You are on page 1of 15

z

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

MÔN HỌC
LUẬT HÌNH SỰ
BÀI TẬP NHÓM DEADLINE
Đề tài: PHÂN TÍCH BÌNH LUẬN BẢN ÁN
Giảng viên hướng dẫn: Thầy Võ Văn Tài
Nhóm thực hiện:
1. Trương Công Quốc Bảo K185041861
2. Trần Thị Quỳnh Duyên K185041865
3. Lữ Nguyễn Thùy Dương K185041866
4. Lê Thanh Hà K185041872
5. Lục Thị Thanh K185041900
6. Nguyễn Thị Ngọc Trang K185041915
7. Bùi Thị Thúy Vy K185041921
8. Lê Thị Tường Vy K185041922
TP HCM, Năm 2019

0
MỤC LỤC ............................................................................................................ 0

PHÂN TÍCH VỤ ÁN ............................................................................................ 2

I. TÓM TẮT VỤ ÁN ...................................................................................... 2

II. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG ...................................................................... 3

A. DẤU HIỆU PHÁP LÝ ............................................................................. 3

1. Mặt khách thể của tội phạm .................................................................. 3

2. Mặt khách quan của tội phạm ............................................................... 3

3. Mặt chủ quan của tội phạm ................................................................... 5

4. Mặt chủ thể của tội phạm ...................................................................... 5

B. XÉT CÁC TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ......... 6

C. XÉT MỨC HÌNH PHẠT CÓ THỂ ÁP DỤNG CHO ĐÀM DUY K ...... 7

BÌNH LUẬN BẢN ÁN ........................................................................................ 8

A. Về điều kiện hưởng án treo ......................................................................... 8

B. Về thời gian thử thách ................................................................................. 9

C. Về quyết định của Tòa án Nhân dân Cấp cao tại Hà Nội: ........................ 11

D. Về việc áp dụng tình tiết “Có tính chất côn đồ”: ...................................... 11

E. Về tình tiết “phòng vệ chính đáng’’ .......................................................... 12

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 14

1
PHÂN TÍCH VỤ ÁN
I. TÓM TẮT VỤ ÁN
Khoảng 20 giờ 00 phút ngày 25/7/2017, Đàm Duy K mang theo người 01 con dao
dạng gọt hoa quả dài 23 cm (theo K khai là để phòng thân) đi bộ từ nhà sang nhà của Phạm
Thế M sinh ngày 05/02/2003 và Phạm Đình H sinh năm 1999 ở xã L, huyện T, thành phố
H chơi thì gặp Đào Ngọc Ph sinh ngày 10/9/2001 cùng ở xã L, huyện T, thành phố H (K,
H, Ph và Thế M là bạn). Sau đó, cả nhóm rủ nhau đi bộ đi chơi. Trên đường đi thì Ph nhặt
một khúc gỗ dài khoảng 70cm cầm theo để đuổi đánh chó (BL 119). Khi đi đến đoạn đường
thuộc Đ, xã L thì cả nhóm gặp Cao NM sinh ngày 03/7/2001 đi cùng với Nguyễn Trịnh Kh
sinh ngày 09/10/2002, Đàm Hưng N sinh ngày 07/8/2001, Phạm Văn Th sinh ngày
10/11/2002, Nguyễn Trịnh Khải Đ sinh ngày 12/7/1999 và Hoàng T sinh ngày 17/02/2001
đều ở xã L, huyện T, thành phố H đi xe đạp điện và xe máy cúp ngược chiều. Do Cao NM
và Đào Ngọc Ph có mâu thuẫn từ trước nên khi gặp Ph thì NM đã chửi Ph “Đ. mẹ mày”.
Ph có hỏi là “làm sao” và đi tiếp. NM bảo nhóm của NM quay xe lại và đuổi theo chặn đầu
Ph. Thấy Ph cầm gậy, NM yêu cầu Ph vất gậy đi. Sợ NM lại lấy gậy đánh Ph nên Ph vứt
luôn gậy xuống ao.

Khi Ph vứt gậy đi thì NM lao vào, dùng tay chân đấm đá Ph. Ph cũng dùng tay đánh
lại NM. Phạm Văn Th chạy vào can ngăn. Thấy Cao Ngọc NM và Đào Ngọc Ph đánh nhau
nên Đàm Hưng N xông vào hỗ trợ NM đánh Ph. Thấy N xông vào cùng NM đánh Ph, Ph
có gọi “K ơi, K” với mục đích để K cứu Ph. Thấy vậy, K dùng dao có sẵn trong người đâm
01 nhát vào cẳng tay phải của N; N bỏ chạy theo hướng đường liên xã L - xã H huyện T. K
xông đến chỗ Ph và Cao NM đang đánh nhau, đứng phía sau Cao NM và đâm 03 nhát dao
vào người Cao NM, trong đó 01 nhát vào vai phải, 01 nhát vào vai trái và 01 nhát vào mạng
sườn phải rồi vứt dao xuống ven đường. Ph và Cao NM vẫn tiếp tục đánh nhau được khoảng
5 phút thì Ph thấy sau lưng NM chảy nhiều máu nên Ph dừng lại. Cao NM, Đàm Hưng N
bị thương được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện V.

Sau khi đánh nhau, Ph thấy con dao K cầm lúc trước vứt ở ven đường nên đã nhặt
đưa cho K, K cầm dao và lấy một mảnh nhựa hình chữ nhật dài 19cm, rộng 03cm để cầm
lưỡi dao vào trong mảnh nhựa và vứt ở bụi cây trước cổng nhà Phạm Thế M. Phạm Thế M
nhặt con dao này cất vào nóc chuồng chó trong sân nhà. Cơ quan điều tra đã thu giữ con
dao trên.

Tại Bản Kết luận giám định pháp y số 421/2017/TgT ngày 21/8/2017, Trung tâm
Pháp y H kết luận: Cao NM bị thương tích là 33%. Kết luận giám định số 77/2017/GĐHS
ngày 30/8/2017 của Phòng Kỹ thuật Hình sự Công an thành phố H kết luận con dao thu
được có dính máu của Cao NM.

2
II. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
Ta thấy, khi thấy Đào Ngọc Ph bị 2 người là Cao NM và Đàm Hưng N cùng nhau
đánh và nghe tiếng kêu cứu của Ph, Đàm Duy K dùng dao có sẵn trong người đâm 01 nhát
vào cẳng tay phải của N; N bỏ chạy theo hướng đường liên xã L - xã H huyện T. K xông
đến chỗ Ph và Cao NM đang đánh nhau, đứng phía sau Cao NM và đâm 03 nhát dao vào
người Cao NM, trong đó 01 nhát vào vai phải, 01 nhát vào vai trái và 01 nhát vào mạng
sườn phải rồi vứt dao xuống ven đường. Vì tình huống không hề để cập tỉ lệ thương tật của
Đàm Hưng N nên ta có thể hiểu, tỉ lệ thương tích của N không đáng kể. Vậy ta xét đến tỉ lệ
thương tích 33% của Cao NM.

Qua diễn biến của tình huống ta có thể thấy rằng Đàm Duy K có hành vi xâm hại
đến sức khỏe của Cao NM nhằm gây thương tích cho NM để NM không còn tiếp tục đánh
nhau với Đào Ngọc Ph (bạn của K).

Với những tình tiết nêu trên, Đàm Duy K có thể phạm vào tội Cố ý gây thương tích
được quy định tại một trong các điều 134, 135, 136 BLHS 2015 (sửa đổi bổ sung 2017)

Vậy để xác định Đàm Duy K có phạm tội Cố ý gây thương tích được quy định tại
điều luật nào, ta xem xét các dấu hiệu pháp lý trong vụ án.

A. DẤU HIỆU PHÁP LÝ


1. Mặt khách thể của tội phạm

Đối chiếu với tình huống của vụ án, Đàm Duy K đã xâm phạm đến quyền được bảo
vệ tính mạng, sức khỏe của Cao NM khi có hành vi đâm NM 3 nhát dao.

2. Mặt khách quan của tội phạm

Theo khoa học hình sự, mặt khách quan của tội phạm có các dấu hiệu sau: hành vi,
hậu quả, mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả, các điều kiện bên ngoài như phương pháp,
phương tiện, công cụ phạm tội, thời gian, địa điểm, hoàn cảnh phạm tội, v.v.

Đối chiếu với tình huống của vụ án:

- Về hành vi: Hành vi trái pháp luật: K xông đến chỗ Ph và Cao NM đang đánh
nhau, đứng phía sau Cao NM và đâm 03 nhát dao vào người Cao NM, trong đó 01 nhát vào
vai phải, 01 nhát vào vai trái và 01 nhát vào mạng sườn phải rồi vứt dao xuống ven đường.

Nhận thấy hành vi của K trong tình huống chứng kiến hành vi trái pháp luật của Cao
NM và N, K vẫn có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình. Cụ thể, hành động
tấn công NM của K không liên tục mà có sự ngắt quãng để xem xét hành vi của NM đã
dừng hay chưa, thấy NM không dừng hành vi đánh Ph, K mới tiếp tục hành vi tấn công của
mình. Như vậy, có thể thấy K không ở trong trạng thái tinh thần kích động mạnh.

3
→ Hành vi tấn công của K là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, trái với pháp luật
hình sự, có sự kiểm soát của ý thức và sự điều khiển của ý chí: K mong muốn gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của NM

- Hậu quả: Cao NM bị thương với tỷ lệ thương tích là 33%.

- Về mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả:

Quan hệ nhân quả: Trong tình huống này, hành vi của K là hành vi trái pháp luật
hình sự và xảy ra trước hậu quả về mặt thời gian. Giữa hành vi của K và hậu quả đã xảy ra
có mối quan hệ thực tế làm phát sinh hậu quả thiệt hại, việc Cao NM bị thương với tỷ lệ
thương tích là 33% là do Đàm Duy K thực hiện hành vi dùng dao đâm 3 nhát vào vai trái,
vai phải và mạng sườn phải của Cao NM.

- Về những biểu hiện khác:

· Về công cụ và phương tiện phạm tội.

Công cụ: Trước đó, K đã chuẩn bị 01 con dao gọt hoa quả dài 23cm. Đây là một vật
sắc nhọn có khả năng gây sát thương cao khi dùng nó để tấn công NM.

· Về thời gian, địa điểm

Thời gian: 20h00 ngày 25/07/2017.

Địa điểm: trên đoạn đường thuộc Đ, xã L, huyện T, thành phố H.

· Về hoàn cảnh phạm tội

Trong hoàn cảnh K nhận thấy nhóm của NM “ỷ đông hiếp yếu”, có hành vi khiêu
khích và tấn công Ph trước, chứng kiến hành vi đánh nhau của Cao NM, Đàm Hưng N và
Đào Ngọc Ph (bạn thân của K), nhận thấy Ph đang lâm vào thế yếu, Ph đang bị cả hai người
là Cao NM và Đàm Hưng N đánh, so về tương quan số lượng, nhóm của Cao NM đông
hơn. hơn nữa nhận được tín hiệu cầu cứu từ Ph (“K ơi, K”), K đã có hành vi dùng dao tấn
công NM và N để giúp đỡ Ph. Có thể thấy, trong hoàn cảnh này, K có thể phát sinh quyền
phòng vệ, tức có nghĩa, các hành vi của K nhằm ngăn chặn hành vi trái luật của Cao NM
đối với bạn của mình là Đào Ngọc Ph. Nhưng đối chiếu với cách phòng vệ của K là dùng
dao đâm Cao NM khiến NM bị thương tích đến 33%, trong khi NM khi thực hiện hành vi
của mình không hề có sử dụng công cụ phương tiện nào khác, K có thể lựa chọn cách khác
để ngăn chặn hành vi của Cao NM nhưng K lại sử dụng dao để gây thương tích cho NM,
những tình tiết trên dường như cho thấy K đang vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.

4
3. Mặt chủ quan của tội phạm

- Hình thức lỗi: Hình thức lỗi của Đàm Duy K là lỗi cố ý. (Theo khoản 1, Điều 10
BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017)

K nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của
hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra cụ thể là:

+ Trong hoàn cảnh, điều kiện bình thường, K buộc phải biết trước và nhận thấy
được hành vi của mình có thể gây hại đến tính mạng của NM.

+ K thấy trước hậu quả Cao NM bị thương và mong muốn hậu quả đó xảy ra, bởi vì
K muốn giúp Ph. Hành vi tổn thương đến NM có thể khiến cho NM không thể tiếp tục tấn
công Ph. Tuy nhiên, ý chí của K chỉ dừng lại ở việc gây thương tích chứ không hề chủ đích
lấy mạng NM. Điều này được thể hiện rõ qua vị trí 3 vết đâm trên người NM 1 nhát ở vai
phải, 1 nhát ở vai trái và 1 nhát ở mạng sườn phải (chủ đích đâm vào tay nhưng không may
trúng sườn). Những vị trí tấn công đều không phải là những điểm chí mạng trên cơ thể nạn
nhân.

→ Lỗi cố ý trực tiếp

- Động cơ: Việc K đâm NM xuất phát từ lời cầu cứu của Ph và khi chứng kiến hành
vi khiêu khích gây sự trước của bên hại và việc ỷ đông hiếp yếu của nhóm NM khi NM và
N có hành vi tấn công Ph. Vì vậy, động cơ là ngăn chặn hành vi tấn công Ph của NM và N.

- Mục đích: gây thương tích cho NM để ngăn cản hành vi tấn công Ph của NM.

→ Từ những phân tích nói trên, có thể kết luận hành vi của K là trái pháp luật hình
sự với lỗi cố ý trực tiếp.

4. Mặt chủ thể của tội phạm

- Xét về độ tuổi: tính từ ngày sinh của Đàm Duy K đến ngày phạm tội (19/04/2001
– 25/07/2017), K đã được 16 tuổi 03 tháng 6 ngày.

Theo khoản 1, Điều 12 BLHS quy định:

“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ
những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.”

Vậy Đàm Duy K đã đủ tuổi theo luật định để chịu trách nhiệm hình sự.

- Xét về năng lực trách nhiệm hình sự: Về ý thức, Đàm Duy K nhận thức được hành
vi của mình; về ý chí, K có khả năng điều khiển hành vi của mình. Dựa vào những dấu hiệu
này cho thấy K có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự để chịu trách nhiệm hình sự.

5
- Chủ thể của tội danh được quy định tại điều 134, 135, 136 không mang các dấu
hiệu của chủ thể đặc biệt như các dấu hiệu liên quan đến chức vụ, quyền hạn; liên quan đến
nghề nghiệp, tính chất công việc; liên quan đến nghĩa vụ phải thực hiện, liên quan đến tuổi
tác, quan hệ gia đình, giới tính. Do đó chủ thể của những tội danh này là chủ thể thường.

Từ các dấu hiệu pháp lý nêu trên cho thấy, Đàm Duy K có đầy đủ các dấu hiệu của
tội phạm Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khoẻ của người khác do vượt quá
giới hạn phòng vệ chính đáng được quy định tại Điều 136 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung
2017.

B. XÉT CÁC TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử K đều thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
gia đình K đã bồi thường cho Cao NM và được NM và gia đình NM xin giảm nhẹ hình
phạt. Theo khoản 1 Điều 51 BLHS 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) quy định:

“1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục
hậu quả;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật
của nạn nhân gây ra;
g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;
l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi
của mình gây ra;
m) Phạm tội do lạc hậu;
n) Người phạm tội là phụ nữ có thai;
o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;
p) Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng
điều khiển hành vi của mình;
r) Người phạm tội tự thú;
s) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
t) Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện
tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;
u) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

6
v) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học
tập hoặc công tác;
x) Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con
của liệt sĩ.”

Vậy trong trường hợp của Đàm Duy K, đã thuộc 2 tình tiết giảm nhẹ được quy định
tại điểm b và điểm s của điều luật này.

C. XÉT MỨC HÌNH PHẠT CÓ THỂ ÁP DỤNG CHO ĐÀM DUY K

Thứ nhất, tuy Cao NM (người bị hại) không có mâu thuẫn gì với bị cáo Đàm Duy
K, nhưng xét hoàn cảnh diễn ra hành vi phạm tội thì việc K dùng dao đâm NM là do NM
gây sự trước và đánh Đào Ngọc Ph (bạn của K) trong lúc K và Ph đang đi cùng nhau. Bản
thân K khi gặp NM cũng không có ý định đánh nhau với NM, chỉ khi Ph bị NM đánh, rồi
bạn của NM là N lại xông vào cùng NM đánh Ph, NM kêu cứu từ K, gọi “K ơi, K” thì K
mới dùng dao đâm vào tay N và đâm NM. Khi N bị đâm 01 nhát vào tay và bỏ chạy không
đánh Ph nữa thì K cũng không đuổi theo để đâm N. K đâm NM, NM vẫn tiếp tục đánh nhau
với Ph, nhưng K đã vứt luôn dao ở ven đường, không tiếp tục đâm NM tới cùng.

Thứ hai, Đàm Duy K là người chưa thành niên, nhận thức pháp luật còn hạn chế,
việc K đâm Cao NM là để cứu bạn mình là Đào Ngọc Ph đang bị NM và bạn của NM tấn
công. Hơn nữa, nhân thân K chưa có tiền án, tiền sự. Theo chính sách hình sự về xử lý
người chưa thành niên phạm tội thì “Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm
lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa
chữa sai lầm, phát triển lành mạnh trở thành công dân có ích cho xã hội. Việc xử lý người
dưới 18 tuổi phạm tội phải căn cứ vào độ tuổi, khả năng nhận thức của họ về tính chất
nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm… Tòa án chỉ
áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội khi xét thấy các hình
phạt và biện pháp giáo dục khác không có tác dụng răn đe, phòng ngừa” (Điều 91 Bộ luật
hình sự).

7
BÌNH LUẬN BẢN ÁN
A. Về điều kiện hưởng án treo
Điều 65 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về án treo như sau:

“1. Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và
các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án
cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các
nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật thi hành án hình sự.

…”

Bên cạnh đó, Điều 2 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP quy định về Điều kiện cho
người bị kết án phạt tù được hưởng án treo như sau:

“Người bị xử phạt tù có thể được xem xét cho hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau:

1. Bị xử phạt tù không quá 03 năm.

2. Có nhân thân tốt

Được coi là có nhân thân tốt nếu ngoài lần phạm tội này, người phạm tội luôn chấp
hành đúng chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư
trú, nơi làm việc.

Đối với người đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp được coi là không có án tích,
người bị kết án nhưng đã được xóa án tích, người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc
bị xử lý kỷ luật mà thời gian được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử
lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 06 tháng, nếu xét thấy tính chất, mức độ
của tội phạm mới được thực hiện thuộc trường hợp ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là
đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án và có đủ các điều kiện khác thì cũng có
thể cho hưởng án treo.

3. Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất 01
tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự
và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 của Bộ
luật Hình sự.

Trường hợp có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì số tình tiết giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự phải nhiều hơn số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự từ 02 tình tiết trở
lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều
51 của Bộ luật Hình sự.

8
4. Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền giám sát, giáo dục.

Nơi cư trú rõ ràng là nơi tạm trú hoặc thường trú có địa chỉ được xác định cụ thể
theo quy định của Luật Cư trú mà người được hưởng án treo về cư trú, sinh sống thường
xuyên sau khi được hưởng án treo

Nơi làm việc ổn định là nơi người phạm tội làm việc có thời hạn từ 01 năm trở lên
theo hợp đồng lao động hoặc theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

5. Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội có khả
năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh
hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.”

Vậy Đàm Duy K đủ điều kiện hưởng án treo theo nghị quyết nêu trên, cụ thể Tòa
tuyên bị cáo K 36 tháng tù (tức 3 năm), và để làm rõ hơn về khoản 3 của nghị quyết, chúng
tôi đưa ra ý kiến như sau: Bị cáo K có 2 tình tiết giảm nhẹ đều thuộc Điều 51 của Bộ luật
Hình sự 2015, đó là điểm b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc
khắc phục hậu quả và điểm s) Người phạm tội thành khẩn khai báo hoặc ăn năn, hối cải và
không có tình tiết tăng nặng quy định tại khoản 1 Điều 52 của Bộ Luật Hình sự. Thêm nữa,
Tòa nhận thấy việc áp dụng hình phạt tù có thời hạn là không cần thiết vì bị cáo có thể tự
cải tạo tốt.
B. Về thời gian thử thách
Điều 4 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP quy định về Ấn định thời gian thử thách:

“Khi cho người phạm tội hưởng án treo, Tòa án phải ấn định thời gian thử thách
bằng hai lần mức hình phạt tù, nhưng không được dưới 01 năm và không được quá 05
năm.”

Vậy tòa cho bị cáo K thời gian thử thách 5 năm là hợp lý, vì nếu tính thời gian thử
thách bằng 2 lần mức phạt tù, tức 6 năm nhưng như vậy là không đúng theo nghị quyết.

Về việc áp dụng điều 54 ‘’Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung
hình phạt được áp dụng’’. Bị cáo K bị xử phạt về tội cố ý gây thương tích theo điểm c
khoản 3 điều 134 với mức hình phạt được quy định là từ 5 năm đến 10 năm. Nhưng tòa án
tuyên 36 tháng tù, tức 3 năm là dưới mức hình phạt định khung. Xét thấy bị cáo K đủ yếu
tố theo khoản 1 của điều 54. Cụ thể, ở khoản 1 Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới
mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền
kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại
khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này. Theo khoản 1 điều 51: Các tình tiết sau đây là tình tiết
giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

9
a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;

c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;

e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của
nạn nhân gây ra;

g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;

l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của
mình gây ra;

m) Phạm tội do lạc hậu;

n) Người phạm tội là phụ nữ có thai;

o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;

p) Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;

q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều
khiển hành vi của mình;

r) Người phạm tội tự thú;

s) Người phạm tội thành khẩn khai báo hoặc ăn năn hối cải;

t) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện hoặc điều tra
tội phạm;

u) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

v) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập
hoặc công tác;

x) Người phạm tội là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ, người có công với cách mạng.

10
Như vậy, bị cáo K được Tòa áp dụng theo Điều 54 là hợp lý (vì bị cáo có 2 tình tiết
giảm nhẹ ở điểm b) và điểm s) điều 51).

Điểm b khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 41/2017/QH14 về việc áp dụng Bộ Luật Hình
sự 2015: Các điều khoản của Bộ luật Hình sự năm 2015 xóa bỏ một tội phạm, một hình
phạt, một tình tiết tăng nặng; quy định hình phạt nhẹ hơn, tình tiết giảm nhẹ mới; miễn
trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xóa án tích và các quy định khác có
lợi cho người phạm tội thì được áp dụng đối với cả những hành vi phạm tội xảy ra trước 0
giờ 00 phút ngày 01 tháng 01 năm 2018 mà sau thời điểm đó mới bị phát hiện, đang bị điều
tra, truy tố, xét xử hoặc đối với người đang được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt,
xóa án tích; Tòa áp dụng điều này là đúng vì hành vi phạm tội của K xảy ra vào ngày
25/7/2017 và Tòa sơ thẩm xét xử vào ngày 03/5/2018 nhưng chưa cụ thể vì nghị quyết
không quy định hình phạt nhẹ hơn ở mức nào, có phải là như trường hợp Tòa án áp dụng
đối với bị cáo K. Nếu tòa không tuyên bị cáo K 36 tháng tù (tức 3 năm), thì phải chăng bị
cáo K sẽ không được hưởng án treo?
C. Về quyết định của Tòa án Nhân dân Cấp cao tại Hà Nội:
Căn cứ khoản 1 Điều 382, khoản 1 Điều 388, Điều 389 Bộ luật Tố tụng hình sự,
điểm c khoản 3 Điều 134; điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 91; Điều 54; Điều 65,
Điều 101 Bộ luật Hình sự.

1. Không chấp nhận Kháng nghị giám đốc thẩm số 12/QĐ-VC1-HS ngày 14/2/2019
của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội.

2. Giữ nguyên Bản án hình sự phúc thẩm số 64/2018/HS-PT ngày 24/8/2018 của
Tòa án nhân dân thành phố H.

Tại Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 12/QĐ-VC1-HS ngày 14/02/2019,
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội đề nghị Tòa án nhân dân cấp cao
tại Hà Nội xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, hủy Bản án hình sự phúc thẩm số
64/2018/HS-PT ngày 24/8/2018 của Tòa án nhân dân thành phố H để xét xử phúc thẩm lại
theo đúng quy định của pháp luật với lý do: Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm
không áp dụng tình tiết phạm tội có tính chất côn đồ và cho bị cáo được hưởng án treo là
không đúng.
D. Về việc áp dụng tình tiết “Có tính chất côn đồ”:
Nhận thấy bị cáo ngay từ đầu không có ý định dùng dao đâm NM, chỉ khi có lời gọi
của Ph: “K ơi’’ thì bị cáo mới quay lại giúp bạn mình. Trước đó, K không hề có bất kỳ
xung đột gì với Cao NM, khi Cao NM có hành vi ỷ đông hiếp yếu và có hành vi tấn công
Ph trước, K cũng chỉ đứng một bên và không có hành vi tham gia đánh nhau cho tới khi
nhận thấy Ph đang bị bất lợi và cầu cứu K. Hơn nữa, bị cáo cũng không có ý định dùng dao
đâm đến cùng, mục đích chỉ là ngăn không cho NM đánh Ph, cụ thể việc tấn công NM

11
không đâm liên tục mà có dừng lại quan sát NM có chấm dứt hành vi tấn công Ph chưa,
khi N bị đâm và bỏ chạy thì bị cáo cũng không truy đuổi theo và đã phụ giúp đưa NM đi
cấp cứu. Xem xét những tình tiết như trên thì cho thấy, bị cáo hành vi của K không có tính
chất côn đồ.

Theo như những đánh giá nêu trên về việc áp dụng tình tiết “có tính chất côn đồ’’
thì bị cáo K không có tính chất côn đồ và xét thấy bị cáo nên được cho hưởng án treo, như
vậy quyết định của Tòa án nhân dân cấp cao Hà Nội về việc không chấp nhận Kháng nghị
giám đốc thẩm số 12/QĐ-VC1-HS ngày 14/02/2019 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân
dân cấp cao tại Hà Nội là có cơ sở hợp lí.

Nhân thân bị cáo K chưa có tiền án, tiền sự, chính quyền địa phương và nhà trường
đều xác nhận bị cáo là học sinh ngoan, công dân tốt, chấp hành nghiêm chỉnh các chính
sách của địa phương, nhà trường; ngoài lần phạm tội này ra bị cáo không có hành vi vi
phạm nào khác. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử bị cáo đều thành khẩn khai báo, ăn
năn hối cải; gia đình bị cáo đã bồi thường cho bị hại và được bị hại và gia đình bị hại xin
giảm nhẹ hình phạt. Tại phiên tòa phúc thẩm, gia đình bị hại vẫn tha thiết xin giảm nhẹ
trách nhiệm hình sự cho bị cáo; đại diện Ban giám hiệu nhà trường và cô giáo chủ nhiệm
lớp 11B Trường PTTH 25/10 huyện T đề nghị Tòa án cho bị cáo được hưởng án treo để bị
cáo được tiếp tục đi học, tham dự kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học; đồng thời chính
quyền và nhà trường cùng cam kết có trách nhiệm quản lý, giáo dục bị cáo; gia đình bị cáo
có hoàn cảnh éo le, khó khăn, bố bị cáo đạp xích lô, mẹ làm ruộng, gia đình bị cáo có hai
anh em thì anh trai bị cáo mới mất do tai nạn giao thông. Từ các căn cứ nêu trên, việc cho
bị cáo K hưởng án treo là phù hợp và có căn cứ pháp luật, tạo điều kiện cho bị cáo có cơ
hội sinh sống, học tập, phát triển trong môi trường bình thường, có điều kiện tốt nhất để trở
thành công dân tốt.

Mặt khác, việc giữ nguyên Bản án hình sự phúc thẩm số 64/2018/HS-PT ngày
24/8/2018 của Tòa án nhân dân thành phố H là có căn cứ và thuyết phục khi xem xét tới
việc không có tính chất côn đồ và cho bị cáo được hưởng án treo. Thế nhưng, việc xét xử
bị cáo theo điểm c) khoản 3 điều 134 liệu có hợp lý không? Điều này chúng tôi sẽ đưa ra ý
kiến của mình như sau.
E. Về tình tiết “phòng vệ chính đáng’’
Theo điều 22 Bộ luật hình sự 2015:
1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính
đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống
trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
Hành vi xâm phạm tính mạng hoặc sức khỏe của người khác được coi là phòng vệ
chính đáng khi có đủ các điều kiện sau đây:

12
a) Hành vi xâm hại những lợi ích cần phải bảo vệ là hành vi phạm tội hoặc rõ ràng
là có tính chất nguy hiểm cho xã hội.
b) Hành vi nguy hiểm cho xã hội đang gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại thực
sự và ngay tức khắc cho những lợi ích cần phải bảo vệ.
c) Phòng vệ chính đáng không chỉ gạt bỏ sự đe dọa, đẩy lùi sự tấn công, mà còn có
thể tích cực chống lại sự xâm hại, gây thiệt hại cho chính người xâm hại.
d) Hành vi phòng vệ phải tương xứng với hành vi xâm hại, tức là không có sự chênh
lệch quá đáng giữa hành vi phòng vệ với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm
hại.
Hành vi tấn công của NM và N đối với Ph là mang tính chất nguy hiểm cho xã hội,
sự tương quan lực lượng giữa NM, N và Ph cho thấy rõ ràng Ph đang có sự yếu thế hơn khi
Ph đang trong tình trạng một chấp hai. Nếu hành vi trái pháp luật của NM, N còn tiếp tục
diễn ra đối với Ph thì hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra. Ngay khi có lời kêu cứu của Ph,
rõ ràng hành vi trái pháp luật của NM vẫn còn hiện hữu. Trong tình huống này, K đã phát
sinh quyền phòng vệ.
Hành vi của K xảy ra ngay tức khắc khi có lời kêu cứu của Ph, và lúc này thì Ph
đang bị thiệt hại khi bị N và NM đánh, nhằm giúp đỡ bạn của mình nên K mới đánh N và
NM. Vậy, ngay lúc đó, K có quyền phòng vệ, nhưng phòng vệ của K có chính đáng hay
vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng? Điều này chúng tôi sẽ làm rõ ở phần tiếp theo.
Tương xứng không có nghĩa là thiệt hại do người phòng vệ gây ra cho người xâm
hại phải ngang bằng hoặc nhỏ hơn thiệt hại do người xâm hại đe dọa gây ra hoặc đã gây ra
cho người phòng vệ.
Để xem xét hành vi chống trả có tương xứng hay không, có rõ ràng là vượt quá giới
hạn hay không, thì phải xem xét toàn diện những tình tiết có liên quan đến hành vi xâm hại
và hành vi phòng vệ như: mức độ thiệt hại do hành vi xâm hại có thể gây ra hoặc đã gây ra
và do hành vi phòng vệ gây ra; vũ khí, phương tiện, phương pháp mà hai bên đã sử dụng;
nhân thân của người xâm hại (nam, nữ; tuổi; người xâm hại là côn đồ, lưu manh…); cường
độ của sự tấn công và của sự phòng vệ; hoàn cảnh và nơi xảy ra sự việc (nơi vắng người,
nơi đông người, đêm khuya) v.v… Đồng thời cũng cần phải chú ý đến yếu tố tâm lý của
người phải phòng vệ có khi không thể có điều kiện để bình tĩnh lựa chọn được chính xác
phương pháp, phương tiện chống trả thích hợp, nhất là trong trường hợp họ bị tấn công bất
ngờ.
Sau khi đã xem xét một cách đầy đủ, khách quan tất cả các mặt nói trên mà nhận
thấy rõ ràng là trong hoàn cảnh sự việc xảy ra, người phòng vệ đã sử dụng những phương
tiện, phương pháp rõ ràng quá đáng và gây thiệt hại rõ ràng quá mức (như: gây thương tích
nặng, làm chết người) đối với người có hành vi xâm hại thì coi hành vi chống trả là không
tương xứng và là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Ngược lại, nếu hành vi chống trả
là tương xứng thì đó là phòng vệ chính đáng.
Ta xét những tình tiết có liên quan đến hành vi phòng vệ của K

13
• Xét về khách thể cần bảo vệ thì cho thấy ngay tại thời điểm Ph đang
kêu cứu, K nhận thấy mình phải bảo vệ sức khỏe, tính mạng của Ph vì hành vi trái
pháp luật của NM và N đang gây tổn thương tới Ph.
• Mức độ thiệt hại do hành vi xâm hại của N và NM là nguy hiểm đối
với Ph có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của Ph; N và NM đã dùng “tay không” để
đánh Ph trong khi đó K lại dùng dao là hung khí có thể gây hại với mức độ thiệt hại
lớn hơn cho N và NM; cả K, N và NM đều là nam ở cùng một độ tuổi nhất định (lúc
xét xử vụ án: K 16 tuổi, N và NM đều 18 tuổi); hành vi tấn công của N và NM liên
tục dùng tay đánh vào người Ph; hoàn cảnh xảy ra vào đêm tối, nơi vắng người trên
đoạn đường thuộc Đ, xã L, huyện T, thành phố H.
• Đồng thời lúc này K hoàn toàn bình tĩnh để có thể đưa ra một phương
pháp khác để ngăn chặn hành vi của nhóm NM, bằng chứng là K có sự ngắt quãng
khi đâm NM để xem xét hành vi của NM có dừng lại hay chưa, hơn nữa phương
pháp này rõ ràng quá đáng và gây thiệt hại cho NM thương tích đến 33%.
→ Như vậy, ta nhận thấy rằng hành vi của K là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.

Vậy tại sao Tòa lại xét xử K theo điểm c) khoản 3 điều 134, trong khi như đã phân
tích nêu trên thì K đủ yếu tố cấu thành theo khoản 1 điều 136? Nhưng trên hết, dựa trên
những phân tích phía trên, nhóm chúng tôi cho rằng, K phạm theo khoản 1 điều 136 về tội
‘’ cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng’’, điều đó sẽ phù hợp
hơn với việc bị cáo K được hưởng án treo. Đó là hình phạt giúp bị cáo được quay trở về
học tập, hòa nhập cộng đồng, là bản án đúng người đúng tội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017
Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP
Bản án Hình sự sơ thẩm số 31/2018/HS-ST
Bản án Hình sự phúc thẩm số 64/2018/HS-PT

14

You might also like