You are on page 1of 8

Bài 18 và 22: CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

TRONG CÁC THẾ KỶ X – XVIII


I. Tình hình kinh tế trong các TK X-XV.
1. Mở rộng, phát triển nông nghiệp: biểu hiện
- Diện tích ruộng đất ngày càng mở rộng:
+ Nhân dân tích cực khai hoang vùng châu thổ sông lớn và ven biển.
+ Nhà nước khuyến khích nhân dân khai hoang, nhà Trần khuyến khích các vương hầu quý
tộc khai hoang lập điền trang.
+ Vua Lê cấp ruộng đất cho quý tộc, đặt lại phép quân điền để chia ruộng đất công làng xã.
- Thủy lợi được nhà nước quan tâm mở mang:
+ Nhà Lý đã cho xây đắp những con đê đầu tiên.
+ 1248, nhà Trần cho đắp đê quai vạc dọc các sông lớn từ đầu nguồn đến cửa biển. Đặt cơ
quan: Hà đê sứ.
+ Thời Lê sơ, cho đắp một số đe ven biển.
- Các nhà nước thời Lý - Trần - Lê đều quan tâm bảo vệ sức kéo, phát triển các loại giống
cây nông nghiệp.
- Các vua Tiền Lê, Lý hàng năm làm lễ cày ruộng để khuyến khích nhân dân sản xuất.
- Nhờ những chính sách của nhà nước, tinnh thần tích cực của nhân dân, cùng với điều kiện
đất nước hòa bình độc lập nên kinh tế nông nghiệp thời kỳ này có bước phát triển mới. Nông
nghiệp phát triển góp phần làm cho đời sống nhân dân ấm no hạnh phúc, trật tự xã hội ổn
định, độc lập được củng cố.
2. Phát triển thủ công nghiệp
- Do nhu cầu trao đổi, xây dựng và bảo vệ đất nước ngày càng tăng cao nên thủ công nghiệp
có điều kiện phát triển nhanh.
- Nông nghiệp phát triển tạo tiền đề cho thủ công nghiệp phát triển.
- Trong nhân dân: các nghề thủ công cổ truyền như: đúc đồng, rèn sắt, làm gốm, dệt vải ngày
càng phát triển chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao. Việc khai thác tài nguyên
ngày càng phát triển. Một số làng chuyên làm nghề thủ công hình thành...
- Nhà nước thời Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ cho thành lập các xưởng thủ công: đúc
tiền, rèn đúc vũ khí, may áo mũ....Sản xuất được một số sản phẩm kỹ thuật cao như: Đại bác,
thuyền chiến có lầu.
- Thủ công nghiệp phát triển thúc đẩy thương nghiệp phát triển.
3. Mở rộng thương nghiệp
* Nội thương:
- Các chợ làng, chợ huyện, chợ chùa mọc lên ở khắp nơi.
- Kinh đô Thăng Long trở thành đô thị lớn (36 phố phường) - Trung tâm buôn bán và làm
nghề thủ công.
* Ngoại thương
- Thời Lý - Trần ngoại thương khá phát triển
- Thời Lê: Ngoại thương bị thu hẹp.
II. Tình hình kinh tế trong các TK XVI-XVIII.
1. Tình hình nông nghiệp
- Từ cuối thế kỷ XV đến nửa đầu thế kỷ XVII: nông nghiệp sa sút.
- Từ nửa sau thế kỷ XVII: phát triển.
+ Ruộng đất ở cả 2 Đàng mở rộng, nhất là ở Đàng Trong.
+ Thủy lợi được củng cố.
+ Giống cây trồng ngày càng phong phú.
+ Kinh nghiệm sản xuất được đúc kết.
- Chế độ tư hữu ruộng đất ngày càng tập trung trong tay địa chủ.
2. Sự phát triển của thủ công nghiệp
- Trong nhân dân nghề thủ công truyền thống tiếp tục phát triển đạt trình độ cao.
- Một số nghề mới xuất hiện như: Khắc in bản gỗ, làm đường trắng, làm đồng hồ, làm tranh
sơn mài.
- Khai mỏ - một ngành quan trọng rất phát triển ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài. Nhà nước
cho tư nhân (người Hoa và người Việt) nhận thầu khai thác.
- Các làng nghề thủ công xuất hiện ngày càng nhiều, nhưng vẫn chưa tách khỏi nông nghiệp.
- Một số thợ thủ công giỏi rời làng ra các đô thị lập phường hội vừa sản xuất vừa bán hàng
(nét mới trong kinh doanh).
3. Sự phát triển của thương nghiệp
* Nội thương:
- Chợ làng, chợ huyện... mọc lên khắp nơi và ngày càng đông đúc, phát triển mạnh ở miền
xuôi.
- Ở nhiều nơi xuất hiện làng buôn, trung tâm buôn bán.
- Xuất hiện các nhà buôn bán lớn (buôn chuyến, buôn thuyền).
- Buôn bán giữa các vùng miền phát triển.
- Nhà nước lập nhiều trạm để thu thuế.
* Ngoại thương:
- Thế kỷ XVI - XVIII ngoại thương phát triển mạnh.
+ Thuyền buôn các nước (kể cả các nước châu Âu: Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh) đến Việt
Nam buôn bán ngày càng tấp nập.
+ Họ bán vũ khí, thuốc súng, len dạ, bạc, đồng. Mua: Tơ lụa, đường, gốm, nông lâm sản.
- Thương nhân nhiều nước đã tụ hội lập phố xá, cửa hàng buôn bán lâu dài.
4. Sự hưng khởi của các đô thị
- Sự phát triển kinh tế hàng hóa đã tạo diều kiện cho các đô thị cũ khôi phục và phát triển;
các đô thị mới được hình thành.
- Đàng ngoài: Thăng Long - Kẻ chợ với 36 phố phường trở thành đô thị lớn của cả nước.
Phố Hiến (Hưng Yên) mới ra đời cũng buôn bán tấp nập.
- Đàng trong: những đô thị mới như:, Hội An (Quảng Nam), Thanh Hà (Phú Xuân - Huế) trở
thành những nơi buôn bán sầm uất.
- Cuối TK XVIII, ngoại thương sa sút; đầu TK XIX, một số đô thị suy tàn.
------------------HẾT-----------------
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP:

I. TRẮC NGHIỆM:

NHẬN BIẾT
Câu 1. Hằng năm, các vua Tiền Lê, Lý đã thực hiện hoạt động nào sau đây nhằm
khuyến khích nhân dân sản xuất?
A. Kêu gọi nông dân khai hoang.
B. Ban hành phép quân điền.
C. Làm lễ cày tịch điền.
D. Ban hành luật bảo vệ sức kéo.
Câu 2. Để tạo điều kiện cho nhân dân khai hoang mở rộng ruộng đồng, nhà Lê sơ đã
thực hiện việc làm nào sau đây?
A. Kêu gọi nông dân tự khai hoang.
B. Đắp một số đoạn đê biển.
C. Đắp đê “quai quạc”
D. Khuyến khích quý tộc mộ dân nghèo khai hoang.
Câu 3. “Đời vua Thái Tổ, Thái Tông,
Thóc lúa đầy đồng, trâu chẳng buồn ăn.”
Hai câu ca dao trên ca ngợi cuộc sống no đủ của nhân dân dưới triều đại nào sau đây?
A. Lý. B. Trần. C. Hồ. D. Lê sơ.
Câu 4. Để nông dân có ruộng dất cày cấy, nhà Lê sơ đã thực hiện chính sách nào dưới
đây?
A. Ban hành phép quân điền.
B. Làm lễ cày tịch điền.
C. khuyến khích nông dân khai hoang.
D. đắp một số đê ven biển.
Câu 5. Để phát triển thủ công nghiệp nhà nước, các triều ở các thế kỉ X – XV đã lập ra
các
A. xưởng thủ công.
B. phường thủ công.
C. công trường thủ công.
D. làng nghề thủ công.
Câu 6. Thành tựu thủ công nghiệp nổi bật ở thời nhà Hồ là
A. Chế tạo được súng lớn và thuyền chiến có lầu.
B. nghề làm đồng hồ và làm đường trắng xuất hiện.
C. các phường hội thủ công mọc lên ngày càng nhiều.
D. sản phẩm thủ công được thương nhân châu Âu ưa chuộng.
Câu 7. Đô thị lớn nhất Việt Nam ở các thế kỉ X – XV là
A. Thăng Long. B. Phố Hiến. C. Hội An. D. Thanh Hà.
Câu 8. “Thuyền bè các nước ngoài đến họp ở đây, mở chợ ngay trên thuyền, thật là nhộn
nhịp”. Đây là lời nhận xét về thương nghiệp nước ta dưới thời nhà
A. Lý. B. Trần. C. Hồ. D. Lê sơ.
Câu 9. Nghề thủ công nào dưới đây mới xuất hiện ở nước ta trong các thế kỉ XVI –
XVIII?
A. Làm giấy. B. Làm đường trắng.
C. Dệt vải. D. Đúc đồng.
Câu 10. Từ cuối thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XVI, ruộng đất ngày càng tập trung trong
tay vào trong tay ai?
A. Nông dân.
B. Địa chủ, quan lại.
C. Nhà nước phong kiến.
D. Toàn dân.
Câu 11. “Thứ nhất Kinh Kì, thứ nhì Phố Hiến” là nói đến đô thị nào?
A. Thăng Long, Phố Hiến.
B. Thăng Long, Hội An.
C. Phố Hiến, Hội An.
D. Thanh Hà, Kẻ Chợ.
Câu 12. Thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, ngoài những thương nhân truyền thống đã có
thêm thương nhân nước nào đến buôn bán với nước ta?
A. Bồ Đào Nha. C. Nhật Bản.
B .Trung Quốc. D. Xiêm.
Câu 13. Ý nào dưới đây thể hiện sự phát triển của kinh tế Đại Việt thế kỉ XVI – XVIII?
A. Xuất hiện các nhà buôn phương Tây.
B. Xuất hiện hệ thống các chợ làng, chợ huyện, chợ chùa.
C. Hình thành các bến cảng.
D. Sự hưng khởi của các đô thị.
Câu 14. Đô thị lớn nhất ở Đàng Trong trong TK XVII-XVIII là
A.Thăng Long C. Kẻ Chợ
B. Hội An D.Thanh Hà
Câu 15. Tên các phố phường ở kinh đô Thăng Long được đặt theo
A. tên các nghề thủ công. C. tên các danh nhân.
B. tên các sản phẩm nông nghiê ̣p. D. tên các sản phẩm thủ công.

Câu 16. Địa danh nào sau đây không phải là trung tâm buôn bán nổi tiếng của nước ta
trong các thế kỉ XVI-XVIII
A. Thăng Long. B. Phố Hiến.
C. Hội An. D. Bắc Ninh.

THÔNG HIỂU
Câu 1. Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện của sự phát triển nông nghiệp
trong các thế kỉ X – XV?
A. Địa chủ ngày càng có nhiều ruộng đất.
B. Diện tích canh tác ngày càng gia tăng.
C. Đê điều được quan tâm, chăm sóc.
D. Sức kéo cho nông nghiệp được bảo vệ.
Câu 2. Từ thế kỉ X – XV, nông nghiệp nước ta ngày càng phát triển là do
A. chính sách khuyến nông của nhà nước.
B. công tác thủy lợi được chú trọng.
C. sức kéo cho nông nghiệp được bảo vệ.
D. đời sống nhân dân được no đủ.
Câu 3. Chính sách nào sau đây của triều Lê sơ đã giúp cho nông dân bước đầu có
ruộng cày cấy?
A. Tổ chức cho nông dân khai hoang.
B. Khuyến khích nông dân tự khai hoang.
C. Lấy ruộng đất của địa chủ chia cho nông dân.
D. Phân chia ruộng công ở làng xã cho nông dân.
Câu 4. “Từ đó thủy tai không còn nữa mà đời sống của dân cũng được sung sướng, đất
không bỏ sót một nguồn lợi nào”. Lời nhận xét của sứ thần Trung Quốc phản ánh sự
phát triển nông nghiệp nước ta ở triều đại nào dưới đây?
A. Lý. B. Trần. C. Lê sơ. D. Nguyễn.
Câu 5. Thủ công nghiệp Việt Nam ở các thế kỉ X – XV phát triển nhanh chóng là do
A. chính sách của nhà nước.
B. nhu cầu trong nước tăng cao.
C. nhu cầu mua bán ra nước ngoài tăng.
D. nước ta có nhiều thợ giỏi.
Câu 6. Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển thương
nghiệp Việt Nam ở các thế kỉ X – XV?
A. Sự phát triển nông nghiệp.
B. Sự phát triển của thủ công nghiệp.
C. Đất nước độc lập, thống nhất.
D. Sự xuất hiện của nhiều loại chợ trên cả nước.
Câu 7. Điều kiện cơ bản để kinh tế Việt Nam các thế kỉ X – XV có bước phát triển mới

A. Đất nước độc lập, thống nhất.
B. Các triều đại chăm lo đến đời sống nhân dân.
C. Quan hệ ngoại giao với láng giềng được giữ vững.
D. Các cuộc khởi nghĩa nông dân tạm lắng.
Câu 8. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng đặc điểm kinh tế Việt Nam ở các thế kỉ X
– XV?
A. Phát triển mạnh mẽ.
B. Phát triển tự chủ, toàn diện.
C. Chỉ phát triển trên lĩnh vực nông nghiệp.
D. Vẫn chưa thoát khỏi sự lệ thuộc vào phong kiến phương Bắc.
Câu 9. Mục đích chính của nền kinh tế nước ta ở các thế kỉ X – XV là
A. Phục vụ nhu cầu trong nước.
B. Phục vụ cho việc giao lưu, buôn bán với nước ngoài.
C. Phục vụ cho giai cấp thống trị.
D. Phục vụ đời sống nhân dân lao động.
Câu 10. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng sự phát triển nông nghiệp ở các thế kỉ X
– XV?
A. bị sa sút do chiến tranh tàn phá.
B. Bắt đầu có sự phát triển.
C. Có bước phát triển mới.
D. Phát triển chậm chạp.
Câu 11. Đâu không phải là nguyên nhân hình thành và hưng khởi đô thị nước ta thế
kỉ XVI – XVII?
A. Nông nghiệp và thủ công nghiệp phát triển.
B. Sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá.
C. Nhờ các thương nhân nước ngoài đầu tư.
D. Chính sách mở cửa của chúa Trịnh, Nguyễn.
Câu 12. Ngoại thương ở nước ta ở thế kỉ XVI- nửa đầu thế kỉ XVIII phát triển nhanh
chóng do nguyên nhân cơ bản nào?
A. Tình hình kinh tế nước ta lúc bấy giờ ổn định và phát triển.
B. Các nước trên thế giới muốn vào buôn bán với nước ta.
C. Chủ trương mở cửa của các chính quyền Trịnh, Nguyễn.
D. Chính trị ổn định, đất nước thống nhất và các đô thị hưng khởi.
Câu 13. Tình trạng sa sút nông nghiệp nước ta từ thế kỉ XVI – nửa đầu XVII là do
A. nhà nước phong kiến không quan tâm.
B. chiến tranh liên miên tàn phá.
C. ruộng đất tập trung trong tay địa chủ phong kiến.
D. nông dân mất hết ruộng đất, sư cao thuế nặng.

Câu 14. Nhà Lê sơ có chủ trương nào đối với hoạt động mua bán với nước ngoài?
A. xây dựng nhiều bến cảng để trao đổi hàng hóa.
B. khuyến khích thương nhân nước ngoài đến mua bán.
C. Chỉ tạo mua bán với thương nhân Trung Quốc.
D. Không mở rộng buôn bán với thương nhân nước ngoài.
Câu 15. Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện của sự phát triển thương nghiệp
Việt Nam ở các thế kỉ X – XV?
A. các chợ mọc lên nhiều nơi
B. Hàng hóa phong phú.
C. mua bán với nước ngoài được mở rộng.
D. đô thị xuất hiện ở nhiều nơi

Câu 16. Điểm hạn chế của nền kinh tế nông nghiệp của nước ta trong các thế kỉ XVI-
XVIII là
A. phát triển giống cây trồng vật nuôi.
B. nhà nước quan tâm sữa sữa đê điều.
C. ruộng đất tập trung vào tay địa chủ.
D. hàng năm các vua làm lễ tịch điền.
Câu 17. Ý nào sau đây không phản ánh đầy đủ sự phát triển của thủ công nghiệp của
nước ta ở các thế kỉ XVI- XVIII
A. nghề thủ công nghiệp truyền thống tiếp tục phát triển trong nhân dân.
B. một số nghề mới xuất hiện như: khắc in bản gỗ, làm đường trắng, …
C. các làng nghề thủ công xuất hiện: làm gốm, nhuộm vải.
D. Tàu buôn của các thương nhân nước ngoài cập cảng nước ta ngày càng đông
Câu 18. Nguyên nhân cơ bản thúc đẩy sự phát triển của ngoại thương của nước ta ở
thế kỉ XVI-XVIII
A. do chính quyền Trịnh - Nguyễn thực hiện chính sách mở cửa.
B. do các thương nhân nhiều nước tụ hội lập phố xá, cửa hàng buôn bán
C. do các mặt hàng buôn bán đa dạng: tơ lụa, đường, gốm, nông sản.
D. do nước ta có vị trí địa lý thuận lợi.
Câu 19. Các quan xưởng được xây dựng trong thế kỉ XVI - XVIII nhằm phục vụ mục
đích gì?
A. nhu cầu nhân dân.
B. nhu cầu thợ thủ công.
C. nhu cầu của quan lại.
D. nhu cầu của nhà nước.
Câu 20. Điểm hạn chế của sự phát triển nông nghiệp trong thế kỉ XVI-XVIII?
A. Gia tăng tình trạng tập trung ruộng đất vào tay địa chủ phong kiến.
B. Nông nghiệp bị tàn phá do chiến tranh.
C. Nhà nước không quan tâm đến sản xuất nông nghiệp.
D. Nhân dân không tích cực khai hoang.
Câu 21. Nguyên nhân chủ yếu nào dưới đây làm cho nông nghiệp thế kỉ XVI- nửa đầu
thế kỉ XVII sa sút?
A. Chiến tranh tàn phá.
B. Mất mùa đói kém.
C. Ruộng đất tập trung vào tay địa chủ.
D. Nhà nước không quan tâm đến nông nghiệp.

VẬN DỤNG
Câu 1. Hoạt động nào dưới đây của các vua nhà Lý được chủ tịch nước Việt Nam thực
hiện hằng năm nhằm khuyến khích nông dân sản xuất?
A. Tổ chức lễ cày ruộng.
B. Tổ chức nông dân đắp đê phòng lũ.
C. Ban hành chính sách giảm thuế cho nông dân.
D. Kêu gọi nông dân khai hoang.
Câu 2. Bài học cần rút ra từ sự phát triển nông nghiệp ở các thế kỉ X – XV cho nhà
nước Việt Nam hiện nay là
A. quan tâm, đầu tư đúng mức cho nông nghiệp.
B. khuyến khích nông dân khai hoang mở rộng ruộng đồng.
C. thường xuyên tổ chức cho nông dân đắp đê phòng lũ.
D. công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.
Câu 3. Sự xuất hiện của yếu tố nào dưới đây thể hiện điểm mới của thủ công nghiệp
Việt Nam từ thế kỉ X – XV so với các giai đoạn trước?
A. công trường thủ công.
B. làng nghề thủ công.
C. xưởng thủ công.
D. phường hội thủ công.
Câu 4. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của sự phát triển kinh tế
nông nghiệp trong các thế kỉ X – XV?
A. Tạo tiền đề cho các ngành kinh tế khác phát triển.
B. góp phần ổn định đời sống nhân dân.
C. góp phần làm cho mâu thuẫn xã hội trở nên hòa dịu.
D. tạo điều kiện để giữ vững và củng cố nền độc lập.
Câu 5. Chính sách nào dưới đây của triều Lê sơ khác với các triều đaị khác trong các
thế kỉ X – XV?
A. Khuyến khích khai hoang.
B. Mở rộng buôn bán trong nước.
C. Hạn chế giao lưu buôn bán với nước ngoài.
D. Bảo vệ sức kéo nông nghiệp.
Câu 6. Sự kiện nào trên thế giới đã tác động đến ngoại thương của nước ta trong thế kỉ
XVI-XVIII?
A. phát kiến địa lí. B. cách mạng tư sản.
C. đóng được tàu vượt đại dương. D. vẽ được hải đồ.
Câu 7. Hãy điền vào chỗ trống sau đây sao cho đúng: “ mối quan hệ truyền thống với các
nước phương Đông, đặc biệt với..............không những vẫn được duy trì mà còn có xu hướng
phát triển hơn trước”.
A. Trung Quốc và Ấn Độ.
B. Nhật Bản và Ấn Độ.
C. Trung Quốc và Nhật Bản.
D. Các nước Đông Nam Á.
II. TỰ LUẬN:
Câu 1.Nhà nước và nhân dân Đại Việt đã làm gì để phát triển nông nghiệp? Sự phát triển
nông nghiệp thời này có ý nghĩa gì? Nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển của nông
nghiê ̣p nước ta trong giai đoạn này?
Câu 2. Những biểu hiê ̣n nào cho thấy hoạt động thủ công và thương nghiê ̣p ở các thế kỉ
X – XV ngày càng phát triển? Thủ công và thương nghiệp phát triển có ý nghĩa gì?
Câu 3. Nêu những biểu hiện của sự phát triển thủ công nghiệp, thương nghiệp trong các
thế kỉ XVI - XVIII? Sự phát triển các làng nghề thủ công đương thời có ý nghĩa như thế
nào? Liên hệ với ngày nay
Câu 4. Trình bày nguyên nhân dẫn đến sự phát triển kinh tế hàng hóa ở các thế kỉ XVI -
XVIII?
Câu 5. Sự hưng khởi của các đô thị trong các thế kỉ XVI – XVIII thể hiê ̣n ra sao? Sự
phát triển đó có ý nghĩa như thế nào?
Câu 6. Hãy kể tên một số làng nghề truyền thống mà em biết. Thế hệ trẻ Việt Nam hiện
nay cần làm gì để góp phần giữ gìn và phát triển các làng nghề truyền thống của dân tộc?

You might also like