You are on page 1of 5

VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC ĐOÀN, HỘI TRONG HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP

ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH
Tác giả: ……………………………
…………………………………………
I. Vai trò của tổ chức Đoàn, Hội trong hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
Bám sát chỉ đạo của Tỉnh ủy Tây Ninh và Trung ương Đoàn, Tỉnh Đoàn Tây
Ninh đã thể hiện vai trò xung kích trong tuyên truyền, lan tỏa văn hóa khởi nghiệp
đổi mới sáng tạo (ĐMST) và hỗ trợ có hiệu quả cho hoạt động khởi nghiệp ĐMST
trong đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) địa phương. Cụ thể, Chương trình “Hỗ trợ
thanh niên khởi nghiệp” giai đoạn 2017-2022, Kế hoạch số 211-KH/TĐTN-BPT
về “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp” năm 2020 đã chỉ rõ nhiệm vụ, vai trò của Tỉnh
Đoàn Tây Ninh trong hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp, đặc biệt là khởi nghiệp ĐMST
trong ĐVTN, cụ thể:
- Tuyên truyền, thông tin rộng rãi trong đoàn viên, hội viên thanh niên về
hỗ trợ tư vấn khởi sự doanh nghiệp và lập nghiệp trong các mô hình
thanh niên làm kinh tế tập thể, đặc biệt trong thanh niên nông thôn như
hợp tác xã, tổ hợp tác thanh niên, hỗ trợ các ý tưởng, dự án kinh doanh
trong thanh niên, sinh viên, góp phần hình thành lớp doanh nhân trẻ từ
thanh niên, sinh viên.
- Trang bị kiến thức về khởi sự doanh nghiệp và lập nghiệp, tăng cường
tinh thần kinh doanh trong thanh niên, sinh viên; tập huấn nâng cao trình
độ, trang bị các kỹ năng cần thiết, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật,
hướng dẫn các mô hình, phương thức sản xuất kinh doanh mới,… cho
đội ngũ cán bộ, đoàn viên, hội viên thanh niên.
- Xây dựng các giải pháp hỗ trợ cho thanh niên trong quá trình khởi
nghiệp, từng bước hình thành định hướng nghề nghiệp cho học sinh, sinh
viên, hình thành và phát triển các mô hình kinh tế, sản xuất, kinh doanh
trong thanh niên, đội hình dịch vụ cộng đồng, truyền cảm hứng, khơi gợi
sức mạnh, niềm tin và thức tỉnh tài năng kinh doanh cho mọi thanh niên
trong tỉnh.
II. Thực trạng hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST của tổ chức Đoàn, Hội
tại tỉnh Tây Ninh
Nhu cầu khởi nghiệp của thanh niên tại Tây Ninh thời gian qua là rất lớn.
Trong đó, vấn đề thanh niên quan tâm nhất là mong muốn được hưởng những cơ
chế, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, tiếp cận được các nguồn vốn.
Thực hiện Kế hoạch số 532-KH/TWĐTN-ĐKTHTN ngày 15/10/2016 về tổ
chức chương trình thanh niên khởi nghiệp quốc gia giai đoạn 2016-2021; Quyết
định số 223 -QĐ/TWĐTN-BKT về việc ban hành Đề án "Thanh niên khởi nghiệp
giai đoạn 2019 - 2022" của Ban Chấp hành T.Ư Đoàn thanh niên Cộng sản
(TNCS) Hồ Chí Minh; Nghị quyết Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh
Tây Ninh lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2017 – 2022, Tỉnh Đoàn Tây Ninh đã ban hành
Kế hoạch “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp” định kỳ hàng năm, Quyết định số 727-
QĐ/TĐTN-ĐKTHTN về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng vốn “Hỗ trợ
thanh niên khởi nghiệp” ngày 13/7/2017, Chương trình số 04 CTr/ĐTN-ĐKTHTN
về “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp” giai đoạn 2017 – 2022 ngày 2/1/2018 nhằm
góp phần giải quyết vấn đề huy động vốn cho thanh niên khởi nghiệp với mức vốn
huy động là 2 tỷ đồng.
Đồng thời, các cấp bộ Đoàn đã tổ chức 27 chương trình tập huấn trang bị kỹ
năng khởi nghiệp, thu hút hơn 2.000 thanh niên tham gia, tổ chức 05 Cuộc thi “Ý
tưởng sáng tạo khởi nghiệp”, thu hút gần 500 thanh niên tham dự, trao vốn khởi
nghiệp cho 03/05 dự án tham gia Cuộc thi năm 2020 với tổng số vốn hỗ trợ 310
triệu đồng, thành lập và duy trì hoạt động của 27 Câu lạc bộ Thanh niên khởi
nghiệp (đầu tư, hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp…), thu hút 170 thanh niên tham gia,
hỗ trợ 39 dự án khởi nghiệp sáng tạo của thanh niên với tổng số kinh phí hỗ trợ là
1,023 tỷ đồng.
Riêng trong năm 2020, các cấp bộ Đoàn đã tổ chức 18 chương trình giao
lưu, chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp cho 920 ĐVTN có nhu cầu khởi nghiệp trên
địa bàn tỉnh; 17 lớp tập huấn hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp cho 3.380 ĐVTn, các
lớp tập trung vào việc khai thác các nguồn lực, lợi thế sẵn có tại địa phương, trọng
tâm là chuyển giao công nghệ từ các dự án khởi nghiệp thành công, các dự án áp
dụng khoa học kỹ thuật, khởi nghiệp sáng tạo và bảo vệ môi trường, phát triển sản
phẩm nông nghiệp tại địa phương. Song song với đó là duy trì 47 Câu lạc bộ
“Thanh niên khởi nghiệp”, “Thanh niên giúp nhau phát triển kinh tế”, trao 35 suất
vốn khởi nghiệp không tính lãi cho thanh niên, trị giá 456 triệu đồng.
Cũng trong năm nay, Tỉnh Đoàn đã ra mắt Fanpage “Sản phẩm khởi nghiệp
Tây Ninh” nhằm kiến tạo một môi trường sinh thái về khởi nghiệp, quảng bá các
sản vật của quê hương Tây Ninh đến đông đảo người dùng mạng xã hội facebook.
Các cấp bộ Đoàn phối hợp với Đài Phát thanh – Truyền hình Tây Ninh, Đài
Truyền thanh các huyện, thị xã, thành phố xây dựng 4 phóng sự về các mô hình
khởi nghiệp của thanh niên; chia sẻ các bài viết, tin bài về khởi nghiệp trên
Fanpage của đơn vị và cơ sở, tổ chức 1 diễn đàn, 15 buổi tham quan các mô hình
khởi nghiệp thành công như mô hình “Nuôi gà đen Indo” ở Tân Châu, “Trồng dưa
lưới trong nhà kính” ở Gò Dầu, “Trồng nấm bằng mùn cưa” ở Trảng Bàng…, 1 tọa
đàm cho 670 ĐVTN. Qua đó, đã nhân rộng 3 mô hình khởi nghiệp cho 22 ĐVTN.
Tất cả những điều này đã cho thấy sự quan tâm sát sao, triển khai quyết liệt
các biện pháp thúc đẩy hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp nói chung, khởi nghiệp
ĐMST nói riêng của Tỉnh Đoàn Tây Ninh những năm vừa qua.
Nhờ nỗ lực của Tỉnh Đoàn, Tây Ninh trở thành một trong những địa phương
bùng nổ phong trào khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong đoàn viên, hội viên thanh
niên. Riêng trong năm 2020 đã có 2/24 dự án lọt vào vòng bán kết Cuộc thi “Dự án
khởi nghiệp sáng tạo thanh niên nông thôn”, 01 cá nhân lọt top 47 cá nhân tham
gia xét chọn Giải thưởng Khoa học công nghệ Thanh niên Quả Cầu Vàng của
Trung ương Đoàn. Toàn tỉnh hiện có 26 mô hình thanh niên làm kinh tế, trong đó
có 7 câu lạc bộ thanh niên làm kinh tế, 15 tổ hợp tác, 4 hợp tác xã. Trong đó, nổi
bật có THT nuôi Ba Ba tại xã Tân Hòa – Tân Châu; THT trồng thanh long tím
hồng ở xã Bàu Đồn, THT bánh Pía Phúc Đức – Gò Dầu; THT trồng rau xã Biên
Giới – Châu Thành; CLB sản xuất kinh doanh các loại nấm phường IV – thành phố
Tây Ninh; CLB mây tre lá – Hòa Thành; HTX dịch vụ nông nghiệp Long Chữ đã
thể hiện vai trò kết nối và chia sẻ kinh nghiệm cùng nhau sản xuất kinh doanh
trong các lĩnh vực, đặc biệt là nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Nhìn chung, các cấp bộ Đoàn, Hội tại tỉnh Tây Ninh đã thể hiện vai trò “đầu
tàu” trong việc phát huy tinh thần khởi nghiệp ĐMST, hỗ trợ, đồng hành cùng
thanh niên lập nghiệp nói chung và khởi nghiệp ĐMST nói riêng. Tuy vậy, có thể
nhận thấy hầu hết các dự án khởi nghiệp ĐMST của thanh niên địa phương đang
đều tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao,
gần như thiếu vắng các dự án khởi nghiệp có hàm lượng khoa học – kĩ thuật cao.
Đồng thời, quỹ vốn “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp” chưa thực sự dồi dào khiến
các dự án khởi nghiệp và đặc biệt là khởi nghiệp ĐMST khó có khả năng phát triển
bứt phá. Nguyên nhân một phần là do yếu tố khách quan như chưa có các trung
tâm ươm tạo, vườn tươm tạo khởi nghiệp ĐMST chuyên nghiệp với chức năng kết
nối mạng lưới chuyên gia, mentor cố vấn, định hướng và tập huấn kiến thức, kĩ
năng khởi sự doanh nghiệp và yếu tố chủ quan như chưa có nhiều chương trình,
cuộc thi khuyến khích thanh niên phát triển ý tưởng sáng tạo trong lĩnh vực mang
hàm lượng khoa học – kĩ thuật cao như công nghệ thông tin, công nghiệp chế biến,
chế tạo… Đồng thời, các cấp bộ Đoàn địa phương cũng chưa triển khai các hoạt
động hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST liên kết các tỉnh, thành trong vùng để tranh thủ
nguồn lực bên ngoài, tăng cường kết nối với các nhà đầu tư tiềm năng, quỹ đầu tư
mạo hiểm hỗ trợ cho quỹ vốn “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp” tại địa phương.
III. Giải pháp thúc đẩy hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST của tổ chức
Đoàn, Hội tại tỉnh Tây Ninh
Để góp phần hiện thực hóa mục tiêu đưa tỉnh Tây Ninh trở thành điểm sáng
về khởi nghiệp ĐMST, đưa Tây Ninh từng bước trở thành tỉnh phát triển khá của
cả nước đến năm 2030, phát huy ý tưởng sáng tạo, hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp
ĐMST, Tỉnh Đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên tỉnh Tây Ninh cần quán triệt các cấp
bộ Đoàn, Hội của tỉnh áp dụng một số giải pháp cụ thể như sau:
(1) Xây dựng và tích cực triển khai các chương trình, cuộc thi khuyến
khích và hỗ trợ ý tưởng sáng tạo trong lĩnh vực có hàm lượng khoa học – kĩ thuật
cao.
(2) Tiếp tục cải tiến, nâng cao chất lượng các hoạt động hỗ trợ thanh niên
khởi nghiệp như duy trì hoạt động Câu lạc bộ Thanh niên khởi nghiệp, tổ chức các
khóa tập huấn, trao vốn “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”…
(3) Tích cực tham mưu với chính quyền địa phương để tăng cường ban
hành cơ chế, chính sách xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST tại địa phương,
trong đó có việc thúc đẩy hình thành, phát triển các trung tâm ươm tạo, vườn ươm
tạo khởi nghiệp ĐMST quy mô, chuyên nghiệp.
(4) Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST kết nối hệ sinh
thái khởi nghiệp ĐMST của Tây Ninh với các tỉnh, thành phát triển trong vùng
Đông Nam Bộ để tranh thủ phát huy tổng thể nguồn lực hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST
cho thanh niên địa phương.
(5) Tăng cường liên kết, phối hợp với các trường đại học tổ chức các
chương trình truyền cảm hứng khởi nghiệp ĐMST, thu hút nhân tài, khuyến khích
phát triển ý tưởng khởi nghiệp ĐMST và chuyển hóa thành mô hình thành công
trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
IV. Kết luận:
Trong những năm vừa qua, các cấp bộ Đoàn, Hội tỉnh Tây Ninh đã triển
khai có hiệu quả nhiều chương trình, hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST trên địa
bàn tỉnh dù còn gặp nhiều trở ngại cả về yếu tố khách quan lẫn chủ quan. Nhờ thế,
phong trào khởi nghiệp nói chung và khởi nghiệp ĐMST nói riêng trên địa bàn Tây
Ninh thời gian qua đã diễn ra sôi nổi, thu được nhiều kết quả nổi bật.
Tuy nhiên, tỉ lệ các dự án khởi nghiệp ĐMST mang hàm lượng khoa học –
kĩ thuật cao vẫn còn ít và chậm triển khai. Đồng thời, nguồn lực để hỗ trợ khởi
nghiệp, đặc biệt là vốn chưa được dồi dào cùng với sự thiếu vắng các vườn ươm
tạo khởi nghiệp ĐMST đã khiến các dự án khởi nghiệp ĐMST hạn chế phát triển
mở rộng quy mô, không thể bứt tốc tăng trưởng.
Vì lý do đó, để hỗ trợ tốt hơn hoạt động khởi nghiệp ĐMST của thanh niên
Tây Ninh, Tỉnh Đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên tỉnh Tây Ninh cần quán triệt các
cấp bộ Đoàn, Hội thành phố áp dụng một số biện pháp cụ thể như: xây dựng, tích
cực triển khai các cuộc thi khuyến khích và hỗ trợ ý tưởng sáng tạo trong lĩnh vực
có hàm lượng khoa học – kĩ thuật cao; tham mưu chính quyền tăng cường ban
hành cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST; tổ
chức các hoạt động khởi nghiệp ĐMST kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST
Tây Ninh với các tỉnh, thành phát triển trong vùng Đông Nam Bộ để tranh thủ phát
huy nguồn lực tổng thể cho phát triển khởi nghiệp ĐMST của thanh niên địa
phương; liên kết, phối hợp với các trường đại học tổ chức chương trình thu hút
nhân tài, khuyến khích phát triển ý tưởng ĐMST và chuyển hóa mô hình thành
công trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

You might also like