You are on page 1of 7

MODULE

TÊN TIẾNG VIỆT: CHĂM SÓC SỨC KHỎE BÀ MẸ - TRẺ EM


TÊN TIẾNG ANH: MATERNAL AND CHILD HEALTH

I. THỜI LƯỢNG: 08 TC
- Lý thuyết: 45 tiết (03 TC)
- Thực hành tiền lâm sàng: 60 tiết (02 TC)
- Thực hành lâm sàng: 135 tiết (03 TC)

II. NĂNG LỰC


Sau khi hoàn tất module này sinh viên có năng lực chăm sóc các bệnh lý của bà mẹ và trẻ em. Cụ
thể sinh viên có thể:
1. Xác định chính xác các vấn đề sức khoẻ bất thường của bà mẹ trẻ em và ra quyết định xử
trí phù hợp các trường hợp cấp cứu.
2. Xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khoẻ trẻ em cho bà mẹ và trẻ em qua các tình huống
lâm sàng cụ thể.
3. Chăm sóc, theo dõi và cải tiến phương thức chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em theo diễn
biến của bệnh lý.
4. Tư vấn, giáo dục sức khoẻ cho bà mẹ và trẻ em dựa trên các chương trình giáo dục sức
khỏe của Quốc gia và các khuyến cáo của tổ chức Y tế Thế Giới theo từng tình trạng
bệnh lý.
5. Phối hợp với nhóm chăm sóc trong quá trình chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em dựa trên
các bằng chứng y học để tối ưu hóa sức khỏe thể chất và tinh thần của bệnh nhân.
6. Thể hiện đạo đức nghề nghiệp, sự quan tâm đến sức khoẻ bà mẹ và trẻ em qua thái độ
nhẹ nhàng, cẩn trọng, cảm thông, chia sẻ.

III. KIẾN THỨC


1. Mô tả đặc điểm giải phẩu sinh lý trẻ em và sự thay đổi giải phẩu sinh lý cơ quan sinh dục
nữ khi mang thai
2. Mô tả sự phát triển thể chất, tinh thần, vận động, đặc điểm sinh lý các thời kỳ tuổi trẻ.
3. Giải thích nguyên nhân, triệu chứng các thể suy dinh dưỡng trẻ em
4. Giải thích nguyên nhân, triệu chứng của các bệnh bà mẹ và trẻ em
5. Mô tả nguyên tắc sơ cấp cứu các trường hợp cấp cứu bà mẹ và trẻ em
6. Mô tả cách chăm sóc các bệnh lý của bà mẹ và trẻ em
7. Mô tả cách nuôi dưỡng trẻ em suy dinh dưỡng, thiếu Vitamin
8. Giải thích 3 bước xử trí trẻ bệnh theo chiến lược IMCI ở tuyến y tế cơ sở
9. Liệt kê các loại Vắc xin trong tiêm chủng mở rộng
10. Liệt kê các biện pháp tránh thai
11. Mô tả nguyên tắc sử dụng thuốc cho bà mẹ và trẻ em bị bệnh.
12. Vận dụng qui trình điều dưỡng vào việc chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em một cách an
toàn và phù hợp.

IV. KỸ NĂNG QUAN TRỌNG


A. Kỹ năng chuyên môn
A1.Thăm khám thai để phát hiện thai nghén bất thường

1
A2.Thăm khám thể chất và tâm lý của bà mẹ, trẻ em
A3.Thu thập thông tin tiền sử, bệnh sử của bà mẹ và trẻ em
A4.Chăm sóc sức khoẻ ban đầu các trường hợp bà mẹ và trẻ em bị bệnh tại tuyến y tế cơ
sở
A5.Thực hiện can thiệp điều dưỡng cho bà mẹ và trẻ em phù hợp với từng tình huống
lâm sàng.
A6.Giải thích và hướng dẫn cho bà mẹ và trẻ em sử dụng thuốc đúng chỉ định, an toàn
hợp lý.
A7.Xây dựng chế độ ăn hợp lý cho bà mẹ và trẻ em phù hợp với từng tình huống lâm
sàng cụ thể.
A8.Nuôi dưỡng trẻ sơ sinh phù hợp với các tình huống lâm sàng cụ thể
A9.Chăm sóc sức khoẻ ban đầu các trường hợp bà mẹ và trẻ em bị bệnh tại tuyến y tế cơ
sở
A10. Thiết kế chiến lược nâng cao sức khỏe, cải thiện hành vi liên quan đến sức khoẻ
và trẻ em phù hợp với từng tình huống lâm sàng cụ thể.
A11. Thiết kế nội dung giáo dục sức khỏe để nâng cao sức khỏe và cải thiện hành vi
cho bà mẹ và trẻ em phù hợp với từng tình huống lâm sàng cụ thể.
A12. Giáo dục sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em phù hợp với từng tình huống lâm sàng cụ
thể.
A13. Phối hợp với nhóm chăm sóc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
A14. Phối hợp với người bệnh và người nhà bệnh nhân trong quá trình can thiệp chăm
sóc và giáo dục sức khỏe.
A15. Đánh giá hiệu quả quá trình chăm sóc.
A16. Xử lý các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe bà mẹ và trẻ em xảy ra trong quá trình
thực hiện chăm sóc.

B. Kỹ năng chung
B1.Vận dụng tư duy phản biện, sáng tạo, giải quyết vấn đề, xử lý tình huống.
B2.Thể hiện kỹ năng làm việc độc lập, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng ra quyết định.
B3.Sử dụng tiếng Anh đọc hiểu tài liệu về sức khỏe bà mẹ và trẻ em.
B4.Vận dụng các kỹ năng học tập suốt đời không ngừng nâng cao kiến thức, kinh nghiệm
và năng lực nghề nghiệp.

V. THÁI ĐỘ
Mức độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm khi thực hiện công việc:
1. Thể hiện kỹ năng suy nghĩ tích cực và thực hành dựa trên chứng cứ khi ra quyết định
2. Duy trì tác phong nhanh nhẹn, cẩn thận trong chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em.
3. Thể hiện tính chính xác trong việc đưa ra quyết định và lựa chọn can thiệp chăm sóc.
4. Biểu lộ thái độ cảm thông, chia sẻ đối với người bệnh và người nhà.
5. Thể hiện sự ân cần khi thực hiện can thiệp điều dưỡng cho bà mẹ, trẻ em.
6. Tuân thủ tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của quốc gia và quốc tế trong thực hành điều
dưỡng.
7. Thể hiện tác phong và tư cách tốt, trang phục phù hợp, lời nói thuyết phục và cách cư xử
đúng mực.
8. Tôn trọng vai trò và quan điểm của thành viên trong nhóm.

2
9. Duy trì việc cập nhật kiến thức, học hỏi kinh nghiệm và thích ứng nhanh trong công việc.

VI. NỘI DUNG


Chương 1: Chăm sóc sức khoẻ bà mẹ
Bài 1: Thay đổi giải phẩu sinh lý của người phụ nữ khi mang thai
Bài 2: Khám thai và quản lý thai nghén
Bài 3: Các bệnh lý cấp cứu trong sản khoa
Bài 4: Chăm sóc sau đẻ
Bài 5: Xử trí đẻ rơi
Bài 6: Chăm sóc nhiễm khuẩn đường sinh sản và các bệnh lý lây truyền qua đường
tình dục
Chương 2. Sự phát triển bình thường của trẻ em
Bài 1: Đặc điểm giải phẫu sinh lý trẻ em
Bài 2: Sự phát triển thể chất, tinh thần, vận động trẻ em và các thời kỳ tuổi trẻ.
Chương 3. Chăm sóc các bệnh thường gặp trẻ em
Bài 1: Chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng, vàng da sơ sinh, nhiễm trùng sơ sinh
Bài 2: Chăm sóc trẻ tiêu chảy, nôn trớ, táo bón
Bài 3: Chăm sóc trẻ Viêm phổi, Hen phế quản
Bài 4: Chăm sóc trẻ bị tim bẩm sinh
Bài 5: Chăm sóc trẻ thiếu máu
Bài 6: Chăm sóc trẻ Viêm cầu thận cấp, Hội chứng thận hư
Bài 7: Chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng, thiếu Vitamin
Bài 8: Sử dụng thuốc cho trẻ em
Chương 4. Chăm sóc trẻ em tại cơ sở y tế ban đầu
Bài 1: Lồng ghép chăm sóc trẻ bệnh (IMCI)
Bài 2: Tiêm chủng mở rộng
Chương 5. Chăm sóc trẻ em bị tai nạn, ngộ độc, bệnh nặng
Bài 1: Chăm sóc trẻ ngưng tim, ngưng thở
Bài 2: Chăm sóc trẻ hôn mê
Bài 3: Chăm sóc trẻ Dị vật đường thở
Bài 4: Chăm sóc trẻ Ngộ độc
Bài 5: Chăm sóc trẻ Bỏng
Bài 6: Chăm sóc trẻ xuất huyết não màng não do thiếu Vitamin K 2

VII. THỰC HÀNH


1. Thăm khám thai
2. Thực hiện tắm trẻ sơ sinh
3. Thăm khám trẻ sơ sinh
4. Thăm khám trẻ mắc các bệnh hô hấp, tiêu hoá
5. Thăm khám trẻ mắc các bệnh máu, suy dinh dưỡng, thiếu vitamin
6. Thăm khám trẻ mắc các bệnh Tiết niệu, tuần hoàn
7. Thăm khám trẻ bị tai nạn, ngộ độc, hôn mê
8. Xác định vấn đề can thiệp và hỗ trợ chăm sóc trẻ sơ sinh.
9. Xác định vấn đề can thiệp và hỗ trợ hô hấp, khó thở trẻ em
10. Xác định vấn đề can thiệp và hỗ trợ dinh dưỡng trẻ em

3
11. Xác định vấn đề can thiệp và hỗ trợ phù, mất nước trẻ em
12. Xác định vấn đề can thiệp và hỗ trợ trẻ bị ngộ độc, tai nạn
13. Xác định vấn đề can thiệp và hỗ trợ trẻ bị bệnh nặng theo IMCI.
14. Xác định vấn đề và can thiệp giáo dục sức khỏe các bệnh lý trẻ em

VIII. THỰC TẬP


1. Thời gian: 06 tuần các buổi sáng (TC: 135 tiết)
2. Địa điểm: Bệnh viện đa khoa Tỉnh Khánh Hòa
3. Phạm vi: 02 khoa: Nhi; Sản
4. Mục tiêu: Đợt thực tập nhằm tạo điều kiện cho người học trải nghiệm thực tiễn để hình
thành các năng lực sau:
- Khám và quản lý thai nghén
- Nhận định tình trạng bệnh và ra quyết định thực hiện các nội dung can thiệp điều dưỡng
cho bà mẹ và trẻ em bị bệnh trong các tình huống lâm sàng cụ thể.
- Giao tiếp thân thiện, tạo niềm tin và sự đồng cảm với bà mẹ và trẻ em bị bệnh trong các
tình huống lâm sàng cụ thể.
- Vận hành các trang thiết bị tại khoa Nhi và khoa Sản.
- Thực hiện tư vấn, giáo dục sức khoẻ cho bà mẹ và trẻ em bị bệnh trong các tình huống
lâm sàng cụ thể
- Theo dõi, phát hiện và xử trí được các tai biến có thể xảy ra trong và sau khi thực hiện
các can thiệp điều dưỡng trên bà mẹ và trẻ em bị bệnh trong các tình huống lâm sàng cụ
thể
- Làm việc độc lập và làm việc nhóm nhằm đảm bảo quyền lợi, an toàn khi thực hiện các
can thiệp điều dưỡng cho bà mẹ và trẻ em bệnh trong các tình huống lâm sàng cụ thể
- Ghi chép hồ sơ điều dưỡng trung thực, chính xác.

IX. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ


Trong module này sinh viên sẽ được đánh giá quá trình, đánh giá giữa module và đánh giá kết
thúc. Tỷ trọng điểm đánh giá module (ghi rõ sử dụng những phương pháp đánh giá nào, tỷ trọng
điểm) được phân bổ theo qui định về đào tạo của cơ quan chủ quản. Cụ thể như sau:

1. Đánh giá quá trình:


- Bài tập trên lớp (LT): ... %
- Thảo luận nhóm (LT):
- Thuyết trình (LT):
- Bài thực hành (TH):

2. Đánh giá giữa Module:


- Bài thi trên giấy giữa module (LT):
- Project môn học (TH):

3. Đánh giá cuối module:


- Bài thi trên giấy cuối module (LT):
- Bài đánh giá năng lực của Module:

4
X. PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Bài giảng lý thuyết trên lớp:
o Thuyết giảng, trình chiếu PowerPoint, nêu vấn đề, câu hỏi thảo luận, giải đáp thắc
mắc, kết luận.
o Minh họa thực tiễn: video clip, mô phỏng.
o Case study: Xây dựng các tình huống giúp sinh viên giải quyết vấn đề ( Xây dựng
cập nhật)
- Thực hành tiền lâm sàng tại trường:
o Bảng kiểm hướng dẫn thực hành
o Làm mẫu
- Trên lâm sàng dạy tại giường bệnh, tại phòng giao ban trên ca bệnh có bệnh nhân thật.
2. Phương pháp học tập
- Thảo luận nhóm, thuyết trình, giải quyết vấn đề, nêu câu hỏi.
- Phân tích case study, xem video clip.
- Trình diễn đóng vai điều dưỡng thăm khám, can thiệp mô phỏng với ca bệnh không có
người bệnh thật
- Quan sát, góp ý, nhận xét vai diễn
- Phân tích các trường hợp bệnh, chăm sóc ca bệnh có bệnh nhân thật dưới sự hướng dẫn
giáo viên lâm sàng.
3. Project
- Project 1: Thực hiện 01 khảo sát kiến thức thực hành của bà mẹ về nuôi con bằng sữa mẹ
- Project 2: Thực hiện 01 khảo sát kiến thức thực hành của bà mẹ về chăm sóc trẻ suy dinh
dưỡng
- Project 3: Tham gia cùng tuyến y tế cơ sở tổ chức thực hiện tổ chức 1 buổi tiêm chủng
4. E-learning
- Các file trình chiếu PowerPoint, bài giảng lý thuyết.
- Video clip minh họa kỹ năng thực hành.
- Tương tác giữa giáo viên - sinh viên - nhóm.
5. E-porfolio
- Nhận xét và đánh giá của giáo viên.
- Project của sinh viên.

XI. TÀI LIỆU DẠY VÀ HỌC


1. Sách giáo trình
- Giáo trình Chăm sóc Bà mẹ Trẻ em
2. Tài liệu tham khảo
- Bài giảng Điều Dưỡng Nhi Khoa, Nhà xuất bản Y Học, 2001
- Bộ Y Tế, Bách khoa thư bệnh học (tập 1, 2), NXB Y Học, 2003
- Bộ môn Điều dưỡng trường Đại học Y Dược Huế (2007), Giáo trình điều dưỡng sản phụ
khoa
- Bộ Y tế - Vụ khoa học và đào tạo (2005). Sổ tay qui trình thực hành hộ sinh trung học;
Nhà xuất bản Y học.
- Bộ Y tế - Vụ khoa học và đào tạo (2005). Chăm sóc bà mẹ sau đẻ; Nhà xuất bản Y học.
- Bộ Y tế (2009). Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản.
5
- Cấp cứu Nhi khoa, NXB Y học, 1997
- Cẫm nang cấp cứu Nhi khoa
- Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, Bài giảng Nhi khoa tập(1,2), Nhà xuất bản Y học,
2007.
- Điều dưỡng Nhi Khoa – Nhà xuất bản y học, 2006
- Kỹ năng Nhi khoa- BV Nhi đồng I-TPHCM
- Viện bảo vệ sức khỏe trẻ em, Cẩm nang Nhi Khoa, NXB Y Học, 2000
- Phác đồ điều trị nhi khoa-BV Nhi đồng I-TPHCM
- Essentials of Pediatric Nursing 6th, Donna L. Wong, Mosby, 2007

6
XII. MA TRẬN KIỂM TRA SỰ TƯƠNG THÍCH GIỮA NĂNG LỰC VÀ KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ

NĂNG LỰC KIẾN THỨC KỸ NĂNG MỨC ĐỘ TỰ CHỦ,


TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM
1. Xác định chính xác các vấn đề sức khoẻ bất thường của 1, 5, 8 A1, A2, A3, A4
bà mẹ trẻ em và ra quyết định xử trí phù hợp các trường B1, B2, B3
hợp cấp cứu.
2. Xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khoẻ trẻ em cho bà 1, 3, 4, 6, 7, 11, 12 A1, A2, A3, A10, A11
mẹ và trẻ em qua các tình huống lâm sàng cụ thể. B1, B2, B3
3. Chăm sóc, theo dõi và cải tiến phương thức chăm sóc 6, 7, 11, 12 A5, A6, A7, A8, A10,
sức khoẻ bà mẹ, trẻ em theo diễn biến của bệnh lý. A13, A14, A15, A16
B1, B2, B3
4. Tư vấn, giáo dục sức khoẻ cho bà mẹ và trẻ em dựa 2, 6, 7, 8, 9, 10, 11 A6, A7, A9, A10, A11,
trên các chương trình giáo dục sức khỏe của Quốc gia A12, A14 Thái độ 1 - 9
và các khuyến cáo của tổ chức Y tế Thế Giới theo từng B1, B2, B3
tình trạng bệnh lý.
5. Phối hợp với nhóm chăm sóc trong quá trình chăm sóc 3, 4, 5, 6, 7, 9, 10, 11, 12 A5, A6, A7, A8, A9,
sức khỏe bà mẹ và trẻ em dựa trên các bằng chứng y A13, A14, A15
học để tối ưu hóa sức khỏe thể chất và tinh thần của B1, B2, B3, B4
bệnh nhân.
6. Thể hiện đạo đức nghề nghiệp, sự quan tâm đến sức 11, 12 A3, A4, A5, A6, A14,
khoẻ bà mẹ và trẻ em qua thái độ nhẹ nhàng, cẩn trọng, A16
cảm thông, chia sẻ. B1, B2

You might also like