You are on page 1of 33

Chương 1

ĐẠI CƯƠNG VỀ NGHIÊN CỨU


KHOA HỌC

TS. Phạm Thị Thu Thúy


thuthuy@ntu.edu.vn

Website môn học: http://elearning.ntu.edu.vn


Enrollment key: pplnckh
NỘI DUNG

Khái niệm nghiên cứu khoa học là gì?


Các yêu cầu cơ bản của NCKH
Các đối tượng tham gia NCKH
Các hình thức tổ chức NCKH
1. Nghiên cứu Khoa học (NCKH) là gì?

 Là quá trình áp dụng các ý tưởng, nguyên lý và


phương pháp khoa học để tìm ra các kiến thức mới
nhằm mô tả, giải thích hay dự báo các sự vật hiện
tượng khách quan.
Nghiên cứu
• Nghiên cứu: là một chuỗi công việc được thực hiện một
cách có hệ thống để phát triển tri thức và dùng tri thức đó
tạo ra các ứng dụng.
• Hệ thống: có xem xét vai trò và ảnh hưởng của công việc đến các
đối tượng khác.
• Tri thức = sự hiểu biết của nhân loại
Kinh nghiệm: “chuồn chuồn bay thấp thì mưa”.
Lý thuyết khoa học: “mây tạo ra mưa”.
• Ứng dụng của tri thức:
Tìm được cách làm (phương pháp) tốt nhất
Chế tạo ra vật dụng hàng ngày
Phát hiện và điều trị bệnh

Sản phẩm của nghiên cứu khoa học (1/3)
Phát minh (Discovery), Theo tác giả Vũ Cao Đàm thì
phát minh là sự khám phá ra những quy luật, những
tính chất hoặc những hiện tượng của thế giới vật chất
tồn tại một cách khách quan mà trước đó chưa ai
biết, nhờ đó làm thay đổi cơ bản nhận thức của con
người.
VD: Quy luật tự nhiên. Định luật vạn vật hấp dẫn.
Phát minh có các tiêu chí sau: Chỉ có trong lĩnh vực
khoa học tự nhiên, đã tồn tại khách quan (không có
tính mới), có khả năng áp dụng để giải thích thế giới,
nhưng chưa thể áp dụng trực tiếp vào sản xuất hoặc
đời sống mà phải thông qua các giải pháp kỹ thuật,
nó không có giá trị thương mại.
Sản phẩm của nghiên cứu khoa học (2/3)
Phát hiện (Discovery), Là việc khám phá ra những vật thể,
những quy luật xã hội đang tồn tại một cách khách quan.

VD: Kock phát hiện vi trùng lao;


Marie Curie phát hiện nguyên tố phóng xạ radium;
Colomb phát hiện châu Mỹ;
Adam Smith phát hiện quy luật “bàn tay vô hình” của kinh tế
thị trường.
Tương tự như phát minh, phát hiện cũng không có tính mới, nó
chỉ khám phá ra các vật thể hoặc các quy luật xã hội, làm thay
đổi nhận thức, chưa thể áp dụng trực tiếp vào đời sống, nó
không có giá trị thương mại. Bởi vậy người ta không mua,
bán, chuyển quyền sử dụng các phát minh, phát hiện.
Sản phẩm của nghiên cứu khoa học (3/3)
Sáng chế (Invention), Luật SHTT của Việt Nam định nghĩa:
“Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy
trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng
dụng các quy luật tự nhiên”.
VD: James Watt sáng chế máy hơi nước;
Nobel sáng chế công thức thuốc nổ TNT…

Sáng chế có khả năng áp dụng trực tiếp vào sản xuất và đời
sống, nó có ý nghĩa thương mại, trong thực tế người ta có thể
mua, bán sáng chế (chuyển nhượng quyền sở hữu sáng chế)
hoặc license sáng chế (chuyển quyền sử dụng sáng chế).
Phát hiện, phát minh, sáng chế
• Isaac Newton (1642-1727): Ông phát minh ra định luật vạn vật hấp
dẫn và các định luật cơ bản về động học (3 ĐL Newton).
• Alessandro Volta (1745 - 1827): Ông Phát hiện ra dòng điện chạy giữa
2 điện cực Cu và Zn trong Acid Sulfuric loãng và sáng chế ra vật dụng
rất hữu ích: pin điện (pin volta).
• Michael Faraday (1791-1867): Ông phát minh ra định luật cảm ứng
Faraday và sáng chế ra lồng Faraday và động cơ điện.
• Thomas Edisson (1847-1931): Ông sáng chế ra hệ thống điện báo và
máy quay dĩa.
• Marie Skłodowska-Curie (1867-1934): Bà Phát hiện ra nguyên tố
phóng xạ radium.
Phát hiện, phát minh, sáng chế
Phát biểu nào đúng/sai ?

• Phát minh ra nghề in hay phát hiện ra nghề in ?


• Phát minh ra thuốc nổ ?
• Phát hiện ra máy hơi nước ?
• Phát minh ra học thuyết di truyền ?
Bản chất của
Nghiên cứu khoa học

Tư tưởng chủ đạo:


Hình thành & Chứng minh
“Luận điểm Khoa học”
Trình tự chung
BƯỚC I LỰA CHỌN ĐỀ TÀI KHOA HỌC

BƯỚC II HÌNH THÀNH LUẬN ĐIỂM KHOA HỌC

BƯỚC III CHỨNG MINH LUẬN ĐIỂM KHOA HỌC

BƯỚC IV TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM KHOA HỌC


Điều lưu ý trong nghiên cứu
Luận điểm khoa học
= Giả thuyết được chứng minh
= Linh hồn của công trình khoa học
Bước I
Lựa chọn đề tài

 Khái niệm đề tài


 Hình thành đề tài
 Chuẩn bị nghiên cứu
Khái niệm đề tài nghiên cứu
Đề tài là:
Một hình thức tổ chức nghiên cứu:
- Một nhóm nghiên cứu
- Một nhiệm vụ nghiên cứu
Các loại “Đề tài”
- Đề tài / Dự án / Đề án
- Chương trình
Các loại hình nghiên cứu

a) Đề tài

b) Dự án

c) Chương trình

d) Đề án
a. Đề tài nghiên cứu
 Là một hình thức tổ chức NCKH; có một nhiệm vụ nghiên
cứu do một cá nhân hay một nhóm người thực hiện.
 Nhằm vào: trả lời những câu hỏi mang tính học thuật hoặc
thực tiễn; làm hoàn thiện và phong phú thêm các tri thức khoa học;
đưa ra các câu trả lời để giải quyết thực tiễn.

 Đề tài nghiên cứu khoa học là một nghiên cứu cụ thể có mục
tiêu, nội dung, phương pháp rõ ràng nhằm tạo ra các kết quả mới đáp
ứng yêu cầu của thực tiễn sản xuất hoặc làm luận cứ xây dựng chính
sách hay cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo.
Ví dụ về Đề tài nghiên cứu
 Tình trạng nghèo đói ở Việt Nam: thực trạng và giải pháp.
Tìm hiểu các khó khăn về hoạt động xuất nhập khẩu lương thực –
thực phẩm của Việt Nam khi gia nhập WTO.
Tìm hiểu nhu cầu và sự chọn lựa của khách hàng đối với sản phẩm
sữa.
Quan hệ hợp tác kinh tế của Việt Nam với Trung Quốc (Nhật Bản, Hoa
Kỳ, EU…).
Nhóm đề tài KC01 – Lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông.
b. Dự án khoa học
Là một loại đề tài được thực hiện nhằm mục đích ứng dụng, có xác
định cụ thể về hiệu quả kinh tế - xã hội.
Dự án có tính ứng dụng cao, có ràng buộc thời gian và nguồn lực.
Dự án sản xuất thử nghiệm là hoạt động ứng dụng kết quả triển
khai thực nghiệm để sản xuất thử ở quy mô nhỏ nhằm hoàn
thiện công nghệ mới, sản phẩm mới trước khi đưa vào sản xuất và đời
sống.
Ví dụ về Dự án khoa học
 Dự án phát triển giống cây cao su giai đoạn 2006-2010.
 Dự án cải thiện công nghệ nuôi trồng nấm Linh Chi.
 Dự án Xây dựng nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng chung cấp
bộ (đối với các bộ, ngành trung ương); nền tảng chia
sẻ, tích hợp dùng chung cấp tỉnh (đối với các tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương).
c. Chương trình khoa học
 Là một tập hợp các đề tài/dự án có cùng mục đích xác định.
Các đề tài dự án trực thuộc chương trình mang tính độc lập
một cách tương đối.
 Các nội dung trong chương trình có tính đồng bộ, hỗ trợ lẫn nhau.

 Một nhóm các dự án, đề tài được quản lý một cách phối hợp và
nhằm đạt được một số mục tiêu chung (mục tiêu chương trình)
đã định ra trước.
Ví dụ về Chương trình khoa học

Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và
truyền thông” M. số: KC.01/06-10.
 Những vấn đề cơ bản của phát triển kinh tế Việt Nam đến năm
2020”. M. số: KX.01/06-10
 Chương trình mục tiêu CNTT giai đoạn 2016 – 2020.
d. Đề án khoa học
Là một loại văn kiện được xây dựng để trình cấp quản lý cao hơn
hoặc gửi cho cơ quan tài trợ.
 Nhằm đề xuất xin thực hiện một công việc nào đó: thành lập
một tổ chức, tài trợ cho một hoạt động…
 Các chương trình, đề tài, dự án được đề xuất trong đề án.
Căn cứ hình thành chương trình, đề
tài, đề án?
Chiến lược, Chương trình mục tiêu, Chương trình hành động
và kế hoạch phát triển của từng ngành, lĩnh vực;
 Đề xuất của các tổ chức quản lý, nhà tài trợ;
 Đề xuất của Cục chuyên ngành, doanh nghiệp, địa phương,
đơn vị nghiên cứu, đào tạo, tổ chức và cá nhân, Hiệp hội và
các Hội khoa học, các Hội đồng Khoa học;
 Đề xuất cá nhân.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Tập hợp những nội dung khoa học mà người
nghiên cứu phải thực hiện

Nguồn nhiệm vụ nghiên cứu:


- Cấp trên giao (Bộ/Hãng/Trường)
- Hợp đồng với đối tác
- Tự người nghiên cứu đề xuất
Tiêu chí lựa chọn
nhiệm vụ nghiên cứu

• Thực sự có ý nghĩa khoa học?


• Thực sự có ý nghĩa thực tiễn?
• Thực sự cấp thiết?
• Hội đủ các nguồn lực?
• Bản thân có hứng thú khoa học?
Phương pháp và phương pháp luận
• Phương pháp: là một hệ thống các hành động thực tiễn
cần thiết để giải quyết một vấn đề nào đó (~ cách thức để
làm ra sản phẩm).
• Phương pháp luận: là một hệ thống gồm các hành động
cần thiết để tìm ra phương pháp giải quyết vấn đề nào đó
(~ tìm cách để làm ra sản phẩm).
• PPL NCKH là khuôn mẫu để gắn kết kiến thức hiện có
của người nghiên cứu vào kế hoạch nghiên cứu của người
đó để tìm thêm kiến thức mới, gồm các bước chính:
1. Định nghĩa vấn đề nghiên cứu
2. Đặt câu hỏi nghiên cứu
3. Đặt giả thuyết
4. Chứng minh giả thuyết
Các loại NCKH

Theo chức năng(1/2)


• Nghiên cứu mô tả: nhằm đưa ra một hệ thống tri
thức về nhận dạng một sự vật.
• Vd: Virus H5N1 chết ở 75oC trong 15 s
• Nghiên cứu giải thích: nhằm giải thích cho các quy
luật chi phối quá trình tồn tại của sự vật như nguồn
gốc, cấu trúc, tương tác, hậu quả,…
• Vd: Triều cường do mặt trăng gây ra.
Các loại NCKH

Theo chức năng(2/2)


• Nghiên cứu giải pháp: nhằm sáng tạo ra các giải
pháp mới để giải quyết cho vấn đề cụ thể.
• Vd: đi xe bus thay cho xe mô tô để giảm kẹt xe.
• Nghiên cứu dự báo: nhằm nhận dạng trạng thái của
sự vật trong tương lai.
• Vd: Đến năm 2020 băng tan, Tp.HCM ngập sâu 1m
Các loại NCKH

Theo giai đoạn (1/2)


• Nghiên cứu cơ bản: nhằm phát hiện các đặc điểm
vốn có của các sự vật.
• Kết quả nghiên cứu cơ bản có thể là các Phát hiện dẫn tới
hình thành một hệ thống lý thuyết mới.
• Nghiên cứu ứng dụng: là sự vận dụng quy luật
được phát hiện từ nghiên cứu cơ bản để giải thích
một sự vật hoặc tạo ra những nguyên lý mới về các
giải pháp.
• Có thể tạo ra các phát minh, sáng chế.
Các loại NCKH

Theo giai đoạn (2/2)


• Nghiên cứu triển khai: là sự vận dụng lý thuyết để
làm ra các vật mẫu (prototype), gồm 3 giai đoạn
nhỏ:
• Tạo vật mẫu: thử nghiệm tạo sản phẩm, chưa quan tâm
đến quy trình sản xuất.
• Trồng cây (phôi) trong ống nghiệm
• Tạo công nghệ: tìm kiếm và thử nghiệm công nghệ để
làm ra sản phẩm giống như vật mẫu.
• Trồng cây trong khu vực thử nghiệm của Viện NN
• Sản xuất thử, còn gọi là sản xuất “Série 0”, để kiểm
chứng độ tin cậy của công nghệ trên quy mô nhỏ.
2. Nghiên cứu Khoa học (NCKH) cần con người như thế nào?

• Có kiến thức về lĩnh vực nghiên cứu.


• Có đam mê nghiên cứu, ham thích tìm tòi, khám phá mới.
• Có sự khách quan và trung thực về khoa học (đạo đức khoa
học).

 Biết cách làm việc độc lập, tập thể và có phương pháp.
 Liên tục rèn luyện năng lực nghiên cứu từ lúc là sinh viên.
3. Ai là người nghiên cứu khoa học?

Các nhà nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực khác nhau ở các Viện,
Trung tâm Nghiên cứu.
 Các giáo sư, giảng viên ở các trường Đại học – Cao đẳng,
Trung học Chuyên nghiệp.
 Các chuyên gia ở các cơ quan quản lý Nhà nước.
 Các Công ty, Viện nghiên cứu tư nhân.
 Các Sinh viên ham thích NCKH ở các trường Đại học.
Q&A

33

You might also like