNXH . Tuy
nhiên, năm 2009, cùng với FedEx, DHL bị cấm hoạt động tại Trung Quốc do những thay
đổi trong luật bưu chính của nước này, điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu
của hãng. Do Trung Quốc là một thị trường to lớn và màu mỡ.
Theo thống kế DHL ( bao gồm cả Exel đã được mua lại) hiện có:
 Thành viên chủ chốt:
- Giám đốc điều hành (CEO): Frank Appel
- Thành viên đồng sáng lập: Arian Dalsey, Larry Hillblom, Robert Lynn
 Số lượng nhân viên: hơn 380.000 người
 Số lượng văn phòng: hơn 6.500
 Số lương các trung tâm, kho hàng và kho cuối: hơn 450
 Số lượng thành phố trụ (Gateway): 240
 Số lượng tàu bay: 420
 Số lượng xe vận chuyển: 76.200
 Số quốc gia và lãnh thổ: hơn 220
 Số chuyến hàng mỗi năm: hơn 1,588 tỷ
 Các điểm đến bao quát được: 120.000
 Doanh thu: 63,341 tỷ Euro
 Độ bao phủ: toàn cầu (phạm vi phục vụ trên 99%)
 Hệ thống thông tin: rất tốt, TMS-LOGilS, WMS-ELIS, TMS-i2, Red Praieie G-
Log, WMS-HK Systems, Topex, Insight..
 Khách hàng chính: Bell & Howell, Caterpillar, Cole Vision, Gatorade, IBM,
Apple Computer, Compaq, Ford Motor Co., Home Depot, Honda, Intet,
International Paper, Kodak, Maxtor, Miller Brewing Mitsubishi Corp., Motorola,
Nissan, Pepsi, Sony, Unilever, Wal-Mart..
DHL đang sử dung logo với 3 chữ D, H và L màu đỏ trên nền vàng thay đổi từ đỏ và
trắng từ năm 2003, cùng với 3 gạch đỏ được giải thích tương ứng với 3 bộ phận của
DHL:
 DHL Express: chuyển phát nhanh lớn nhất Châu Âu, Châu Á, Thái Bình Dương,
Trung Đông/ Châu Phi. Đứng top 3 thế giới. Lĩnh vực chuyển phát nhanh này có
hơn 8 triệu khách hàng, 36 trạm trung chuyển, 4.700 cơ sở, 350 máy bay và
72.000 xe.
 DHL Global Mail: cung cấp các giải pháp xuyên biên giới cho thư tín của doanh
nghiệp, phân phối ấn phẩm, tiếp thị trực tiếp và hàng hóa.
 DHL Logistics, được chia nhỏ thành:
- DHL Global Forwarding (DGF): số 1 thể giới về vận chuyển hàng hoá bằng
đường hàng không và đường biển. Có mặt tại 150 quốc gia và vùng lãnh
thổ, bao gôm 813 kho bãi và bến đỗ.
- DHL Exel Supply Chain: đứng hàng đầu thế giới trong kho bãi, phân phối
và hợp đồng logistics. Lĩnh vực này phủ khắp 59 quốc gia và vùng lãnh thổ,
có 2.500 trung tâm dịch vụ hậu cần, kho, bến có dung lượng lưu trữ 23 triệu
m2. Dịch vụ hậu cần gồm có dịch vụ mặt đất dựa trên quản lý chuỗi cung
ứng kho bãi, phân phối, lắp ráp và dịch vụ just in time.
- DHL Freight: đứng thứ 2 vận tải đường bộ của Châu Âu, độ phủ trên 30
quốc gia và vùng lãnh thổ, có 160 bến đỗ, 2 triệu xe tải.

Thực ra DHL đã từng mắc một lỗi rất lớn trong quá khi lựa chọn slogan “Đến chậm gặm
xương” với hình ảnh khúc xương máu me màu đỏ trên áo. Điều nay đã thực sự xúc phạm
đến khách hàng và là thảm hoạ cho DHL. Sau nhiều lần thay đổi và lựa chọn slogan, cuối
cùng DHL chọn “ We move the world, I’m on it” để gầy dựng lại hình ảnh trong mắt
khách hàng của mình.
PHẦN 2: LÝ DO DHL ĐƯỢC CHỌN QUẢN LÝ ĐỘI ĐUA VÀ SỰ
KIỆN CÔNG THỨC 1

Yêu cầu khắc khe của ban tổ chức giải đua xe công thức 1, nhưng DHL vẫn có thể đáp
ứng được như:
Hâu cần mặt đất: DHL có thể làm việc liên tục và không ngừng nghỉ, phải trở thành 1
phần không thể thiếu của đội đua, cung cấp tất cả các vật dụng cần thiết dù nhỏ nhất chỉ
là 1 con ốc vít đến những thứ lớn nhất là có trọng lượng bằng 8 con voi và cả thiết bị
bệnh viện cần thiết.
Hậu cần trên không: cung cấp đầy đủ tất cả các thiết bị phát sóng để đưa đường truyền
đến hơn 400 triệu người hâm mộ trên 200 quốc gia, truyền đến 131.995 km trong suốt cả
mùa giải. DHL có thể trang bị 6 chiếc Boeing 747 được giám sát với các chuyên gia đặc
biệt hàng đầu thế giới.
Hậu cần đường biển: vận chuyển được tất cả các mặt hàng quá trọng tải, không thi đi
đường máy bay sau mỗi trận đấu đến quốc gia tiếp theo.
DHL có hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xe hơi thể thao từ khu vực vận chuyển
hàng không, đường bộ, đường biển. Tổng quãng đường di chuyển mà đội DHL motosport
có thể tích luỹ lên đến hơn 780.000 km. Nếu DHL xếp tất cả các thiết bị di chuyển mỗi
cuộc đua mà họ đã từng tiếp quản vào các container vận chuyển thì chiều cao có thể lên
đến 4 lần tháp Eiffel ở Pháp. DHL có thể đáp ứng được cho dù đó là những bộ phận quan
trọng hàng đầu hay tối mật có thể được cung cấp với tốc độ nhanh chóng. Ví dụ như từ
nhà máy sản xuất đến singapore ít hơn 24h.
DHL đã đảm bảo vận chuyển suôn sẻ khối lượng xe đua, nhiên liệu và thiết bị lên đến
2.000 tấn tới các địa điểm Công thức 1® trên khắp thế giới, có đội ngũ chuyên gia hậu
cần môn đua xe thể thao, những người làm việc chặt chẽ với Công thức Management và
các đội để đảm bảo hỗ trợ hậu cần liên tục cho các cuộc đua và các cuộc chạy thử nghiệm
chính thức. Cũng giống như trên đường đua, các pha hành động hậu trường tại một giải
Grand Prix là tất cả về tốc độ, độ chính xác và công nghệ hiện đại.
Sự tham gia của DHL còn vượt xa cả lĩnh vực hậu cần. DHL giúp người hâm mộ trải
nghiệm những khoảnh khắc khó quên cả trong và ngoài đường đua. Kể từ năm 2017, Lễ
hội người hâm mộ cung cấp một chương trình giải trí đa dạng ngoài đường đua tại các
thành phố lớn trên thế giới. DHL cũng là đối tác sáng lập của F1® Esports Series và tự
hào là nhà tài trợ của hai giải thưởng được thèm muốn nhất trong Formula 1® - Giải
DHL Fastest Lap Award và DHL Fastest Pit Stop Award. Vào cuối mỗi mùa giải, tay đua
có vòng đua nhanh nhất được trao Giải thưởng DHL Fastest Lap Award, trong khi Giải
thưởng DHL Fastest Pit Stop dành cho đội liên tục đạt được điểm dừng pit nhanh nhất
trong suốt chặng đường vô địch.
Ngoài ra về tài chính, Deutsche Post là hãng bưu chính lớn nhất tại châu Âu. Theo báo
cáo từ tập đoàn Deutsche Post DHL, chỉ riêng tại Đức công ty này phân phát hơn 64 triệu
bức thư, vận chuyển hơn 3 triệu bưu phẩm mỗi ngày. Đây là thị trường mục tiêu của
Deutsche Post với thị phần 62,7% trong năm 2012. Nếu xét trên quy mô toàn thế giới, tập
đoàn này cũng chiếm thị phần lớn với mức 15,8%.
Nắm giữ 3 hoạt động kinh doanh chính của Deutsche Post DHL, DHL có vị trí quan
trọng đặc biệt đối với tập đoàn này. Hãng vận tải này đứng đầu thế giới về cung cấp dịch
vụ chuyển phát nhanh với thị phần tăng từ 38% lên 41%. Bối cảnh nền kinh tế châu Âu
suy yếu cùng với khủng hoảng kinh tế thế giới không làm cho ngôi vua của DHL lung
lay.
DHL đứng đầu tại châu Âu và châu Á Thái Bình Dương với việc nắm giữ 40% thị phần.
Tuy nhiên châu Mỹ, vị trí này nhường lại cho hãng Fedex. Đây là hãng vận tải của Mỹ
được Forbes xếp hạng 246 trong danh sách 2000 công ty đứng đầu thế giới.
Theo báo cáo kết quả kinh doanh 2012, tập đoàn đứng đầu ngành vận tải-bưu chính thế
giới đạt 55,5 tỷ đồng doanh thu. Đây là con số tăng cao nhất kể từ khi nền kinh tế thế giới
bước vào khủng hoảng năm 2008. So với 2011, doanh thu của tập đoàn này tăng 5,1%.
Doanh thu khổng lồ không đồng nghĩa với việc lợi nhuận cũng lớn tương ứng. Với đặc
điểm của doanh nghiệp vận tải có tỷ trọng chi phí hoạt động lớn nên lợi nhuận của
Deutsche Post DHL chỉ gần bằng 5% của doanh thu. Hai năm 2008 và 2009 tập đoàn này
có mức lợi nhuận thấp nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên từ 2010, khả năng sinh lời của
hãng này đã được cải thiện đáng kể.
Gần đây nhất là vào giữa năm 2018, DHL Express bổ sung chiếc máy bay mới Airbus
A330-300, có tải trọng 61 tấn, vào mạng lưới châu Á – Thái Bình Dương, phục vụ cho
các thị trường phát triển nhanh của Malaysia, Việt Nam và Hồng Kông với sức tải vận
chuyển thêm 33% trên mỗi chuyến bay, A330-300 đánh dấu bước tiến quan trọng trong
việc cải tiến các tiêu chuẩn dịch vụ của chúng tôi nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng,
doanh nghiệp thương mại điện tử và các doanh nghiệp khác đang bước vào tăng trưởng
thương mại ở khu vực Châu Á
DHL trang bị DHL Parcelcopter 4.0 hầu như không cần bất kỳ cơ sở hạ tầng nào khi nó
cất cánh và hạ cánh theo phương thẳng đứng nhằm đáp ứng các điều kiện khắc nghiệt của
mùa giải F1
Với các năng lực về:
- Đội ngũ, tài chính, năng lực cung ứng hậu cần, thị phần trên thị trường, khả năng
đáp ứng - đầu tư trang thiết bị, đáp ứng được nhiệm vụ vận chuyển phức tạp
- Giá trị thương hiệu DHL mang lại cho giải đấu
- Năng lực tổ chức toàn diện, chuyên nghiệp tất cả mọi khâu từ lễ hội người hâm
mộ, dịch vụ khách sạn, hậu cần y tế, hỗ trợ thông quan nhanh nhất các linh kiện
phụ tùng cần thiết cho các tay đua (Tích hợp thương hiệu DHL trong vật liệu F1)
- Đảm bao kênh quảng bá truyền thông cho mùa giải trên khắp các quốc gia trên thế
giới
- Đáp ứng được vận chuyển hàng hoá qua các cung đường phức tạp trong thời gian
nhanh nhất, họ đưa ra các giải pháp tối ưu nhất có thể.
Có thêt thấy khả năng hậu cần toàn cầu của DHL và vai trò của chúng tôi trong việc cung
cấp F1 trên toàn thế giới trên mọi mặt trận và vượt qua những yêu cầu về thời gian ở
đường bộ, đường hàng không và đường biển.
PHẦN 3: CÁC HÌNH THỨC ĐUA VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC
LẬP KẾ HOẠCH

3.1 Các hình thức đua


- Lịch Công thức 1 năm 2019 có 21 cuộc đua trên khắp năm châu lục. Trong khoảng thời
gian khoảng 9 tháng, mỗi đội công thức 1 đi quãng đường gần 160.000 km, tương đương
với việc đi vòng quanh trái đất 4 lần. Tất cả 10 đội công thức 1 phải di chuyển đến điểm
đến tiếp theo trong lịch, đôi khi chỉ trong bốn ngày. 

Nó sẽ bắt đầu với Grand Prix Úc vào tháng Ba và kết thúc với Grand Prix Abu Dhabi.
Gồm có chặng Châu Âu và Ngoài Châu Âu.
3.2 Khó khăn trong việc lập kế hoạch
Giám đốc Trackside của DHL, Martin Pople , tiết lộ rằng chỉ một cuộc đua vào cuối tuần
đã mất "nhiều tháng lên kế hoạch" và công việc của họ là rất quan trọng để đảm bảo rằng
người hâm mộ có thể thưởng thức "cảnh tượng khổng lồ" của một giải Grand Prix.
Hàng hóa mà DHL được giao phó có thể là bất cứ thứ gì từ cơ sở hạ tầng phục vụ khách
đến 20 xe đua và các phụ tùng thay thế khác nhau của chúng. Tại một cuộc đua điển hình
ở Châu Âu, DHL sẽ vận hành 25 xe tải để vận chuyển trung bình khoảng 1.000 tấn. Đối
với các cuộc đua đường bay, tải trọng đó có thể tăng gấp đôi - tương ứng với sáu máy bay
Boeing 747 được tải đầy đủ và 40 container vận chuyển hàng hóa đường biển. Đó là một
thách thức đòi hỏi tất cả 35 năm kinh nghiệm của DHL trong Công thức 1.
Paul Fowler , Phó Chủ tịch bộ phận Motorsport của DHL cho biết: “Để lịch trình dày đặc
có thể hoạt động, mọi thứ phải được lên kế hoạch tốt trước từng phút,” Paul Fowler , Phó
Chủ tịch bộ phận Motorsport của DHL cho biết.
- Họ phải lên chi phí, giải pháp vận chuyển cho tất cả các kiện hàng của giải nhưng có
thể sẽ thay đổi tuỳ theo tình hình thực tế diễn ra. Chi phí vận chuyển bằng xe tải sẽ rẻ hơn
máy bay nhưng lại lâu hơn
- Mùa giải diễn ra trên nhiều nhiều quốc gia, nhiều châu lục nên việc kế hoạch vận
chuyển hàng hoá liên tục, tốc độ cao
Cụ thể hơn, ở giai đoạn giữa mùa đua, khi các chặng phần lớn được tổ chức tại châu Âu,
xe tải sẽ là phương tiện được dùng chủ yếu. Thiết bị, phụ tùng, xe đua đều…được cho hết
lên những chiếc containe cỡ lớn.
- Phải dự đoán đối với một kiện hàng chất vào container thì phải có phương án sắp xếp
linh kiện nào vào trước, linh kiện nào vào sau để khi lấy ra đáp ứng được thứ tự xử dụng
và chất được nhiều hàng vào container nhất có thể. Tuy nhiên còn phải tuỳ thuộc vào nhu
cầu sử dụng của các đội đua khác nhau thì xếp khác nhau.
- Lên giải pháp vận chuyển hàng cho các đội có mang theo cả quán bar, nhà hàng, văn
phòng, máy phát điện, một nhà bếp hoàn chỉnh, các vật cháy nổ và gây nguy hiểm, các
linh kiện được bảo quản ở chế độ đặc biệt là điều mà DHL phải lên kế hoạch dự trù trước
hết
- Việc di chuyển liên tục, các ngày đua diễn ra liên tục chỉ cách nhau 2-3 để cho DHL
vận chuyển và lắp ráp lại thiết bị của họ
tại địa điểm đua mới, có nhiều khi diễn ra 3 ngày liên tục làm cho họ DHL phải chia nhân
sự ra chuẩn bị cùng lúc, Ví dụ như chặng Đức và Hungary sắp tới đây chỉ cách nhau có
một tuần, nhưng nếu phải di chuyển từ châu Á về châu Âu như từ chặng Trung Quốc
sang chặng Tây Ban Nha thì cần nghỉ ba tuần.
- Họ phải luân chuyển nhân sự chở hàng bằng xe tải đến điểm thi đấu mới trên những
cung đường dài, họ phải chuẩn bị một lực lượng nhân sự đầy đủ vì nếu chậm trễ một kiện
hàng thì có thể cuộc đua sẽ bị dừng lại
- Giờ giấc ở các quốc gia khá lệch nhau nên họ phải xây dựng kế hoạch hậu cần di
chuyển đến các quốc gia đúng múi giờ
- DHL họ phải khảo sát thực địa thi đấu rất lâu trước khi giải đấu diễn ra, lên kế hoạch
hàng hoá nào sẽ đi trước hàng nào sẽ đi sau, hàng nào đi đường bộ, đường hàng không và
đường thuỷ để tiết kiệm chi phí.
Đối với mỗi chặng đua ngoài châu Âu, cần có sáu máy bay chở hàng Boeing 747 để vận
chuyển khoảng 600 tấn hàng hóa bằng đường hàng không. Vì vận tải hàng không đắt nên
ngay cả đối với những đội giàu có theo công thức 1, chỉ những bộ phận quan trọng nhất
mới được vận chuyển bằng đường hàng không. Phần lớn được vận chuyển bằng tàu biển,
đôi khi mất hàng tuần để đến điểm đến tiếp theo.
Đối với các giải Grand Prix ngoài châu Âu, thách thức về hậu cần phức tạp hơn đáng kể.
Tất cả các thiết bị phải được vận chuyển đến điểm đến tiếp theo, tiêu tốn hàng tuần thời
gian, hoặc được bay đến điểm đến tiếp theo, đây là một hoạt động tốn kém. Sự lựa chọn
giữa bay và vận chuyển được xác định bởi mức độ quan trọng.
- Điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Tại thời điểm thi đấu một cơn bão vượt qua vùng biển
Caribbe và đổ bộ vào Florida. Điều kiện thời tiết có thể gây ra các vấn đề lớn cho các
hoạt động hậu cần. Giải Grand Prix của Nhật Bản dễ bị ảnh hưởng bởi bão, đây là mối đe
dọa có thể xảy ra đối với hoạt động hậu cần. Monaco là một mạch đầy thử thách
khác; được người hâm mộ yêu quý mặc dù thường là một cơn ác mộng từ khía cạnh hậu
cần. Thành phố Monaco, nổi tiếng với những con phố nhỏ, tạo thêm một hạn chế cho các
hoạt động.
- Kiểm tra rà soát các phần tử khủng bố và nổ bom
- Dự trù khán giả tham gia để chuẩn bị các dịch vụ cho khán giả
- Phải đưa ra giải pháp vận chuyển. Như xe tải từ Mỹ không được phép vào
Mexico. Hàng hóa phải được chuyển tại biên giới từ xe tải có đăng ký của Hoa Kỳ sang
xe tải có biển số Mexico, nên nhân viên của DHL phải di chuyển đến nơi cùng lúc với
hàng hoá
PHẦN 4: LẬP KẾ HOẠCH LOGISTICS VỚI CÁC GÓI HÀNG
CRITICAL VÀ NON-CRITICAL. PHÂN BIỆT CRITICAL VÀ
NON-CRITICAL

Trước khi mùa giải bắt đầu thì các kiện hàng cồng kềnh, tốn diện tích trên máy bay thì
được ư tiên vận chuyển bằng đường biển đến điểm thi trước 1 vài tuần để kịp tiến độ trận
đấu vì đi đường biển tốn khá nhiều thời gian hơn. Vì trên máy bay không chỉ tính theo
cân nặng mà còn tính theo thể tích nên họ ưu tiên vận chuyển hàng bằng đường biển
Do đại bản doanh của các đội đều nằm ở châu Âu nên sau những chặng đua tại Australia,
châu Á hay châu Mỹ thì không thể dùng xe tải để chở đồ nghề về châu Âu được. Thay
vào đó, những máy móc quan trọng nhất sẽ được các máy bay chở hàng chịu trách nhiệm
vận chuyển.
Các bộ phận của thiết bị được phân thành hai phần, quan trọng và không quan trọng.
- Các thành phần quan trọng được vận chuyển bằng máy bay thuê đặc biệt do FOM
cung cấp với DHL hiện đang là đối tác hậu cần. Với vị trí địa lý của tất cả các đội
F1, những chiếc máy bay này khởi hành từ London và Munich. Các đội sử dụng
các đơn vị hàng hóa được thiết kế đặc biệt để vận chuyển các bộ phận mỏng manh.
Các thùng chứa sử dụng được thiết kế để có không gian tối thiểu và để bảo vệ các
thành phần khỏi các tác động bên ngoài, những thùng chứa này được thiết kế để
đóng gói và mở gói trong 6-8 giờ.
- Các bộ phận quan trọng, chẳng hạn như khung gầm, lốp xe, động cơ, cánh, máy
tính và giá đỡ CNTT, những động cơ cần được bảo vệ ở chế độ đặc biệt, các thiết
bị thay thế cho thiết bị chính được vận chuyển đến điểm đến tiếp theo bằng đường
hàng không Các bộ phận không quan trọng, chẳng hạn như thiết bị trong nhà để
xe, được bảo trì trong 5 bộ giống nhau sẽ được vận chuyển giữa hai địa điểm đua
toàn cầu. Mặc dù phương thức vận chuyển chậm hơn, nhưng việc có nhiều bộ đảm
bảo rằng các đội có thể vận chuyển trước tốt để nhận chúng đúng thời gian. Ngoài
ra các bộ phận không quan trọng là các thành phần của ga ra, giống như các công
cụ, các thành phần này có thể được mua theo nhiều bộ, không quá đắt như các bộ
phận còn lại, các bộ phận được giữ trong bộ năm được vận chuyển giữa hai cuộc
đua toàn cầu các địa điểm. Một số bộ phận không quan trọng khác của các đội đua
như quán bar, bếp ăn, nhà hàng, máy phát điện, các đồ dùng nhà bếp, thiết bị y
tế…cũng được di chuyển bằng đường biển hoặc đườn bộ. Tất cả các thiết bị cần
thiết cho cuộc đua cuối tuần - ô tô, phụ tùng và dụng cụ được chất vào xe tải. Lốp
xe, nhiên liệu và các thiết bị khác được vận chuyển riêng bởi các đối tác địa
phương và nhà thầu kỹ thuật.
PHẦN 5: THÁCH THỨC CỦA DOANH NGHIỆP

DHL chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt động vận chuyển hàng hóa cho các đội đua
Công thức 1, bao gồm cả việc vận chuyển xe đua, cũng như động cơ, lốp xe, phụ tùng và
nhiên liệu, ngoài tất cả các thiết bị được sử dụng trong hầm lò, Câu lạc bộ Paddock và
Đường truyền. Trung bình, 20.000 vật phẩm riêng lẻ được vận chuyển cho mỗi chặng đua
F1
Đằng sau hậu trường, đối tác hậu cần toàn cầu chính thức của môn thể thao DHL phải
đối mặt với một thách thức độc đáo. Khoảng 1.000 tấn thiết bị được sử dụng trong suốt
một kỳ Grand Prix cuối tuần phải được tháo dỡ, vận chuyển và lắp ráp lại trong khoảng
thời gian 48 giờ, sẵn sàng cho sự kiện tiếp theo.
DHL cần:
- Cần một đội ngũ chuyên gia khổng lồ để thực hiện một sự kiện toàn cầu diễn ra
nhanh chóng như vậy
- Vân chuyển lên đến 2.000 tấn hàng hóa có giá trị và thời gian nhạy cảm được vận
chuyển đến từng địa điểm đua, bao gồm xe đua, lốp xe, nhiên liệu và phụ tùng
thay thế, công nghệ truyền động cũng như thiết bị tiếp thị, truyền hình và khách
sạn.
- Mỗi linh kiện khác nhau sẽ có những yêu cầu khác nhau về điều kiện bảo quản,
nhưng số lượng linh kiện rất lớn
- Các chặng đua diễn ra vào các ngày liên tiếp. Các cuộc đua vào ba ngày cuối tuần
liên tiếp, Pháp vào ngày 24 tháng 6, Áo vào ngày 1 tháng 7 và Vương quốc Anh
vào ngày 8 tháng 7. Đây có thể là một trong những thách thức khó khăn nhất của
họ
- Một số sự kiện có thời gian bay bảy giờ với thời gian chênh lệch tám giờ. Chúng
tôi mất nửa ngày hoặc hơn chỉ để cất cánh và chúng tôi vẫn phải duy trì chuyến
giao hàng vào thứ Ba. Điều này đòi hỏi tối đa về tốc độ, độ tin cậy, lập kế hoạch
chi tiết và chuyên môn mà DHL cần phải đáp ứng
- DHL cũng đang làm việc với Công thức 1 để cam kết mang đến một sự kiện xanh
và bền vững: Chặng đua Melbourne đặc biệt không chỉ là vòng quanh thành phố
mà còn diễn ra trong công viên. “Thành phố Melbourne, là một phần của sự phát
triển của khu vực, cam kết không làm tổn hại đến khu vực. Tất cả các xe nâng
hàng phải có bánh xe địa hình để không làm hỏng cỏ, và các điểm tiếp cận và giao
hàng đều được giám sát chặt chẽ như thực tế công việc theo các quy tắc OHS
nghiêm ngặt…
- Một số quốc gia có quy định cụ thể. Ví dụ, ở Trung Quốc, có những quy định cực
kỳ nghiêm ngặt đối với hàng hóa nguy hiểm và pin lithium, tất cả điều này phải
được lên kế hoạch và phê duyệt trước trước khi các đội đến nơi. Các cuộc đàm
phán này được thực hiện ở cấp độ hãng hàng không, hàng không dân dụng và đại
lý…
- Truyền thông: phải trang bị các trang thiết bị tối tân, hiện đại nhưng tốn nhiều chị
phí để truyền thông nhưng khi di chuyển đến điểm thi khác lại phải di chuyển theo
trong khi các thiết bị truyền thông có điều biện bảo quản rất nghiêm ngặt để đảm
bảo thiết bị được chất lượng nhất. Việc truyền thông phải liên tục và không bị gián
đoạn đòi hỏi DHL phải có sự chuẩn bị rất chu đáo và cẩn thận, có thiết bị thay thế
phù hợp với từng địa hình và nhiệt độ quốc gia

- Lên kế hoạch tổ chức sự kiện cho một lượng người hâm mộ lớn tốn rất nhiều chi
phí, hoạt động,…

You might also like