You are on page 1of 5

Câu 1: Là một thành viên cùng nhóm, bạn ứng xử thế nào khi đồng

đội của mình gặp khó nhằn, có thể không hoàn thành nhiệm vụ?
Khi bản thân bạn làm việc trong nhóm gặp khó khăn cần phải làm
gì để có thể vượt qua?
Là thành viên trong 1 nhóm, khi đồng đội gặp khó khăn em sẽ cố gắng động
viên bạn và giúp bạn hoàn thành tốt công việc của mình để không bị làm chậm tiến
độ công việc của cả nhóm.

Khi bản thân em làm việc nhóm gặp khó khăn, đầu tiên em sẽ cố gắng xem
mình có thể giải quyết được khó khăn đó không, nếu không thể một mình giải
quyết được em sẽ kêu gọi sự hỗ trợ của mọi người, hoặc nêu vấn đề mình gặp phải
với trưởng nhóm để cùng nhóm giải quyết vấn đề sao cho phù hợp và hiệu quả.

Câu 2: Làm thế nào để xây dựng các mối quan hệ tốt trong nội bộ
nhóm? Làm thế nào để lắng nghe hiệu quả? Theo bạn mỗi người
cần rèn luyện những kỹ năng gì trong quan hệ công tác hàng ngày?
Để xây dựng mối quan hệ tốt khi làm việc nhóm, theo em cần phải :

1. Học cách lắng nghe người khác:

Vì lắng nghe chính là ta đang bày tỏ sự trân trọng và quan tâm tới người
khác. Và đó cũng là cách tốt nhất để bạn có thể gây thiện cảm với bất kì ai.

2.  Thể hiện sự đồng cảm:

Đồng cảm là cơ sở để tạo ra hai mối liên hệ tốt. Đồng cảm là sự đồng
lòng với hoàn cảnh của người khác mà bất chấp đến quan điểm và tín
ngưỡng của bạn. Vui vẻ bỏ qua những sơ suất của họ cũng như bạn mong
muốn họ bỏ qua những sai sót của mình. Hay để cho họ biết được sự lo lắng,
quan tâm của bạn đối với những sơ suất đó, chứ không phải bằng những lời
phê bình, phản bác. Chia sẻ cảm xúc của họ trong mọi lúc, cả những khi thất
bại cũng như lúc đạt tới vinh quang, động viên khi họ gặp khó khăn. Một
cảm xúc thành thật và thấu cảm sẽ củng cố lòng tin tới mọi người.
3. Sự thân thiện:

Có thái độ thân thiện nghĩa là bạn lịch thiệp, tốt bụng, hữu ích và thân
mật trong các mối quan hệ. Giúp mọi người đáp lại bằng một cách cởi mở
thân thiện và quý mến bạn hơn

4. Hợp tác:

Một mối quan hệ bền vững luôn được xây dựng trên sự đồng bộ và hợp tác
của cả hai bên. Nó cũng phụ thuộc vào khả năng mềm dẻo để thích ứng với
sự thay đổi kế hoạch và những mục tiêu của các dự án lớn. Hành vi hợp tác
sẽ xây dựng được một mối liên kết đầy tin tưởng. Chúng là một phần của sự
cống hiến và tạo ra một sức mạnh liên kết lâu dài.

5. Gắn kết mọi người lại với nhau:

Bằng cách tôt chức các buổi tiệc, đi dã ngoại để mọi người có thể hiểu nhau
hơn, khi đó khi có sự thấu hiểu sẽ giúp công việc được thực thi một cách
trơn tru nhất.

Làm sao để lắng nghe hiệu quả?

Lắng nghe là một kỹ năng rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi người, để
lắng nghe hiệu quả , con người luôn phải rèn luyện trong thời gian dài.

Lắng nghe chân thành thật sự là một trong những phương pháp hiệu quả
nhằm phát triển kỹ năng giao tiếp, vì nó giúp bạn xây dựng được lòng tin từ đối
phương. Sự tôn trọng, thái độ nghiêm túc giúp cho người đối diện biết rằng bạn
đang thật sự lắng nghe. Chính vì vậy, tuyệt đối không nói chuyện riêng hay ngắt
lời người nói. Hãy đáp lại người nói bằng cách gật đầu, hướng người về phía trước
hay mỉm cười là dấu hiệu cho thấy sự lắng nghe một cách chăm chú. Đây cũng là
cách biểu hiện sự tôn trọng người nói, giúp người nói có thêm sự tin tưởng để giao
tiếp đạt hiệu quả tốt hơn.

Tập trung trong khi giao tiếp, lời nói của người khác
 
Giao tiếp là một quá trình tương tác hai chiều chứ không phải cuộc độc thoại
cá nhân. Do tốc độ nói của một người có thể đạt tới 100 - 150 từ/1 phút nên bạn sẽ
phải dành thời gian để rèn sự tập trung khi lắng nghe những lời người khác nói.
Không nên có những hành động, lời nói khiến cho người đối diện cảm thấy khó
chịu như khi nói chuyện mà mắt đảo nhìn xung quanh, khoanh tay trước ngực, cắt
ngang lời người nói, hướng ra xa người nói... Có thể bạn sẽ để mất điểm trong mắt
người khác vì những cử chỉ tưởng chừng như vô ý này.
 

Tư duy và hiểu được ẩn ý trong câu nói của người khác


 
Có những lúc điều người đối diện thực sự muốn gửi đến bạn không phải là những
gì họ nói với bạn. Bạn phải thật sự tinh ý để nắm bắt những thông điệp chính mà
người nói muốn truyền tải hơn là chỉ lắng nghe quan điểm của họ. Hãy chủ động
đặt câu hỏi nếu không chắc về những điều được trình bày. Viê ̣c này tưởng chừng
như đơn giản nhưng lại vô cùng phức tạp, bạn cần phải rèn luyện và trau dồi khả
năng tư duy và tìm hiểu ẩn ý của bản thân.
 
Giao tiếp bằng mắt
 
Trong quá trình giao tiếp, chỉ có 7% là từ ngữ, trong khi đó có đến 55% là
những ngôn ngữ không lời như cử chỉ, điệu bộ và 38% là ngữ điệu, giọng nói. Để
việc lắng nghe đạt hiệu quả, bạn hãy tạo sự giao tiếp bằng mắt bằng cách nhìn
người nói để hiểu được những tín hiệu không lời như qua giọng điệu, nét mặt hay
điệu bộ. Tất cả những điều tưởng như rất nhỏ đó lại là một kỹ năng quan trọng
trong quá trình rèn luyện khả năng lắng nghe.
Thấu hiểu chính bản thân mình và người đối diện
Thấu hiểu chính mình sẽ giúp cho bạn làm chủ được bản thân, biết được mục tiêu
của cuộc trò chuyện và biết mình cần làm gì để buổi nói chuyện thành công, đạt
kết quả như ý. Tuy nhiên, nếu chỉ hiểu được bản thân mà không hiểu được người
đối diện thì chắc chắn việc lắng nghe và phản hồi sẽ gặp khó khăn. Hãy chú ý đến
cử chỉ, hành động của người đối diện để có những điều chỉnh phù hợp.
 
Luôn tôn trọng quan điểm của người khác
 
Đây là kỹ năng bạn cần rèn luyện để việc lắng nghe đạt hiệu quả cao nhất.
Bạn nên học cách tôn trọng và lắng nghe ý kiến của người khác, bởi trong chúng ta
không ai hoàn hảo. Thay vì đặt cái tôi cá nhân lên trên, bạn nên biết lúc nào cần
đồng tình, lúc nào cần phản bác, góp ý hay giữ quan điểm trung lập. Điều này sẽ
không ai dạy bạn mà chính bạn phải ý thức được sự tôn trọng quan điểm của người
khác mà rèn luyện cho bản thân. Tôn trọng người khác cũng chính là để người
khác đánh giá cao về bạn.
 
Làm chủ được sự im lặng
 
Không phải cứ nói nhiều mới thể hiện bạn là người hiểu biết hay làm chủ
cuộc trò chuyện, mà bạn cần biết khi nào cần giữ im lặng. Điều này không chỉ giúp
bạn kiểm soát cảm xúc, mạch tư duy của quá trình giao tiếp mà còn có thêm thời
gian thấu hiểu người nói.
Epictetus từng nói rằng "Tạo hoá cho chúng ta một cái lưỡi, nhưng có đến
hai cái tai, vì thế chúng ta phải lắng nghe gấp hai lần nói". Lắng nghe là một yếu tố
kỳ diệu giúp con người tạo dựng được mối quan hệ bền lâu và hạnh phúc.

Trong quan hệ công tác hàng ngày, mỗi người cần rèn luyện những kỹ năng
sau:

1. Ngôn ngữ cơ thể


Con người có liên hệ với người khác bằng nhiều cách khác nhau và không
nhất thiết phải luôn trực tiếp. Qua cử chỉ của người khác như tay, chân, mắt…
những hành động của người khác có thể đoán ra những ý nghĩ của người khác.

2. Nói ra suy nghĩ


Ở những thời điểm khác, trừ phi bạn là người có khả năng đọc suy nghĩ của
người khác, bạn cũng có thể bỏ qua những thông tin then chốt và khiến tình huống
từ xấu thành tồi tệ. Nếu bạn nghĩ có một vấn đề nào đó ảnh hưởng tới mối quan hệ
thì nên nói ra.
3. Đào sâu
Trong một mối quan hệ, giao tiếp rõ ràng rất cần thiết để tiến hành mọi việc.
Mối ràng buộc giữa hai bạn có thể nhanh chóng trở nên gay gắt, trừ phi bạn chia sẻ
những suy nghĩ và cảm xúc nội tâm. Nếu không biết rõ cái gì đang khiến hai bạn
khó chịu, cả hai rất dễ hiểu nhầm, thậm chí là oán giận lẫn nhau.
Đừng bao giờ giữ riêng vấn đề chung nào cho riêng mình, hãy cởi mở, chia sẻ cho
dù có thể làm hai bạn cãi nhau một chút. Chỉ đến khi nào vấn đề được giải quyết,
bạn mới vui vẻ và thoải mái. Và cũng không có cách nào xử lý trừ phi bạn cho
người kia biết đó là vấn đề cần quan tâm.
4. Rành mạch, dễ hiểu
Trên sách báo, nói chuyện cởi mở có vẻ là một ý thức chung. Thực tế, nó
thường không dễ dàng để thể hiện điều bạn thực sự muốn nói. Tất cả những sự
phức tạp, rắc rối có thể được đá bung từ một nỗi sợ hãi phản ứng xấu tới việc chọn
sai thời điểm để nói ra. Bất kể trường hợp nào, bạn cũng cần vượt qua mọi trở ngại
để đảm bảo hai bạn đều cùng một điểm xuất phát của vấn đề. Dưới đây là những
kỹ năng cần có để giúp bạn trở thành một người giao tiếp tốt:
5. Kỹ năng quan sát và kỹ năng lắng nghe
Bạn cần thực hiện đó là thể hiện khả năng quan sát của mình. Hãy quan sát
ngôn ngữ cơ thể của họ, cách họ cư xử, giao tiếp với bạn và cố gắng sử dụng ngôn
ngữ cơ thể, cách ứng xử cho phù hợp. Mối quan hệ sẽ dần được thiết lập khi giữa
bạn và đối tượng có sự đồng điệu.

6. Tôn trọng những điểm khác nhau


Khi giao tiếp với một đối tượng, bạn cần phải tôn trọng sự khác biệt. Tôn
trọng sự khác biệt không chỉ là tôn trọng nền văn hóa khác mà cả sự tôn trọng cá
nhân. Vì trong cùng một đất nước nhưng mỗi người sẽ có một cách ứng xử riêng
biệt. Họ có thể giao tiếp với bạn bằng chính bản sắc cá nhân, tín ngưỡng của họ.
Ông Brian Steel cho biết thêm: "Nếu bạn chịu khó quan sát và tư duy thì rất nhiều
hành động hàng ngày dù nhỏ nhưng cũng mang màu sắc văn hóa từng miền, từng
quốc gia. Mỗi nền văn hóa đều có điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Điều quan
trọng khi giao tiếp trong môi trường đa văn hóa chúng ta cần thích nghi cho phù
hợp mới môi trường."
Nếu bạn luôn tán đồng mọi thứ, thì đó sẽ là một mối quan hệ tẻ nhạt. Sự xung đột
về ý kiến là một điều lành mạnh. Nó cho cho thấy bạn là một cá nhân độc lập, có
khả năng hình thành niềm tin của riêng mình cũng như tranh luận về chúng. Mặc
dù bạn không đồng ý với ai đó về những vấn đề chính trong cuộc sống thì sự tôn
trọng lẫn nhau sẽ động viên bạn tìm được hướng giải quyết.
7. Gặp nhau ở điểm giữa
Thỏa hiệp là điều cốt yếu khi cần đàm phán cách thức giải quyết vấn đề
trong bất cứ mối quan hệ nào. Một đôi tai biết lắng nghe và tôn trọng quan điểm
của đối tác tình cảm sẽ giúp bạn giữ được cuộc nói chuyện với người ấy. Linh
hoạt, mềm dẻo là yếu tố cần để giúp hai bạn tìm gặp nhau ở điểm giữa của lối đi
tìm giải pháp.
8. Xem xét lại quyết định
Đặt cách giải quyết của bạn vào thực tế rồi xem mọi việc diễn ra thế nào.
Hãy quan sát thật kỹ để điều chỉnh nếu cần thiết. Với thực hành cộng với kinh
nghiệm, bạn sẽ nhận thấy những kỹ năng cơ bản trong giao tiếp đôi lứa sẽ trở thành
bản tính thứ hai. Từ việc chọn một bộ phim vào tối thứ Sáu để cảm thấy bạn có vẻ
cần nhiều không gian cho sự lãng mạn được thăng hoa, nó đồng nghĩa với việc bạn
có trách nhiệm đối với bất kỳ tình huống nào và cùng nhau tìm kiếm kết quả tích
cực.

You might also like