You are on page 1of 6

PHẦN 1: HỌC VIÊN CẦN BIẾT

1. Thông tin về Đại học Kinh tế Quốc dân (National Economics University – NEU)
Trường được thành lập theo Nghị định số 678-TTg ngày 25 tháng 1 năm 1956, với tên ban đầu là Trường
Kinh tế - Tài chính, nằm trong hệ thống Đại học Nhân dân trực thuộc Phủ Thủ tướng. Ngày 22 tháng 10
năm 1985, Bộ trưởng Bộ Đại học và THCN (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo) ra Quyết định số 1443/QĐ-
KH đổi tên Trường thành Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, là một trong 15 trường đại học trọng điểm
của cả nước.
Sứ mệnh
Là trường trọng điểm quốc gia, trường đại học hàng đầu về kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh trong hệ
thống các trường đại học của Việt Nam. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân có sứ mệnh cung cấp cho xã hội
các sản phẩm đào tạo, nghiên cứu khoa học, tư vấn, ứng dụng và chuyển giao công nghệ chất lượng cao, có
thương hiệu và danh tiếng, đạt đẳng cấp khu vực và quốc tế về lĩnh vực kinh tế, quản lý và quản trị kinh
doanh, góp phần quan trọng vào sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội
nhập kinh tế thế giới.
Tầm nhìn
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phấn đấu phát triển thành trường đại học đa ngành theo định hướng
nghiên cứu, đạt chất lượng đẳng cấp khu vực và quốc tế trong lĩnh vực quản lý kinh tế, quản trị kinh doanh
và một số lĩnh vực mũi nhọn khác. Phấn đấu trong những thập kỷ tới, Trường được xếp trong số 1.000
trường đại học hàng đầu trên thế giới.
2. Trung tâm đào tạo từ xa
“Trung tâm đào tạo từ xa” là một đơn vị trực thuộc Trường Đại học Kinh tế Quốc dân được thành lập vào
ngày 04/01/2006 theo Quyết định số 24/QĐ-TCCB của Hiê êu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân,
Trung tâm được thành lâ êp ra với chức năng chủ yếu là nghiên cứu, triển khai và khai thác có hiệu quả các
loại hình Đào tạo từ xa nhằm đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của cộng đồng. Mở rộng liên kết hợp tác
đào tạo trong và ngoài nước về lĩnh vực đào tạo từ xa.
Giám đốc trung tâm: PGS.TS Đàm Quang Vinh
Địa chỉ: Phòng 103 – A1 – Đại học Kinh tế Quốc dân
Điện thoại: (04) 3 628 2659 Email: dttx@neu.edu.vn
Website trung tâm: http://www.dec.neu.edu.vn/
3. Những việc Học viên cần làm
3.1. Nhập học:
Khi nhập học, Học viên:
 Nhận lớp, nhận Giáo viên chủ nhiệm
 Nghe phổ biến và nắm vững các thông tin về chương trình, nhà trường, về chương trình đào tạo,
quy chế, quy định, nhận kế hoạch học tập của kỳ đầu tiên.
 Đăng ký nhận tài liệu lớp học.
3.2. Trong quá trình học tập
 Đóng học phí đầy đủ, đúng hạn.
 Hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập: học lý thuyết, thực hành, bài tập, báo cáo chuyên đề, thảo luận
nhóm.
 Tham dự các kỳ thi kết thúc mỗi học phần.
 Tích cực tham gia các hoạt động tập thể do chương trình, lớp phát động.
4. Kế hoạch học tập
Tín chỉ: Tín chỉ được sử dụng để tính khối lượng học tập của Học viên.
Học phần: Học phần là một phần kiến thức tương đối trọn vẹn của một bộ môn khoa học, được thiết kế
thuận tiện để người học tích lũy dần toàn bộ kiến thức của một chương trình đào tạo trong quá trình học tập.
Mỗi học phần được đo bằng số tín chỉ, khối lượng từ 2 đến 3 tín chỉ/học phần.
Chương trình đào tạo: Do trường Đại học Kinh tế Quốc dân xây dựng và công bố theo quy định. Tùy từng

1
chuyên ngành sẽ có Chương trình đào tạo khác nhau. Chương trình đào tạo nhằm đảm bảo chất lượng cho
Học viên của Đại học Kinh tế Quốc dân.
Từng đợt học, học viên sẽ nhận được kế hoạch học tập và thông báo nộp học phí. Học phí phải nộp trước
khi đợt học/học phần được bắt đầu.
5. Phương pháp học tập
Quá trình học tập của học viên từ tuần 1-9 hàng tuần gồm 4 phần:
 Học lý thuyết (L): Qua tài liệu hướng dẫn tự học (dạng text); Qua bài giảng đa phương tiện
(Slide+Video+Audio). Việc theo dõi bài giảng của học viên sẽ được hệ thống ghi nhận và được tính vào
phần đánh giá điểm chuyên cần của Học viên.
 Hỏi đáp (I): Qua hệ thống Email; điện thoại, hệ thống giải đáp thắc mắc lý thuyết. Diễn đàn trao
đổi.
 Luyện tập (P): Hàng tuần sẽ có bài luyện tập dưới dạng trắc nghiệm để ôn tập/kiểm tra lại phần kiến
thức đã học trong tuần. Việc thực hiện bài luyện sẽ được hệ thống ghi nhận và được tính vào phần đánh giá
điểm chuyên cần của Học viên.
 Kiểm tra (E): Trong 9 tuần học sẽ có khoảng 1-2 bài kiểm tra tính điểm dưới dạng trắc nghiệm hoặc
tự luận để ôn tập/kiểm tra lại phần kiến thức đã học trong tuần. Việc thực hiện sẽ được hệ thống ghi nhận và
được tính vào phần đánh giá điểm giữa kỳ của Học viên.
Tuần 10, học viên thi hết học phần tại lớp. Hình thức thi đa số là trắc nghiệm, một số học phần sẽ kết hợp
giữa câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi tự luận tùy theo yêu cầu của tổ bộ môn.
6. Thi hết học phần
 Điều kiện dự thi kết thúc học phần: Học viên hoàn thành nhiệm vụ học tập theo yêu cầu của học
phần và nộp đầy đủ học phí theo thông báo.
 Thi hết học phần: Học viên làm bài thi trắc nghiệm hoặc tự luận tập trung tại phòng thi ở trường
hoặc địa điểm đặt lớp.
7. Cách tính điểm học phần
Cách tính điểm cụ thể của từng học phần được tổ bộ môn thông báo tại Đề cương chi tiết của học phần.
Kết quả học phần được tính dựa trên các loại điểm sau:
 Điểm chuyên cần
 Điểm giữa kỳ
 Điểm bài thi hết học phần
8. Tốt nghiệp
Học viên chương trình cử nhân NEU – ELEARNING theo phương thức E-Learning sau khi hoàn thành
khóa học sẽ được xét tốt nghiệp với các điều kiện sau:
 Đã trúng tuyển vào hệ Đại học từ xa của Đại học Kinh tế Quốc dân và đủ thời gian đào tạo tối thiểu
theo quy định.
 Hoàn thành các học phần theo đúng Chương trình đào tạo của chuyên ngành đào tạo đã trúng tuyển.
 Cho đến thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời
gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập.
 Hồ sơ đúng theo quy định, có chứng chỉ Ngoại ngữ và Tin học theo quy định chuẩn đầu ra của của
chương trình đào tạo.
 Được Hội đồng xét tốt nghiệp của nhà trường thẩm định và ra quyết định tốt nghiệp.
9. Dịch vụ Học viên
9.1. Giáo viên chủ nhiệm
Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) là cán bộ quản lý của Trung tâm Đào tạo từ xa, thay mặt Nhà trường để
quản lý toàn bộ quá trình học tập của Học viên từ khi nhập học tới khi tốt nghiệp. Nhiệm vụ cụ thể:
 Xây dựng và triển khai các Kế hoạch đào tạo
 Tư vấn các chính sách và quy định liên quan đến Học viên,hỗ trợ Học viên trong quá trình học tập và rèn

2
luyện..
 Theo dõi danh sách lớp, tóm tắt thông tin cá nhân Học viên.
 Tổ chức bầu ban cán sự lớp, lập danh sách gửi Nhà trường công nhận.
 Tư vấn Học viên xây dựng kế hoạch học tập toàn khóa, hướng dẫn Học viên đăng ký học phần ở từng đợt
học để hoàn thành kế hoạch học tập và tham gia các hoạt động khác.
 Tổ chức họp lớp, đánh giá kết quả rèn luyện, theo dõi kết quả học tập của từng Học viên.
 Hỗ trợ hoạt động ngoại khóa Học viên.
 Thời gian làm việc: từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần. Sáng từ 8h00 – 11h30, chiều từ 14h – 17h00.
9.2. Cán bộ quản lý học tập
Cán bộ quản lý học tập có nhiệm vụ hỗ trợ Giáo viên chủ nhiệm truyền thông các thông tin của Nhà trường
đến Học viên
9.3. Học liệu
Trong quá trình học tập, Học viên được cung cấp các loại tài liệu học tập sau:
 Giáo trình, bài giảng phiên bản điện tử  Từ điển thuật ngữ
(nếu có)
 Bài giảng đa phương tiện được đăng tải  Tình huống thảo luận theo chủ đề học
trên hệ thống phần
 Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm trực tuyến  Các câu hỏi thường gặp

9.4. Quản lý Học viên


 Lớp quản lý: hình thành từ đầu khóa học cho đến cuối khóa học dưới sự quản lý của Giáo viên chủ
nhiệm và Quản lý học tập. Mục đích của lớp quản lý là để duy trì những sinh hoạt đoàn thể, lao động, xét
kết quả rèn luyện, xét khen thưởng, phổ biến những thông tin của nhà trường đến Học viên.
 Nhóm: các lớp quản lý được chia thành các nhóm, mỗi nhóm có khoảng từ 9-15 thành viên. Mục
đích để các thành viên trong nhóm hỗ trợ nhau trong việc học tập, duy trì các hoạt động đoàn thể, xét khen
thưởng trong nhóm làm căn cứ xét khen thưởng toàn lớp, hỗ trợ nhau trong việc hoàn thành bài tập nhóm.
 Lớp học phần: những Học viên theo học cùng một học phần trong cùng một khoảng thời gian, cùng
một giảng viên. Lớp học phần có thể thay đổi trong quá trình học, phụ thuộc vào đặc thù, yêu cầu của từng
học phần.
9.5. Cung cấp hỗ trợ thông tin
Từ khi đăng ký đến khi vào học, Học viên được cung cấp, tư vấn và hỗ trợ đầy đủ thông tin liên quan đến
việc học tập thông qua Giáo viên chủ nhiệm và Quản lý học tập.
Học viên được thông báo đầy đủ, kịp thời các thông tin về lớp học, nhiệm vụ học tập, về kế hoạch, lịch học
tập và thi hết học phần, các thông báo… Học viên được cung cấp các công cụ để trao đổi và học tập như
diễn đàn trên mạng, thư điện tử.
9.6. Đóng học phí trực tiếp hoặc chuyển khoản
Học viên đóng học phí theo 2 hình thức sau:
 Đóng trực tiếp tại văn phòng.
 Đóng qua tài khoản ngân hàng: Nhận thông báo và hướng dẫn trực tiếp từ Giáo viên chủ nhiệm và
Quản lý học tập.

3
PHẦN 2: NỘI QUY HỌC VIÊN
1. Quyền lợi và nghĩa vụ của Học viên
Học viên có quyền lợi:
 Được cung cấp đầy đủ các thông tin về chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo chung toàn khoá, các
quy định của Trường về tổ chức đào tạo, thi, kiểm tra đánh giá, công nhận tốt nghiệp.
 Được rút ngắn thời gian đào tạo của khóa học. Thời gian rút ngắn tối đa là 1 năm theo quy định và
kế hoạch học tập của Trường.
 Được quyền tham gia học tập và tích lũy tín chỉ cùng hệ đào tạo chính quy, hệ vừa làm vừa học của
Trường nếu đáp ứng được các điều kiện theo quy định.
Học viên có nghĩa vụ:
 Tự nghiên cứu và thực hiện nghiêm túc quy định đào tạo từ xa và các quy định khác liên quan của
Trường để xây dựng kế hoạch học tập toàn khoá học, từng năm và từng đợt học phù hợp với năng lực và
nguyện vọng cá nhân.
 Bảo mật các thông tin cá nhân, tài khoản học tập do Nhà Trường cung cấp.
 Tự chịu trách nhiệm với thông tin đưa lên diễn đàn học tập.
 Chủ đô êng theo dõi kết quả kiểm tra, đánh giá, thi hết học phần.
 Hoàn thành nghĩa vụ học phí theo thông báo của Trường hàng năm. Học viên đăng ký và nô êp học
phí theo từng đợt học. Học viên phải đóng học phí đầy đủ trước khi tổ chức học tâ êp 1 tuần.
 Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Học viên không được làm:
 Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên,
người học của Trường và của người khác.
 Gian lận trong tuyển sinh, học tập, kiểm tra, thi cử.
 Tham gia tệ nạn xã hội, gây rối an ninh trật tự trong Trường hoặc nơi công cộng và các hành vi vi
phạm pháp luật khác.
 Tổ chức hoặc tham gia các hoạt động vi phạm pháp luật.
2. Một số điểm lưu ý:
 Thời gian làm việc tại văn phòng của Chương trình:
Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần. Sáng: 8h00 đến 11h30, Chiều: 14h00 đến 17h00.
 Nghỉ các ngày lễ và thứ 7, Chủ nhật.
 Học viên không nộp học phí đúng thời gian quy định sẽ bị cấm thi, khóa tài khoản, dừng học tập.
 Học viên được bảo lưu học phí của học phần khi gửi đơn tạm dừng học ít nhất 1 tuần trước khi bắt
đầu học học phần đó.
 Học viên không đạt điểm Chuyên cần và giữa kỳ của học phần theo quy định sẽ không được tham
gia thi hết học phần đó.
 Điểm học phần phải >= 4.5 mới tính là hoàn thành học phần. Nếu <4.5, Học viên sẽ phải thi lại.
 Các quy định khác: quy định quản lý khác liên quan đến quá trình tổ chức và quản lý học tâ êp của
chương trình NEU-ELEARNING được cụ thể trong Quy định quản lý đào tạo hê ê Đào tạo từ xa và E-
Learning của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

4
PHẦN 3: CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
1. Tôi thường xuyên phải đi công tác, vậy tôi có thể biết trước lịch học để sắp xếp kế hoạch công tác của
tôi không?
Chương trình sẽ cung cấp kế hoạch học tập 5 tuần trước khi đợt học/học phần diễn ra.
2. Tôi có được tham gia mua bảo hiểm y tế tại trường không?
Học viên của chương trình sẽ không được mua bảo hiểm y tế tại trường.
3. Bằng cấp của chương trình NEU – EDUTOP có gì khác so với các bằng đại học khác?
Bằng cấp là bằng đại học đào tạo theo phương thức từ xa do Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cấp, được
Nhà nước đảm bảo tính pháp lý và có giá trị như các bằng đại học khác không cùng phương thức đào tạo và
là cơ sở để tiếp tục học lên các bâ êc học cao hơn theo quy định của Nhà nước (VB2, ThS, TS..).
4. Với văn bằng này, có được đăng ký theo học bậc Thạc sỹ tại Việt Nam hay không?
Được học tiếp các chương trình đào tạo bậc Thạc sỹ tại Việt Nam (tham khảo điều 8 của Thông tư số:
15/2014/TT-BGDĐT).
5. Chương trình hoạt động theo quy chế nào?
Theo quy định Đào tạo từ xa trình độ đại học của Trường Đại học Kinh tế quốc dân và mô êt số quy định
khác liên quan của Trường Đại học Kinh tế quốc dân (VD như hoãn học, bảo lưu kết quả học tập, tích lũy
chứng chỉ,…).
6. Tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, có những đơn vị nào tham gia vào hoạt động đào tạo?
Đây là chương trình của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Trung tâm Đào tạo từ xa – NEU là đơn vị được
nhà trường giao nhiệm vụ đầu mối chủ trì và điều hành chung, các đơn vị Viện/ Khoa/ Bộ môn/ Phòng
chức năng trong Trường có trách nhiệm hỗ trợ và tham gia các hoạt động liên quan của chương trình đào
tạo theo nhiệm vụ chức năng này.
7. Tôi hiện là Học viên của tổ chức đào tạo nào?
 Anh/chị là Học viên của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
 Anh/chị có đầy đủ các quyền lợi và nghĩa vụ như các Học viên hệ đại học theo phương thức từ xa
khác.
 Chứng cứ pháp lý công nhận bạn là Học viên chính thức của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân là
Quyết định trúng tuyển của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã ký và đóng dấu.
 Quyết định trúng tuyển và điểm hoàn thành các học phần là mô êt trong các cơ sở cho việc công nhận
tốt nghiệp và cấp bằng cuối khóa học.
8. Cách tính điểm của tất cả các học phần có giống nhau không?
 Do phương pháp đánh giá liên tục được áp dụng trong chương trình, từng học phần sẽ có 3 loại
điểm là điểm chuyên cần, điểm giữa kỳ và điểm thi cuối kỳ.
 Tỷ lệ % của từng loại điểm thành phần sẽ tùy thuộc vào từng học phần cụ thể, do tổ bộ môn quyết
định. Thông thường sẽ là điểm chuyên cần 10%, điểm giữa kỳ 20%-30% và điểm thi 60%-70%.
 Cách tính điểm của học phần được quy định trong Đề cương chi tiết học phần, và thông báo cho
Học viên trước khi bắt đầu học phần.
9. Khi Học viên nộp đơn hoãn thi trước ngày thi thì sau này khi đi thi đợt sau có phải đóng lệ phí thi lại
hay không?
 Học viên đủ điều kiện dự thi hết học phần, khi đến ngày thi vì một lý do cá nhân nào đó có nhu cầu
xin hoãn thi thì cần nộp đơn hoãn thi cho Giáo viên chủ nhiệm của mình trước ngày thi ít nhất 7 ngày.
Đơn hoãn thi có ý nghĩa xác nhận Học viên đó khi đi thi đợt sau là thi lần 1. Nếu Học viên không nộp
đơn hoãn thi trước ngày thi sẽ được coi là bỏ thi lần 1 và khi đi thi vào đợt sau sẽ tính là lần thi lại.
 Lệ phí thi lại hiê ên tại là 150.000 đ/ lần/ học phần, Học viên đăng ký thi lại và nộp lệ phí thi lại trước
ngày thi tối thiểu 1 tuần.

5
10. Học viên chương trình NEU – ELEARNING có được tham gia chương trình vay vốn không?
 Chương trình đào tạo NEU – ELEARNING là chương trình đào tạo theo công nghệ E-Learning tiên
tiến, bằng do Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và thuộc hệ đào tạo từ xa.
 Theo Điều 3, Quyết định của Thủ Tướng Chính Phủ số 107/2006/QĐ-TTg quy định chỉ những Học
viên đang theo học hệ chính quy tập trung tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp
và dạy nghề có thời gian đào tạo từ 01 năm trở lên... mới đủ điều kiện để vay vốn.
 Như vậy, theo Quyết định trên, sinh viên NEU – ELEARNING sẽ không được vay vốn.
11. Chương trình NEU – ELEARNING quy định bằng khá, giỏi như thế nào?
Hạng tốt nghiệp đại học hê ê đào tạo từ xa được xác định theo điểm trung bình chung học tâ êp của toàn bộ
chương trình đào tạo, bao gồm cả điểm chuyên đề thực tập.
Điểm TBCTL Điểm TBCTL
TT Hạng tốt nghiệp
(thang điểm 10) (thang điểm 4)
1 Xuất sắc Từ 9,0 đến 10 Từ 3,60 đến 4,00
2 Giỏi Từ 8,0 đến cận 9,0 Từ 3,20 đến 3,59
3 Khá Từ 7,0 đến cận 8,0 Từ 2,50 đến 3,19
4 Trung bình khá Từ 6,0 đến cận 7,0 Từ 2,25 đến 2,49
5 Trung bình Từ 5,0 đến cận 6,0 Từ 2,00 đến 2,24

12. Học viên chương trình NEU-ELEARNING có thể mượn sách ở Thư viện trường được không? Nếu
mượn thì mượn trong thời gian nào, giờ nào?
Học viên chương trình NEU–ELEARNING hoàn toàn có thể sử dụng nguồn dữ liê êu tại thư viê ên của
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Sử dụng thẻ Học viên do nhà trường cung cấp.
Hiê ên tại đối với Học viên hê ê phi chính quy của trường chưa được phép mượn sách đem về nhà chỉ được
đọc và photo tại chỗ. Thời gian làm việc của Trung tâm thư viê ên vào các ngày, giờ hành chính trong tuần.

You might also like