You are on page 1of 6

MODULE CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NGOẠI KHOA

SURGICAL ADULT NURSING CARE

I. THỜI LƯỢNG: 7 TC
- Lý thuyết: 3TC
- Thực hành tiền lâm sàng: 1TC
- Lâm sàng: 3TC

II. NĂNG LỰC


Sau khi hoàn tất module này sinh viên có năng lực chăm sóc người bệnh ngoại khoa.
Cụ thể sinh viên có thể:
1. Xây dựng kế hoạch chăm sóc cho người bệnh ngoại khoa qua các tình huống lâm sàng
cụ thể.
2. Thực hiện kế hoạch chăm sóc, theo dõi cho người bệnh ngoại khoa.
3. Giáo dục sức khỏe cho người bệnh ngoại khoa theo dựa trên các chương trình giáo dục
sức khỏe và các khuyến cáo của tổ chức Y tế Thế Giới theo từng tình trạng bệnh lý.
4. Phối hợp với nhóm chăm sóc trong quá trình chăm sóc sức khỏe người bệnh dựa trên
các bằng chứng y học để tối ưu hóa sức khỏe thể chất và tinh thần của bệnh nhân.

III. KIẾN THỨC


1. Giải thích các nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng đến người bệnh ngoại khoa
2. Giải thích triệu chứng, diễn biến ở người bệnh ngoại khoa
3. Xác định vấn đề chăm sóc trên người bệnh ngoại khoa
4. Mô tả kế hoạch chăm người bệnh mắc bệnh ngoại khoa.
5. Trình bày chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người bệnh ngoại khoa.
6. Trình bày nội dung giáo dục sức khỏe của các bệnh lý ngọai khoa.
7. Vận dụng qui trình điều dưỡng vào việc chăm sóc người bệnh ngoại khoa một cách an
toàn và phù hợp.

IV. KỸ NĂNG
A. Kỹ năng chuyên môn
A1.Thăm khám thể chất và tâm lý của người bệnh
A2.Thu thập thông tin về bệnh sử và tiền sử của người bệnh.
A3.Phân tích các vấn đề chăm sóc ở người bệnh ngoại khoa để đưa ra can thiệp phù
hợp.
A4.Thực hiện can thiệp điều dưỡng cho người cho người bệnh ngoại khoa cho từng
tình huống lâm sàng.
A5.Hướng dẫn cho người bệnh sử dụng thuốc đúng chỉ định, an toàn hợp lý.
A6.Thực hiện các kỹ thuật chăm sóc ngoại khoa.
A7.Giáo dục sức khỏe cho người bệnh ngoại khoa.
A8.Xử lý các tình huống xảy ra trong quá trình thực hiện chăm sóc.
A9.Lập kế hoạch chăm sóc người bệnh ngoại khoa.
A10. Xây dựng chế độ ăn hợp lý cho người ngoại khoa.
A11. Thiết kế chiến lược nâng cao sức khỏe, cải thiện hành vi liên quan đến người
bệnh ngoại khoa.

1
A12. Thiết kế nội dung giáo dục sức khỏe để nâng cao sức khỏe và cải thiện hành vi
cho người bệnh ngoại khoa.
A13. Đánh giá hiệu quả quá trình chăm sóc.
A14. Tạo môi trường chăm sóc an toàn thuận lợi cho việc chăm sóc người bệnh.

B. Kỹ năng chuyên môn


B1.Vận dụng tư duy phản biện, sáng tạo, giải quyết vấn đề, xử lý tình huống.
B2.Thể hiện kỹ năng làm việc độc lập, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng ra quyết định.
B3.Sử dụng tiếng Anh đọc hiểu tài liệu về sức khỏe người bệnh ngoại khoa.
B4.Vận dụng các kỹ năng học tập suốt đời không ngừng nâng cao kiến thức, kinh
nghiệm và năng lực nghề nghiệp.

V. THÁI ĐỘ
Mức độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm khi thực hiện công việc:
1. Rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, thao tác chính xác, cẩn thận trong chăm sóc người
bệnh.
2. Cảm thông, chia sẻ đối với người bệnh, tạo dựng niềm tin đối với người bệnh, người
nhà và thành viên trong nhóm chăm sóc.
3. Có đạo dức nghề nghiệp, có lòng yêu nghề, quan tâm và ân cần khi thực hiện can thiệp
điều dưỡng cho người bệnh.
4. Tuân thủ tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của quốc gia và quốc tế trong thực hành điều
dưỡng.
5. Thể hiện tác phong và tư cách tốt, trang phục phù hợp, lời nói thuyết phục và cách cư
xử đúng mực.
6. Tôn trọng vai trò và quan điểm của thành viên trong nhóm.

VI. NỘI DUNG


- Đơn nguyên 1: Vấn đề chăm sóc chung
 Bài 1: Chăm sóc người bệnh trước mổ
 Bài 2: Chăm sóc người bệnh sau mổ
 Bài 3: Chăm sóc người bệnh nhiễm khuẩn ngoại khoa
 Bài 4: Chăm sóc người bệnh sốc chấn thương
 Bài 5: Chăm sóc người bệnh có ống dẫn lưu
- Đơn nguyên 2: Chăm sóc người bệnh hệ tiêu hóa
 Bài 6: Chăm sóc người bệnh viêm ruột thừa cấp
 Bài 7: Chăm sóc người bệnh thủng dạ dày tá tràng
 Bài 8: Chăm sóc người bệnh viêm phúc mạc
 Bài 9: Chăm sóc người bệnh chấn thương bụng
 Bài 10: Chăm sóc người bệnh thoát vị bẹn
 Bài 11: Chăm sóc người bệnh tắc ruột
 Bài 12: Chăm sóc người bệnh lồng ruột cấp
 Bài 13: Chăm sóc người bệnh sỏi mật
 Bài 14: Chăm sóc người bệnh viêm tụy cấp
 Bài 15: Chăm sóc người bệnh có hậu môn nhân tạo
2
 Bài 16: Chăm sóc người bệnh trĩ – rò hậu môn
- Đơn nguyên 3: Chăm sóc người bệnh hệ tiết niệu
 Bài 17: Chăm sóc người bệnh sỏi tiết niệu
 Bài 18: Chăm sóc người bệnh u xơ tuyến tiền liệt
 Bài 19: Chăm sóc người bệnh chấn thương niệu đạo
 Bài 20: Chăm sóc người bệnh chấn thương thận, bàng quang
- Đơn nguyên 4: Chăm sóc người bệnh da, cơ- xương khớp
 Bài 21: Chăm sóc người bệnh gãy xương-mổ xương
 Bài 22: Chăm sóc người bệnh bó bột
 Bài 23: Chăm sóc người bệnh kéo tạ
 Bài 24: Chăm sóc người bệnh bong gân- trật khớp
 Bài 25: Chăm sóc người bệnh bỏng- ghép da
- Đơn nguyên 5: Chăm sóc người bệnh hệ hô hấp
 Bài 26: Chăm sóc người bệnh chấn thương ngực
 Bài 27: Chăm sóc người bệnh mở khí quản
- Đơn nguyên 6: Chăm sóc người bệnh hệ thần kinh - nội tiết
 Bài 28: Chăm sóc người bệnh chấn thương sọ não
 Bài 29: Chăm sóc người bệnh chấn thương cột sống
 Bài 30: Chăm sóc người bệnh mổ bướu giáp

VII. THỰC HÀNH


1. Thăm khám bụng ngoại khoa, nhận định người bệnh mắc một số bệnh ngoại khoa
thường gặp.
2. Rửa tay ngoại khoa - Mặc áo choàng phòng mổ - Vệ sinh da vùng mổ.
3. Can thiệp chăm sóc người bệnh có ống dẫn lưu
4. Can thiệp chăm sóc người bệnh mở khí quản
5. Can thiệp chăm sóc người bệnh có hậu môn nhân tạo
6. Can thiệp chăm sóc người bệnh sau gãy xương
7. Xác định vấn đề và can thiệp giáo dục sức khỏe các bệnh lý ngoại khoa
8. Thực hành phân tích, rút kinh nghiệm trong quá trình thực hành tiền lâm sàng và thực
tập lâm sàng.

VIII. THỰC TẬP


Thời gian: 04 tuần các buổi sáng-chiều
Địa điểm: Bệnh viện đa khoa Tỉnh Khánh Hòa
Phạm vi: 04 khoa: Ngoại tổng quát, Ngoại chấn thương, Ngoại thần kinh, Ngoại lồng
ngực.
Mục tiêu: Sinh viên có năng lực chăm sóc người bệnh ngoại khoa trên lâm sàng.

IX. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ


Trong module này sinh viên sẽ được đánh giá quá trình, đánh giá giữa module và đánh giá kết
thúc. Tỷ trọng điểm đánh giá module (ghi rõ sử dụng những phương pháp đánh giá nào, tỷ
trọng điểm) được phân bổ theo qui định về đào tạo của cơ quan chủ quản. Cụ thể như sau:

3
1. Đánh giá quá trình:
- Bài tập trên lớp (LT): ... %
- Thảo luận nhóm (LT):
- Thuyết trình (LT):
- Bài thực hành (TH):

2. Đánh giá giữa Module:


- Bài thi trên giấy giữa module (LT):
- Project môn học (TH):

3. Đánh giá cuối module:


- Bài thi trên giấy cuối module (LT):
- Bài đánh giá năng lực của Module:

X. PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC


1. Phương pháp dạy học
- Bài giảng lý thuyết trên lớp: thuyết giảng, trình chiếu PowerPoint, nêu vấn đề, câu hỏi
thảo luận, giải đáp thắc mắc.
- Minh họa thực tiễn: video clip, mô phỏng.
- Case study
- Trên lâm sàng: dạy tại giường bệnh, qua ca bệnh, qua hồ sơ bệnh án.
2. Phương pháp học tập
- Thảo luận nhóm, thuyết trình, giải quyết vấn đề, nêu câu hỏi.
- Phân tích case study, xem video clip, bài tập đóng vai, thực hành trong phòng mô
phỏng/thực tập.
- Phân tích các trường hợp bệnh, chăm sóc ca bệnh.
3. Project
- Project 1: Xây dựng chương trình giáo dục sức khỏe cho một bệnh lý ngoại khoa
thường gặp.
4. E-learning
- Các file trình chiếu PowerPoint, bài giảng lý thuyết.
- Video clip minh họa kỹ năng thực hành.
- Tương tác giữa giáo viên - sinh viên - nhóm.
5. E-porfolio
- Nhận xét và đánh giá của giáo viên.
- Project của sinh viên.

TÀI LIỆU DẠY VÀ HỌC


1. Sách giáo trình
- Giáo trình Chăm sóc người bệnh ngoại khoa, Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa
2. Tài liệu tham khảo
- Nguyễn Tấn Cường, Điều dưỡng Ngoại 1, Nhà xuất bản Giáo dục, 2008
- Nguyễn Tấn Cường, Điều dưỡng Ngoại 2, Nhà xuất bản Giáo dục, 2008
- Phạm văn Lình, Điều dưỡng Ngoại tập1, Nhà xuất bản Y học, 2009
- Phạm văn Lình, Điều dưỡng Ngoại tập 2, Nhà xuất bản Y học, 2009

4
- Trần Ngọc Tuấn, Điều dưỡng Ngoại khoa, Nhà xuất bản Y học, 2007
1. Giải thích các nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng đến người bệnh ngoại khoa
2. Giải thích triệu chứng, diễn biến ở người bệnh ngoại khoa
3. Xác định vấn đề chăm sóc trên người bệnh ngoại khoa
4. Mô tả kế hoạch chăm người bệnh mắc bệnh ngoại khoa.
5. Trình bày chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người bệnh ngoại khoa.
6. Trình bày nội dung giáo dục sức khỏe của các bệnh lý ngọai khoa.
7. Vận dụng qui trình điều dưỡng vào việc chăm sóc người bệnh ngoại khoa một cách an
toàn và phù hợp.

5
XI. MA TRẬN KIỂM TRA SỰ TƯƠNG THÍCH GIỮA NĂNG LỰC VÀ KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ

NĂNG LỰC KIẾN THỨC KỸ NĂNG MỨC ĐỘ TỰ CHỦ,


TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM
1. Xây dựng kế hoạch chăm sóc cho người bệnh ngoại khoa qua 1, 2, 3, 4 A1, A2, A3, A9, A10,
các tình huống lâm sàng cụ thể. A11, A12
B1, B2, B3
2. Thực hiện kế hoạch chăm sóc, theo dõi cho người bệnh ngoại 4, 5, 6, 7 A4, A5, A6, A7, A8,
khoa. A13, A14
B1, B2
3. Giáo dục sức khỏe cho người bệnh ngoại khoa theo dựa trên 4, 5, 6 A2, A7, A11, A12 Thái độ 1 - 6
các chương trình giáo dục sức khỏe và các khuyến cáo của tổ B1, B2, B3
chức Y tế Thế Giới theo từng tình trạng bệnh lý.
4. Phối hợp với nhóm chăm sóc trong quá trình chăm sóc sức 3, 4, 5, 6, 7 A3, A6, A7, A8, A9,
khỏe người bệnh dựa trên các bằng chứng y học để tối ưu hóa A13, A14
sức khỏe thể chất và tinh thần của bệnh nhân. B1, B2, B3, B4

You might also like