You are on page 1of 1

Tài liệu đang trong quá trình xin ý kiến góp ý để hoàn thiện.

Không phổ biến

Mặt khác, nếu chỉ có nguồn gốc tự nhiên không thôi, liệu có xuất hiện ý
thức hay không? Một em bé ba tháng bị lạc vào rừng và được sói nuôi, khi lớn
lên, em bé này chỉ có tiếng hú như sói chứ không có ý thức. Điều đó chứng tỏ
điều kiện tự nhiên là cần nhưng chưa đủ, cái quyết định để xuất hiện ý thức là
điều kiện xã hội như lao động, ngôn ngữ và những quan hệ xã hội.
Ý thức được hình thành không phải chủ yếu do sự tác động thuần túy tự
nhiên (một cách bị động, ngẫu nhiên) của thế giới khách quan vào bộ óc con
người, mà chủ yếu là do họat động thực tiễn chủ động của con người nhằm cải
tạo thế giới khách quan, làm biến đổi thế giới đó (vì những cái con người cần
thường không có sẵn trong tự nhiên). Muốn cho hoạt động này có hiệu quả, con
người phải khám phá, tìm hiểu những bí ẩn của giới tự nhiên; phải tổng kết rút
kinh nghiệm những công việc đã làm, và càng hiểu biết giới tự nhiên bao nhiêu
thì ý thức con người càng phong phú bấy nhiêu. C.Mác cho rằng chính con
người khi phát triển sản xuất vật chất và quan hệ sản xuất của mình đã làm biến
đổi, cùng với sự tồn tại hiện thực của mình, cả tư duy lẫn sản phẩm tư duy của
mình. Như vậy, chủ yếu thông qua hoạt động lao động nhằm cải tạo thế giới mà
con người mới có thể phản ánh (đúng) được thế giới, mới có ý thức (đúng) về
thế giới đó.
Ngôn ngữ bắt nguồn từ trong lao động và phát triển cùng với lao động, là
cái vỏ vật chất của tư duy, vì vậy, không có ngôn ngữ con người không thể có ý
thức. Ngôn ngữ (tiếng nói, chữ viết) vừa là phương tiện giao tiếp vừa là công cụ
của tư duy. Nhờ có nó con người mới có thể khái quát hóa, trừu tượng hóa, mới
có thể suy nghĩ tách rời khỏi sự vật; kinh nghiệm, hiểu biết của người này mới
truyền được cho người khác, thế hệ này cho thế hệ khác.
Hai nguồn gốc, bốn yếu tố trên liên hệ mật thiết với nhau, không tách rời
nhau để hình thành nên ý thức, trong đó cái quan trọng nhất là lao động, thực
tiễn xã hội. Trong Biện chứng của tự nhiên, Ph. Ăngghen cho rằng nguồn gốc
của ý thức còn do di truyền.
Bản chất của ý thức. Bản chất của ý thức được thể hiện ở mấy khía cạnh
sau:
Thứ nhất, ý thức suy cho cùng là sự phản ánh hiện thực khách quan vào
trong đầu óc con người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là hình
ảnh tinh thần của vật chất bên ngoài, là hình ảnh cảm tính của các đối tượng phi
cảm tính, “không bao giờ có thể là cái gì khác hơn là sự tồn tại được ý thức”.
Cái bàn ở bên ngoài là vật chất (chính xác hóa là vật chất dưới dạng cụ thể, là

43

You might also like