You are on page 1of 4

Bài 35: ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH, PHÁT TRIỂN

BỆNH Ở VẬT NUÔI


I. Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh
1) Các loại mầm bệnh
- Mầm bệnh là những tác nhân gây bệnh nếu gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ
xâm nhập vào cơ thể, phát triển và gây bệnh
- Mầm bệnh là tác nhân gây bệnh có trong thức ăn, nước uống và môi trường
sống của vật nuôi
- Các loại mầm bệnh
● Vi rút: vi rút dịch tả, lở mồm long móng, ….
● Vi khuẩn: vi khuẩn lợn đóng dấu, tụ huyết trùng, ….
● Nấm: Một số nấm gây bệnh ( nấm phổi, …. )
● Ký sinh trùng (Nội ký sinh: các loại giun sán ; ngoại ký sinh: ve, ghẻ,
mạt, …., các sinh vật ký sinh trên da vật nuôi )
* Bệnh truyền nhiễm là các bệnh gây ra bởi mầm bệnh là : …………..,
………………….

- Điều kiện các mầm bệnh gây được bệnh.


● Đủ sức gây bệnh
● Số lượng lớn
● Con đường nhập thích hợp
Một số ví dụ về các loại bệnh ở vật nuôi :
+ bệnh toi gà
+ dịch tả lợn ,
+ ….

2) Yếu tố môi trường và điều kiện sống


3) Bản thân con vật

- Tất cả vật nuôi sinh ra đều có khả năng đề kháng tự nhiên ( khả năng miễn
dịch tự nhiên ), khả năng này phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ của con vật

- Miễn dịch tiếp thu là loại miễn dịch đặc hiệu được vật nuôi tạo ra để chống lại
một bệnh truyền nhiễm cụ thể, được hình thành sau khi vật nuôi có sự tiếp xúc
với mầm bệnh

II. Sự liên quan giữa các điều kiện phát sinh, phát triển bệnh

Bệnh ở vật nuôi sẽ phát triển thành dịch lớn nếu có đủ 3 điều kiện:

- Có các mầm bệnh

- Môi trường thuận lợi cho sự phát triển của mầm bệnh và vật nuôi

- Vật nuôi không được chăm sóc đầy đủ, không được tiêm phòng dịch , khả
năng miễn dịch yếu

Câu hỏi mở rộng

Câu 1: Tại sao môi trường lại là một nhân tố phát sinh, phát triển bệnh
ở vật nuôi? ( 1đ )
- Vì môi trường có quan hệ mật thiết với vật nuôi và có ảnh hưởng đến sự phát
triển của các loại mầm bệnh

Câu 2: Em hãy quan sát sơ đồ 35.2 và cho biết, cần phải tác động vào
những yếu tố môi trường và điều kiện sống của vật nuôi như thế nào để
hạn chế bệnh phát sinh, phát triển và lây lan. ( 1đ )

Cần phải tác động vào những yếu tố môi trường và điều kiện sống của vật nuôi
như sau:

– Yếu tố tự nhiên: Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng thích hợp với vật nuôi, không
thuận lợi cho sự phát triển của mầm bệnh, đầy đủ oxi, không có chất độc cho
vật nuôi.

– Chế độ dinh dưỡng: Phải đầy đủ, cân đối, không chứa chất độc hại.

– Cách quản lý, chăm sóc: Không để hiện tượng nhiễm độc do ngoại cảnh, bị
thương do các tác nhân vật lý.

Câu 3: Những con vật nuôi như thế nào thường hay mắc bệnh ? ( 1đ )

+ Phải làm việc quá sức.


+ Gia súc trong thời kỳ chửa đẻ, gia súc non phải làm việc nặng.
+ Không hợp lý về thời gian: Phải làm việc quá sớm về mùa đông, quá
muộn về mùa hè.
+ Do nuôi dưỡng kém

Câu 4: Có phải cứ hễ có mầm bệnh trong cơ thể vật nuôi là phát bệnh ngay
không ? ( 1đ )

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………

Câu 5:  Làm thế nào phòng ngừa và ngăn chặn dịch bệnh cho vật nuôi?
( 1đ )

- Để phòng ngừa và ngăn chặn dịch bệnh:


+ Ta phải vệ sinh môi trường sống của vật nuôi, không cho mầm bệnh có
cơ hội phát triển, song song với đó là có chế độ chăm sóc, tiêm vắc xin
hợp lí để vật nuôi có khả năng miễn dịch với mầm bệnh.
+ Khi có dịch phải chữa trị, tiêu hủy vật nuôi bị bệnh, bao vây cách ly ổ
dịch với bên ngoài. Tiêm vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi quanh vùng có
ổ dịch và vùng xung quanh trong phạm vi 5km. Hạn chế cao nhất sự vận
chuyển gia súc bị bệnh đi tiêu thụ ở các nơi khác

You might also like