You are on page 1of 2

Như chúng ta đã biết thông qua mục Sensor and Information, cảm biến

chính là những bộ thiết bị điện tử cảm nhận những trạng thái hay các quá
trình vật lý, hóa học, sinh học, quang học… của đối tượng hay môi trường
cần khảo sát, biến đổi chúng thành tín hiệu điện để đưa vào các mạch điện tử, vi
xử lý… để thu thập những thông tin về trạng thái cũng như thuộc tính của đối
tượng, môi trường đó.
Ở trong tài liệu cũng đã đưa ra nhiều khái niệm rất đỗi khác nhau về định
nghĩa cảm biến, nhưng điều ta có thể nhận ra điểm tương đồng nhiều nhất chính
là khả năng tự thu thập thông tin một cách tự động mà không cần sự giám sát
của con người. Do tính chất đó mà cảm biến có rất nhiều loại và có thể chia ra
những nhóm cảm biến sau: cảm biến vật lý ( ánh sáng, hồng ngoại, nhiệt độ, áp
suất, âm thanh…) , cảm biến hóa học (độ pH, độ ẩm, khói…), cảm biến sinh
học( DNA/RNA, nhịp tim, đường huyết…). Với sự đa dạng như thế, đòi hỏi
nhiều cơ chế cũng như nguyên lý hoạt động để có thể cho phép các cảm biến có
thể tự mình chuyển đổi những đại lượng vật lý thu thập được thành các tín hiệu
điện. Vậy chúng đã làm những việc như thế bằng cách nào?
Có rất nhiều cách thức cho nguyên lý hoạt động của cảm biến, có thể kể
đơn cử một vài cách thức như sau:
+ Cảm biến quang (Photoelectric sensor): đối với loại cảm biến này nó sẽ
đo đạc bằng cách phát ra một ánh sáng dạng xung (tần số) từ bộ phát sáng của
nó, tần số ánh sáng này được thiết kế tùy vào mục đích sử dụng. Ánh sáng đó sẽ
đi qua vật thể (chẳng hạn như hệ thống băng truyền tự động đóng chai nước) và
đến bộ thu sáng ( hay còn gọi là phototransistor). Mỗi khi có chai hay vật thể
cần đo gì đó đi qua thì nó sẽ che ánh sáng đó lại, làm cho bộ thu luôn trong
trạng thái ON/OFF, những tín hiệu đó sẽ được đưa ra một mạch khuếch đại rồi
đưa vào các bộ điều khiển, xử lý để đo số lượng sản phẩm sán xuất được.
+ Cảm biến từ (inductive sensor): nhóm cảm biến này có thể phát hiện
được các vật mang từ tính (chủ yếu là sắt). Với cấu tạo thông thường gồm cuộn
cảm, bộ cảm ứng và xử lý tín hiệu, ngõ ra. Một cuộn cảm sẽ phát sinh ra từ
trường khi có dòng điện chạy qua nó, hay nó cách khác là sẽ có dòng điện sinh
ra khi từ trường xuyên qua cuộn cảm thay đổi. Từ hiệu ứng này ta có thể phát
hiện các vật mang từ tính làm tác động đến từ trường.

+ Cảm biến RTD: loại cảm biến này hoạt động dựa trên nguyên tắc điện
trở của kim loại sẽ tăng lên khi nhiệt độ tăng lên – nhiệt điện trở suất – từ đó ta
có thể suy ra nhiệt độ bằng cách đo điện trở của cảm biến RTD. Với cấu tạo như
hình, bao gồm 2 đầu dây kim loại khác nhau được nối lại ở 2 đầu, một dòng
điện sẽ được sinh ra khi nhiệt ở hai thanh kim loại làm khác nhau – hiệu ứng
Seebeck. Nhờ vào hiệu ứng này, thì khi nhiệt độ thay đổi kéo theo đầu
thermocouple sẽ thay đổi theo làm thay đổi giá trị Vab ở ngõ ra, từ đó ta sẽ suy
ra được giá trị nhiệt độ.

+ Ngoài ra còn rất nhiều cơ chế chuyển đổi đa dạng của nhiều loại cảm
biến khác nữa…
Tóm lại, với như cơ chế chuyển đổi như thế, các cảm biến sẽ có khả năng
tự động liên tục cập nhật sự thay đổi thông tin từ đối tượng, môi trường để có
thể gửi về bộ điều khiển, vi xử lý để kịp thời xử lý. Những thiết bị này đóng vai
trò quan trọng và không thể thiếu trong các hệ thống tự động.

You might also like