You are on page 1of 3

PATCH TEST

Bác sĩ Phạm Thị Hương


Chuyên khoa Da liễu, Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội

Việt Nam đang trên đà phát triển, cùng với tốc độ đô thị hoá là sự phát triển nhanh chóng
của các ngành công nghiệp. Mặt khác việc sử dụng ngày càng nhiều các hoá mỹ phẩm
dẫn đến sự gia tăng các bệnh dị ứng, đặc biệt là dị ứng da. Để góp phần vào việc điều trị
hiệu quả và phòng bệnh các bệnh có liên quan, Bệnh Viện Việt Pháp Hà Nội đang tiến
hành xét nghiệm:
PATCH TEST

Vậy “Patch Test” là gì: đó là sử dụng các dị nguyên áp lên da, đọc kết quả sau 48 và 96
giờ so với chứng âm.

Dị nguyên là chất có thể gây dị ứng cho da, các chất này có ở trong thuốc, trong hoá mỹ
phẩm (xà phòng, chất tẩy rửa, dầu gội, sữa rửa mặt, sữa tắm, thuốc nhuôm, nước hoa, son
phấn,.vv.) và trong các ngành công nghiệp như giấy gỗ, xi măng, thuộc da, thuốc lá cao
su và các ngành công nghiệp khác.

Ai là người nên làm xét nghiệm này:

1. Những bệnh nhân bị viêm da cơ địa (chàm, sẩn ngứa, viêm da thần kinh)
2. Những người thường xuyên tiếp xúc với hoá mỹ phẩm như: xà phòng, dầu gội,
sữa tắm, sữa rửa mặt…
3. Người làm việc trong các ngành công nghiệp: giấy gỗ, xi măng, thuộc da và các
nghành công nghiệp hoá chất khác.

VAI TRÒ CỦA PATCH TEST

Nhằm phát hiện các dị nguyên gây ra viêm da tiếp xúc (VDTX)

I. Định nghĩa:

VDTX là phản ứng viêm da do tương tác giữa da và tác nhân bên ngoài. Phản ứng này
xảy ra qua 1 trong 2 cơ chế:
• Không miễn dịch: viêm da tiếp xúc kích ứng chiếm 80% là phản ứng viêm do tiếp
xúc với chất kích ứng.
• Miễn dịch: viêm da tiếp xúc dị ứng chiếm 20% là phản ứng quá mẫn với các chất
khác nhau tạo ra viêm da

II. Chức năng bảo vệ da:

1
Thuộc về hai hàng rào là lớp sừng và lớp màng đáy, đối với hầu hết các chất, lớp sừng là
lớp bảo vệ chính, mọi tổn thương của lớp sừng đều làm tăng khả năng hấp thụ qua da,
tăng mất nước qua thượng bì, viêm da xuất hiện khi khả năng bảo vệ và phục hồi của da
bị cạn kiệt hoặc khi hoá chất xuyên thấm qua da: các yếu tố ảnh hưởng đến đáp ứng của
da bao gồm:
• Nồng độ chất tiếp xúc
• Cách thức tiếp xúc
• Thời gian tiếp xúc
• Vùng tiếp xúc
• Tuổi bệnh nhân
• Các yếu tố môi trường như thời tiết nóng ẩm, tăng tiết mồ hôi…

III/Biểu hiện

A/Viêm Da Tiếp xúc kích ứng cấp tính:

Biểu hiện nhẹ:


Cảm giác châm chích, rát bỏng, da khô, căng hoặc mày đay thoáng qua.
Cùng một hoá chất có thể gây đáp ứng khác nhau tuỳ thuộc vào:
• Nồng độ chất kích ứng
• Đáp ứng của từng cá nhân
• Tổn thương xuất hiện trong vài phút đến vài giờ sau khi tiếp xúc.

Biểu hiện nặng:


Da đỏ, phù nề, đau, mụn nước, bọng nước.

B/VDTX kích ứng mãn tính:


Trường hợp này hay gặp hơn. Xuât hiện khi tiếp xúc nhiều lần với nồng độ thấp như:
xà phòng, dầu gội đầu…. kết hợp với nhiều yếu tố có hại như cọ sát, sang chấn, độ ẩm
thấp….

Biểu hiện:
Da đỏ, bóc vẩy, da nứt nẻ, ngứa lichen hoá.
Thương tổn giới hạn không rõ với da lành, viêm da bàn tay hay gặp ở phụ nữ do tiếp xúc
với các chất kích ứng khi làm công việc nội trợ.

C/VDTX dị ứng:

Xảy ra ở những người đã có tiếp xúc với dị nguyên trước đó có thể vài tuần, hoặc vài
tháng, vài năm. Lúc đầu không gây ra triệu chứng. Triệu chứng xuất hiện sớm nhất sau
khi tiếp xúc là 48-72 h.

Biểu hiên cấp tính: trên da xuất hiện ngứa đỏ, phù, mụn nước dạng chàm lan toả quá
vùng tiếp xúc.

Biểu hiện mãn tính: ngứa đỏ, trợt da, bong vẩy, lichen hoá.

2
Nếu bệnh giảm vào kỳ nghỉ hoặc cuối tuần thường do nghề nghiệp. Nếu bệnh tái phát vào
cuối tuần thường do liên quan đến thói quen hoặc dị nguyên môi trường.

Các yếu tố ảnh hưởng:

Đặc tính lý hoá: Nồng độ của chất tiếp xúc

Tính mẫn cảm của từng cá nhân,

Hócmôn do dung thuốc tránh thai, trước kỳ kinh…, tăng nhậy cảm.

Chủng tộc: da đen, ít mẫn cảm hơn da trắng.

Tuổi: mỗi nhóm tuổi có nhậy cảm riêng.


Trẻ gái: 12-16 tuổi: hay có mẫn cảm với niken ở đồ trang sức.
Người trẻ do nghề nghiệp, mỹ phẩm.
Người lớn tuổi: hay do thuốc.

Tình trạng da: da khô, da bị tổn thương sẽ làm tăng hấp thụ dị nguyên.

Yếu tố ngoại cảnh: ẩm, tăng tiết mồ hôi, lạnh đểu tăng khả năng hấp thụ qua da.

You might also like