You are on page 1of 2

 Cảm biến quang là gì ?

Cảm biến quang điện (photoelectric sensor) , là một thiết bị được sử dụng để phát
hiện khoảng cách, sự vắng mặt hoặc sự hiện diện của một đối tượng bằng cách sử
dụng bộ phát ánh sáng, thường là tia hồng ngoại và bộ thu quang điện.

 Cấu tạo: gồm 3 bộ phận chính:


- Bộ phận thu sáng:
+ Thông thường đối với một cảm biến quang thì bộ thu sáng là một
phototransistor hay còn gọi là tranzito quang. Bộ phận này cảm nhận ánh
sáng và chuyển đổi thành tín hiệu điện tỉ lệ. Hiện nay nhiều loại cảm biến
quang sử dụng mạch ứng dụng tích hợp chuyên dụng ASIC (Application
Specific Integrated Circuit). Mạch này tích hợp tất cả bộ phận quang, khuếch
đại, mạch xử lý và chức năng vào một vi mạch (IC). Bộ phận thu có thể
nhận ánh sáng trực tiếp từ bộ phát (như trường hợp của loại thu-phát), hoặc
ánh sáng phản xạ lại từ vật bị phát hiện (trường hợp phản xạ khuếch tán).
- Bộ phận phát sáng:
+ Hầu hết thì các loại cảm biến quang thường sử dụng đèn bán dẫn LED và
ánh sáng được phát ra thường sẽ theo dạng xung. Nhịp điệu xung đặc biệt
giúp cảm biến phân biệt được ánh sáng của cảm biến và ánh sáng từ các
nguồn khác (như ánh nắng mặt trời hoặc ánh sáng trong phòng). Các loại
LED thông dụng nhất là LED đỏ, LED hồng ngoại hoặc LED lazer. Một số
dòng cảm biến đặc biệt dùng LED trắng hoặc xanh lá. Ngoài ra thì trong một
số trường hợp chúng ta cũng có thể thấy loại LED vàng.
- Mạch xử lý tín hiệu đầu ra:
+ Mạch đầu ra chuyển tín hiệu tỉ lệ (analogue) từ tranzito quang thành tín
hiệu ON/OFF được khuếch đại. Khi lượng ánh sáng thu được vượt quá mức
ngưỡng được xác định, tín hiệu ra của cảm biến được kích hoạt. Mặc dù một
số loại cảm biến thế hệ trước tích hợp mạch nguồn và dùng tín hiệu ra là tiếp
điểm rơ-le (relay) vẫn khá phổ biến, ngày nay các loại cảm biến chủ yếu
dùng tín hiệu ra bán dẫn (PNP/NPN).

 Các loại cảm biến quang:


Tên Ưu điểm Nhược điểm

Cảm biến quang - Chính xác nhất - Phải cài đặt tại hai điểm trên hệ
thu phát chung - Phạm vi cảm biến dài nhất thống: đầu phát và đầu thu
(through – beam - Rất đáng tin cậy - Có thể không phát hiện các vật
sensor): thể mờ
- Kích hoạt sai khi bị lệch.

Cảm biến quang - Chỉ cài đặt tại một điểm. - Kém chính xác hơn through –
khuếch tán (diffuse - Chi phí thấp hơn through – beam hoặc Reflective
reflection sensor): beam hoặc Reflective - Có nhiều thời gian thiết lập hơn

Cảm biến quang - Kém chính xác hơn một chút - Phải lắp đặt tại hai điểm trên hệ
phản xạ so với through – beam thống: cảm biến và gương phản xạ
( Reflective) - Phạm vi cảm biến tốt hơn - Đắt hơn so với khuếch tán
khuếch tán Rất đáng tin cậy - Phạm vi cảm biến nhỏ hơn
(through – beam)
- Có thể không phát hiện các đối
tượng có albedo cao

Cảm biến quang - Cài đặt một điểm - Làm mù các đối tượng nằm ngoài
phản xạ laser - Tốt để phát hiện các vật thể phạm vi được chỉ định
( LASER- nhỏ - Không tốt cho kết thúc gương
Reflective) - Phạm vi cảm biến được xác
định rõ ràng
- Rất đáng tin cậy

 Đặc điểm tiêu biểu của Cảm biến quang Omron E3JK
series  E3JK-5M1-N 2M.
- Cảm biến quang điện loại phản xạ gương với chức năng M.S.R.
- Sử dụng để phát hiện khoảng cách vật thể không tiếp xúc
- Sử dụng trong các mạch đo lường điều khiển , thí nghiệm…

You might also like