You are on page 1of 12

Đỗ Hoàng Lan - 18051059

BÀI TẬP VÀ CÂU HỎI CHƯƠNG 1-FSA

1. Chỉ ra các nguồn khác ngoài BCTC để phục vụ cho phân tích TCDN?

Bên cạnh hệ thống báo cáo tài chính, khi Phân tích tài chính doanh nghiệp,
các nhà phân tích còn kết hợp sử dụng nhiều nguồn dữ liệu khác nhau như: Báo
cáo quản trị, báo cáo chi tiết, các tài liệu kế toán, tài liệu thống kê, bảng công khai
một số chỉ tiêu tài chính...

Đây là những nguồn dữ liệu quan trọng giúp cho các nhà phân tích xem xét, đánh
giá được các mặt khác nhau trong hoạt động tài chính một cách đầy đủ, chính xác.
Tuy nhiên, phần lớn nguồn dữ liệu này chỉ được sử dụng trong nội bộ (trừ các chỉ
tiêu tài chính công khai).
Để phục vụ cho phân tích tài chính doanh nghiệp, ta cần tính toán các chỉ số dựa
vào BCTC. Ngoài ra ta còn phải dựa vào thuyết minh BCTC, các chỉ số tài chính
của các công ty cùng ngành để đưa ra sự so sánh.

2. Bình luận: xu hướng trong quá khứ có thể tốt dự báo cho tương lai?

Tiền đề cơ bản cho việc sử dụng dự báo thống kê trong quá khứ cũng như dự báo
cho tương lai là xu hướng của quá khứ sẽ tiếp tục, hoặc nó có xu hướng tốt hơn,
các lực lượng đã được xác định trong quá khứ sẽ vẫn tồn tại không thay đổi. Thật
không may, “tương lai không phải luôn luôn xảy ra giống những gì ở trong quá
khứ”. Một số lý do sau đây sẽ giải thích tại sao nó hiếm khi an toàn để giả định
rằng tương lai có được từ bản sao của quá khứ:

(i) Chiến lược kinh doanh của công ty thay đổi.


(ii) Cải tiến công nghệ tạo ra những sản phẩm mới và làm cho sản phẩm cũ lỗi
thời.

(iii) Đối thủ cạnh tranh giảm giá và nâng cao chất lượng sản phẩm của họ.

(iv) Đối thủ cạnh tranh tham gia hoặc rời bỏ thị trường.

(v) Biến động trong lực lượng chính trị và môi trường xã hội làm thay đổi những gì
người tiêu dùng mong muốn.

(vi) Sự tăng trưởng của kinh tế sau chu kỳ suy thoái.

Dựa vào dự đoán thống kê từ dữ liệu trong quá khứ giống như việc lái xe xuống
đường cao tốc mà cứ nhìn chằm chằm vào gương chiếu hậu. Một cách đúng hơn
rất khó khăn để có thể ngoại suy một cách đơn giản xu hướng trong quá khứ, tuy
nhiên nếu cứ làm cho những con số đẹp đẽ thì có lẽ đó là một điều không đúng.

Nó sẽ là sai khi kết luận rằng dự đoán của quá khứ là vô giá trị. Bỏ qua
chúng bởi vì những thiếu sót của họ là bỏ đi chính mình trong những bài học của
lịch sử. Một cuộc sống hoàn toàn hỗn độn và không thể hiểu được thì mình thật
ngu ngốc giống như niềm tin mù quáng rằng quá khứ sẽ tiếp tục không thay đổi.
Điều cần thiết là một sự kết hợp của những gì chúng ta biết về quá khứ và những gì
chúng ta có thể dự đoán cho tương lai.

Dự báo dài hạn được xem là tốt nhất giống như một quá trình “hai bước”,
bắt đầu với các dự án thống kê của quá khứ và cho biết thêm phương án tốt nhất
của các xu hướng cũ có thể thay đổi như thế nào. Nhiều công ty sử dụng nhân viên
lập kế hoạch dài hạn để chuẩn bị các dự báo thống kê và trình bày chúng, cùng với
các thông tin kinh tế, chính trị, và xã hội thích hợp, quản lý hàng đầu. Ban chấp
hành sau đó điều chỉnh các dự báo thống kê lên hoặc xuống để phản ánh kiến thức
và kinh nghiệm của riêng mình và phối hợp các dự với chiến lược kinh doanh mà
họ có ý định theo trong tương lai.
3. Hạn chế của phân tích chỉ số?

1. Chỉ dựa trên số liệu quá khứ:

Mọi thông tin sử dụng để phân tích chỉ số đều là những số liệu trong quá khứ. Điều
này có nghĩa chúng có thể không lặp lại trong tương lai để có thể sử dụng. Tuy
nhiên, có thể sử dụng các chỉ số để dự phóng báo cáo tài chính theo phương pháp
pro forma và so sánh với dữ liệu quá khứ để bảo tính nhất quán và hợp lý.

2. Sự khác biệt giữa ghi nhận giá gốc và giá hiện tại tại thời điểm phát sinh:

Thông tin trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được ghi nhận theo thời điểm
phát sinh nghiệp vụ đó (Hoặc gần thời điểm phát sinh) trong khi một số khoản
mục trong bảng cân đối kế toán được ghi nhận theo nguyên tắc giá gốc. Sự khác
biết này có thể dẫn đến kết quả phân tích chỉ số bị sai lệch đối với những chỉ số lấy
giá trị từ 2 bảng báo cáo tài chính này.

3. Lạm phát

Nếu lạm phát liên tục thay đổi mạnh trong kì phân tích thì chúng ta không thể so
sánh những con số qua các thời kì. Ví dụ: nếu lạm phát là 100%, tức doanh số sẽ
tăng gấp đôi, tuy nhiên trong khi thực tế tình hình kinh doanh không thay đổi gì cả.

4. Các thông tin trên báo cáo tài chính là tập hợp của nhiều nghiệp vụ trong
quá khứ:

Thông tin được sử dụng cho việc phân tích chỉ số có thể được tổng hợp theo các
nguyên tắc khác nhau quá khứ nên việc so sánh các chỉ số qua các năm có thể
không còn hợp lý nữa.

5. Thay đổi trong hoạt động kich doanh


Công ty có thể thay đổi cơ cấu hoạt động nhiều đến mức khi so sánh chỉ số tính
toán nhiều năm trước với chỉ số này ở thời điểm hiện tại sẽ mang lại những kết
luận sai lầm.

6. Sự khác nhau của việc áp dụng các chuẩn mực kế toán:

Mỗi công ty sẽ áp dụng các chuẩn mực kế toán khác nhau trong bối cảnh kinh
doanh khác nhau dẫn đến sự sai lệch trong phân tích so sánh chỉ số giữa hai công
ty. Ví dụ: Sẽ có sự khác nhau trong phân tích chỉ số nếu một công ty sử dụng
phương pháp khấu hao nhanh dần đều so với công ty sử dụng phương pháp khấu
hao đường thẳng.

7. Điều kiện kinh doanh khác nhau:

Bạn cần đặt việc phân tích chỉ số vào bối cảnh môi trường kinh doanh. Ví dụ:
Vòng quay bán hàng là 60 ngày có thể là chậm trong thời kì tăng trưởng nhanh tuy
nhiên đó có thể là mức chấp nhận đươck trong tình hình kinh doanh chung không
thuận lợi khi khách hàng gặp vấn đề khó khăn về tài chính và chậm trả tiền hàng.

8. Khó khăn trong kết luận chỉ số:

Sẽ rất khó khăn trong viện giải thích, kết luận khi xem xét chỉ số. Ví dụ: Nếu bạn
tính tỷ số thanh khoản ngắn hạn (Curent ratio) là 2:1 thì bạn sớm kết luận công ty
này tốt. Tuy nhiên bạn cần xem xét kỹ hơn để nhận ra công ty vừa mới bán một số
lượng lớn cổ phiếu đầu tư để tài trợ tiền mặt, dẫn đến tài sản ngắn hạn cao đột
biết. Ở trường hợp này, chỉ số thanh khoản ngắn hạn ở mức cao bất thường và có
thể giảm trong tương lai.

9. Chiến lược của công ty:

Sẽ rất nguy hiểm nếu so sách chỉ số tài chính của hai công ty theo đuổi hai chiến
lược khác nhau. Ví dụ: một công ty theo chiến lược tập trung vào giá và chấp nhận
để biên lợi nhuận thấp để có được nhiều thị phần. Ngược lại, một công ty cùng
ngành lại có chiến lược tập trung vào phân khúc khách hàng cao cấp có mức giá
bán sản phẩn cao hơn và biên lợi nhuận cũng cao hơn, tuy nhiên xét về doanh thu
thì không thể bằng công ty theo chiến lược giá thấp.

10.Tính thời điểm:

Một số chỉ số lấy dữ liệu từ bảng cân đối kế toán tuy nhiên những thông tin trên
bảng cân đối kế toán là số thời điểm vào ngày cuối cùng của kỳ báo cáo. Nếu có
một sự kiện làm giảm số dư tài khoản vào ngày tổng hợp của kỳ báo cáo có thể
ảnh hưởng đến kết quả của phân tích chỉ số.

4. Lập báo cáo cơ cấu và đánh giá TC của công ty:


HARBISON CORPORATION ($)
2006 2005
1.34 +34%
720,000 535,000 134%
Doanh thu 5
1.69 +69%
475,200 280,340 169%
GVHB 5
0.96 -4%
244,800 254,660 96%
LN gộp 1
CP hoạt 1.45 +45%
151,200 103,790 145%
động 6
0.63 -36%
93,600 150,870 64%
LN ròng 9
Mặc dù doanh thu 2006 tăng 34% so với 2005, tuy nhiên GVHB cũng tăng lên rất
lớn (+69%). Điều này dẫn đến LN gộp giảm 4% so với 2005. Hơn nữa, chi phí
hoạt động tăng rất cao (+45% so với năm 2005). Vì vậy LN ròng cũng bị giảm đi
đáng kể (-36%).

5. Tristar Mutual Fund đang cân nhắc việc đầu tư vào công ty Best. Best là
công ty chuyên bán các linh kiện máy tính và kinh doanh dịch vụ máy tính.
Khoảng 50% doanh thu tới từ bán linh kiện và phần còn lại từ các dịch vụ sửa
chữa phần cứng máy tính. Dưới đây là bảng tổng kết các chỉ số tài chính của
Best tính toán từ các BCTC và chỉ số của ngành.
Best Ngành
Hệ số thanh Khoản
HS thanh toán hiện thời 3.45 3.1
Hệ số TT nhanh 2.58 1.85
Kỳ thu tiền 42.19 36.6
Số ngày tồn kho 18.38 18.29
Cơ cấu vốn và khả năng TT dài hạn
Tổng nợ/Vốn CSH 0.674 0.69
Nợ dài hạn/Vốn CSH 0.368 0.4
Hệ số TT lãi vay (TIE) 9.2 9.89
Hệ số khả năng sinh lời
ROA 31.40% 30.00%
ROE 52.60% 50.00%
Hệ số kết quả KD
Biên lợi nhuận gộp 36.00% 34.30%
Biên lợi nhuận hoạt động 16.70% 15.90%
Biên lợi nhuận trước thuế 14.90% 14.45%
Biên lợi nhuận ròng 8.20% 8.00%
Hiệu quả sử dụng TS
Vòng quay tiền mặt 40.8 38.9
Vòng quay khoản phải thu 6.9 8.15
Doanh thu/HTK 29.9 28.7
Vòng quay vốn lưu động ròng 8.5 9.71
Vòng quay TS CĐ 15.3 15.55
Vòng quay tổng tài sản 3.94 3.99
Hệ số thị trường
P/E 27.8 29
Thu nhập trên giá CP (E/P) 8.10% 7.90%
Tỷ lệ cổ tức 0% 0.50%
Tỷ lệ chi trả cổ tức 0% 2%
M/B 8.8 9
a. Cho biết đánh giá của bạn về tình hình TC của công ty Best, bỏ qua các chỉ
số của ngành

Hệ số thanh khoản của công ty ở mức tốt (>2~3)


Các chỉ số về khả năng thanh toán dài hạn cũng khá cao

Hệ số khả năng sinh lời rất cao đặc biệt có ROE lên đến 52.60% là một con số ấn
tượng.

Có thể thấy rằng tình hình tài chính của công ty BEST là khá tốt khi nhìn độc lập.

b. Làm lại câu a trong sự so sánh với chỉ số của ngành

Khi so sánh các chỉ số của công ty với các chỉ só của ngành ta thấy hầu hết các chỉ
số đều lớn hơn. Điều này cho thấy mức độ hoạt động của công ty rất hiệu quả

c. Cho biết các chỉ số nào khác biệt so với ngành và đưa ra 2 nhận định về
nguyên nhân gây ra sự thay sai khác nay.

6. Jose Sacnchez sở hữu và quản lý Western Gear, một cửa hàng kinh doanh
các thiết bị giải trí ngoài trời. Giả sử bạn được thuê để phân tích tài chính của
Western Gear. Kết quả phân tích như sau:
2006 2005 2004
Thay đổi doanh thu 137 125 100
Chi phí bán hàng trên DT
thuần 9.80% 13.70% 15.30%
Doanh thu/TSCĐ 3.5 to 1 3.3 to 1 3.0 to 1
Hệ số thanh toán hiện thời 2.6 to 1 2.4 to 1 2.1 to 1
Hệ số thanh toán nhanh 0.8 to 1 1.1 to 1 1.2 to 1
Vòng quay hàng hoá tồn kho 7.5 times 8.7 times 9.9 times
Vòng quay khoản phải thu 6.7 times 7.4 times 8.2 times
Vòng quay tổng tài sản 2.6 times 2.6 times 3.0 times
ROA 8.80% 9.40% 10.10%
ROE 9.75% 11.50% 12.25%
Biên lợi nhuận ròng 3.30% 3.50% 3.70%
a. Công ty có gặp khó khăn gì trong việc thanh toán các khoản nợ hiện tại và
tận dụng các khoản chiết khấu tiền mặt hay không?
Nhìn vào hệ số thanh toán nhanh thấy giảm theo từng năm, thậm chí năm 2006
giảm còn 0.8 (<1), điều này cho thấy DN sẽ không đủ khả năng thanh toán ngay
lập tức toàn bộ khoản nợ ngắn hạn.

b. Khả năng thu hồi nợ của công ty có tăng dần qua các năm không?

Khi so sánh chỉ số này qua từng năm, nhận thấy sự sụt giảm của vòng quay khoản
phải thu thì rất có thể là doanh nghiệp đang gặp khó khăn với việc thu nợ từ khách
hàng và cũng có thể là dấu hiệu cho thấy doanh số đã vượt quá mức.

Vòng quay các khoản phải thu = Doanh số thuần hàng năm/ Các khoản phải thu
trung bình

c. Khoản phải thu có giảm dần trong các năm không?

Không. Vì áp dụng công thức vòng quay khoản phải thu trên. Ta thấy doanh thu
tăng, và vòng quay khoản phải thu giảm theo các năm => khoản phải thu của công
ty tăng dần theo các năm.

d. Đầu tư vào HTK có tăng không?

Không. Vì nhìn vào vòng quay hàng tồn kho, thấy giảm theo các năm.

Vòng quay hàng tồn kho = giá vốn hàng bán/ Hàng tồn kho trung bình

 DN càng bán được hàng chậm hơn, có thể bị ứ đọng HTK

e. Đầu tư vào TSCĐ có tăng hay không?

Vòng quay TSCĐ = Doanh thu/TSCĐ

Tăng theo từng năm.

f. Khả năng sinh lời của khoản đầu tư của chủ sở hữu có tăng lên không?

Đánh giá ROE. Trung bình với mỗi 1 đồng VCSH thì doanh nghiệp X tạo ra lần
lượt là 0.1225, 0.115, 0.975 đồng Lợi nhuận sau thuế, giảm theo từng năm.
g. Công ty sử dụng tài sản có hiệu quả hay không?

Đánh giá ROA.

Trung bình với mỗi 1 đồng đầu tư vào tổng tài sản thì doanh nghiệp X tạo ra lần
lượt là 0.101, 0.094, 0.088 đồng Lợi nhuận sau thuế. Đây là những tỷ lệ khá thấp.
Hơn nữa, nó lại giảm theo các năm. Vì thế, có thế có thể cho rằng, công ty sử dụng
tài sản không hiệu quả hay hoạt động không hiệu quả.

f. Chi phí bán hàng có giảm trong thời gian nghiên cứu hay không?

Tỷ lệ chi phí bán hàng/ doanh thu giảm, doanh thu tăng theo từng năm. Nên không
thể cho rằng chi phí bán hàng giảm. thậm chí nó còn tăng nếu giả sử doanh thu lần
lượt là 100, 125, 137.

7. Là một kiểm soát độc lập của công ty Tallman, bạn có trách nhiệm về các
thông tin về tình hình tài chính của công ty do Ban giám đốc cung cấp. Trong
cuộc họp HĐQT gần nhất, bạn đưa ra các chỉ số tài chính như sau:
2006 2005 2004
Thay đổi doanh thu 147.00% 135.00% 100.00%
Chi phí bán hàng trên DT thuần 10.10% 14.00% 15.60%
Doanh thu/TSCĐ 3.8 to 1 3.6 to 1 3.3 to 1
Hệ số thanh toán hiện thời 2.9 to 1 2.7 to 1 2.4 to 1
Hệ số thanh toán nhanh 1.1 to 1 1.4 to 1 1.5 to 1
Vòng quay hàng hoá tồn kho 7.8 times 9.0 times 10.2 times
Vòng quay khoản phải thu 7.0 times 7.7 times 8.5 times
Vòng quay tổng tài sản 2.9 times 2.9 times 3.3 times
ROA 9.10% 9.70% 10.40%
ROE 9.75% 11.50% 12.25%
Biên lợi nhuận ròng 3.60% 3.80% 4.00%
Sau cuộc họp, CEO của công ty có một họp báo với phân tích các chỉ số đã được
bạn đề cập trên đây, bao gồm:
2006 2005 2004
Chi phí bán hàng trên DT thuần 147.00% 135.00% 100.00%
Chi phí bán hàng/TSCĐ 10.10% 14.00% 15.60%
Hệ số thanh toán hiện thời 3.8 to 1 3.6 to 1 3.3 to 1
a. Tại sao CEO của công ty lại công bố 4 chỉ số mà không phải 11 chỉ số bạn
đưa ra?

Bởi vì đây là 4 chỉ số có mức tăng theo từng năm. CEO công bố các chỉ số mà thể
hiện một mặt tốt của công ty, có thể nhặm thu hút đầu tư…

b. Cho biết các hậu quả có thể có của việc sử dụng các thông tin đưa ra bởi
CEO?

Các chỉ số như: Hệ số thanh toán nhanh, Vòng quay hàng hoá tồn kho, Vòng quay
khoản phải thu, Vòng quay tổng tài sản, ROA, ROE, Biên lợi nhuận ròng,.. cũng là
những chỉ số hết sức quan trọng trong việc đánh giá xem hiệu quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp.

Việc chỉ sử dụng các chỉ số mà CEO đưa ra gây ra hậu quả như:

- Không đánh giá được chính xác tình hình công ty, từ đấy không đưa ra được
các hướng giải quyết vấn đề nội bộ một cách chặt chẽ để phát triể công ty
vữn mạnh.
- Không quá gây được ấn tượng hoặc tính thuyết phục mạnh cho nhà đầu tư.
Thậm chí nếu được đầu tư và thực chất công ty hoạt động không hiệu quả
dẫn đến làm mất uy tín của chính công ty đó.

8. Vào đầu năm 1, bạn đang xem xét việc mua trái phiếu Colin có mệnh giá
$10,000, LS trái phiếu là 8%/năm. Trái phiếu có kỳ hạn 10 năm, trả lãi định
kỳ 6 tháng. Từ các phân tích về công ty Colin, bạn yêu cầu tỷ suất lợi nhuận
6%/năm.

a. Cho biết bạn sẽ định giá trái phiếu Colin là bao nhiêu?

Công thức (1) dành cho trái phiếu trả lãi theo định kỳ nửa năm.
Trong đó: I=MV*i

I: lãi được hưởng từ trái phiếu (I = MV*i).

i: lãi suất doanh nghiệp trả cho trái phiếu.

rd: tỷ suất lợi nhuận yêu cầu của nhà đầu tư.

MV: mệnh giá trái phiếu.

n: số năm còn lại cho đến khi đáo hạn.

MV= $10,000

i= 8%/năm

n=10 năm

rd= 6%/năm

I= MV* i= 10,000*8%= $800

Áp dụng vào công thức (1) => V= $ 11,487.74

b. Tính toán lại giá TP nếu lãi suất chiết khấu là 10%?

MV= $10,000

i= 10%/năm

n=10 năm

rd= 6%/năm

I= MV* i= 10,000*10%= $1,000

Áp dụng vào công thức (1) => V= $ 12,975.5


c. Cho biết rủi ro của công ty ảnh hưởng thế nào tới tỷ suất LN yêu cầu của
trái phiếu?

You might also like