You are on page 1of 5

VAI TRÒ CỦA KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO

ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH TÂY NINH
Tác giả: ……………………………
…………………………………………
I. Vai trò của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đối với sự phát triển kinh tế -
xã hội của tỉnh Tây Ninh
Cách mạng công nghiệp 4.0 tiếp sau những thành tựu lớn kế thừa từ cách
mạng công nghiệp lần thứ ba, được hình thành trên nền tảng cải tiến của cuộc cách
mạng số, với những công nghệ mới như in 3D, robot, trí tuệ nhân tạo, IoT (internet
kết nối vạn vật), SMAC (nền tảng mới nhất của ngành công nghệ thông tin, dựa
trên 4 xu hướng hiện đại, đó là S (Social = xã hội), M (Mobile = di động), A
(Analytics = phân tích dữ liệu) và C (Cloud = đám mây)), công nghệ nano, sinh
học, vật liệu mới... Cách mạng công nghiê ̣p 4.0 hiện đã trở thành chiến lược bản lề
cho các nước đang phát triển tiến đến để theo kịp với xu hướng phát triển của thế
giới.
Xét về trung và dài hạn, cách mạng công nghiê ̣p 4.0 đem lại nhiều tác động
tích cực, giúp cho kinh tế thế giới bước vào giai đoạn tăng trưởng dựa trên động
lực không có trần giới hạn là công nghệ và đổi mới sáng tạo, thay cho tăng trưởng
chủ yếu dựa vào các yếu tố đầu vào luôn có trần giới hạn. Về ngắn hạn, cách mạng
công nghiê ̣p 4.0 đang tạo ra nhiều thách thức khiến các ngành, lĩnh vực dựa vào
công nghệ, vào đổi mới sáng tạo có thể tăng trưởng mạnh mẽ, nhưng một số ngành
lạc nhịp về công nghệ khác phải thu hẹp đáng kể và bị đào thải.
Trước bối cảnh đó, việc đẩy mạnh hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
(start-up) ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Tây Ninh nói riêng đóng vai trò quan
trọng trong việc ứng phó phù hợp với diễn biến nhanh chóng của cách mạng công
nghiệp 4.0, giúp gia tăng năng lực cạnh tranh, nâng cao giá trị sản phẩm, thúc đẩy
phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế.
Tây Ninh là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm, có 3 cửa khẩu quốc tế,
đường Xuyên Á và có dư địa về đất, lao động, tiềm năng về đô thị, kinh tế cửa
khẩu là điều kiện tốt để phát triển. Đất đai phù hợp với nhiều loại nông sản nhiệt
đới có giá trị cao; có hệ thống thủy lợi khá đồng bộ, với hệ thống thủy lợi Dầu
Tiếng quy mô lớn nhất nước, có thể tưới tiêu chủ động cho 47.000ha đất canh tác.
Với lợi thế sẵn có, việc thúc đẩy phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh
vực nông nghiệp công nghệ cao, hướng đến việc hình thành các vùng chuyên canh
cây trồng thế mạnh, tăng giá trị sản xuất sẽ giúp Tây Ninh bắt kịp đà tăng trưởng
của các tỉnh, thành khác trong vùng Đông Nam Bộ đồng thời đảm bảo mục tiêu
bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó, Tây Ninh còn là địa phương có tiềm năng phát triển du lịch rất
lớn với 90 di tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng, 6 loại hình di sản văn hóa phi
vật thể, ẩm thực đặc trưng Đông Nam Bộ cùng với sự đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch
như Khu du lịch quốc gia Núi Bà Đen, khách sạn 5 sao Vinpearl… từ các tập đoàn
lớn Vingroup, Sun Group. Việc phát triển doanh nghiệp KNĐMST ứng dụng công
nghệ thông tin phát triển du lịch sẽ góp phần tăng tốc quảng bá, xúc tiến các sản
phẩm du lịch Tây Ninh đến khách du lịch trong và ngoài nước, tạo nên “cú hích”
tăng trưởng, biến du lịch trở thành ngành kinh tế “mũi nhọn” của Tây Ninh trong
tương lai.
II. Thực trạng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
Sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án 844 về “Hỗ trợ hệ sinh thái
khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) quốc gia đến năm 2025”, hiện nay, Tây
Ninh cũng đang xây dựng các chương trình, đề án hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo và
đã ban hành một số kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), trong đó
có doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST như Kế hoạch số: 2047/KH-UBND ban hàng
ngày 19/9/2019 về trợ giúp đào tạo cho DNNVV năm 2020, Kế hoạch số:
2915/KH-UBND ban hành ngày 27/12/2019 về hỗ trợ DNNVV chuyển đổi từ hộ
kinh doanh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, Quyết định số: 1732/QĐ-UBND về việc
ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày
16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020.
Sở Khoa học – Công nghệ Tây Ninh cũng đã ký biên bản thỏa thuận hợp tác
với Khu Công nghệ phần mềm ĐHQG – HCM (ITP) giai đoạn 2018 – 2022 nhằm
thực hiện hợp tác hỗ trợ Tây Ninh từng bước xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi
mới sáng tạo tại địa phương, tập trung vào các lĩnh vực tỉnh có thế mạnh. Trong đó
hướng đến hoàn thiện và xây dựng cơ chế chính sách tạo hành lang pháp lý thuận
lợi cho việc kiến tạo hệ sinh thái khởi nghiệp tỉnh; tăng cường hợp tác với các
doanh nghiệp thông qua các chương trình ươm tạo công nghệ, cũng như kết nối với
các đối tác chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp Tây Ninh; xây dựng được
mô hình mẫu Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nông nghiệp, du lịch tại
địa phương. Đồng thời, tăng cường hợp tác nghiên cứu ứng dụng, đặc biệt là trong
nghiên cứu ứng dụng các công nghệ chủ chốt của cuộc cách mạng công nghệ 4.0
phục vụ các nhu cầu cụ thể của Tây Ninh.
Nhờ các giải pháp thu hút đầu tư cũng các chính sách hỗ trợ phát triển doanh
nghiệp nói chung, doanh nghiệp KNĐMST nói riêng, số lượng doanh nghiệp đăng
ký mới trên địa bàn tỉnh Tây Ninh cũng gia tăng ấn tượng: 20,9%, đứng đầu trong
số các địa phương trong vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long có số
doanh nghiệp thành lập mới tăng nhiều so với cùng kỳ năm 2018. Cụ thể, chỉ tính
riêng lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, sau nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tây Ninh với mục tiêu tái cơ cấu lại ngành sản xuất,
tỉnh đã thu hút gần 30 dự án đầu tư vào các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi
trồng thủy sản... với tổng số vốn đăng ký đạt gần 2.000 tỷ đồng, nâng tổng số dự
án thuộc lĩnh vực nông nghiệp toàn tỉnh lên gần 60 dự án với tổng số vốn đầu tư
trên 4.000 tỷ đồng.
Tuy vậy, các chuyên gia đánh giá, các chính sách và cơ chế hỗ trợ khởi
nghiệp sáng tạo vẫn chưa chuyên sâu và chú trọng, các hoạt động hỗ trợ khởi
nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh chưa được triển khai quyết liệt, tỉ lệ ứng
dụng công nghệ thông tin vào cải cách thủ tục hành chính nhằm hỗ trợ các doanh
nghiệp khởi nghiệp ĐMST còn ở mức thấp. Một số đơn vị trên địa bàn chưa thực
sự hiểu rõ bản chất của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nên hoạt động còn mang tính
lồng ghép, chưa thật sự có tác động lớn đến hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng
tạo. Các doanh nghiệp KNĐMST khó tiếp cận nguồn vốn, nhân lực, công nghệ,
thông tin về thị trường.
III. Giải pháp hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Tây
Ninh
Để thúc đẩy hoạt động khởi nghiê ̣p đổi mới sáng tạo dựa trên nền tảng là các
doanh nghiệp tư nhân ở Viê ̣t Nam nói chung và tỉnh Tây Ninh nói chung trong giai
đoạn tới, nhằm ứng phó với sự tác động nhanh và mạnh của cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0, có thể đưa ra một số giải pháp chủ yếu như sau:
- Thứ nhất, rất cần có quan điểm nhất quán từ các cấp quản lý trong việc phân
loại các doanh nghiệp khởi nghiệp trong số các doanh nghiệp được thành lập mới.
Việc thiếu vắng các số liệu cụ thể về doanh nghiệp khởi nghiệp, các doanh nghiệp
đã thành công, doanh nghiệp không thành công khiến cho các giải pháp chính sách
mới dừng ở mức các khuyến khích chung, chưa thể phát huy tác dụng trực tiếp vì
chưa gắn với các đối tượng điều chỉnh cụ thể.
- Thứ hai, trong bối cảnh cách mạng công nghiê ̣p 4.0 diễn ra nhanh và mạnh,
vấn đề khởi nghiệp cần được đánh giá một cách đầy đủ hơn với nhiều đặc tính mới,
đặc biệt là khi đánh giá vấn đề đó cần chú trọng tới khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Yếu tố đổi mới sáng tạo chính là mấu chốt của vấn đề này để xác định đúng doanh
nghiệp khởi nghiệp và có các chính sách khuyến khích phù hợp giúp cho các doanh
nghiệp này thực sự đi đúng hướng và tranh thủ được các cơ hội của bối cảnh phát
triển mới.
- Thứ ba, số lượng doanh nghiệp được thành lập mới tại Việt Nam nói chung
và Tây Ninh nói riêng tăng tương đối nhanh trong những năm gần đây. Mặc dù
vậy, hầu hết doanh nghiệp hiện có của tỉnh Tây Ninh đều là các doanh nghiệp nhỏ
với tiềm lực hết sức hạn chế cả về vốn, lao động cũng như trình độ khoa học - công
nghệ. Do tính chất của doanh nghiệp khởi nghiệp là hướng tới tăng trưởng nhanh,
chú trọng tính sáng tạo với các ý tưởng mới nên các biện pháp chính sách cần đặt
trọng tâm vào khuyến khích hoạt đô ̣ng R&D, đầu tư để nâng cao trình độ, khả năng
ứng dụng khoa học, công nghệ trong các doanh nghiệp. Đây là cách thức hiệu quả
để làm nền tảng cho đổi mới sáng tạo và thúc đẩy tăng trưởng nhanh dựa trên các ý
tưởng, sáng kiến mới.
- Thứ tư, cơ hội của doanh nghiệp khởi nghiệp khi cách mạng công nghiê ̣p 4.0
đang tăng tốc là rất lớn và rất hứa hẹn. Nếu như trước đây, rất khó có doanh nghiệp
nhỏ nào có thể nhanh chóng trở thành doanh nghiệp lớn, thành công nếu không có
các bước phát triển tuần tự qua một quá trình lâu dài, thì ngày nay, việc ứng dụng
công nghệ mới, các thành quả của cách mạng công nghiê ̣p 4.0 đã giúp ích rất
nhiều. Chỉ cần một ý tưởng tốt gắn với các điều kiện thuận lợi thì doanh nghiệp
khởi nghiệp có thể nhanh chóng vào cuộc và vượt lên nhờ tốc độ tăng trưởng
nhanh gắn với tính sáng tạo cao, từ đó có thể trở thành các doanh nghiệp lớn, vươn
tới phạm vi toàn cầu. Với thực tế như vậy, các giải pháp chính sách ở cấp vĩ mô là
cần nhưng chưa đủ. Chính sách cần gắn với các giải pháp cụ thể ở cấp vi mô,
hướng tới các nhóm dân cư cụ thể để từng cá nhân có thể tự do đưa ra ý tưởng sáng
tạo và xã hội phải có quan điểm cởi mở hơn nhằm khuyến khích các ý tưởng sáng
tạo đó, bất kể ý tưởng đó có trở thành hiện thực hay không.
IV. Kết luận:
Tây Ninh sở hữu tiềm năng to lớn về phát triển nông nghiệp công nghệ cao
và du lịch. Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 diễn biến nhanh chóng, việc
hỗ trợ khởi nghiệm đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Tây Ninh sẽ góp phần giúp
địa phương thích ứng nhanh chóng và bắt kịp xu thế phát triển, hội nhập kinh tế
quốc tế.
Nhận thức được điều này, nhằm cụ thể hóa Đề án 844 của Chính phủ về “Hỗ
trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) quốc gia đến năm 2025”,
Tây Ninh đã và đang xây dựng các chương trình, đề án hỗ trợ khởi nghiệp sáng
tạo, ban hành một số kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), trong
đó có doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST. Đồng thời, Sở Khoa học – Công nghệ tỉnh
cũng triển khai ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2018 – 2022 về việc hỗ trợ xây
dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, nghiên cứu, phát triển công nghệ
mới với Khu Công nghệ phần mềm ĐHQG – HCM (ITP). Các bước đi này đã tạo
đà cho sự gia tăng nhanh chóng của số lượng doanh nghiệp đăng ký mới tại Tây
Ninh, đưa tỉnh trở thành địa phương đứng đầu trong vùng Đông Nam Bộ và
ĐBSCL về số lượng tăng trưởng doanh nghiệp mạnh so với năm 2018.
Tuy vậy, việc phát triển doanh nghiệp KNĐMST tại Tây Ninh vẫn gặp nhiều
rào cản về thủ tục hành chính, thiếu cơ chế, chính sách hỗ trợ chuyên sâu, chưa có
nhiều hoạt động hỗ trợ KNĐMST, khó tiếp cận nguồn vốn, nhân lực, công nghệ,
thông tin về thị trường. Để giải quyết vấn đề này và mở đường cho KNĐMST, Tây
Ninh cần đưa ra áp dụng nhiều giải pháp vĩ mô và vi mô, chủ yếu như: quan điểm
nhất quán từ các cấp quản lý trong việc phân loại các doanh nghiệp khởi nghiệp
trong số các doanh nghiệp được thành lập mới; các biện pháp chính sách cần đặt
trọng tâm vào khuyến khích hoạt đô ̣ng R&D, đầu tư để nâng cao trình độ, khả năng
ứng dụng khoa học, công nghệ trong các doanh nghiệp; có chính sách cụ thể
khuyến khích ý tưởng sáng tạo và hỗ trợ chuyển hóa ý tưởng thành giá trị gia
tăng…

You might also like