You are on page 1of 3

PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG DỆT CHIẾU CÓI KẾT

HỢP DU LỊCH TRÊN VÙNG ĐẦM Ô LOAN


Tác giả: Nguyễn Anh Quân
Tác giả ý tưởng khởi nghiệp phát triển làng nghề truyền thống
dệt chiếu cói kết hợp du lịch trên vùng đầm Ô Loan
I. Tính cấp thiết của dự án
Với hơn 100 năm tuổi, làng nghề làm chiếu cói Phú Tân ở xã An Cư nằm ở
vị trí khá thuận lợi gần Quốc Lộ 1A, đường sắt Bắc Nam đi ngang qua. Nơi đây sở
hữu tới hơn 25 ha trồng cói. Cả làng nghề hiện có 2 tổ hợp sản xuất chiếu bằng
máy. Tổng giá trị sản phẩm tiêu thụ của làng nghề dệt chiếu cói Phú Tân bình quân
đạt trên 5,3 tỷ đồng một năm. Tuy người dân ở đây làm lụng vất vả quanh năm
nhưng thu nhập bình quân đầu người chỉ khoảng 4 triệu đồng/ tháng. Trong khi đó,
người dân nơi đây phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm nguồn nước do phẩm nhuộm,
các hợp chất chứa lưu huỳnh trong công đoạn tẩy trắng và sấy nguyên liệu.
Vùng nguyên liệu trồng cói, làng nghề nằm bên danh lam thắng cảnh cấp
Quốc Gia Đầm Ô Loan (Được công nhận năm 1997), là điểm xuất phát du lịch
tham quan du lịch thắng cảnh Đầm Ô Loan, và gần các điểm du lịch khác như:
Ghềnh Đá Đĩa (09km), Hòn Yến (10 km), Nhà thờ Mằng Lăng ( 4km), Thành An
Thổ (6km), Chùa Đá Trắng (11km)...
Với tiềm năng sẵn có, dự án khởi nghiệp phát triển làng nghề dệt chiếu cói
kết hợp du lịch trên vùng đầm Ô Loan sẽ góp phần hiện đại hóa công đoạn sản xuất
chiếu cói theo hướng bảo vệ môi trường, đa dạng hóa và nâng cao giá trị sản phẩm,
gìn giữ và phát triển sản phẩm của làng nghề truyền thống, đồng thời, tăng nguồn
thu nhập, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động tại địa phương. Dự án
phát triển cũng góp phần xây dựng tình làng nghĩa xóm, giữ gìn và phát huy bản
sắc văn hóa truyền thống của làng nghề.
II. Định hướng phát triển dự án
Để chuyển hóa ý tưởng khởi nghiệp phát triển làng nghề dệt chiếu cói kết
hợp với du lịch trên vùng đầm Ô Loan trở thành mô hình kinh doanh hiệu quả thì
cần phải tuân thủ một số định hướng phát triển sau:
(1) Nâng cao giá trị sản phẩm làng nghề; Bảo tồn giá trị của làng nghề
truyền thống đã hình thành trên 100 năm. Thực hiện một trong bốn chỉ tiêu đột
phá, mà Đại hội Đảng bộ xã An Cư lần thứ XII đề ra, đó là Phát triển làng nghề
truyền thống dệt chiếu cói gắn với du lịch trải nghiệm.
(2) Mở rộng diện tích sản xuất chiếu cói theo hướng hiện đại và khu làm
chiếu truyền thống phục vụ du lịch; đa dạng hóa sản phẩm phục vụ du lịch như:
Mũ, nón, giỏ, túi xách, thảm,... góp phần vừa bảo vệ môi trường, vừa tăng giá trị
sản phẩm của cây cói.
(3) Triển khai mô hình du lịch trải nghiệm theo hình thức cho du khách
thực hành trải nghiệm các công đoạn để làm ra sản phẩm từ cói, bao gồm: Thu
hoạch cói → Vận chuyển cói → Chẻ cói và phơi cói → Nhuộm cói, se sợi dệt
dệt, đan sản phẩm → Hoàn thiện sản phẩm.
III. Hiệu quả của dự án
Việc phát triển dự án làng nghề dệt cói kết hợp du lịch trên vùng đầm Ô
Loan sẽ góp phần tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương.
Dưới góc độ xã hội, dự án sẽ giúp giải quyết vấn đề môi trường, tạo công ăn
việc làm cho lao động địa phương và giúp gắn kết cộng đồng, xây dựng tinh thần
đoàn kết, tương thân tương ái.
Dưới góc độ kinh tế, dự án giúp nâng cao giá trị, đa dạng hóa sản phẩm, tăng
cường thu hút khách du lịch đến đầm Ô Loan nói riêng và Phú Yên nói chung. Qua
đó, tạo tiền đề để phát triển các dịch vụ phụ trợ, góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng
tại địa phương.
IV. Kết luận
Làng nghề dệt chiếu cói Phú Tân với độ tuổi hàng trăm năm và hơn 25ha
vùng trồng nguyên liệu cói sẵn có là nơi lý tưởng để đẩy mạnh phát triển sản xuất.
Đồng thời, vị trí địa lý kế cận danh lam thắng cảnh cấp Quốc Gia Đầm Ô Loan
cùng nhiều địa danh du lịch khác của Phú Yên là điều kiện thuận lợi để làng nghề
dệt chiếu cói Phú Yên phát triển du lịch trải nghiệm cho du khách trong và ngoài
nước.
Do đó, dự án phát triển làng nghề dệt chiếu cói kết hợp du lịch trên vùng
đầm Ô Loan sẽ giúp phát huy tiềm năng sẵn có tại địa phương, thúc đẩy phát triển
kinh tế - xã hội, góp phần cải thiện đời sống người dân nhờ tạo đà cho các dịch vụ
phụ trợ phát triển. Song song với đó, định hướng hiện đại hóa sản xuất theo hướng
bảo vệ môi trường, tạo dựng khu bảo tồn làng nghề kết hợp cung cấp dịch vụ du
lịch trải nghiệm thực hành các công đoạn sản xuất dệt chiếu cói sẽ giúp gìn giữ,
phát triển làng nghề và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống, tăng cường sự đoàn
kết, gắn bó trong cộng đồng.

You might also like