You are on page 1of 7

CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH CAO TUỔI

MODULE
NURSING CARE OF THE ELDERLY

I. THỜI LƯỢNG: 06 TC
- Lý thuyết: 04 TC
- Thực hành lâm sàng: 02 TC
- Thực hành cộng đồng: 01 TC

II. NĂNG LỰC:


Sau khi hoàn tất module này sinh viên có năng lực:
1. Xây dựng kế hoạch chăm sóc một số bệnh thường gặp ở người cao tuổi tại các cơ sở y
tế và cộng đồng.
2. Chăm sóc, theo dõi và cải tiến phương thức chăm sóc người bệnh cao tuổi theo diễn
biến của bệnh lý
3. Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe một số bệnh thường gặp ở người cao tuổi tại các cơ
sở y tế và cộng đồng dựa trên các chương trình giáo dục sức khỏe và các khuyến cáo
của tổ chức Y tế Thế Giới
4. Phối hợp với nhóm chăm sóc trong quá trình chăm sóc sức khỏe người bệnh cao tuổi
dựa trên các bằng chứng y học để tối ưu hóa sức khỏe thể chất và tinh thần cho người
cao tuổi
5. Giải thích và hướng dẫn cách dùng thuốc an toàn, hiệu quả cho người bệnh cao tuổi.

III. KIẾN THỨC


1. Giải thích các quy định, luật pháp, chính sách hỗ trợ của nhà nước về công tác chăm
sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho người cao tuổi.
2. Giải thích những thay đổi về cấu trúc và chức năng của các cơ quan, hệ thống trong
cơ thể người cao tuổi; những thay đổi về tâm lý ở người cao tuổi.
3. Giải thích nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng của một số bệnh thường gặp ở người
cao tuổi.
4. Trình bày triệu chứng, diễn biến của một số bệnh thường gặp ở người cao tuổi.
5. Trình bày chế độ dinh dưỡng phù hợp với một số bệnh thường gặp ở người cao tuổi.
6. Trình bày các đặc điểm sử dụng thuốc và những sai lầm thường gặp trong sử dụng
thuốc và các nguyên tắc quản lý sử dụng thuốc an toàn cho người bệnh cao tuổi.

IV. KỸ NĂNG
A. Kỹ năng chuyên môn
A1.Thăm khám thể chất và tâm lý của người bệnh cao tuổi.
A2.Thu thập thông tin một cách khách quan, chủ quan về bệnh sử, tiền sử, hồ sơ bệnh
án và tình trạng hiện tại của người bệnh cao tuổi.
A3.Phân tích và đánh giá các dữ kiện của người bệnh cao tuổi để xác định vấn đề
chăm sóc.
A4.Thực hiện các kỹ thuật chăm sóc phù hợp với mắc một số bệnh lý thường gặp ở
người cao tuổi đảm bảo an toàn, hiệu quả.

1
A5.Thực hiện can thiệp điều dưỡng dưỡng phù hợp cho một số bệnh thường gặp ở
người cao tuổi.
A6.Giải thích và hướng dẫn cho người bệnh sử dụng thuốc đúng chỉ định, an toàn,
hợp lý.
A7.Xây dựng chế độ ăn hợp lý cho một số bệnh thường gặp ở người cao tuổi.
A8.Thiết kế nội dung và thực hiện buổi truyền thông giáo dục sức khỏe cho người cao
tuổi tại cộng đồng.
A9.Thiết kế nội dung và thực hiện giáo dục sức khỏe cho người cao tuổi tại các cơ sở
y tế.
A10. Phối hợp với nhóm chăm sóc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
A11. Phối hợp với người bệnh và người nhà người bệnh trong quá trình can thiệp
chăm sóc và giáo dục sức khỏe.
A12. Đánh giá hiệu quả quá trình chăm sóc cho người bệnh cao tuổi.
A13. Xử lý các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe người cao tuổi xảy ra trong quá trình
thực hiện chăm sóc

B. Kỹ năng chung
B1.Vận dụng tư duy phản biện, sáng tạo, giải quyết vấn đề, xử lý tình huống.
B2.Thể hiện kỹ năng làm việc độc lập, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng ra quyết
định.
B3.Sử dụng tiếng Anh đọc hiểu tài liệu về sức khỏe người cao tuổi.
B4.Vận dụng các kỹ năng học tập suốt đời không ngừng nâng cao kiến thức, kinh
nghiệm và năng lực nghề nghiệp.

V. THÁI ĐỘ
Mức độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm khi thực hiện công việc:
1. Duy trì tác phong nhanh nhẹn, cẩn thận trong chăm sóc người bệnh cao tuổi.
2. Thể hiện tính chính xác trong việc đưa ra quyết định và lựa chọn can thiệp chăm sóc.
3. Biểu lộ thái độ cảm thông, chia sẻ đối với người bệnh cao tuổi và người nhà.
4. Thể hiện sự ân cần khi thực hiện can thiệp điều dưỡng cho người bệnh cao tuổi.
5. Tuân thủ tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của quốc gia và quốc tế trong thực hành
điều dưỡng và tuân thủ các quy định của luật pháp, chính sách của nhà nước trong
chăm sóc người cao tuổi tại các cơ sở y tế và cộng đồng.
6. Thể hiện tác phong và tư cách tốt, trang phục phù hợp, lời nói thuyết phục và cách cư
xử đúng mực.
7. Tôn trọng vai trò và quan điểm của thành viên trong nhóm.
8. Duy trì việc cập nhật kiến thức, học hỏi kinh nghiệm và thích ứng nhanh trong công
việc.

VI. NỘI DUNG


- Đơn nguyên 1: Chính sách, pháp luật hỗ trợ chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe
người cao tuổi và mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Thế giới và Việt Nam
 Chính sách, pháp luật hỗ trợ chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe người cao
tuổi ở Thế giới và Việt Nam

2
 Mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Thế giới và Việt Nam
- Đơn nguyên 2: Tuổi già và quá trình già hóa
 Tình hình dân số già
 Quá trình hóa già: sự thay đổi thể chất – tâm lý ở người cao tuổi
 Khám bệnh người cao tuổi
 Đặc điểm mắc bệnh ở người cao tuổi
 Biện pháp chăm sóc và phòng bệnh cơ bản cho người cao tuổi
 Tử vong ở người cao tuổi
 Ý nghĩa công tác chăm sóc ở người cao tuổi
- Đơn nguyên 3: Các bệnh lý hệ thần kinh
 Hội chứng trầm cảm ở người cao tuổi
 Sa sút tâm trí ở người cao tuổi - Alzheimer và chăm sóc
 Bệnh Parkinson và chăm sóc
 Rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi và chăm sóc
- Đơn nguyên 4: Các bệnh lý ở cơ xương khớp
 Loãng xương ở người cao tuổi và chăm sóc
 Thoái hóa khớp ở người cao tuổi và chăm sóc
 Gãy xương ở người cao tuổi
 Phục hồi chức năng ở người cao tuổi
- Đơn nguyên 5: Bệnh về tiêu hóa và dinh dưỡng ở người già
 Rối loạn nuốt
 Rối loạn tiêu hóa – giảm hấp thu
 Dinh dưỡng cho người cao tuổi
 Viêm đại tràng ở người cao tuổi
- Đơn nguyên 6: Các rối loạn nội tiết và chuyển hóa
 Các rối loạn nội tiết ở người cao tuổi
 Rối loạn lipid máu ở người cao tuổi
 Rối loạn acid uric máu và bệnh gout ở người cao tuổi
 Rối loạn glucid máu và bệnh đái tháo đường ở người cao tuổi
- Đơn nguyên 7: Các bệnh lý chuyên khoa ở người cao tuổi
 Bệnh về mắt
 Bệnh về tai mũi họng
 3.Bệnh răng miệng
 Bệnh ngoài da
- Đơn nguyên 8: Dưỡng sinh và dùng thuốc ở người cao tuổi
 Lợi ích dưỡng sinh ở người cao tuổi
 Các bài tập dưỡng sinh ở người cao tuổi
 Đặc điểm chuyển hóa thuốc ở người cao tuổi
 Những sai lầm trong sử dụng thuốc cho người cao tuổi

VII. Thực tập lâm sàng

3
- Sinh viên thực tập được theo dõi, giám sát và hướng dẫn trực tiếp bởi nhân viên y tế
tại bệnh viện tỉnh Khánh Hòa và giáo viên hướng dẫn của nhà trường.
- Thời gian: 2 tuần sáng - chiều
- Địa điểm: Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa
- Phạm vi: Sinh viên chia 2 nhóm thực tập luân phiên tại 2 khoa Nội cán bộ và khoa
Nội Tim mạch Lão học
- Mục tiêu: Đợt thực tập nhằm tạo điều kiện cho người học trải nghiệm thực tiễn để
hình thành các năng lực của module.
- Nội dung:
1. Nhận định chăm sóc người bệnh Parkinson.
2. Nhận định chăm sóc người bệnh Thoái hóa khớp.
3. Nhận định chăm sóc người bệnh Viêm đại tràng
4. Nhận định chăm sóc người bệnh Gout
5. Nhận định chăm sóc người bệnh Đái tháo đường
6. Xác định vấn đề và can thiệp giáo dục sức khỏe cho người bệnh Parkinson.
7. Xác định vấn đề và can thiệp giáo dục sức khỏe người bệnh Thoái hóa
khớp.
8. Xác định vấn đề và can thiệp giáo dục sức khỏe người bệnh Viêm đại tràng
9. Xác định vấn đề và can thiệp giáo dục sức khỏe người bệnh Gout
10. Xác định vấn đề và can thiệp giáo dục sức khỏe cho người bệnh Đái tháo
đường
11. Thực hành phân tích, rút kinh nghiệm trong quá trình thực hành tiền lâm
sàng và thực tập lâm sàng.

VIII. THỰC TẬP CỘNG ĐỒNG


- Sinh viên thực tập được theo dõi, giám sát và hướng dẫn trực tiếp bởi nhân viên y tế
tại trạm y tế và giáo viên hướng dẫn của nhà trường.
- Thời gian: 1 tuần sáng - chiều
- Địa điểm: Các trạm y tế xã quanh thành phố Nha Trang
- Phạm vi: Sinh viên chia nhóm nhỏ (10 – 13 sv/nhóm) /1 trạm y tế
- Mục tiêu: Đợt thực tập nhằm tạo điều kiện cho người học trải nghiệm thực tiễn để
hình thành các năng lực của module.
- Nội dung:
1. Tìm hiểu mô hình bệnh tật của người cao tuổi tại cộng đồng xã nơi thực tập
2. Thực hiện buổi truyền thông giáo dục sức khỏe cho người cao tuổi tại cộng
đồng

IX. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ


Trong module này sinh viên sẽ được đánh giá quá trình, đánh giá giữa module và đánh giá
kết thúc. Tỷ trọng điểm đánh giá module (ghi rõ sử dụng những phương pháp đánh giá nào,
tỷ trọng điểm) được phân bổ theo qui định về đào tạo của cơ quan chủ quản. Cụ thể như sau:

1. Đánh giá quá trình:


- Bài tập trên lớp (LT): ... %

4
- Thảo luận nhóm (LT):
- Thuyết trình (LT):
- Bài thực hành (TH):

2. Đánh giá giữa Module:


- Bài thi trên giấy giữa module (LT):
- Project môn học (TH):

3. Đánh giá cuối module:


- Bài thi trên giấy cuối module (LT):
- Bài đánh giá năng lực của Module:

X. PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC


1. Phương pháp dạy học
- Bài giảng lý thuyết trên lớp: thuyết giảng, trình chiếu PowerPoint, nêu vấn đề, câu hỏi
thảo luận, giải đáp thắc mắc.
- Minh họa thực tiễn: case study, video clip, mô phỏng.
2. Phương pháp học tập
- Thảo luận nhóm, thuyết trình, giải quyết vấn đề, nêu câu hỏi.
- Phân tích case study, xem video clip, bài tập đóng vai, thực hành trong phòng mô
phỏng/thực tập.
3. Project
- Project: Xây dựng chương trình giáo dục sức khỏe cho một bệnh lý thường gặp ở
người cao tuổi.
4. E-learning
- Các file trình chiếu PowerPoint, bài giảng lý thuyết.
- Video clip minh họa kỹ năng thực hành.
- Tương tác giữa giáo viên - sinh viên - nhóm.
5. E-porfolio
- Nhận xét và đánh giá của giáo viên.
- Project của sinh viên.

XI. TÀI LIỆU DẠY VÀ HỌC


1. Sách và giáo trình
- Nguyễn Đức Công (2012), Bệnh học người cao tuổi tập 1, Nhà xuất bản Y học TP.
HCM, Hồ Chí Minh
- Nguyễn Đức Công (2013), Bệnh học người cao tuổi tập 2, Nhà xuất bản Y học TP.
HCM, Hồ Chí Minh
- Đại học Y Hà Nội (2005), Nội khoa cơ sở - Triệu chứng học nội khoa, Nhà xuất bản
Y học, Hà Nội.
- Đại học Y Hà Nội (2005), Bệnh học nội khoa – Tập 1, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
- Đại học Y Hà Nội (2005), Bệnh học nội khoa – Tập2, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
- Trương Văn Khang (2003), Chăm sóc sức khỏe người già, Nhà xuất bản văn hóa
thông tin, Hà Nội.

5
2. Tài liệu tham khảo
- Hoàng Khánh và Hoàng Văn Ngạn (2013), Quản lý sức khỏe người cao tuổi, Nhà
xuất bản tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh
- Nguyễn Văn Trí và Nguyễn Đức Công (2010), Cấp cứu những bệnh lý thường gặp ở
người cao tuổi , Nhà xuất bản Y học thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.

6
XII. MA TRẬN KIỂM TRA SỰ TƯƠNG THÍCH GIỮA NĂNG LỰC VÀ KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ

NĂNG LỰC KIẾN THỨC KỸ NĂNG MỨC ĐỘ TỰ CHỦ,


TỰ CHỊU TRÁCH
NHIỆM
1. Xây dựng kế hoạch chăm sóc một số bệnh thường gặp 1, 2, 3, 4, 5, 6 A1, A2, A3, A7, A8, A9
ở người cao tuổi tại các cơ sở y tế và cộng đồng. B1, B2, B3

2. Chăm sóc, theo dõi và cải tiến phương thức chăm sóc 2, 3, 4, 5, 6 A4, A5, A6, A7, A11, A12, A13
người bệnh cao tuổi theo diễn biến của bệnh lý. B1, B2, B3
3. Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe một số bệnh thường 1, 2, 3, 4, 5, 6 A8, A9
gặp ở người cao tuổi tại các cơ sở y tế và cộng đồng B1, B2, B3
dựa trên các chương trình giáo dục sức khỏe và các Thái độ 1- 8
khuyến cáo của tổ chức Y tế Thế Giới.
4. Phối hợp với nhóm chăm sóc trong quá trình chăm sóc 2, 3, 4, 5, 6 A11, A12, A13
sức khỏe người bệnh cao tuổi dựa trên các bằng chứng B1, B2, B3, B4
y học để tối ưu hóa sức khỏe thể chất và tinh thần cho
người cao tuổi.
5. Giải thích và hướng dẫn cách dùng thuốc an toàn, hiệu 6 A6, A10, A11
quả cho người bệnh cao tuổi. B1, B2, B3

You might also like