You are on page 1of 3

Câu 1: Phân tích cấu tạo hữu cơ của tư bản.

Trong quá trình tích lũy tư bản, tư bản chẳng những tăng lên về quy mô, mà còn
không ngừng biến đổi trong cấu tạo của nó. C. Mác phân biệt cấu tạo kỹ thuật,
cấu tạo giá trị và cấu tạo hữu cơ của tư bản.
- Về mặt hình thái hiện vật, mỗi tư bản đều bao gồm tư liệu sản xuất và sức lao
động để sử dụng những tư liệu sản xuất đó. Tỷ lệ giữa số lượng tư liệu sản xuất
và số lượng sức lao động sử dụng những tư liệu sản xuất đó trong quá trình sản
xuất gọi là cấu tạo kỹ thuật của tư bản.
- Về mặt giá trị, mỗi tư bản đều chia thành hai phần tư bản bất biến (c) và tư
bản khả biến (v). Tỷ lệ giữa số lượng giá trị của tư bản bất biến và số lượng giá
trị của tư bản khả biến cần thiết để tiến hành sản xuất gọi là cấu tạo giá trị của tư
bản.
- Cấu tạo kỹ thuật và cấu tạo giá trị của tư bản có quan hệ chặt chẽ với nhau,
những sự thay đổi trong cấu tạo kỹ thuật của tư bản sẽ dẫn đến những sự thay
đổi trong cấu tạo giá trị của tư bản. Để biểu hiện mối quan hệ đó, C. Mác dùng
phạm trù cấu tạo hữu cơ của tư bản.
Cấu tạo hữu cơ của tư bản là cấu tạo giá trị của tư bản do cấu tạo kỹ thuật của tư
bản quyết định và phản ánh những sự biến đổi của cấu tạo kỹ thuật của tư bản.
Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, do tác động thường xuyên của tiến
bộ khoa học - công nghệ, cấu tạo kỹ thuật của tư bản ngày càng tăng, kéo theo
sự tăng lên của cấu tạo giá trị của tư bản, nên cấu tạo hữu cơ của tư bản cũng
ngày càng tăng lên. Sự tăng lên của cấu tạo hữu cơ của tư bản biểu hiện ở chỗ tư
bản bất biến tăng tuyệt đối và tương đối, còn tư bản khả biến có thể tăng tuyệt
đối, nhưng lại giảm xuống một cách tương đối.
Sự giảm xuống một cách tương đối của lư bản khả biến cũng sẽ làm cho cầu về
sức lao dộng giảm một cách tương đối. Vì vậy, một số công nhân lâm vào tình
trạng thất nghiệp.
Sự tăng lên của cấu tạo hữu cơ của tư bản làm cho khối lượng tư liệu sản xuất
tăng lên, trong đó sự tăng lên của máy móc, thiết bị là điều kiện để tăng năng
suất lao dộng, còn nguyên liệu tăng theo năng suất lao động.
Cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng lên trong quá trình tích lũy chính là nguyên nhân
trực tiếp gây ra nạn thất nghiệp trong chủ nghĩa tư bản. Còn nguyên nhân sâu xa
của nạn thất nghiệp lại chính là ở quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Câu 2: Phân tích quá trình tuần hoàn và chu chuyển của tư bản công
nghiệp. Nêu các biện pháp để tăng tốc độ chu chuyển của tư bản?
Tuần hoàn tư bản là sự vận động liên tục của tư bản trải qua ba gia đoạn, lần
lượt mang 3 hình thái khác nhau, thực hiện 3 chức năng khác nhau để rồi quay
trở lại hình thái ban đầu có kèm theo giá trị thặng dư.
- Giai đoạn 1:Giai đoạn lưu thông tiền:là g/đ chuyển từ tư bản tiền tệ đến tư bản
hàng hoá, g/đ này để mua các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất
- Giai đoạn 2: Giai đoạn sản xuất ở giai đoạn này có chức năng thực hiện sự kết
hợptư liệu sản xuất và sức lao động để sản xuất ra hàng hoá, tức là chuyển tư
bản hàng hoá thành tư bản sản xuất.
- Giai đoạn 3:Giai đoạn lưu thông sản phẩm: tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản
hàng hoá , hàng hoá sản xuất ra được mang bán trên thị trường và thu về một
khối lượng tiền lớn hơn ban đầu.
*) Điều kiện để tuần hoàn tư bản diễn ra bình thường : 2 điều kiện
+ Các giai đoạn của chúng được diễn ra liên tục
+ Các hình thái tư bản cùng tồn tại và được chuyển hoá một cách đều đặn
*) Chu chuyển tư bản: Là sự vận động liên tục, lặp đi lặp lại của các vòng tuần
hoàn tư bản trong đó có sự đổi mới không ngừng.
- Thời gian chu chuyển tư bản bao gồm 2 phần
+ Thời gian lưu thông là thời gian tư bản nằm trong lĩnh vực lưu thông(tg mua
hàng hoá đầu vào và bán sản phẩm đầu ra)
+ Thời gian sản xuất là thời gian tư bản nằm trong lĩnh vực sản xuất
- Tốc độ chu chuyển của tư bản là số vòng( lần) chu chuyển của tư bản trong
một năm
n= CH/ch
trong đó: n : là số vòng (lần) chu chuyển tư bản
CH: là thời gian trong một năm
Ch: là thời gian cho một vòng chu chuyển tư bản.
Như vậy muốn tăng tốc độ chu chuyển của tư bản phải giảm bớt thời gian sản
xuất và thời gian lưu thông của nó.
Câu 3: Thế nào là tư bản thương nghiệp? Phân tích bản chất của lợi nhuận
thương nghiệp? Liên hệ với hoạt động thương nghiệp ở Việt Nam hiện nay.
-Tư bản thương nghiệp là một bộ phận của tư bản công nghiệp được tách rời ra
và đảm nhận khâu lưu thông hàng hóa của tư bản công nghiệp. Công thức vận
động của nó là: T - H - T'.
-Bản chất của lợi nhuận thương nghiệp: Việc tạo ra giá trị thặng dư và phân
chia giá trị thặng dư là hai vấn để khác nhau. Lĩnh vực lưu thông cũng như hoạt
động của các nhà tư bản thương nghiệp đúng là không tạo ra được giá trị thặng
dư, nhưng do vị trí, tầm quan trọng của lưu thông đối với sự phát triển của sản
xuất và tái sản xuất nên các nhà tư bản thương nghiệp vẫn được tham gia vào
việc phân chia giá trị thặng dư cùng với các nhà tư bản công nghiệp và phần giá
trị thặng dư mà các nhà tư bản thương nghiệp được chia chính là lợi nhuận
thương nghiệp.
Lợi nhuận thương nghiệp là một phần của giá trị thặng dư được sáng tạo ra trong
lĩnh vực sản xuất và do nhà tư bản công nghiệp nhượng lại cho nhà tư bản
thương nghiệp, để nhà tư bản thương nghiệp tiêu thụ hàng cho mình.

You might also like