You are on page 1of 5

VAI TRÒ CỦA KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO

ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH PHÚ YÊN
Tác giả: ……………………………
…………………………………………
I. Vai trò của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đối với sự phát triển kinh tế -
xã hội của tỉnh Phú Yên
Thời gian gần đây, cách mạng công nghiê ̣p 4.0 đã trở thành chủ đề được
nghiên cứu, phân tích và bàn luận rộng rãi dưới nhiều góc độ, trên nhiều diễn đàn
khác nhau. Thực tế cho thấy, cách mạng công nghiệp 4.0 đã tác động mạnh mẽ tới
tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội. Việc ứng dụng công nghệ hiện đại
và đổi mới sáng tạo trở thành chìa khóa huy động nguồn lực, nâng cao năng lực
cạnh tranh và tạo ra nhiều của cải cho xã hội.
Để theo kịp cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và tham gia vào chuỗi cung
ứng giá trị toàn cầu đòi hỏi doanh nghiệp cần nâng cao năng lực cạnh tranh, áp
dụng công nghệ vào sản xuất, nếu không sẽ trở thành sân sau cung cấp nguyên liệu
cho các doanh nghiệp nước ngoài, vừa làm mất tài nguyên, vừa mang lại giá trị
kinh tế thấp. Trong bối cảnh đó, mỗi địa phương cần tìm kiếm các giải pháp phù
hợp để xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp, thổi bùng ngọn lửa khởi nghiệp sáng tạo
mà cách mạng công nghiệp 4.0 mang đến.
Nằm ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ, gồm ba vùng: Biển, đồng bằng và
đồi núi, đồng thời với hệ thống giao thông thuận lợi (đường không, đường thủy,
đường bộ), Phú Yên được nhận định là tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển kinh
tế biển, nông nghiệp công nghệ cao và du lịch, thu hút đầu tư các dự án kinh tế lớn,
thậm chí đã và đang nhận được sự quan tâm từ các nhà đầu tư thế giới có tầm cỡ
với dự án huy động hàng trăm tỷ đô. Đồng thời, Phú Yên cũng là nơi tập trung
nguồn nhân lực chất lượng cao từ nhiều trường Đại học, Cao đẳng của khu vực
miền Trung. Với tiềm năng, lợi thế sẵn có như vậy, vai trò của khởi nghiệp đổi mới
sáng tạo tại Phú Yên càng trở nên rõ nét khi nó giúp tạo ra những bước phát triển
đột phá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp và tri thức, mang lại
lợi ích “kép” về bảo vệ môi trường và tăng trưởng kinh tế, đồng thời, đưa Phú Yên
tiến gần hơn với con đường hội nhập kinh tế quốc tế.
II. Thực trạng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Phú Yên
Sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án 844 về “Hỗ trợ hệ sinh thái
khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) quốc gia đến năm 2025”, Phú Yên đã
sớm triển khai các hoạt động về xây dựng và vận hành hệ sinh thái KNĐMST.
Ngày 16/5/2018, UBND tỉnh Phú Yên đã ban hành Kế hoạch 117/KH-UBND hỗ
trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Phú Yên đến năm 2025 nhằm
mục tiêu triển khai, cụ thể hóa các mục tiêu, nội dung của Đề án “Hỗ trợ hệ sinh
thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” phù hợp với điều kiện
và tình hình thực tiễn của tỉnh Phú Yên; thúc đẩy hình thành hệ sinh thái khởi
nghiệp và hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại tỉnh Phú Yên nhằm tạo lập
môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình
doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công
nghệ, mô hình kinh doanh mới, tập trung vào các ngành, lĩnh vực tiềm năng, thế
mạnh trong phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Phú Yên.
Một số nội dung chủ yếu triển khai trong kế hoạch như: Thông tin, truyền
thông nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo;
đào tạo nâng cao năng lực về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; xây dựng và hoàn
thiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; hỗ trợ phát triển
các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; thiết lập mạng lưới liên kết trong
hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của tỉnh, với quốc gia và thế giới.
Bước đầu tạo nền tảng, hỗ trợ phát triển năng lực, tăng cường sức cạnh tranh
của doanh nghiệp, Phú Yên đã có nhiều chương trình, chính sách và định hướng cụ
thể về phát triển doanh nghiệp KH-CN, hỗ trợ KNĐMST.
Trong năm 2018, đã có trên 15 sự kiện về KNĐMST do các sở, ban ngành tổ
chức. Riêng Sở Khoa học – Công nghệ đã phối hợp tổ chức 3 hội thảo khoa học
cấp tỉnh, 3 hội nghị tập huấn và ký kết hợp tác với 3 đơn vị thúc đẩy phát triển hệ
sinh thái KNĐMST; đồng thời xây dựng Trang thông tin KNĐMST tích hợp trên
Website của Sở KH-CN và Cổng thông tin KNĐMST quốc gia.
Năm 2019, Sở KH-CN tiếp tục phối hợp với các đơn vị tổ chức nhiều hội
thảo, hội nghị, hỗ trợ tư vấn cho một số doanh nghiệp giúp vận hành hiệu quả cho
hỗ trợ KNĐMST tại địa phương. Các phong trào khởi nghiệp do Tỉnh đoàn, Liên
hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh, Hội LHPN tỉnh, Trường đại học Xây dựng
Miền Trung, Trường cao đẳng Công Thương Miền Trung phát động giúp cho các
sự kiện kết nối và hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp diễn ra sôi nổi.
Riêng năm 2020, mặc dù bị ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhưng tỉnh
cũng đã có một số sự kiện lớn về hoạt động khởi nghiệp do các cơ quan, ban ngành
và các trường trên địa bàn tỉnh tổ chức. Cụ thể, là Cuộc thi khởi nghiệp Thanh niên
tỉnh Phú Yên năm 2020 do Tỉnh đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên tỉnh và Hội
Doanh nhân trẻ đồng phối hợp tổ chức; Cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp năm 2020
do Trường cao đẳng Công Thương Miền Trung phối hợp với Báo Phú Yên tổ
chức…
Những sự kiện trên không chỉ giúp nâng cao nhận thức về KNĐMST mà còn
góp phần nâng cao năng lực KNĐMST cho doanh nghiệp, hợp tác xã, làng nghề tổ
chức và cá nhân trên địa bàn tỉnh cũng như giúp cho hoạt động KNĐMST của từng
ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương trở nên thiết thực hơn. Các cuộc thi Ý tưởng
khởi nghiệp do Trường cao đẳng Công Thương Miền Trung phối hợp với Báo Phú
Yên tổ chức thời gian qua đã có 5 ý tưởng gọi vốn thành công.
Trong đó, dự án Homestay Blue Coconut về du lịch và giáo dục trải nghiệm
của chủ nhiệm Lê Thị Kim Trinh đã được chủ đầu tư Dương Ngọc Diễm đầu tư
hơn 1,5 tỉ đồng. Trong năm 2019, Sở KH-CN cũng đã hỗ trợ tư vấn cho Công ty
CP Đầu tư và phát triển công nghệ iNUT xây dựng hồ sơ đề nghị chứng nhận
doanh nghiệp KH-CN. Đây cũng là doanh nghiệp KNĐMST của tỉnh Phú Yên đầu
tiên được chứng nhận doanh nghiệp KH-CN. Dự kiến đến năm 2025, tỉnh sẽ hỗ trợ
phát triển tối thiểu 3 dự án KNĐMST, hỗ trợ phát triển tối thiểu 8 doanh nghiệp,
hợp tác xã, làng nghề, tổ chức KNĐMST.
Mặc dù phong trào KNĐMST trên địa bàn tỉnh đang ngày càng sôi nổi, tuy
nhiên, hệ sinh thái này chỉ đang ở giai đoạn hình thành, các phong trào khởi nghiệp
còn hoạt động phân tán, thiếu tập trung, các mối liên kết giữa các thành phần hệ
sinh thái khởi nghiệp chưa được hình thành đồng bộ. Phú Yên hiện có khoảng
3.200 doanh nghiệp, cơ cấu ngành nghề sản xuất kinh doanh đa dạng. Tuy nhiên,
trong xu thế hội nhập sâu rộng và nhiều thách thức, Phú Yên sẽ đối mặt với thách
thức làm thế nào để tăng cường năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trên địa
bàn tỉnh.
III. Giải pháp hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Phú
Yên
Theo ông Lý Đình Quân, Giám đốc Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp khởi
nghiệp Sông Hàn, hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) ở Phú Yên tuy
còn non trẻ, đang trong quá trình xây dựng hệ sinh thái nhưng có tiềm năng phát
triển rất lớn. Với những lợi thế sẵn có, nếu địa phương xây dựng và ban hành được
các cơ chế, chính sách cần thiết, đặc thù để hỗ trợ, thu hút nhiều nhà đầu tư thì việc
khai phá được tiềm năng phát triển cho hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ mang lại kết quả. Một số giải pháp
giúp hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST ở Phú Yên có thể nhắc đến như:
- Đối với các cơ quan quản lý, cần tạo cơ chế thông thoáng về chủ
trương, chính sách, quy trình nhằm hỗ trợ tốt nhất cho các cá nhân, các nhóm,
doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Trong quá trình triển khai cần định
hướng phối hợp giữa các đơn vị, tập trung các thành phần trong hệ sinh thái khởi
nghiệp, kết nối chặt chẽ, tránh sự rời rạc giữa các đơn vị với mục tiêu chung là xây
dựng hệ sinh thái khởi nghiệp toàn diện, khơi dậy phong trào khởi nghiệp rộng
khắp. Đặc biệt, thúc đẩy doanh nghiệp lớn tích cực tham gia hệ sinh thái khởi
nghiệp đổi mới sáng tạo và phát huy vai trò trở thành nhà đầu tư bền vững, hỗ trợ
và thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Xây
dựng chương trình liên kết vùng về đổi mới sáng tạo; giới thiệu và chuyển giao các
mô hình, giải pháp công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực dịch vụ, công nghiệp, nông
nghiệp công nghệ cao, các mô hình tổ chức kinh doanh sáng tạo; chia sẻ nguồn lực,
kết nối cung cầu, cộng tác mở rộng không gian sáng tạo, thúc đẩy năng lực cạnh
tranh và sự phát triển chung của cả khu vực và cả nước…
- Đối với các cơ sở đào tạo, cần đưa hoạt động khởi nghiệp đổi mới
sáng tạo trở thành hướng đi nhất quán, coi đây là một trong những kỹ năng đào tạo
cần thiết cho học sinh sinh viên (HSSV), có thể đưa hẳn các giáo trình khởi nghiệp
vào chương trình đào tạo, như các giáo trình “Hướng dẫn kỹ năng lập dự án kinh
doanh” nhằm giúp HSSV biết cách nhận thức về kinh doanh, hình thành, sàng lọc
và lựa chọn ý tưởng kinh doanh; “Khởi sự doanh nghiệp” là cơ sở giúp HSSV khi
có dự án mong muốn thành lập doanh nghiệp có những kiến thức căn bản về thành
lập doanh nghiệp. Đồng thời, thường xuyên tổ chức các hội thảo giúp HSSV hình
thành nên các ý tưởng sáng tạo và các kỹ năng cần thiết để khởi nghiệp thành
công; đồng thời qua đó kết nối chuyên gia hỗ trợ tư vấn chiến lược, kết nối nhà đầu
tư để HSSV có thể tiếp cận với các nguồn vốn, kết nối giữa các chủ doanh nghiệp
đã thành công chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm khởi nghiệp với HSSV.
IV. Kết luận:
Phú Yên sở hữu tiềm năng lớn về phát triển kinh tế biển, nông nghiệp công
nghệ cao và du lịch, nhờ vào bờ biển dài 189 km, điều kiện thổ nhưỡng thuận lợi,
hạ tầng cơ sở, đặc biệt là hạ tầng giao thông đang được mở rộng và hoàn thiện.
Tuy vậy, cách mạng công nghiệp 4.0 đã đặt ra nhiều nguy cơ tăng trưởng thụt lùi
nếu nền kinh tế thiếu tính đổi mới sáng tạo, hạn chế trong ứng dụng công nghệ cao
vào sản xuất vừa làm mất tài nguyên, vừa mang lại giá trị kinh tế thấp. Do đó, hoạt
động khởi nghiệp ĐMST có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
Nhận thức được điều này, sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án
844 về “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) quốc gia đến
năm 2025”, Phú Yên đã sớm triển khai các hoạt động về xây dựng và vận hành hệ
sinh thái KNĐMST. Bước đầu tạo nền tảng, hỗ trợ phát triển năng lực, tăng cường
sức cạnh tranh của doanh nghiệp, Phú Yên đã có nhiều chương trình, chính sách và
định hướng cụ thể về phát triển doanh nghiệp KH-CN, hỗ trợ KNĐMST.
Mặc dù phong trào KNĐMST trên địa bàn tỉnh đang ngày càng sôi nổi, tuy
nhiên, hệ sinh thái này chỉ đang ở giai đoạn hình thành, các phong trào khởi nghiệp
còn hoạt động phân tán, thiếu tập trung, các mối liên kết giữa các thành phần hệ
sinh thái khởi nghiệp chưa được hình thành đồng bộ.
Để khai phá được tiềm năng phát triển cho hoạt động khởi nghiệp đổi mới
sáng tạo trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, Phú Yên cần áp dụng một số
giải pháp đồng bộ, quyết liệt từ cả phía cơ quan quản lý Nhà nước, cơ sở đào tạo…
Cụ thể, đối với các cơ quan quản lý, cần tạo cơ chế thông thoáng về chủ trương,
chính sách, quy trình nhằm hỗ trợ tốt nhất cho các cá nhân, các nhóm, doanh
nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đồng thời thúc đẩy sự tham gia và phát huy
vai trò mạnh mẽ hơn nữa của các thành tố trong hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST.
Đối với các cơ sở đào tạo, cần đưa khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vào trong chương
trình đào tạo kỹ năng cần thiết cho HSSV, đồng thời tổ chức các hội thảo giúp
HSSV kết nối với chuyên gia hỗ trợ tư vấn chiến lược, nhà đầu tư, các chủ doanh
nghiệp để tiếp cận với các nguồn vốn và học hỏi kinh nghiệm thành công.

You might also like