You are on page 1of 4

VỘI VÀNG

(Xuân Diệu)

I. Tình yêu cuộc sống nồng nàn của Xuân Diệu (2 khổ thơ đầu):
1. 4 câu thơ đầu:
2. 9 câu thơ tiếp:
a. Bức tranh khu vườn trần gian:
* Hình ảnh thơ:
- Ong bướm, hoa, đồng nội, lá, cành tơ, yên anh, ánh sáng: Gợi lên
không gian một khu vườn mùa xuân sống động, vui tưoi và tràn đầy sức sống.
- Ong bướm - tuần tháng mật:
+ Cách hiêu 1: Ong bướm đang bay dập dờn hút mật hoa mùa xuân
(Vẻ đẹp sức sống của mùa xuân).
+ Cách hiểu 2: Ong bướm đang sống trong tuần tháng mật, đang tình
tứ ngọt ngào.
- Hoa của đồng nội xanh rì:
+ Xanh rì: Sức sống mùa xuân tràn khắp không gian → Tạo sự ấn
tượng,
thu hút của mùa xuân.
+ Liên hệ với Nguyễn Du:
- Điểm giống: Yêu thích, say mê vẻ đẹp của mùa xuân.
- Điểm khác: Nguyễn Du: Vẻ đẹp trang nhã, trong trẻo.
Xuân Diệu: Hướng đến vẻ đẹp ấn tượng
- Lá của cành tơ phơ phất: Cành cây non chuyển động nhẹ nhàng trong
gió
xuân → Nét vẽ duyên dáng.
- Yến anh – khúc tình si: Bản tình ca nồng nàn của thiên nhiên .
- Ánh sáng chớp hàng mi: Khung cảnh thiên hiên được bao phủ trong
anh sáng → Tươi sáng, đẹp đẽ (Ánh sáng buổi sớm mai như phát ra từ că ̣p mắt
đẹp vô cùng của nàng công chúa có tên là Bình Minh. Nàng vừa tỉnh giấc nồng
suốt mô ̣t đêm qua, mắt chớp chớp hàng mi rồi bừng nở ra muôn vàn hào quang.
Chính ánh sáng ấy đã tưới lên cảnh vâ ̣t càng làm cho bức tranh thiên nhiên giống
như mô ̣t nguồn nhựa sống chảy dào dạt xung quanh cuô ̣c sống của con người)
 Những hình ảnh rất quen thuộc nhưng mang nét riêng của ngòi bút Xuân
diệu. Tất cả những hình ảnh thiên nhiên đều có đôi có cặp quấn quýt trong một
tình yêu mật ngọt (hình ảnh sóng đôi: ong bướm, yến anh; điệp từ “của” nhấn
mạnh quan hệ sở hữu → Tất cả các sự vật đều thuộc về nhau; các từ: “tháng
mật”, “tình si”)

 Nét phong cách: Nhìn đời qua lăng kính / con mắt si mê của tình yêu.

 Đoạn thơ đã vẽ lại bức tranh khu vườn xuân tươi đẹp, đầy sức sống (vừa có
thanh, vừa có sắc), toát lên sự ngọt ngào mê say của tình yêu → Con mắt say mê
vẻ đẹp thiên nhiên cuộc sống → Lòng yêu đời thắm thiết.

* Tháng giêng ngon như một cặp môi gần:


- Vẻ đẹp và sức hấp dẫn của mùa xuân được Xuân Diệu ngợi ca nồng
nhiệt nhất trong câu thơ: “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”.
- Tháng giêng: Tháng đầu tiên của một năm, tháng đẹp nhất của mùa
xuân (trong câu thơ này có thể hiểu tháng giêng là mùa xuân)
- Ngon: Tháng giêng với Xuân Diệu không phải là vui, là đẹp, là náo
nức, là “tháng ăn chơi” như cách nói thường gặp. Xuân Diệu cảm nhận tháng
giêng ở trang thái đặc biệt: “ngon”. “Ngon” là cảm nhận từ nếm trải và tận hưởng
bằng vị giác. Tháng giêng hay nói rộng ra là mùa xuân, chỉ là thời gian vô hình.
Sao có thể đem lại cảm giác “ngon” cho thi sĩ? Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm
giác được sử dụng tài hoa và táo bạo đã thể hiện cách cảm nhân và tận hưởng cuộc
sống rất riêng của Xuân Diệu. Nhà thơ không chỉ muốn ngắm nhìn và đắm mình
trong cái đẹp, cái thơ của nàng xuân, ông còn muốn trực tiếp thâu nhận vào mình
sự ngọt ngào, thơm mát, hấp dẫn của đất trời, cỏ hoa, ong bướm… của mùa xuân.
Cách sử dụng từ ngữ đã thể hiện lòng yêu đời, ham sống đến cuồng nhiệt của thi sĩ
trẻ tuổi.
- Biện pháp tu từ so sánh:
+ So sánh táo bạo, chưa từng có, mang dấu ấn của “nhà thơ mới nhất
trong các nhà thơ mới”.
+ Tháng giêng vô hình được so sánh với một sự vật hữu hình → Cụ thể
hóa vẻ đẹp và độ “ngon” của mùa xuân.
+ Cặp môi gần: Hình ảnh gợi liên tưởng đến đôi môi quyến rũ của
người tình nhân đang kề sát mời gọi ta. Hình ảnh ấy gợi lên sự rung động và khát
khao cháy bỏng – những khát khao vứa trần tục, vừa bay bổng. Cõ lẽ suốt bao
nhiêu thế kỉ thơ ca Việt Nam, chưa từng bao giờ xuất hiện hình ảnh nào mang tính
nhục thể mà lại quyến rũ, hấp dẫn đến thế. Chỉ đến với Xuân Diệu vời ngòi bút thơ
cách tân táo bạo, với con mắt thơ si tình và với tâm hồn thơ luôn nông nàn yêu
đương mới có được! Chàng thi sĩ ấy nhìn cuộc sống như 1 tình nhân để rồi luôn
khao khát được kề bên, tình tự.
- Câu thơ thể hiện:
+ Cái chất riêng của Xuân Diệu trong việc sử dụng ngôn từ và hình ảnh
– “dấu vân chữ” của thi sĩ.
+ Cách nhìn đời đắm say và tình yêu cuộc sống nồng nàn, si mê.
+ Đặc biệt, ẩn chứa trong câu thơ còn là một quan điểm đầy tính nhân
văn của Xuân Diệu. Chàng thi sĩ của thơ mới đã lấy con người làm chuẩn mực cho
vẻ đẹp của thiên nhiên. Lật giở lại thơ trung đại, có thể thấy, thi nhân xưa bao giờ
cũng xem thiên nhiên là chuẩn mực cho những gì đẹp đẽ nhất trên đời này. Nhưng
Xuân Diệu nói riêng và thi sĩ thơ mới nói chung đã quan niệm ngược lại. Cách viết
của họ, quan niệm của họ thể hiện tinh thần của 1 thời đại mới chịu sự ảnh hưởng
của văn hóa phương Tây. Đó là thười đại đề cao và tôn vinh con người, cốt yếu
nhất là con người cá nhân. Như vậy, đọc thơ Xuân Diệu, ta không chỉ bị cuốn vào
cái đắm say rạo rực của tình thơ mà còn cảm nhận được những điều sâu thẳm, đầy
ý nghĩa.
b. Tâm thế sống của Xuân Diệu:
* “Sung sướng” tận hưởng vẻ đẹp của đời:
- Là chủ nhân của khu vườn xuân, ngây ngất đứng giữa thiên đường trần
gian để tận hưởng thanh sắc, mật ngọt của đời (Dẫn chứng: điệp ngữ “này đây”
trong 4 câu thơ đầu khổ 2).
- Sống từng ngày vời niềm vui thích hứng khởi (Dẫn chứng: “Mỗi buổi sớm
thần Vui hằng gõ cửa).
- Sống với niềm sung sướng (Dẫn chứng: “Tôi sung sướng”).

* “Vội vàng” không muốn chờ đợi để phải tiếc nuối:


- Dòng thơ xuất hiện dấu chấm giữa câu: Hiện tượng của sự cách tân của
các nhà thơ mới. Dấu chấm bẻ đôi câu thơ và chính sự bẻ đôi này bộc lộ 2 trạng
thái cảm xúc đối lập nhau của nhà thơ.

II. Nỗi tiếc nuối thời gian (khổ 3):


1. Quan niệm thời gian của tác giả về thời gian và đời người (9 câu
thơ đầu):
a. Quan niệm về thời gian (2 câu thơ đầu):
“Xuân đương tói, nghĩa là xuân đương qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,”
- Điệp cấu trúc câu, lặp lại đến 4 lần chữ “xuân”  Sự trăn trở, suy tư
của tác giả về mùa xuân của đất trời.
- Đối lập: “đương tới” >< “đương qua”; “non” >< “già”  Điều Xuân
Diệu băn khoăn là sự chảy trôi, vận động không ngừng của dòng thời
gian – mũa xuân tới rồi mùa xuân qua, mùa xuân mới chớm (non) rồi
mùa xuân đến lúc cạn ngày (già).
- “Nghĩa là”: Cách nói định nghĩa, tạo nên sự tương đương giữa 2 vế câu.
 Quan niệm riêng của Xuân Diệu về thời gian. Thời gian biến
chuyển không ngừng trong dòng chảy tuyến tính. Mỗi khoảnh
khắc của thời gian đều đàn chia ly với hiện tại để thành quá khứ -
căn nguyên cho tâm thế sống vội vàng.

b. Quan niệm về đời người (7 câu thơ còn lại):


-

You might also like